Sáng kiến kinh nghiệm: Giờ trả bài tập làm văn cho học sinh lớp 5
lượt xem 70
download
Tham khảo sáng kiến kinh nghiệm giờ trả bài tập làm văn cho học sinh lớp 5 dành cho quý thầy cô nhằm rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết. Đây là kĩ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Giờ trả bài tập làm văn cho học sinh lớp 5
- GIỜ TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5 1
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh các kĩ năng sinh sản ngôn bản. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy học tiếng mẹ đẻ bởi vì: - Thứ nhất, đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác: Học vần, Tập Viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành. - Thứ hai, phân môn TLV rèn cho học sinh kĩ năng sinh sản ngôn ngữ, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Như vậy, phân môn TLV đã thực hện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy HS sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Trong chương trình tiểu học mới,các bài làm văn gắn với chủ điểm của đơn vị học. Song song với các tiết làm văn luyện nói, luyện viết thì tiết Tập làm văn trả bài có một vị trí quan trọng vì: giờ trả bài có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết. Đây là kĩ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Kĩ năng kĩ năng đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt, sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. Để có kĩ năng này , học sinh phải cần tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn, tự sửa chữa bài viết ở lớp, rút kinh nghiệm và tự chữa( hoặc viết lại) bài văn đã được GV chấm, luyện tập, hình thành kĩ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học tập dể luôn luôn tiến bộ.Đây chính là khâu cuối cùng để hoàn thiên kĩ năng làm văn của học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn Trong sách giáo khoa và sách giáo viên phần phân môn tập làm văn, phương pháp nêu ra mới chỉ là chung chung, chưa cụ thể, chưa là vai trò chủ thể, chủ động nắm vững kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó thực tế dạy học nhiều năm với những đối tượng khác nhau (lớp bốn, lớp năm). Tôi thấy chất lượng bài Tập làm văn của các em có nâng cao đôi chút, có một số tiến bộ đáng kể nhưng mới chỉ là ở một số ít. Thêm vào đó người dạy còn chung chung, nặng về thuyết trình, áp đặt học sinh. Giáo viên hiểu vấn đề chưa thực sự kĩ càng và thậm chí coi nhẹ giờ Tập làm văn, đặc biệt là giờ trả bài. Xuất phát từ ba lí do trên: - Về phía người soạn sách. 2
- - Về phía người học. - Về phía người dạy. Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 5, đồng thời là cầu nối giữa văn chương với cuộc sống của các em, nối giữa lí thuyết với bài tập thực hành ... Cần phải có phương tiện nhất định phải chăng đó là vốn kiến thức của thầy, là phương pháp sư phạm của thầy. Để khắc phục tình trạng này (đã nêu trên), tôi nghĩ vấn đề chấm, trả bài Tập làm văn là vấn đề quan trọng cần phải đặc biệt quan tâm. So với các tiết dạy khác, tiết trả bài cần được giáo viên chuẩn bị công phu từ lúc chấm bài cho đến việc thiết kế bài dạy và tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp. Giáo viên chấm bài tỉ mỉ, chu đáo và hướng dẫn học sinh chữa lỗi, học cách viết văn hay không chỉ giúp trẻ phát triển kĩ năng làm văn mà còn góp phần hình thành cho các em ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng đối với sản phẩm tinh thần do chính mình tạo ra. Làm như vậy có nghĩa là chất lượng học môn Tập làm văn đã được thực sự nâng lên. Vì thế tôi chọn giờ trả bài Tập làm văn cho học sinh lớp 5 làm đề tài suy ngẫm cho mình. 3. Những vấn đề mới và khó: Bản thân tôi thiết nghĩ muốn nói gì thì nói chất lượng học sinh vẫn là hàng đầu, là quan trọng nhất trong nền giáo dục. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà xã hội đang đòi hỏi. Chính vì vậy mục tiêu mới của giáo dục tiểu học đã nhấn mạnh đến yêu cầu của giáo dục tiểu học, là phải góp phần đào tạo những người lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo. Yêu cầu này đòi hỏi phải đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục tiểu học trong đó cần ưu tiên đổi mới phương pháp giáo dục dạy học. Để thực hiện mục tiêu giáo dục mới và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học. Bộ giáo dục đã có một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học trong đó phân môn Tiếng Việt với phương châm "Coi học sinh là nhân vật trung tâm", thầy chỉ là người tổ chức hướng dẫn. Vì vậy đứng trước tình hình và nhiệm vụ mà xó hội giao phó, bản thân tôi là người giáo viên tiểu học, tôi luôn học hỏi kinh nghiệm và chịu khó đào sâu suy nghĩ để tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất giúp trò tiếp thu kiến thức dễ dàng nhất. Đứng trước tình hình đổi mới phương pháp như vậy nhưng thực trạng hiện nay là gì? 1) Về sách giáo khoa và sách giáo viên phương pháp nêu ra mới chỉ là chung chung chưa cụ thể. 3
- Một vài năm gần đây có xuất hiện một số cuốn sách in những bài văn hay, những bài văn mẫu ... và có đôi ba lời nhận xét ưu điểm và hạn chế. Song tiết trả bài vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có phương pháp hay. Đó chính là một trong những vấn đề bức xúc đối với người dạy và người học. 2) Qua thực tế dạy học: Tôi thấy chất lượng bài Tập làm văn của các em có nâng cao đôi chút, có một số tiến bộ đáng kể nhưng mới chỉ là số ít. Qua đó tôi thấy còn một số tồn tại. + Đa số học sinh sau khi đọc tham khảo các bài văn mẫu, các bài văn hay, các em cũng thấy hay song không chỉ ra được cái hay để học tập vận dụng. + Một số học sinh, các em còn phải phụ thuộc vào các bài văn mẫu của thầy, của sách, dựa vào các đoạn, các ý trong cuốn: " Để học tốt môn Văn - Tiếng Việt ", " Tập làm văn " hoặc " Các bài văn hay "... thậm chí có em còn sao chép và nắp ghép một cách gượng gạo, gò ép. + Các em viết câu, dùng từ diễn đạt yếu, chưa biết sắp xếp ý, không biết lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh hay để rồi hiểu và sử dụng đúng, hợp lý, lôgic; tức là các em chưa biết biến những kiến thức đã tiếp thu trong bài, trong giờ học vào một bài viết cụ thể vào " sản phẩm " của mình. 3) Thêm vào đó người dạy còn chung chung, nặng nề về thuyết trình, áp đặt học sinh và chưa thực sự quan tâm đặc biệt là giờ trả bài. Thậm chí chưa nắm chắc yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của tiết học theo chuẩn. Thực tế qua khảo sát các giờ trả bài Tập làm văn hầu như các giáo viên ít đầu tư thời gian ghi lại vào sổ tay văn học những từ hay, ý đẹp hay những lỗi sai của học sinh về mọi phương diện. Chính vì thế người giáo viên không sửa được cách viết văn hay và dùng từ chính xác cho học sinh. Học sinh trong giờ trả bài chỉ muốn biết điểm và coi như vậy là xong. Một số giáo viên dạy còn đơn giản hoá, soạn bài chung chung. Trong giờ trả bài hầu hết giáo viên chưa khai thác hết yêu cầu giờ trả bài. Có giờ nặng về nêu ưu điểm nên học sinh chưa nắm được hết cái sai của mình và lần sau lại mắc. Có giờ nặng về nêu khuyết điểm nhưng lại rất chung chung cho nên gây một không khí thiếu tích cực trong giờ học và quả nhiên giáo viên làm việc nhiều còn học sinh thì thụ động tiếp thu. Như vậy kết quả đạt được của giờ trả bài rất hạn chế. Vì thế nó cũng là một nguyên nhân không nhỏ khiến học sinh chưa thích học môn Tập làm văn. Để áp dụng vào bài Tập làm văn của học sinh các em cảm thấy lúng túng trước thực tế đúng sai của bài làm. 4
- Tóm lại: Để nâng cao chất lượng môn Tập làm văn nói riêng và phân môn tiếng Việt nói chung người giáo viên phải luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy tốt nhất để trò dễ tiếp thu hơn. II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Xuất phát từ những nhận thức trên cùng với quá trình học tập và dạy học cho các em, với những đối tượng học sinh khác nhau ( yếu, trung bình, khá, giỏi) và các trình độ khác nhau. Tôi quyết định đi sâu vào vấn đề chấm, trả bài cho học sinh lớp 5. A - Điều tra thực trạng Từ những năm thay sách đến nay, việc đánh giá xếp loại danh hiệu học sinh tiên tiến, giỏi bậc Tiểu học, yêu cầu phải có sự phối hợp tương quan nhất định của hai môn: Toán, Tiếng Việt nhằm đánh giá toàn diện hơn. Vì vậy khi có ý định viết sáng kiến này tôi đã phỏng vấn đồng nghiệp của mình, phỏng vấn học sinh đồng thời khảo sát và phân loại học sinh nhằm mục đích nắm được đối tượng của mình và đề ra được biện pháp cụ thể nhất. Trước tiên tôi trao đổi với đồng nghiệp xem họ dạy tiết Tập làm văn trả bài như thế nào? Khi dạy tiết này có thuận lợi và khó khăn gì? Sau đó tôi đã phỏng vấn học sinh hai lớp 5C, 5D kết quả như sau. + Số học sinh rất thích học môn tiếng việt chiếm 3% ( tập trung vào những em khá giỏi và có năng khiếu). + Số học sinh thích học môn Tiếng Việt chiếm 28%. + Số học sinh nắm phương pháp học môn Tiếng Việt còn hời hợt không thuộc, hoặc thuộc rất ít thơ văn, chất lượng bài viết chưa cao chiếm 69% ( những em này thể hiện sự học thiên lệch về môn toán và học trung bình, yếu kém ở các môn ). Tôi xem vở tập làm văn của bốn lớp năm: 5A, 5B, 5C, 5D thì thấy chất lượng bài viết của các em chưa đạt kết quả như mong muốn, số lượng bài đạt điểm khá giỏi chưa nhiều, đặc biệt nhiều em diễn đạt còn lủng củng, còn sai lỗi chính tả đặc biệt là lỗi chính tả thông thường. Tôi dự giờ của hai lớp 5A, 5C thì thấy giáo viên chưa thực sự đầu tư thời gian nhiều cho tiết dạy, thầy dạy còn chung chung, nặng về thuyết trình, chưa gây được không khí sôi nổi cho tiết học. Đồng thời tôi tiến hành khảo sát chất lượng của hai lớp: 5C và 5D. + Lớp 5D là lớp thực nghiệm + Lớp 5C là lớp đối chứng Tôi cho cả hai lớp cùng làm chung một đề văn. 5
- Đề bài: Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. Kết quả: Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Sĩ số SL % SL % SL % S.L % 5C 20 1 5 5 25 11 55 3 15 5D 25 1 4 7 28 13 52 4 16 Chất lượng khảo sát đầu năm của lớp 2 là tương đương nhau. Đặc biệt qua bài viết của các em tôi còn nhận thấy: *) Về nội dung bài Tập làm văn - 10- 15% học sinh viết văn có bố cục rõ ràng, bài viết cô đọng xúc tích. - 50% học sinh thực hiện được yêu cầu của đề nhưng diễn đạt ý còn chưa rõ ràng, lôgic. - 10% học sinh còn đôi chỗ dùng từ, đặt câu, liên kết câu, đoạn chưa đạt. Văn viết gò bó thiếu tự nhiên, ít sáng tạo. - 25% học sinh thì sao chép nguyên bản bài của bạn hoặc văn mẫu. Thậm chí có em bài viết còn khô khan, rời rạc, lủng củng, vay mượn. *) Về kĩ năng: - Trong bài văn của các em gần như cả bài nhiều em không có một dấu chấm câu. - Bài viết sai lỗi chính tả, đặc biệt là lỗi chính tả thông thường, bên cạnh những lỗi chính tả vốn có của địa phương 50%. - Diễn đạt vụng, luẩn quẩn, tối nghĩa do dùng từ viết sai, sai về nội dung do dùng từ tối nghĩa 25%. Sở dĩ chất lượng bài viết của các em chưa cao do những nguyên nhân sau: + Học sinh đọc sách ít, vốn kiến thức ít. + Không nắm chắc yêu cầu của đề bài ra. + Chưa thấy được hết cái đích cần đạt. + Chưa biết cách liên kết câu, ý, đoạn, bài. + Chưa ham học nên chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng. + Do phương pháp dạy của giáo viên khiến học sinh thụ động tiếp thu, giáo viên chưa động viên được học sinh. +Do các tiết học (phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, viết đoạn) chưa ăn khớp với nhau, chưa có tính hệ thống chặt chẽ. 6
- + Việc chấm bài của giáo viên cũng chưa chỉ ra được lỗi của học sinh một cách khoa học, nhất quán. + Việc kiểm tra học sinh sửa lỗi trong vở Tập làm văn trên lớp cũng như ở nhà của giáo viên còn hạn chế. + Ngay việc tự học, tự nâng cao kiến thức cũng như xây dựng một thiết kế tiết dạy trả bài của một số giáo viên còn chưa đúng mức. Để khắc phục những tồn tại trên, giúp các em thấy được đúng sai, vấn đề chấm, trả bài Tập làm văn cần phải được tiến hành ngay, nghiêm túc từ ban đầu, từ bài đầu tiên. Tức là giờ trả bài thầy phải nêu ra được cái đúng, cái sai cụ thể của các em. Đặc biệt là phải dứt điểm từng loại lỗi. Tóm lại việc khảo sát chất lượng đầu năm để phân loại học sinh là biện pháp cần làm ngay để từ đó giáo viên có biện pháp cụ thể, chi tiết, sát đối tượng hơn nữa trong giảng dạy nói chung, trong mục đích tiến hành giờ trả bài Tập làm văn nói riêng. B- Phương pháp giải quyết: Để một giờ trả bài thành công tôi xin nêu ra 3 vấn đề cụ thể cần giải quyết: + Chấm bài + Thiết kế bài dạy. + Lên lớp a. Chấm bài Tuy chấm bài không nằm trong quá trình lên lớp 40 phút trả bài, nhưng nó lại là yếu tố quan trọng làm cơ sở cho giờ trả bài. Giờ trả bài có thành công hay không ? Học sinh có thấy được đúng sai trong bài làm của em đó hay không ? Đều được bắt đầu bằng việc chấm. Đó chính là phần chuẩn bị của giáo viên. Song song với việc chấm bài kỹ là sổ chấm bài. Sổ chấm bài có tác dụng thống kê các loại lỗi để tìm ra lỗi phổ biến, ghi chép những sai, đúng cụ thể của từng học sinh làm tư liệu để phục vụ cho việc nhận xét và hướng dẫn chữa lỗi.. Nhưng trước hết muốn ghi chép đúng thì giáo viên phải chấm kỹ, bám sát yêu cầu mà chuẩn kiến thức và kĩ năng đã đề ra, đưa ra một biểu điểm để đảm bảo tính khoa học , khách quan, vô tư. Từ đó thấy được ưu và nhược điểm của bài viết. Đồng thời sổ này giúp giáo viên so sánh đối chiếu những bài sau so với những bài trước xem sự dứt điểm của từng loại lỗi đã làm được chưa ? Làm đến đâu ? Sự tiến bộ của các em đạt đến mức độ nào? Số được trình bày theo bảng sau: Loại sai Tên học sinh Dẫn chứng Hướng sửa 1- Bố cục 7
- 2.Không đúng yêu cầu của đề. 3- Chính tả, từ 4- Diễn đạt 5- Câu Cuối bảng giáo viên ghi rõ cần dứt điểm loại lỗi nào trong bài viết, kế tiếp việc này được nêu ở giờ trả bài phần củng cố, học sinh sẽ thấy được để ở giờ sau phấn đấu đạt kết quả tốt hơn. Như vậy việc làm từng bước ấy rõ ràng không bị miên man kéo dài. b. Thiết kế bài dạy: Thiết kế bài dạy cũng là yếu tố chuẩn bị quan trọng, nó là cơ sở của giờ lên lớp giúp giáo viên lựa chọn nội dung và cách tiến hành tiết trả bài. Tính kỹ lưỡng và tính khoa học trong bài soạn là yếu tố giúp giáo viên thành công và học sinh tiếp thu bài tốt. Nhưng qua khảo sát bài của học sinh, khảo sát giáo án của đồng nghiệp, dự giờ bạn, tôi thấy thiết kế của một số giáo viên còn chung chung, chưa thể hiện được tính ưu việt, tính sáng tạo trong giáo án, chưa thể hiện được sự khắc phục tồn tại của giáo viên. Tôi đã mạnh dạn thiết kế giáo án như sau: *) Thứ nhất: Theo nguyên tắc chung, giáo án gồm đủ các phần: - Mục đích yêu cầu - Đồ dùng và phương tiện dạy học - Các hoạt động dạy học gồm các bước: + Ổn định tổ chức + Kiểm tra bài cũ + Bài mới + Củng cố, dặn dò. *) Thứ 2: Trong phần 1 phải ghi rõ 3 yêu cầu của tiết học dựa theo cuốn chuẩn kiến thức- kĩ năng quy định: - Kiến thức - Kỹ năng - Giáo dục Trong bước 3 (bài mới) được tiến hành theo các bước sau: 1. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh: - Ghi đề bài lên bảng phải làm đầu tiên trong tiết học, việc làm này nhắc lại, gợi nhớ lại đề bài các em đã làm tiết trước, nó tác động đến bộ nhớ của các em về vấn đề cần giải quyết trong tiết học. 8
- - Giúp học sinh xác định lại yêu cầu của đề bài để tự đối chiếu với kết quả bài viết xem đã thực hiện được đến đâu. Sau khi chép xong đề lên bảng thì tiến hành bước xác định đề mang tính trực quan nối tiếp. Một lần nữa giúp các em nắm chắc yêu cầu của đề bài. Từ đó các em có thể so sánh và đã có thể hình dung ra mình đúng như thế nào ? Mình thiếu những gì? Để từ đó mà các em dễ dàng nắm được ưu và nhược điểm của bản thân. - Nêu rõ ưu khuyết điểm của học sinh trong việc thực hiện yêu cầu của đê bài ( dẫn chứng cụ thể qua bài viết được giáo viên chấm và theo dõi qua sổ thống kê lỗi của giáo viên); kết hợp với nhận xét về chữ viết và cách trình bày bài văn, công bố kết quả điểm số và biểu dương học sinh có bài làm tốt hoặc bài làm có tiến bộ. Giáo viên nên công bố tên học sinh có ưu điểm, không cần thiết nêu tên học sinh có khuyết điểm. 2. Hướng dẫn học sinh chữa bài: Căn cứ vào kết quả bài làm của học sinh, giáo viên có thể tiến hành việc hướng dẫn học sinh chữa bài sao cho linh hoạt và đạt hiệu quả thiết thực theo các cách sau: 1) Trả bài làm cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc thầm lại toàn bộ bài làm, lời nhận xét chung và những chỗ lưu ý cụ thể của giáo viên trong bài viết. 2) Hướng dẫn học sinh chữa lỗi chung về nội dung( sai, thiếu ý hoặc chi tiết, sự việc...) và hình thức( về bố cục, về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả...) 3) Tổ chức cho học sinh tự chữa bài làm của cá nhân, sau đó đổi bài để kiểm tra, giúp đỡ nhau về việc chữa lỗi. 4) Đọc cho học sinh nghe những câu văn hay, đoạn văn hay, bài văn hay, để giúp các em vận dụng vào bài viết của mình từ đó giúp cho bài viết của các em giàu hình ảnh, cô đọng, xúc tích.Gợi ý học sinh nhận xét, trao đổi để học tập những ưu điểm trong bài văn của bạn (về bố cục, sắp xếp ý, diễn đạt, dùng từ đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật) 5) Hướng dẫn học sinh chọn viết một đoạn văn trong bài làm cho tốt hơn (Đây là bước dành cho học sinh khá, giỏi) Tuỳ điều kiện thời gian cho phép, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu này tại lớp hoặc luyện tập thêm ở nhà để nâng cao kĩ năng viết văn. Đoạn văn học sinh chọn để viết lại cho tốt hơn có thể là đoạn văn còn mắc lỗi ( chính tả, dùng từ, đặt câu...0, đoạn viết chưa hay c. Lên lớp 9
- Muốn nâng cao chất lượng cho học sinh môn Tập làm văn đặc biệt trong tiết tập làm văn trả bài. Điều tôi đi sâu nhất đó chính là bước "sửa lỗi sai cần thiết " trong quá trình lên lớp như sau: Thông thường bước này giáo viên thường làm qua loa vì thời gian, vì trọng tâm không xác định... Nhưng nhờ có sự bố trí lôgic và khoa học trong thiết kế mà phần này chúng ta vẫn thấy có thể làm chủ được thời gian. Về phương pháp, có thể nêu ra phương pháp chung nhất cho phần này mang tính tổng quát là" Thầy chủ đạo, trò chủ động " và cùng với nó sự vận dụng linh hoạt, hỏi, phát hiện, gợi tìm, gợi mở, tổng hợp, đánh giá. Để đảm bảo là " Thầy chủ đạo " trong vấn đề này thầy không nên làm hộ mà phải để: 1. Trò tự tìm lỗi sai trong bài của mình Nghĩa là thầy không nên nêu ra cái sai cụ thể trên bảng, làm như vậy học sinh bị thụ động mặc dù cái sai đó thầy đã nắm được chắc và ghi trong sổ chấm trả, nhận xét về bài làm rồi. Về vấn đề này thầy có thể chủ đạo gợi mở làm cho học sinh phải động não bằng cách như sau: - Gọi học sinh (học sinh này bài văn có câu sai, lỗi sai cô giáo đã ghi trong bài) và yêu cầu em hãy đọc cho cô đoạn văn sai của em mà cô đã gạch trong vở. - Học sinh đọc cô ghi và lại hỏi tiếp + Em có nhận xét gì về câu (đoạn) văn em vừa đọc + Em định trình bày ý gì? Nội dung gì? Nội dung ấy đã toát lên chưa? + Theo em phải sửa lại như thế nào? - Nếu học sinh đó vẫn chưa làm được thì giáo viên tiếp tục hỏi học sinh khác, kết hợp với sự gợi ý của giáo viên. Làm như vậy kết hợp hỏi, gợi tìm với giáo cụ trực quan (ghi bảng) nó tác động vào tư duy của các em, bắt buộc tư duy phải hoạt động. Làm việc như vậy các em sẽ nhớ rất lâu. Các em thấy cách viết ấy là sai, và phải biết sửa lại như thế nào? Qua việc dự hội giảng của một số giáo viên tôi thấy chỉ dừng lại ở chỗ sửa. Học sinh tỏ ra lúng túng và hoang mang. Vì thế các em chỉ biết là cô bảo sai, nhưng sai như thế nào? Chữa lại ra sao? Tại sao như thế? Thì các em rơi vào bế tắc. Đây cũng chính là điều tôi tiến hành làm, gợi mở để các em tự sửa lỗi cho mình rồi nhận xét, tổng kết lại. Ví dụ: Với từng loại lỗi cụ thể giáo viên gợi mở để giúp các em tìm ra cách sửa. * Chữa lỗi về lµm bµi kh«ng đúng yêu cầu ( lạc đề): 10
- Ví dụ: Tả hoạt động của người em yêu mến. Học sinh lại đi sâu tả hoạt ngoại hình mà không chú ý tới tả hoạt động. Loại lỗi này học sinh ít mắc. Nhưng với học sinh mắc lỗi, tôi thường giúp xác định lại yêu cầu của đề rồi viết lại bài văn đó theo yêu cầu đã nhận ra * Chữa lỗi về bố cục: Trước tiên giáo viên hỏi về bố cục thông thường của một bài văn, sau đó cho học sinh đối chiếu với bài của mình xem đã đủ về bố cục chưa? Nếu chưa đủ thì còn thiếu phần nào? Em cần sửa ra sao? Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi về mở bài, kết bài (Theo cách đã học), về thân bài( sắp xếp ý theo trình tự đã học một cách hợp lis0. sau đó tổ chức cho học sinh tiến hành sửa lỗi cá nhân và trao đổi bài cho nhau để cùng kiểm tra trao đổi kinh nghiệm. Ngoài ra,ở phần này học sinh thường không biết tách giữa mở bài với thân bài hoặc giữa thân bài với kết bài. Vì vậy khi sửa lỗi về bố cục, giáo viên cần gợi học sinh nhớ lại dàn ý của bài.Từ đó học sinh sẽ tách được đoạn văn viết lẫn hoặc viết được đoạn văn còn thiếu trong bài văn. * Chữa lỗi về chính tả Khi học sinh tìm ra lỗi chính tả mà mình viết sai, cô giáo đã gạch chân trong vở, giáo viên cần giúp các em cách phân biệt chính tả, giúp các em viết đúng. Ví dụ: tiếng "ra" các em phải biết phân biệt d/ gi/ r. - Ra vào, ra cửa, đi ra - Màu da cam, cặp da... - Gia đình, gia súc.... Khi chữa lỗi giáo viên kẻ bảng thành hai cột Lỗi chính tả Cách viết chính tả đúng * Chữa lỗi về cách dùng từ Ví dụ 1: Ai sống chả có cha mẹ, thật thiệt thòi cho những em nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ (học sinh đọc lên). Giáo viên ghi lên bảng và hỏi? - Em đọc thấy chỗ nào chưa hay? Có sai không? ( Từ " sống" chưa hay - chưa chính xác ) Hỏi: Tại sao chưa hay? Em có thể tìm từ khác để thay thế được không? (Học sinh có thể thay thế từ "sống " bằng từ "sinh ra"). Ví dụ 2: Học sinh đọc: Từ ngày cô vĩnh biệt chúng em về công tác ở thành phố, chúng em vẫn nhớ cô. 11
- Giáo viên ghi lên bảng và hỏi Trong câu em vừa đọc từ nào dùng sai nghĩa? (Từ vĩnh biệt) Vậy em có thể thay từ "vĩnh biệt" bằng từ nào? ( Thay từ "vĩnh biệt" bằng từ " xa" mới đúng với sắc thái tình cảm của câu văn...). * Chữa lỗi về câu về đoạn văn về diễn đạt Các lỗi về câu thường gặp ở tiểu học là câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, câu què, câu chỉ có thành phần phụ chỉ địa điểm hoặc thời gian, nguyên nhân, kết quả... Thiếu thành phần chính ( tức là cả cụm chủ vị ), nêu ý chưa chọn vẹn (câu cụt), câu có nhiều từ ngữ thừa, rườm rà, lủng củng. Cách chữa: giáo viên kẻ bảng thành ba cột. CÂU SAI LỖI NGỮ PHÁP CÂU ĐÃ ĐƯỢC SỬA THÀNH CÂU ĐÚNG Ví dụ 1: Học sinh đọc câu lủng củng của mình lên. Trong nhà em có một người mà em rất yêu mến, đó là bà em rất kính yêu. Em có nhận xét gì về cách diễn đạt nội dung? ( diễn đạt nội dung rườm rà). Em có thể sửa như thế nào? ( Trong nhà em, bà là người thật đáng kính). Ví dụ 2: Đứng trước cảnh đẹp hùng vĩ của dãy núi Yên Phụ. Em cảm thấy trong lòng đang cố gắng đưa quê hương Kinh Môn giàu đẹp hơn. - Đoạn văn của em đã được chưa? Sai ở đâu? ( Chấm câu sai, sau từ "Yên Phụ" thay bằng dấu phẩy). - Còn sai ở đâu nữa? (dùng từ chưa sát nghĩa " em cảm thấy..."). Cụm từ " em cảm thấy..." Cần phải thay bằng cụm từ nào cho sát nghĩa hơn? ( Cần phải thay bằng cụm từ: " em càng thêm yêu quê hương đất nước và quyết tâm học tốt để đưa quê hương Kinh Môn ngày một giàu đẹp hơn") Em hãy nhận xét câu đã được sửa và câu chưa sửa? 2. Giáo viên có thể thay đổi hình thức sửa bằng cách cho hai em đổi vở cho nhau để tìm ra lỗi sai kết hợp cùng giáo viên để tìm ra cách sửa sai. - Với hình thức này, tôi cho học sinh tạo thành nhóm đôi theo năng lực ( giỏi, khá, trung bình) hoặc đôi bạn cùng tiến. Các em đổi vở, đọc bài của bạn, phát hiện lỗi, nêu lỗi và hướng sửa, trao đổi xem bạn có đồng ý với cách sửa như vậy không , 12
- ngoài ra còn có thể phát hiện thêm một số lỗi giáo viên bỏ sót. Sau đó cùng trao đổi, kiểm tra, chia sẻ kinh nghiệm làm bài và chữa lỗi với bạn. 3. Hoặc cho các em thảo luận trong nhóm để tìm ra cách sửa sai. - Với cách làm này tôi thường chia nhóm theo năng lực, sở trường của học sinh rồi giao việc: + Nhóm học sinh trung bình: Tìm lỗi chính tả của các bạn trong nhóm rồi thảo luận, tìm cách sửa. + Nhóm học sinh khá: Tìm từ dùng sai, câu lủng củng...rồi tìm cách sửa. + Nhóm học sinh khá giỏi với yêu cầu cao hơn: Tìm câu hay trong bài của bạn, thêm hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để câu văn được sinh động hơn, hoặc chuyển mở bài trực tiếp thành gián tiếp, kết bài không mở rộng thành kết bài mở rộng...Sau đó đọc lại bài đã sửa và đọc mẫu cho cả lớp tham khảo. Tóm lại: Hệ thống câu hỏi dành cho phần này là làm cho học sinh chỉ ra được. - Câu sai ở đâu? - Lý do sai? - Nêu cách sửa. Và đặc biệt với phần chữa lỗi bao giờ tôi cũng đảm bảo chữa từ lỗi dễ, lỗi đơn giản đến những lỗi khó, phức tạp. Ví dụ: Trong một giờ trả bài 1- Chữa lỗi về bố cục. 2- Chữa lỗi về chính tả 3- Chữa lỗi về cách dùng từ 4- Chữa lỗi về câu, về đoạn văn, cách diễn đạt nội dung. Về cách diễn đạt, nó là một loại lỗi bao quát nhiều vấn đề. Cho nên cần xắp xếp nó ở bài tập thứ tư trở đi nó thuộc câu, đoạn, lỗi khó. Đôi khi chỗ này phải kết hợp với phương pháp diễn dịch , giảng giải để làm sáng tỏ vấn đề cho học sinh. * Song song với việc chữa lỗi và đọc cho học sinh nghe những câu văn hay, đoạn văn hay để giúp các em học tập. Đồng thời người giáo viên còn phải hướng dẫn các em biết cách lựa chọn chi tiết diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp tu từ đã học để giúp các em những bài viết cô đọng, giàu hình ảnh. Ví dụ 1: Khi tả mái tóc, khuôn mặt: - Mái tóc dài mượt mà buông thả thướt tha như dòng suối. 13
- - Mái tóc đen nhánh mượt mà như dòng suối ôm lấy khuôn mặt trái xoan hồng hào của cô, thật dễ mến. Hoặc khi tả hàm răng, nước da, giọng nói tính hình thì giáo viên hướng dẫn các em: - Hàm răng trắng đều như hạt bắp. - Nước da trắng như trứng gà bóc- Cô hiền như cô Tấm trong truyện cổ tích - Giọng cô nói êm dịu như lời mẹ ru. Ví dụ 2: Khi tả về vẻ đẹp của dòng sông quê hương: - Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa hiền hoà ôm ấp làng xóm quê em. - Dòng sông Kinh Thầy chảy hiền hoà, chở nặng phù sa… Nói tóm lại : Muốn nâng cao chất lượng học Tiếng Việt mà chất lượng văn lại là chính chất lượng bài Tập làm văn của học sinh thì ta cần phải coi trọng đặc biệt là giờ trả bài. Vấn đề chữa lỗi giáo viên phải coi trọng nguyên tắc " thầy chủ đạo, trò chủ động " phải kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp của quá trình dạy học. C- Khảo sát bằng số liệu thống kê: Với kinh nghiệm đã trình bầy ở trên tôi tiến hành khảo sát chất lượng trên hai lớp: Lớp thực nghiệm 5D; Lớp đối chứng 5C. Quá trình thực nghiệm theo các bước sau: * Bước một: Tôi ra đề bài tập làm văn ở tuần 20 trong chương trình lớp 5 (các em đang học thể loại văn này). Đề bài: Hãy tả hoạt động của nghệ sĩ hài mà em yêu thích. * Bước 2: Chấm hai tập vở của 2 lớp 5C và 5D. Kết quả được đánh giá như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp sĩ số SL % SL % SL % SL % 5C 20 2 10 6 30 10 50 2 10 5D 25 7 28 10 40 8 32 0 0 Về chất lượng bài viết Chất lượng bài viết Lớp 5D Lớp 5C - Học sinh nắm được yêu cầu của đề 100% 90 % - Bố cục rõ ràng 100% 90% - Biết cách dùng từ, đặt câu, liên kết câu, đoạn, ít mắc lỗi 68% 40% chính tả - Bài viết sinh động sáng tạo 28% 10% - Số học sinh sao chép văn bản mẫu 0% 10% 14
- - Học sinh lười học, lười sửa lỗi, ít tiến bộ 0% 5% - Số học sinh yếu môn học này 0% 5% * Bước 3: Thiết kế bài giảng tiết trả bài (đề bài trên) và tiến hành giảng ở 2 lớp. + Lớp 5D (thực nghiệm) giảng theo phương pháp có kèm theo trong đề tài này. + Lớp 5C (đối chứng ) giảng theo phương pháp cũ. Kết quả cho thấy: - Học sinh lớp 5D các em hoạt động nhịp nhàng giữa thầy và trò, học sinh tiếp thu bài một cách chủ động. Biết tìm ra lỗi sai của mình và chỉ ra được cách sửa. Ngược lại học sinh lớp 5C các em thụ động ngồi nghe cô giảng. Khi yêu cầu các em tìm ra cái sai trong bài của mình thì các em tỏ ra lúng túng và hoang mang. Khi cô chỉ ra được cái sai, yêu cầu các em sửa thì các em lại rơi vào bế tắc. Do các em chưa hiểu mình sai như thế nào? Chữa lại ra sao? Tại sao lại như thế? III. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM A- Kết quả: Qua việc thực hiện tiến trình cải tiến bài giảng, thiết kế bài dạy, chấm bài và lên lớp, với sự vận dụng linh hoạt và phương pháp phát huy trí tuệ và trí lực của học sinh đã nêu, đối chiếu với kết quả khảo sát đầu năm thì chất lượng được tăng lên rõ rệt. - Số bài đạt điểm khá giỏi tăng 36 % - Không còn bài đạt điểm dưới 5. Đồng thời đối chiếu kết quả bài làm giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm thì chất lượng của lớp thực nghiệm được nâng lên rõ rệt (nhìn vào bảng thống kê kết quả, khảo sát ta sẽ thấy rõ). Tôi tiếp tục đối chiếu với các bài viết hàng tháng và qua các bài khảo sát chất lượng định kì các lần kiểm tra môn Tiếng Việt thì bài làm của lớp 5D tôi chủ nhiệm đã có nhiều tiến bộ. Cụ thể: - Đầu năm - 88% - Cuối kỳ I - 96% - Gữa kỳ II - 100% Về chất lượng bài viết trong năm so với lúc đầu năm khảo sát tôi thấy kết quả đã được nâng lên. Chứng tỏ việc áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy của tôi đã đạt chất lượng tốt. Việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề kết hợp với phương pháp gợi mở và cách tổ chức giờ học khoa học linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, khả năng 15
- tiếp thu của từng học sinh đã đem lại kết quả tốt. Việc vận dụng phương pháp " lấy học sinh làm nhân vật trung tâm "và “ dạy theo hướng phân hoá các đối tượng học sinh” kết hợp phương pháp gợi mở và cách thức tổ chức giờ học khoa học, linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng học sinh đã đem lại kết quả tốt. Từ đó kính thích học sinh suy nghĩ khi gặp tình huống có vấn đề cần giải quyết làm phát triển khả năng tư duy của trẻ, giáo viên biết cách tổ chức, hướng dẫn học sinh tự lĩnh hội tri thức hoàn toàn phù hợp với chủ trương đổi mới của ngành giáo dục đào tạo nước ta hiện nay. Việc này góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới. Thông qua các đợt hội giảng, các buổi chuyên đề và đặc biệt qua các tiết dạy của tôi,. Hội đồng sư phạm nhà trường đã họp và đánh giá, nhận xét về việc áp dụng phương pháp giảng dạy mới trong dạy Tập làm văn là đạt chất lượng tốt. Việc đánh giá của hội đồng sư phạm chứng tỏ rằng: 1 - Việc dạy Tập làm văn trả bài cho học sinh lớp 5 bằng cách để các em tự tìm ra cái sai của mình kết hợp với hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở của giáo viên giúp các em tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn những lỗi sai để lần sau các em không bị mắc lại nữa. 2 - Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức để từ đó rèn luyện được kỹ năng nghe - nói - viết. 3 - Giáo viên lên lớp và soạn bài không nhất thiết phải phụ thuộc hoàn toàn vào sách hướng dẫn mà người giáo viên cần suy nghĩ tìm phương pháp giảng dạy mới cho từng bài học phù hợp với sự nhận thức của học sinh lớp mình dạy và tuân thủ theo cuốn chuẩn kiến thức kĩ năng đang hiện hành. 4 - Việc chuẩn bị chu đáo và đầy đủ của giáo viên và học sinh trước mỗi bài học là rất cần thiết góp phần làm cho giờ học thêm sôi nổi đạt kết quả cao. Thông qua giờ học cần xây dựng phong cách học cho học sinh: Không nói leo, không nhìn bài của bạn, không lơ là trong học tập, suy nghĩ, tìm tòi cái mới, độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong học tập. 5 - Việc dạy tiết Tập làm văn trả bài là vấn đề không đơn giản như quan niệm của một số đồng chí giáo viên mà nó đòi hỏi sự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong dạy học của giáo viên. B- Những khó khăn trong việc giải quyết nội dung: 1 - Học sinh - Vốn kiến thức của các em về môn Tiếng việt còn hạn chế nên các em chưa có thể tự sửa đựoc cái sai của mình. 16
- - Ngôn ngữ của các em còn chưa nhiều, chưa sâu, chưa rộng nên các em ngại phát biểu và nhận xét bài của bạn. Đồng thời chưa biết chỉ ra những ưu điểm, tồn tại ở bài làm của bạn một cách khoa học. - Các em chưa được quan sát, gặp và chứng kiến trực tiếp đối tượng được nêu trong đề bài. 2 - Giáo viên. - Do bản thân và đồng nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm, chính vì vậy chưa hướng dẫn các em làm được những bài văn hay. - Với mỗi tiết trả bài giáo viên cần phải đầu tư thời gian nhiều cho việc chấm bài, thiết kế bài dạy. - Về nhận thức: Đa số giáo viên chưa coi trọng giờ trả bài. Chưa có nhận thức đúng đắn về tiết học này. 3 - Nhà trường - Chưa có đủ sách, đặc biệt là sách tham khảo cho giáo viên và học sinh để có thêm tư liệu phục vụ cho việc dạy và học. 4 - Gia đình - Một số ít gia đình chưa quan tâm chăm sóc con cái, chưa đầu tư thời gian cho com em học ở nhà, chưa mua sắm đầy đủ sách vở đặc biệt là sách tham khảo cho con em mình. C- Điều kiện thực hiện: 1 - Học sinh. - Có đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo. - Có vở để ghi chép lại những lỗi sai của mình thường hay mắc phải , từ đó tìm ra cách sửa. - Tạo cho học sinh thói quen khi đọc được những câu văn hay trong sách, thì ghi chép lại thành tư liệu của riêng mình. - Yêu thích môn Tiếng việt. 2 - Gia đình - Quan tâm chăm sóc con cái - Mua sắm đầy đủ sách vở cho các em - Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm 3 - Giáo viên - Nghiên cứu kĩ bài dạy theo từng nội dung bài cụ thể và bám sát theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. 17
- - Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm học sinh lớp mình theo hướng: lấy học sinh làm nhân vật trung tâm và dạy học theo hướng phân loại các đối tượng học sinh. - Phải có sổ chấm trả bài nhằm theo dõi riêng, phân loại được học sinh 4 - Nhà trtường - Mua sắm đầy đủ thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học - Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh được đọc các sách tham khảo, được thường xuyên làm quen và dạy thực nghiệm bằng công nghệ thông tin... D- Bài học kinh nghiệm: Nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 của ngành giáo dục là “ Năm học đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Trong năm học này, việc tập trung chỉ đạo quản lí, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thông qua phân môn Tiếng việt cụ thể là thông qua tiết Tập làm văn trả bài của học sinh lớp 5. Kinh nghiệm của tôi chỉ áp dụng cho học sinh trường tiểu học tôi đang dạy và đặc biệt là học sinh lớp 5. Vì thời gian có hạn tôi chưa tham vọng trình bày hết quá trình thực hiện của mình về cải tiến phương pháp dạy học. Sau khi dạy tiết Tập làm văn trả bài tôi tự rút ra bài học sau: 1 - Đối với giáo viên: - Phải phân loại được các đối tượng học sinh, nắm được lỗi điển hình của từng em, lỗi điển hình của lớp. Từ đó có hướng cụ thể, đề ra biện pháp cụ thể. - Phải làm tốt khâu chấm bài, chỉ ra những lỗi sai của từng câu, từng bài thể hiện trong bài làm của học sinh. - Phải khen thưởng, động viên kịp thời những em có bài văn hay, để cho lớp học tập bạn. Từ đó nhân điển hình của lớp lên. - Thiết kế bài dạy phải có đổi mới. Trong bước bài mới phải thực hiện đúng tiến trình như đã nêu, nhằm đảm bảo tính khoa học. - Đặc biệt phải trú trọng đến tình hình chữa lỗi cho các em, phải biết kết hợp các phương pháp dạy học với hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để thực hiện tốt phần này. - Sau mỗi bài viết, nghĩa là sau mỗi tiết trả bài phải chỉ rõ lỗi mắc của học sinh, có hình thức thưởng phê bình thích đáng, công minh. 18
- 2 - Đối với học sinh: Cần tích cực học tập, tích cực đào sâu suy nghĩ để chủ động tiếp thu tri thức 3 - Đối với các cấp lãnh đạo: cần kiểm tra kĩ giáo án phần Tập làm văn cụ thể ở tiết trả bài vì đây là vai trò cuối cùng của phần giảng dạy môn Tập làm văn. Trong nhà trường vào những buổi chuyên đề cần đưa phân môn Tập làm văn vào nhất là tiết trả bài, cần phải thống nhất cho tất cả mọi giáo viên phải cụ thể khi lên lớp giờ này. Bên cạnh đó nhà trường, gia đình, xã hội cần phải quan tâm tới tài liệu cho phân môn này. Nhất là nhà trường cần phải trang bị thêm các tài liệu tham khảo cho thư viện, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thời gian tham khảo. Hàng năm cần tổng kết đợt viết sáng kiến kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi các kinh nghiệm sáng kiến hay tới từng giáo viên. E- Đề xuất hướng giải quyết: Đề tài của tôi mới là đổi mới một số vấn đề về dạy tiết trả bài cho học sinh lớp 5 - nếu có điều kiện những năm tiếp theo tôi sẽ trở lại vấn đề này và nghiên cứu sâu hơn về kĩ năng sửa lỗi, dùng từ đặt câu và dùng dấu chấm câu. G- Kết luận: Những kinh nghiệm, những thành tựu khoa học của những người đi trước đã nghiên cứu phân môn Tập làm văn, thì giờ trả bài cũng đã được nghiên cứu một cách có hệ thống. Song với cách suy nghĩ của mình tôi đã mạnh dạn đưa ra phương pháp cụ thể hơn mà học sinh tiểu học càng cụ thể, dễ hiểu càng tốt. Chính vì vậy trong phương pháp này tôi muốn cụ thể hoá vấn đề. Nhưng có ý kiến cho rằng cứ dạy tốt phần quan sát tìm ý, hay lập dàn bài thì học sinh sẽ làm tốt môn văn. Điều đó cũng không loại trừ nhưng cũng không nên lơ là tiết trả bài. Tôi muốn khẳng định lần nữa rằng, tiết trả bài là khâu rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện bài văn hay, diễn đạt gẫy gọn hơn cho tiết sau. Trong tiết này thì khâu chấm bài, nhận xét của bài viết của học sinh lại rất quan trọng, làm sao chỉ ra lỗi cho học sinh công nhận, khi hiểu được rồi học sinh sẽ biết cách sửa và không mắc lại hoặc rất ít mắc lại. Để luyện cho học sinh có kĩ năng dùng từ đặt câu chính xác, câu cần có đầy đủ các vế câu gẫy gọn xúc tích, ngoài việc dạy đủ các loại bài trong môn Tiếng việt, người giáo viên phải biết kết hợp giữa thầy và trò, tôn trọng quy tắc " thầy chủ đạo, trò chủ động ...". Soạn bài, chấm bài, giảng bài không hời hợt qua loa. 19
- Khi hướng dẫn học sinh dùng từ đặt câu phải chính xác. Những vấn đề đó sẽ được tận dụng tối đa vào tiết trả bài. Vì tiết đó các em sẽ có những câu cụ thể của chính mình để thay thế, sửa chữa. Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi về dạy ( Tập làm văn trả bài ) cho các em nhằm đem lại hiệu quả cao trong học tập ở phân môn này. Tôi rất mong được sự giúp đỡ, tham khảo và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và mong được sự giúp đỡ của lãnh đạo các cấp. Tôi xin chân thành cám ơn! Ngày 25 tháng 3 năm 2010 Người viết 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học môn Lịch sử ở trường THCS
7 p | 379 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp của cán bộ quản lý Trường THCS Văn Nho
20 p | 270 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 2 – dự giờ môn âm nhạc
4 p | 139 | 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn đạo đức lớp 2 – đi học đúng giờ
3 p | 184 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy Địa lý ở trường THPT Triệu Sơn 4
12 p | 208 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Cách thiết kế Bảng kiểm trong tổ chức dạy học Ngữ Văn 10, Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
56 p | 86 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân
19 p | 79 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Làm thế nào để học sinh phát âm tiếng Anh tốt
16 p | 60 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động Luyện tập nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong dạy học Lịch sử 10 – Bộ Cánh diều
65 p | 26 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trường THCS để nghiên cứu
20 p | 27 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề Ba đường conic – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
81 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng thang tư duy Bloom trong đánh giá kĩ năng nói và nghe ở các tiết dạy - học nói và nghe chương trình GDPT 2018, Ngữ văn 10
73 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những giải pháp nâng cao năng lực tự đánh giá, nhận xét cho học sinh trong các tiết trả bài làm văn ở trường THPT Tân Kỳ 3
57 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua giờ đọc hiểu Ngữ văn 9
28 p | 20 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tăng cường công tác kiểm tra dự giờ
19 p | 46 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hình thức kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn trong dạy học Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi Lộc 5
67 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Trò chơi học tập trong giờ học toán 2
11 p | 65 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi
21 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn