Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua câu lạc bộ
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Đổi mới công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua câu lạc bộ" được thực hiện nhằm phát huy khả năng, và phát triển năng lực nghiên cứu cho học sinh; Tạo sân chơi trí tuệ lành mạnh, hoạt động trải nghiệm bổ ích, thiết thực trong chuỗi hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh THPT...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua câu lạc bộ
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình Chúng tôi, gồm: STT Họ và tên Ngày tháng Chức vụ, Trình độ Tỉ lệ năm sinh nơi công tác chuyên môn 1 Hà Thị Lan Hương 13/4/1981 HT-THPT Nho Quan C Đại học - NGỮ VĂN 2 Ngô Đức Thắng PHT-Trường THPT Nho Đại học - SINH Quan C HỌC 3 Nguyễn Hoài Thu TPCM-THPT Nho Quan C Đại học - VẬT LÝ 4 Đoàn Thị Thanh Thủy 18/12/1977 TTCM-THPT Nho Quan C Đại học - GDCD 5 Lê Thị Lài GV - THPT Nho Quan C Đại học - LỊCH SỬ I. TÊN SÁNG KIẾN, THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ LĨNH VỰC ÁP DỤNG I.1. Tên sáng kiến: ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA CÂU LẠC BỘ I.2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020 I.3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Hoạt động nghiên cứu khoa học) II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN II.1. Giải pháp cũ thường làm II.1.1. Các hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học thường làm Vòng 1: Đoàn thanh niên tổ chức các cuộc thi: - Thực hiện theo kế hoạch của Đoàn thanh niên với hình thức cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật, phát động từ đầu năm học; - Đối tượng tham gia là học sinh tất cả các lớp thuộc khối 10, 11, 12; - Giao chỉ tiêu sản phẩm dự thi theo lớp - mỗi lớp một sản phẩm tham gia dự thi; - Đề tài nghiên cứ, sáng tạo do lớp tự chọn để đăng kí trước dựa vào tiềm năng kế thừa từ cấp THCS hoặc học sinh chủ động tìm hiểu và đề xuất; - Giáo viên chủ nhiệm phụ trách đề tài của lớp; 1
- - Việc tổ chức cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật ở các nhà trường thường chỉ diễn ra một lần vào đầu năm học, trên cơ sở đó chọn sản phẩm tham gia thi cấp cao hơn (cấp Huyện, cấp Tỉnh...); - Nội dung nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm là do lớp, chi đoàn, giáo viên chủ nhiệm, hoặc một số thầy cô giáo bộ môn quan tâm, động viên; - Kinh phí do nhóm học sinh nghiên cứu do giáo viên chủ nhiệm xin trích từ nguồn quỹ lớp hoặc do nhóm học sinh nghiên cứu tự đóng góp; - Sản phẩm dự thi cấp trường được giải sẽ được tính để cộng điểm thi đua cho lớp. Sản phẩm được đánh giá có khả năng tham gia dự thi cấp cao hơn (sản phẩm tiềm năng) sẽ được một nhóm giáo viên bảo trợ để hoàn thiện và nâng cấp. Vòng 2: Thành lập nhóm bảo trợ sản phẩm tiềm năng: - Trong cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật cấp trường (thường diễn ra vào cuối tháng 9) Đoàn thanh niên sẽ chọn 3 đến 5 sản phẩm tiềm năng (lấy theo giải từ cao xuống thấp) để chuẩn bị tham gia thi cấp Tỉnh; - Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo thành lập các nhóm bảo trợ sản phẩm tiềm năng. Mỗi nhóm từ ba đến năm người (chủ yếu là các thầy cô giáo thuộc các nhóm môn khoa học tự nhiên) giúp đỡ học sinh/nhóm học sinh hoàn thiện và nâng cấp sản phẩm; - Nhóm giáo viên được phân công dựa vào năng lực chuyên môn, chủ động tìm hiểu về sản phẩm và cách thức nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ. Đến thời điểm dự thi cấp Tỉnh thường có 3 sản phẩm sẽ được chọn lần hai để tham gia thi. II.1.2. Ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ - Ưu điểm: + Việc tổ chức cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật cấp trường là cơ hội để học sinh toàn trường tham gia theo đầu lớp học. Kế hoạch thi được tuyên truyền từ cuối năm học trước và chính thức phát động từ thời điểm đầu năm học; + Những học sinh có đam mê khoa học tiếp tục được thể hiện, phát huy khả năng, và phát triển năng lực nghiên cứu; + Giáo viên chủ nhiệm bám sát sản phẩm của lớp, chủ động tư vấn và tổ chức kinh phí đầu tư cho sản phẩm được tốt nhất; + Sản phẩm tham gia dự thi cấp trường phong phú, đa dạng (mỗi năm khoảng 25 đến 30 sản phẩm), tạo cơ hội cho Ban tổ chức chọn lựa những sản phẩm tiềm năng; + Tạo sân chơi trí tuệ lành mạnh, hoạt động trải nghiệm bổ ích, thiết thực trong chuỗi hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh THPT; 2
- + Tập trung trí tuệ của nhiều thầy cô giáo và học sinh vào sản phẩm góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả nhất định khi sản phẩm được tham gia dự thi ở các cấp. - Nhược điểm: + Cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật cơ bản thể hiện ở phần số lượng, chưa tập trung cần thiết được vào phần chất lượng; + Đề tài nghiên cứu, sáng tạo mang tính tự phát, chưa được định hướng vào trọng tâm, trọng điểm nên kết quả trong các sân thi cấp Tỉnh, cấp Huyện thường chỉ được giải thấp hoặc không được giải; + Kinh phí đầu tư cho sản phẩm khá tốn kém, song không trọng tâm, chưa hiệu quả hoặc xảy ra bất đồng quan điểm về cách thức đầu tư; + Chưa có định hướng đúng, sát với năng lực của học sinh, chưa phát huy hết trách nhiệm, khả năng của giáo viên để đầu tư cho đề tài nghiên cứu, sáng tạo. Sản phẩm được hoàn thành chủ yếu học sinh trải nghiệm tự phát, giáo viên thực hiện theo nhiệm vụ được phân công; + Thiếu sự đồng bộ, nhất quán trong thực hiện nhiệm vụ giữa các bộ phận, cá nhân, tập thể. Đặc biệt chưa có sự khảo sát, đánh giá, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh, chưa khơi gợi được niềm đam mê và nhiệt huyết của giáo viên phụ trách. II.2. Giải pháp mới cải tiến II.2.1. Bản chất của giải pháp Đổi mới chỉ đạo và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua hình thức Câu lạc bộ. * Về mục tiêu: - Mục tiêu hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh giao lưu, học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống, bồi dưỡng và phát triển khả năng nghiên cứu khoa học của học sinh, góp phần đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục tổng thể 2018 của Bộ GD và ĐT; - Sáng kiến nhằm khắc phục hạn chế của giải pháp cũ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hướng vào dạy học phát triển năng lực, phẩm chất cho người học, đón đầu chương trình giáo dục tổng thể sẽ được áp dụng đồng bộ, chỉ đạo, quản lí và tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Cụ thể là: + Phát triển năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; + Phát triển năng lực chuyên môn: năng lực ngôn ngữ; năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tính toán, năng lực tin học và năng lực thẩm mĩ; + Phát triển phẩm chất: yêu nước; nhân ái; trách nhiệm, chăm chỉ. 3
- * Về hình thức tổ chức: Phát triển năng lực, phẩm chất cho người học thông qua hoạt động của Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học, cụ thể: - Đồng chí Hiệu trưởng ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo các Câu lạc bộ và Kế hoạch hoạt động chung của các Câu lạc bộ trong nhà trường trong đó có Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học. - Chọn cử cán bộ giáo viên có năng lực chuyên môn, năng lực chuyên biệt phù hợp giữ vai trò Ban chủ nhiệm CLB; - Nhà trường giới thiệu tổng quan về các câu lạc bộ, ban hành mẫu đơn và tổ chức cho học sinh đăng ký tham gia các câu lạc bộ theo sở thích, nhu cầu, năng lực cá nhân. - Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ xây dựng Kế hoạch, ban hành Quy chế và nội dung hoạt động. - Xây dựng Quy chế hoạt động của Câu lạc bộ nghiên Nghiên cứu khoa học. Quy định thời gian sinh hoạt câu lạc bộ là 1 tuần/lần vào chiều thứ 6 từ 14h đến 17 h hằng tuần. - Hoạt động của CLB được chia làm 3 giai đoan: + Giai đoạn 1: Định hướng nghiên cứu và tổ chức cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp trường (từ tháng 9 đến tháng 11): Giới thiệu hoạt động và phạm vi nghiên cứu của câu lạc bộ gồm 22 lĩnh vực theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai hoạt động Nghiên cứu khoa học và tổ chức cuộc thi KHKT cấp tỉnh; Tiến hành khảo sát năng lực học sinh để tư vấn, định hướng các lĩnh vực nghiên cứu phù hợp, phân nhóm nghiên cứu. Tổ chức buổi tọa đàm, gặp gỡ, chia sẻ với chuyên gia để tư vấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học. Giới thiệu về các sản phẩm nghiên cứu của các nhóm học sinh đã có giải trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, cấp tỉnh; Tổ chức cuộc thi KHKT cấp trường, xây dựng biểu điểm, tiêu chí đánh giá dự án dự thi và xét giải. + Giai đoạn 2: Hoàn thiện các dự án khoa học tham dự cuộc thi KHKT cấp tỉnh và tiếp tục tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ theo kế hoạch (từ đầu tháng 11 đến hết tháng 12/2019) Chọn cử 03 sản phẩm tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh; Chọn cử giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, có chuyên môn hướng dẫn, bảo trợ các nhóm nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị tốt cho cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh. 4
- Tiếp tục tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ phát huy khả năng nghiên cứu của học sinh, định hướng những sản phẩm triển vọng để có được các sản phẩm khoa học cho kỳ thi tiếp theo. Sơ kết hoạt động CLB học kỳ I, triển khai phương hướng, nhiệm vụ hoạt động học kỳ II năm học 2019-2020; + Giai đoạn 3: Tiếp tục phát huy hoạt động NCKH dựa trên các nguồn lực của CLB (đầu tháng 1/2020 đến hết tháng 5/2020) Tổ chức tọa đàm, chia sẽ những sản phẩm của CLB đoạt giải trong kỳ thi KHKT cấp tỉnh; Nhận xét, đánh giá các sản phẩm tiềm năng của các nhóm trong CLB để tiếp tục hoàn thiện và phát triển; Các nhóm tiếp tục bổ sung ý tưởng nghiên cứu mới; Tổng kết, trao thưởng hoạt động nghiên cứu khoa khoa học của CLB trong năm học 2019-2020, phương hướng, nhiệm vụ của CLB trong năm học 2020-2021. II.2.2. Các giải pháp phát triển năng lực NCKH của học sinh thông qua hoạt động CLB * Một là, thống nhất giữa các nguồn lực, nhân lực tham gia: - Các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động Câu lạc bộ gồm: Ban Giám hiệu; Giáo viên chủ nhiệm; thành viên câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, Các thành viên chủ chốt của CLB Thông tin- truyền thông; CLB Tin học; phụ huynh học sinh. - Các nguồn lực, nhân lực tham gia đảm bảo tính thống nhất trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch trong từng giai đoạn. - Mỗi bộ phận được giao nhiệm vụ cụ thể; trong đó, mỗi thành viên đảm bảo tính thống nhất trong việc tổ chức thực hiện. (Minh chứng tại Quyết định thành lập các câu lạc bộ, bản giới thiệu tổng quan và Kế hoạch hoạt động của các CLB- PHỤ LỤC 1)- d/c Thắng * Hai là, tổ chức hoạt động Câu lạc bộ theo lộ trình từng giai đoạn cụ thể đảm bảo tính khoa học tránh vụn vặt, tự phát. Cụ thể: - Giai đoạn 1: Triển khai xây dựng và phổ biến Kế hoạch, Quy chế hoạt động của CLB; quy định thời gian sinh hoạt cố định vào chiều thứ 6 hằng tuần; tổ chức tọa đàm, giới thiệu về các nội dung sinh hoạt của CLB, khảo sát năng lực học sinh; giới thiệu, định hướng lĩnh vực nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng về phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học, tổ chức mời chuyên gia tư vấn, định hướng nghiên cứu khoa học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; tổ chức cuộc thi KHKT cấp trường và xét giải. 5
- - Giai đoạn 2: Căn cứ kết quả cuộc thi KHKT cấp trường, chọn cử dự án tham dự cuộc thi KHKT cấp tỉnh và cuộc thi sáng tạo trẻ cấp huyện. Tổ chức phân công giáo viên hướng dẫn, bảo trợ các sản phẩm KHKT tham dự cấp tỉnh; đồng thời tiếp tục duy trì sinh hoạt CLB hằng tuần để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh, hướng dẫn, định hướng những đề tài khoa học có triển vọng. - Giai đoạn 3: Tổ chức tọa đàm, chia sẽ những sản phẩm của CLB đoạt giải trong kỳ thi KHKT cấp tỉnh; nhận xét, đánh giá sản phẩm để hoàn thiện và phát triển đề tài nghiên cứu khoa học; tổng kết đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa khoa học của CLB trong năm học 2019-2020, phương hướng, nhiệm vụ của CLB trong năm học 2020-2021. (Minh chứng tại Kế hoạch, Quy chế tổ chức hoạt động Câu lạc bộ nghiên cứu khoa học và Báo cáo sơ kết học kỳ I hoạt động CLB năm học 2019-2020- PHỤ LỤC 2) * Ba là, huy động tổng thể năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh - Nhiệm vụ của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ là phát hiện, định hướng, hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu khoa học; khích lệ để mỗi cá nhân phát huy được năng lực đã có hoặc tiềm ẩn để có được các đề tài nghiên cứu khoa học mang tính mới, sáng tạo và khả thi. - Ban chủ nhiệm CLB ghép các học sinh nghiên cứu chung một lĩnh vực thành một nhóm để cùng hỗ trợ nhau trong nghiên cứu. Định hướng những đề tài mang tính mới, tính khả thi cao để các nhóm học sinh đầu tư nghiên cứu. - Thường xuyên tổ chức các buổi tòa đàm chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của các nhóm; chia sẻ các dự án khoa học theo từng giai đoạn để các nhóm có những nhận xét, góp ý hoàn thiện và phát triển dự án khoa học. - Tổ chức giao lưu, cộng tác với các CLB khác trong nhà trường: CLB Tin học, Thông tin - Truyền thông, Tiếng anh để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm về tin học, ngoại ngữ, kỹ thuật quay phim, chụp ảnh… để phục vụ cho hoạt động công tác nghiên cứu. (Minh chứng tại Danh sách phân nhóm học sinh và các lĩnh vực nghiên cứu - PHỤ LỤC ….) * Bốn là, Ban Giám khảo cuộc thi KHKT cấp trường nhận xét, đánh giá, khen thưởng dựa trên các tiêu chí cụ thể cần đạt được của mỗi lĩnh vực nghiên cứu. - Ban giám khảo xây dựng các tiêu chí đánh giá dự án, mức điểm kèm theo mỗi tiêu chí dựa trên hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư 32/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 12 năm 2017. 6
- - Với mỗi sản phẩm dự thi, Ban giám khảo nhận xét, đánh giá chỉ ra cụ thể nhưng ưu điểm, nhược điểm. (Minh chứng tại Kế hoạch thi KHKT cấp trường, Quyết định thành lập hội đồng Ban giám khảo kèm theo phiếu chấm điểm và Báo cáo kết quả cuộc thi; - PHỤ LỤC ….). * Năm là, Câu lạc bộ giới thiệu giáo viên bảo trợ cho các dự án tham dự cuộc thi KHKT cấp tỉnh, đề nghị Nhà trường phê duyệt, ra quyết định phân công người bảo trợ sản phẩm khoa học kỹ thuật. Dựa trên kết quả của cuộc thi KHKT cấp trường, đã chọn cử 03 sản phẩm tham dự cuộc thi KHKT cấp tỉnh. Câu lạc bộ Chọn cử mỗi dự án khoa học 1 giáo viên hướng dẫn. Giáo viên hướng dẫn là người có chuyên môn vững vàng, có đam mê nghiên cứu khoa học và tinh thần trách nhiệm cao đồng hành cùng nhóm nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm. CLB tổ chức các buổi phản biện để tìm ra những mặt chưa tối ưu, từ đó hoàn thiện sản phẩm dự thi KHKT cấp tỉnh. (Minh chứng tại Quyết định phân công giáo viên hướng dẫn sản phẩm KHKT cấp tỉnh và Danh sách dự án khoa học tham dự cuộc thi KHKT - PHỤ LỤC ….). II.2.3. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp tổ chức Hoạt động Câu lạc bộ trong trường học nhằm phát triển khả năng nghiên cứu khoa học của học sinh. * Đồng bộ công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động NCKH thông qua Câu lạc bộ trong trường học: - Ban giám hiệu Ban hành Kế hoạch tổng thể, quy chế hoat động của các CLB trong nhà trường. Chọn cử cán bộ giáo viên có năng lực chuyên môn, năng lực chuyên biệt phù hợp giữ vai trò Ban chủ nhiệm CLB; - Ban chủ nhiệm CLB căn cứ vào Kế hoạch tổng thể của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động phụ hợp với đặc trưng của CLB phụ trách. - Các hoạt động của CLB được chỉ đạo đồng bộ, có kế hoạch, lộ trình cụ thể, khoa học theo từng giai đoạn tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện giúp các em có không gian để giao lưu, trình bầy ý tưởng, có cơ hội được thể hiện mình, từ đó hình thành nên các dự án khoa học có chất lượng. * Đổi mới mô hình dạy học trải nghiệm thông qua hoạt động CLB nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học. Đối với học sinh THPT, tham gia Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học, giúp các em có cơ hội áp dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, toán học, tin học… vào giải quyết một số vấn đề thực tế, cụ thể: 7
- - Đối với học sinh có đam mê các môn Khoa học tự nhiên có thể áp dụng các kiến thức đã học để tạo ra các dự án khoa học ở các lĩnh vực: Khoa học động vật, Hóa Sinh, Y Sinh và khoa học Sức khỏe, Kỹ thuật Y Sinh, Sinh học tế bào và phân tử; Sinh học trên máy tính và Sinh-Tin; Hóa học, Hệ thống nhúng, Vật lý và Thiên văn; Kỹ thuật cơ khí; Rô bốt và máy thông minh; Vi Sinh; Khoa học Thực vật … - Đối với học sinh có đam mê các môn Khoa học xã hội có thể áp dụng các kiến thức đã học và các kiến thức từ thực tế đời sống để sáng tạo các dự án khoa học thuộc các lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi, Khoa học Trái đất và Môi trường, Kỹ thuật môi trường. - Đối với học sinh yêu thích môn Toán có thể áp dụng kiến thức đã học để nghiên cứu dự án thuộc lĩnh vực Toán học: Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;... - Đối với học sinh đam mê về tin học, các em có thể chọn lĩnh vực nghiên cứu về Phần mềm hệ thống: Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngôn ngữ lập trình;... * Đổi mới về không gian và thời gian trải nghiệm nghiên cứu khoa học: + Về không gian: Giao lưu tích cực giữa các thành viên trong Câu lạc bộ thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ. Từ đó học sinh vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn so với việc nghiên cứu khoa học một cách đơn lẻ, tự phát. + Về thời gian: Sinh hoạt Câu lạc bộ diễn ra thường xuyên theo kế hoạch cụ thể vào chiều thứ 6 hằng tuần; nội dung sinh hoạt theo lộ trình từng giai đoạn, gắn với mục tiêu cụ thể. Việc nghiên cứu khoa học có thể kéo dài khoảng 1 kỳ hoặc 1 năm học tùy theo nội dung đề tài với mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nhiệm vụ hướng dẫn đề tài NCKH tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh chỉ là một trong các nhiệm vụ của Câu lạc bộ. * Phát huy tích cực vai trò của các nguồn lực tham gia + Huy động được nhiều người ở các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường tham gia hỗ trợ, định hướng tư vấn cho học sinh (Ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, Câu Lạc bộ Nghiên cứu khoa học, Một số thành viên chủ chốt của CLB Thông tin – truyền thông, Tin học, Một số giáo viên có chuyên môn thuộc lĩnh vực học sinh nghiên cứu; phụ huynh học sinh, một số chuyên gia cố vấn); + Ban Giám khảo và giáo viên bảo trợ sản phảm KHKT là những người nhiệt tình, trách nhiệm, có năng lực chuyên môn, khả năng nghiên cứu khoa học, đánh giá, hướng dẫn nhóm nghiên cứu hoàn thiện dự án tham dự cuộc thi KHKT cấp tỉnh và các cuộc thi sáng tạo trẻ. 8
- + So với hình thức tổ chức NCKH các năm trước chủ yếu dựa vào giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh của lớp mình. Năm học 2019-2020 với hoạt động chuyên biệt của CLB, đã tìm ra được những nhân tố học sinh có năng lực nghiên cứu khoa học và những giáo viên có năng lực chuyên môn theo đúng lĩnh vực nghiên cứu của học sinh để cùng đồng hành, hướng dẫn, tạo ra được những sản phẩm khoa học có giá trị, phát huy được hết nặng lực của học sinh. * Đa dạng hóa nội dung và hình thức nghiên cứu khoa học + Nội dung: Thông qua các buổi sinh hoạt CLB, phân tích các lĩnh vực nghiên cứu khoa học để học sinh có cái nhìn tổng quan, từ đó lực chọn lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với năng lực và điều kiện của nhà trường, gia đình và địa phương. Nội dung các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ được xây dựng cụ thể, khoa học có lộ trình. + Hình thức nghiên cứu phong phú, đa dạng gồm 22 lĩnh lực nghiên cứu theo quy định Ban tổ chức cuộc thi KHKT cấp tỉnh, cấp quốc gia; Câu lạc bộ chia thành các nhóm nhỏ hoạt động nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau. Ý tưởng khoa học của các em được Câu lạc bộ quan tâm, tạo điều kiện cho thể hiện ý tưởng dưới hình thức các buổi tọa đàm, xemina, từ đó các em được nhận xét, góp ý để hoàn thiện ý tưởng thành sản phẩm khoa học. * Đánh giá, khen thưởng theo tiêu chí đánh giá dự án khoa học kỹ thuật; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các sản phẩm tiềm năng: + Tại các buổi tọa đàm, xemina về sản phẩm NCKH do Câu lạc bộ tổ chức, các em được trình bầy ý tưởng, nhận xét, đánh giá ưu điểm, nhược điểm, đánh giá tính khả thi của sản phẩm. + Tại cuộc thi KHKT cấp trường, Ban giám khảo Ban giám khảo xây dựng các tiêu chí đánh giá dự án, mức điểm kèm theo mỗi tiêu chí dựa trên hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư 32/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 12 năm 2017. Mỗi sản phẩm dự thi, Ban giám khảo nhận xét, đánh giá chỉ ra cụ thể nhưng ưu điểm, nhược điểm. Đưa ra những giải pháp khắc phục nhược điểm, đồng thời định hướng các sản phẩm có tiềm năng để đầu tư tham gia cá cuộc thi cấp trên. (Minh chứng tại Phiếu chấm điểm cuộc thi KHKT cấp trường - PHỤ LỤC….). Nghiên cứu khoa học thông qua CLB gắn với định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Hoạt động Câu lạc bộ nghiên cứu khoa học là môi trường hoạt động trải nghiệm sáng tạo của các em học sinh có cùng sở thích, đam mê nghiên cứu khoa học, từ đó phát hiện các tài năng, định hướng nghề nghiệp cho tương lai, là cơ sở xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Tùy lĩnh 9
- vực nghiên cứu của học sinh, Giáo viên phụ trách các nhóm tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các em theo năng lực, sở trường chuyên biệt: - Đối với học sinh có đam mê nghiên cứu về các sản phẩm khoa học có thể định hướng sau này các em sẽ lựa chọn những nghành nghề liên quan đến nghiên cứu về khoa học tại các viện nghiên cứu, nếu học sinh đam mê về lĩnh vực khoa học xã hội hành vi tương lai có thể trở thành nhà tâm lý học… - Đối với học sinh có đam mê nghiên cứu các sản phẩm kỹ thuật, có thể định hướng sau này các em sẽ lựa chọn những nghành nghề như kỹ sư nông nghiệp, công nghiệp, chế tạo, sửa chữa cơ khí…. III. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC III.1. Hiệu quả kinh tế: Chúng tôi xác định hiệu quả kinh tế của giải pháp dựa trên sự chênh lệch kinh phí khi áp dụng giải pháp cũ và giải pháp mới. Số tiền làm lợi từ sáng kiến = số tiền trước khi áp dụng sáng kiến - số tiền sau khi áp dụng sáng kiến (Minh chứng về hiệu quả kinh tế dự kiến đạt được – PHỤ LỤC….) III.2. Hiệu quả xã hội: III.2.1. Hiệu quả đối với nhà trường: - Đạt hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động NCKH thông qua mô hình CLB: + Đồng bộ vai trò chỉ đạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và các nguồn lực khác tham gia thực hiện giải pháp. + Trau dồi kinh nghiệm xây dựng chương trình nhà trường, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, quản lí, tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; - Bước đầu đạt hiệu quả cao trong công tác NCKH, đặc biệt đạt lợi thế trong lĩnh vực khoa học hành vi. + Nhà trường có 3 sản phẩm dự thi cuộc thi KHKT cấp tỉnh, trong đó có 2 đề tài nghiên cứu đạt giải: 1 giải Nhì, 1 giải khuyến khích (tên sp). + Trong hoạt động của Câu lạc bộ đã khơi dậy nhiều “ý tưởng sáng tạo” , “ý tưởng tiềm năng” gắn liền với các vấn đề thực tiễn gần gũi với cuộc sống như: hiện tượng yêu sớm của học sinh, sự lệch lạc về giới tính, thần tượng, cách trị rêu bám trên tường…Những ý tưởng sáng tạo của các nhóm tiếp tục được nuôi dưỡng, phát huy. - Tiếp tục góp phần thực hiện hiệu quả các mặt giáo dục, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh; bồi dưỡng và phát triển khả năng nghiên cứu khoa học, góp phần đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục tổng thể 2018. (Minh chứng về 2 đề tài cấp tỉnh - PHỤ LỤC…..) - Góp phần xây dựng thương hiệu nhà trường, từ đó củng cố niềm tin của phụ huynh học sinh và các lực lượng khác quan tâm đến hoạt động giáo dục, là 10
- cơ sở quan trọng để phát huy vai trò của công tác xã hội hóa xây dựng nhà trường. III.2.2. Hiệu quả đối với học sinh: - Học sinh được tham gia sân chơi khoa học, bổ ích thiết thực, khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo. Từ đó, giúp các em nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học; Với hình thức CLB đã tạo ra một diễn đàn giúp cho các em có thể trang bị những kiến thức, kĩ năng về các bộ môn khoa học, kỹ thuật công nghệ, đồng thời các em còn được giao lưu, kết bạn, thỏa sức sáng tạo dưới sự dẫn dắt của các Thầy Cô; được thuyết trình các đề tài, dự án qua đó có cơ hội được tham gia trải nghiệm và tiếp cận với các cuộc thi khoa học kỹ thuật; - Phát triển năng lực NCKH, bồi dưỡng một số kĩ năng mềm cho học sinh góp phần hình thành phẩm chất công dân toàn cầu thế kỉ XXI; + CLBNCKH là cơ hội để học sinh thể hiện các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tổ chức, kĩ năng thuyết trình… HS thực sự trở thành trung tâm trong hoạt động giáo dục; + Được giáo dục toàn diện, biết ứng dụng lý thuyết vào thực hành, có khả năng chủ động trong cuộc sống, tăng kĩ năng hợp tác, đánh giá và thúc đẩy quá trình tự hoàn thiện bản thân; + Giúp cho học sinh hình thành và bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết như sự kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn, tìm tòi sáng tạo, tính khách quan, chính xác, sự tự tin trong giao tiếp…; + Tạo lập cho bản thân nhiều thói quen tốt, khi tiến hành làm một đề tài nghiên cứu khoa học, các em sẽ sẽ phải sắp xếp lại thời gian, đọc sách, tìm tài liệu, có phương pháp nghiên cứu khoa học: hình thành ý tưởng, đề xuất giả thuyết khoa học, giải quyết vấn đề, báo cáo kết quả; - Góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai, sau quá trình tham gia trải nghiệm tại CLB, học sinh đã thấy được khả năng, điểm mạnh của bản thân từ đó hướng tới các ngành nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học kĩ thuật như: Tâm lý học, khoa học trái đất và môi trường, chế tạo ô bốt, cơ khí… III.2.3. Hiệu quả đối với giáo viên: góp phần nâng cao chất lượng về năng lực chuyên môn, năng lực chuyên biệt, phát huy các phẩm chất tích cực của nhà giáo - Giáo viên được bồi dưỡng, mở rộng thêm các kiến thức về các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, có được kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ; - Hình thành và phát triển các kỹ năng trong giáo dục và nghiên cứu khoa học như: kỹ năng đánh giá học sinh, khơi gợi ý tưởng, hướng dẫn, định hướng học sinh phương pháp tìm tòi tri thức mới và quan trọng là giúp các em phát huy tối đa khả năng chủ động, sáng tạo của mình trong việc thu nhận kiến thức; - Sau cuộc thi, năng lực của giáo viên hướng dẫn được nâng nên rõ rệt. Cùng với các thành tích đạt được giáo viên được học sinh tin tưởng, cha mẹ học sinh hết sức ủng hộ, được các cấp ngành và ban lãnh đạo quan tâm, động viên khích lệ; 11
- - Góp phần bồi dưỡng các phẩm chất cần thiết của người thầy trong thời dại mới: nhiệt huyết, hăng say nghiên cứu, sáng tạo cùng học trò tạo nên các giá trị đích thực. III.2.4. Hiệu quả đối với phụ huynh: - Với những kết quả nhà trường đạt được trong hoạt động NCKH, phụ huynh được củng cố niềm tin vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, yên tâm khi gửi gắm con em mình. - Được đồng hành cùng nhà trường, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho con em trong hoạt động trải nghiệm NCKH. - Phụ huynh trực tiếp được thừa hưởng những kết quả tích cực từ những sản phẩm nghiên cứu, để điều chỉnh phương pháp giáo dục con cái cho phù hợp, đồng thời thấu hiểu và chia sẻ cùng con. Không chỉ vậy họ còn nhận được kết quả gián tiếp từ sự thay đổi của con em mình như các đức tính lễ phép, kiên nhẫn, chăm chỉ, yêu thương, trách nhiệm… III.2.5. Hiệu quả đối với xã hội: - Với hình thức trải nghiệm mới, nhất là trong lĩnh vực NCKH đã góp phần tạo nên lớp thanh niên sống có lý tưởng, hoài bão, ước mơ, dám nghĩ, dám làm nhiệt tình, trách nhiệm, đẩy lùi các tệ nạn xã hội . - Từ tính thực tiễn của đề tài nếu được áp dụng rộng rãi sẽ làm cho xã hội phát triển lành mạnh, ổn định. - Góp phần ra nguồn nhân lực có hiệu quả trong tương lai. IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG IV.1. Điều kiện áp dụng * Cơ sở vật chất: Tận dụng cơ sở vật chất vốn có của nhà trường: máy chiếu, hệ thống âm thanh, phòng chức năng, thư viện,... * Về nhân lực: - Nhà quản lí (Ban Giám hiệu; Chủ nhiệm câu lạc bộ, Ban giám khảo, Ban cố vấn): + Có năng lực xây dựng lập kế hoạch và quản lí, tổ chức hoạt động. + Đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ. + Chủ nhiệm câu lạc bộ, ban cố vấn, ban giám khảo là những người có năng lực chuyên môn vững, có kinh nghiệm, có uy tín, đặc biệt là nhiệt tình, trách nhiệm và có khả năng hướng dẫn học sinh nghiên cứu, sáng tạo. * Đối với nhà giáo: - Giáo viên tham gia câu lạc bộ nhiệt tình, trách nhiệm cao; có năng lực xây dựng chương trình, quản lí và tổ chức thực hiện; thuyết phục được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh; - Giáo viên có vốn tri thức vững chắc, có đam mê với hoạt động nghiên cứu, có khả năng định hướng, khơi gợi các ý tưởng sáng tạo trong các hoạt động của CLB. * Đối với học sinh: - Học sinh tự tin, tự chủ, có nhu cầu ở lĩnh vực nghiên cứu KHKT; có tinh thần hợp tác, có khả năng sáng tạo,... 12
- - Học sinh cần nắm được các quy chế, nguyên tắc hoạt động của Câu lạc bộ. * Đối với phụ huynh học sinh: - Phụ huynh tìm hiểu năng lực của con; tạo điều kiện để con phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu một cách thường xuyên; - Thấu hiểu, ủng hộ và đồng hành cùng chương trình hoạt động của nhà trường. * Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: - Tư vấn xây dụng chương trình của nhà trường; - Tạo các điều kiện cần thiết khác để nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ. IV.2. Khả năng áp dụng - Sáng kiến này đã được áp dụng tại trường THPT Nho Quan C - Phạm vi áp dụng sáng kiến: sáng kiến này có thể áp dụng trong môi trường học đường ở các cấp học; phù hợp với mọi lứa tuổi. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Nho Quan, ngày 20 tháng 5 năm 2020 Người nộp đơn Hà Thị Lan Hương Ngô Đức Thắng Đoàn Thị Thanh Thủy Nguyễn Hoài Thu Lê Thị Lài 13
- 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy Toán học
28 p | 3536 | 1529
-
Đề cương sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy và học
17 p | 454 | 105
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy - học các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4
24 p | 445 | 76
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao hiệu quả giờ chào cờ đầu tuần ở trường THPT Triệu Sơn 2
35 p | 502 | 49
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới công tác quản lí hoạt động dạy học nhằm duy trì và nâng cao chất lượng dạy học tại trường Tiểu học Tấn Tài 3
15 p | 461 | 47
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc Tiểu học
5 p | 497 | 46
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa học nhằm kích thích tính tích cực học tập của học sinh nâng cao chất lượng học tập bộ môn Hóa học trong trường trung học phổ thông
7 p | 268 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử 12 thông qua việc kết hợp Văn học để gây hứng thú cho học sinh
17 p | 219 | 32
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp giải bài tập trắc nghiệm Hoá học về kim loại và oxit kim loại
15 p | 195 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy Địa lý ở trường THPT Triệu Sơn 4
12 p | 205 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường tiểu học
22 p | 133 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới trong công tác tư vấn, giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn
35 p | 21 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ
9 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng sống nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội, giúp học sinh phát triển lành mạnh trong thời đại công nghệ số
14 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới hình thức tổ chức họp cha mẹ học sinh
38 p | 32 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới sinh hoạt lớp theo bộ chủ đề Nhận thức để thành công nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh đáp ứng Chương trình GDPT mới
15 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp giảng dạy bài Ancol thông qua hoạt động trải nghiệm “Pha chế nước sát khuẩn tay” theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
46 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn