Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy văn học sử - khó nhưng dễ
lượt xem 27
download
Học sinh hiện nay ít yêu thích môn Ngữ văn, đặc biệt là những bài văn học sử khô khan, nhàm chán. Thực trạng đó không chỉ do chương trình, SGK hay giáo viên mà còn do chính bản thân HS đã thay đổi rất nhiều về tâm sinh lý và quan niệm sống so với các thế hệ trước. Vậy làm thế nào để các em học sinh có thể yêu thích môn Ngữ Văn? Mời quý thầy cô cùng tham khảo tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy văn học sử - khó nhưng dễ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy văn học sử - khó nhưng dễ
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VĨNH CỬU Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY VĂN HỌC SỬ - KHÓ NHƯNG DỄ Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HÀ Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục: …………………… - Phương pháp dạy học bộ môn: .......................... (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: Công tác chủ nhiệm lớp Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. BM02-LLKHSKKN Trang 2 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ HÀ 2. Ngày tháng năm sinh: 20 – 7 - 1979 3. Nam, nữ: nữ 4. Địa chỉ: KP 3 – Trảng Dài – Biên Hòa – Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0914932119 6. Fax: E-mail: quocanhgx@gmail.com 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Ngữ văn, Chủ nhiệm lớp 10A2 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Cửu II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2001 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Ngữ văn, Chủ nhiệm lớp. - Số năm có kinh nghiệm: 14 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: không
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 3 DẠY VĂN HỌC SỬ - KHÓ NHƯNG DỄ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những thông tin gần đây trên báo chí cho thấy con số thống kê học sinh (HS) đăng ký dự thi môn Sử và môn Địa trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới thấp một cách đáng ngại. Thậm chí có trường trung học phổ thông không ghi nhận được một học sinh nào đăng ký dự thi môn Sử. Ví dụ như trường Trung học phổ thông Vĩnh Cửu, chỉ có khoảng hơn 10 học sinh đăng kí môn thi tự chọn là môn Sử. Đây là một con số đáng lo ngại. Từ môn Sử nghĩ về môn Ngữ văn. Giả sử bây giờ Bộ GD-ĐT quyết định chuyển môn Văn thành môn thi tự chọn, liệu sẽ có bao nhiêu phần trăm thí sinh tự nguyện đăng ký môn này? Có cơ quan nào đứng ra làm một cuộc điều tra xã hội học trung thực để trả lời câu hỏi ấy? HS hiện nay ít yêu thích môn Ngữ văn, đặc biệt là những bài văn học sử khô khan, nhàm chán. Thực trạng đó không chỉ do chương trình, SGK hay giáo viên mà còn do chính bản thân HS đã thay đổi rất nhiều về tâm sinh lý và quan niệm sống so với các thế hệ trước. Nhà trường không thể nào “sửa chữa” đặc điểm đó của thế hệ trẻ mà chỉ có thể điều chỉnh phần nào bằng sự thuyết phục của văn học. Hiện nay, trên sách báo, internet, bên cạnh những tác phẩm tinh hoa, xuất hiện đầy rẫy văn học thứ cấp. Nhiều HS mê đắm tiểu thuyết ngôn tình, sa lầy vào đó, dần dần mất cân bằng trong cảm thụ văn học và có thể tự mình hủy hoại cảm xúc và thị hiếu của mình. Dù quan niệm giáo dục hiện đại lấy người học làm trung tâm, thì thực tế ở trường phổ thông cho thấy thầy cô giáo vẫn là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cải cách. Trong nhân tố này có vấn đề tầm nhìn, kiến thức, phương pháp và kỹ năng. Đặc biệt là khi dạy những bài văn học sử trong chương trình, giáo viên sẽ thể hiện đầy đủ nhất về năng lực chuyên môn nhằm giúp học sinh tiếp cận những tri thức tưởng chừng rất khô khan, khó nhớ. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm dạy những bài văn học sử trong chương trình mà tôi đã thực hiện có hiệu quả nhất, để mỗi tiết học văn học sử - khó nhưng dễ.
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 4 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN a) Dạy văn học sử - rất khó. Đây là điều mà những giáo viên đều cảm thán. Trong chương trình môn văn ở phổ thông có ba loại giờ học: phân tích tác phẩm, dạy bài văn học sử, dạy bài lí luận văn học. Mỗi loại bài có đặc điểm riêng, do vậy phương hướng giảng dạy, cách khai thác bài học cũng có những yêu cầu riêng. Quá trình thiết kế bài học không phải là quá trình giáo viên cung cấp kiến thức mà là quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức. Vì vậy giáo viên luôn luôn phải hình dung ra những hình thức hoạt động cụ thể sẽ tiến hành trong lớp học để giúp học sinh tham gia tích cực vào quá trình tìm hiểu kiến thức. Dạy văn học sử khác với dạy tác phẩm văn học ở điểm: tác phẩm văn chương trong sách giáo khoa chỉ là một văn bản, tác phẩm nói cái gì, giáo viên dạy cái gì hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng cảm thụ và sự hiểu biết của giáo viên. Trong bài văn học sử (bài lý luận văn học cũng vậy) kiến thức chủ yếu nằm ngay trong bài, nhiệm vụ của giáo viên không phải là cho học sinh chép lại sách giáo khoa mà là chọn lựa, phân loại những vấn đề chủ yếu, thứ yếu và bằng sự hiểu biết của mình lý giải, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề. Trong khi đó, dạy văn học sử như thế nào cho hay, cho hấp dẫn học sinh phụ thuộc nhiều vào kĩ năng sư phạm của mỗi giáo viên đứng lớp. Rất ít có những sách nghiên cứu chỉ ra cụ thể là giáo viên phải làm như thế nào, ra sao. b) Ở ngôi trường tôi đang công tác, dạy văn học sử như thế nào cho hấp dẫn học sinh luôn là một vấn đề được các cô trong tổ quan tâm, trăn trở. Do mang tính khái quát, lại chứa đựng dung lượng kiến thức lớn của cả một thời kỳ nhiều thế kỷ, một giai đoạn văn học mấy trăm năm hoặc sự nghiệp sáng tác mấy chục năm của một tác gia cho nên bài văn học sử thường khó dạy, khó học. Chưa ở đâu sự tích hợp sâu xa bền vững, sự liên ngành, liên môn cùng một lúc xuất hiện hài hòa như trong dạy học Văn học sử. “Xã hội nào văn học ấy”. Chính vì vậy, việc dạy những bài văn học sử là rất khó. Nhưng với tài năng sư phạm và nhiệt tình công tác, tổ Ngữ văn đã có những buổi họp tổ nhằm tìm ra được những biện pháp hữu hiệu để giúp học sinh yêu thích, hứng thú hơn trong những giờ văn học sử; làm sao để biến một tiết học khô khan, đầy những tri thức tổng hợp ấy trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn. c) Riêng bản thân tôi tự nhận thấy: Dạy học phải chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. Dạy học cũng phải chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do giáo viên và học sinh tự làm, quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin. Có như thế, mỗi tiết văn học sử sẽ trở nên nhẹ nhàng và hứng khởi hơn.
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 5 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Dạy văn học sử khó: Các văn bản lịch sử văn học có vị trí chủ đạo. Nó quán triệt, chi phối và xuyên suốt quá trình học tập Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông. Các văn bản lịch sử văn học cung cấp hệ thống các tri thức mang tính chìa khóa lý luận. Trên cơ sở định hướng đó, nó hoàn thiện tri thức và kỹ năng cho học sinh. Chính vì có vị trí chủ đạo đó mà các văn bản lịch sử văn học chi phối việc tích hợp các loại kiến thức trong bộ môn Ngữ Văn. Riêng bản thân các văn bản lịch sử văn học là văn bản tích hợp nhất về tất cả các phân môn trong bộ môn Ngữ Văn (giảng văn, tiếng việt, tập làm văn). Nó chi phối về khối lượng, nội dung, kiến thức và phương pháp học tập. Với vị trí chủ đạo, các văn bản lịch sử văn học có nhiệm vụ rất quan trọng: Nó góp phần to lớn vào việc làm hoàn thiện tri thức văn học cho học sinh; giúp học sinh hiểu quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc, góp phần hệ thống hóa kiến thức lịch sử văn học cho học sinh lên một bước so với chương trình trung học cơ sở. Từ đó, luyện cho học sinh khả năng vận dụng tri thức đó. Văn bản lịch sử văn học mang đến cho bộ môn Ngữ Văn tính chất khoa học. Ngoài nhiệm vụ trang bị tri thức khái quát về lịch sử phát triển của văn học Việt Nam cho học sinh, các văn bản lịch sử văn học còn chi phối hoạt động đọc hiểu các loại văn bản trong chương trình Ngữ văn theo quan điểm, lịch sử, thể loại. Bên cạnh đó lịch sử văn chương không chỉ cung cấp cho học sinh tri thức về lịch sử sáng tạo và tiếp nhận văn chương của một dân tộc mà còn giúp cho học sinh hiểu được lịch sử, văn hóa, xã hội,… trong sự phát triển của dận tộc. Đồng thời bồi đắp cho các em lòng yêu nước và lòng nhân ái trong cuộc sống hiện đại. Tổng thể các bài văn học sử trong chương trình Ngữ văn THPT như sau: Lớp Ngữ Văn cơ bản Ngữ văn nâng cao 10 1. Tổng quan về Văn học Việt Nam.1. Tổng quan về Văn học Việt Nam. 2. Khái quát về văn học dân gian 2. Khái quát về Văn học dân gian Việt Việt Nam. Nam. 3. Ôn tập Văn học dân gian Việt 3. Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam. Nam. 4. Khái quát Văn học Việt Nam từ thế 4. Khái quát Văn học Việt Nam từ kỉ X đến XIX. thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. 5. Nguyễn Trãi. 5. Truyện Kiều của Nguyễn Du 6. Nguyễn Du 11 1. Ôn tập Văn học trung đại Việt 1. Nguyễn Đình Chiểu. Nam. 2. Nguyễn Khuyến. 2. Khát quát về Văn học Việt Nam 3. Ôn tập Văn học trung đại. từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng 4. Khát quát về Văn học Việt Nam từ tháng Tám 1945. đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945. 3. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu. 5. Nam Cao. 4. Chí Phèo (tác giả Nam Cao) 1. Xuân Diệu. 5. Xuân Diệu 2. Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh 12 1. Khái quát Văn học Việt Nam từ 1. Khái quát Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết cách mạng tháng Tám 1945 đến hết
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 6 thế kỷ XX. thế kỷ XX. 2. Hồ Chí Minh. 2. Hồ Chí Minh. 3. Tố Hữu. 3. Tố Hữu. 4. Nguyễn Tuân. Như vậy, nhìn chung, văn học sử trong chương trình THPT có hai dạng bài: - Bài khái quát một thời kì văn học. - Bài khái quát về tác giả văn học. Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn bao gồm những sự kiện lịch sử, xã hội, văn học; trào lưu văn học; những tác gia, tác giả và tác phẩm tiêu biểu, thành tựu văn học. Do vậy, kiến thức của bài văn học sử có những đặc điểm sau: a. Tính khái quát: - Là những bài học tổng kết cả một thời kỳ văn học, giai đoạn văn học, trào lưu văn học, tổng kết sự nghiệp sáng tác của một tác gia nên kiến thức văn học sử có tính khái quát, trừu tượng cao. Bài văn học sử vì vậy mà khó dạy, khó học. Tính khái quát trong kiến thức văn học sử thể hiện ở nhiều cấp độ. Cấp độ 1: thời kì văn học, cấp độ 2: giai đoạn văn học, cấp độ 3: tác gia, cấp độ 4: tác phẩm + Kiến thức trong bài thời kỳ văn học là sự tổng hợp, khái quát những vấn đề của các giai đoạn văn học, các tác gia, tác giả, tác phẩm. + Kiến thức trong bài giới thiệu về một tác gia là sự tổng kết cuộc đời và sự nghiệp của tác gia đó với những tác phẩm tiêu biểu. + Phần giới thiệu tác phẩm là sự đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm lớn, sau đó trong phần giảng văn, học sinh chỉ học một trích đoạn của tác phẩm. - Như vậy, mỗi luận điểm, luận cứ trong bài khái quát chứa đựng những khối lượng kiến thức lớn, có tính khái quát cao. Ví dụ: Về giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, sách giáo khoa lớp 10, tập I viết: “Văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX chứng kiến sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Nổi bật lên trong sáng tác văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người cá nhân, nhất là người phụ nữ. Những tác phẩm tiêu biểu là Chinh phụ ngâm – nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm (?), Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ bà Huyện Thanh Quan, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, ...Nguyễn Du với các tập thơ chữ Hán và đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nhất của văn học trung đại Việt Nam.” Trong nhận định trên có những khái quát về đặc điểm chung của cả giai đoạn văn học: nhân đạo chủ nghĩa. Đặc điểm chung này bao hàm những nét chung và nét riêng trong sáng tác của những tác giả khác nhau như Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương...
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 7 b. Tính hệ thống: Tính khái quát của kiến thức văn học sử gắn liền với tính hệ thống. Thể hiện ở những điểm sau: - Các dòng văn học, thời kỳ văn học, giai đoạn văn học, các khái niệm, các nhận định văn học được sắp xếp theo tiến trình lịch sử, qua đó thể hiện sự vận động của nền văn học dân tộc. Ví dụ: Chương trình văn học từ lớp 10 đến lớp 12 được cấu tạo dựa trên tiến trình phát triển của văn học từ văn học dân gian đến văn học viết. Trong dòng văn học viết, bài mở đầu là Khái quát thời kỳ văn học từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, ở lớp 11 là bài Khái quát văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945, lớp 12 là bài Khái quát văn học từ 1945 đến hết thế kỉ XX. - Tính hệ thống còn được thể hiện trong từng bài học: trong thời kỳ văn học bao gồm các giai đoạn văn học, trong các giai đoạn có các tác gia, tác giả, mỗi tác gia lại có những tác phẩm khác nhau. - Tính hệ thống còn được thể hiện trong cấu trúc từng bài với 2 phần: + Phần thứ nhất: Khái quát về tình hình xã hội, văn hóa của thời kỳ văn học, giai đoạn văn học hoặc nêu lên những nét chính, những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của một tác gia. + Phần thứ hai: Giới thiệu về thành tựu văn học của thời kỳ, giai đoạn văn học đó hoặc sự nghiệp sáng tác của tác gia. Giữa 2 phần có mối quan hệ chặt chẽ. Thành tựu của một thời kỳ, một giai đoạn văn học, một tác gia, tác giả chỉ có thể được hình thành, phát triển trong những điều kiện lịch sử, xã hội, trong bầu không khí văn hóa, tinh thần nhất định. - Tính hệ thống còn được thể hiện trong từng phần như mối quan hệ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật trong bản thân một hiện tượng văn học. - Thể hiện trong cấu trúc giữa văn học Việt Nam và văn học thế giới trong tập I và tập II của cả 3 cấp lớp 10,11,12. Tương ứng với phần văn học dân gian ở lớp 10, tập I, học sinh sẽ học văn học dân gian Hy lạp, Ấn Ðộ..., tương ứng với thời kỳ văn học trung đại Việt Nam ở lớp 11, tập I, học sinh sẽ tiếp xúc với văn học cổ điển thế giới.... c. Tính tổng hợp: - Văn học của bất cứ thời kỳ nào bao giờ cũng vận động và phát triển trong sự gắn bó chặt chẽ với chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, văn hóa của một thời kỳ lịch sử nhất định. Do vậy kiến thức của giờ văn học sử là kiến thức mang tính tổng hợp về lịch sử, xã hội, văn hóa, triết học, tôn giáo, chính trị... Ví dụ: Trong văn học trung đại Việt Nam có hiện tượng tam giáo đồng nguyên, tức có sự giao hòa của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Nếu giáo viên không có những hiểu biết nhất định về lịch sử, về Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo thì không thể hiểu sâu văn học nhà Nho cũng như không thể hiểu tại sao trong Truyện Kiều lại có yếu tố định mệnh, tại sao Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ... lại có tình thần nhập thế rất mạnh mẽ. Văn học giai đoạn 1930 - 1945 phân hóa thành 3 trào lưu: lãng mạn, hiện thực phê phán và cách mạng. Nguyên nhân của sự phân hóa này là do sự xuất hiện của Ðảng Cộng sản, của tầng lớp trí thức Tây học, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản trong xã
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 8 hội, do sự giao lưu với văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp... Phải hiểu những đặc trưng lịch sử, văn hóa, xã hội của thời kỳ này mới có thể hiểu được những thành tựu văn học của nó. 2. Nhưng dễ: a. Giải pháp 1: - Chọn lựa, phân loại các luận điểm, luận cứ được trình bày trong sách giáo khoa sau đó sử dụng phương pháp diễn giảng kết hợp với giải thích, phân tích, chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể: dẫn chứng về sự kiện văn học, về tác giả, tên tác phẩm hoặc một vài câu văn, câu thơ tiêu biểu. Nên tập trung vào những sự kiện liên quan đến tình hình văn học, sáng tác của tác giả và lý giải cho học sinh thấy phong cách nghệ thuật của tác gia được hình thành trong điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội nào. Ví dụ: Ðặc điểm nổi bật của văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX là tính nhân đạo chủ nghĩa. Giáo viên phải giải thích được thế nào là nhân đạo chủ nghĩa. Tính nhân đạo chủ nghĩa được thể hiện như thế nào trong sáng tác của các nhà văn giai đoạn này, chứng minh cụ thể bằng một vài tác phẩm hoặc câu thơ. - Cụ thể hóa tính khái quát nhiều bậc của kiến thức bằng những dẫn chứng minh họa, bảo đảm mối liên hệ giữa tri thức khái quát với tri thức cụ thể, giữa những nhận định về đặc điểm của một thời kỳ, giai đoạn văn học với các tác phẩm trong giai đoạn, thời kỳ đó. Ví dụ: Trong nhận định trên về Văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX (trang 25) có 3 bậc khái quát: + Bậc 1: “Văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX chứng kiến sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa” +Bậc 2: “Nổi bật lên trong sáng tác văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người cá nhân, nhất là người phụ nữ” + Bậc 3: “Những tác phẩm tiêu biểu là Chinh phụ ngâm – nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm (?), Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ bà Huyện Thanh Quan, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, ...Nguyễn Du với các tập thơ chữ Hán và đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nhất của văn học trung đại Việt Nam.” Nhận định trong bậc 2 là kiến thức khái quát so với bậc 3 nhưng lại là dẫn chứng lý giải cho nhận định ở bậc 1. Nhận định trong bậc 3 là kiến thức cụ thể so với bậc 2 nhưng vẫn mang tính khái quát. Vì vậy, giáo viên phải xây dựng được mô hình khái quát, giúp học sinh có thể liên hệ kiến thức một cách có hệ thống, khoa học rõ ràng. Ví dụ cho mô hình trên:
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 9 Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc. Đòi quyền sống Đòi hạnh phúc CHỦ Thơ Hồ Xuân Hương NGHĨA Thơ Bà Huyện Thanh Quan NHÂN ĐẠO Đấu tranh giải phóng con người, nhất là người phụ nữ. Truyện Kiều – Nguyễn Du - Trong khi diễn giảng kết hợp kể một vài giai thoại văn học về một nhà văn, nhà thơ. Ví dụ: Giai thoại của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương... - Sử dụng các loại biểu bảng, sơ đồ giúp học sinh nắm được những nội dung chính của bài học: Ví dụ: Những bảng biểu này sẽ giúp học học sinh tóm tắt được một cách khái quát và có hệ thống kiến thức trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945, Văn học 11: Mẫu 1: Hiện đại hóa văn học ĐK để Các giai đoạn HĐH HĐH Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn 1 2 3 Mẫu 2: Sự phân hóa văn học Văn học công khai Văn học không công khai Mẫu 3: Tốc độ phát triển nhanh chóng Biểu hiện Nguyên nhân
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 10 Mẫu 4: Thành tựu của văn học Nội dung Nghệ thuật - Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, phát hiện những nhận định khái quát, những luận điểm, luận cứ hoặc nêu một vài câu thơ, câu văn các em đã biết minh họa cho kiến thức. - Hoặc lý giải mối quan hệ hữu cơ giữa tiểu sử với tư tưởng, phong cách nghệ thuật của một tác giả. Ví dụ: Hồ Xuân Hương là người phụ nữ có bản lĩnh, luôn khao khát một tình yêu mạnh mẽ nhưng gặp nhiều trắc trở trong đường tình duyên, hai lần làm lẽ lại sống trong thời chế độ phong kiến đã suy vong, nhu cầu tự do cá nhân của con người bắt đầu phát triển. Ðiều này lý giải vì sao thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói đòi quyền sống, quyền được yêu, được hạnh phúc của người phụ nữ. - Giải thích, kể chuyện, nêu dẫn chứng về các hiện tượng lịch sử, văn hóa, xã hội, triết học, tôn giáo, nghệ thuật, dùng tranh ảnh... để làm sáng tỏ các nhận định văn học. Ðiều này đòi hỏi giáo viên phải không ngừng tích lũy những kiến thức văn học và ngoài văn học. Ví dụ: Về Nguyễn Trãi, sách lớp 10, tập I, phần Ghi nhớ viết: Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu những oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến. Khi chốt lại bài giảng, đến vấn đề này, giáo viên không thể không yêu cầu học sinh lí giải câu trên bằng sự hiểu biết, sự nắm vững kiến thức của bản thân. Chú ý: Bài văn học sử được học như một bài mở đầu cho một thời kỳ, giai đoạn văn học. Học sinh học trong điều kiện chưa có những hiểu biết cụ thể về tác giả, tác phẩm của thời kỳ, giai đoạn văn học đó. Do vậy bài giảng cần được cụ thể hóa bằng những dẫn chứng. Sau đó, khi học tác phẩm, cần thông qua tác phẩm củng cố lại những kiến thức khái quát đã học trong giờ văn học sử, giúp học sinh có cái nhìn hệ thống với vấn đề đã học. 2. Giải pháp 2: Dùng hệ thống câu hỏi tốt để giúp học sinh tìm hiểu vấn đề. - Thế nào là hệ thống câu hỏi tốt? Là câu hỏi có thể cung cấp đầy đủ những kiến thức một cách cơ bản và chính xác nhất của một bài học, đồng thời có tính hấp dẫn và lôi cuốn học sinh chú ý vào bài học để tham gia xây dựng bài và nắm được nội dung bài học một cách đầy đủ. - Ý nghĩa: Câu hỏi tốt thể hiện sự sáng tạo trong sự chuẩn bị câu hỏi của giáo viên. Giúp học sinh tiếp thu bài một cách dễ dàng nhất, từ đó phát huy được năng lực cảm thụ và tư duy.
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 11 - Mục đích yêu cầu của hệ thống câu hỏi tốt trong giờ đọc – hiểu văn bản lịch sử Văn học: Về kiến thức: Giúp học sinh hình thành và tích lũy hệ thống tri thức, nắm được nội dung trọng tâm của bài học và có thể nâng cao sự hiểu biết của mình về kiến thức bên ngoài. Về kĩ năng: Giúp học sinh rèn luyện được kĩ năng, năng lực cảm thụ tư duy sáng tạo (đọc sách giáo khoa, phát hiện luận điểm, lập dàn ý, minh họa…) Về thái độ: Giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh (về truyền thống yêu nước, về chủ nghĩa nhân văn…) - Các loại câu hỏi thường sử dụng trong giờ đọc hiểu văn bản lịch sử Văn học: Trong giờ đọc hiểu văn bản lịch sử văn học thường sử dụng các loại câu hỏi sau: câu hỏi tái hiện, câu hỏi phát hiện, câu hỏi phân tích – khái quát, câu hỏi phân tích – minh họa, câu hỏi so sánh – khái quát… Giúp học sinh phát huy được đầy đủ năng lực cảm thụ và trí tuệ, tạo sự hứng thú và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học. - Yêu cầu cần phải có để đảm bảo hệ thống câu hỏi tốt trong giờ đọc – hiểu văn bản lịch sử Văn học: Phải đề cao hoạt động chủ thể của học sinh dưới sự định hướng của giáo viên. Trong giờ văn học sử nhưng phải đảm bảo được tính tích hợp kiến thức văn. Hệ thống câu hỏi phải vừa sức, đúng trọng tâm, hướng tới kiến thức cơ bản, phù hợp với từng đối tượng ( câu hỏi tái hiện). Câu hỏi phải phù hợp với từng kiểu bài, đặt học sinh vào những tình huống có vấn đề để gợi mở cho học sinh giải quyết. Câu hỏi trước làm tiền đề cho câu hỏi sau, câu hỏi sau làm rõ hơn vấn đề khái quát được đặt ra từ ban đầu (câu hỏi nêu vấn đề). Câu hỏi phải có mối liên hệ để rèn luyện kĩ năng so sánh đối chiếu. Câu hỏi phải khoa học, sáng rõ, không vụn vặt, đa dạng, lôi cuốn học sinh. Ví dụ minh họa: Hệ thống câu hỏi cho bài tác gia Nam Cao. - Nêu những nét chính trong cuộc đời Nam Cao? (quê hương, gia đình, bạn thân…) Câu hỏi tái hiện. - Theo các em những yếu tố chính trong cuộc đời đã ảnh hưởng đến con người và sáng tác của Nam Cao? Câu hỏi so sánh, phân tích - minh họa. - Em nào có thể kể tên những tác phẩm của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám? Em có nhận xét gì về đề tài trong sáng tác của ông? Câu hỏi tái hiện, phát hiện.
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 12 - Trước cách mạng tháng Tám đời sống xã hội có ảnh hưởng gì đến sáng tác của Nam Cao? Câu hỏi so sánh, phân tích - minh họa. - Sau Cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nam Cao có nội dung gì? câu hỏi tái hiện. 3. Giải pháp 3: Sử dụng phương pháp diễn giảng. - Hoạt động dạy học trong bất cứ hình thức nào người giáo viên cũng giữ vai trò chủ đạo, là người truyền thụ kiến thức cho học sinh và hướng dẫn cho học sinh cách học tốt nhất. Một bài văn học sử thường chứa đựng những mệnh đề khái quát, các trí thức minh học cơ bản và tiêu biểu. Mỗi tri thức là một sự khái quát trên các bình diện khác nhau, chứa đựng bao nhiêu khái niệm cần giải thích, nhiều định nghĩa phải minh họa, nhiều mối quan hệ logic trong câu cần phân tích và giải thích. Vì vậy, dùng phương pháp diễn giảng là phù hợp nhất đối với một bài văn học sử. Đây là phương pháp truyền thống và phổ biến hiện nay. - Cách thực hiện: Giáo viên phân tích, trình bày các tri thức kết hợp với ghi bảng, còn học sinh thì nghe, hiểu và ghi chép vào vở riêng. Giáo viên sử dụng phương pháp diễn giảng có thể thực hiện phương pháp này theo hai cách sau: Diễn giảng theo hình thức quy nạp, tức là đi từ các hiện tượng văn học sử đến nhận định văn học sử. Diễn giảng theo hình thức diễn dịch, tức là đi từ nhận định văn học sử đến các hiện tượng văn học sử. Hoặc có thể kết hợp cả hai hình thức trên. Ví dụ: Trong bài tác gia Xuân Diệu ở chương trình Ngữ Văn 11 có nhận định rằng: “ Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong tất cả các nhà thơ mới ” ( Hoài Thanh ). Để giúp cho học sinh hiểu được nhận định trên, giáo viên có thể áp dụng phương pháp diễn giảng theo hình thức diễn dịch về các vấn đề sau: Đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, sau đó đưa ra một vài tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này để chứng minh cho sự đổi mới về nội dung và nghệ thuật trong thơ ca ông. Diễn giảng phải dựa vào sách giáo khoa nhưng không phải là đọc, là chép sách giáo khoa hay nói lại theo sách giáo khoa mà là giảng giải, minh họa để giúp học sinh hiểu sách giáo khoa, hiểu các khái niệm, nhận định và dẫn chứng. Đây là một thách thức đối với giáo viên đứng lớp. Bởi không chỉ đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng về nhiều vấn đề tích hợp, mà còn phải có kĩ năng chọn lựa phương cách phù hợp vấn đề, kết hợp cách pân tích, bình luận…
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 13 Phải đảm bảo tính truyền cảm để bài giảng có sức thu hút, tránh sự nhàm chán đối với người nghe. Ví dụ: Khi dạy kiểu bài Khái quát về văn học dân gian, nhất là ca dao – dân ca, giáo viên nên sáng tạo trong việc giảng dạy ở chỗ hát dân ca. Có thể cho học sinh hát một vài câu dân ca nào đó…Còn đối với truyện cổ tích, truyền thuyết nên sáng tạo ở chỗ diễn, đóng kịch… Khi dạy kiểu bài khái quát về tác giả, giáo viên nên kể học sinh nghe những giai thoại, những câu chuyện kể liên quan đến tác giả đó. Khi diễn giảng, giáo viên cần phải bảo đảm một số yêu cầu cơ bản sau: Đảm bảo tính khoa học chính xác nội dung trình bày. Lí lẽ nêu ra có tính thuyết phục và được trình bày một cách hợp lí. Ngôn ngữ diễn giảng phải mẫu mực: đúng chuẩn, trong sáng, bảo đảm tính giáo dục, âm thanh, nhịp điệu phải vừa phải. Thái độ, cử chỉ của giáo viên phải mẫu mực. Tuyệt đối tránh lối phô trương, sáo rỗng hoặc gắt gỏng học sinh. Trong khi trình bày, giáo viên không nên có những động tác thừa, tránh đi lại trong lớp. - Lưu ý: Vì đây là phương pháp dạy học văn truyền thống mang nặng bản chất tái hiện, nên sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó. Ưu điểm: Tiết kiệm được thời gian. Có khả năng trình bày tri thức một cách có hệ thống, kết hợp được tính logic và tính truyền cảm, nếu biết lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu, chân thực, sinh động, có giọng nói, nét mặt, cử chỉ phù hợp với nội dung truyền đạt… Nếu biết vận dụng phương pháp diễn giảng “ nêu vấn đề ”, biết nêu các câu hỏi kích thích sự động não của học sinh thì diễn giảng vẫn phát huy tác dụng tốt. Thông qua hệ thống bài giảng của giáo viên, học sinh nắm bài một cách có hệ thống, hiểu nhanh vấn đề. Nhược điểm: Học sinh thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức và dễ gây tâm lí nhàm chán, mệt mỏi và không thích học văn. Phương pháp diễn giảng mang đậm dấu ấn cá nhân, nếu không ý thức được mức độ diễn giảng thì giáo viên sẽ trở thành người lấn át hay nói lạc tiếng nói của nhà văn. Diễn giảng dễ sa vào suy diễn nếu thiếu căn cứ và không xác định trọng tâm cần diễn giảng trước và sẽ không truyền đạt một cách hệ thống và logic kiến thức của bài học. Nếu không nắm được phương pháp, giáo viên sẽ rơi vào độc giảng, quên mất sự phối hợp với học sinh. Bí quyết cá nhân: Để cho phương pháp này phát huy một cách có hiệu quả nhất, giáo viên có thể kết hợp diễn giảng với việc sử dụng công nghệ thông tin như: Sử dụng hình ảnh trực quan (hình ảnh tác giả, tác phẩm, minh họa cho các chi tiết trong tác phẩm), âm nhạc (nhạc nền, những bài hát liên quan đến tác phẩm), đoạn phim trong bài trình chiếu. Hiệu ứng phông chữ: in đậm, tô màu, chữ to tạo hiệu ứng cho những nội dung kiến thức quan trọng.
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 14 Ví dụ: Khi dạy bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX trong sách văn học 10, tập 1, tôi thường làm như sau: + Với mục các giai đoạn phát triển của văn học: Đây là một phần khá dài, tổng hợp nhiều kiến thức của các phân môn khác nhau. Để giúp học sinh không bị nhàm chán về dung lượng kiến thức khô khan, ở mỗi một giai đoạn phát triển, tôi sẽ đưa ra những tranh ảnh minh họa về hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn đó: ví dụ ảnh những chiếc cọc gỗ trên sông Bạch Đằng và hỏi học sinh: “Em có biết về hình ảnh này không? Trận chiến này có vai trò quan trọng như thế nào đối với lịch sử của đất nước và đã tác động như thế nào đến đời sống văn học thời kì đó?”………… Hàng nghìn cây gỗ lim, sến đầu được vạt nhọn và bịt sắt cắm xuống sông thành những hàng dài chắc chắn, đầu cọc hướng chếch về phía nguồn
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 15 Bãi cọc Bạch Đằng được phát hiện tại xã Yên Giang, Quảng Ninh + Đối với mục nội dung của văn học thời kì này, khi tìm hiểu về cảm hứng yêu nước, tôi sẽ minh họa cho học sinh xem ảnh chiếu đời đô. Sau đó đặt câu hỏi: “Em có biết Chiếu dời đô là của ai không? Chiếu dời đô thể hiện được nội dung gì của văn học thời kì này?...”. Giáo viên có thể giảng thêm cho học sinh hiểu về ý nghĩa của Chiếu dời đô: Nền tảng của Chiếu dời đô là tư tưởng vì nước, vì dân. Chính vì lẽ ấy mà nói rằng, Chiếu dời đô tràn đầy ý nghĩa văn hóa truyền thống. Việc lựa chọn Thăng Long làm kinh đô nước Việt sẽ góp điều kiện quyết định sự phát triển văn hóa dân tộc trên những tầng cao. Muốn cho văn hóa dân tộc phát triển lên những tầng cao thì trước hết phải bảo vệ độc lập lâu dài vững chắc. Chiếu dời đô đòi hỏi phải chọn đất kinh kỳ đủ điều kiện thiên nhiên để phòng thủ và đủ điều kiện nhân sinh để xã hội không ngừng tiến bộ. Sự phối hợp giữa thiên nhiên và nhân sinh sẽ tạo ra đủ các yếu tố cần thiết để cho nước nhà cường thịnh "muôn đời", để cho nhân dân thoát khỏi cái khổ "tối tăm". Chiếu Dời Ðô “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần đời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Ðại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không đổi dời.
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 16 Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” 4. Giải pháp 4: Dạy văn học sử theo hướng tích hợp liên môn. - Chưa ở đâu sự tích hợp sâu xa bền vững, sự liên ngành, liên môn cùng một lúc xuất hiện hài hòa như trong dạy học Văn học sử. “Xã hội nào văn học ấy”. Từ cơ sở triết học, tư tưởng lưu hợp với lịch sử kéo theo một luồng Mĩ học vừa hội tụ vừa chi phối các ngành nghệ thuật tương ứng. Dạy học Văn học sử thực chất là dạy học một cách nhìn nhận, phân tích, tổng hợp vấn đề từ tư liệu của Lịch sử văn học được xử lý theo quan niệm Triết học và Mĩ học cá nhân của mỗi thành viên khi bừng phát theo sự kích thích, khơi gợi của người dạy. Điều này không phải thầy dạy mới có, mà trên cơ sở hoạt động dạy học những năng lực phân tích, khái quát, tổng hợp đã “mai phục sẵn” ở người học sinh được phát triển. - Điều quan trọng nhất của dạy học Văn học sử là phải lý giải được mối quan hệ biện chứng và lịch sử của các hiện tượng văn học từ tổng hợp khái quát đến cụ thể. Vì sao Văn học dân gian Việt Nam lại gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc sâu sắc như vậy? Vì sao những tư tưởng triết học dân chủ của cha ông in đậm nét trong văn học truyền miệng của dân tộc? Học sinh phải tự hiểu được rằng trong chế độ quân chủ chuyên chế, “khi một dân tộc bị mất dân quyền và nhân quyền, thì văn học là diễn đàn duy nhất để dân tộc đó thể hiện tâm hồn và tư tưởng của mình” (Gherxen). Vì sao tư tưởng Phật, Lão lại được lưu hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa yêu nước trong thơ Lý, Trần?... Vì sao giai đoạn lịch sử Lê mạt – Nguyễn sơ vấn đề số phận con người với tự do công bằng lại đặt ra một cách dữ dằn như vậy? Vì sao các trào lưu văn học giai đoạn 1930-1945 lại phát triển đăc biệt như vậy? Điểm khác nhau cơ bản giữa văn học trung đại và hiện đại, giữa văn học trước và sau 1975?... Nếu không hiểu được những vấn đề khái quát tối thiểu thì dù tư liệu có phong phú đến đâu cũng không thể giải quyết tốt những vấn đề cụ thể của việc phân tích tác phẩm sau này. Vấn đề phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát là vô cùng quan trọng trong dạy học Văn học sử. Thông tin về Kinh tế, Chính trị, Tôn giáo, các hiện tượng văn học, …các hình thái ý thức khác…cũng quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là xử lý được các thông tin trong mối quan hệ giữa chúng với nhau và với hạ tầng cơ sở. Và cũng không thể không lý giải những nét riêng đặc thù của văn học so với các hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng khác. Mối quan hệ với các dòng Thiền Trúc Lâm, Quan Bích, Nam Phương của thơ ca Lý Trần, chất sám hối để linh hồn con người được cứu rỗi trong văn chương của Nguyên Hồng, Nam Cao, Hàn Mặc Tử … các nhà văn nhà thơ theo dạo Thiên Chúa. - Với thời kì văn học rất cần phân tích sự biến động của Lịch sử, của Triết học, Mĩ học, Tôn giáo, Kinh tế, Chính trị.. trong suốt một thời kì lịch sử dài đằng đẵng kéo
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 17 theo sự ra đời phát triển của các trào lưu, các trường phái, các thể tài mới mẻ. Không phải ngẫu nhiên mà thời kì văn học trung đại Việt Nam có những giai đoạn cùng tồn tại ba bốn loại văn tự (Hán, Nôm, Quốc ngữ, Tiếng Pháp), thậm chí ba bốn trào lưu văn học, có tác gia từ trào lưu này chuyển dần sang trào lưu kia. “ Một nền văn học lớn là nền văn học có nhiều phong cách, nhà văn lớn là nhà văn góp cho nền văn học phong cách riêng độc đáo của mình”. Và “nếu anh là nghệ sĩ thật sự vĩ đại, thì ít nhất trong tác phẩm của anh phải có vài ba khía cạnh của cuộc cách mạng”(Lênin). Nghĩa là phải thể hiện được vài ba khát vọng của nhân dân. - Từ định đề trên ta nhìn rất rõ tầm vóc các danh nhân trong lịch sử qua văn chương của họ: Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, Nam quốc sơn hà… của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bạch Đằng giang Phú của Trương Hán Siêu, Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh…Thật ra mỗi danh nhân – nơi hội tụ tinh hoa của một thời đại, không phải ngẫu nhiên mà các sử gia tư sản đã cực đoan cho rằng từ góc độ bản thể thì lịch sử là sự cộng lại của các danh nhân. Ta không cực đoan nhưng phát hiện làm rõ cá tính sáng tạo và đóng góp của từng danh nhân trong lịch sử văn học là công việc bắt buộc. - Với từng giai đoạn văn học, chú ý khái quát những hiện tượng nổi bật, tìm ra những nguyên nhân của từng hiện tượng đó, của các tác gia trong trào lưu thậm chí cá tính sáng tạo của từng tác giả. Có thế mới lý giải được các hiện tượng. Nhà văn càng tài năng thì cá tính sáng tạo càng độc đáo, phong cách càng đa dạng, ngôn ngữ càng đa thanh, đa giọng điêụ, những vấn đề trong văn chương của họ không phải dễ dàng tiếp nhận. - Với mỗi tác gia cần tìm bốn vấn đề: Hoàn cảnh xã hội cụ thể và cuộc đời. Bản chất con người. Quan niệm sáng tác. Sự nghiệp - Ở những bài Văn học sử giai đoạn, thời kỳ - cần nắm thật chắc hoàn cảnh lịch sử, các bộ phận, thể loại văn học với những tác gia, tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong quá trình phát triển của nó. Đặc biệt chú ý phần đánh giá những thành tựu về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật; cũng cần nắm được những hạn chế nhược điểm và nguyên nhân. Cần ghi nhớ những nhận định quan trọng có ý nghĩa soi sáng cho việc tiếp nhận tri thức tác phẩm văn học cụ thể. Ví dụ: Nhận định về đặc điểm nổi bật của giai đoạn văn học Việt Nam 1945 - 1975 là: đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn sẽ có ý nghĩa quan trọng khi đi vào những tác phẩm cụ thể và các thể loại ra đời trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. - Một vài ví dụ cụ thể về cách dạy văn học sử theo hướng tích hợp liên môn: Bài Tổng quan văn học Việt Nam, Văn học 10: Cần tóm tắt lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến nay: từ nguồn – 1858; 1858 – 1919; 1919 - 2000 Tác giả Nguyễn Đình Chiểu: cần liên hệ đến Triều Nguyễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX, khi Pháp đánh Nam Kì (1861) và chiếm cả Bắc Kì…
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 18 Bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng thánh 8 năm 1945, Văn học 11: cần nêu được tình hình lịch sử Việt Nam trong giai đoạn đó, để lí giải vì sao, văn học ở thời kì này có sự phát triển mạnh mẽ về ý thức cái tôi cá nhân nhiều như thế. Khi dạy bài tác giả Tố Hữu, Hồ Chí Minh, giáo viên không thể không tích hợp liên môn lịch sử về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác, về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc mà hai tác giả đó tham dự…
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 19 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay tình trạng dạy học Văn học sử vẫn nghiêng về chứng minh các luận điểm bằng luận chứng, luận cứ, nhiều hơn việc chú ý phát triển năng lực khái quát, tổng hợp, suy luận. Trong quá trình phát triển những năng lực trên cũng cần kích thích năng lực liên tưởng khi gắn với tư liệu lịch sử. Cố gắng huy động tổng hợp các hoạt động liên ngành, liên môn tạo cho giờ học Văn học sử một sự sinh động sâu sắc cần thiết. Trên thực tế không có một hoạt động dạy học nào chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp, mà luôn có sự kết hợp giữa các phương pháp lại với nhau trong một chỉnh thể tác phẩm. Điều quan trọng là giáo viên phải biết kết hợp linh hoạt các phương pháp đó vào bài dạy của mình một cách có hiệu quả. Qua thực tế dạy văn học sử nhiều năm, tôi đã rút ra được kinh nghiệm là: Tránh tình trạng nói lại kiến thức trong sách giáo khoa, thay vào đó là chứng minh nhận định trong sách giáo khoa. Hoặc khi dạy về tác giả văn học, tôi thường mở đầu bằng những câu thơ tiêu biểu của tác giả đó. Ví dụ: Khi dạy tác giả Xuân Diệu, tôi đọc đoạn thơ: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu! Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt, Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu... Rồi một ngày mai tôi sẽ đi. Vì sao, ai nỡ bỏ làm chi! Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì.” Và đặt câu hỏi: Em biết đoạn thơ này là của tác giả nào? Nội dung của đoạn thơ đó nói điều gì? Qua đoạn thơ, trước hết em hiểu gì về tác giả đó? Hoặc khi dạy về tác giả Tố Hữu, chứng minh tính trữ tình chính trị, tôi sẽ bắt đầu bằng câu thơ của Tố Hữu: “Mà nói vậy: “Ttrái tim anh đó Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ: Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để em yêu… Em xấu hổ: "Thế cũng nhiều anh nhỉ!" Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay Anh đón em về, xuân cũng đến trong tay!” Sau đó đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về câu thơ đó của Tố Hữu? Qua đó, em hiểu như thế nào là tính trữ tình chính trị trong thơ ông?
- Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 20 Học sinh sẽ hào hứng tìm hiểu vấn đề, tranh luận nhau về nội dung của khổ thơ và như vậy kiến thức về tác giả đó sẽ tự đi sâu vào trong tâm hồn của mỗi học sinh. Tài năng sư phạm, cách dẫn dắt vấn đề của giáo viên sẽ là điều kiện tiên quyết để biến những kiến thức trong bài văn học sử khô khan, khó nhớ trở nên dễ dàng hơn, rung động hơn trong mỗi giờ học. Từ đó, học sinh dễ tiếp thu bài hơn. HS sẽ khó có thể đạt hiệu quả cao trong học tập nếu không có thái độ và sự nhận thức tích cực về việc học. Ðể học sinh không bị nhàm chán, ức chế tinh thần, giáo viên phải chú ý tạo sự thoải mái trong lớp học bằng thái độ vui vẻ, hài hước, bằng việc cho học sinh có sự tự do nhất định trong việc chọn cách trình bày bài tập, và có quyền trao đổi với giáo viên những vấn đề còn khúc mắc... Tuy nhiên, mọi hành vi của học sinh trong lớp học không vượt quá những nguyên tắc, nội quy được chấp nhận trong lớp học. Sự trật tự còn đồng nghĩa với môi trường học tập an toàn. Học sinh tin rằng họ được giáo viên và bạn bè bảo vệ khi cần thiết. Đây cũng là một điều mà giáo viên khi đứng lớp cần quan tâm. Bảng thống kê sự tiến bộ của học sinh qua kết quả kiểm tra đánh giá Năm học Lớp TB HKI TB HKII 10A1 49 % 62% 2013 - 2014 10A2 51% 70% 10A8 39% 57%
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học Tin học 11 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các ví dụ cụ thể
15 p | 335 | 78
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy Toán (phần Hình học) lớp 4
10 p | 419 | 57
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học sinh sử dụng bất đẳng thức vectơ để giải các bài toán chứng minh bất đẳng thức
22 p | 309 | 37
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học Ngữ Văn theo tinh thần chú trọng phát triển năng lực của học sinh
25 p | 173 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học theo chủ đề và sự vận dụng nó vào giảng dạy phần phương trình lượng giác
21 p | 429 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng kiến thức thực tiễn vào dạy học Địa lý 6
13 p | 48 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 141 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng dạy học tích hợp trong giảng dạy chủ đề: Nước xung quanh chúng ta - môn Hóa học lớp 8
37 p | 26 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy Văn học nước ngoài ở trường Trung học phổ thông qua hai tác phẩm Thuốc và Tôi yêu em
51 p | 66 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 51 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 78 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 39 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng phương pháp tích hợp và sử dụng phương tiện dạy học vào soạn bài giảng Ngữ văn 9
12 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy Tập làm văn trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học
37 p | 16 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn