Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Xuân Thái, huyện Như Thanh
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Xuân Thái, huyện Như Thanh" nhằm đổi mới một số phương pháp sinh hoạt chuyên môn Tổ mẫu giáo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Xuân Thái, huyện Như Thanh
- 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết TW 2 Khoá VIII đã khẳng định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” [1], với vai trò là người quản lí tôi nhận thấy để thực hiện tốt vấn đề nghị quyết đã nêu thì bắt buộc những người làm công tác giáo dục cần phải trang bị cho mình vốn tri thức vững chắc về chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Những năm gần đây, ngành Giáo dục đã đặc biệt quan tâm đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được coi trọng. Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của các nhà trường và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ cho phù hợp với từng độ tuổi và điều kiện thực tế của trường mình. Nếu chỉ đạo tốt sinh hoạt chuyên môn, nhất là đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt thì tổ chuyên môn sẽ là môi trường tốt cho giáo viên học hỏi, tâm sự, giải bày những vướng mắc trong chuyên môn để từng bước tự hoàn thiện mình về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường. Đây cũng chính là điểm hội tụ của những giáo viên có tâm huyết với nghề và bồi dưỡng giáo viên giỏi làm nòng cốt trong các tổ chuyên môn. Hoạt động sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường, những năm gần đây đã có bước đổi mới, các nhà quản lí đã có những giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có hiệu quả với nhiều hình thức khác nhau. Song chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn chưa thực sự đạt kết quả cao. Thực tế qua nghiên cứu, tìm hiểu tôi nhận thấy đa số các tổ, nhóm chuyên môn tại trường mầm non Xuân Thái nói riêng và các trường trong bậc học mầm non nói chung đang bộc lộ những khó khăn vướng mắc về cách thức sinh hoạt, công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động đặc biệt là hiệu quả các buổi sinh hoạt còn hạn chế: chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa cao, còn nặng về hình thức; Nội dung đưa ra trao đổi thảo luận chưa thực sự trọng tâm, chưa đi sâu vào các vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho giáo viên trong tổ; Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn chưa thật phù hợp với đặc điểm của tổ, của nhà trường và địa phương; Nhận thức của giáo viên về tầm quan trong của sinh hoạt chuyên môn cón hạn chế, nhiều giáo viên còn xem nhẹ buổi sinh hoạt chuyên môn, chưa tự giác trong việc tham gia sinh hoạt chuyên môn, hoặc có tham dự nhưng thiếu mạnh dạn, tự tin trong trao đổi chuyên môn; Công tác quản lý, chỉ đạo đôi lúc chưa sâu sát, kịp thời.Việc kiểm tra kế hoạch tổ chưa thường xuyên, liên tục...Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do tổ trưởng chuyên môn chưa đổi mới hình thức sinh hoạt, việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn còn hời hợt, sức thuyết
- phục của các chuyên đề còn hạn chế, ít hiệu quả nên không thu hút được sự quan tâm trao đổi của giáo viên; Nhiều giáo viên xem nhẹ buổi sinh hoạt chuyên môn, chưa thực sự say mê với chuyên môn, ý thức tự học hỏi bồi dưỡng năng lực sư phạm còn hạn chế; Việc quản lý, chỉ đạo của Hiệu phó phụ trách chuyên môn còn chung chung, thiếu chặt chẽ...Mặt khác trong hai năm gần đây tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường. Xuất phát từ những thực trạng và nguyên nhân nêu trên.Với nhiệm vụ được phân công trong năm học 2021 - 2022 là Phó hiệu trưởng phụ trách chỉ đạo chuyên môn tổ Mẫu giáo, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và nhận thấy cần phải có sự đổi mới trong cách quản lý, chỉ đạo chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Xuân Thái, huyện Như Thanh”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm mục đích đổi mới một số phương pháp sinh hoạt chuyên môn Tổ mẫu giáo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn Tổ mẫu giáo trường mầm non Xuân Thái, huyện Như Thanh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Phương pháp thống kê, xử lý, tổng hợp số liệu. - Phương pháp đàm thoại và phương pháp quan sát. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Tổ chuyên môn Gồm giáo viên theo khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; nhân viên nấu ăn. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên, có tổ trưởng; nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có 1 tổ phó. [2] Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất 2 tuần một lần theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển năng lực chuyên môn [2]. 2.1.2. Sinh hoạt chuyên môn Là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên; góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; tạo sự thống nhất trong thực hiện quy chế chuyên môn; hình thành các mối quan hệ đồng nghiệp, giao lưu học tập lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm về những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả; xây dựng môi trường học tập và tự học suốt đời. [3] 2.1.3. Sự cần thiết phải sinh hoạt tổ chuyên môn
- Chuyên môn tổ Mẫu giáo gồm giáo viên các lớp mẫu giáo từ 3 tuổi đến 5 tuổi, là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của nhà trường Mầm non. Tổ chuyên môn Mẫu giáo có mối quan hệ hợp tác phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác và tổ chức đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chương trình giáo dục, các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục. Có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, là “cái nôi” bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục. Chỉ có ở khối chuyên môn, giáo viên mới có điều kiện trực tiếp và thuận lợi nhất để rèn luyện và từng bước nâng cao trình độ tay nghề của mình. Bởi vì sinh hoạt khối chuyên môn có tính tổ chức, chủ động và mang tính tập thể cao. Không những thế tổ, khối chuyên môn còn có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình giáo dục mầm non; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quản lí sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Tham gia đánh giá xếp loại nhân viên theo quy định [2]. Nhận thấy được nhiệm vụ và tầm quan trọng của Tổ, khối chuyên môn. Tôi luôn mong rằng chuyên môn khối mẫu giáo do mình phụ trách là nơi để giáo viên chia sẻ về chuyên môn, là môi trường tốt nhất cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực và chưa có kinh nghiệm trong chăm sóc giáo dục trẻ, nhất là những giáo viên mới vào nghề có dịp để trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao trình độ tay nghề, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giáo dục trẻ và thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì vậy để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu thì cần thiết phải quản lý, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp chỉ đạo khả thi nhất phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm a. Thuận lợi Năm học 2021- 2022, Tổ chuyên môn Mẫu giáo trường tôi có 17 giáo viên (01 giáo viên nghỉ thai sản). Trình độ đạt chuẩn 100% (trong đó trình độ Đại học là 16; trình độ Cao đẳng là 01). 02 giáo viên mới ra trường có kinh nghiệm dưới 02 năm. - Nhìn chung đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với phụ huynh, có tinh thần học hỏi, nhiệt tình năng động trong công việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn đã qua nhiều năm giảng dạy, có kinh nghiệm và khả năng tự học tập để nâng cao trình độ, có kiến thức cơ bản khá tốt, có uy tín với đồng nghiệp - Ban giám hiệu nhà trường luôn đầu tư quan tâm, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để thúc đẩy chất lượng hoạt động của các Tổ, khối chuyên môn trong
- nhà trường nói chung và khối chuyên môn khối mẫu giáo nói riêng nên hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. - Bản thân tôi luôn nhiệt tình trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp phụ huynh học sinh, biết lắng nghe ý kiến của mọi người đóng góp, tạo sự đoàn kết trong khối, gương mẫu, công bằng, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp, luôn tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. b. Khó khăn Công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo trong những năm qua đã có những bước tiến bộ song về chất lượng còn nhiều hạn chế: - Nhà trường có nhiều điểm lẻ, cách xa khu trung tâm từ 3 - 10km nên việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ 2 lần/tháng có đôi lúc chưa thường xuyên theo quy định. - Nội dung sinh hoạt tổ chưa phong phú, chưa có sự đổi mới và đột phá, nội dung chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt không khí thường trầm lắng, những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. Nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn chưa phát huy được sức sáng tạo của giáo viên. - Thiếu sự đa dạng về hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chủ yếu các buổi sinh hoạt chuyên môn là tập trung nhưng chỉ có một người nói còn cả tập thể lắng nghe, sinh hoạt chuyên môn thông qua dự giờ nhưng chưa có sự đầu tư vào xây dựng hoạt động mẫu hoặc đơn giản là cả tổ đến xem rồi nhận xét đánh giá đồng nghiệp... - Việc xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn chưa thể hiện rõ các vấn đề chuyên môn mới trong năm học, kế thừa vấn đề chuyên môn của năm trước, điều chỉnh những hạn chế còn tồn tại và định hướng phát triển trong năm học tới. Mục tiêu của kế hoạch chưa căn cứ vào chất lượng thực tế của tổ dẫn đến kế hoạch sinh hoạt chuyên môn không phù hợp, chỉ mang tính hình thức, hiệu quả chất lượng chưa cao. - Một số giáo viên chưa có tinh thần xây dựng. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn thường là những giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, giáo viên cốt cán của tổ hay đưa ra nhận xét, có ý kiến, còn những giáo viên khác ít khi có ý kiến. Kỹ năng làm việc nhóm, khả năng sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, sự khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho hoạt động chuyên môn còn hạn chế. - Tổ trưởng chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, còn cả nể, chỉ đạo chưa kiên quyết. Chưa linh hoạt trong việc tổ chức các hình thức sinh hoạt chuyên môn đáp ứng với yêu cầu của công tác quản lý trường học hiện nay, chưa khơi dậy được niềm say mê chuyên môn, không khí hứng khởi, sôi nổi trong các buổi sinh hoạt; Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn chưa thật phù hợp.
- - Công tác quản lý chỉ đạo của Hiệu phó phụ trách còn chưa kịp thời, chưa sát sao.Việc kiểm tra kế hoạch tổ, kiểm tra biên bản sinh hoạt và các nội dung sinh hoạt chưa thường xuyên. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn còn thiếu và chưa đồng bộ (Khuôn viên nhà trường còn chật hẹp, thiếu phòng học và các phòng chức năng theo quy định...) c. Thực trạng về chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo Bảng khảo sát chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo đầu năm học 2021 - 2022. Nội dung TT Kết quả đạt được khảo sát Xây dựng kế hoạch sinh hoạt 11 chuyên môn phù Mức độ khá hợp với tình hình thực tế của tổ. Đổi mới nội dung và linh hoạt 22 trong các hình Mức độ Khá thức sinh hoạt chuyên môn. Hồ sơ, Giáo Giờ dạy án (Bộ) Tốt: 04 Giỏi: 08 3 Chất lượng đội ngũ giáo viên Khá: 03 Khá: 05 Đạt: 01 Đạt: 03 Chưa đạt: 01 Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là rất cần thiêt, cấp bách. Vì vậy là người phụ trách chuyên môn tôi đã có nhiều cố gắng trong việc tìm một số biện pháp để sớm khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo trong nhà trường. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng. 2.3.1. Lựa chọn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ và kỹ năng hoạt động cho Tổ trưởng chuyên môn Những năm trước đây, khi xét đến tiêu chuẩn để đảm nhiệm vị trí tổ trưởng chuyên môn, nhà trường còn xem nhẹ trình độ chuyên môn cũng như năng lực kết nối, tập hợp các thành viên trong tổ, dẫn đến tình trạng tổ trưởng chuyên môn không thể tháo gỡ những vướng mắc về chuyên môn cho tổ viên; không thể làm chỗ dựa tin cậy cho đồng nghiệp... Điều đó cũng có nghĩa là việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, điều hành tổ chức các hoạt động sinh hoạt
- chuyên môn của tổ không đảm bảo. Vì vậy để buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ đạt chất lượng cao thì người Tổ trưởng chuyên môn đóng vai trò quan trọng. Việc bổ nhiệm Tổ trưởng chuyên môn được thực hiện theo từng năm học. Nên ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường thống nhất, lựa chọn và bổ nhiệm Tổ trưởng chuyên môn, việc lựa chọn để bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn cần căn cứ vào một số tiêu chuẩn sau: - Trước hết, Tổ trưởng phải là người gương mẫu, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng, biết tập hợp giáo viên, quản lí giáo viên trong tổ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Muốn chỉ đạo tốt hoạt động của tổ thì người tổ Trưởng phải là người có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quy định nội quy quy chế của trường, của nghành. Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và phải là tấm gương về sự tự học tự bồi dưỡng. - Nắm được đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết cấp ủy Đảng nơi công tác. Biết cách xây dựng kế hoạch, điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. - Xây dựng mối đoàn kết trong tổ, là người biết lắng nghe, biết chia sẻ đặc biệt biết cách phản hồi tích cực (bởi đây là cách phản hồi khiến người nghe nhận ra cái sai mà vẫn thấy mình được coi trọng, sửa sai trong tâm trạng vui vẻ, thoái mái). Linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo trong công việc, mạnh dạn đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ. Điều quan trọng người Tổ trưởng phải là người có uy tín được tập thể tín nhiệm, biết cách điều hành hoạt động của tổ khối một cách khoa học, hiệu quả. Mặc dù Tổ trưởng chuyên môn là người được Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên tin cậy nhưng lại chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nên chưa phát huy được năng lực của mình đáp ứng với yêu cầu của công tác quản lý hiện nay. Vì vậy việc bồi dưỡng năng lực tổ chức chỉ đạo chuyên môn, bồi dưỡng các kỹ năng cho tổ trưởng là rất cần thiết. Tôi luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lí, chỉ đạo chuyên môn trong tổ cho tổ trưởng. Đó là các kiến thức, kỹ năng như: Kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch; Kỹ năng phân công phối hợp; Kỹ năng giao tiếp ứng xử; Kỹ năng xử lí tình huống; kỹ năng kiểm tra, đánh giá... thông qua các hoạt động: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ theo tuần, tháng, năm học. Tham gia kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ giáo viên theo sự điều động của Ban giám hiệu nhà trường. Bồi dưỡng cho tổ trưởng kỹ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Bồi dưỡng năng lực tổ chức điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, tổ chức một chuyên đề, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc, kiểm tra đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời.... Hàng năm, tôi còn tham mưu cho nhà trường cử các tổ trưởng đi tập huấn các lớp chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ do Phòng giáo dục tổ chức. Qua các đợt tập huấn này tổ trưởng sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm,
- tích luỹ được nhiều phương pháp hay giúp nhà trường quản lí điều hành hoạt động chuyên môn của tổ hiệu quả hơn. Ngoài ra, để việc nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng quản lí chỉ đạo chuyên môn cho Tổ trưởng đạt hiệu quả cao tôi luôn khuyến khích Tổ trưởng phải luôn tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nắm vững các văn bản chỉ đạo, nắm vững chương trình giáo dục mầm non, chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của các hoạt động học, của các lớp thuộc khối lớp trong tổ phụ trách. 2.3.2. Chỉ đạo Tổ trưởng xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế của tổ. Kế hoạch của tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học của nhà trường và kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của Phó hiệu trưởng, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tế của tổ. Khi xây dựng kế hoạch tôi chỉ đạo các tổ cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên trong tổ, điều kiện về cơ sở vật chất, kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ trong năm học trước…mà xây dựng mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể phù hợp với tổ của mình. Dự kiến thời gian, nội dung, hình thức và công tác chuẩn bị để tổ chức sinh hoạt 2 lần/tháng một cách linh hoạt. Trong kế hoạch tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một phần quan trọng. Nội dung sinh hoạt phải trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng giáo viên, nội dung phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy đặc biệt quan tâm đến những giáo viên mới vào trường, giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế. Sau khi tổ trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể từng tuần, từng tháng phải được thông qua tổ chuyên môn. Sau đó đưa lên Ban giám hiệu, Ban giám hiệu căn cứ dựa trên kế hoạch của nhà trường, xem xét, kiểm tra kế hoạch của từng tổ chuyên môn, góp ý, bổ sung để tổ chuyên môn hoàn thiện kế hoạch và đi vào tổ chức thực hiện. Tổ trưởng triển khai kế hoạch cụ thể từng tháng tại phiên họp thường kì của tổ.
- (Hình ảnh sinh hoạt chuyên môn định kỳ của Tổ Mẫu giáo) 2.3.3. Linh hoạt các hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn. Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ nội vụ quy định về danh mục khung vị trí làm việc và định biên số người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập: “các trường mầm non công lập không có giáo viên phụ hay giáo viên hỗ trợ để thay thế cho giáo viên ra khỏi lớp sinh hoạt chuyên môn”. Điều đó có nghĩa là hạn chế tối đa việc giáo viên rời vị trí công tác để thực hiện sinh hoạt chuyên môn tập trung trong thời gian phải làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại trường. Bên cạnh đó, năm học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh hết sức khó khăn, bất lợi do diễn biến của dịch Covid-19. Với mục tiêu: tập chung thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch covid- 19 vừa đảm bảo an toàn cho trẻ, vừa linh hoạt thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục Mầm non. Để để đảm bảo hoạt động thông suốt, hoàn thành đúng tiến độ các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra, đồng thời hạn chế tập trung đông người, tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bênh covid-19, ngay từ đầu năm học tôi chỉ đạo Tổ chuyên môn Mẫu giáo thu xếp thời gian hợp lí để tổ chức sinh hoạt chuyên môn tập trung, đẩy mạnh hình thức tự nghiên cứu tự bồi dưỡng, tự thực hiện và trao đổi qua các phương tiện công nghệ. Chỉ các nội dung cần có sự thống nhất cao của tập thể ngay hoặc cần thực hành trực tiếp để hướng dẫn mới cần hình thức sinh hoạt chuyên môn tập trung tại trường. Khuyến khích các hình thức sinh hoạt chuyên môn có ứng dụng công nghệ thông tin để tháo gỡ khó khăn về thời gian sinh hoạt chuyên môn tại trường; đảm bảo an toàn cho trẻ và chất lượng trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; tăng hiệu quả, hiệu suất lao động; đáp ứng sự phát triển trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Căn cứ vào điều kiện thực tế, tôi chỉ đạo tổ có thể lựa chọn các hình thức sinh hoạt chuyên môn sau: a. Hình thức sinh hoạt chuyên môn theo điều kiện tổ chức
- - Sinh hoạt chuyên môn trực tiếp: + Sinh hoạt chuyên môn tập trung tại trường. + Sinh hoạt chuyên môn thông qua sử dụng công nghệ (online – trực tuyến). Các công cụ hỗ trợ họp trực tuyến như các phần mềm công nghệ Zoom, mạng xã hội Faceboock, zalo... - Sinh hoạt chuyên môn gián tiếp thông qua các phương tiện online hoặc offline (email, phần mềm, điện thoại, văn bản, tài liêu...) Ví dụ: Tự nghiên cứu văn bản, tài liệu học tập, tự xây dựng kế hoạch rồi trao đổi qua nhắn tin hoặc gửi lên nhóm zalo... - Sinh hoạt chuyên môn kết hợp (trực tiếp và gián tiếp, online và offline) Ví dụ: Giáo viên tự quay hoạt động mẫu, gửi cho tổ xem trước rồi họp trực tiếp đánh giá, rút kinh nghiệm. b. Hình thức sinh hoạt chuyên môn theo cách thức tổ chức - Bồi dưỡng tập huấn theo chuyên đề. - Hội thảo, trao đổi, thảo luận. - Thao giảng, hội thi. - Nghiên cứu bài học. - Tham quan, dự giờ. - Tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng...
- (Một số hình ảnh về các hình thức sinh hoạt chuyên môn của Tổ Mẫu giáo) 2.3.4. Chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. Đây là nội dung quan trọng nhất, vì nếu đổi mới được nội dung sinh hoạt mang đậm màu sắc chuyên môn sẽ tránh được tình trạng họp tổ qua loa, chiếu lệ, mang tính chất hình thức là chủ yếu. Trong những năm qua nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ Mẫu giáo do tôi phụ trách, chủ yếu được thực hiện theo kiểu cũ là đánh giá công tác chuyên môn thời gian qua, triển khai công tác thời gian tới, nội dung sinh hoạt đa số tập trung thảo luận vào việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và mở rộng thêm một số kỹ năng nghiệp vụ thông qua thao giảng dự giờ, làm đồ dùng đồ chơi và trang trí nhóm lớp... Các nội dung sinh hoạt chuyên môn để nâng cao năng lực đội ngũ và phát triển chất lượng hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục của nhà trường mang tầm chiến lược ít được quan tâm. Các nội dung lên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm hay nguồn tài nguyên trên internet chưa được khai thác sử dụng hợp lý...Qua việc nắm bắt chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. Sau khi tiếp thu các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ Quản lí và Giáo viên mầm non năm học 2021-2022 của Bộ GD&ĐT, tôi tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên với các nội dung sau: * Nội dung sinh hoạt nâng cao năng lực của đội ngũ - Hướng dẫn đánh giá thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục mầm non. - Văn hóa lắng nghe và học hỏi; hình thành quan hệ tôn trọng, tin tưởng đồng nghiệp; tinh thần cầu thị, chia sẻ, mong muốn tiến bộ... - Năng lực kết nối với cha mẹ trẻ và cộng đồng: giao tiếp, thuyết phục, tuyên truyền; hướng dẫn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. - Cách xây dựng và duy trì bầu không khí tâm lí thân thiện, dân chủ. - Tập huấn chuyên sâu về Tự đánh giá trường mầm non. - Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và đảm bảo an toàn thực phẩm phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở giáo dục mầm non. - Công tác ngiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm. * Nội dung sinh hoạt chuyên môn đáp ứng nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục - Thực hiện điều chỉnh nội dung kế hoạch giáo dục phù hợp với độ tuổi từng khối lớp. - Chia sẻ về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. - Ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác nguồn tài nguyên internet. - Phương án di chuyển trẻ, tài sản khi có khi có tình huống bất lợi, nguy hiểm...ứng phó tình huống khẩn cấp, cháy nổ, mưa bão, dịch bệnh. - Các hoạt động trải nghiệm của trẻ gắn với môi trường thiên nhiên và văn hóa địa phương.
- - Các thí nghiệm khoa học đơn giản, kết hợp với các yếu tố về toán, ngôn ngữ... - Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non để phòng chống dịch covid-19. - Hướng dẫn tổ chức chuẩn bị cho trẻ em mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình lớp 1 Tiểu học - Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của trường mầm non. * Nội dung sinh hoạt chuyên môn về các điều kiện đảm bảo chất lượng - Sử dụng và bảo quản hiệu quả cơ sở vật chất trong nhà trường. - Các chính sách về chế độ của trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên - Quy trình xây dựng, thu thập, lưu trữ các tiêu chí kiểm định chất lượng - Thao giảng, dự giờ rút kinh ngiệm và thi giáo viên giỏi các cấp. - Xây dựng kế hoạch, làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Sau khi đã thống nhất được các nội dung sinh hoạt chuyên môn với các thành viên trong Tổ, khối lớp do mình phụ trách, tôi chỉ đạo tổ Trưởng, tổ Phó lập kế hoạch và lựa chọn các nội dung sinh hoạt chuyên môn trọng tâm theo thứ tự ưu tiên để bồi dưỡng cho giáo viên. Ví dụ: Nội dung sinh hoạt chuyên môn Tổ Mẫu giáo tháng 9/2021 và tháng 10/2021 như sau: Thời gian Hình Stt Nội dung Chuẩn bị (Dự kiến) thức Lập kế hoạch giáo - GV chuẩn bị nội dung dục, lựa chọn ngân hội thảo. Tuần 2 hàng đề tài, nội Tập - Tài liệu Hướng dẫn thực 1 tháng 9/2021 dung giáo dục phù trung hiện chương trình CSGD hợp với điều kiện trẻ các độ tuổi; Chương thực tế lớp trình GDMN của Bộ GD&ĐT... - GV chuẩn bị Máy tính, Lồng ghép giáo điện thoại thông minh có dục dinh dưỡng, cài phần mềm công nghệ sức khỏe cho trẻ Online – Tuần 4 Zoom hoặc mạng xã hội 2 mầm non để Trực tháng 9/2021 (Zalo, facebook..) phòng, chống dịch tuyến - Tài liệu: tài liệu BDTX covid-19. cho CBQL,GV năm học 2021 - 2022 3 Tuần 2 Xây dựng kế Gián - Máy tính, điện thoại tháng hoạch; làm đồ tiếp thông minh có cài mạng 10/2021 dùng đồ chơi; thông xã hội (Zalo).
- trang trí lớp theo - GV tự nghiên cứu các qua các quan điểm giáo văn bản, tài liệu học tập, phương dục lấy trẻ làm tự xây dựng kế hoạch rồi tiện trung tâm. trao đổi qua tin nhắn Zalo online nhóm. - Địa điểm: Lớp 4 – 5 tuổi khu Trung Tâm - CBGV,NV chọn đề tài chuẩn bị nội dung góp ý Tuần 4 cho bài giảng Dự giờ theo nghiên Tập 4 tháng - Tổ trưởng phân công cứu bài học trung 10/2021 giáo viên dạy, phân công giáo viên làm ĐDĐC phục vụ tiết dạy, sau đó lên kế hoạch dạy thực hành Như vậy, thông qua việc xây dựng kế hoạch, thống nhất các nội dung sinh hoạt chuyên môn, giáo viên trong tổ cũng đã phần nào nắm bắt được các nội dung sinh hoạt của Tổ trong năm học. Tuy nhiên, sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, Tổ trưởng phải đưa ra nội dung cần thảo luận cho buổi sinh hoạt chuyên môn tiếp theo. Nếu trong quá trình chỉ đạo của tổ Trưởng hay việc thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của giáo viên trong các khối lớp có nội dung gì còn gặp khó khăn vướng mắc thì cần nói rõ nội dung đó vướng mắc ở phần nào? Từ đó, bắt buộc giáo viên phải tự giác tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hơn về nội dung đó để đưa ra ý kiến thảo luận trong buổi sinh hoạt chuyên môn lần sau. Qua sinh hoạt tổ, mỗi giáo viên phải trình bày ý kiến của mình nên rèn được kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước đông người, giúp giáo viên tự tin hơn trong giao tiếp. 2.3.5. Tăng cường công tác quản lí chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của Tổ chuyên môn Để đảm bảo tốt chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ, thì một điều quan trọng không thể thiếu đó là phải tăng cường sự quản lí chỉ đạo, kiểm tra của Ban giám hiệu nhà trường đối với hoạt động chuyên môn. Sự quản lí của Ban giám hiệu được thể hiện qua: - Xây dựng tốt kế hoạch năm học của nhà trường và chỉ đạo Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ phù hợp với tình hình thực tế để nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn. - Chỉ đạo bố trí sắp xếp thời gian hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chuyên môn sinh hoạt theo định kì. - Dành thời gian dự họp với các tổ chuyên môn. Việc dự họp với tổ chuyên môn là vô cùng cần thiết bởi vừa nắm bắt được tình hình hoạt động chuyên môn, vừa lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của giáo viên để từ đó đề ra những giải pháp chỉ đạo phù hợp với tổ chuyên môn, khối lớp; kịp thời
- động viên, khích lệ tổ trưởng cũng như giáo viên nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. (Hình ảnh CBGV,NV tham gia lớp tập huấn chuyên đề trong năm học) - Thực hiện việc kiểm tra hồ sơ của tổ chuyên môn, đặc biệt là sổ Nghị quyết của tổ chuyên môn 2lần/tháng. Kiểm tra biên bản sinh hoạt tổ xem các khối có sinh hoạt đủ số lần không? Có triển khai những nội dung liên quan đến chuyên môn mà nhà trường đã triển khai không? Nội dung sinh hoạt có bàn về chuyên môn không hay là triển khai các công việc mang tính hội họp để kịp thời nhắc nhở các tổ sinh hoạt có chất lượng. - Tiến hành kiểm tra chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ: Tôi kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ của trẻ để nắm bắt được chất lượng chăm sóc giáo dục của đội ngũ giáo viên, từ đó có biện pháp yêu cầu tổ chuyên môn cần chấn chỉnh kịp thời. - Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên họp với các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, thông qua các buổi họp này, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn báo cáo những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình, đồng thời Ban giám hiệu triển khai các công việc tiếp theo của nhà trường cho các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn nắm bắt và triển khai tới các thành viên trong tổ/khối cùng thực hiện.
- (Hình ảnh họp Ban giám hiệu mở rộng, triển khai nội dung công việc và đáng giá hoạt động của Tổ chuyên môn) - Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý, chỉ đạo của tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn. Bởi đây chính là lực lượng nòng cốt trong việc giúp nhà trường thực hiện các hoạt động chuyên môn và nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: Qua một năm thực hiện và áp dụng các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo, tôi đã đạt được những kết quả khả quan như sau: Bảng khảo sát chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (Tính đến thời điểm tháng 4/2022) Nội dung TT Kết quả đạt được khảo sát Xây dựng kế hoạch sinh hoạt 11 chuyên môn phù Đạt mức độ Tốt hợp với tình hình thực tế của tổ. Đổi mới nội dung và linh hoạt 22 trong các hình Đạt mức độ Tốt thức sinh hoạt chuyên môn. 3 Chất lượng đội ngũ giáo viên Hồ sơ, Giáo Giờ dạy án (Bộ)
- Tốt: 06 Giỏi: 12 Khá: 02 Khá: 05 Đạt yêu cầu: 0 Nhìn vào bảng khảo sát, có thể dễ dàng nhận thấy chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo do tôi phụ trách đã có sự chuyển biến rõ rệt: Tổ trưởng chuyên môn đã phát huy được vai trò trách nhiệm của mình, biết xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn phù hợp đặc điểm tình hình của tổ. Đã có sự đổi mới và linh hoạt các hình thức sinh hoạt chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế của tổ, của nhà trường và đặc biệt phù hợp với tình hình thực tiễn của năm học diễn ra trong bối cảnh dịch bênh covid-19 đang diễn biến phức tạp. Tổ trưởng tự tin hơn trong điều hành hoạt động của tổ. Duy trì nề nếp sinh hoạt tổ đúng kế hoạch. Giáo viên đã nhận thức rõ được mức độ cần thiết của sinh hoạt chuyên môn và ý thức rõ được trách nhiệm, vị trí của mình trong tổ. Mạnh dạn, tự tin và thẳng thắn trao đổi trong các buổi sinh hoạt. Giáo viên đã đầu tư vào tiết dạy, biết vận dụng phương pháp dạy học tích cực, biết phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy, làm cho giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên hơn, trẻ tích cực hoạt động và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, giờ học đạt hiệu quả cao. Chất lượng giờ dạy, hồ sơ giáo án của giáo viên từng bước được nâng lên thông qua các buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi... và các đợt kiểm tra chuyên đề của nhà trường. Đề tài sáng kiến này đã từng có nhiều người nghiên cứu, có thể một số biện pháp của tôi áp dụng trong đề tài không mới lạ đối với những trường khác. Nhưng ở mỗi trường, mỗi vùng miền lại mang một đặc điểm khác nhau. Đối với trường tôi khi áp dụng đề tài này vào thực tế đã góp một phần không nhỏ vào việc khắc phục tình trạng chất lượng và hiệu quả thấp trong tổ chức sinh hoạt chuyên môn khối mẫu giáo; tạo sự thay đổi trong phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng công tác sinh hoạt chuyên môn cũng như chất lượng giáo dục trong toàn trường. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận: Sinh hoạt của tổ chuyên môn có vai trò hết sức quan trọng, hoạt động của từng thành viên có vai trò quyết định rất lớn đến kết quả giảng dạy của giáo viên cũng như các hoạt động khác của nhà trường. Thông qua sinh hoạt chuyên môn của giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường quản lí giáo viên được về chuyên môn, cũng thông qua hoạt động của tổ chuyên môn, giáo viên được rút kinh nghiệm học hỏi về công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục lẫn nhau để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Từ thực tiễn công tác quản lý chỉ đạo, kết hợp với những biện pháp đã áp dụng trong sáng kiến kinh nghiệm, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Nhà trường phải thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của các bộ phận trong nhà trường rõ ràng để tổ trưởng nắm được phạm vi, giới hạn, trách nhiệm của mình trong vấn đề
- quản lí, chỉ đạo tổ chức và thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường, của tổ chuyên môn. - Cán bộ quản lý phải nắm vững mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn, phải có năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo điều hành. Tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động của tổ chuyển môn. - Tổ trưởng thường xuyên tham khảo nhiều tài liệu, luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để áp dụng trong giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn đạt hiệu quả cao. Luôn gần gũi, tạo niềm tin cũng như tin tưởng các thành viên trong tổ khi thực hiện nhiệm vụ. Luôn chuẩn bị trước nội dung dự kiến họp tổ chuyên môn thông qua Ban Giám Hiệu để có bổ sung những nhiệm vụ trọng tâm. - Cần tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của CBGV, nhân viên về vai trò quan trọng của sinh hoạt chuyên môn; Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện tốt quy định về nề nếp dạy học của nhà trường, chủ động đề xuất những sáng kiến hay trong sinh hoạt tổ chuyên môn. 2. Kiến nghị, đề xuất: Để công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn của trường mầm non Xuân Thái nói riêng và bậc học Mầm non nói chung đạt được kết quả cao hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau: - Đối với Phòng giáo dục: Tổ chức cho giáo viên đi tham quan, học tập trường bạn, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ lẫn nhau về công tác chuyên môn. - Đối với Sở giáo dục: Mở các lớp tập huấn quản lí dành cho Tổ tưởng, tổ phó chuyên môn để nâng cao năng lực quản lí, điều hành hoạt động trong tổ. Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lương sinh hoạt chuyên môn tổ Mẫu giáo đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Xuân Thái, huyện Như Thanh. Rất mong được sự nhận xét, góp ý của hội đồng khoa học các cấp để đề tài được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi hơn. Xin chân thành cảm ơn! Như Thanh, ngày 08 tháng 4 năm 2022 XÁC NHẬN CỦAHĐ S KKN TRƯỜNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình Hiệu trưởng viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết sáng kiến Lê Thị Thảo Nguyễn Thị Phương
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị Quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam. 2. Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm thông tư số 52/2020/TT- BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) 3. Tài liệu Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho CBQL và GV đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non. (Trang 80, chuyên đề Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế của trường mầm non). Các nguồn tài liệu tham khảo trên http://text.123doc.org TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Edward L Vockell, nghiên cứu giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội, 2009. 2. Bùi Văn Quân, Nguyễn Thị Tính, Kĩ năng hướng dẫn, tư vấn nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp và chăm sóc tâm lí. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên. 3. Tạp chí giáo dục mầm non. 4. Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo QĐ số: 14/2008/QĐ- BGDĐT ngày 07/04/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN.
- DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Phương Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng – Trường MN Xuân Thái Kết quả Cấp đánh đánh Năm học T giá xếp loại giá xếp Tên đề tài SKKN đánh giá xếp TT (Phòng, Sở, loại (A, loại Tỉnh) B, hoặc C) Một số biện pháp rèn luyện 1 Phòng Năm học phát triển ngôn ngữ mạch lạc C 1 GD&ĐT 2006 - 2007 cho trẻ 5 - 6 tuổi Một số biện pháp tổ chức 2 Phòng Năm học hoạt động nghe hát cho trẻ 3 B 2 GD&ĐT 2007 - 2008 - 4 tuổi Một số biện pháp nâng cao 3 Năm học chất lượng giáo dục dinh Sở GD&ĐT B 3 2008 - 2009 dưỡng cho trẻ 5 – 6 tuổi Một số biện pháp nâng cao 4 chất lượng GD lễ giáo và Phòng Năm học B 4 hành vi vệ sinh văn minh cho GD&ĐT 2011 - 2012 trẻ 5 – 6 tuổi Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phòng 5 Năm học chống suy DD và VSATTP Sở GD&ĐT C 5 2013 - 2014 trong trường Mầm non Hải Vân Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục bảo vệ môi trường 6 cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Phòng Năm học A 6 thông qua hoạt động ngoài GD&ĐT 2016 - 2017 trời ở trường Mầm non Hải Vân, huyện Như Thanh 7 7 Biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo Năm học Sở GD&ĐT dục lấy trẻ làm trung tâm đạt B 2018 - 2019 hiệu quả cao tại trường mầm
- non Hải Vân, huyện Như Thanh Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 8 thông qua hoạt động ngoài Phòng Năm học A 8 trời và họat động chơi ở các GD&ĐT 2019 - 2020 góc đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Xuân Thái, huyện Như Thanh MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Mở đầu 1 . Lí do chọn đề tài
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 75 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 58 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
21 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 33 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn