intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở chương trình Địa lí 12

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:82

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở chương trình Địa lí 12" nhằm phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn. Ngoài ra còn giúp người dạy biết cách khai thác các dạng số liệu thống kê từ sách giáo khoa, nhằm bổ trợ đắc lực cho kiến thức của các bài giảng thêm phong phú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở chương trình Địa lí 12

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TÂY HIẾU             SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: HƯỚNG DẪN KHAI THÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ  Ở CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12 THUỘC MÔN: ĐỊA LÝ Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Tổ: Xã hội
  2. Năm học 2021 – 2022 Số điện thoại: 0914437420 hoặc 0984941575
  3. MỤC LỤC  Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ                                                                                                  ..............................................................................................      1  1­ Lý do chọn đề tài                                                                                                      ..................................................................................................      1  2­ Lý luận chung                                                                                                           .......................................................................................................      2  3. Thực trạng dạy và học bộ môn Địa lí ở trường chúng tôi đang giảng dạy            3 .......      4­ Mục đích                                                                                                                   ...............................................................................................................      4  Phần II: NỘI DUNG                                                                                                     .................................................................................................      5  1­ Các bước tiến hành phân tích số liệu thống kê                                                       ...................................................      5  2­ Nội dung chủ yếu trong việc sử dụng số liệu thống kê                                        ....................................      6  3­ Các số liệu riêng biệt trong sách giáo khoa địa lí 12                                               ...........................................      6  7­ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm                                                                   ...............................................................      67  7.1. Hiệu quả về mặt định lượng                                                                              ..........................................................................      68  7.2. Hiệu quả về mặt định tính                                                                                  ..............................................................................      74  Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT                                                   ...............................................       75 ̀ ́ ̀ ường.                                                                                               1. Vê phia nha tr   ............................................................................................       76 ̀ ́ ở GD&ĐT.                                                                                              2. Vê phia s   ...........................................................................................       77  TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                           .......................................................................................       78
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CN Công nghiệp CTTG Chiến tranh thế giới GV Giáo viên ĐKTN Điều kiện tự nhiên HS Học sinh HSG Học sinh giỏi KHKT Khoa học kĩ thuật SGK Sách giáo khoa SKKN Sáng kiến kinh nghiệm XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu XNK Xuất hập khẩu d/c Dẫn chứng
  5. Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1­ Lý do chọn đề tài Tri thức địa lí nói chung trong khoa học Địa lí và tri thức Địa lí trong trường   nói riêng rất đa dạng, phong phú nó có dạng kênh chữ, kênh hình (bản đồ, sơ  đồ,biểu đồ, hình ảnh, ...) và ở dạng các con số (số liệu, bảng số liệu thống kê).   Để  khai thác tri thức Địa lí có hiệu quả  phục vụ  cho công tác nghiên cứu cũng  như giảng dạy Địa lí kinh tế ­ xã hội ở trường phổ thông, đây là một điểm khó   đối với giáo viên Địa lí. Các số liệu thống kê nói chung và số  liệu thống kê về  kinh tế ­ xã hội nói  riêng có một ý nghĩa nhất định trong việc hình thành các tri thức về  Địa lí tự  nhiên cũng như Địa lí kinh tế ­ xã hội. Các số  liệu thống kê về  kinh tế  xã hội, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế  nước ta nói riêng và khu vực thế  giới nói chung có những biến động thường  xuyên, thay đổi hàng ngày, hàng tháng và hàng năm nên việc cập nhật bổ  sung   đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ  thông cần phải có sự  lựa chọn phù  hợp, đảm bảo thông tin tin cậy, thể hiện được sự thay đổi với số liệu cũ là điều   quan trọng. Thêm vào đó và các số  liệu kinh tế ­ xã hội được công bố  rộng rãi  trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng góp phần  ảnh hưởng nhất định  đến việc thu thập thông tin của giáo viên lẫn học sinh. Bên cạnh đó, kiến thức Địa lí đa dạng, việc  "Đi tìm phương pháp khai   thác kiến thức Địa lí từ các dạng số liệu" trong chương trình Địa lí phổ thông  nói chung và Địa lí 12 nói riêng là rất khó, đã qua nhiều phương pháp, cách thức  sử  dụng, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ  các dạng số  liệu của các  thế  hệ  đi trước đã được đưa ra, áp dụng vào thực tiễn đã mang lại nhiều kết   quả  tốt đẹp. Nhưng bên cạnh đó còn có một số  giáo viên còn lúng túng trong  việc hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu ở SGK, dẫn đến kiến thức bỗ  trợ cho kênh chữ chưa có hiệu quả, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động  tìm tới, lĩnh hội kiến thức của học sinh. Địa lí 12 là môn học được lựa chọn để thi học sinh giỏi (HSG) nên việc bồi  dưỡng học sinh sao cho có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để tham dự kỳ thi có kết   quả, đám ứng được yêu cầu của việc thi HSG là rất cần thiết. Điểm khác của HSG địa lí với học sinh bình thường là ở chỗ học sinh phải   nắm được kiến thức cơ bản địa lí vững chắc và toàn diện hơn, có kỹ năng địa lí   hoàn thiện hơn và có tư  duy địa lí linh hoạt, sâu sắc hơn, có khả  năng sáng tạo  và cách giải quyết mới, có khả  năng vận dụng những kiến thức địa lí vào thực  tiễn cuộc sống … Như vậy, để trở thành HSG địa lí cần phải rèn luyện một cách nghiêm túc   trên cả  ba phương diện: kiến thức, kỹ  năng và tư  duy địa lí. Để  đạt được yêu                                                                                                                                1
  6. cầu này cần phải có sự hỗ trợ của giáo viên và phương pháp tự học có hiệu quả  của học sinh. Công tác bồi dưỡng HSG Địa lí 12 là một nhiệm vụ  quan trọng trong việc  nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng và  địa phương nói chung. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi  hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Với mục đích giúp cho học sinh ôn tập và dự thi đạt kết quả cao; giúp cho  giáo viên có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình soạn và dạy học sinh thi  HSG, chúng tôi đã dày công nghiên cứu và viết ra SKKN này như  một tài liệu  hữu ích. Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế  thị trường phát triển mạnh mẽ  cũng  ảnh hưởng đến việc giảng dạy, trong đó có bộ  môn Địa lí trong trường  phổ thông được xem là "môn phụ", khô cứng nên tâm lý người dạy (giáo viên)  và người học (học sinh) ít để  tâm, mang tính chất đối phó (học sinh học thuộc   lòng ­ "học vẹt" phần kênh chữ và một số số liệu đơn giản) nên cũng góp phần   làm cho việc giảng dạy ­ học tập bộ  môn theo hướng tích cực, chưa phát huy   được cái hay, tính thực tiễn của khoa học Địa lí. Với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm   hiện nay thì việc khai thác bảng số liệu là một trong những phần góp nên thành  công trong việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá  trình lĩnh hội kiến thức. Vì thế  tôi chia sẽ  đề  tài này cùng đồng nghiệp với mong muốn góp một  phần nhỏ tạo nên thành công trong việc phát huy tính chủ động,  tích cực,  sáng   tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức Địa lí. Tuy nhiên với phương  pháp này không còn mới, nhưng hiệu quả vẫn rất cao nên tôi vẫn mạnh dạn áp   dụng và sử dụng nó. Qua đây, tôi xin góp một vài ý kiến nhỏ  trong đề  tài   "Hướng dẫn khai   thác số liệu thống kê ở chương trình Địa lí 12". 2­ Lý luận chung Các số liệu thống kê trước hết dùng để  "minh hoạ" nhằm làm rõ các nội  dung kiến thức Địa lí. Có các số liệu, những kiến thức được trình bày sẽ có sức   thuyết phục cao trong bài giảng. Trong sự phát triển của khoa học Địa lí nói chung và Địa lí kinh tế ­ xã hội  nói riêng, các quan điểm về Địa lí kinh tế ­ xã hội không ngừng được nêu ra và   hoàn thiện, các mô hình kinh tế thế giới ngày càng đa dạng, các số liệu thống kê  sẽ giúp cho người nghiên cứu, học tập sẽ  "lượng hoá" được các dữ liệu và có  cách nhìn đúng đắn về mô hình nêu ra. Thông qua phân tích, so sách, đối chiếu các số  liệu, còn có khả  năng  "cụ   thể hoá” các khái niệm, các quy luật địa lí.                                                                                                                               2
  7. Việc phân tích nội dung các số  liệu, bảng số  liệu và hình thức biểu hiện   trực quan của số liệu (biểu đồ, bản đồ, …) góp phần làm sáng tỏ các mối quan   hệ địa lí để qua đó học sinh tự tìm ra và giải thích được chúng. Việc lựa chọn, xác định đúng đắn các số liệu điển hình còn có tác dụng xác  định được các quy luật và mối liên hệ trong sự phát triển về kinh tế ­ xã hội. Các số  liệu và bảng số  liệu thống kê là cơ  sở  của các nhận xét hoặc của  các tri thức địa lí khái quát, đồng thời có thể là sự cụ thể hoá hoặc minh hoạ để  làm rõ các kiến thức địa lí. Chúng không phải là những kiến thức địa lí cần phải  nhớ kỹ mà chỉ đóng vai trò làm phương tiện của học sinh trong quá trình lĩnh hội  kiến thức. Bằng việc phân tích các số  liệu, bảng số  liệu, học sinh có thể  tự  mình  nhận được các kiến thức địa lí cần thiết. Từ đó, hoặc nhớ vào việc xem xét các   mối liên quan của số  liệu, bảng số  liệu, học sinh sẽ  nắm được chắc chắn và  chứng minh được vấn đề cần nắm. 3. Thực trạng dạy và học bộ môn Địa lí ở trường chúng tôi đang giảng  dạy a. Về đội ngũ giáo viên: Lượng giáo viên có đủ theo biên chế,  có trình độ đạt chuẩn, và trên chuẩn   có năng lực,  nhiệt tình trong giảng dạy,  có ý thức chấp hành kỉ luật tốt và quan  trọng là nắm được phương pháp giảng dạy,  quan tâm đến việc phát huy tính  tích cực,  chủ động của học sinh.  Có ý thức học hỏi đồng nghiệp thông qua các   hoạt động dự  giờ  rút kinh nghiệm,  soạn giáo án chung vào các buổi sinh hoạt   nhóm chuyên môn. Đặc biệt chú trọng đến đặc trưng bộ  môn là sử  dụng thiết   bị,  đồ dùng dạy học khi lên lớp. Trong những năm gần đây,  khi nước ta bước vào nền kinh tế  thị  trường  nên cũng có phần nào  ảnh hưởng đến việc học tập môn Địa lí  ở  trường phổ  thông. Đó là học sinh ít quan tâm đến môn học do cách giảng dạy theo lối truyền  thống,  chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. b. Về học sinh: Học sinh đã quen thuộc với cách học mới,  tích cực,  chủ  động hơn trong  việc phát hiện kiến thức,  có ý thức tự giác trong làm bài tập,  chuẩn bị bài mới.   Qua việc kiểm tra vở bài tập ở  nhà của học sinh,  chúng tôi thấy phần lớn học   sinh đã đầu tư thời gian cho việc làm bài tập,  chịu khó tìm tòi những kiến thức   thực tế khi giáo viên yêu cầu. Tuy nhiên,  việc học tập của học sinh vẫn còn một số tồn tại sau: ­ Nhiều học sinh còn lười học,   thiếu tính tích cực,   chủ  động trong học   tập,  đặc biệt là trong việc hoạt động nhóm.                                                                                                                               3
  8. ­ Một số  học sinh không chịu khó làm bài tập  ở  nhà,  thậm chí còn mượn  vở bài tập của bạn ở trong lớp để chép lại một cách thụ động,  đối phó với giáo   viên. ­ Các bài tập giáo viên hướng dẫn làm trên lớp nhưng học sinh không tiếp  thu,  làm hay chỉnh sửa,  bổ sung những phần còn thiếu,  sai. c. Cơ sở vật chất: Trường THPT Tây Hiếu trong những năm gần đây được đầu tư  xây dựng  mới,   khang trang,   có khá đầy đủ  các phương tiện để  phục vụ  học tập như  tranh ảnh  bản  đồ,  sách giáo khoa,  sách tham khảo, công nghệ thông tin... Được sự  quan tâm của Ban giám hiệu cũng như  tổ  chuyên môn nên việc  phát huy phong trào dạy và học tốt  ở  bộ  môn Địa lí nói riêng và các môn học   khác nhìn chung thuận lợi. 4­ Mục đích Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi sáng tạo của học sinh trong  học tập bộ  môn. Ngoài ra còn giúp người dạy biết cách khai thác các dạng số  liệu thống kê từ sách giáo khoa, nhằm bổ trợ đắc lực cho kiến thức của các bài   giảng thêm phong phú. Bên cạnh đó, các số  liệu thống kê trong chương trình Địa lí rất đa dạng,   vừa mang tính chất minh hoạ, vừa để chứng minh, vừa là kênh chữ và cũng vừa   là kênh hình  ở  SGK. Trước đây trong quá trình giảng dạy, một số  giáo viên  thường hay bỏ qua các số liệu, bảng số liệu nên bài giảng chưa sinh động, chưa   thực tiễn. Thực hiện chuyên đề  này cúng góp phần vào việc đổi mới phương pháp   dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học và tìm tòi sáng  tạo của người dạy. Thông qua chuyên đề này còn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng về phân  tích, xử  lý các dạng số  liệu cũng như  chứng minh một vấn đề  địa lí cụ  thể  và   giúp cho giáo viên có một cách nhìn đúng đắn và biết cách khai thác các dạng số  liệu thống kê ở sách giáo khoa và thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin   đại chúng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, Địa lí học đang gắn với thực tiễn  cuộc sống, phản ánh thực trạng nền kinh tế ­ xã hội của Đất nước trong thời kỳ  Công nghiệp hoá ­ Hiện đại hoá và bước vào giai đoạn hội nhập sâu sắc với   nền kinh tế khu vực cũng như thế giới hiện nay.                                                                                                                               4
  9. Phần II: NỘI DUNG 1­ Các bước tiến hành phân tích số liệu thống kê Để khai thác số liệu thống kê có hiệu quả cần tiến hành theo các bước sau: a) Xác định mục đích phân tích số liệu: Để  tiến hành phân tích số  liệu thống kê thì người giáo viên cần phải xác   định rõ mục đích phân tích, thống kê nhằm đạt được những nội dung gì. Khi phân tích số liệu thống kê ta có thể phân tích một hiện tượng nào đó từ  mọi mặt hoặc có thể một khía cạnh nào đó của hiện tượng, điều này hoàn toàn  do mục đích phân tích quyết định. Trong thực tiễn của công tác phân tích số  liệu, nếu không xác định được   mục đích phân tích thì về căn bản sẽ không sử dụng hết giá trị của số liệu. Nên   khi phân tích số  liệu, số  liệu thống kê phần quan trọng nhất là phải xác định   được mục đích, yêu cầu và nội dung của việc phân tích và sử dụng như thế nào  trong bài giảng, về truyền thu kiến thức hay rèn luyện kỹ năng địa lí. b) Đánh giá các số liệu thống kê: Qua phân tích mục đích đã được xác định trên, khi tiến hành phân tích số  liệu thống kê trong địa lí, giáo viên cần lưu ý việc sử dụng nguồn tài liệu:  Nên  sử  dụng tài liệu chính là SGK là chính (các số  liệu  ở  sách giáo khoa được   các tác giả biên soạn chọn lọc theo các nội dung) . Nhưng do số liệu kinh tế ­   xã hội thay đổi thường xuyên, các số  liệu  ở  SGK nhiều lúc không phù hợp với   các vấn đề, cần thu thập thêm các nguồn số  liệu khác bổ  sung. Giáo viên cần  lưu ý việc các tài liệu đó có phù hợp với nội dung, vấn đề  của bài học hay   không? Nếu dùng số liệu không phù hợp, không đáng tin cậy thì kết luận không  đúng, sai lầm về các vấn đề đưa ra. Vậy việc đánh giá số  liệu thống kê như  thế  nào? Vấn đề  này cần chú ý  trong quá trình thu thập số  liệu và trong việc xử  lý, tính toán số  liệu cũng như  xác định nguồn gốc, xuất xứ của số liệu đó. c) Phân tích, so sánh và đối chiếu các số  liệu, sử  dụng một phép toán   đơn giản để rút ra những nhận xét cần thiết: Sau khi tiến hành chọn lọc các số liệu cần phải so sánh, đối chiếu để hiểu   được số liệu, để rút ra kết luận cần thiết. + Thể hiện các số liệu thống kê (lập bảng, biểu thống kê, xây dựng các đồ  thị, biểu đồ  thống kê, xây dựng các số  liệu biểu đồ  ­ bản đồ, số  liệu thống kê  được thể hiện bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật (máy tính), …):                                                                                                                               5
  10. Đối với số liệu thống kê được sử dụng trong bài giảng nhằm minh hoạ và  nêu bật được ý nghĩa của kiến thức địa lí. Ngoài ra còn có tác dụng cụ  thể, các  khái niệm, rèn luyện kỹ năng tư duy và kỹ năng địa lí. Trong dạy Địa lí kinh tế  ­ xã hội để  có hiệu quả, gây hứng thú học tập và  giúp học sinh có  ấn tượng sâu sắc, gây tính thẩm mĩ trong quá trình học tập là  không thể  thiếu trong việc thể  hiện các số  liệu thống kê bằng hình thức như:  Biểu đồ, bản đồ,… + Nêu kết luận và giá trị của nó đối với việc thực hiện nội dung bài giảng  (truyền thụ kiến thức hay rèn luyện kỹ năng): Trong quá trình khai thác số  liệu thống kê, bước quan trọng cuối cùng là  kết luận một cách rõ ràng, tỉ mỉ, khoa học. Đây là vấn đề phân tích số liệu thống   kê cần đạt tới. Nhất là những dạng số liệu thống kê về tình hình kinh tế hay xã   hội của một nước, một vùng miền nên trong quá trình rút ra kết luận, giáo viên   cần lưu ý để rút ra những kết luận cần thiết, ngắn gọn, khoa học, … Góp phần   bỗ trợ kiến thức cho bài giảng thêm sinh động, gắn liền với thực tế. 2­ Nội dung chủ yếu trong việc sử dụng số liệu thống kê a) Thu thập số liệu thống kê b) Xử lý số liệu thống kê c) Phân loại số liệu thống kê d) Phân tích số liệu thống kê * Các số  liệu trong chương trình Địa lí 12 thường được biểu hiện dưới   các dạng sau: ­ Các số liệu riêng biệt ­ Bảng số liệu ­ Số liệu ở các biểu đồ, lược đồ. 3­ Các số liệu riêng biệt trong sách giáo khoa địa lí 12 Các số  liệu riêng biệt trong SGK Địa lí 12 chiếm một tỷ lệ rất lớn, chúng   được phân bố rải rác từng phần, từng nội dung, từng bài cụ thể. Với đặc trưng của chương trình Địa lí kinh tế ­ xã hội Việt Nam nên các số  liệu đưa ra được xử lý khá kĩ cũng như tinh lọc từng vấn đề ở  các nội dung để  học sinh dễ ghi nhớ, dễ nắm bắt và so sánh với nhau. Khi đưa ra các con số, giáo viên nêu đặt câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp,  để học sinh tìm ra các mối quan hệ cần thiết. Phần lớn trong đề tài này tôi chủ yếu sử dụng số liệu trong sách giáo   khoa Địa lí 12 đề hướng dẫn học sinh kỹ năng khai thác số liệu.                                                                                                                               6
  11. Trong quá trình sử dụng, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các số  liệu thống kê cần rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sau: a) Biết đọc được nội dung các loại số liệu: Số  liệu đó thể  hiện nội dung gì? Có tác dụng gì với phần kênh chữ  của   sách giáo khoa? Thể  hiện  ở  dạng nào? Thô  (%)  hay dạng số  liệu tinh  (triệu   người, tấn, km2, tỉ USD … ) ? Ví dụ 1: Bài 16, trang 67 "Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc". Dân số  Việt Nam năm 2006: 84.516 nghìn người ,năm 2020: 97582,7 nghìn người ((Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)  Việt Nam là một nước đông dân trên thế giới Ví dụ 2: Bài 22, trang 93  "sản xuất lương thực" ­ Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha (1980) lên 6,04 triệu   ha (1990); 7,5 triệu ha (2002), sau đó giảm nhẹ còn 7,3 triệu ha (2005). ­   Năng   suất   Lúa   tăng   mạnh.   Hiện   nay   năng   suất   Lúa   đạt   khoảng   49  tạ/ha/năm (năm 1980 mới đạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm). ­ Sản lượng Lúa cũng tăng mạnh, từ  11,6 triệu tấn (năm 1980), lên 19,2   triệu tấn (năm 1990) và hiện nay đạt trên 43 triệu tấn. “ diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2000 – 2018” Năm 2000 2004 2006 2010 2018 Diện tích (nghìn ha) 7666,3 7445,3 7324,8 7489,4 7571,8 Sản   lượng  (nghìn  32493,0 36148,2 35818,3 39993,4 43992,2 tấn) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)  Qua đây giáo viên cần cho học sinh thấy tình hình sản xuất lương thực   của nước ta phát triển mạnh.  Từ đây học sinh sẽ thấy được: Để có được những thành tựu này đó là do   chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và lĩnh vực sản xuất lương thực nói  riêng của Nhà nước và nhân dân ta. b) Biết làm tròn số liệu : Do tính chất và nhiệm vụ  của bộ  môn và chương trình Địa lí kinh tế  ­ xã   hội  ở  phổ  thông, những số  liệu đó với mục đích là làm dẫn chứng, không yêu  cầu học sinh phải nhớ, song có những số  liệu yêu cầu phải nhớ, tuy không   nhiều đó là những số  liệu cơ  bản đã được chọn lọc. Đối với các con số  phức   tạp khi không cần yêu cầu học sinh phải nhớ  thật chính xác thì cần phải làm                                                                                                                                7
  12. tròn để tránh tình trạng học sinh ghi nhớ một cách máy móc, không hiểu được ý  nghĩa của các con số đó nói lên vấn đề gì. Đối với chương trình Địa lí Việt Nam  ở  lớp 12, tuy có điểm chung với   chương trình Địa lí kinh tế  ­ xã hội lớp 11 nhưng về  mặt số  liệu  ở  sách giáo   khoa Địa lí 12 thì có nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy,   giáo viên không nên yêu cầu học sinh ghi nhớ  một cách máy móc các loại số  liệu, cần lựa chọn loại số liệu nào cần ghi nhớ, loại nào nên giảm lược hay làm  tròn số  liệu một cách khoa học để  dễ  nhớ  nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học,   chính xác của các số liệu. Trong quá trình làm tròn số liệu cần chú ý cách làm tròn như sau : ­ Đối với hàng tỉ nên lấy hai số lẻ (2282 triệu thay bằng 2,28 tỉ). ­ Đối với hàng triệu nên lấy một số lẻ (17,075 triệu thay bằng 17,1 triệu). ­ Đối với hàng nghìn nên lấy một số  lẻ  đến hàng trăm  (38.489  USD thay   bằng 38.500 USD). ­ Hoặc cũng có một số cách khác, chẳng hạn : Ví dụ : ­ Diện tích nước ta : 331.212 km2 thì có thể làm tròn thành trên 331.000 km2  hoặc hơn 33,1 triệu ha để giúp học sinh dễ nhớ. ­ Theo số  liệu thống kê, số  dân nước ta là 97582,7 nghìn người (2020)  làm tròn hơn 97,6 triệu người. ­ Năng suất Lúa tăng mạnh. Năm 2018 năng suất Lúa đạt khoảng 58,1 tạ/ha   (năm 1980 mới đạt 21 tạ/ha, năm 1990 là 31,8 tạ/ha)    Phần này vừa cho học  sinh so sánh giữa các năm với nhau để học sinh dễ nhớ nên có thể lược bỏ năm   1980 và làm tròn số liệu năm 2018  là hơn 58 tạ/ha. c) Biết cách so sánh giữa các con số với nhau : Trong quá trình so sánh các số liệu với nhau cần phải là những số liệu cùng  loại với nhau, có thể là khác thời gian nhau. Thông qua so sánh giáo viên cần giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực của   các số  liệu đó nói lên điều gì về  một vấn đề  của ngành kinh tế  (Nông nghiệp,   công nghiệp, … ), một sản phẩm (Cà phê, Cao su, Lúa, … ) hay một vấn đề lớn  của một vùng ở nước ta (Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng hay Đồng Bằng   Sông Cửu Long), cả  nước và giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên   thế giới. Ví dụ  1: "Năm 2005, nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4   triệu ha đất sử  dụng trong Nông nghiệp (chiếm 28,4% diện tích đất tự  nhiên),   trung bình hơn 0,1 ha trên đầu người. Trong số 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng,                                                                                                                                 8
  13. ở  Đồng bằng có khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi hoang   hoá nặng" ­ SGK Địa lí 12, trang 60 CB. ­ Hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân thông qua gợi mở của giáo viên để  rút ra được kết luận sau:  Diện tích đất có rừng (12,7 triệu ha) của nước ta còn ít so với một nước  có diện tích là đồi núi (75%) và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,   quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ.   Với 9,4 triệu ha đất Nông nghiệp là quá ít cho một nước có số dân hoạt  động sản xuất Nông nghiệp đông (57,3%), bình quân đất Nông nghiệp trên đầu   người cũng rất thấp.  Từ những so sánh trên, giáo viên cần cho học sinh thấy được trước thực   trạng của nguồn tài nguyên đất của nước ta không chỉ  bị  thu hẹp do quá trình  công nghiệp hoá, dân số tăng nhanh, khả năng mở  rộng rất ít mà hiện nay đang   bị suy thoái nghiêm trọng nên cần phải có chính sách khai thác, sử  dụng đất có  hiệu quả về mọi mặt. Ví dụ 2: "Nước ta có khoảng 3,2 triệu người Việt  ở nước ngoài, tập trung   nhiều nhất  ở  Hoa Kỳ, Austraylia, … ”  ­ Bài 16 CB. Trong giai đoạn hiện nay,  với lực lượng dân số  đông sinh sống  ở  nước ngoài đó có những thuận lợi nào   trong quá trình phát triển kinh tế ­ xã hội nhất là thời kỳ Công nghiệp hoá ­ Hiện  đại hoá?   Để  giúp học sinh hiểu được vấn đề  người Việt  ở  nước ngoài (Việt  Kiều) hiện nay đang có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng quê  hương, đất nước như đầu tư  vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giao thông  vận tải, giáo dục … bằng các ví dụ  cụ  thể  ở  các dự  án phát triển công nghiệp  trong các lĩnh vực hay ở giáo dục, ... Ví dụ  3: "Năm 2004 so với năm 1990, khối lượng hàng vận chuyển bằng   đường hàng không tăng 24,6 lần; Khối lượng luân chuyển tăng 57,5 lần; Vận   chuyển hành khách tăng 11,0 lần và khối lượng luân chuyển hành khách tăng   20,5 lần". Qua đây đã nói lên được điều gì về  vận chuyển đường hàng không  của nước ta?  Đây là phần học sinh dễ dàng so sánh, tuy nhiên giáo viên cần phải cho  học sinh biết được trong giai đoạn hiện nay, nước ta chú trọng phát triển đường  hàng không như: Xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp các sân bay, mua sắm trang   thiết bị, máy bay hiện đại, …. phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội.   Nhất là trong thời kỳ  mở  cửa và Công nghiệp hoá ­ Hiện đại hoá đất nước.  Ngành vận tải đường hàng không có vai trò gắn kết các vùng kinh tế trong ngoài   nước và được xem là cầu nối nhanh nhất giữa các vùng miền và giữa nước ta   với các nước trên thế giới. d) Biết xác định đúng đắn các số liệu điển hình:                                                                                                                               9
  14. Khi chứng minh cho một đặc điểm, một kết luận về một vấn đề kinh tế ­  xã hội cần giúp cho học sinh biết cách lựa chọn, xác định đúng đắn các số liệu  điển hình, thể hiện đặc trưng của đối tượng cần chứng minh. Đây cũng là một  kỹ năng quan trọng cần hình thành cho học sinh. Đối với chương trình SGK Địa lí 12, các số liệu đưa ra dù là số liệu tương   đối hay tuyệt đối thì đây vẫn là những số  liệu điển hình, có tính chọn lọc cao.  Vai trò hỗ trợ cho phần kênh chữ của SGK. Ví dụ 1: Để chứng minh khí hậu nước ta phân hoá thành 2 miền đặc trưng   của khí hậu miền Nam và miền Bắc, cần đưa ra số liệu cụ thể về đặc điểm khí   hậu của 2 miền: ­ Miền Bắc: Từ dãy Bạch Mã trở ra: Đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa,  có mùa đông lạnh thể hiện: + Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. + Tháng mùa đông trung bình dưới 180C (mùa đông kéo dài từ 2  3 tháng) ­ Miền Nam: Từ  dãy Bạch Mã trở  vào Nam: Đặc trưng khí hậu cận xích  đạo gió mùa, thể hiện: + Nhiệt độ trung bình năm trên 250C. + Không có tháng nào trung bình dưới 200C.  Từ đó học sinh dễ dàng nhận định được sự khác nhau của 2 miền thông  qua đặc trưng của nhiệt độ. Thông qua nhiệt độ  này học sinh cũng có thể  liên  hệ sang các thành phần tự  nhiên khác như: Cảnh quan, sinh vật, …. và sự  phát   triển của các ngành kinh tế phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như Nông nghiệp  hay nghề cá, làm muối, …. Ví dụ  2: Để  khẳng định lĩnh vực y tế  và chăm sóc sức khoẻ  của nước ta   ngày càng đi lên, phục vụ  tốt hơn cho sức khoẻ  của người dân thì giáo viên   hướng dẫn học sinh đưa ra được: ­ Năm 2019, 100% số xã, phường có trạm y tế. ­ Số trạm y tế có Bác sĩ: > 80%. ­ Số Bác sĩ và y sĩ, dược sĩ tăng nhanh. Năm 2015 số  bác sĩ 73,8 nghìn người, năm 2017 là 74,4 ngìn người, năm  2019 có  96,2 nghìn người ­ Năm 2001, bình quân có 5,2 Bác sĩ/10000 người   Năm 2005 là 6,3 Bác  sĩ/10000  người,    năm   2015 có  8,0 bác  sĩ/10000  người,  năm 2019  có 8,8  bác  sĩ/10000 người  Qua đó học sinh biết được ngành y tế của nước ta ngày càng phát triển.  Sự  phát triển này nhờ  những nổ  lực của Nhà nước trong chính sách y tế, chăm  sóc sức khoẻ cho mọi người dân. Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của các nước trên                                                                                                                                 10
  15. thế giới trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, cung cấp trang thiết bị y tế và xây dựng   cơ  sở  hạ  tầng, ... Trên đây cũng chưa khẳng định được sự  phát triển của y tế.   Ngoài ra hiện nay nước ta đã thanh toán xong một số  bệnh trước đây xem là  hiểm nghèo, không thể  chữa được như  bệnh phong, sốt rét và điều trị  thành  công những ca mổ  khó như: Mổ  tách cặp song sinh Việt Đức, một ca mổ  dính   khó trong y học vào tháng 10/2008. Hiện nay, trên nhiều địa phương đã xây dựng nhiều bệnh viện đa khoa,   chuyên khoa có chất lượng cao. Không chỉ vậy, hiện nay các bệnh viện tư nhân  và nước ngoài cũng được xây dựng nhiều ở nước ta, ...   Đây là một bước tiến  mới trong xã hội hoá ngành y tế  ở nước ta trong thời kỳ phát triển nền kinh tế  thị trường hiện nay. 4­ Các bảng số liệu: Các bảng số liệu trong sách giáo khoa Địa lí 12 rất nhiều, chủ yếu dạng số  liệu về kinh tế ­ xã hội. Với các bảng số liệu được dùng để  chứng minh, minh   hoạ trong quá trình giải thích các hiện tượng, quy luật kinh tế ­ xã hội tương tự  như  cách dùng số  liệu riêng biệt đã đề  cập  ở  phần trên. Trong quá trình giáo  viên hướng dẫn học sinh khai thác có thể cập nhật thêm các số liệu mới Tuy nhiên, việc sử  dụng bảng số  liệu có tác dụng lớn hơn cả  là khi dùng  làm phương tiện hướng dẫn cho học sinh khai thác kiến thức. Thông qua các số  liệu trong bảng, học sinh có thể vận dụng các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh,  đối chiếu để tìm ra mối liên hệ, những nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng   phát triển kinh tế  ­ xã hội của một quốc gia, khu vực hoặc sự  phát triển của   từng ngành cụ thể. Trước khi sử  dụng bảng số  liệu, giáo viên nên hướng dẫn học sinh phân  loại theo từng vấn đề, nội dung, ví dụ: Các bảng trình bày về  cơ  cấu (cơ  cấu   lao động, cơ cấu ngành), về sự phát triển (phát triển dân số, một ngành kinh tế,   sản lượng qua các mốc thời gian … ) hoặc về  sự  phát triển kinh tế  chung của  một nước, một vùng (gồm các ngành sản xuất và các hoạt động cụ kinh tế). Nói chung, các bảng số  liệu thống kê được sử  dụng rộng rãi, có vai trò  quan trọng trong quá trình dạy học Địa lí kinh tế  ­ xã hội của giáo viên và học   tập của học sinh. Tất cả các chương, bài của chương trình Địa lí nói chung và  Địa lí 12 nói riêng đều sử dụng bảng số liệu. Để khai thác có hiệu quả thì học sinh phải có một số kỹ năng, các kỹ năng   này học sinh được rèn luyện từ  chương trình lớp dưới, đến đây giáo viên cần  hoàn thiện cho học sinh. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một học sinh nào cũng có  kỹ năng phân tích, xử lý và khai thác bảng số liệu tốt mà đa số kỹ năng này học   sinh xem thường hoặc hoàn thiện chưa tốt nên giáo viên cần lưu ý những vấn   đề sau: a) Hướng dẫn học sinh kỹ năng phân tích bảng số liệu trong sách giáo   khoa địa lí 12                                                                                                                               11
  16. Theo các bước sau: * Đọc tên bảng số liệu. * Chú ý xem con số trong bảng được biểu thị theo đơn vị nào  ? Tài liệu đưa  ra năm nào ? * Đọc nhan đề hàng dọc (cột), hàng ngang (dòng). * Đối chiếu số liệu theo cột và dòng. * Đưa ra nhận xét về các đặc điểm, hiện tượng được biểu thị qua số liệu. * Xử lý số liệu để thể hiện qua các dạng khác như vẽ biểu đồ, … Ví dụ 1 : “Diện tích gieo trồng một số  cây công nghiệp lâu năm  ở  nước ta giai   đoạn 2010 ­ 2019 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2010 2013 2015 2017 2019 Chè 129,9 128,2 133,6 129,3 123,3 Cà phê 554,7 635,0 643,3 664,6 683,8 Cao su 748,7 955,7 955,7 971,6 922,0 (Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) ­  Trước  hết  giáo  viên cần  hướng  dẫn học sinh   đọc  tên bảng  số  liệu :  “Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 2010   ­ 2019 ­ Số liệu được biểu thị dưới dạng thô, tương đối hay %. ­ Hàng : Diện tích gieo trồng từng loại  cây công nghiệp lâu năm  qua các  năm. ­ Cột : Diện tích gieo trồng các loại cây công nghiệp lâu năm trong từng  năm (2010, 2013, ...) ­ Đối chiếu số liệu theo cột và dòng. Qua bảng trên hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi diện tích gieo trồng, tốc   độ  tăng trưởng   một số  cây công nghiệp lâu năm  ở  nước ta giai đoạn 2010 ­   2019.  Giáo viên hướng dẫn học sinh đối chiếu, so sánh theo các năm để  thấy   được sự thay đổi trên. Cụ thể : ­ Nhận xét từng năm diện tích của 3 loại cây                                                                                                                               12
  17. + Năm 2010 diện tích cây cao su lớn nhất 748,7 nghìn ha, thứ hai đến cây cà   phê 554,7 nghìn ha , cây chè có diện tích nhỏ nhất 129,9 nghìn ha. + Tương tự năm 2013, 2015, 2017, 2019 HS nhận xét ­ Nhận xét sự thay đổi diện tích của từng loại cây giai đoạn 2010 – 2019 + Cây chè diện tích có sự biến động và giảm  6,6 nghìn ha + Cây cà phê có diện tích tăng 129,1 nghìn ha + Cây cao su có diện tích tăng nhanh nhất 173,3 nghìn ha ­ Từ  bảng số  liệu trên nhận xét tốc độ  tăng một số  cây công nghiệp lâu  năm Năm 2010 2013 2015 2017 2019 Chè 100 98.7 102.8 99.5 94.9 Cà phê 100 114.5 116.0 119.8 123.3 Cao su 100 127.6 127.6 129.8 123.1 + Cây chè có tốc độ tăng trưởng giảm 5,1% + Cây cà phê và cây cao su có tốc độ  tăng trưởng khá nhanh lần lượt là  23,3% và 23,1% ­ Diện tích gieo trồng một số  cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam thay   đổi giai đoạn 2010 ­ 2019 b) Các bước đọc bảng số liệu trong sách giáo khoa địa lí 12 Khi nêu lên các bước đọc bảng số  liệu, giáo viên nên lưu ý học sinh sử  dụng không phải là một mà là một vài số liệu. * Trong một số  trường hợp thì cần đọc và đối chiếu các số  liệu theo cột   dọc. Ví dụ  1 : Bảng 22.2 : "Cơ  cấu lao động có việc làm phân theo khu vực   kinh tế, giai đoạn 2000 ­ 2005" trang 74, bài 17. Đơn vị : %                             Năm 2000 2002 2003 2004 2005 Khu vực kinh tế Tổng số 100 100 100 100 100 Nông   –   Lâm   –   Ngư  65,1 61,9 60,3 58,5 57,3 nghiệp                                                                                                                               13
  18. Công nghiệp – Xây dựng 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2 Dịch vụ 21,8 22,7 23,2 23,9 24,5 Qua bảng trên hãy so sánh và nhận xét sự  thay đổi cơ  cấu lao động phân   theo khu vực kinh tế ở nước ta.  Giáo viên hướng dẫn học sinh đối chiếu, so sánh theo các năm để  thấy   được sự thay đổi trên. Cụ thể : ­ Năm 2000 lao động có việc làm trong KVI vẫn chiếm tỷ lệ cao  : 65,1%,  trong khi đó KVII chiếm tỷ lệ thấp nhất : 13,1%. ­ Năm 2003, tuy có sự thay đổi nhưng tỷ lệ lao động có việc làm trong khu  vực I vẫn chiếm tỷ lệ cao : 60,3%, KVII và KVIII đang có xu hướng tăng lên ... ­ Năm 2005, sự thay đổi thể hiện rất rõ rệt, lao động có việc làm trong KVI   đã giảm mạnh so với năm 2000 vẫn chiếm tỷ  lệ  khá cao : 57,3%, trong khi đó  KVII tăng lên 18,2% và KVIII tăng lên 24,5%. Ví dụ  2 : Bảng  24.1 CB : "Sản lượng và giá trị  sản xuất thuỷ  sản qua   một số năm".                             Năm Sản lượng  1990 1995 2000 2005 và giá trị thuỷ sản Sản lượng (nghìn tấn) 890,6 1.584,4 2.250,5 3.465,6 Khai thác 728,5 1.195,3 1.660,9 1.987,9 Nuôi trồng 162,1 389,1 589,6 1.478,0 Giá   trị   sản   xuất   (tỉ   đồng,   giá   so   sánh  8.135 13.524 21.777 38.726,9 1994) Khai thác 5.559 9.214 13.901 15.822,0 Nuôi trồng 2.576 4.310 7.876 22.904,9 Hướng dẫn học sinh so sánh sản lượng và giá trị  sản xuất thuỷ  sản qua   một số  năm của nước ta, trong quá trình so sánh cần lưu ý học sinh về  đơn vị  của sản lượng (nghìn tấn) và giá trị  sản xuất (tỉ  đồng ­ giá so sánh 1994). Cụ  thể : ­ Năm 1990 : + Sản lượng khai thác cao hơn rất nhiều so với sản lượng nuôi trồng tới  566,4 nghìn tấn. + Giá trị  sản xuất trong lĩnh vực khia thác cũng cao hơn rất nhiều so với   nuôi trồng tới 2983 tỉ đồng.                                                                                                                               14
  19. ­ Năm 2005 : + Sản lượng khai thác cao hơn rất nhiều so với sản lượng nuôi trồng tới  509,9 nghìn tấn. + Giá trị  sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng cao hơn so với khai thác tới  7.082,9 tỉ đồng.  Như vậy từ năm 1990 đến năm 2005 sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ  sản của nước ta có nhiều thay đổi. ­ Hầu hết đều tăng nhưng sản lượng nuôi trồng tăng mạnh nhất, chiếm   43%  ­ Năm 2005 so với 19% ­ Năm 1990. ­ Sự  thay đổi mạnh nhất là giá trị  sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng từ  32% năm 1990 lên 60% năm 2005.  Thông qua đây giáo viên giúp học sinh thấy được vai trò ngày càng lớn   trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ  sản. Trong ngành thuỷ  sản thì nuôi trồng ngày   càng được chú ý phát triển, nhiều loại thuỷ sản trở thành đối tượng nuôi trồng,   trong đó quan trọng như  tôm ­ nghề  nuôi tôm phát triển mạnh, từ  quãng canh   sang thâm canh. Trên các địa phương có thế  mạnh về  nuôi tôm thì phát triển  mạnh nhất là  ở  vùng đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật là các tỉnh ven biển.   Ngoài ra hiện nay nước ta đã đưa vào nuôi trồng nhiều loại thuỷ, hải sản có  nguồn gốc, xuất xứ  từ  các nước khác nhau như : Tôm thẻ chân trắng, Cá chim  trắng hay cá hồi (nuôi ở Đà Lạt, SaPa) và các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao  như : Ngọc trai, Tôm hùm, Sò huyết, Cá mú, Rong biển, ... Hình thức nuôi trồng   thuỷ  sản cũng rất đa dạng, Từ  nhỏ  lẻ  theo hộ  gia đình kết hợp trồng Lúa và  nuôi cá, tôm đến hình thức công nghiệp quy mô lớn, áp dụng thành tựu khoa học   kỹ thuật cao, ...  Qua phần so sánh này giáo viên có thể  hướng dẫn học sinh liên hệ  với  tình hình ngành thuỷ sản ở địa phương. Ví dụ 3 : Bảng 29.2 CB : "Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo   lãnh thổ". Đơn vị : %                             Năm 1996 2005 Vùng Đồng bằng sông Hồng 17,1 19,7 Trung du và miền núi Bắc Bộ 6,9 4,6 Bắc Trung Bộ 3,2 2,4 Duyên hải Nam Trung Bộ 5,3 4,7 Tây Nguyên 1,3 0,7 Đông Nam Bộ 49,6 55,6 Đồng bằng sông Cửu Long 11,2 8,8                                                                                                                               15
  20. Không xác định 5,4 3,5 Nhận xét cơ  cấu giá trị  sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ của  nước ta. Tiếp tục hướng dẫn học sinh so sánh, nhận xét theo cột (cơ  cấu), sau đó  nhận xét theo hàng. Cụ thể: ­ Trong cơ  cấu giá trị  sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ  của   nước ta có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng: + Năm 1996: Chiếm tỉ  trọng cao nhất là vùng Đông Nam Bộ: 49,6% và  đồng bằng sông Hồng: 17,1%; các vùng còn lại chiếm 33,3%; trong đó thấp nhất  là vùng Tây Nguyên: 1,3%. + Năm 2005: Vùng Đông Nam Bộ vẫn dẫn đầu cả nước với 55,6% và đồng  bằng sông Hồng: 19,7%; các vùng còn lại chiếm 24,7%; trong đó thấp nhất là  vùng Tây Nguyên: 0,7% và ngày càng có xu hướng giảm mạnh.  Hướng dẫn học sinh so sánh, nhận xét theo hàng …  Từ trên đây học sinh thấy được sự phân hoá lãnh thổ trong sản xuất công  nghiệp của nước ta thể hiện ngày càng rõ, ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc  và phía Nam tỉ trọng công nghiệp ngày càng tăng mạnh; các vùng khác ngày càng   giảm. Hai vùng này ngày càng thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước vào   trong tất cả  lĩnh vực. Trong đó, công nghiệp thu hút mạnh mẽ  nhất vì đây là   vùng có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp. * Trong trường hợp đối chiếu theo hàng ngang: Ví dụ 1: Bảng 21.1: "Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính" –  Bài 21 CB. Nông, Lâm,  Công nghiệp Năm Dịch vụ Hộ khác Thuỷ sản Xây dựng 2001 80,9 5,8 10,6 2,7 2006 71,0 10,0 14,8 4,2 Qua bảng 21.1 rút ra nhận xét về cơ cấu hoạt động kinh tế nông thôn ở nước  ta.  Hướng dẫn học sinh so sánh, nhận xét theo hàng để thấy được kinh tế ở  khu vực nông thôn đang chuyển dịch rõ nét, cụ thể: ­ Nông thôn thuỷ  sản chiếm tỉ  trọng cao nhất và có xu hướng giảm từ  80,9% (2001) xuống còn 71,0% (2006). ­ Công nghiệp ­ Xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng tăng từ 5,8%   (2001) lên 10,0 (2006). ­ Dịch vụ chiếm 10,6% (2001) tăng lên 14,8% (2006). ­ Thấp nhất là các hộ khác 2,7% (2001) tăng lên 4,2% (2006).                                                                                                                               16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2