Sáng kiến kinh nghiệm " KHAI THÁC SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM HIỆN CÓ VÀ TỔ CHỨC CHO HỌC VIÊN THAM GIA LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG "
lượt xem 300
download
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, hầu hết kiến thức vật lí đều rút ra từ quan sát, thí nghiệm. Ngay cả những định luật hay lí thuyết vật lí là kết quả của suy luận logic với sự khái quát cao độ, cũng chỉ trở thành kiến thức vật lí khi đã được thí nghiệm kiểm chứng. Chính vì thế, trong dạy học vật lí giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học phổ thông (THPT), thí nghiệm được giữ một vai trò rất quan trọng. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm " KHAI THÁC SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM HIỆN CÓ VÀ TỔ CHỨC CHO HỌC VIÊN THAM GIA LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG "
- KHAI THÁC SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM HIỆN CÓ VÀ TỔ CHỨC CHO HỌC VIÊN THAM GIA LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ------ Trương Công Phi Trung tâm GDTX TP. Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, hầu hết kiến thức vật lí đều rút ra từ quan sát, thí nghiệm. Ngay cả những định luật hay lí thuyết vật lí là kết quả của suy luận logic với sự khái quát cao độ, cũng chỉ trở thành kiến thức vật lí khi đã được thí nghiệm kiểm chứng. Chính vì thế, trong dạy học vật lí giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học phổ thông (THPT), thí nghiệm được giữ một vai trò rất quan trọng. Việc tạo nguồn thí nghiệm phục vụ cho việc dạy học cho các trường trung học phổ thông từ trước đến nay rất phong phú, còn sự đầu tư trang bị đồ dùng d ạy học (ĐDDH) nói chung và thiết bị thí nghiệm nói riêng cho các trung tâm GDTX bước đầu đã được quan tâm. Trong những năm gần đây, các công ty thiết bị trường học ở trung ương đã cung ứng và các trư ờng học đã nghiệm thu một lượng ĐDDH khá nhiều, kịp thời đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) môn vật lí; Đặc biệt là việc tổ chức các tiết thực hành ở chương trình GDTX cấp THPT. Tuy nhiên, dạy học là một quá trình mang tính sáng tạo; trong đó giáo viên có thể nảy sinh làm các ĐDDH đơn giản, từ các nguyên vật liệu tận dụng với giá rẻ, có thể nhân mẫu một cách dễ dàng, nhanh chóng. Chính các nước phát triển, mặc dù trang thiết bị ở nh à trường tương đối đầy đủ, họ cũng khuyến khích giáo viên tự làm ĐDDH theo hư ớng này. 50
- Bên cạnh việc tự làm ĐDDH của giáo viên, học viên ở ngành GDTX là một lực lượng cộng tác viên rất tích cực trong việc làm một số ĐDDH cho giáo viên. 2. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN 2.1. Thuận lợi + Chương trình GDTX cấp THPT hiện nay đ ã đưa vào một số tiết thí nghiệm thực hành b ắt buộc, nên ngành giáo dục đã quan tâm trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị thí nghiệm để các TTGDTX có điều kiện tốt để thực hiện chức năng thí nghiệm trong bộ môn vật lí. + Ngành học GDTX với lực lượng học viên khá phong phú về các ngành nghề họ đang làm như: May, đan, mộc, cơ khí, điện... Họ vừa đi làm, vừa đi học, nên việc làm ra các sản phẩm ĐDDH theo gợi ý hay thiết kế của giáo viên là lợi thế của họ. 2.2. Khó khăn + Thiết bị thí nghiệm phục vụ cho chương trình thay sách vật lí GDTX cấp THPT được trang bị không kịp thời, nên việc thực hiện các thí nghiệm bước đầu gặp khó khăn. + Về tự làm ĐDDH: Học viên ở TTGDTX phải dành nhiều thời gian cho công việc làm ăn sinh sống, bận rộn việc gia đình, nên tranh thủ để làm theo yêu cầu của giáo viên, quả là một việc khó khăn; họ phải cố gắng sắp xếp thời gian một cách hợp lý cho công việc. 3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Khai thác sử dụng thiết bị thí nghiệm hiện có ở TTGDTX, để tổ chức các tiết thí nghiệm thực hành. Trước đây, ch ương trình vật lí BTTHPT không có tiết thực hành, nên việc đầu tư thiết bị thí nghiệm cho các TTGDTX rất hạn chế. Cũng vì lí do này, nhìn chung giáo viên ít quan tâm đến việc sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học. Hiện nay, chương trình vật lí GDTX cấp THPT mới đã có tiết thí nghiệm bắt buộc, n ên việc đầu tư trang bị, sử dụng thiết bị thí nghiệm để dạy học vật lí có quan tâm hơn. Ở 51
- TTGDTX Hu ế đ ã được trang bị thiết bị thí nghiệm tương đối đầy đủ để thực hiện các tiết thí nghiệm thực h ành và thí nghiệm chứng minh, biểu diễn trên lớp. Trong năm h ọc vừa qua, hòa nh ịp tron g không khí đ ổi mới ph ương pháp d ạy học vật lí, TTGDTX Huế đ ã xây d ựng một phòng thí nghiệm d ành cho b ộ m ôn v ật lí. Phòng thí nghiệm đ ư ợc trang bị khá đầy đủ b àn gh ế, tủ, kệ giá để ch ứa và trưng bày các thiết bị thí nghiệm vật lí , có đ ủ chổ ngồi thoải mái cho cả lớp đến thực h ành . Phòng có đủ các ph ương tiện nghe nh ìn lắp đặt cố định, n ên rất thuận lợi cho giáo vi ên hư ớng dẫn họ c viên làm thí nghiệm thực h ành. Chính vì th ế năm học vừa qua, TTGDTX Huế đ ã th ực hiện đầy đủ các tiết thực h ành cho học viên các kh ối lớp 10, 11 và 12 . 3.2. Tổ chức cho học viên tham gia tự làm ĐDDH: Để thực hiện tốt việc đổi mới trong việc dạy học môn vật lí, học viên phải chuyển vai trò là người thu nhận thông tin một cách thụ động sang vai trò chủ động tích cực tham gia tìm kiếm kiến thức. Còn giáo viên phải chuyển từ vai trò truyền thông tin sang vai trò tổ chức, hướng dẫn và giúp đỡ học viên tự m ình tìm phá kiến thức mới. Việc yêu cầu học viên tự làm ĐDDH theo gợi ý, thiết kế của giáo viên, thực hiện tốt vai trò này. Bắt đầu từ những năm thay sách giáo khoa lớp 10, vai trò của thí nghiệm đã được quan tâm h ơn. Chúng tôi thường yêu cầu học viên làm một số ĐDDH sau khi đã học xong b ài để khắc sâu kiến thức, hoặc làm trước một số ĐDDH để phục vụ cho một số tiết học sắp tới. Sau đây, là một số ĐDDH học viên ở trung tâm GDTX chúng tôi đã làm trong ba năm qua: 3.2.1 Chuyển động phản lực 3.2.1.1 Dụng cụ thí nghiệm. 1 xe nh ựa đồ chơi cở vừa, nhẹ; 1 bong bóng; 1 ống nhựa bút bi; băng dán 2 mặt. (H.1) 52
- H.1 3.2.1.2 Tiến hành thí nghiệm. Thổi bong bóng căng lên, rồi cột dây cao su quanh miệng quả bóng có lồng ruột bút bi. Sau đó dán chặt bong bóng vào xe nhựa bằng băng keo 2 mặt. Đặt xe lên mặt bàn nằm ngang, tháo dây cao su cột ống bút bi ra. Hơi bong bóng phụt ra phía sau, xe tiến lên phía trước bằng chuyển động phản lực. 3.2.2 Ứng dụng định luật Bôi Mariôt. 3.2.2.1 Dụng cụ thí nghiệm. 1 b ình thủy tinh bịt kín, trong có đựng nư ớc m àu; 2 ống nhựa 1 và 2 như hình vẽ; 2 li nước. (H.2) (H.2) 3.2.2.2 Tiến hành thí nghiệm 53
- Đổ nước vào phểu có ống nhựa 2, nước sẽ chảy ra ngoài theo ống 1. 3.2.3 Cân bằng của một vật khi có mặt chân đế 3.2.3.1 Dụng cụ thí nghiệm 1 quả bóng nhựa, tạo h ình con vật hoặc mặt người ở nửa phía trên. Đổ chì vào phía đáy quả bóng với mức vừa phải. (H.3) 3.2.3.2 Tiến hành thí nghiệm Tác đ ộng vào con lật đật cho nó dao động. Sau khi dao động, nó luôn trở lại tư thế ban đầu. (H.3) 3.2.4 Kính tiềm vọng 3.2.4.1 Dụng cụ thí nghiệm 2 ống nước bằng nhựa: ống 1 có đường kính ngo ài cở 50mm; ống 2 có đ ường kính trong lớn hơn 50mm, sao có thể lồng và trư ợt lên nhau để có thể thay đổi độ cao của kính tiềm vọng.; 2 co chử L; 2 lăng kính hoặc gương ph ẳng; Keo dán. (H.4) 54
- (H.4) 3.2.4.2 Tiến hành thí nghiệm Đặt một miệng ống hướng về đối tượng quan sát, đặt mắt hướng vào ống còn lại để quan sát. 3.2.5 Tổng hợp ánh sáng trắng 3.2.5.1 Dụng cụ thí nghiệm 1 tấm bìa cứng; giấy m àu (1.đỏ, 2.cam, 3.vàng, 4.lục, 5.lam, 6.chàm, 7.tím) cắt thành 7 hình quạt đều nhau; 1 sợi dây. Đục 2 lổ nhỏ đối xứng qua tâm, luồng sợi dây qua 2 lổ nhỏ. (H.5) (H.5) 3.2.5.2 Tiến hành thí nghiệm Hai tay cầm 2 thanh nhỏ. Xoắn tròn dây, sau đó kéo vào ra liên tục để tấm đĩa quay tròn theo phương thẳng đứng. Khi tốc độ quay vừa đủ, sẽ không còn thấy 7 m àu riêng biệt nữa mà chỉ thấy 1 m àu trắng. 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC + Về tổ chức thí nghiệm thực hành: Trong năm học 2008 - 2009, tại phòng thí nghiệm vật lí của TTGDTX Huế đã tổ chức các tiết thực h ành theo quy đ ịnh cho các lớp 10, 11 và 12 . Đã có 1000 lư ợt học viên đ ến thực hành. Qua các tiết thí nghiệm thực hành và báo cáo thực hành của học viên, đ ã đ ánh giá đư ợc ý thức, thái độ, sự hứng thú của học viên trong việc làm thí nghiệm vật lí. 55
- + Về tổ chức cho học viên tự làm ĐDDH: Trên đây là một số thí nghiệm ( ĐDDH ) m à chúng tôi đ ã yêu cầu học viên làm trong ba năm qua với số lượng 100 cái. Việc làm ĐDDH được phân theo nhóm học tập trong lớp. Các học viên đ ã làm rất tích cực với số lư ợng rất phong phú. Mỗi loại ĐDDH đ ã đ ược làm 4cái / lớp, sau đó chúng tôi cho điểm từng ĐDDH để động viên các học viên tham gia, những ĐDDH đạt điểm cao, chất lượng tốt, được tuyển chọn để đưa vào phòng bộ môn vật lý của trung tâm. Qua việc tự làm này, h ọc viên rất phấn khởi, rất sáng tao, hứng thú trong việc học vật lí và nộp ĐDDH đúng kì h ạn cho giáo viên. Trong quá trình tự làm, họ đã hiểu sâu các nguyên lí của các hiện tượng, định luật. Chính vì th ế kiến thức họ đ ã học, được củng cố, khắc sâu vững chắc hơn. 5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM + Tổ chức tốt các tiết thí nghiệm thực hành, giúp cho học viên thích thú học bộ môn vật lí, kiến thức vật lí được khắc sâu, củng cố tốt hơn. + Tổ chức cho học viên tham gia làm ĐDDH đã tăng được số lượng và chất lượng ĐDDH cho việc dạy học vật lí ở trung tâm GDTX. Qua đó, phát huy tính tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức bộ môn; thay đổi đư ợc vai trò của học viên từ thụ động tiếp nhận kiến thức, sang vai trò là trung tâm trong quá trình d ạy học; chủ động tìm phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 6. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1) Về thí nghiệm thực hành: + Việc xây dựng phòng thí nghiệm, tổ chức thực hiện các tiết thí nghiệm thực hành phải được xem là một trong những tiêu chí thi đua của các TTGDTX, để chất lượng dạy học bộ môn vật lí ngày càng tiệm cận với chất lượng của giáo dục phổ thông. 56
- + Đối với các tiết thực hành đ ã được quy định trong chương trình, cần phải có cột điểm có giá trị như b ài kiểm tra viết 1 tiết trở lên, đ ể động viên các học viên tích cực tham gia thực hành thí nghiệm và viết báo cáo thực hành./. 2 ) Về ĐDDH tự làm: ĐDDH là phương tiện dạy học rất cần thiết, giúp học viên d ễ d àng chiếm lĩnh kiến thức vật lí trong tổ chức hoạt động dạy học. Vì vậy, phong trào tự làm ĐDDH cần đ ược đẩy mạnh thông qua các cuộc thi tự làm ĐDDH định kì của ngành GDTX từ địa phương đến trung ương. Từ đó, có thể phát hiện được nhiều ĐDDH mới có giá trị sử dụng. Tiến tới nhân rộng ra cho giáo viên có thể làm để nâng cao chất lư ợng dạy học bộ môn vật lí của ngành. Hu ế, tháng 9 năm 2009 57
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành tư duy khái quát hóa một số dạng bài tập hóa học cho học sinh ứng dụng giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học
30 p | 234 | 52
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Khai thác tiềm năng của trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số giáo dục
23 p | 24 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác điều kiện phản ứng và hiện tượng phản ứng hóa học để tạo hứng thú học chương Halogen
12 p | 126 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác Autograph hỗ trợ dạy học nội dung đạo hàm và ứng dụng của đạo hàm
33 p | 103 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác hiệu quả hệ thống câu hỏi trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 4 nhằm phát triển năng lực học sinh
41 p | 107 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sáng tạo các bài toán mới từ khái niệm và bài tập cơ bản
20 p | 118 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Kim Sơn
29 p | 34 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác và phát triển từ một bài toán đơn giản để bồi dưỡng toán 8
12 p | 43 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở
12 p | 8 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác các ứng dụng từ một bài toán lớp 8
14 p | 52 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 65 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong trường mẫu giáo
7 p | 34 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy Luyện từ và câu “Khái niệm từ láy"
30 p | 34 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Khai thác ý nghĩa của một số loại cây trong nhà trường gắn với nội dung chương trình môn học và hoạt động giáo dục trường tiểu học
47 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy học sinh đọc Tiếng Việt lớp Một theo chương trình mới
12 p | 49 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác và xây dựng các bài tập hình học không gian có tính hệ thống để phát triển tư duy sáng tạo, tính tích cực và năng lực giải bài tập cho học sinh lớp 11 và học sinh lớp 12 ôn thi đại học
28 p | 56 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua bài tập hoá học
15 p | 38 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn