intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới trong công tác tư vấn, giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

22
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Đổi mới trong công tác tư vấn, giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn" được thực hiện với mục tiêu giúp học sinh có nhận thức và hành vi đúng đắn với các vấn đề gặp phải trong học tập và cuộc sống; có thể giải tỏa được những khúc mắc, khó khăn tâm lý khi không thể tự mình giải tỏa hoặc thiếu sự hỗ trợ từ phía gia đình....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới trong công tác tư vấn, giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến trường THPT Yên Khánh A Chúng tôi là: Tỷ lệ (%) Trình độ Ngày tháng đóng góp vào STT Họ và tên Nơi công tác Chức vụ chuyên năm sinh việc tạo ra môn sáng kiến 1 Nguyễn Thị Quế 14/03/1985 THPT Yên Khánh A Phó bí Thạc sĩ 40% thư đoàn 2 Lê Văn Thuyết 04/08/1971 THPT Yên Khánh A Hiệu Thạc sĩ 15% trưởng 3 Tống Thị Hồng Luyến 23/09/1982 THPT Yên Khánh A Giáo viên Cử nhân 15% 4 Nguyễn Thị Bích Nụ 10/10/1985 THPT Yên Khánh A Giáo viên Thạc sĩ 15% 5 Mai Quỳnh Vân 05/09/1985 THPT Yên Khánh A Giáo viên Cử nhân 15% 1. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG Tên sáng kiến: “ Đổi mới trong công tác tư vấn, giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn”. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục. Thời gian áp dụng: Năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020. 2. NỘI DUNG 2.1. Các khái niệm và yếu tố có liên quan đến hành vi lệch chuẩn trong trường học 2.1.1 Khái niệm hành vi lệch chuẩn Hành vi lệch chuẩn được định nghĩa là bất kỳ hành vi nào không phù hợp và không được chấp nhận của mọi người trong xã hội. Hành vi lệch chuẩn mô tả một hành động hoặc hành vi vi phạm các chuẩn mực được chấp nhận hoặc quy định của một xã hội nhất định. Hành vi lệch chuẩn này là hành vi vi phạm các quy tắc và quy định đã đặt ra của một tổ chức hay một nhóm nhất định. Hành vi lệch chuẩn Trang 1/35
  2. là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống của mỗi người nhưng nó phổ biến ở học sinh trong các trường, hành vi này đã dẫn các em đến việc tham gia bí mật vào các giáo phái và các tội ác tàn bạo khác trong trường. 2.1.2 Phân loại hành vi lệch chuẩn Một số loại và ví dụ về các hành vi sai lạc ở nhiều xã hội bao gồm: cướp có vũ trang, giết người, hãm hiếp, giả mạo, lạm dụng ma túy và nghiện hút (hút thuốc và uống rượu), hối lộ và tham nhũng, đồng tính luyến ái, phá hoại, hành vi đe dọa, quấy rối tình dục, quấy rối và mặc quần áo không đứng đắn, không vâng lời, không tuân thủ theo cha mẹ, người lớn tuổi, và các cơ quan xã hội khác, trốn học, v.v. (Nalah và cộng sự, 2013). Tùy từng lứa tuổi mà học sinh lại có những hành vi lệch chuẩn khác nhau và ở những mức độ khác nhau. Sau đây như là những hành vi lệch chuẩn thường thấy được thống kê qua các nghiên cứu trước đây tại trường học: Quay cóp, gian lận trong thi cử Bắt nạt, bạo lực Trốn tiết học Trộm cắp Đi học muộn Lạm dụng chất (sử dụng bia rượu, ma túy, các chất kích thích, v.v.) Hành vi phạm tội về tình dục Vắng mặt ở trường, trốn học Gây rối, gây mất trật tự trong lớp học Nói tục/ ngôn ngữ không phù hợp, thiếu tôn trọng - Phá hoại đồ đạc Có thể phân loại hành vi lệch chuẩn thành những nhóm sau: (1). Phá hoại tài sản (ví dụ cố ý làm hỏng tài sản của gia đình, trường học, cố ý làm hỏng các tài sản công cộng, v.v.) Trang 2
  3. (2). Lạm dụng chất (ví dụ uống rượu, sử dụng các loại chất gây nghiện, chất kích thích) (3). Vi phạm nội quy trường và lớp học (ví dụ gian lận khi kiểm tra, thi, trốn tiết, trốn học, v.v.) (4). Vi phạm nội quy/quy tắc ở nơi công cộng (ví dụ quấy rối người khác, hành vi tình dục không phù hợp, vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông, v.v.) (5). Tấn công người khác (ví dụ bạo lực, bắt nạt, đánh nhau, v.v.) 2.1.3 Hệ quả của hành vi lệch chuẩn đối với học sinh, giáo viên, trường học Sau đây là những hệ quả của hành vi lệch chuẩn: Làm ảnh hưởng đến việc giảng dạy và học tập vì giáo viên dành nhiều thời gian hơn để kiểm soát học sinh hơn là dạy. Học sinh bị ảnh hưởng đến thành tích học tập Dẫn đến mối quan hệ không tốt với cha mẹ, giáo viên, mọi người xung quanh Có thể dẫn đến các cuộc biểu tình và phá hoại các tài sản của trường (Agi, 2017) 2.1.4 Nguyên nhân phát sinh các hành vi lệch chuẩn + Các lý thuyết giải thích hành vi lệch chuẩn trên cơ sở sinh học: Các nhà nghiên cứu nhân chủng học cho rằng hành vi lệch chuẩn có nguyên nhân từ loại cơ thể. Ví dụ, theo C. Lombroso, nhà tội phạm học, cho rằng người có hành vi lệch chuẩn thường không hoàn thiện về mặt cơ thể so với những người thường. Một người có xương gò má cao, có dị tật về mắt (lác, chột, v.v.), cánh tay dài, xương ngón tay và ngón chân to, xòe ra thường là kẻ tội phạm. + Các lý thuyết giải thích hành vi lệch chuẩn trên cơ sở xã hội học Theo lý thuyết này, nhiều loại hành vi lệch chuẩn xảy ra khi các giá trị văn hóa chuẩn và quan hệ xã hội thiếu vắng, yếu hoặc xung đột. Gần giống với lý thuyết về sự phân hủy là các lý thuyết văn hóa về sự lệch lạc. Các lý thuyết này tập trung vào các cơ hội có thể phát sinh lệch lạc, tức là những lực lượng kéo người ta vào các hành vi lệch lạc, còn lý thuyết về sự phân hủy xã hội thì quan tâm đến những lực Trang 3
  4. lượng xã hội đẩy người ta vào chỗ lệch lạc. Những tác giả thuộc nhóm lý thuyết này đều coi hành vi lệch chuẩn là do người ta tự cho mình thuộc về một thứ tiểu văn hóa có các chuẩn mực xung đột với các chuẩn của nền văn hóa +Các lý thuyết giải thích hành vi lệch chuẩn trên cơ sở tâm lý học: Thuyết này giải thích rằng tất cả con người đều có những động lực tự nhiên và bị đàn áp trong vô thức. Tất cả mọi người đều có xu hướng phạm tội. Xu hướng này bị hạn chế thông qua quá trình xã hội hóa. Một đứa trẻ không hòa nhập được xã hội, sau đó có thể phát triển rối loạn nhân cách gây ra cho người đó có hành vi trực tiếp chống lại xã hội bên trong hoặc ra bên ngoài. Những người hướng vào trong thì có vấn đề về tâm thần, trong khi những người hướng ra ngoài trở nên lệch chuẩn hoặc phạm tội . +Lý thuyết phát triển nhận thức: Theo lý thuyết phát triển nhận thức, hành vi phạm tội và hành vi lệch chuẩn là kết quả từ cách thức mà con người ta tổ chức suy nghĩ của họ về đạo đức và luật pháp. +Lý thuyết học tập: Giả thuyết rằng hành vi của một người được học hỏi và duy trì bởi hệ quả hoặc phần thưởng nào đó. Những người có hành vi lệch chuẩn hoặc phạm tội học được các hành vi đó thông qua cách quan sát người khác và chứng kiến có những phần thưởng hoặc hê quả mà hành vi đó diễn ra và nhận được. Ví dụ, một người quan sát thấy một người bạn đang ăn cắp đồ và không bị đánh hay bắt, thấy rằng người bạn đó không bị trừng phạt vì hành động của mình và thay vào đó có được phần thưởng là đồ đó. 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lệch chuẩn ở học sinh Các nghiên cứu đã cho thấy có những yếu tố sau cần cân nhắc: Gia đình: Nơi trẻ sinh ra và lớn lên có thể ảnh hưởng đến việc trẻ có hành vi lệch chuẩn trong trường học. Mỗi gia đình với tình trạng kinh tế - xã hội, các hoạt động nuôi dạy con khác nhau... Ví dụ như cũng có những gia đình để trẻ chứng kiến tất cả các hành vi, trong đó có những hành vi lệch chuẩn, trẻ có thể học tập hành vi đó thông qua quan sát. Chuks (2016) cho rằng các yếu tố khác trong gia Trang 4
  5. đình như gia đình ly tán/ thiếu cấu trúc và mối quan hệ cha mẹ tồi tệ có khả năng dẫn đến việc trẻ có ứng xử không phù hợp trong trường học. Các yếu tố sinh học: bao gồm các yếu tố di truyền như rối loạn nhân cách (hành vi chống đối xã hội), tổn thương não. Rối loạn tăng động giảm chú ý là rối loạn phát triển hành vi của neuron chủ yếu được đặc trưng bởi sự tổn tại đồng thời của các vấn đề giảm chú ý và hiếu động thái quá với mỗi hành vi xảy ra. Vấn đề hành vi này phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn đi học. Ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng: Tiếp xúc với các chương trình, thông tin truyền hình tiêu cực, tạp chí thiếu văn hóa, đồi trụy cũng như các bộ phim và tài liệu khiêu dâm, đồi trụy có thể thể khiến cho học sinh có các hành vi lệch chuẩn. Học sinh cảm thấy khó khăn để thích nghi với nhu cầu cá nhân, nghề nghiệp, giáo dục và xã hội. Các yếu tố về mặt xã hội: Khi xã hội phát triển và trở nên phức tạp, các nhân tố xã hội cũng gây ra hành vi lệch chuẩn của học sinh. Nhóm bạn đồng trang lứa: Áp lực đồng trang lứa là sự ảnh hưởng của một nhóm bạn cùng lứa tuổi, khuyến khích một người thay đổi thái độ, giá trị hoặc hành vi của họ để phù hợp với các tiêu chuẩn nhóm, phần lớn học sinh có hành vi lệch chuẩn trong trường là vì ảnh hưởng, tác động của bạn bè . 2.1.6 Khái niệm tư vấn tâm lý học sinh Tư vấn cho học sinh là phương pháp tác động mang tính định hướng giáo dục tới những học sinh đang có những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, trong tìm kiếm việc làm cần được người am hiểu và có trách nhiệm trợ giúp, tham vấn giải quyết để chọn được cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng của mình. 2.1.7 Khái niệm giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn Là quá trình tổ chức các hoạt động và giao lưu để từ đó các em từ bỏ các hành vi lệch chuẩn, tạo lập thói quen, hành vi đúng chuẩn mực xã hội về đạo đức, Trang 5
  6. truyền thống, thẩm mỹ, pháp luật, phù hợp với nội quy, quy định của nhà trường để phát triển và hoàn thiện nhân cách. 2.2 Giải pháp cũ thường làm 2.2.1. Thực trạng Lứa tuổi 15 – 18 là một trong những giai đoạn khủng hoảng và khó khăn trong cuộc đời của mỗi người. Ở lứa tuổi này hiện tượng các em học sinh sử dụng bạo lực, ngôn ngữ thiếu văn hóa trong giao tiếp, viết, vẽ bậy, xả rác bừa bãi, gian lận trong học tập, thi cử hay vi phạm pháp luật …là những hành vi lệch chuẩn xã hội, phản ánh sự xuống cấp về đạo đức và lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Để tìm hiểu rõ thực trạng này chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu về những hành vi lệch chuẩn của học sinh trong môi trường học đường của 1.200 học sinh trong địa bàn huyện Yên Khánh. Đa phần các em học sinh phản đối việc sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hóa (nói tục, chửi thề, dùng từ đệm, nói trống không với người lớn tuổi) và ứng xử sai lệch trong quan hệ với thầy, cô (chế nhạo, vô lễ với thầy, cô giáo) . 1/4 số học sinh được điều tra (25,6%,) đồng tình với quan niệm cho rằng “quay cóp trong kiểm tra, thi cử là điều tất nhiên của học sinh”, gần 1/4 số học sinh còn phân vân và chỉ có trên 1/2 (51,3%) số học sinh phản đối quan điểm này. Nhiều ý kiến cho rằng: “Không quay cóp không là học sinh. Nhưng vấn đề quay cóp chấp nhận được hay không phụ thuộc vào việc quay cóp ở mức độ nào và quay khi nào”. Có tới 69,5% học sinh cho rằng mình thường làm ngơ khi thấy người khác làm sai nội qui, qui định, luật pháp và 62,5% cho rằng không có vấn đề gì khi mình vi phạm một cách không chủ định các quy định nơi công cộng. Trang 6
  7. Kết quả khảo sát cũng cho thấy tình trạng học sinh sử dụng mạng xã hội không đúng mục đích diễn ra rất phổ biến. Nhiều vụ việc xảy ra ở các nhà trường phổ thông chủ yếu liên quan đến mạng xã hội điển hình như: bạo lực học đường, vi phạm luật an ninh mạng. Đời sống văn hóa của học sinh diễn biến theo chiều hướng phức tạp, xa rời những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Gần đây, trên các mạng xã hội xuất hiện nhiều clip học sinh đánh thầy cô giáo. Đây là một hành động không thể chấp nhận và đáng để lên án, đi ngược lại truyền thống “tôn sư trọng đạo” đã tồn tại hàng ngàn năm của dân tộc ta. Đơn cử như trường hợp một nữ sinh trường THPT Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã túm tóc, đánh cô giáo của mình ngay trên bục giảng chỉ bởi giáo viên này ghi tên nữ sinh vào cuốn sổ đầu bài. Hành động này có khác gì em nữ sinh đánh chính cha mẹ của em ? Một bộ phận học sinh đang có lối sống vị kỷ, thờ ơ với các phong trào đoàn, phong trào của thanh niên. Hiện tượng học sinh có các hành vi bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật không có chiều hướng giảm mà còn gia tăng và có những diễn biến phức tạp hơn trong lứa tuổi học đường, để lại những hậu quả rất đáng tiếc. Việc nhận thức về những hành vi lệch chuẩn như trên ở một bộ phận học sinh vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó là hiện tượng học sinh gặp phải các vấn đề về khủng hoảng tâm lý càng gia tăng, như cảm thấy chán nản, muốn nghỉ học, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh thậm chí là có ý định tự tử,… Trước thực trạng đó, sự trợ giúp kịp thời và đúng đắn từ phía người lớn là một nhu cầu bức thiết đối với trẻ, đặc biệt là khi các em đã rơi vào sự khủng hoảng tâm lý. Học sinh cần được giãi bày, cần được tâm sự, cần được những lời khuyên đúng đắn từ người lớn, mà gần gũi với các em nhất chính là cha mẹ, thầy cô. Và khi không thể có được điều đó từ gia đình, nhiều em đã xem thầy cô như một chỗ dựa tinh thần. Cho các em những lời khuyên, định hướng đúng đắn cho các em con đường phải đi, giúp các em tìm lại niềm tin, niềm vui trong cuộc sống,… Đó là Trang 7
  8. những điều mà những nhà giáo dục cần phải thực hiện được để đáp ứng nhu cầu được tư vấn tâm lý và giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn một nhu cầu có thực và vô cùng bức thiết của học sinh trong nhà trường phổ thông. 2.2.2. Hạn chế của giải pháp cũ và những yêu cầu đặt ra cho giải pháp mới Hoạt động tư vấn tâm lý học sinh nói chung và tư vấn tâm lý học sinh có hành vi lệch chuẩn nói riêng là hoạt động mới trong trường học, chưa có sự thống nhất trong phạm vi cả nước về mô hình tổ chức lẫn quy định về chuyên môn, biên chế, chế độ chính sách,... Phần lớn các trường đang trong giai đoạn “mò mẫm”, một bộ phận các nhà quản lý giáo dục các cấp chưa quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động này. Mặt khác, việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác tư vấn tâm lý học đường cũng chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Bạo lực học đường, học sinh tự sát, những vướng mắc tâm lý cần chia sẻ của học sinh… đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong môi trường học đường. Đối với việc giáo dục nhân cách cho giới trẻ, điều quan trọng nhất bắt đầu từ nền tảng đạo đức gia đình. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều phụ huynh quá mải mê kiếm tiền, không chú ý đầy đủ đến việc giáo dục con trẻ. Ở một số trường học công tác dạy đạo đức vẫn còn chưa thực chất. Nhiều vụ học sinh ẩu đả, làm nhục bạn học… xảy ra nhưng nhà trường không nắm được. Khó khăn của hoạt động tư vấn tâm lý học đường nói chung và tư vấn tâm lý học sinh có hành vi lệch chuẩn nói riêng hiện nay còn gặp phải: Tại những trường có tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường, các khó khăn chủ yếu gặp phải là: Học sinh thường ngại đến phòng tư vấn tâm lý để “trút nỗi lòng” do các em có suy nghĩ “đến phòng tư vấn tâm lí là có vấn đề” hoặc sợ bí mật riêng tư bị Trang 8
  9. tiết lộ hoặc quỹ thời gian của học sinh ở trường đã kín vì lịch học. Mỗi khi gặp sự cố tâm lý mà không biết cách giải quyết, các em thường vào các diễn đàn trên mạng, chia sẻ với bạn bè thân chứ không thổ lộ với gia đình hoặc thầy cô giáo. Thực tế trong các trường THPT thì tổ chức đoàn thanh niên và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có vai trò cốt yếu đối với hành trình giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn. Nhiều thầy cô giáo chủ nhiệm đã trở thành nhà tâm lý học đường , nhiều tổ chức đoàn thanh niên trong trường học đã là nơi dẫn dắt và định hướng cho học sinh, tạo môi trường cho học sinh được rèn luyện, phát triển, cống hiến và thể hiện mình, từ đó hạn chế và đẩy lùi những hành vi lệch chuẩn. Tuy nhiên không ít thầy cô chủ nhiệm còn ít kinh nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm còn hạn chế, còn không ít các tổ chức đoàn còn hoạt động hình thức, chưa hiệu quả, vai trò của tổ chức đoàn trong việc định hướng và dẫn dắt đoàn viên còn mờ nhạt, cũng như việc phối kết hợp giữa tổ chức đoàn thanh niên và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở một số nơi chưa phát huy hết hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi gồm cán bộ quản lý, một số thầy cô trong ban chấp hành đoàn trường, một số thầy cô làm công tác giáo viên chủ nhiệm chủ động phối hợp tìm ra một số giải pháp, mô hình mới để việc tư vấn tâm lý và giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn được hiệu quả. Đẩy lùi và hạn chế đến mức tối đa những hành vi lệch chuẩn trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hướng học sinh đến lối sống đẹp, có ích, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. 2.2. Giải pháp mới cải tiến. 2.2.1. Mô tả bản chất của giải pháp mới: Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp và cách thực hiện GIẢI PHÁP 1. Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh Ban giám hiệu phối hợp cùng với Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng Trang 9
  10. hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt Đoàn thanh niên. 1. Chuyên đề “ sức khỏe sinh sản vị thành niên ” Sự thiếu hiểu biết của học sinh về sức khỏe sinh sản sẽ dẫn đến những hậu quả rất nặng nề. Nếu mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ liên quan đến một số hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ tình dục như nạo phá thai, sẩy thai, sinh thiếu cân, đẻ non, thai nhỏ so với tuổi thai, tử vong mẹ. Đây thực sự là một thảm họa, là gánh nặng cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Chính sự mang thai ở tuổi vị thành niên cũng gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển thể chất và tâm sinh lý cũng như phát triển trí tuệ sau này, hạn chế khả năng học tập hoặc bỏ học dẫn đến giảm cơ hội tìm được việc làm tốt hoặc từ bỏ quyền làm mẹ, có khi giết đứa trẻ mới sinh hoặc bi quan tự sát, làm gái mại dâm... Chính những tác động đó đến đối tượng học sinh THPT nên việc tổ chức chuyên đề sẽ giúp học sinh tiếp cận thêm những kiến thức bổ ích, hạn chế những hành vi lệch chuẩn. Để thực hiện được chuyên đề ban giám hiệu sẽ căn cứ vào kế hoạch giáo dục để phối hợp cùng đoàn trường để lên kế hoạch chi tiết, hướng dẫn cụ thể cho việc chuẩn bị chuyên đề ở các lớp. Sau khi thống nhất hình thức tổ chức, nội dung, thời gian, địa điểm, thầy cô chủ nhiệm phối hợp cùng các thầy cô giáo dạy môn sinh học xây dựng nội dung chuyên đề. Cán bộ đoàn các lớp truyền tải vào tiết sinh hoạt cuối tuần trong tháng 10 năm 2018. 2. Chuyên đề: “Kỹ năng sử dụng mạng xã hội và các thiết bị thông minh” Hàng loạt vụ học sinh đánh nhau từ mâu thuẫn trên Facebook cho thấy các em đang sử dụng mạng xã hội theo chiều hướng tiêu cực, đáng báo động. Liên tiếp hai vụ đánh nhau của học sinh THPT hồi cuối tháng 10 tại TP HCM khiến nhiều em bị thương có liên quan đến những mâu thuẫn trên mạng xã hội. Các hình ảnh bạo lực này còn được người tham gia ghi lại và đưa lên Facebook. Hay mới đây, nam sinh lớp 8 trường THCS Ngô Quyền đã có hành Trang 10
  11. vi xúc phạm nhân phẩm một ban nhạc Hàn Quốc và cộng đồng hâm mộ họ trên Facebook khiến bản thân, gia đình và cả gia đình bị hăm dọa. Mạng xã hội hiện nay như đời sống xã hội thứ hai của phần lớn học sinh trung học. Thế giới mạng là ảo nhưng ảnh hưởng của nó tới học sinh là thật. Trong khi đó nhà trường, gia đình chưa quan tâm đúng mức và đúng cách. Ở trường, ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và tổ chức đoàn thể phải luôn theo sát đời sống học sinh trên mạng xã hội, theo dõi để uốn nắn những việc làm chưa đúng hoặc những nguy cơ xấu có thể xảy ra chứ không can thiệp quá sâu vào chuyện cá nhân của học trò. Giáo viên tổ chức buổi học hấp dẫn, hướng học trò sử dụng thời gian và thiết bị (điện thoại, máy tính) vào việc học, hoặc dùng mạng xã hội để tìm thông tin hay. Học sinh cần được dạy cách sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, có văn hóa, có chính kiến, biết phản biện nhưng luôn chấp nhận sự khác biệt. Những buổi sinh hoạt chuyên đề về lĩnh vực này là rất cần thiết. Chuyên đề đều được ban giám hiệu, đoàn trường lên kế hoạch, phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm triển khai, tổ chức vào một tiết sinh hoạt cuối tuần trong tháng 1 năm 2019. GIẢI PHÁP 2. Tổ chức dạy tích hợp và các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp Việc tổ chức các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách và uốn nắn những hành vi lệch chuẩn của học sinh. Các hoạt động này được thực hiện bởi sự phối hợp ban giám hiệu với cán bộ đoàn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Theo đó tổ chức đoàn có vai trò trực tiếp tham mưu, đề xuất các hoạt động trải ngiệm, các buổi nói chuyện chuyên đề, ngoại khóa. Tiếp đến đoàn thanh niên sẽ lên kế hoạch, liên hệ diễn giả, tham khảo lịch trình trải ngiệm. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm sẽ là trực tiếp triển khai, phối hợp cùng giáo viên các môn văn hóa xây dựng các chuyên đề, quản lý học sinh trong suốt quá trình diễn ra hoạt động, lăng nghe nhu cầu, nguyện vọng của học sinh và phản ảnh với đoàn trường và ban giám hiêu. GIẢI PHÁP 3. Tổ chức các câu lạc bộ, diễn đàn, tọa đàm Trang 11
  12. Tổ chức các câu lạc bộ, diễn đàn, tọa đàm về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh có hành vi lệch chuẩn. Đây là giải pháp quan trọng mang lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn. Nhằm giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, ngăn chặn khả năng có thể xẩy ra bạo lực học đường trong ĐVTN học sinh nhà trường, đồng thời giúp các em nhận thức rõ hơn về giá trị của tình bạn và xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, ý nghĩa quan trọng của tình bạn đối với việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp và nói không với bạo lực học đường”, diễn đàn “ Tình bạn, tình yêu tuổi học trò”, diễn đàn “Khi tôi 18” đã được ban giám hiệu, đoàn trường và các thầy cô chủ nhiệm phối hợp tổ chức thành công, xuyên suốt trong năm học. GIẢI PHÁP 4. Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu. Đối với học sinh có hành vi lệch chuẩn việc gần gũi với các em quả là một vần đề không đơn giản, nếu GVCN hoặc các thầy cô trong ban quản lý nề nếp của đoàn trường thiếu tế nhị một xíu thì khó mà có thể gần gũi với các em được, chẳng hạn thường xuyên phê bình, dùng nhiều lới xúc phạm đến các em ... đều có thể làm tổn thương đến mối quan hệ này. Hơn nữa vì các em thường xuyên vi phạm nên các em càng lẩn tránh tiếp xúc với giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp và các thầy cô quản lý nề nếp trong đoàn trường. Để thấy được hết cá tính của học sinh, GVCN cần tạo đựơc mối quan hệ gần gũi với các em, thật sự là chỗ dựa đáng tin cậy nhất sau cha mẹ của các em. Chú ý khi giao tiếp với các em ta phải luôn cởi mở, chân tình, vui vẻ dễ cảm hóa được các em, khi có được mối quan hệ tốt các em sẽ thổ lộ những tâm tư tình cảm với GVCN mà không một chút ngần ngại. Những lời khuyên răn dạy bảo của chúng ta sẽ có tác dụng lớn đối với các em. Về phía đoàn trường, các dữ liệu của học sinh sẽ được thông qua giáo viên chủ nhiệm triển khai báo cáo về cho ban chấp hành đoàn như: địa chỉ facebook, biển số xe, số điện thoại cá nhân( nếu có) để việc phát hiện, giáo dục những học sinh có hành vi lệch chuẩn được kịp thời, hiệu quả. Trang 12
  13. Về phía ban giám hiệu, việc nắm bắt tình hình học sinh thông qua nhiều kênh thông tin sẽ giúp cho việc quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao nhất. Hướng tới việc hoàn thành xuất sắc các mục tiêu giáo dục. GIẢI PHÁP 5. Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn Nhà trường đã bố trí một phòng riêng dành cho công tác tư vấn tâm lý học sinh, song song đó là sự thành lập của tổ tư vấn đã giúp cho việc triển khai công tác tư vấn học sinh có nhiều thuận lợi. Ngoài tư vấn trực tiếp tổ tư vấn còn tư vấn qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác. Để thực hiện tốt công tác tham vấn, tư vấn những học sinh có hành vi lệch chuẩn cần sự quan tâm, phối hợp của cán bộ đoàn và giáo viên chủ nhiệm trong việc phát hiện, gợi ý cho học sinh đến gặp cán bộ tư vấn nếu các ca tư vấn khó, bản thân giáo viên chủ nhiệm và cán bộ đoàn không thể đảm nhận được. Đồng thời ban giám hiệu cũng cần quan tâm sâu sát và tạo môi trường cởi mở cho học sinh và giáo viên dễ dàng giải quyết hoặc nêu lên những khó khăn về tâm lý, nhất là những học sinh có hành vi lệch chuẩn. Giải pháp này để đạt được hiệu quả thì trước hết giáo viên chủ nhiệm là những người gần gũi học sinh nên dễ dàng tìm hiểu, phát hiện những em học sinh có những biểu hiện về hành vi lệch chuẩn. Hoặc cũng có những trường hợp thì các thầy cô trong đoàn thanh niên phát hiện và trao đổi với thầy cô chủ nhiệm. Trên cơ sở đó thầy cô chủ nhiệm, cán bộ đoàn sẽ trao đổi với các thầy cô trong tổ tư vấn tâm lý để tiến hành các bước tư vấn tâm lý cho học sinh. Các thầy cô trong ban giám hiệu sẽ phải thường xuyên quan tâm, giúp đỡ cho các lực lượng này làm tốt vai trò tư vấn, đồng thời có chính sách hỗ trợ cho các lực lượng làm công tác tư vấn học sinh, liên hệ với các cơ quan tổ chức chuyên trách khi gặp những ca tư vấn mà tại nhà trường không thể can thiệp được. GIẢI PHÁP 6. Về công tác phối hợp trong tổ chức hoạt động Công tác phối hợp trong tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý gồm : Trang 13
  14. i) Phối hợp trong nhà trường: cán bộ, giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường khi triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh; ii) Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài như: Phối hợp với cha mẹ học sinh: Thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh; nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và tác động của những thay đổi đó đối với học sinh; thường xuyên quan tâm, phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh; phối hợp với các chuyên gia tư vấn tâm lý, các trung tâm tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, cơ sở y tế, cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật để trị liệu tâm lý, xử lý kịp thời các trường hợp học sinh cần can thiệp chuyên sâu; phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có đủ chức năng, điều kiện để tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý phù hợp với nhu cầu của học sinh và yêu cầu giáo dục của nhà trường. (THAM KHẢO PHỤ LỤC ) 2.2.2. Ưu điểm của giải pháp mới GIẢI PHÁP 1. Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh 1. Chuyên đề “ sức khỏe sinh sản vị thành niên ” Tại buổi nói chuyện, các em học sinh đã được cung cấp một số kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản; sự thay đổi về thể chất, tâm sinh lý trong giai đoạn dậy thì; tình bạn, tình yêu, tác hại của quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và hậu quả của việc phá thai. Ngoài ra, các em học sinh đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ những thắc mắc về vấn đề tâm sinh lý; thảo luận những kỹ năng để giải quyết các tình huống xảy ra trong mối quan hệ bạn bè khác giới ở tuổi vị thành niên. Buổi nói chuyện đã giúp các em học sinh nâng cao nhận thức về Trang 14
  15. chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân, rèn luyện các kỹ năng sống tích cực, biết cách phòng tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. 2. Chuyên đề: “Kỹ năng sử dụng mạng xã hội và các thiết bị thông minh” Trong buổi sinh hoạt chuyên đề học sinh đã nêu ra được tầm quan trọng của kỹ năng sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay. Nếu không am hiểu và không có kỹ năng tốt các bạn trẻ, đặc biệt là học sinh rất dễ gặp phải những rủi ro mà điển hình là: mất thông tin cá nhân, lộ những bí mật của bản thân, không lường trước được hậu quả khi phát ngôn trên mạng xã hội, vô tình tạo ra một lịch sử sử dụng mạng xã hội không tốt cho công việc và sự nghiệp sau này. Để bảo vệ bản thân trước những rủi ro có thể gặp trước hết chúng ta cần hiểu các nguyên tắt về bảo mật thông tin, không tùy tiện click và những link xấu hoặc kết bạn với những người chúng ta không quen biết. Bên cạnh đó, thầy cô cũng đưa ra lời khuyên để các em học sinh sử dụng mạng xã hội một cách văn minh. Không đưa ra những phát ngôn khi không biết được tính xác thực của thông tin, không phiến diện nêu ra quan điểm cá nhân nếu nó gây tác động xấu đến bản thân và người khác; không biến mạng xã hội thành công cụ để kỳ thị, cô lập hay công kích người khác. Không chia sẻ những thông tin, hình ảnh nhạy cảm liên quan đến chính trị hoặc đời tư của người khác,… GIẢI PHÁP 2. Tổ chức dạy tích hợp và các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp Năm học 2018-2019 với sự phối hợp chặt chẽ giữa đoàn trường và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, trường THPT Yên Khánh A đã tổ chức thành công các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Sự thành công nổi bật nhất là thông qua các hoạt động đó học sinh có thêm sự hiểu biết thực tế, thêm sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp, trong trường. Từ đó giúp hạn chế, ngăn ngừa những hành vi bạo lực học đường, giúp học sinh tìm được sự vui vẻ khi đến lớp. Nổi bật sự phối hợp chặt chẽ giữa đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức hội thi “Dân vũ”, một sân chơi bổ ích, lý thú cho tất cả học sinh trong trường. Đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm còn phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, góp phần giáo dục học sinh toàn diện thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trang 15
  16. Qua việc theo dõi nắm bắt việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm và hoạt động ngoài giờ lên lớp đã mang lại nhiều điều bổ ích trong việc nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng và tình cảm cho học sinh thông qua những hình thức dạy học khác nhau. Hoạt động giao lưu của học sinh Yên Khánh A với các diễn giả, những gương sáng điển hình trong học tập và cuộc sống đã giúp cho các bạn học sinh có thêm động lực, mục đích đúng đắn trong học tập và rèn luyện. GIẢI PHÁP 3. Tổ chức các câu lạc bộ, diễn đàn, tọa đàm Tại diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp và nói không với bạo lực học đường” các em học sinh được trao đổi, chia sẻ với các vị khách mời về vấn đề xây dựng tình bạn đẹp; thực trạng bạo lực học đường hiện nay, nguyên nhân, việc xử lý hành vi bạo lực học đường, giải pháp hạn chế tình trạng bạo lực học đường; chuyển tải những thông điệp có ý nghĩa về phòng, chống bạo lực gia đình qua các tiểu phẩm, tranh vẽ do chính các em học sinh của trường dàn dựng, thể hiện. Qua đó, định hướng cho học sinh, đoàn viên, thanh niên nâng cao ý thức trong việc xây dựng tình bạn đẹp, góp phần xây dựng văn hóa học đường lành mạnh. Diễn đàn khi tôi 18 được diễn ra rất sôi nổi và hào hứng vào mỗi tháng trong năm học. Tại các diễn đàn đã tạo môi trường để các em học sinh, đoàn viên, thanh niên rèn luyện, trưởng thành và trau dồi kỹ năng sống, giáo dục các em về xây dựng tình bạn đẹp của tuổi học trò, tình yêu quê hương đất nước, tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường, góp phần tạo môi trường học tập thân thiện. GIẢI PHÁP 4. Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu. Việc gần gũi, hiểu biết tâm lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm kết hợp với việc theo dõi sát sao của đoàn thanh niên trong các hoạt động đã gúp nhà trường có đầy đủ thông tin của học sinh. Từ đó giúp quá trình theo dõi, tư vấn, giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn được hiệu quả. GIẢI PHÁP 5. Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn Việc tham vấn, tư vấn học sinh trực tiếp hoặc gián tiếp mang đến những hiệu quả sau: Trang 16
  17. - Giúp học sinh giải quyết được những vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống đồng thời phát triển kỹ năng học tập, năng lực và nhân cách. - Giúp phụ huynh quan tâm, chăm sóc con cái nhiều hơn từ đó, phát hiện sớm những vấn đề tâm lý mà con cái gặp phải và phối hợp kịp thời với nhà trường, nhà tâm lý giải quyết vấn đề nhanh chóng. - Giúp giáo viên tiếp cận, giao tiếp với học sinh tốt hơn, tăng hiệu quả giáo dục. - Ngăn chặn các nguy cơ mắc các bệnh tâm lý học đường. Trong năm học 2019-2020 qua việc khảo sát, thống kê nắm tình hình, có hai học sinh có biểu hiện tăng động, bảy học sinh có biểu hiện trầm cảm. Nhà trường đã gặp gỡ, trao đổi, tư vấn cho từng em và gia đình các em. Ðến nay, bảy học sinh đã trở lại bình thường, hai học sinh còn ở mức độ trầm cảm nhẹ. Tổ tư vấn còn giúp hàng trăm em giải quyết những vướng mắc trong việc học và quan hệ với các thầy cô, bạn bè trong trường. GIẢI PHÁP 6. Về công tác phối hợp trong tổ chức hoạt động Việc phối hợp giữa các tổ chức để giáo dục, tư vấn học sinh có hành vi lệch chuẩn đã có rất nhiều hiệu quả. Thông qua các hoạt động của nhà trường luôn có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên trách và sự ủng hộ của hội cha mẹ học sinh vì vậy việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn gặp nhiều thuận lợi và đi đúng hướng. 3. Hiệu quả dự kiến đạt được 3.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn và cán bộ quản lý giáo dục Đối với giáo viên chủ nhiệm  Có thêm kinh nghiệm và kỹ năng sư phạm trong công tác quản lý học sinh, nắm bắt tâm lý học sinh.  Có thêm kinh nghiệm trong việc chủ động phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục học sinh, nhất là học sinh có hành vi lệch chuẩn. Đối với cán bộ đoàn: Trang 17
  18.  Có thêm kinh nghiệm trong việc tham mưu, đễ xuất các hoạt động đoàn sao cho hiệu quả, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của học sinh.  Có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động đoàn.  Có thêm kinh nghiệm trong việc phối hợp cùng các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đối với cán bộ quản lý giáo dục  Có thêm kinh nghiệm trong công tác tổ chức các hoạt động giáo dục.  Có thêm các sáng kiến, mô hình sinh động cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp.  Công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường được củng cố. 3.2. Đối với học sinh  Có thêm kiến thức hiểu biết xã hội thông qua các chuyên đề, diễn đàn và các bài học tích hợp trên lớp.  Có môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện.  Có nhận thức và hành vi đúng đắn với các vấn đề gặp phải trong học tập và cuộc sống.  Có thể giải tỏa được những khúc mắc, khó khăn tâm lý khi không thể tự mình giải tỏa hoặc thiếu sự hỗ trợ từ phía gia đình.  Học sinh hứng thú với việc tới trường và tránh xa tệ nạn xã hội. Từ năm học 2018– 2019 đến nay, các giải pháp trên được tiến hành áp dụng trong các hoạt động giáo dục. Chúng tôi nhận thấy chất lượng giáo dục nâng lên rõ rệt được cụ thể như sau: Kết quả trường THPT Yên Khánh A luôn dẫn đầu trong các phong trào thi đua, các cuộc thi, hội thi do sở, ngành tổ chức. Đoàn trường THPT Yên Khánh A đã đạt được trong năm học 2018- 2019: - Bằng khen TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối các trường THPT trong tỉnh Trang 18
  19. Ninh Bình - Đoàn trường THPT Yên Khánh A được huyện đoàn Yên Khánh, tỉnh đoàn Ninh Bình chọn là đơn vị kiểu mẫu triển khai các mô hình sáng tạo cho thanh niên như: mô hình màu áo xanh tình nguyện, mô hình hoạt động dân vũ trong trường học, mô hình giáo dục kỹ năng sống,… Kết quả xếp loại chi đoàn cuối năm: - Chi đoàn vững mạnh: 28 chi đoàn đạt 82,4%. Trong đó 05 chi đoàn dẫn đầu phong trào thi đua được nhà trường công nhận là tập thể lớp tiên tiến xuất sắc năm học 2018-2019 đó là chi đoàn 11C, 10N, 11A, 11G, 11E. - Chi đoàn khá: 06 chi đoàn đạt 17,6% Kết quả xếp loại đoàn viên cuối năm: Tổng số đoàn viên 1269 + Xuất sắc: 1201 đạt 94,6% + Khá: 62 (đạt 4,9%) + TB: 5 (đạt 0,4%) + Yếu: 1 (đạt 0,1%) * Kết quả xếp loại, văn hoá, hạnh kiểm cuối năm: Tổng số học sinh 1269 Hạnh kiểm: So với chỉ Học lực: So với chỉ tiêu đầu năm tiêu đầu năm - Tốt: 1201 - Tốt: 94,0% - Giỏi: 227 (17,9 - Giỏi: 15% (94,6%) %) - Khá: 4,5% - Khá: 65% - Khá: 62 (4,9%) - Khá: 852 (67,1 %) - Trung - TB: 18% -Trung bình: 5 bình:1.3% -Trung bình: 188 - Yếu: 2% (0,4%) (14,1%) - Yếu: 0,2% - Yếu: 1 (0,1 %) - Yếu: 2 (0,2 %) Về cá nhân: Trang 19
  20. - Đồng chí : Nguyễn Thị Quế được Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tặng bằng khen, Huyện đoàn Yên Khánh tặng giấy khen trong công tác đoàn và phong trào thanh niên. - Đồng chí Mai Quỳnh Vân, Tống Thị Hồng Luyến, Nguyễn Thị Bích Nụ, là những giáo viên chủ nhiệm của những lớp xếp thứ hạng cao trong các phong trào thi đua. Các đồng chí luôn được học sinh yêu mến và trở thành những nhà tâm lý, giúp đỡ, giáo dục học sinh khi các em gặp những khó khăn, khúc mắc trong cuộc sống cũng như trong học tập, rèn luyện. KẾT QUẢ THAM GIA MỘT SỐ CUỘC THI - Cuộc thi “Tìm hiểu về pháp luật học đường” trường THPT Yên Khánh A vươn lên đẫn đầu trong tỉnh Ninh Bình và xếp thứ ba trong phạm vi toàn quốc. - Cuộc thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”do sở giáo dục đào tạo tổ chức, trường THPT Yên Khánh A được lọt vào tốp 12 trường THPT tham gia vòng chung kết và đạt giải khuyến khích. - Cuộc thi “Liên hoan các ca khúc cách mạng” do sở Văn hóa thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức, trường THPT Yên Khánh A phối hợp cùng huyện đoàn Yên Khánh tham gia đạt giải khuyến khích. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng 4.1. Điều kiện áp dụng: Các giải pháp chúng tôi đưa ra có thể áp dụng rộng rãi tại tất cả các trường THCS, THPT khi mà vấn đề tư vấn tâm lý, giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn đang được các trường triển khai rộng khắp và được toàn xã hội quan tâm. 4.2. Khả năng áp dụng: Áp dụng cho công tác quản lý, công tác đoàn và công tác chủ nhiệm. Ngoài ra còn có thể là tài liệu tham khảo cho thầy cô giáo viên bộ môn để phối hợp giáo dục học sinh hiệu quả. Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2