Sáng kiến kinh nghiệm: Làm đồ dùng đồ chơi bằng các phế thải
lượt xem 2
download
aLàm đồ dùng đồ chơi bằng các phế thải
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Làm đồ dùng đồ chơi bằng các phế thải
- A . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Như chúng ta đã biết, hoạt động vui chơi là hoạt động rất quan trọng và không thể thiếu được đối với trẻ mầm non, trẻ học bằng chơi, chơi mà học.Thông qua chơi giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách. Trong đó, đồ chơi giữ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi, nó là phương tiện để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, là phương tiện để tổ chức cuộc sống và giáo dục trẻ. Đối với trẻ, đồ chơi là người bạn đồng hành không thể thiếu được trong các trò chơi của mình. Bởi vì chính đồ chơi đã giúp trẻ tạo ra hoàn cảnh chơi, giúp trẻ thực hiện dự định chơi của mình. Đồ chơi tạo điều kiện cho trẻ nhận vai và hành động giống như thật, đáp ứng nhu cầu bắt chước được hành động như người lớn và làm quen với thế giới đồ vật xung quanh. Chính đồ chơi giúp trẻ liên kết với nhau để cùng chơi, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ phát triển, duy trì và phát triển hứng thú với trò chơi. Đồ chơi vốn là thứ trẻ yêu thích nhất, không có đồ chơi trẻ không có phương tiện, môi trường để hoạt động. Đồ chơi gúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi trẻ chơi trẻ được quan sát, được tháo lắp, làm thoã mãm nhu cầu tò mò ham hiểu biết từ đó giúp trẻ phát triển trí tuệ và có tác dụng thúc đẩy, hình thành các chức năng tâm lý. Hịên nay ở nhiều trường mầm non, do điều kiện kinh tể phát triển, huy động được sự đóng góp của phụ huynh vì vậy mà đã đầu tư mua sắm được nhiều đồ chơi sẵn có, thậm chí có cả đồ chơi hiện đại, đắt tiền. Tuy nhiên ở nông thôn vẫn còn có một số trường do nguồn kinh phí hạn hẹp, chưa đầu tư mua sắm được nhiều đồ chơi cho trẻ, ảnh hưởng tới nhu cầu được chơi của trẻ. Trong khi đó đồ chơi được làm từ các nguyên vật liệu phế thải phần nào đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Đặc biệt từ những phế thải chúng ta có thể hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi, tự tạo ra sản phẩm do chính bàn tay trẻ làm nên, như vậy sẽ thu hút trẻ, kích thích trí tò mò ham hiểu biết ở trẻ, trẻ say mê, hứng thú, yêu thích hoạt động, thích được đến trường.Hơn nữa, từ các nguyên vật liệu phế thải chúng ta tạo ra đồ chơi vừa đảm bảo kinh tế, hiệu quả, vừa giảm ô nhiễm môi trường do các phế thải vứt bừa bãi. Chính vì lý do trên cho nên tôi chọn đề tài này, nhằm mục đích giới thiệu với các đồng nghiệp một số cách làm đồ dùng, đồ chơi đơn giản từ các nguyên vật liệu phế thải mà giáo viên trường mầm non thị trấn Tào Xuyên đã thực hiện và đạt hiệu quả cao. 1
- B. NỘI DUNG. I. Một số yêu cầu khi làm đồ dùng, đồ chơi: * Đảm bảo yêu cầu sư phạm: Đồ dùng đồ chơi phải khoa học, có tính giáo dục giúp trẻ tiếp thu rõ ràng trong các hoạt động vui chơi, phát huy được tư duy độc lập, khả năng sáng tạo ở trẻ, phù hợp với nội dung tiết dạy và các hoạt động góc. * Đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, vệ sinh, an toàn: Kích thước hợp lý, màu sắc đẹp phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ, khích lệ gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động, dễ bảo quản và sử dụng, đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối cho trẻ khi sử dụng: Sạch sẽ, không sắc nhọn, không gây nguy hiểm... * Đảm bảo yêu cầu kinh tế: Đồ dùng đồ chơi được tận dụng bằng các nguyên liệu, vật liệu sẵn có, dễ kiếm, giá thành rẻ, có khả năng phổ biến rộng rãi cho nhiều người có thể làm được. II. Giới thiệu một số cách làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải: Sau đây là một số cách làm đồ dùng đồ chơi đơn giản từ các nguyên vật liệu phế thải dễ kiếm mà các cô và các cháu trường mầm non thị trấn Tào Xuyên đã làm được: 1. Làm những chú Thỏ. * Nguyên vật liệu: Sưu tầm vỏ hộp sữa tươi dạng ống nhựa tròn. mút xốp các màu. Băng dính 2 mặt. * Cách làm: Rửa sạch ống sữa tươi, để khô. Dùng một vỏ ống để nguyên làm thân thỏ, lấy một vỏ ống khác cắt phần đít ống để làm đầu thỏ. Dùng băng dính hai mặt gắn đầu thỏ vào với thân thỏ.Lấy mút xốp màu cắt tai, mắt, miệng và dán vào phần đầu thỏ.Như vậy chúng ta đã tạo được những chú thỏ thật đáng yêu.(Ảnh chụp minh hoạ sản phẩm). 2
- 2.Làm những con Bướm: * Nguyên vật liệu: Vỏ hộp sữa chua, thìa ăn sữa chua. Mút xốp các màu, băng dính hai mặt. * Cách làm: Rửa sạch vỏ hộp sữa chua và thìa ăn sữa chua, để khô. Úp vỏ hộp sữa chua xuống làm mình bướm. Dùng băng dính hai mặt gắn thìa ăn sữa chua vào vỏ hộp sữa chua để làm đầu bướm. Dùng mút xốp các màu cắt dán tạo thành cánh bướm. Cắt dán trang trí mắt, râu để tạo thành những chú bướm thật sặc sỡ. (Ảnh minh hoạ) 3
- 3. Làm những em Búp bê: * Nguyên vật liệu: Vỏ cốc thạch to, nhỏ các loại Vỏ ống đựng sữa tươi dạng ống nhựa tròn, mút xốp các màu, keo dính. * Cách làm: Rửa sạch các vỏ hộp, phơi khô. Dùng vỏ cốc thạch loại to úp xuống để làm thân búp bê. Cắt phần trên (phần tròn) của ống sữa tươi để làm đầu búp bê. Dùng keo dính gắn phần đầu vào phần thân của búp bê. Làm mũ cho búp bê: Lấy vỏ cốc thạch loại nhỏ, dùng mút xốp cắt tạo thành vành mũ và chụp vào cốc thạch. Trang trí mắt, mũi, miệng, khăn cho búp bê. Như vậy ta được những em búp bê thật xin xắn và dễ thương. (Ảnh minh hoạ) 4
- 4. Làm những chú Hề: * Nguyên vật liệu: Lõi cuộn giấy vệ sinh, hoặc lõi cuộn chỉ (loại cuộn chỉ may công nghiệp). Giấy màu hoặc mút xốp. Keo dính. * Cách làm: Dùng lõi của cuộn giấy vệ sinh hoặc lõi cuộn chỉ để đứng. Cắt giấy màu cuộn xung quanh 1/3 phía trên làm phần đầu, 2/3 phía dưới làm thân (phần đầu dán giấy màu khác phần thân). Dùng giấy màu hoặc mút xốp cuộn dạng hình chóp hoặc dạng ống tròn tuỳ ý để làm mũ. Cắt vành mũ chụp vào để tạo thành cái mũ hoàn chỉnh. Trang trí mắt, mũi, miệng, nơ, áo... Tạo thành những chú Hề thật hài hước ( Xem ảnh). 5
- 5. Làm những chú Gấu: * Nguyên vật liệu: Sử dụng các đĩa nhạc bị hỏng. Mút xốp các màu, băng dính hoặc keo dính. Bìa cứng. * Cách làm: Dùng hai đĩa nhạc: Một đĩa làm đầu, một đĩa làm thân, gắn vào với nhau. cắt mút xốp dán mắt, miệng tai, chân của gấu. Gấp bìa cứng làm đế, gắn hình chú gấu vào đế để nó đứng được . Như vậy chúng ta đã tạo nên những chú gấu rất đơn giản nhưng thật ngộ nghĩnh. (xem ảnh) 6
- 6. Làm những con Vịt (Gà): * Nguyên vật liệu: Vỏ đựng hộp sữa chua Mút sốp các màu, keo dính. * Cách làm: Rửa sạch vỏ hộp sữa chua, để khô. Úp vỏ hộp sữa chua xuống làm thân con gà (Vịt) Dùng mút sốp các màu cắt tạo dáng làm thành phần đầu gà (vịt), chân, và cánh. Vẽ trang trí mắt mỏ, cánh để tạo thành những con gà (vịt) dễ thương. (Ảnh minh hoạ) 7
- 7. Làm những con Cá: * Nguyên vật liệu: Vỏ con trai, mút xốp, keo dính. * Cách làm: Vỏ con trai rửa sạch, đánh nhẵn (để đảm bảo an toàn cho trẻ). Dùng mút xốp cắt tạo thành vây, đuôi, vẽ trang trí đầu, mắt, vây cá . Úp 2 nửa vỏ trai vào nhau, kẹp vây đuôi vào và dùng keo dính dính lại tạo thành những con cá thật xinh xắn. (xem ảnh) 8
- `8. Làm những chú Lợn con: * Nguyên vật liệu: Vỏ hộp sữa chua. Mút xốp. keo dính. * Cách làm: Rửa sạch vỏ hộp sữa chua, để khô. Lấy 2 vỏ hộp sữa chua úp vào nhau và dùng keo dính lại taọ thành thân con lợn. Dùng mút xốp cắt dán tai, mắt, mũi. miệng, chân, đuôi tạo thành những chú lợn con. (Xem ảnh) 9. Làm những quả Dứa gai: * Nguyên vật liệu: Sưu tầm các vỏ ống sữa tươi dạng ống tròn, mút xốp các màu, keo dính. * Cách làm: Rửa sạch vỏ ống sữa tươi, để khô. Dùng mút xốp cắt tạo thành các mắt dứa. Dán xếp theo từng lớp một xung quanh vỏ ống sữa tươi. Cắt mút xốp màu xanh tạo thành lá dứa gắn vào. Như vậy chúng ta đã được những quả dứa gai thật đẹp mắt. (Xem ảnh minh họa) 9
- 10. Làm các cây Dừa (Cau) *Nguyên vật liệu: Vỏ hộp sữa chua, các đoạn ống nước nhựa. Mút xốp màu xanh, nâu. * Cách làm: Dùng các đoạn ống nước nhựa cắt cao thấp theo ý làm thân cây dừa(cau) Lấy mút xốp màu xanh cắt tỉa tạo thành lá dừa( cau) và dán vào. Lấy mút xốp màu nâu cắt thành dải cuốn vào ống nước làm vỏ thân cây. Như vậy chúng ta tạo được những cây dừa (cau) thật xanh mát. (xem ảnh) 10
- 11.Làm những chú Vịt con( Gà con). * Nguyên vật liệu. Vỏ ngao, mút xốp màu, keo dính. * Cách làm: Rửa sạch vỏ ngao để khô. Lấy mút xốp cắt tạo thành hình con gà (vịt) dán ra ngoài. Cắt dán trang trí mắt, mỏ, chân để tạo thành đàn vịt (gà). 11
- 12. Làm những con Rùa. * Nguyên vật liệu: Vỏ con trai, mút xốp mầu, bút xoá * Cách làm: Rửa sạch vỏ con trai, trà nhẵn không để sắc nhọn. Lấy một bên vỏ úp xuống làm thân con rùa Dùng mút xốp cắt dán tạo thành đầu, chân rùa. Lấy bút xoá vẽ hay trang trí mai rùa. Như vậy ta đã làm được những chú rùa thật xinh xắn (Xem ảnh) 12
- 13.Làm xe tăng * Nguyên vật liệu: Các lõi cuộn giấy vệ sinh Các vỏ hộp đựng bánh, (thuốc) dạng khối chữ nhật, kích thước to nhỏ khác nhau. Que tròn dài khoảng 20cm. Giấy màu, mút xốp, keo dính * Cách làm: Lấy 2 lõi của cuộn giấy vệ sinh, mỗi lõi cắt thành 3 đoạn bằng nhau. Cắt mút xốp thành dải có chiều rộng bằng với lõi giấy vệ sinh.Sau đó xếp 3,4 vòng (tuỳ ý) của lõi cuộn giấy vệ sinh cạnh nhau, lấy dải mút xốp cuộn vào các vòng đó để tạo thành bánh xe. ( Làm 2 dải bánh xe 2 bên) Dùng các hộp dạng khối chữ nhật xếp chồng lên nhau. Hộp to xếp ở dưới, hộp nhỏ hơn xếp ở trên dán vào nhau tạo thành thùng xe.Dính hai dải bánh xe vào hai bên của mặt dưới hộp. Lấy giấy mầu quấn vào que tròn sau đó gắn vào phía trước của xe làm nòng súng. Như vậy là chúng ta đã tạo được những chiếc xe tăng thật đẹp rồi! ( Xem ảnh minh hoạ) 13
- C. KẾT LUẬN Từ những nguyên vật liệu sẵn có tưởng chừng như bỏ đi nhưng qua bàn tay khéo léo của các cô và các cháu đã tạo nên những sản phẩm thật đẹp mắt. Trong năm học nhà trường đã tổ chức hội thi “ Làm đồ dùng đồ chơi bằng các phế thải”. 14
- Toàn trường có 14/17 giáo viên tham gia.Một số giáo viên làm được nhiều đồ dùng đồ chơi, phong phú về chủng loại và đảm bảo về yêu cầu đề ra. Nhiều bộ đồ chơi có giá trị sử dụng cao trong việc giáo dục trẻ. Điển hình là bộ đồ chơi Củ Quả của cô Phùng Thị Lâm giáo viên khối 5 tuổi được may từ những mảnh vải vụn rồi nhồi bông trông giống như củ quả thật. Bộ đồ chơi cắt tỉa hoa cuả cô Trương Thị Hương giáo viên khối 5 tuổi được cắt tỉa từ các vỏ chai lọ nhựa.Cô Nguyễn Thị Oanh làm các con vật từ các hộp sữa chua trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Kết quả xếp loại: Giải nhất : 2 Bộ Giải nhì: 4 Bộ Giải ba : 3 Bộ Giải Khuyến khích: 5 Bộ Đặc biệt là các cô giáo đã tập cho các cháu làm các loại đồ chơi từ các phế thải. Đến cuối năm học có nhiều cháu khối 56 tuổi đã có kỹ năng làm một số đồ chơi đơn giản, đẹp mắt.Các cháu rất hứng thú khi được làm đồ dùng đồ chơi, vì chính các cháu đã tạo ra được sản phẩm mà các cháu yêu thích. * Bài học kinh nghiệm Trẻ em là niềm tin, là hy vọng, là niềm hạnh phúc lớn nhất của chúng ta, sản phẩm của chúng ta là chăm sóc giáo dục trẻ nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Trong đó, làm đồ dùng đồ chơi là một trong những việc làm rất quan trọng bởi đây là nhu cầu cần thiết của trẻ. Muốn nhà trường luôn có phong trào làm đồ dùng đồ chơi, thì trước tiên đòi hỏi những người làm công tác quản lý mà đặc biệt là người hiệu trưởng phải biết phát huy khả năng, năng khiếu của giáo viên, thường xuyên phát động các phong trào làm đồ dùng đồ chơi. Biểu dương khen thưởng kịp thời những bộ đồ chơi có giá trị. Tổ chức các hội thảo trao đổi học tập kinh nghiệm về cách làm đồ dùng đồ chơi để nhân diện. Tiếp theo đó là đội ngũ giáo viên phải có lòng say mê, nhiệt tình, biết hy sinh vì con trẻ, chịu khó sưu tầm thu lượm những nguyên vật liệu cho dù đó là đồ phế thải. Cô giáo phải có óc sáng tạo, sự kiên trì chịu khó suy nghĩ tưởng tượng ra từ nguyên vật liệu này có thể làm được đồ dùng đồ chơi gì, và đồ dùng đồ chơi đó dùng cho trẻ chơi trò chơi gì. Dù làm bằng chất liệu gì thì đồ dùng đồ chơi đó nhất thiết phải đẹp, phải có tính giáo dục và phải đảm bảo an toàn cho trẻ, có như vậy thì đồ dùng đồ chơi được làm ra mới có giá trị và phát huy được tác dụng. Trên đây là một số cách làm đồ đùng đồ chơi đơn giản từ các phế thải, còn nhiều cách làm đồ dùng đồ chơi khác mà giáo viên của trường tôi đã làm được, nhưng tôi chỉ giới thiệu một số cách làm đồ chơi đơn giản mà có thể hướng dẫn cho các cháu làm được. 15
- * Ý kiến đề xuất: Đề nghị phòng giáo dục, Sở giáo dục và đào tạo nên tổ chức hội thi “Làm đồ dùng, đồ chơi” để chúng tôi được giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau, để các trường mầm non làm được nhiều bộ đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt hấp dẫn trẻ. Tào xuyên, ngày10 tháng 05 năm 2011. Người viết Nguyễn Thị Yên 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1804 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Các giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi "Cốc xoay đa năng" và bộ "kid's gym"
23 p | 127 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Cách làm một số đồ chơi tự tạo nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy cho trẻ 5-6 tuổi
30 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp cho trẻ làm quen với văn học trẻ 3-4 tuổi
23 p | 47 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật tại nhóm 24-36 tháng A, Trường Mầm Non 8/3 Nha Trang
44 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Trẻ mẫu giáo làm quen Tiếng Anh qua những mẫu truyện
11 p | 52 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động kể chuyện cho trẻ 4 tuổi ở trường mầm non Thanh Nê – Kiến Xương – Thái Bình
11 p | 37 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 85 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Thanh Nê – Kiến Xương – Thái Bình
11 p | 65 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kỹ thuật sử dụng máy tính cầm tay giải bài toán đại số
94 p | 53 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ các họat động trong trường mầm non
22 p | 24 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp 5-6 tuổi A trường Mầm Non
21 p | 55 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ mẫu giáo
8 p | 39 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng giải bài tập hình học cho học sinh lớp 6
19 p | 43 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen với văn học cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
18 p | 52 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài: Cacbohiđrat và lipit
67 p | 30 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp 5 - 6 tuổi A1 trường Mầm Non Tam Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh
23 p | 3 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh chinh phục dạng bài tập tìm lỗi sai
64 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn