Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp 5 - 6 tuổi A1 trường Mầm Non Tam Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp 5 - 6 tuổi A1 trường Mầm Non Tam Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh" được hoàn thành với các biện pháp như: Chuẩn bị nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với toán; Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với toán ở góc học tập; Phối hợp với phụ huynh làm đồ dùng đồ chơi tự tạo tại lớp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp 5 - 6 tuổi A1 trường Mầm Non Tam Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh
- 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Đồ dùng đồ chơi là những phương tiện không thể thiếu ở trường mầm non. Với trẻ lứa tuổi này, đồ dùng đồ chơi là nguồn vui, là người bạn gần gũi, thân thiết và không thể thiếu trong cuộc sống của mình. Đồ dùng đồ chơi giúp trẻ được giải trí, thoải mái tinh thần, trẻ cảm thấy thư giãn hơn, qua đó sẽ kích thích sự phát triển của trí não, tăng cường sự thông minh của trẻ… Từ những vật dụng hết sức đơn giản nhưng có độ bền và đảm bảo an toàn, vệ sinh trong cuộc sống như các loại chai, lọ, que đè lưỡi, vải nỉ… cùng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo của giáo viên, những thứ tưởng chừng như vô dụng đó lại biến thành những đồ dùng đồ chơi đầy màu sắc làm cho trẻ hứng thú hơn vào các hoạt động giáo viên tổ chức ở lớp. Hiện nay, trên thị trường có nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động của giáo viên mầm non như là đồ dùng đồ chơi trong danh mục hay đồ dùng đồ chơi tự tạo. Đồ dùng đồ chơi trong danh mục có độ bền cao, đẹp nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của trẻ, còn đồ dùng tự tạo thì ngược lại, nó đáp ứng được nhu cầu trẻ nhưng ít bền dẫn đến trẻ không được thỏa mãn khi vui chơi trong góc chơi. Vậy giáo viên làm như thế nào để đồ chơi của mình làm ra có thể sử dụng lâu bền? Thực tế tại các góc chơi ở các lớp hiện nay có rất nhiều đồ dùng đồ chơi góc, tuy nhiên đa số chỉ làm đồ dùng đồ chơi cho góc phân vai, xây dựng, nghệ thuật..., riêng góc học tập hầu như rất ít, đơn điệu, có lớp chỉ trang trí các con số, đính số lượng, trẻ gắn số lượng xong thì không còn gì đề chơi nữa, điều này dẫn đến tình trạng trẻ không thích vào chơi góc này. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, giáo viên cần cung cấp cho trẻ các kiến thức với toán như thế nào để tiếp thu kiến thức một cách bền vững, tạo tiền đề cho trẻ khi vào lớp 1. Ngoài những kiến thức làm quen với toán giáo viên cung cấp cho trẻ trong hoạt động học thì giờ hoạt động góc cũng giúp trẻ lĩnh hội rất nhiều kiến thức khi trẻ được thao tác, được chơi trực tiếp với các đồ dùng đồ chơi. Nó giúp trẻ phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh,
- 2 rèn luyện các thao tác tư duy, giúp trẻ hình thành các biểu tượng toán từ nhỏ góp phần phát triển toàn diện. Ở lớp tôi, từ đầu năm học, sau khi tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán, kết quả tôi nhận thấy là khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ ở lớp không đồng đều. Tôi dự tính sẽ bổ sung các kiến thức đó cho trẻ vào giờ hoạt động góc, tuy nhiên một số ít trẻ chọn chơi ở góc học tập vì đồ dùng đồ đồ chơi làm quen với toán ở lớp tôi ít và không hấp dẫn, chưa thu hút được trẻ. Từ thực tế đó, tôi đã suy nghĩ mình phải làm thêm những đồ dùng đồ chơi làm quen với toán như thế nào để trẻ lớp tôi có thể thoải mái, hứng thú khi chơi góc học tập. Làm sao những đồ dùng đồ chơi đó phải thu hút được trẻ, trẻ thích chơi với các đồ chơi đó bằng sự yêu thích của trẻ chứ không phải sự gò bó, ép buộc. Qua một năm tìm hiểu, làm và tổ chức cho trẻ chơi với đồ dùng đồ chơi làm quen với toán ở góc tôi đã mạnh dạn lựa chọn: “Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp 5 - 6 tuổi A1 trường Mầm Non Tam Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh”
- 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng: Trong năm học 2021 - 2022 tôi được phân công dạy lớp 5 - 6 tuổi A1 trường mầm non Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, tổng số trẻ 26 trẻ, trong đó trẻ trai 15 trẻ gái 11. Qua thời gian tiếp nhận lớp được trò chuyện, được chơi cùng trẻ, được chia sẻ niềm vui với trẻ từ đó tôi nắm bắt được nhu cầu của trẻ, tôi nhận thấy một số mặt ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế như sau a. Ưu điểm: - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Phòng Giáo dục, các cấp chính quyền về vật chất lẫn tinh thần trường mầm non Tam Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh được xây dựng và đã đạt chuẩn mức độ 2, với các phòng học khang trang sạch đẹp. Khuôn viên trường rộng rãi thoáng mát… - Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề. Quan tâm trong việc mua sắm đồ dùng đồ chơi theo danh mục cho các lớp. - Bản thân là một cô giáo năng động, nắm vững chuyên môn, tôi luôn suy nghĩ tìm ra cái mới để áp dụng cho trẻ lớp mình, tôi thường nghiên cứu trên mạng, học hỏi đồng nghiệp làm những đồ dùng đẹp, thu hút trẻ chơi. - Hằng năm nhà trường thường tổ chức trưng bày đồ dùng đồ chơi tự tạo của giáo viên, qua đó tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm đồ dùng. Phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến việc giáo dục trẻ, nhiệt tình hỗ trợ các nguyên vật liệu để tôi làm đồ dùng, đồ chơi cho các con hoạt động. b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế: Phòng học lớp tôi hơi chật, diện tích trưng bày không nhiều, nên một số đồ chơi sau khi làm xong, vì không có chỗ trưng bày, tôi cất đi, khi nào hoạt động mới lấy ra, nên khi nhìn vào góc học tập không bắt mắt, không thu hút được trẻ, không thuận tiện cho việc hoạt động của trẻ. Số trẻ chọn chơi ở góc học tập không nhiều khi tôi tổ chức chơi góc, đồ dùng đồ chơi đẹp mắt hấp dẫn tuy nhiên còn là những đồ dùng, đồ chơi theo danh mục chưa đa dạng chưa thu
- 4 hút được trẻ tham gia chơi ở góc học tập, đặc biệt là chơilàm quen với toán. BẢNG 1: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT BIỆN PHÁP LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỰ TẠO LÀM QUEN VỚI TOÁN NĂM HỌC 2021 - 2022 Đạt Chưa đạt Tổng STT Nội dung Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ số trẻ trẻ % trẻ % Trẻ hứng thú với góc 1 13/26 50% 13/26 50% học tập Trẻ sử dụng đồ dùng đồ 2 chơi làm quen với toán 10/26 40% 16/26 60% 26 khi vào góc Trẻ có kiến thức kỹ 3 19/26 73% 7/26 27% năng làm quen với toán Qua khảo sát đánh giá đầu năm, tôi thấy đồ dùng đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức ở trẻ bấy nhiêu. Cũng từ mong muốn giúp trẻ được củng cố kiến thức sâu hơn nên tôi mạnh dạn chọn đề tài này với một số biện pháp như sau: 2. Biện pháp thực hiện: 2.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với toán Trước hết, tôi cần phải suy nghĩ mình sẽ làm đồ dùng đồ chơi gì để làm quen với toán cho góc học tập, để làm những đồ dùng đó cần nguyên vật liệu gì? Và làm như thế nào để trẻ cảm thấy hứng thú khi tham gia chơi toán ở góc học tập, làm đồ dùng như thế nào để khi chơi với đồ chơi đó trẻ sẽ cùng bạn suy nghĩ ra được nhiều nội dung chơi, giúp vốn kiến thức của trẻ ngày càng phát triển hơn. Nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng, rất dễ tìm thấy trong gia đình, các cửa hàng, ở lớp. Đó có thể là những cái
- 5 nắp chai, tờ bìa cứng, lõi giấy vệ sinh, chai lọ, bìa lịch... Sau đó tôi tiến hành vệ sinh sạch sẽ, trẻ cũng có thể giúp cô làm những việc đơn giản như: rửa nắp chai, chai nước, phơi cùng cô..điều đó giúp trẻ cảm thấy vui thích khi được phụ giúp cô làm đồ dùng đồ chơi. Đối với nguyên vật liệu chưa sử dụng làm đồ chơi liền thì tôi phân loại cất vào bọc ni lông và sắp xếp gọn gàng vào kho của lớp để đảm bảo an toàn và mĩ quan của lớp. Trẻ cùng cô chuẩn bị nguyên vật liệu Để hỗ trợ việc làm đồ dùng của mình nhanh, đẹp, sắc sảo, tôi còn chuẩn bị nhiều loại dụng cụ khác nhau như kéo các loại, dao rọc giấy, súng bắn keo, bấm lỗ... Dụng cụ càng nhiều, càng phong phú thì sẽ giúp giáo viên ít mất thời
- 6 gian và dễ dàng hơn trong việc tạo ra đồ chơi. Đối với các dụng cụ này, bản thân tôi khi sử dụng làm đồ dùng không để gần trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ, cũng như khi bảo quản cất thì để vào ngăn tủ trên cao, ví dụ như những chiếc kéo cắt đường nét răng cưa sẽ giúp cho những đường viền thêm đẹp mắt hơn, dao rọc giấy phải bén sẽ giúp cho việc cắt, rọc giấy nhanh hơn và tạo ra những đường cắt thẳng, láng, thẩm mỹ hơn, dụng cụ dập hoa, dập lá, làm những trang bìa của quyển sách học toán, dùng kéo răng cưa cắt những đường viền giúp quyển sách thêm đẹp hơn....sẽ làm tăng thêm tính thẩm mỹ khi trang trí và tiết kiệm được thời gian. Nhận thấy tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi tự tạo, tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào các giờ đón trả trẻ để xin các đồ dùng, chai lọ, bìa lịch… phế liệu còn sử dụng được để làm.
- 7 Phụ huynh mang đồ chơi cho giáo viên Thông qua đó, phụ huynh cũng phần nào hiểu về việc làm đồ dùng đồ chơi của cô giáo, và biết được biết con em mình ở trường được học gì, chơi gì từ đó phối hợp cùng với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 2.2. Biện pháp 2: Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với toán ở góc học tập Giờ làm quen với toán được tổ chức trên giờ hoạt động học, các đồ dùng sử dụng trên giờ dạy chính với mục đích chính là cung cấp cho trẻ những kiến thức mới, trong vòng 30 phút đôi lúc không cung cấp đầy đủ cho trẻ, kiến thức sẽ không được củng cố, dẫn đến trẻ sẽ mau quên. Chính vì vậy, việc làm đồ dùng đồ chơi với toán cho trẻ chơi góc học tập ví dụ như: đồ chơi số lượng,
- 8 hình học, đo, không gian…ở góc sẽ giúp trẻ ôn luyện, củng cố kiến thức, hình thức chơi nhẹ nhàng, hấp dẫn, nhiều nội dung chơi sẽ giúp trẻ khắc sâu, ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Bản thân là giáo viên dạy lớp 5 tuổi nhiều năm, đã hình dung tất cả nội dung với toán cho trẻ, nắm được khả năng của trẻ. Nên từ đầu năm, tôi đã định hướng cho mình nên làm đồ dùng đồ chơi thuộc kiến thức nào: Với nội dung về các quy luật sắp xếp, tôi làm bộ đồ chơi “Sắp xếp xen kẽ” Ví dụ 1: Bộ sắp xếp xen kẻ
- 9 a) Nguyên liệu: Photmat, nỉ, nắp chai, bìa lịch cứng, keo nến, sung bắn keo, dao rọc giấy, kéo, de can. b) Cách làm: Dùng miếng gỗ nhỏ làm đế, ở 2 đầu miếng gỗ có 2 chân đưa lên cao, có 1 que tre đặt trên 2 đầu. Dùng 2 nắp chai úp lại với nhau đục lỗ để xuyên cây tre qua, 2 mặt của nắp chai được dán các loại hình khác nhau với những màu sắc khác nhau. Dùng que tre xuyên qua các nắp chai sau đó đặt lên đế gỗ. Bộ sắp xếp xen kẽ c) Sử dụng: - Dùng que tre xuyên qua các nắp chai theo nguyên tắc, không được trùng lắp 1 màu 2 nắp kề nhau sau khi xuyên qua đủ nắp chai thì đặt lên kệ gỗ. - Dùng que tre xuyên qua các nắp chai. Dùng trong quá trình dạy học trẻ có thể dùng để đếm, thêm bớt, tách gộp, thực hiện theo các yêu cầu của giáo viên. Toán về số lượng: Tôi làm bộ đồ chơi “Ghép tương ứng”
- 10 Bàn tính học đếm”(Đếm số lượng, tách gộp). Các mảng còn lại tôi sẽ làm sách “Bé vui học toán” như: Toán về hình: “Chắp ghép hình học”.Từ những hình rời, trẻ có thể sáng tạo xếp lại thành những ngôi nhà, thuyền, cối xay gió... Toán về vị trí trong không gian: “Xác định vị trí so với vật chuẩn” “Bé đọc giờ đúng”, giúp trẻ được luyện tập làm quen với toán thời gian.
- 11 Chắp ghép các hình, xác định vị trí không gian Làm đồ chơi như thế nào để tận dụng được nhiều năm, có thể thay đổi đối tượng trong hình, tôi không dùng cách dán cố định như trước kia hay làm, thay vào đó tôi dùng miếng xé dán nên dễ gỡ ra để thay thế đối tương khác, đồng thời giúp trẻ thao tác chơi không bị nhàm chán. Ví dụ: Khi đếm 1 nhóm đối tượng là 8 chiếc xe ô tô, khi trẻ đếm xong trẻ sẽ thêm bớt, tách gộp với đối tượng xe ô tô đó, trẻ sẽ dễ bị nhàm chám và thay vào đó trẻ chỉ việc gỡ ra và thay vào đó là đối tượng khác và tiếp tục chơi. Điều đó giúp trẻ hứng thú hơn, khả năng ghi nhớ cũng sẽ được phát triển hơn. Ví dụ 2: Bộ ghép số lượng tương ứng (có nhiều hình thức chơi như: Ghép tương ứng số trên thân cây và quả, ghép số tương ứng với nắp chai, ghép số vòng tròn tương ứng với số trụ) a) Chuẩn bị nguyên liệu: Để làm được bộ đồ chơi này tôi chuẩn bị nguyên vật liệu như sau: vải nỉ, bìa cartong, bìa photmat, keo súng, súng bắn keo, bút lông đen, kéo, gỗ vụn b) Cách làm: - Ghép tương ứng số trên thân cây và quả: Dùng bìa cát tông cắt thành hình chữ nhật, tán cây, thân cây, dùng cọ chấm màu nước và sơn màu cho đẹp.
- 12 - Ghép số tương ứng với nắp chai: Cắt đôi hình chữ nhật ra 2 miếng, 1 miếng sẽ dán số lượng, 1 miếng sẽ dán nắp chai tương ứng với số lượng đó. - Ghép hình tương ứng với số cho trước: Cắt miếng photmat hình tròn và cắt đôi miếng photmat ra, dán số lượng lên 1 bên, dán một số hình tương ứng với số lượng đã dán. - Ghép số vòng tròn tương ứng với số trụ: Tận dụng những miếng gỗ, cắt thành hình chữ nhật dài để làm bảng, hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình ngũ giác. Gắn những trụ gỗ tròn lên theo thứ tự: 1-2-3-4-5 trụ, dùi lỗ các hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình ngũ giác dùi lỗ tương ứng với số cây của bảng. Bộ ghép số lượng tương ứng c) Sử dụng: Cho trẻ vào góc học tập, trẻ tự chọn đồ dùng học tập toán mà trẻ yêu thích. Những hình tròn cô tráo đều lên với nhau, yêu cầu trẻ lấy số và tìm đúng nữa hình tròn có số lượng tương ứng. Hoặc tìm số lượng nắp chai ghép tương ứng với số có sẵn, số quả tương ứng với số trên thân cây, xếp tương ứng số vòng tròn Bộ đồ chơi này, trẻ có thể chơi theo cá nhân hoặc chơi theo nhóm. Với bộ
- 13 đồ chơi này, sau khi trẻ chơi xong, trẻ sẽ bỏ mỗi loại vô một hộp riêng biệt, để tránh lẫn lộn khi trẻ chơi. Ví dụ 3: Bàn tính học đếm (Bộ đếm số lượng, thêm bớt, tách gộp) a. Chuẩn bị nguyên liệu: Nắp chai, gỗ, bìa catong, màu nước, xốp màu, lịch, bút đen, dây thép. b. Cách làm - Dùng gỗ vụn ghép lại thành một tấm làm đế, dùng dây thép uốn cong lại, nắp chai dùi lỗ gắn vào dây thép - Tôi tìm miếng gỗ vụn, sau đó dùng máy khoan, khoan 2 hàng lỗ ở 2 bên, tôi khoan lỗ nắp chai, xỏ vào dây thép, số lượng ở mỗi đoạn dây khác nhau (trong phạm vi từ 5 đến 10) - Sau khi cho số nắp chai vào dây thép xong, tôi gắn cố định lên miếng gỗ ở 2 đầu. Bộ toán số lượng đếm, tách gộp c. Sử dụng: Bộ đếm số lượng (dạng bàn tính học đếm) đã có ở lớp theo đồ dùng trong danh mục, nhưng số lượng không đủ cho trẻ chơi, nên tôi làm thêm nhưng thay các vòng gỗ bằng nắp chai để đảm bảo cho nhiều trẻ được tham gia. - Khi chơi bộ thêm bớt, tách gộp, 2 trẻ ngồi đối diện cùng chơi. 1 bạn chơi và 1 bạn đoán. Vòng có 8 nắp chai, Tú Thư sẽ kéo số 4 nắp chai về phía của mình và dùng tay che lại, bạn Thiên Hương ngồi đối diện đoán số nắp chai trong
- 14 tay bạn Tú Thư là bao nhiêu. 2 bạn cùng kiểm tra kết quả. Trẻ chơi với bộ bàn tính học đếm Bé đọc giờ đúng
- 15 Chắp ghép Ngoài dùng để chơi ở hoạt động góc, trẻ cũng có thể chơi cùng bạn ở nhiều thời điểm khác nhau: Đón trẻ, trả trẻ… Trẻ chơi với sách bé vui học toán
- 16 Bộ sách này vừa là đồ chơi cho trẻ hoạt động tại góc, vừa là đồ dùng giúp trẻ nắm vững các kiến thức làm quen với toán, giúp trẻ hình thành những nền tảng vững chắc khi chuẩn bị bước vào lớp 1. Để có được những đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập, trẻ ở lớp đã giúp tôi rất nhiều trong việc làm đồ dùng đồ chơi. Nhờ đó, trẻ đã hứng thú hơn và phát huy được tính tự lập ở trẻ. Góc học tập đóng vai trò quan trọng, là nơi khơi gợi những đam mê, niềm phấn khơi trong học tập. Việc bày trí như thế nào để đẹp mắt, để thu hút được trẻ tham gia hoạt động. Một không gian học tập đủ yên tĩnh, đầy màu sắc để gợi cảm hứng và được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, tôi thường xuyên thay đổi vị trí để đồ dùng ở góc, nhằm tạo điểm mới lạ cho trẻ, cũng có thể là quyển sách đó, hôm nay tôi lật trang toán số lượng, hôm sau tôi lật trang toán hình, nhằm giúp trẻ luôn cảm thấy mới mẻ, giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia chơi ở góc học tập. Đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng trên kệ Đồ dùng, đồ chơi tự tạo có ý nghĩa và tác dụng rất tốt góp phần to lớn trong giáo dục, phát triển trẻ toàn diện, qua quá trình thực nghiệm trên lớp, khi trẻ chơi với đồ chơi sáng tạo và độc đáo này giúp cho trẻ phát triển rất nhiều mặt. Từ những kinh nghiệm làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu, tôi đã rút cho mình được nhiều bài học: Tận dụng những đồ vật ở xung quanh và luôn tạo điều
- 17 kiện cho trẻ được học, được chơi, được tham gia vào quá trình làm đồ chơi cùng với cô giáo một cách hứng thú, thỏa mãn ở trẻ nhu cầu được hoạt động tìm tòi, khám phá…Có như vậy thì kỹ năng, tư duy của trẻ mới được phát triển tốt hơn. Không nhất thiết phải tốn nhiều kinh phí, ngay cả các vật liệu giấy cứng, giấy mềm, chai lọ, đồ phế thải, kết hợp với các phụ liệu khác, bằng sự sáng tạo của mình, tôi làm thành những đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi. Trẻ vừa có đồ chơi để chơi vừa giảm lượng rác thải. Vật liệu tái chế đối với tôi là một nguyên liệu phong phú để tôi có thể sáng tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi thân thiện môi trường, không những góp phần bảo vệ môi trường đồng thời tiết kiệm chi phí. Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, trẻ sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé. 2.3. Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh làm đồ dùng đồ chơi tự tạo tại lớp Để thực hiện tốt công tác làm dồ dùng đồ chơi tự tạo tại lớp giáo viên phối hợp với phụ huynh tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi gần gũi ở góc học tập như, bàn tính, khối xếp trồng, …. ít tốn kém bằng các nguyên vật liệu sẵn có như gỗ các các nguyên vật liệu phế thải, Nhờ đó trẻ luôn háo hức đến lớp, để được tham gia các hoạt động sáng tạo thông qua các vật dụng mà giáo viên và phụ huynh tạo ra sau đây là một số hình ảnh Giáo viên phối hợp với phụ huynh làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
- 18 Giáo viên phối hợp với phụ huynh làm đồ dùng đồ chơi tự tạo không những dấy lên phong trào thi đua sôi nổi của các cô, các trẻ còn thấy được sự thi đua giữa phụ huynh của các lớp và sự phối hợp của phụ huynh với cô giáo thật hiệu quả và nhịp nhàng, qua đó thấy được sự quan tâm của phụ huynh về việc học tập của con em mình, phụ huynh nhiệt tình ủng hộ giúp đỡ các cô về nguyên vật liệu, ngày công để tạo ra các bộ đồ chơi sáng tạo và đầy ý nghĩa cho các cháu vui chơi, những bộ đồ chơi tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo và bộ óc sáng tạo của các bậc phụ huynh cùng cô giáo đã mang lại cho các trẻ hứng thú tham gia vào những giờ chơi, giờ học bổ ích, hiệu quả, rèn cho các cháu nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, là nền tảng để các cháu vững bước vào cuộc sống này. Đây là những bộ đồ chơi sẽ được các cô khai thác và sử dụng trong năm học và cả những năm học tiếp theo. 3. Kết quả đạt được: (Áp dụng thực tiễn) * Đối với trẻ: Số lượng trẻ chơi góc học tập nhiều hơn so với đầu năm. Trẻ hứng thú khi chơi với đồ dùng đồ chơi làm quen với toán nhiều hơn. Trẻ có nhiều nội dung chơi phong phú hơn, đa dạng hơn, biết kết hợp chơi cùng bạn, cùng đưa ra kết quả đúng. Kiến thức làm quen với toán của trẻ ngày càng vững vàng hơn, trẻ ghi
- 19 nhớ lâu hơn. * Đối với giáo viên: Bản thân tôi đã nâng cao được khả năng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo của chính mình qua việc đạt kết quả cao khi thi làm đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo cấp trường các năm học. Môi trường góc lớp tôi ngày càng đa dạng, phong phú về đồ dùng đồ chơi cho trẻ, được phụ huynh đánh giá cao và nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu mở, tin tưởng vào chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên. *Đối vơi phụ huynh Tạo được sự an tâm nơi phụ huynh gửi con và quan tâm, tin tưởng, ủng hộ nhiều nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi. Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm: Sau khi áp dụng "Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp 5 – 6 tuổi A1 trường Mầm Non Tam Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh" đa số trẻ có những tiến bộ rõ rệt, trẻ hứng thú với góc học tập. Trẻ sử dụng đồ dùng đồ chơi làm quen với toán khi vào góc. Trẻ có kiến thức kỹ năng với toán mạnh dạn tự tin chia sẻ cùng bạn.Tuy nhiên đồ dùng cần được thay đổi sáng tạo hơn để phù hợp với tình hình thực tế của trẻ tại lớp mà giáo viên phụ trách. Tôi sẽ tiếp tục điều chỉnh áp dụng biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo làm quen với toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp mình ngày một đi lên. 4. Kết luận: Thông qua quá trình cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi với các đồ dùng, đồ chơi tự tạo đó trẻ sẽ được phát triển nhiều mặt: - Về thể chất: Thông qua làm đồ dùng, đồ chơi và chơi với đồ dùng - đồ chơi sẽ giúp trẻ vận động các cơ, sự khéo léo của đôi tay như: tháo, kết, nắp, xếp, ... - Về phát triển trí thông minh phát triển nhận thức: Thông qua hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi và chơi các đồ dùng đồ chơi mà các giác quan của trẻ
- 20 được luyện tập và phối hợp cùng nhau như: so sánh, nêu đặc điểm, định hướng, phân biệt kích thước, màu sắc, tính chất của đồ dùng... - Phát triển ngôn ngữ: Trao đổi, bàn bạc cách làm, cách chơi nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ. - Phát triển tình cảm - xã hội: Thông qua hoạt động làm và chơi với các đồ dùng – đồ chơi mà phát triển ở trẻ tinh thần hợp tác, gắn kết, chia sẻ giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với cô. - Phát triển thẩm mĩ: Sau khi hoàn thành một đồ dùng - đồ chơi do mình làm ra trẻ sẽ rất vui vẻ, thỏa mái khi giới thiệu sản phẩm và chơi cùng sản phẩm của mình. Tôn trọng, giữ gìn sản phẩm do mình và người khác làm ra. Biết cần phải biết bảo vệ môi trường. - Trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, đặc biệt là trẻ 5 tuổi thích được tự tay cùng cô tạo ra đồ chơi cho mình. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động. Từ những biện pháp trên việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho góc học tập của trẻ 5 - 6 tuổi trong nhà trường đã trở thành mục tiêu của nhà trường thực hiện thường xuyên. Bởi hình thành những biểu tượng sơ đẳng làm quen với toán cho trẻ, trong thời đại hiện nay. Đây là những tiền đề cơ bản nhằm hình thành và phát triển nhận thức toàn diện cho trẻ. 5. Kiến nghị đề xuất: a. Đối với tổ chuyên môn 5 tuổi: - Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi để các thành viên trong tổ cùng giao lưu học hỏi lẫn nhau. b. Đối với lãnh đạo của nhà trường: Tổ chức: “Hội thi làm đồ dùng, đồ chơi” tự tạo nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các bậc phụ huynh về công tác làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo của cấp học Mầm non. khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu, sưu tầm hình ảnh, cách làm đồ dùng, dồ chơi trên các phương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn