intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và vận động trở lại trường

Chia sẻ: Sinh Sinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

110
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và vận động trở lại trường của học sinh như: Công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy tính trách nhiệm và vai trò của từng cán bộ - giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường công tác quản lý chỉ đạo, công tác tham mưu cho chính quyền địa phương và cấp trên

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và vận động trở lại trường

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. MỞ ĐÂU ̀    Trong những năm  qua cùng  với sự  phát triển kinh tế  xã hội, sự  nghiệp Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chuyển biến, nghành giáo dục đã   khẳng định được vị  trí vai trò trách nhiệm trong việc đào tạo nguồn nhân   lực phục vụ  cho sự  nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá quê hương đất  nước. Phần lớn nhân dân đã có ý thức chăm lo, quan tâm tạo điều kiện cho   việc học tập của con em mình. Song bên cạnh đó một bộ  phận nhân dân  nhận thức chưa đúng đắn về  việc học tập của con em nên chưa quan tâm  đúng mức dẫn đến trình trạng bỏ  học giữa chừng đang tạo ra gánh nặng  cho xã hội. Cũng phải nói thêm rằng kể từ  năm học 2006­2007 Bộ  trưởng  bộ GD & ĐT đã phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi  cử, và bệnh thành tích trong giáo dục”,  tỷ  lệ học sinh yếu kém tăng đó là  biểu   hiện tích cực về  việc dạy và học bước đầu phản ánh thực chất.   Nhưng hệ quả của nó làm cho tỷ lệ học sinh bỏ học cũng tăng,  Xuân Hoà  cũng không nằm ngoại lệ. Chỉ  thị  61­CT/TƯ  của Bộ  Chính trị  về  công tác phổ  cập giáo dục  THCS nêu rõ: “Mục tiêu của phổ  cập THCS là nâng cao mặt bằng dân trí  một cách toàn diện, làm cho hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp  THCS, kết hợp phân luồng sau cấp học này, tạo cơ  sở  cho việc tiếp tục   đổi mới cơ  cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu  của đất nước trong những năm đầu của thế  kỷ  XXI, phát huy cao độ  tính  độc lập, năng động, sáng tạo và bản lĩnh chính trị  của thế  hệ    trẻ  trong  việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 1
  2. Để đạt được mục tiêu đó trên địa bàn có nhiều khó  khăn như xã Xuân  Hoà, đòi hỏi phải có những giải pháp  mới, cách làm mới hữu hiệu, thiết   thực. II. THỰC TRANG VÂN ĐÊ NGHIÊN C ̣ ́ ̀ ƯU ́ 1. Thực trạng Xã Xuân Hoà là một xã thuộc vùng 135, đất canh tác ít. Thu nhập của  nhân dân chủ  yếu nhờ  khai thác lâm sản nhỏ  và nương rãy, hơn nữa đất  canh tác rất ít nên đời sống của đa phần nhân dân còn nhiều khó khăn, bên  cạnh đó các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng rất lớn đến  an ninh chính trị và trật tự xã hội.  Do đời sống khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, ý thức cho con  em đến trường học tập của một bộ  phận nhân dân chưa quan tâm đúng  mức. Đặc biệt là thôn Đồng trình vừa đông dân vừa địa bàn xa trường gây   rất nhiều khó khăn cho việc vận động học sinh ra lớp cũng như  chống bỏ  học giữa chừng. Trường THCS Xuân Hoà trong những năm qua đã có nhiều có gắng  trong việc để duy trì và ổn định sỹ  số, đảm bảo mục tiêu phổ  cập THCS.  Đi sâu vào tìm hiểu chúng ta có thể  thấy được nguyên nhân  căn bản của  việc học sinh không đi học hoặc bỏ học giữa chừng, đó là: Đời sống nhân dân khó khăn, hàng ngày phai lo toan mi ̉ ếng cơm manh  áo, trẻ tuy ở độ tuổi đi học nhưng cũng là nguồn lao động có thu nhập cho  các gia đình. Do trình độ  dân trí thấp nên  quan tâm không đúng mức đến  việc học hành của con em mình. 2
  3. Một số học sinh nhẹ dạ bị lôi cuốn đi làm ăn xa, đi công nhân ở các xí  nghiệp trong miền nam. Trong khi đó gia đình không quan tâm đến việc học  hành của con em do đó các em bỏ học.  Thiếu sự quan tâm, tuyên truyền, vận động của cấp uỷ chính quyền và   các đoàn thể ở địa phương. Các tệ nạn xã hội ở địa phương chưa được loại   bỏ, gia đình thiếu sự quan tâm giáo dục dẫn đến tình trạng ham chơi, lười   học. Tỷ lệ lao động không có việc làm sau khi học xong phổ thông còn cao,  gây nên tâm lý thiếu mục đích, động lực... Nhà trường chưa thật sự  có những  giải pháp hữu hiệu, hiệu quả  để  thu hút trẻ  đến trường, chất lượng giáo dục chưa cao, tỷ  lệ  học sinh yếu   kém nhiều,  một bộ  phận nhỏ giáo viên chưa thực sự  tâm huyết với nghề  nghiệp nên thiếu đi sự tuyên truyền giáo dục, vận động học sinh. 2.  Kết quả ­ hệ  quả thực trạng Xuất phát từ  thực trạng trên dẫn đến tỷ  lệ  học sinh bỏ  học có chiều  hướng gia tăng, hiện tượng học sinh bỏ học đi chơi do có học lực yếu kém   không còn là chuyện hiếm gặp. Tỷ  lệ  học sinh bỏ  học một số    năm gần đây  ở  trường THCS Xuân  Hoà: Số học  Duy trì  Tổng số  Chuyển  Tổng số  Năm học sinh thôi  sĩ số  đầu năm trường cuối năm học đ ạt 2007 ­ 2008 290 2 10 278 96,6% 2008 ­ 2009 292 3 9 280 97,0% 2009 ­ 2010 309 1 6 302 98,1% Từ  thực trạng trên, với trách nhiệm là quản lý trường hoc nên trong ̣   năm qua cùng với tập thể  nhà trường bản thân đã xây dựng một số  giải   pháp vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài. Để  hạn chế  tình  3
  4. trạng học sinh bỏ  học và vận động trở  lại trường góp phần đảm bảo  ổn   định sỹ số, đáp ứng mục tiêu phổ cập THCS.                                                         B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NÔI DUNG BIÊN PHAP TH ̣ ̣ ́ ỰC HIÊN ̣ 1. Công tác  xã hội hóa giáo dục Ngay từ chuẩn bị cho năm học mới nhà trường chủ động xây dựng kế  hoạch trực tiếp tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địa phương đẩy mạnh  công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục qua đó để  mỗi   cán bộ giáo viên trong nhà trường và các tầng lớp nhân dân địa phương có  nhận thức đầy đủ  về  ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo  trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xem nhiệm vụ giáo  dục là của toàn đảng, toàn quân và toàn dân.   Nắm bắt được mục tiêu phổ  cập giáo dục THCS mà Đảng bộ và nhân dân phải thực hiện, để từ đó biến   thành hành động cụ thể của các tổ chức chính trị ­ xã hội ở địa phương và  mọi gia đình nhằm động viên, khuyến khích thanh, thiếu niên tự  giác đến  trường đi học đúng độ tuổi và xây dựng quyết tâm đi học để lập thân, lập   nghiệp góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh.  Đó là trách nhiệm của cả cộng đồng, mà trứơc hết là sự tham gia tích   cực của các cấp uỷ  chính quyền địa phương, các tổ  chức chính trị  xã hội  với nòng cốt là nhà trường. Thực hiện tốt kế hoạch của phong trào “ Xây  dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. 2. Phát huy tính trách nhiệm và vai trò của từng cán bộ ­ giáo viên a. Đối với giáo viên chủ nhiệm  Thực hiện tốt các nhiệm vụ, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp được  quy định từ Điều lệ trường học Phổ thông. 4
  5. Đi sâu vào tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh   thực sự xem học sinh như con em mình. Giữ  tốt mối quan hệ  giữa giáo viên chủ  nhiệm và gia đình, thường  xuyên gặp gỡ  trao đổi với phụ  huynh học sinh về  tình hình học sinh, thu  thập thông tin về hoàn cảnh, về tình hình sinh hoạt và học tập tại gia đình   đồng   thời   thông   báo   cho   gia   đình   tình   hình   rèn   luyện   của   học   sinh   tại   trường. Chủ  động thực hiện kí cam kết không bỏ  học giữa phụ  huynh –   học sinh – giáo viên chủ  nhiệm – đại diện hội cha mẹ  học sinh và nhà  trường. Lập kế hoạch theo dõi tình hình học tập và rèn luyện, nắm vững các   biểu hiện tâm sinh lý trong suốt thời gian học tập tại trường của học sinh.   Phân loại học sinh, dự  báo được đối tượng học sinh có chiều hướng thôi  học để   đi trước một bước trong công tác vận động. Nếu học sinh vô lễ  hoạch vắng học nhiều phải thông báo liên tục bằng sổ liên lạc gia đình kết   hợp mời phụ huynh đến trường cùng trao đổi bàn bạc. xuống tận thôn báo  với chính quyền thôn và ban đại diện cha mẹ  học sinh thôn đó cùng phối  kết hợp động viên học sinh tới trường.  Khi học sinh thôi học lưu ý phân tích kỹ nguyên nhân như: Hoàn cảnh  gia đình? Do học lực kém? Các mối quan hệ không tốt trong trường ? (với  giáo viên – hay với học sinh). Do bạn bè xấu rủ  rê ?;... Từ  đó đề  xuất  phương án cho phù hợp để phối  hợp với ban liên lạc hội cha mẹ học sinh,   hội khuyến học thôn, ban đại diện hội cha mẹ  học sinh nhà trường cùng  vận động, thuyết phục. Trong quá trình đến vận động học sinh bỏ  học ra   lớp phải có ký xác nhận của cha mẹ  học sinh, hội khuyến học, ban đại  diện cha mẹ học sinh để tránh việc giáo viên làm qua loa chiếu lệ. 5
  6.   Khi học sinh có biểu hiện bỏ  học   kịp thời báo cáo lãnh đạo nhà  trường, ban liên lạc phụ huynh, hội khuyến học để phối hợp vận động kịp   thời, bằng hồ sơ đã đến vận động. b. Đối với giáo viên bộ môn      Ngoài việc thực hiện công tác giảng dạy bộ  môn có chất lượng, hiệu  quả, phải theo dõi thật sát kết quả học tập của học sinh trên từng tiết dạy.   Nắm vững những biến đổi tâm sinh lý của học sinh trên lớp để  kịp thời  thông tin cho giáo viên chủ  nhiệm, nhà trường để  được biết khi có biểu  hiện: Học tập sa sút, biểu hiện tâm lý không bình thường trên từng môn  dạy, bài dạy và các kênh thông tin được  biết về tình hình, hoàn cảnh, tâm  lý học sinh. 3. Nâng cao chất lượng giáo dục Trên thực tế, một trong những lý do khiến học sinh bỏ học là trường   học chưa có sức thu hút học sinh, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới  chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng học yếu, kém. Do đó, giải pháp  cho vấn đề này là tập trung làm tốt những vần đề : Tích cực đổi mới phương pháp dạy học để  nâng cao chất lượng  ở  từng giờ dạy,  phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh   làm cho học sinh hứng thú thu nạp kiến thức tạo nên tính ham học, ham  hiểu biết. Mỗi   môn   học     phân   loại   đối   tượng   học   sinh   để   từ   đó   có   những  phương pháp truyền thụ  phù hợp. Quan tâm và có phương pháp dạy học  riêng cho đối tượng có học lực yếu kém, tăng cường công tác bồi dưỡng  phụ  đạo riêng cho đối tượng này để  nhanh chóng lấp chỗ  “hổng”, chỗ  “trống” cho học sinh. Tổ  chức các hoạt động giáo dục khác: Hoạt động ngoài giờ  lên lớp;  ngoại khoá; hướng nghiệp và dạy nghề;... Tạo cho học sinh có ý thức trong   6
  7. các hoạt động sinh hoạt tập thể, định hướng tương lai, từ đó khơi dậy ham  muốn học tập, yêu trường, mến lớp... Kết hợp tốt việc giảng dạy kiến thức với việc giáo dục đạo đức, vai  trò trách nhiệm của bản thân học sinh đối với gia đình, xã hội, đối với  tương lai sau này. Biểu dương kịp thời những tấm gương học sinh vượt lên trên hoàn   cảnh ra sức phấn đấu trong học tập, tu dưỡng đạo đức. 4. Tăng cường công tác quản lý chỉ  đạo  Đây là công tác quan trọng để  giữ  vững  ổn định tình hình sỹ  số. Do  vậy, đã có sự quan tâm thực hiện tốt  một số nhiệm vụ :  Tuyên truyền giáo dục cho cán bộ ­ giáo viên ý nghĩa tầm quan trọng,   ý thức trách nhiệm trong mục tiêu của giáo dục và đào tạo; mục tiêu phổ  cập THCS trong giai đoạn hiện nay.   Phân công nhiệm vụ  cho những giáo viên có nhiều nhiệt huyết với   nghề  nghiệp, có lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình với công việc đảm  nhận trách nhiệm làm giáo viên chủ nhiệm. Phân công hợp lý giáo viên bộ  môn cho phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi, phù hợp với yêu cầu về chuyên   môn.  Đưa tỷ lệ duy trì sỉ số học sinh vào xem như  một tiêu chí để đánh giá   công tác chủ  nhiệm của giáo viên hàng năm. Kịp thời biểu dương khen  thưởng những giáo viên thực hiện tốt việc đảm bảo sỹ số, làm tốt công tác   vận động học sinh ở lại lớp.  Lập hồ sơ những đối tượng học sinh cá biệt, yếu kém, hộ  nghèo để  thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình học tập, hoàn cảnh để  kịp thời.   Qua đó cùng với giáo viên chủ  nhiệm, các tổ  chức chính trị  xã hội đưa ra  những giải pháp cụ thể, sát thực cho việc vận động học sinh trở lại lớp. 5. Công tác tham mưu cho chính quyền địa phương và cấp trên 7
  8. Xác định công tác tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địa phương để  phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc  đưa học sinh trở lại  trường và chống bỏ học là một trong những việc làm  thiết thực hiệu quả , chính vì vậy trong năm qua đã chú ý đến các cách làm  sau: Tham mưu cho cấp uỷ  chính quyền địa phương nhằm tăng cường cơ  sở vật chất, trang thiết bị cho trường học để nâng cao chất lượng giáo dục   toàn diện. Tích cực tham mưu để  mỗi tổ  chức chính trị  ­ xã hội thực sự  là nòng  cốt trong công tác tuyên truyền, vận động đưa học sinh trở  lại trường,   giảm tỷ lệ bỏ học. Phối  kết  hợp với UBND xã thực hiện đầy đủ  và kịp thời chế   độ  112/2007/QĐ­TTg và chế  độ  62/2005/QĐ – TTg ngày 24/3/2005 về  chính  sách hổ  trợ  thực hiện phổ  cập giáo dục THCS cho các em học sinh thuộc  hộ nghèo. Tham mưu cho địa phương có chính sách hỗ  trợ  những gia đình khó  khăn có con em đang học tập tại trường, miễn giảm những khoản  đóng  góp, tạo điều kiện hỗ trợ về vật chất cũng như  tinh thần để con em an tâm   học tập. Đưa tỷ  lệ  về  học sinh bỏ  học thành tiêu chí đề  xét gia đình văn  hoá, thôn văn hoá,... Chủ   động tham mưu cho chính quyền  để  dẹp bỏ, hạn chế  những   điểm vui chơi không lành mạnh, có sức hút lớp trẻ: Cờ bạc, bi­a, quán chát,   gem thiếu lành mạnh,... Tranh thủ  sự   ủng hộ  về  vật chất của cấp trên để  động viên kịp thời  những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong học tập: Nguồn hỗ trợ từ quỹ  khuyến học, học bổng được cấp,... 8
  9.      Thường xuyên báo cáo kịp thời tình hình học sinh bỏ  học và có chiều   hướng bỏ  học cho chính quyền điạ  phương, hội khuyến học xa, các thôn ̃   để kịp thời vận động, tuyên truyền và có chính sách phối hợp có hiệu quả. 6. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường Để giữ vững và ổn định sỹ số cũng như làm tốt công tác vận động học   sinh, hạn chế tình trạng bỏ học tràn lan và quay trở lại lớp thì vai trò, trách  nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường là rất lớn. a. Nâng cao vai trò của tổ chức Hội chữ thập đỏ – Công đoàn ­ Đoàn ­   Đội trong nhà trường thực hiện tốt tết vì người nghèo, phong trào áo  ấm   tặng bạn xét hổ  trợ  tặng quà (Quần áo sách vở) cho các em có hoàn cảnh  đặc biệt khó khăn trong dịp tết nguyên đán. Thường xuyên tổ  chức tuyên  truyền giáo dục cho thanh, thiếu niên ý thức, trách nhiệm của bản thân với   cộng đồng, gia đình, và bản thân thông qua các hoạt động theo chủ đề, chủ  điểm từng kỳ. Tăng cường tổ chức các các hoạt động vui chơi giải trí lành  mạnh: Thể  dục thể thao, văn hoá ­ văn nghệ. Phát động các phong trào thi  đua học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức: “Đôi bạn cùng tiến”; “Đội viên  xung kích”; ... Các phong trào từ  thiện nhân đạo: Quyên góp sách vở, đồ  dùng học tập, giúp bạn vượt khó đã thu hút đông đảo thanh, thiếu niên tham   gia. Để từ đó vừa có tác dụng hỗ trợ  học sinh có hoàn cảnh khó khăn vừa   hướng các em vào các hoạt động, khơi dậy lòng ham học, ham họat động  tập thể, thực sự  xây dựng nhà trường thành trung tâm các hoạt động rèn  luyện của học sinh, với cách làm đó học sinh được lôi cuốn vào các hoạt   động học tập, rèn luyện  giảm nguy cơ bỏ học giữa chừng. Khi học sinh có biểu hiện thôi học, tổ chức  Đoàn ­ Đội là thành viên  và cũng là lực lượng nòng cốt trong việc vận động, động viên đoàn viên ­   đội viên   của mình trở  lại trường. Đi sâu và nắm vững đặc điểm hoàn  cảnh, biểu hịên của Đoàn viên ­ Đội viên thông qua các tổ chức chi Đội, chi  9
  10. Đoàn. Kịp thời phản ánh và phối hợp chặt chẽ  với nhà trừơng, giáo viên  chủ nhiệm để tác động có hiệu quả. b. Phát huy vai trò tổ  chức phụ  huynh trong nhà trường, qua tổ  chức  này nhằm tìm hiểu kỹ  hoàn cảnh, từng gia đình học sinh để  từ  đó thuyết  phục, vận động gia đình về  tầm quan trọng của việc học tập. Thành lập  các tổ phụ huynh   từng thôn nhằm động viên lẫn nhau quan tâm đến việc  học tập của con em mình. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa tổ  chức   phụ huynh từ lớp đến trường với nhà trường và ngựơc lại. c. Phối kết hợp chặt chẽ  với hội khuyến học thôn xã nhằm khuyến   khích động viên kịp thời. Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc có  những biểu hiện chán học, lười học để  phối hợp với gia đình, nhà trường  và các đoàn thể quần chúng kịp thời giải quyết những khó khăn trước mắt  để học sinh vượt qua tiếp tục được theo học đầy đủ. d. Tranh thủ và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khác như: Mặt trận,  Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi,... để  thông qua hoạt động của các tổ  chức này để  kết hợp, lồng ghép, tuyên  truyền để  nâng cao nhận thức cho phụ  huynh học sinh về  việc đảm bảo   cho con em hoàn thành chương trình phổ  thông mà trước mắt là chương  trình THCS. 7. Phối hợp tốt các dòng họ, tổ dân cư Thông qua công tác này tại địa phương nơi học sinh cư  trú   để  kích  động lòng tự  tôn, tinh thần hiếu học của địa phương, dòng họ.   Tạo ra  phong trào thi đua nhau giữa các dòng họ. Do thực hiện tốt công tác này nên  góp phần hết sức quan trọng cho   việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. II. TÔ CH ̉ ƯC TH ́ ỰC HIÊN ̣ 10
  11. 1. Tham mưu cho địa phương để  củng cố, kiện toàn Ban chỉ  đạo phổ  cập giáo dục THCS. Việc hạn chế  tình trạng bỏ  học giữa chừng cũng là   một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác phổ cập giáo dục, do đó  có sự  phân công rõ trách nhiệm từng thành viên trong ban chỉ  đạo, bám sát   tình hình học tập, tình hình sỹ  số  qua đó  thực hiện có hiệu quả  các giải  pháp nêu trên.  2. Phối kết hợp với chính quyền địa phương, gia đình phụ  huynh học  sinh đối chiếu thống nhất sữa chữa lại những hồ sơ của học sinh cho hợp   lệ để học sinh hộ nghèo được hưởng chế độ 112 và chế độ 62 3. Tổ  chức thành lập ban vận  động học sinh trở  lại lớp gồm hiệu  trưởng làm trưởng ban, phó hiệu trưởng làm phó ban. Các uỷ  viên là đại  diện các tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ  Chí Minh, chi hội chữ  thập đỏ, hội cha mẹ  học sinh, giáo viên chủ  nhiệm  và một số giáo viên có uy tín. Để chủ động vận động học sinh bỏ học quay   trở  lại lớp và thường xuyên báo cáo tình hình về  ban chỉ  đạo phổ  cập của  xã. 4. Trách nhiệm của các tổ chức. Nhà trường chủ  động tham mưu cho chính quyền địa phương, xây  dựng qui chế phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong xã, lập kế hoạch  thực hiện các biện pháp từ đầu năm học, phân công giáo viên phụ trách lớp,  chỉ đạo công tác đảm bảo sĩ số ngay từ đầu năm, thực hiện kí cam kết đảm   bảo sĩ số với các giáo viên chủ nhiệm và tập trung chỉ đạo việc kí cam kết   giữa học sinh – phụ  huynh – giáo viên chủ  nhiệm – các tổ  chức có liên  quan. Đôn đốc kết hợp với kiểm tra giám sát việc duy trì sĩ số  thường   xuyên. 11
  12. Các tổ  chức đoàn thể:  Cụ  thể  hoá các giải pháp thành chương trình  hành động, xem công tác này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm  trong  chương trình công tác của tổ chức mình cho năm học.                                                                                                       C. KẾT LUẬN 1. Kết quả  Qua một năm triển khai các biện pháp nhằm hạn chế  tình trạng học   sinh bỏ học và vận động trở lại trường, nhà trường bước đầu đã thu được  các kết quả  đáng khích lệ: Có được sự  quan tâm đúng mức của cấp uỷ  chính quyền địa phương, sự phối hợp và thật sự vào cuộc của các tổ chức,   đoàn thể  trong và ngoài nhà trường. ý thức trách nhiệm của gia đình học  sinh được nâng lên, trường học cơ bản đã có sức lôi cuốn học sinh. Tỷ  lệ  học sinh yếu kém giảm, vai trò trách nhiệm của cán bộ  giáo viên được   nhận thức đầy đủ. Do đó tỷ  lệ  học sinh bỏ  học giảm rõ rệt, số  học sinh  vận động trở lại lớp tăng lên.         * Kết quả cụ thể: Số học sinh giảm Vận  Số HS   Sĩ  độn chưa   Sĩ số  Duy trì  số  Chuyể Nghỉ  Năm học g  Chế trở lại   cuối  sĩ số  đ ầu   n  tạm   trở  t trường năm đ ạt năm trường thời lại (thôi  học) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 2007 ­ 2008 290 2 10 278 96,6% 2008 ­ 2009 292 3 9 280 97% 2009 ­ 2010 309 1 1 1 6 302 98,1% 2010­2011 310 2 1 1 2 2 307 99,4% 12
  13. Ghi chú:  Tỷ lệ duy trì sĩ số = [(8)+(4)+(5)] : (2)% 2. Bài học kinh nghiệm Phát huy kết quả đạt được, khắc phục những thiếu sót hạn chế trong  công tác tổ  chức thức hiện, rút kinh nghiệm, điều chỉnh những biện pháp  chưa phù hợp để thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác chống bỏ học và  vận động học sinh trở lại trường. Làm tốt công tác tuyên truyền, xã hội hoá giáo dục, vận động tất cả  các tổ chức, đoàn thể có trách nhiệm tự giác trong việc vận động học sinh  bỏ học tới trường.   Tập trung chỉ  đạo có hiệu quả  nhằm duy trì sĩ số  hàng năm đạt trên  99%; Tiếp tục vận động số  học sinh bỏ  học trong năm học 2010 – 2011   đến trường vào năm học tới. Tranh thủ  sự  quan tâm của cấp trên và các tổ  chức chính trị  xã hội  nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc chống bỏ học qua đó làm tốt  công tác phổ cập giáo dục THCS. Tăng cường công tác chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp   vụ cho đội ngũ giáo viên. Khơi dậy lòng yêu nghề mến trẻ của các cán bộ  giáo viên, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện tốt kế hoạch các phong trào các cuộc vận động, đặc biệt là  cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Gắn   việc duy trì sỉ số học sinh với việc thi đua khen thưởng cuối năm của giáo   viên. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung qua   đó chủ động phân loại đối tượng học sinh hàng kì để có giải pháp nâng cao   chất lượng học sinh, quan tâm tổ  chức phụ  đạo bồi dưỡng cho học sinh   thuộc đối tượng yếu kém. 13
  14. Thường xuyên giữ vững mối liên hệ với hội khuyến học thôn, xã, ban  liên lạc phụ  huynh, phát huy tốt vai trò của các dòng họ  trong việc chống   bỏ học và vận động học sinh trở lại lớp. 3. Đề xuất, kiến nghị Đề  nghị  nên tổ  chức Quĩ vì trẻ  em nghèo, quyên góp từ  các doanh  nghiệp, tổ  chức, cá nhân để  giúp trẻ  em nghèo đến trường. Tiếp tục phát  huy và tăng cường số  lượng  của các quĩ “Doãn tới”;  chương trình hỗ  trợ  học sinh vùng 30a; 135 vùng đặc biệt khó khăn,.... tránh hiện tượng bỏ học   do gia đình quá nghèo, quá khó khăn. Bộ  Giáo dục & Đào tạo sớm ban hành qui chế  cho trung tâm học tập  cộng đồng để đưa những học sinh đã tốt nghiệp THCS không thể tiếp tục   theo học phổ thông có điều kiện được học tập kết hợp với đào tạo nghề và  tạo điều kiện công ăn việc làm cho các em. Trên đây là một số  biện pháp đã và đang thực hiện tại trường THCS  Xuân Hoà, xuất phát từ  đặc thù riêng của đơn vị  trong việc hạn chế  tình   trạng học sinh bỏ  học và vận động trở  lại lớp. Có thể  cách làm này chưa  thực sự hay, song ít nhiều bước đầu đã thu được một số kết quả rõ rệt. Do  vậy, rất mong được sự  góp ý, chỉ  đạo của lãnh đạo ngành, của các đồng  chí quản lý giáo dục trong ngành, của bạn bè đồng nghiệp để  bản thân  cũng như  trường THCS Xuân Hoà có thêm nhiều bài học kinh nghiệp quí,   góp phần vì sự nghiệp giáo dục chung. Xin chân thành cảm ơn ! Xuân Hoà, tháng 04 năm 2011               NGƯỜI THỰC HIỆN                                                                      Phạm Văn Sang 14
  15. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2