intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới hình thức tổ chức họp cha mẹ học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

35
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Đổi mới hình thức tổ chức họp cha mẹ học sinh" với mục tiêu lấy cha mẹ học sinh làm trung tâm trong mỗi cuộc họp để cùng tương tác với nhau một cách thân thiện và hiệu quả nhất. Qua việc tổ chức các buổi họp cha mẹ học sinh giúp cho giáo viên chủ nhiệm; học sinh và cha mẹ học sinh hiểu nhau hơn, gắn kết hơn và cùng kiến tạo môi trường giáo dục tích cực để học sinh vui vẻ học tập và rèn luyện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới hình thức tổ chức họp cha mẹ học sinh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƢNG TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN RẠNG ĐÔNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HỌP CHA MẸ HỌC SINH Tác giả: MAI THỊ DUNG Trình độ chuyên môn : Đại học sƣ phạm Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trƣờng Tiểu học thị trấn Rạng Đông Năm học 2018-2019 1
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới hình thức tổ chức họp cha mẹ học sinh” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm 3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Từ ngày 15 tháng 8 năm 2018 đến ngày 25 tháng 5 năm 2019 4. Tác giả Họ và tên: Mai Thị Dung Năm sinh: 1991 Nơi thường trú: Nghĩa Hải - Nghĩa Hưng - Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông Địa chỉ liên hệ: Đội 8, HTX Nam Hải, xã Nghĩa Hải Nghĩa Hưng - Nam Định Điện thoại: 0918.006.572 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Tên đơn vị: Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông Địa chỉ: Tổ dân phố 4, thị trấn Rạng Đông - Nghĩa Hưng - Nam Định Điện thoại: 0228.3873 483 2
  3. Danh mục chữ cái viết tắt Từ viết tắt Viết đầy đủ CMHS Cha mẹ học sinh GV Giáo viên CMHS Cha mẹ học sinh HS Học sinh 3
  4. PHẦN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Đặt vấn đề Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và phẩm chất đạo đức tốt là trách nhiệm của ngành giáo dục. Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất, năng lực và trình độ nhằm giúp HS phát triển một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau. Vì thế, việc giáo dục HS luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong xã hội, trong đó Nhà trường - Gia đình đóng vai trò quan trọng. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều về Quy định đánh giá HS tiểu học, tại Điều 6 nêu “Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất”. Vì vậy, một trong các nhiệm vụ của GV chủ nhiệm là tổ chức các cuộc họp CMHS để tạo sự kết nối giữa nhà trường, GV và CMHS. Cuộc họp CMHS phải thực sự hiệu quả, đạt được mục đích tạo được sự kết nối giữa GV và CMHS nhằm giúp HS tiến bộ hơn trong học tập và tu dưỡng rèn luyện. Để tổ chức buổi họp CMHS, GV chủ nhiệm và nhà trường nên đưa ra những hình thức tổ chức mới, cải tiến nội dung họp CMHS để hiệu quả, đạt được mục đích, tạo được sự kết nối giữa Nhà trường và gia đình nhằm giáo dục HS tốt nhất mà không đi theo lối mòn. Là GV tiểu học thường xuyên gặp gỡ CMHS, là người trực tiếp tổ chức các cuộc họp CMHS, tôi mạnh dạn nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm:“Đổi mới hình thức tổ chức họp cha mẹ học sinh”. 2. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Cuộc họp cha mẹ học sinh ở các trường tiểu học Đối tượng nghiên cứu: Hình thức tổ chức mới của các cuộc họp cha mẹ học sinh ở trường tiểu học. 4
  5. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi tập trung nghiên cứu “Đổi mới hình thức tổ chức họp cha mẹ học sinh” tại Trường Tiểu học Thị trấn Rạng Đông. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp tìm hiểu thực tế; Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê; 5. Điểm mới của sáng kiến: Đưa ra một số hình thức tổ chức mới cho các cuộc họp CMHS. 5
  6. PHẦN II : MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1.Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến 1.1. Cơ sở lý luận Công tác giáo dục luôn luôn đòi hỏi sự phối kết hợp của nhiều lực lượng. Kết hợp các lực lượng giáo dục là một quá trình diễn ra lâu dài, liên tục. Hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục tháng 6/1957, Bác Hồ đã nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. (Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành Giáo dục tháng 6/1957). Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nguyên tắc giáo dục cơ bản. Trong đó sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình đặc biệt quan trọng. Điều lệ Hội CMHS kèm Thông tư 55/2011/TT- BGD ĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục- Đào tạo quy định về trách nhiệm của CMHS, Điều 4 có ghi: “CMHS cần phối hợp tổ chức các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp”. Sự thống nhất đó được thống nhất tại các cuộc họp CMHS như quy định tại Điều 9: “Hội CMHS lớp tổ chức các cuộc họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và có thể họp bất thường khi cần thiết”. Ngoài ra, Thông tư 22/2016/TT- BGD ĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục- Đào tạo quy định đánh giá HS tiểu học, Điều 4 ghi rõ trách nhiệm trực tiếp tham gia vào quá trình đánh giá HS của CMHS như sau: “Việc đánh giá cần kết hợp đánh giá của GV, HS, CMHS”. Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục Nhà trường, GV và gia đình phải 6
  7. phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục HS.Vì vậy họp CMHS là hình thức tổ chức một buổi sinh hoạt có sự tham gia của GV chủ nhiệm, phụ huynh và Nhà trường nhằm thảo luận và giúp các em giải quyết các vấn đề học tập, hạnh kiểm, tất cả các hoạt động trong lớp nhằm giúp các em học tốt. Các cuộc họp CMHS là nơi để nhà trường và gia đình gặp gỡ, chia sẻ, đi đến thống nhất các biện pháp giáo dục HS. 1.2. Thực trạng Năm học 2018-2019, Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông có 30 lớp với 855 học sinh. Ban đại diện CMHS được thành lập gồm 30 CMHS đại diện cho 30 lớp. Đại diện CMHS lớp 3H gồm 3 thành viên, đại diện CMHS lớp hoạt động theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục - Đào tạo kèm theo Điều lệ Ban đại diện CMHS. Nhà trường tổ chức họp CMHS 3 lần /năm học:  Lần 1: Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức một buổi họp CMHS để GV chủ nhiệm gặp gỡ CMHS và thông qua kế hoạch hoạt động và bàn các biện pháp giáo dục HS trong năm học.  Lần 2: Kết thúc Học kì 1, nhà trường tổ chức họp CMHS để GV chủ nhiệm thông báo tình hình chung, kết quả học tập, nền nếp của lớp trong học kì 1 và phương hướng hoạt động, các biện pháp giáo dục trong học kì 2.  Lần 3: Tổ chức họp cuối năm học để GV chủ nhiệm và PH cùng trao đổi nhìn lại tình hình học tập, rèn luyện của con em trong năm học và đề ra các hoạt động rèn luyện trong hè. Hầu hết các cuộc họp CMHS đều có cấu trúc tổ chức giống nhau thường có hai phần: Phần đầu do GV chủ nhiệm phụ trách, thông báo tình hình chung, thành tích của nhà trường và tình hình học tập, nền nếp của lớp và nêu phương hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo; Phần sau do Ban đại diện CMHS của lớp điều hành , thông báo các khoản cần chi tiêu cho lớp và con em trong các hoạt động học tập, hoạt động giáo dục. 7
  8. Thực trạng chung của nhiều cuộc họp CMHS chủ yếu chỉ diễn ra một chiều, tức là GV chủ nhiệm chủ động thông báo còn CMHS lắng nghe. Những nhận xét chung chung kiểu như: “Đa phần các em ngoan nhưng một số còn hiếu động và nghịch ngợm”, “Một số em hay nói chuyện trong lớp”, “ Một số em đi học muộn …”, “học sinh A còn giải toán chưa nhanh”… Có lẽ, không nhiều thông tin hơn nội dung ghi trong sổ liên lạc. Đi họp như đi điểm danh, không ít CMHS vẫn nói vậy. Bất kỳ CMHS nào khi nhận giấy mời của GV chủ nhiệm đều hồi hộp chờ đợi xem GV chủ nhiệm báo cáo kết quả học tập và các vấn đề khác liên quan của con em mình như thế nào. CMHS thường ngán ngẩm nếu GV chủ nhiệm trình bày vấn đề học tập, rèn luyện của các em HS quá dài dòng, đôi khi có CMHS cảm thấy xấu hổ, tự ti vì con mình học kém hoặc bị GV chủ nhiệm đem ra so sách với con CMHS khác. Có nhiều CMHS nhanh chóng bỏ về hoặc đưa ra lý do không đến vì họ thường nghĩ đến họp CMHS là để nộp các khoản thu và đằng nào thì họ cũng biết được kết quả học tập của con em mình thông qua sổ liên lạc. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1 Mục tiêu của giải pháp Lấy CMHS làm trung tâm trong mỗi cuộc họp để cùng tương tác với nhau một cách thân thiện và hiệu quả nhất. Qua việc tổ chức các buổi họp CMHS giúp cho GV chủ nhiệm - HS và CMHS hiểu nhau hơn, gắn kết hơn và cùng kiến tạo môi trường giáo dục tích cực để học sinh vui vẻ học tập và rèn luyện. HS sẽ có cơ hội trình bày với GV và CMHS về kết quả học tập, kế hoạch hành động của con, hướng phát triển ưu điểm và các biện pháp khắc phục những hạn chế. Sau khi nghe HS bày tỏ, CMHS và GV sẽ chia sẻ góp ý cho con. Giảm đi những bức xúc, ức chế của CMHS sau các cuộc họp PHHS. 2.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 2.2.1 Công tác chuẩn bị trƣớc buổi họp CMHS Tìm hiểu kế hoạch họp CMHS của nhà trường và lập kế hoạch họp CMHS của lớp chi tiết, cụ thể và đảm bảo tính khả thi. 8
  9. Gửi giấy mời họp CMHS đến CMHS: giấy mời phải đánh bằng văn bản nêu rõ ngày, tháng, năm, giờ, nội dung họp ngắn gọn, rõ rang. GV chủ nhiệm phân công học sinh dọn sạch lớp, sắp xếp bàn ghế ngay ngắn, lau chùi bảng, lau dọn cửa sổ, cửa ra vào. GV chủ nhiệm sắp xếp chỗ ngồi cho CMHS theo vị trí của con em họ ngồi trong lớp. Tập hợp các thông tin của lớp, đặc điểm tình hình học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động,… của từng cá nhân HS. Hướng dẫn HS một số tiết mục văn nghệ: đóng tiểu phẩm, kịch, đọc thơ,… có nội dung là kết quả đã đạt được và những việc cần làm trong thời gian tiếp theo. Chuẩn bị những video ghi lại hình ảnh các hoạt động học tập, trải nghiệm của các con đã làm để CMHS cùng xem. Dành 1 tiết Sinh hoạt lớp để HS tự đánh giá và viết những điều mình muốn chia sẻ với CMHS. 2.2.2 Đổi mới hình thức tổ chức họp CMHS mà bản thân đã áp dụng 2.2.2.1 Đổi mới hình thức báo cáo của GV với CMHS về kết quả đạt đƣợc và phƣơng hƣớng hoạt động trong thời gian tiếp theo.  Mục đích: HS tự báo cáo các kết quả học tập và các hoạt động của trường lớp thông qua các tiết mục văn nghệ. CMHS được nhìn lại các hoạt động học tập và trải nghiệm của con thông qua các hình ảnh, video.  Hình thức tổ chức: - Tổ chức cho HS biểu diễn văn nghệ (hát, múa, tiểu phẩm…) đã chuẩn bị để CMHS cùng xem trong hội nghị. Ví dụ: Trong cuộc họp CMHS vào cuối năm học, tôi đã xây dựng cho HS Tiểu phẩm “Buổi chầu cuối năm” và hướng dẫn HS tập văn nghệ. Sau đó HS biểu diễn vào đầu buổi họp CMHS. Với các vai diễn Ngọc Hoàng, Táo Học tập, Táo 9
  10. Thư viện, Táo Nề nếp, Táo Văn nghệ, Táo Môi trường,… do chính HS trong lớp diễn, việc thông báo kết quả đã đạt được của trường và lớp được khắc sâu hơn. Mục tiêu: Nêu các thành tích mà lớp đã đạt được trong năm học ở các mặt học tập, nề nếp, văn nghệ,… và đưa ra một số hoạt động rèn luyện trong hè cho HS. Cách tiến hành: HS đóng vai diễn tiểu phẩm; các Táo sẽ báo cáo bằng thơ, ca, vè, đọc rap,… - Táo Học tập (Đọc thơ): Dạ dạ, con đây ạ, con báo cáo ngay thưa Ngọc Hoàng ! Tình hình chất lượng kì này Trăm hoa đua nở tung bay khắp trường Giao lưu tổ chức 3 lần Lần nào lớp cũng điền tên mình vào Thầy cô dạy dỗ vui sao Em thêm tu chí yên tâm học hành Hai giải chữ đẹp khôn cùng vui sao Ngày đêm luyện tập thể thao 2 giải huyện, thêm bao nụ cười Phấn đấu giải cấp tỉnh thêm tươi Nét mặt rạng rỡ người người vui thay Chất lượng cuối năm rất hay Đột phá – điểm mới khen thay lớp mình! - Táo Môi trƣờng (đọc vè): Bẩm Ngọc Hoàng con xin báo cáo ( đọc ngân nga, vừa đọc, vừa lắc đầu đu đưa) Lớp 3H chúng con Phòng học rộng và thoáng Thuộc Điểm trường khu 9 Quạt mát, đủ ánh sáng Soi bóng xuống dòng sông Bàn ghế một chỗ ngồi Ngày ngày vang tiếng hát Kê theo nhóm VNEN 10
  11. Rất thân thiện với em Phòng học ở tầng 2 Góc môi trường nho nhỏ (nói đế: tầng 2) Góc sinh nhật ở đó Như những lâu đài xinh Góc hòm thư còn có Màu ve vàng lung linh Những bức thư yêu thương Rực rỡ trong ánh nắng Góc sản phẩm của em Những bông hoa nở rộ Lớp học ngôi nhà nhỏ Ấm áp và thân thương Ngọc Hoàng không biết đâu các bác phụ huynh nhiệt tình ủng hộ nào tủ, nào chậu hoa cây cảnh, nào cảnh quan sân trường, nào ghế đá ghế ngồi, nào trang trí lớp học và còn nhiều nhiều nữa ạ! ( đọc ráp). - Táo Nề nếp:(Hát chế) Những hoạt động phong trào - Lớp em đã trồng nhiều loại hoa Là những hoạt động phong trào Lớp đã tập nhiều bài ca Chúng ta cứ hoạt động đi nào Nhạc tung tóe học sinh hòa ca Tham gia bỗng thấy ô vui ghê Hai mươi mốt bạn đã tham gia Rồi “Hội vui trăng rằm” tưng bừng Thế là thành ngày hội an toàn lớp ta. Cuội theo chân ta tới đây và vui cùng Ta biết chăm chỉ mà ra Nhiều ngày tháng giờ này tương phùng Niềm vui ấy nay vui càng vui Mà lòng say say say… Vui thay la la la…. Vui thay la la lala…. Oh o oh... 11
  12. HS đóng tiểu phẩm Buổi chầu cuối năm 12
  13. HS tự tin biểu diễn văn nghệ trong Buổi họp CMHS - Tổ chức cho CMHS xem những video, bức ảnh ghi lại các hoạt động học tập, trải nghiệm của các con đã tham gia. GV chủ nhiệm cần ghi lại các hình ảnh của HS trong các hoạt động học tập, trải nghiệm… cũng như các hoạt động của Ban đại diện CMHS, CMHS đã đóng góp cho nhà trường, lớp. Từ những hình ảnh đó, GV chủ nhiệm có thể tạo video toàn cảnh để CMHS cùng nhìn lại các hoạt động đó vào phần đầu buổi họp. Ví dụ: Một số hình ảnh HS chăm sóc cây góc Môi trường và vườn thực nghiệm, hình ảnh hoạt động Thăm gia đình bạn nghèo vào dịp tết Kỷ hợi của Ban Đại diện CMHS và HS, hình ảnh HS phấn khởi nhận thưởng trong sơ kết học kì 1…được tôi ghi lại để CMHS cùng xem lại. 13
  14. HS tham gia chăm sóc hoa tại vườn thực nghiệm HS tham gia chăm sóc cây Góc môi trường 14
  15. Ban đại diện CMHS tổ chức cho HS hoạt động "Thăm gia đình bạn nghèo" 15
  16. Mâm cỗ trung thu trong ngày Vui hội trăng rằm Học sinh nhận thưởng trong ngày tổng kết cuối học kì 1 16
  17.  Hiệu quả: Việc trình bày báo cáo các hoạt động của trường, lớp trở nên hay và đạt hiệu quả cao. Khi CMHS chứng kiến các con tự tin biểu diễn, được tham gia các trò chơi con tổ chức, CMHS có thể thấy được vai trò trung tâm của HS trong các hoạt động giáo dục. Làm theo hình thức tổ chức này, GV chủ nhiệm không phải một chiều báo cáo, tránh được sự nhàm chán và thoát đươc lối mòn mô típ chung của các cuộc họp CMHS. 2.2.2.2. Tổ chức theo mô hình hội thảo “Làm bạn cùng con”  Mục đích: CMHS thảo luận, lấy ý kiến, tìm ra các giải pháp phối hợp, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện HS.  Hình thức tổ chức: GV chia thành các nhóm mỗi nhóm 5-6 người (giống như các nhóm học tập của HS theo mô hình VNEN). GV nêu chủ đề để CMHS thảo luận: “Làm thế nào để bố mẹ có thể làm bạn cùng con?”. CMHS trao đổi về các vấn đề nhỏ: “Làm thế nào để giúp con tự giác học tập?”,“Hỗ trợ chia sẻ Hoạt động ứng dụng với con như thế nào?, … các nhóm có một khoảng thời gian để bàn bạc, thảo luận. Sau đó, nhóm cử đại diện trình bày. GV chủ nhiệm và HS chính là người ghi nhận những ý kiến này.CMHS và cả HS đều tham gia tích cực, chủ động vào cuộc họp, cùng bàn bạc, thảo luận. Đặc biệt là khi tham gia hội thảo, CMHS được đóng góp ý kiến, được đưa ra giải pháp, được làm việc nhóm, trình bày, chia sẻ trước tập thể,… CMHS được trải nghiệm cách thức tổ chức hoạt động dạy học của GV trên lớp, CMHS sẽ thấu hiểu hơn các phương pháp giảng dạy tích cực của nhà trường.  Hiệu quả: Khi CMHS là người xác định được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục HS thì trách nhiệm của GV chủ nhiệm đã được san sẻ đi nhiều bởi GV chủ nhiệm, CMHS và HS đã có sự thống nhất những giải pháp giáo dục. Sự chia sẻ, đồng cảm giữa GV chủ nhiệm, CMHS và HS đã tạo nên 17
  18. niềm vui, sự tự tin cho các em HS vững vàng hơn trong môi trường học tập. Từ đó, không khí buổi họp CMHS trở nên ấm cúng, lắng đọng, thân thiện hơn bao giờ hết. Những câu chuyện gần gũi đã đưa CMHS lại gần nhau hơn, cùng đồng hành với nhà trường trong việc nuôi dạy con cái. Đồng thời những chia sẻ thẳng thắn, chân tình của CMHS với CMHS và với GV đã giúp CMHS cảm thấy mình cần phải thấu hiểu, yêu thương con, dành thời gian cho con, bố mẹ cần có sự nhạy cảm hơn về tâm sinh lý của con và quan tâm kịp thời tới con hơn. 18
  19. CMHS thảo luận trong Hội nghị CMHS tham dự một số tiết học của con em mình 19
  20. 2.2.2.3. Đổi mới việc trao đổi thông tin giữa CMHS và HS bằng hình thức “ Viết chia sẻ, cảm nhận”  Mục đích: Tạo không khí buổi họp trở nên thân thiện, vui vẻ, CMHS cùng GV lắng nghe những tâm tư của các em qua lá thư, từ đó hiểu hơn về các em, để cùng làm bạn với các em và đồng hành với nhà trường để giáo dục các em.  Hình thức tổ chức: Để có những lá thư trao tay CMHS, trước đó GVchủ nhiệm đã yêu cầu cả lớp chia sẻ vào giấy chủ đề: Con hãy viết một lá thư gửi đến bố mẹ chia sẻ những điều mình muốn nói. Sau khi học sinh viết xong các chia sẻ của mình, GV chủ nhiệm yêu cầu học sinh để những bức thư đó vào chính Hộp thư cá nhân của mình. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2