SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN HƢNG<br />
Mã số: ................................<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:<br />
KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG VÀ HIỆN TƢỢNG PHẢN ỨNG<br />
HÓA HỌC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC CHƢƠNG HALOGEN<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Linh<br />
Lĩnh vực nghiên cứu: Chuyên môn giảng dạy<br />
Phương pháp dạy học bộ môn:<br />
Có đính kèm:<br />
Mô hình<br />
Phần mềm<br />
<br />
Hóa Học 10<br />
<br />
Phim ảnh<br />
<br />
<br />
<br />
Hiện vật khác<br />
<br />
1<br />
<br />
SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC<br />
I.<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
II.<br />
III.<br />
-<br />
<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN<br />
Họ và tên: Nguyễn Phúc Linh<br />
Ngày tháng năm sinh: 12 – 09 - 1978<br />
Nam, nữ: Nam<br />
Địa chỉ: Xuân Hƣng , Xuân Lộc, Đồng Nai.<br />
Điện thoại:<br />
(CQ)/<br />
(NR); ĐTDĐ: 0907567712<br />
Fax:<br />
E-mail:<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Xuân Hƣng<br />
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO<br />
Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân<br />
Năm nhận bằng: 2001<br />
Chuyên ngành đào tạo: Sƣ phạm Hóa<br />
KINH NGHIỆM KHOA HỌC<br />
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: 11 năm<br />
Số năm có kinh nghiệm: 11 năm<br />
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: ‘Hệ thống bài<br />
tập chƣơng Sự điện li’.<br />
<br />
2<br />
<br />
KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG VÀ HIỆN TƢỢNG PHẢN<br />
ỨNG HÓA HỌC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC CHƢƠNG HALOGEN<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Muốn nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trong mỗi tiết học đòi<br />
hỏi mỗi giáo viên không ngừng phấn đấu đổi mới nội dung và phương pháp<br />
dạy học sao cho phù hợp và kích thích sự hứng thú, tính tự học và sáng tạo<br />
của học sinh. Phục vụ cho công việc này, nhà nước đã tiến hành biên soạn<br />
sách giáo khoa, sách giáo viên ở từng bộ môn để giới hạn và định hướng nội<br />
dung và phương pháp dạy học. Một mặt tài liệu SGK ở các bộ môn có nhiều<br />
nội dung kiến thức và một số bài học chưa phù hợp với học sinh nên làm HS<br />
mất hứng thú học tập và không kích thích tính tự học cần giảm tải. Mặt khác<br />
hiện nay nhiều lúc và nhiều nơi GV và HS chưa khai thác và khai thác chưa<br />
có hiệu quả nội dung kiến thức ở SGK trong quá trình giảng dạy và học tập<br />
của mình ở các tiết học dẫn đến kết quả dạy và học đạc được chưa cao, học<br />
sinh ít hứng thú học tập.<br />
Khác với nhiều môn học khác, hóa học là môn khoa học thực<br />
nghiệm vì vậy học sinh có nhiều cách tiếp cận và lĩnh hội kiến thức từ lí<br />
thuyết và thực hành. Trong giờ học môn hóa học, HS có thể tiếp thu kiến<br />
thức từ việc quan sát điều kiện phản ứng, hiện tượng phản ứng từ đó dễ tạo<br />
hứng thú học bộ môn. Vì thế, trong tài liệu SGK mới đây thấy xuất hiện<br />
nhiều loại bài tập thực nghiệm kiểm tra cách tiến hành các thí nghiệm cũng<br />
như điều kiện phản ứng, hiện tượng phản ứng…<br />
Qua thực tế giảng dạy chương Halogen, môn hóa học 10, tôi nhận<br />
thấy nội dung kiến thức trình bày ở SGK khá hay, có nhiều thí nghiệm và<br />
hình vẽ minh họa phản ứng hóa học rất sinh động kích thích các giác quan<br />
nhận thức của người đọc. Nhưng thực tế giảng dạy nhiều giáo viên vì nhiều<br />
lí do nên chưa giành nhiều thời gian khai thác các yếu tố về điều kiện và<br />
hiện tượng của các phản ứng hóa học. Hệ thống bài tập sau mỗi bài học ở<br />
SGK và SBT trong chương Halogen cũng chưa chú trọng đưa hệ thống bài<br />
tập thực nghiệm vào để kiểm tra kiến thức học sinh ở mức độ biết và vận<br />
dụng kiến thức ở SGK.<br />
Vì vậy để gốp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh , tôi chọn đề tài<br />
“KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG VÀ HIỆN TƢỢNG PHẢN<br />
ỨNG HÓA HỌC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC CHƢƠNG HALOGEN”<br />
làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.<br />
II. THỰC TRẠNG TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP<br />
CỦA ĐỀ TÀI<br />
1. Thuận lợi<br />
- Quá trình đổi mới giáo dục nói chung và của bộ môn hóa học 10 nói<br />
riêng theo hướng phát huy tính tích cực và chủ động của người học, tăng<br />
3<br />
<br />
cường tính giáo dục gắn liền với thực tế cuộc sống, học lí thuyết đi đôi với<br />
thực hành. Bộ giáo dục cũng nêu rõ, với môn hóa học cần tăng cường tầm<br />
quan trọng của các tiết thực hành, và tăng cường kiểm tra đánh giá kĩ năng<br />
giải các bài tập thực nghiệm như bài tập nhận biết bài tập điều chế …Do đó<br />
trong dạy học bộ môn hóa hiện nay, rất cần thiết phải lưu ý các điều kiện,<br />
hiện tượng của các phản ứng hóa học.<br />
- Thực tế dạy bộ môn hóa yêu cầu người học phải nắm vững các quá<br />
trình và phương trình phản ứng xảy ra. Việc ghi nhớ các phản ứng được<br />
thuân lợi hơn khi học sinh hiểu rõ bản chất cũng như nhớ điều kiện, hiện<br />
tượng của phản ứng, và chính điều kiện, hiện tượng của phản ứng là những<br />
hình ảnh trực quan sinh động giúp giúp chúng HS ghi nhớ tốt hơn nên đề tài<br />
thực sự được HS, GV quan tâm và đánh giá cao, có nhiều gốp ý rất thiết<br />
thực. Tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên trong tổ bộ môn có sự cộng tác<br />
tốt giúp tôi xây dựng chuyên đề .<br />
- Quá trình đổi mới giáo dục về nội dung, phương pháp, hình thức kiểm<br />
tra đánh giá và sự phát triển của mạng intenet hiện nay cho phép giáo viên<br />
có thể tiếp cận được nhiều thông tin về các điều kiện tiến hành và hiện tượng<br />
các phản ứng xảy ra từ đó giúp tôi có nguồn tư liệu phong phú để xây dựng<br />
chuyên đề này.<br />
2. Khó khăn<br />
- Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế nên khi áp<br />
dụng giáo viên cũng chỉ dùng phương pháp diễn giảng do vậy chưa thực sự<br />
kích thích hết hứng thú học tập của các em HS.<br />
- Mặt khác, hình thức kiểm tra đánh giá của môn hóa học hiện nay,<br />
số lượng bài tập thực nghiệm trong đề chưa nhiều nên HS chưa chú tâm ghi<br />
nhớ các điều kiện và hiện tượng phản ứng.<br />
3. Số liệu thống kê<br />
- Học sinh chú ý trong tiết học: chiếm 65,4%; Học sinh hứng thú (tích<br />
cực phát biểu) trong giờ học: chiếm 20,7%; Học sinh có hứng thú học ở các<br />
tiết thực hành: chiếm 80%.<br />
- Giáo viên giới thiệu và viết phản ứng hóa học không kèm theo việc giới<br />
thiệu điều kiện và hiện tượng phản ứng : 65,5%; Giáo viên giới thiệu phản<br />
ứng hóa học có kèm theo việc giới thiệu điều kiện và hiện tượng phản ứng:<br />
34,5%.<br />
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát huy vai trò<br />
của người học ở bộ môn hóa học là tăng tỉ lệ thời gian cho thí nghiệm và<br />
nâng cao chất lượng các bài thí nghiệm nhưng thực tế trong chương trình số<br />
bài thực hành chưa nhiều và trong các tiết dạy – học số lượng các phản ứng<br />
4<br />
<br />
hóa học được giới thiệu cho học sinh trong SGK cũng chưa thực sự mô tả<br />
chi tiết và cặn kẽ nên học sinh rất khó nhớ và mau quên.<br />
Đối với môn hóa học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng như<br />
một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy hoc. Thí nghiệm được xem<br />
là cơ sở của của việc học hóa học và để rèn luyện kĩ năng thực hành. Thí<br />
nghiệm kích thích tính hứng thú, giúp tiếp thu kiến thức một cách vững chắc<br />
và sâu sắc hơn. Thí nghiệm hóa học được sử dụng với tư cách là nguồn gốc,<br />
là xuất xứ của kiến thức để dẫn đến lí thuyết. Thế nhưng việc đưa thí nghiệm<br />
vào mọi tiết giảng dạy bài mới là một việc khó có thể thực hiện. Để khắc<br />
phục vấn đề đó thiết nghĩ trong giản dạy GV nên mô tả cụ thể điều kiện phản<br />
ứng cũng như hiện tượng phản ứng cho HS.<br />
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài<br />
Trong quá trình giảng dạy chương Halogen, hóa học 10, tôi nhận thấy<br />
trong tài liệu SGK, SBT, SGV số lượng câu hỏi và bài tập có nội dung yêu<br />
cầu HS nêu điều kiện phản ứng, hiện tượng, giải thích hiện tượng phản ứng<br />
có rất ít, ở một số bài mới là không có do đó yêu cầu học sinh ghi nhớ phản<br />
ứng một cách đơn thuần, máy móc, thiếu sinh động là rất khó. Nên tôi mạnh<br />
dạng đưa thêm một số câu hỏi và bài tập liên quan đến thực nghiệp phản ứng<br />
một mặt để củng cố, giúp HS dễ nhớ và nhớ lâu dài các phản ứng, có hứng<br />
thú học tập, mặt khác làm phong phú và đa dạng về các dạng bài tập trong<br />
chương halogen.<br />
Hiện tại ở mỗi bài học, tài liệu SGK, SBT, số lượng câu hỏi và bài<br />
tập có nội dung ở mức độ củng cố kiến thức còn hạn chế. Trong khi đó, nhà<br />
nước qui định phải lấy nội dung kiến thức SGK là là cơ sở, kim chỉ nam<br />
trong giảng dạy và trong kiểm tra đánh giá. Vì thế, nội dung và phương pháp<br />
giảng dạy của GV phải hết sức bám vào tài liệu SGK. Do đó trong phạm vi<br />
đề tài nhỏ của mình tôi đưa ra một số câu hỏi và bài tập có tính chất thực<br />
nghiệp dựa theo các phương trình phản ứng trong SGK đã nêu để khắc sâu<br />
kiến thức cho HS, bước đầu giúp HS với thực nghiệm các phản ứng hóa học,<br />
từ đó kích thích hứng thú cho HS, giúp GV thiết kế các câu hỏi nêu vấn đề<br />
trong giảng dạy ở các tiết học và có thể dùng để làm đề kiểm tra đánh giá<br />
trình độ học sinh ở mức trung bình.<br />
Để thuận tiện cho việc áp dụng nội dung đề tài tôi trình bày nội<br />
dung đề tài theo thứ tự các bài học trong chương Halogen.<br />
Vấn đề 1: Bài 22. CLO<br />
a) Nội dung cơ bản của bài là tính chất hóa học và điều chế clo, các<br />
phản ứng hóa học cần nhớ là Cl2 tác dụng với kim loại (Na, Fe, Cu…), với<br />
H2, với H2O; axit HCl tác dụng với chất oxi hóa (MnO2, KMnO4…), điện<br />
phân dung dịch NaCl có màng ngăn.<br />
<br />
5<br />
<br />