intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy Địa lý ở trường THPT Triệu Sơn 4

Chia sẻ: Thanhbinh225p Thanhbinh225p | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

203
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy Địa lý ở trường THPT Triệu Sơn 4 đưa ra một số hình thức đổi mới kiểm tra miệng nhằm giúp học sinh có phần tự tin hơn, có trách nhiệm với môn học, không cảm thấy nặng nề mà yêu thích giờ học Địa lý hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy Địa lý ở trường THPT Triệu Sơn 4

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI:ĐỔI MỚI KIỂM TRA MIỆNG TRONG CÁC TIẾT DẠY ĐỊA  LÝ Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 A. Đặt vấn đề: Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình  độ, kinh nghiệm thực hiện mục tiêu học tập của học sinh. Nhằm tạo cơ sở  cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học   sinh để  học sinh học tập ngày càng tiến bộ  hơn. Đây là khâu rất quan trọng   trong quá trình giáo dục, là động lực để đổi mới phương pháp dạy học. Kiểm   tra là phương tiện và hình thức quan trọng quyết định kết quả đánh giá. Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước đi lên xây dựng CNXH nói  chung thì đổi mới trong kiểm tra đánh giá, thúc đẩy phương pháp dạy học đối   với môn Địa lý trong trường THPT là nhiệm vụ  cấp thiết đối với mỗi giáo   viên và nhà trường. ­ Kiểm tra bài cũ là một khâu không thể  bỏ  qua, không thể  thiếu trong   quy trình thực hiện một tiết dạy trên lớp. ­ Hiện nay việc học bài, làm bài tập  ở  nhà của các em học sinh chưa   được chú trọng và quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu của bản  thân  thầy   cô   giáo   dạy,  nhiều   thầy  cô   khi  xuống  phòng   chờ   nghỉ   hết   tiết  thường than thở với khuôn mặt ủ rủ hoặc tức tối  với giáo viên chủ nhiệm và  đồng nghiệp là lớp đó học sinh hôm nay không làm bài tập và học bài cũ,  nhiều em bị điểm không và ghi sổ đầu bài để giáo viên chủ nhiệm nắm được   và tìm biện pháp xử lí, mỗi em học sinh bị điểm kém là thi đua của lớp đó bị  kéo xuống rất nhiều, đây là vấn đề  của hầu hết các môn chứ  không riêng gì  môn Địa lý, là vấn đề gây đau dầu không chỉ đối với giáo viên bộ môn mà còn  cả giáo viên chủ nhiệm lớp. ­ Thực tế là trong các giờ dạy mà gọi học sinh lên bảng vào đầu giờ các  em không trả  lời được, gọi em thứ  nhất rồi thứ  hai vẫn không trả  lời được  tâm lí giáo viên và học sinh đều căng thẳng, nhiều giáo viên buông lời chửi   mắng học sinh ngay, còn học sinh thì nín thở  im lặng, tiết học sẽ  trôi qua   nặng nề,khó đảm bảo mang lại hiệu quả giờ dạy đó cao được. ­ Đi vào tìm hiểu nguyên nhân tại sao một bộ phận học sinh bây giờ nhác   học bài cũ và làm bài tập ở nhà thì có thể thấy được một số nguyên nhân sau: + Trường Triệu Sơn 4 nằm  ở vùng nông thôn tuyển sinh học sinh của 8  xã vùng nông thôn thuần chất,95% gia đình các em là nông dân, nhiều em có  hoàn cảnh khó khăn, đi học về là các em lao đầu vào công việc từ làm ruộng  đến chăn nuôi,nấu cơm…đến tối mệt quá đi ngủ  luôn ,hôm sau lại xách cặp  đi học bình thường, không có thói quen học bài trước khi đến lớp. + Nhiều em  ở nhà một mình hoặc ở với ông bà, chú bác nếu không có ý  thức tự giác thì cũng không học bài buổi tối vì không có người giám sát. 1
  2. + Một số  em khác do chỉ tập trung học các môn thi đại học nên thường   xem môn Địa lý là môn phụ nên học qua loa, đối phó là chính. + Một số em khác thì tham gia vào các tệ nạn như điện tử, cờ bạc…cùng  không học bài cũ. + Do giáo viên không biết cách tạo hứng thú cho học sinh trong tiết dạy   của mình mà còn gây tâm lý căng thẳng,sợ  sệt, nhiều khi là chống đối của   học sinh.. ­ Để  khắc phục điểm yếu đó và nâng cao chất lượng dạy học bộ  môn  Địa lý tôi thiết nghĩ cần đổi mới từ hình thức và nội dung kiểm tra bài cũ.Đó   cũng là lí do khiến tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và áp dụng từ năm 2008­  nay.Rất mong các đồng chí đóng góp để đề tài này hoàn thiện thêm. B. Giải quyết vấn đề. I. Cơ sở lí luận của vấn đề. ­ Trong giáo dục việc kiểm tra đánh giá là một tất yếu nhằm giúp giáo   viên có sự điều chĩnh trong phương pháp, nội dung và kế hoạch kiểm tra đánh  giá phù hợp với từng đối tượng học sinh, từ đó tạo sự  đồng đều và dễ  dàng   đánh giá đúng thực chất của người học. ­ Kết quả học tập của học sinh trong một năm học được thể hiện trong  các con điểm thông qua các bài kiểm tra.Nếu việc kiểm tra đánh giá không  trung thực, công bằng sẽ làm cho học sinh yếu lười học,  ỷ lại bạn bè, không  có ý thức tự  giác trong học tập còn học sinh giỏi lại chủ  quan, không có ý   thức cầu tiến tranh đua trong học tập cho rằng hôm nay cô giáo gọi mình lên  bảng có điểm rồi thì những buổi sau cô sẽ không gọi nữa nên không cần làm   bài tập và học bài trước khi đến lớp.Đó là một trong những nguyên nhân  khiến chất lượng bộ môn bị đi xuống, kết quả các bài kiểm tra thường thấp,   là nguyên nhân dẫn tới tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp và điều này  ảnh  hưởng lớn đến khả  năng tập trung học của học sinh và khó cho việc giảng  dạy của giáo viên. ­ Qua thực tế với 12 năm công tác tại trường THPT Triệu Sơn 4 tôi nhận  thấy rằng: + Đại bộ  phận học sinh rất ngại học bài cũ trước khi đến lớp, học đối  phó, bắt buộc không tự  nguyện, đặc biệt là  ở  học sinh các lớp cơ  bản   và   khoa học tự nhiên, từ  đó dẫn tới kiến thức cơ  bản các em nắm không vững,   học trước quên sau, học thụ  động trong giờ  học ít xung phong phát biểu bài  mà chủ yếu dựa vào kiến thức thầy cô cung cấp, lười suy nghĩ và tư duy. + Tâm lý học sinh cho rằng môn Địa lý là môn phụ nên không cần học, vì  vậy chất lượng các bài kiểm tra thường thấp do các em không nắm được   kiến thức mà khâu quan trọng nhất là không kiểm tra bài cũ xem các em nắm  bài đến đâu thì các em lại không học. + Để phần nào khắc phục tình trạng trên tôi đã chủ  động đổi mới trong  khâu đánh giá kiểm tra miệng để  nâng cao chất lượng dạy và học của cả  2
  3. thầy và trò từ đó đổi mới phương pháp dạy lấy học trò làm trung tâm theo yêu  cầu của Bộ GD&ĐT. II.Thực trạng của vấn đề: ­ Kiểm tra, đánh giá vẫn còn là độc quyền của giáo viên, học sinh chỉ tồn   tại với tư cách là là đối tượng của đánh giá. Trong khi đó hiệu quả  dạy học  chỉ được nâng cao khi học sinh có khả năng đánh giá được mức độ chiếm lĩnh   tri thức, kĩ năng của mình so với yêu cầu của từng môn học. tự  các em phải   tìm ra nguyên nhân dẫn đên sai lầm, từ đó các em mới có thể tìm ra các biện   pháp để bổ sung, hoàn thiện tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho mình. ­ Hình thức kiểm tra miệng truyền thống khô khan như gọi học sinh cầm   vở lên báng sau đó thầy đọc câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời, học sinh thường   lúng túng ,sợ  sệt, e ngại khi đối diện với thầy và đứng trước đám đông nên  thường không trả  lời được dù học bài  ở  nhà rất kĩ, tôi thường bảo học sinh   “các em lên đây cô có ăn thịt đâu mà các em run”, các em trả lời là “không hiểu  tại sao chúng em cứ lên đó là mất bình tĩnh quên hết kiến thức..” ­ Kiểm tra miệng là hình thức kiểm tra mang tính chất cảm tính là chính,   nhiều giáo viên cứ vào đến giờ dạy theo thói quen gọi học sinh lên trả lời bài  cũ mà không có sự  đổi mới trong hình thức kiểm tra, cách ra câu hỏi, cho  điểm, thang điểm tối đa thường là 8 điểm, rất ít khi cho 9,10 điểm dù các em   trả  lời đúng, đủ  nội dung, trả  lời xong cho các em về  chỗ  rồi cho điểm vào   sổ, ít khi nhận xét học sinh, các bạn  ở dưới nhiều khi không biết bạn trả lời   có đúng không, từ  đó đánh giá chất lượng học tập của học sinh không sát  thực, không tạo ra tính ganh đua trong học tập, thầy vẫn giữ vai trò chủ  đạo  trong học tập. ­ Lớp học thường có sỉ  số  trung bình là 45­50 em thì bộ  môn Địa lý  ở  khối lớp 11 chỉ có 17­18 tiết trên một kì, khối lớp 10,12 kì một hoặc kì 2 tuỳ  khối cũng có 18 tiết trên kì, một tiết trên tuần thì tôi chỉ  kiểm tra mỗi tiết   được từ 1­2 em, trong một kì tối đa tôi chỉ  kiểm tra được có 36 em( chưa kể  các buổi mất giờ cuối kì phải dạy bù)số học sinh chưa được kiểm tra thường   từ 10­15 em, vì vậy khó nhận xét đánh giá học sinh một cách chính xác được. ­ Năm học 2008­2013 bản thân tôi trực tiếp giảng dạy Địa lý ở  các lớp   sau ,12M7,10B6,12A5,10A8 với lực học của học sinh không đều nhau. Tôi đã   có sự  so sánh về  chất lượng điểm kiểm tra miệng của các lớp khi chưa áp  dụng hình thức đổi mới ở các năm học  như sau: Năm học Lớp Sỉ số Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2008­2009 12M7 49 8 16,3 19 38,7 20 40, 2 4,2 8 2009­2010 10B6 50 7 14 22 44 16 32 5 10 2010­2011 12A5 54 2 3,9 15 27,7 30 55, 7 12,9 3
  4. 5 2011­2012 10A8 45 5 11,1 18 40 18 40 4 8,9 Tổng 198 22 11,1 74 37,3 84 42, 18 9,2 4 ­ Dựa vào kết quả  kiểm tra miệng  ở sổ  điểm vào cuối mỗi năm học  ở  các lớp tôi nhận thấy rằng số  lượng  điểm trung bình và yếu chiếm tỉ  lệ  51,6% tổng số học sinh được kiểm tra, điều đod cho thấy hiệu quả của việc   kiểm tra bài cũ theo cách truyền thống là không cao, không hiệu quả dẫn đến  chất lượng điểm kiểm tra định kì và học sinh giỏi cũng giảm sút. VD: Năm học 2008­2009: lớp 12M7 có 3 học sinh đạt giải HSG tỉnh môn  Địa lí( 2Ba, 1KK) Năm học 2010­2011 lớp 12 A5 có 1 giải HSG cấp tính môn Địa lí: 1KK. ­ Một bộ  phận giáo viên còn coi nhẹ  kiểm tra đánh giá, do vậy trong  kiểm tra  bài cũ còn qua loa nặng về  yêu cầu học sinh học thuộc lòng, nhớ  máy móc, ít yêu cầu ở các mức độ cao hơn như hiểu, vận dụng kiến thức, rèn  luyện kĩ năng và giáo dục tình cảm, thái độ của học sinh.Tình trạng trên đang  là một trong những rào cản chính đối với việc đổi mới phương pháp dạy học   theo hướng phát huy tính tích cực chủ  động sáng tạo và rèn luyện phương  pháp tư  duy của học sinh, làm thui chột hứng thú và động cơ  học tập đúng  đắn của học sinh. ­ Trong các tiết học mà không kiểm tra bài cũ thì học sinh cảm thấy thoải   mái, thích thú, thở phào nhẹ nhỏm, nhiều em còn reo lên” May quá” “ Hú vía”  và cười rất sảng khoái, nhiều em còn ngồi thụt xuống và cầu trời cô giáo bỏ  qua tên mình….Vì vậy khi tôi áp dụng một số  hình thức đổi mới kiểm tra   miệng thì thấy học sinh có phần tự  tin hơn, có trách nhiệm với môn học,   không cảm thấy nặng nề mà yêu thích giờ học Địa lý hơn, nhiều hôm còn hỏi  “ cô không kiểm tra nữa à cô” thậm chí còn níu kéo” kiểm tra nữa đi cô”.. III. Giải pháp và tổ chức thực hiện: 1. Cách kiểm tra bài cũ truyền thống. ­ Trước đây khi bước vào lớp việc đầu tiên tôi thường hỏi học sinh về sỉ  số lớp, sau đó yêu cầu học sinh lấy sách vở ra để kiểm tra bài cũ. + Việc thứ hai là tôi lấy sổ điểm cá nhân ra mà học sinh thường gọi đùa  là sổ “Nam Tào” rồi dò tên gọi học sinh lên bảng. + Khi học sinh” bị”gọi lên bảng rồi thì tôi mới vừa giở vở vừa đưa ra câu  hỏi yêu cầu học sinh trả lời, học sinh trả lời xong đi xuống tôi cho điểm rồi  gọi em thứ hai,lần lượt các tiết tôi gọi 1­2 em lên. + Sau khi kiểm tra xong là vào bài mới luôn, những em đã có điểm rồi là  không gọi lại vì không có thời gian, không nhận xét được kiến thức của học  sinh lên bảng cho cả lớp nghe. Từ đó làm hạn chế khả năng học tích cực của  học sinh và dễ gây nhàm chán trong tiết học. 4
  5. + Đối với những lớp có học sinh thuộc bài tôi còn vui vẻ dạy, còn những  lớp học sinh không thuộc bài tôi thường phát cáu, quát nạt vài câu rồi mới vào  bài học, làm tiết học u ám, buồn bã, hiệu quả giờ dạy thường thấp do tâm lý  nặng nề cả trò và thầy cô. .2. Đổi mới trong kiểm tra miệng.. Đây là hình thức để  kiểm tra lại kiến thức của bài học cũ, đôi khi được  giáo viên kiểm tra khâu chuẩn bị bài trước khi bước vào bài mới, là hoạt động  để  cho học sinh tập trung vào bài học, có thái độ  xây dựng bài tốt, có trách   nhiệm phải học bài cũ trước khi đến lớp. ­ Kiểm tra bài cũ là cách để giáo viên có thể nhanh chóng nắm bắt được  tình hình học tập của học sinh để học sinh tích cực học tập, biết suy nghĩ, rèn  luyện cho học sinh cách đứng trước đám đông để diễn đạt, tự tin về bản thân   mình hơn. ­ Một trong những tồn đọng khá phổ  biến trong khâu soạn giảng hiện  nay là giáo viên vận dụng hình thức kiểm tra đánh giá học sinh còn đơn điệu,  chỉ  làm qua loa lấy lệ, gọi từ  1­2 học sinh lên kiểm tra là vào bài mới chứ  không định hình rõ việc đánh giá khả năng tiếp nhận kiến thức và kĩ năng của  học sinh phải thực hiện suốt cả tiết học. 2.1 Cách 1. ­ Kinh nghiệm của tôi là đến cuối mỗi tiết học tôi thường dặn dò học  sinh về nhà học bài cũ và soạn bài học của tiết sau, làm bài tập đầy đủ. đến   tiết học sau tôi yêu cầu tất cả  các em giở  vở  ghi và vở  bài tập ra để  trước  mặt, tôi sẽ đi một vòng kiểm tra và ngẫu nhiên gọi một đến hai em đứng tại  chỗ trả lời câu hỏi của tôi đưa ra hoặc câu hỏi trong sách giáo khoa để các em   trả lời.Với cách này tôi có thể kiểm tra bài tập của học sinh và kiểm tra được   cả bài cũ mà tốn ít thời gian. Câu hỏi để kiểm tra thường ngắn gọn dễ hiểu,   học sinh hào hứng trả lời, không gây tâm lý căng thẳng, đối phó khi đến tiết  của tôi, nếu học sinh được gọi lên trả lời chưa đầy đủ có thể gọi em khác lên  thay cho học sinh nợ điểm yêu cầu hôm sau trả lời tiếp. ­ Đối với học sinh trả lời được trọn vẹn câu hỏi tôi đưa ra thì cho em đó   9­10 điểm còn nếu trả lời được nhưng chưa làm bài tập thì cho 5­6 điểm. ­ Xử lí học sinh không học bài cũ: + Nếu không thuộc bài lần 1 sẽ không ghi sổ đầu bài và sổ điểm mà cho  em đó nợ lần sau lên trả. + Nếu gọi lần thứ hai lên mà vẫn không thuộc bài, làm bài tập tôi thường   cho em 0 điểm và trao đổi với GVCN để xử lí. + Lần thứ ba thường vào cuối kì tôi gọi lên cho sửa điểm thông qua tiết  ôn tập và các bài ngoại khoá, thực hành nếu em vẫn không làm được tôi cho  lựa chọn một bài bất kì trong sách giáo khoa để trả lời, nếu trả lời được cho   6­7 điểm còn nếu không trả lời được thì vẫn giữ nguyên số điểm đó gặp trực   5
  6. tiếp phụ huynh để trao đổi, nhưng thường không có lần thứ ba vì lần thứ hai  các em đều có ý thức sửa sai là làm bài tập và học bài cũ ở nhà. ­ VD. Thống kê điểm kiểm tra miệng của hai lớp trong hai năm học như  sau. trước và sau khi áp dụng hình thức này. Sỉ  Giỏi Khá TB Yếu Năm học Lớp số SL % SL % SL % SL % 2010­2011 10A6 44 1 2,4 12 27,2 16 36,4 15 34 2010­2011 10A4 44 2 4,7 15 34 17 38,6 10 22,7 2012­2013 11A6 43 8 18,6 20 46,5 13 30,2 2 4,7 2012­2013 11A4 42 10 23,8 23 54,7 9 21,5 0 0 ­ Tại lớp 11A6 năm học 2011­2012 một số  em có lực học yếu, điểm  kiểm tra miệng thường từ 0­2 điểm vì không bao giờ học bài cũ dù có làm bài  tập, điểm tổng kết dưới 3,5 như  em Lê Đình Sinh, Trần Lê Huy, Lê Văn  Tuân… Sau khi thi lại được 5 điểm lên lớp 11 tôi áp dụng cách kiểm tra bài cũ  này thấy hiệu quả  mang lại khả  quan hơn rất nhiều em Sinh, Huy lên bảng   trả lời đã được 6,7 điểm, điểm kiểm tra định kì cũng tăng từ 3 ­ 4 điểm lên 6  ­7 điểm ,điểm trung bình môn Địa lí năm học 2012 ­ 2013 cũng đạt trên 5,0  đến 6,4 .Bài tập làm đầy đủ, trong giờ  học nghiêm túc ghi bài và hay xung  phong phát biểu bài, niềm hứng thú học tập được thể  hiện rất rõ rệt trên  gương mặt các em khi vào học. ­Cũng tại lớp 11A6 nếu   năm học 2011 ­ 2012 mỗi kì tôi chỉ  kiểm tra   được 30 ­ 35 học sinh thì sang năm 2012 ­ 2013 mỗi kì tôi kiểm tra được vở  viết, vở bài tập và gọi  được 44 lượt học sinh lên bảng, có em được lên hai   lần. 2.2 Cách 2 ­ Kiểm tra bài cũ là quá trình giáo viên tiếp xúc , vấn đáp trực tiếp với  học sinh và dễ dàng nhận ra thực trạng nắm kiến thức, kĩ năng của học sinh   và quan hệ  tương tác giữa giáo viên và học sinh được tăng cường.Để  tăng  cường hiệu quả  của loại hình kiểm tra này tôi thường sử  dụng cách này  ở  một số lớp có học lực khá hoặc theo khối A,C, thời gian kiểm tra thường từ  5­10 phút ở mức độ nhận biết, thông hiểu. ­ Khi chọn câu hỏi phải lựa chọn những câu chính xác rõ ràng, tránh dài  dòng, nhiều ý làm học sinh lúng túng, bên cạnh các câu hỏi bài tập sách giáo  khoa thường có thêm câu hỏi bổ sung. VD. Tại lớp 11A8 vào tiết theo PPCT là tiết 29 bài 11 Đông Nam Á.. Tôi gọi em Mai Thị Lan Anh lên bảng trả lời câu hỏi sau: Vị trí địa lí và   lãnh thổ đã đem đến những thuận lợi, khó khăn gì đối với phát triển của Đông  Nam Á? 6
  7. Lan Anh trả lời là: ĐNÁ nằm ở  phía Đông Nam của lục địa Á­Âu, gồm   hai bộ  phận: ĐNÁ lục địa và biển đảo, tiếp giáp ba nước(  Ấn Độ, Trung  Quốc, Băng La Đét) 2 đại dương  Ấn Độ  Dương và Thái Bình Dương mang   lại thuận lợi: Nằm trên tuyến đường biển quốc tế quan trọng nối TBD và Ấn   Độ Dương qua eo Malăcca, nằm trong vùng kinh tế năng động gần các nước  có nền kinh tế  phát triển như  Nhật Bản, Hàn Quốc, Oxtraylia…nhưng khó  khăn là nhiều thiên tai, dễ  xảy ra tranh chấp về lãnh thổ, cạnh tranh về  kinh  tế… Với câu trả lời này tôi cho em 5 điểm, câu hỏi phụ  em chọn bạn Duyên  hỏi em 1 câu trong bài rồi trả  lời, nếu trả  lời đúng sẽ  được 2 điểm, câu hỏi  tiếp theo tôi hỏi: Việt Nam có được thuận lợi gì  ở  vị  trí này?( 3 điểm) Với   cách hỏi này tôi sẽ  kích thích học sinh tập đặt câu hỏi nâng cao tính tư  duy   vận dụng sáng tạo, phát huy tính chủ  động sáng tạo của học sinh, làm giảm  vai trò người thầy là trung tâm mà tăng cường lấy học sinh làm trung tâm.Nếu  học sinh đặt câu hỏi không đúng nội dung bài học thì tôi có thể  sửa lại cho   phù hợp để  không bị  lạc đề  và đỡ  tốn thời gian vào nội dung bài mới.Với   hình thức này mỗi tiết tôi thường kiểm tra và cho điểm cả  người trả  lời và   người hỏi được 2­3 học sinh trong vòng 5­10 phút. Với cách này tôi nhận thấy khi bạn được gọi lên bảng trả  lời bài cũ cả  lớp đều lắng nghe, theo dõi và đưa ra câu hỏi, nhận xét, bổ sung ý bạn trả lời,  tôi uốn nắn được cách diễn đạt của học sinh về vấn đề mình cần trình bày. ­ Đối với các tiết thực hành, ôn tập có thêm câu hỏi rèn luyện kĩ năng  thực hành của học sinh như  dựa vào bản đồ  treo tường, bản đồ  sách giáo  khoa hãy trả lời câu hỏi sau.. VD: Ở bài 10 tiết 23 Trung Quốc.Dựa vào hình 10.1 và 10.4 nhận xét và   giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc. Hay Tiết 24 .Dựa vào hình 10.8 nhận xét và giải thích sự  phân bố  Công  nghiệp của Trung Quốc. Với các dạng bài tập này tôi sử  dụng bản đồ  treo tường hoặc cho học  sinh xem trong sách giáo khoa rồi trình bày lên bảng.Rèn kĩ năng xem bản đồ  để nhận xét và giải thích bất kì một đối tượng địa lí nào. IV. Kiểm nghiệm.  Đổi mới kiểm tra bài cũ theo hai cách này tôi nhận thấy  ở các tiết đầu  các em còn bỡ ngỡ, chưa quen với cách hai nhưng sau đó các em đều hào hứng   hơn, có ý thức tự giác hơn, không dám lơ là trong các buổi học, không tránh né  hay thở phào mỗi khi không gọi đến tên mình nữa, các em đều làm bài tập và   học bài cũ một cách nghiêm túc kể  cả  khi đã có điểm miệng rồi, hào hứng  được đặt câu hỏi cho bạn từ đó tiết học sôi nổi, thoải mái ,vui vẻ hơn cho cả  bản thân tôi và học sinh.Kết quả là điểm thi định kì 15 phút, 45 phút, học kì kì   hai cao hơn kì một, năm sau cao hơn năm trước, kéo theo kết quả thi học sinh   7
  8. giỏi và Đại học môn Địa lí cũng dần tăng lên.Cụ thể điểm trung bình môn Địa  lý năm học 2012­2013 của các lớp kiểm nghiệm như sau: Sỉ  Giỏi Khá TB Yếu Năm học Lớp số SL % SL % SL % SL % 2010­2011 11B6 50 15 30 29 58 6 12 0 0 2011­2012 12B6 49 25 51 22 44,9 2 4,1 0 0 2012­2013 11A8 44 20 45,4 22 50 2 4,6 0 0 Tổng 143 60 41,9 73 51,0 10 7,1 0 0 Nếu lúc chưa áp dụng hình thức kiểm tra này số học sinh có điểm kiểm  tra miệng trung bình và yếu chiếm 51,6% thì sau khi áp dụng tỉ lệ học sinh có   điểm khá giỏi tăng lên 92,9% còn học sinh có điểm trung bình chỉ  còn có   7,1%, không còn học sinh có điểm miệng yếu dưới 5 nữa. Điều đó kéo theo   thành tích thi học sinh giỏi cấp tỉnh của lớp 12 B6 năm học 2011­2012 là 8   giải( 4giải ba, 4 giải KK) tỉ lệ đậu Đại học đạt 90% so với tổng số học sinh   tham gia thi, điểm bình quân môn Địa lí là 6,85 điểm. + Năm học 2012­2013 số  học sinh giỏi của lớp 12C5 đạt 7/10 giải( 1   nhất,1 nhì,3 ba,2 KK) ­Đó là kết quả  rõ rệt nhất mà tôi thu nhận được khi áp dụng các hình  thức đổi mới trong kiểm tra miệng ở nhóm Địa chúng tôi.Sau 5 năm thực hiện  đến nay hầu hết học sinh đều tự  giác học tập và làm bài tập trước khi đến  lớp, sôi nổi phát biểu bài trong các tiết học, đó là điều mà tôi thấy thành công   khi thực hiện đề tài này. ­ Cách 1 và cách hai đều có thể kết hợp xen kẽ nhau để  mang lại hiệu   quả cao nhất trong dạy và học Địa lí. V. Kết luận.  Đổi mới phương pháp dạy học thông qua hình thức đổi mới kiểm tra   đánh giá chất lượng học tập của học sinh đã giúp giờ  dạy sôi nổi hơn, học   sinh có ý thức tự  giác trong việc làm bài tập, học bài cũ, xây dựng bài trong  giờ học nhiệt tình, hăng say hơn, nâng cao được chất lượng dạy và học,  giúp  giáo viên đánh giá sát thực hơn chất lượng học của từng học sinh, bản thân  mỗi học sinh khi đến lớp, đến giờ  kiểm tra miệng đều không bị  áp lực về  điểm số mà rất thoải mái, có trách nhiệm với việc học của mình.  Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ  trong quá trình đổi mới phương  pháp dạy học thông qua đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh mà tôi  đã đi tập huấn nhiều lần và về  áp dụng tại tổ, tại môn học của chúng tôi và  đạt được nhiều kết quả  khả  quan. Đề  tài không tránh khỏi những thiếu sót,  hạn chế kính mong sự đóng góp quí báu của bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp để  tôi hoàn thiện hơn. 8
  9. XÁC   NHẬN   CỦA   THỦ   TRƯỞNG   ĐƠN  Triệu   Sơn.   Ngày   20   tháng   5   năm  VỊ               2013 Tôi xin cam  đoan   đây là SKKN của  mình   viết   không   sao   chép   nội   dung  của người khác.                             Người viết                           Đinh Thị Hương Ở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 9
  10. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI KIỂM TRA MIỆNG TRONG CÁC TIẾT DẠY ĐỊA  LÝ Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Người thực hiện: Đinh Thị Hương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị Công tác: THPT Triệu Sơn 4 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lý THANH HOÁ NĂM 2012­2013                 VI.MỤC LỤC. Nội Dung Trang 10
  11. Tên đề tài. 1 A. Đặt vấn đề. 1 B. Giải quyết vấn đề. 2 I. Cơ sở lí luận của vấn đề. 2 II.Thực trạng của vấn đề. 2 III. Giải quyết và tổ chức thực hiện. 4 1. Cách kiểm tra bài cũ truyền  4 thống. 4 2. Đổi mới trong kiểm tra miệng. 5 2.1. Cách 1. 6 2.2. Cách 2 7 IV. Kiểm nghiệm. 7 V. Kết luận 11
  12.                                         VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III( 2004­ 2007) 2. Những vấn đề chung về đổi mới môn Địa lý. 3. Trang www .vatly.com 4. Trang www.Địa lý.com 5.www.THPT Lê Quý Đôn­Quảng Trị­edu.vn 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2