intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp xây dựng môi trường thân thiện giúp trẻ hứng thú đến trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp xây dựng môi trường thân thiện giúp trẻ hứng thú đến trường" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm mọi cách làm thế nào để thu hút trẻ tích cực đến lớp và cảm nhận được Mỗi ngày đến lớp là một niềm vui.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp xây dựng môi trường thân thiện giúp trẻ hứng thú đến trường

  1. ̉ PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HAI LĂNG ̉ TRƯỜNG MẦM NON HAI CHANH ́ SÁNG KIẾN ̉ ̀ “MỘT SỐ GIAI PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯƠNG THÂN ́ ̉ ́ ́ ́ ̀ THIỆN GIUP TRE HƯNG THU ĐÊN TRƯƠNG” Linh vư ̣c/Môn: Giá o du ̣c nhà trẻ ̃ Tên tá c giả : Lê Thi Ngo ̣c Hương ̣ Chứ c vu ̣: Giá o viên Đơn vi công tá c: Trường Mầ m non Hả i Chá nh ̣ NĂM HỌC 2022-2023
  2. 2 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................... 2 4 4 1. Tính mới và sáng tạo của sáng kiến ............................................................... 2 1.1. Cá c giả i phá p cu ̣ thể ............................................ 4 1.1.1 Giải pháp thứ nhất: “Xây dựng môi trường 4 trong và ngoài lớp học” 1.1.2 Giải pháp thứ 2: “Luôn tạo cho trẻ cảm giác thich ́ 5 thú , hà o hứ ng, tự tin, mạnh dạn khi đến lớp” 1.1.3 Giải pháp thứ 3: “Tổ chức các hoạt động có sự linh 6 hoạt, sáng tạo thu hút trẻ tích cực tham gia” 1.1.4. Giải pháp thứ 4:“Phố i hơ ̣p tich cực và thường ́ 7 xuyên, ta ̣o mối quan hệ thân thiện với cha mẹ trẻ” 2. Tính thực tiễn của sáng kiến ........................................................................... 7 8 3. Hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của 9 sáng kiến ............................................................................................................ 7 10 11 III. KẾT LUẬN
  3. 3 ̉ ́ ́ ́ BÁO CÁO GIAI PHAP, SANG KIÊN - Họ và tên tác giả/Nhóm tác giả: Lê Thị Ngo ̣c Hương ; Nữ - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học Sư phạm Mầm non - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hả i Chá nh - Tên sáng kiến: Mô ̣t số giả i phá p xây dựng môi trường thân thiê ̣n giú p trẻ hứ ng thú đế n trường. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục nhà trẻ - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoă ̣c áp du ̣ng thử : Năm ho ̣c 2022- 2023 I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN Như chúng ta đã biết trong những năm qua, toàn ngành Giáo dục đã và đang tích cực phát động phong trào thi đua như “Mỗi nhà giá o hãy sá ng ta ̣o, đổ i mớ i trong công tá c quả n lý , giả ng da ̣y, nghiên cứ u khoa ho ̣c, đề xuấ t cá c giả i phá p cu ̣ thể , cá ch là m phù hơ ̣p nhằ m nâng cao chấ t lương và hiê ̣u quả công tá c” ̣ nên nó càng trở nên cấp thiết hơn trong kế hoa ̣ch thực hiê ̣n chương trinh ̀ GDMN. Nếu trẻ được học trong môi trường vật chất đầy đủ với lớp học phù hợp, thoáng mát, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi đa dạng phục vụ tốt cho nhu cầu của trẻ là điều kiện thuận lợi để giúp trẻ tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách thuận lợi và có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, được học trong môi trường thiên nhiên tốt cũng giúp trẻ có tinh thần thoải mái, trẻ được đến gần với thiên nhiên và từ đó cũng phát triển được ở trẻ cảm xúc thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, rèn luyện trí tưởng tượng phong phú, tư duy của trẻ không ngừng được mở rộng để hướng đến cái đẹp cho cuộc sống trẻ sau này. Mặt khác trẻ được vui chơi học hành trong môi trường xã hội tốt ở đó có một bầu không khí thân thiện, gần gũi giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ như ở gia đình, điều đó góp phần giúp trẻ hứng thú tích cực thích được đến lớp, được vui chơi học tập và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ tốt hơn. Vậy làm thế nào để xây dựng được một lớp học thân thiện? Năm học 2022 - 2023 tôi được phân công giảng dạy tại nhó m lớp 25-36 thá ng tuổi khu vực Mỹ Chá nh tôi nhận thấy có rất nhiều trẻ chưa thích thú khi đến trường, đến lớp, các cháu còn khóc, tỷ lệ chuyên cần còn rất thấp, bố mẹ thường cho các cháu nghỉ học với nhiều lý do không chính đáng, đa số trẻ tới lớp chưa có thói quen nề nếp trong việc giữ vệ sinh lớp học, vệ sinh trong các giờ ăn, giấc ngủ, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp hàng ngày, chưa hứng thú tham gia tốt trong các giờ hoạt động. Với thực trạng trên tôi đã suy nghĩ tìm mọi cách làm thế nào để thu hút trẻ tích cực đến lớp và cảm nhận được “Mỗi ngày đến lớp là một niềm vui” nên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Môṭ số giả i phá p xây dựng môi trường thân thiê ̣n giú p trẻ hưng thú đế n trường”. ́
  4. 4 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, NỘI DUNG CỦ A SANG KIÊN ́ ́ 1. Tính mới, tí nh sá ng ta ̣o, tí nh khoa ho ̣c Xuất phát từ vai trò của việc “xây dựng môi trường thân thiê ̣n giú p trẻ tich cực hứ ng thú đế n trường”, tôi thấy đây là việc làm vô cùng quan trọng, có ý ́ nghĩa. Nhưng làm thế nào để xây dựng lớp học thân thiện để thu hút trẻ tích cực đến lớp một cách có hiệu quả, và thực sự đổi mới? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên Mầm non. Với giải pháp này tôi biết đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều bạn đồng nghiệp trong ngành. Giải pháp tôi đang thực hiện có những điểm mới và sáng tạo hơn so với những giải pháp sẳn có cụ thể: 1.1.Cá c giả i phá p cụ thể 1.1.1. Giải pháp thứ nhất: “Xây dựng môi trường bên trong và bên ngoà i lớ p ho ̣c”. “Xây dựng môi trường lớp học” là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động cho trẻ. Trong lớp học tôi cùng trẻ xây dựng được lớp học thân thiện với môi trường trong lớp học luôn sạch sẽ thoáng mát, trang trí hài hòa phù hợp nổi bật được các nội dung giáo dục theo từng chủ đề. Đặc biệt trang trí nổi bật được nội dung các ngày lễ hội “Ngày hội đến trường của bé”, “Bé vui đón tết trung thu”, ngày tết Nguyên Đán... Ở trong lớp làm nhiều góc mở để lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, các đồ dùng đồ chơi sắp xếp trên giá gọn gàng, dễ nhìn, dễ lấy thuận tiện cho trẻ sử dụng, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ có tính giáo dục cao sẽ tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, chủ động trong việc tìm tòi nội dung của các lĩnh vực. Đây là điểm mới, sáng tạo hơn so với giải pháp cũ, là động cơ để giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Từ đó thu hút cháu đến lớp với các hoạt động một cách tự tin và hứng thú… Đối với trẻ Mầm non nhận thức của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học”. Hiểu được đặc điểm của trẻ nên ngoài những trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của trường mua sắm, của phụ huynh phối hợp với nhà trường mua sắm cho trẻ. Tôi luôn phối kết hợp với cô trong lớp, các cô trong trường, để tạo ra nhiều loại đồ dùng, tranh ảnh sưu tầm, tìm kiếm đưa thêm các học liệu thiên nhiên sẳn có ở địa phương như hột hạt, cát, đá, các loại hoa lá, cỏ khô… đưa vào trong lớp học đặt ở góc học liệu mở để cho trẻ hoạt động tạo ra các đồ dùng đồ chơi với giải pháp mới này có ưu điểm đó là trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động tuy nhiên rất cần nhiều thời gian và giáo viên phải chuẩn bị thật kỷ lưỡng và chu đáo.. Tranh thủ ngoài giờ tôi đã sưu tầm bìa lịch cũ, bìa carton để vẽ tranh, sưu tầm các loại sách báo cũ để cắt các hình ảnh trang trí theo chủ đề, trang trí góc “Bé học kỹ năng sống”,… tranh mẫu tạo hình, tranh thơ, truyện cho trẻ làm quen trong các tiết học. Tìm các nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương như Tấm nhựa xốp, các hộp sữa, chai dầu gội đầu, chuột máy tính bị hỏng,… tạo ra các con vật như con công, con voi, con cá… các đồ dùng trong gia đình như: Cái xoong, bếp ga, cái bát, các ngôi nhà, các tấm thiệp; các phương tiện giao thông
  5. 5 như: Xe ô tô, máy bay, thuyền buồm, tàu hỏa…phong phú đa dạng các chủng loại để cho trẻ được hoạt động, khám phá trải nghiệm trong và ngoài tiết học việc làm này tạo cho môi trường rất đẹp, hấp dẫn, phù hợp với trẻ, trẻ chơi một cách hứng thú, chủ động, được trãi nghiệm một cách tích cực. Đối với trẻ ở lớp tôi, trẻ luôn thích tìm hiểu khám phá những điều mới lạ. Vì thế từ đầu năm học đến nay tôi luôn bám sát kế hoạch của từng chủ đề nhánh để thay đổi các đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, môi trường phù hợp theo từng tuần để kích thích hứng thú trẻ đến lớp. Đến với môi trường ngoài lớp học trẻ được cùng nhau vui chơi, cùng nhau khám phá mọi lúc, mọi nơi từ đó giúp trẻ tích lũy các kỹ năng và phát triển các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm từ đó hình thành và phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Trẻ được thỏa sức vui chơi, khám phá môi trường xã hội, trẻ được hòa mình vào tập thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ đảm bảo mục tiêu giáo dục cho trẻ. Ngoài lớp học tận dụng tối đa để giáo dục và phát huy tính tích cực cho trẻ. Các bài tập vận động được bố trí dọc các lối đi, hành lang, sân chơi… vừa tạo được cảnh quan đẹp mắt vừa giúp trẻ phát triển vận động mọi lúc mọi nơi đây là điểm mới và sáng tạo khi tôi sử dụng giải pháp này. Sân trường có cây che bóng mát, có bồn hoa, cây cảnh được bố trí hợp lý trước các lớp học, luôn được cô và trẻ trồng, chăm sóc hằng ngày. Ở khu trải nghiệm trẻ chơi với cát, sỏi, trẻ tạo những đồ chơi theo ý thích của mình. 1.1.2 Giải pháp thứ 2: “Luôn tạo cho trẻ cảm giác thí ch thú , hà o hưng, ́ tự tin, mạnh dạn khi đến lớp” Khi đón trẻ vào lớp cô luôn ân cần yêu mến trẻ và dùng những hình ảnh mới lạ để thu hút trẻ tạo cho trẻ có cảm giác vui vẻ gần gũi với cô giáo. Trẻ con luôn yêu thích sự mới lạ, hấp dẫn chính vì thế tôi đã sử dụng kí hiệu để thu hút trẻ trong giờ đón trẻ, có thể là kí hiệu bắt tay, trái tim bằng ngón tay, đấm tay, đập hai tay vào nhau, bản thân lắc lư theo nhạc… Buổi sáng, cô đón trẻ ở cửa và khi trẻ đến lớp tôi sẽ hướng dẫn trẻ làm theo các kí hiệu hoặc điệu bộ, trẻ sẽ làm các kí hiệu hoặc điệu bộ mà mình thích, tôi và trẻ cùng nhau thực hiện cùng trẻ hành động đó. Ví dụ: Với kí hiệu giơ tay thì cháu sẽ âu yếm chào cô cô rồi sau đó vào lớp, với kí hiệu hình trái tim bằng các ngón tay thì cô trò sẽ ôm nhau rồi cho trẻ vào lớp… Đây là giải pháp mới, có tính sáng tạo hơn, có ưu điểm đó là trẻ lớp tôi rất hứng thú, các con rất mong chờ đến hoạt động này và rất mong được đến lớp mỗi ngày. Trẻ lớp tôi chưa đế n trường nên các cháu chưa quen với mọi nền nếp sinh hoạt ở trường, đến với ngôi trường mới, đến với cô, với bạn lạ ở trong lớp, nên các cháu còn rất nhiều bỡ ngỡ. Hiểu được đặc điểm tâm lí của trẻ, bằng tất cả tấm lòng sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Tôi luôn cố gắng tận tâm với nghề để làm người mẹ hiền thứ 2 của trẻ. Tôi đến gần bên trẻ dỗ dành dịu dàng,
  6. 6 thương yêu vỗ về trẻ, chăm sóc trẻ chu đáo, đối xử công bằng với trẻ, coi trẻ như con đẻ của mình để trẻ có cảm giác an tâm hơn. Tôi luôn chủ động tạo mối quan hệ thân thiện và gần gũi để nói chuyện với trẻ để trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời. Có nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, cô nên chú ý quan sát và tạo tình huống kích thích trẻ trả lời cũng như nói lên nhu cầu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân mình với cô. Ví dụ: Thấy nhóm trẻ đang chơi, nói chuyê ̣n nhưng chưa rõ về ngôn ngữ về một nhân vật trong phim hoạt hình trên ti vi rất sôi nổi tôi có thể chủ động trò chuyện bình luận cùng trẻ về vấn đề đó một cách tự nhiên để trẻ thấy cô luôn thân thiện không có khoảng cách với trẻ, tâ ̣p cho trẻ nó i nhiề u hơn. Như vậy trẻ sẽ nói chuyện rất tự nhiên, bộc lộ cảm xúc ngay trong những câu nói của mình. Đặc biệt đối với những cháu yếu, cháu nhút nhát tôi luôn tạo thiện cảm với trẻ qua nét mặt, điệu bộ cử chỉ ân cần âu yếm để trẻ mạnh dạn tự tin bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm của mình với cô, với các bạn. Thời gian các cháu ở bên cô còn nhiều hơn thời gian bên gia đình. Chính vì thế trong suốt thời gian ở trường tôi luôn cố gắng đáp ứng các nhu cầu của trẻ, bởi vì khi trẻ đến lớp trẻ rất cần cảm giác thoải mái an toàn. Nhưng các cháu lớn dần lên, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tự tin thì không thể thiếu “Bàn tay chăm sóc của cô”. Nhu cầu chăm sóc ăn, ngủ, vệ sinh, sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng cho trẻ…là nhu cầu tất yếu của trẻ, sự yêu thương đó thể hiện ngay cả ở trong từng việc làm nhỏ như dùng lược chải nhẹ mái tóc, xúc cơm cho trẻ… Với những cháu suy dinh dưỡng, những cháu biếng ăn, tôi luôn dỗ dành, động viên cháu ăn hết khẩu phần ăn của mình. Ví dụ: Khi trẻ ốm ở lớp tôi cần ôm ấp, vỗ về không cáu gắt, không quở mắng trẻ. Thể hiện bằng cái nhìn trẻ âu yếm, lời nói ngọt ngào như “Con đau bụng phải không ? Cô xoa bụng cho con nhé!” thấy trong người như thế nào... trẻ sẽ thấy yên tâm và nói với cô nhu cầu của mình như: Muốn đi vệ sinh, muốn uống nước, muốn về nhà,... Ví dụ: Với những cháu khi ăn bị nôn trớ ra lớp cô cũng không nên mắng trẻ, mà cần nhẹ nhàng xử lí tình huống như: Dọn chất nôn, kiểm tra người trẻ xem trẻ có bị sốt không bằng câu nói nhẹ nhàng “Con thấy trong người thế nào, có đau ở đâu không ?” để trẻ yên tâm và hiểu rằng việc bị nôn ra lớp không phải do trẻ cố ý. Bên cạnh đó đối xử công bằng với mọi trẻ trong lớp không có biểu hiện ghét bỏ cháu nào, không thiên vị ưu ái cháu nào là việc làm mà giáo viên cần lưu ý. Trẻ rất tinh ý và nhạy cảm nếu cô thiên vị quan tâm quá đến một bạn nào trong lớp Ví dụ: Như mô ̣t số chá u châ ̣m nó i, chưa đút ăn đươ ̣c, kỹ năng ăn uống chậm vì vậy tôi luôn quan tâm, chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ để trẻ cảm thấy cô là như mô ̣t người me ̣ củ a minh vâ ̣y. ̀ 1.1.3 Giải pháp thứ 3: “Tổ chức các hoạt động có sự linh hoạt, sáng tạo thu hút trẻ tích cực tham gia”
  7. 7 Ngoài việc tạo môi trường ngoài lớp học hấp dẫn để lôi cuốn trẻ, tình yêu thương của tôi dành cho các cháu. Trẻ đến trường cần học tập, lĩnh hội một số kiến thức, kỹ năng thông qua các hoạt động như: Hoạt động học, hoạt động vui chơi trãi nghiê ̣m qua các trò chơi dân gian tập thể, cá c hoa ̣t đô ̣ng củ a trường như “Bé vui khỏ e, bé tà i năng, Bé vui đón têt” qua tiếp xúc trò chuyện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ , bên ca ̣nh đó có sự phố i hơ ̣p củ a phu ̣ huynh. Giú p trẻ tự tin, hứ ng thú và cả m thấ y an toà n khi đế n lớ p. * Giờ hoạt động ho ̣c có chủ đich: ́ Sử dụng đồ dụng trực quan đẹp, lạ: Tôi đầu tư làm những đồ dùng lạ mắt, đẹp, gần gũi và an toàn để thu hút trẻ trong các hoạt động học, để trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động học, trẻ không cảm thấy nhàm chán. Ví dụ: Trong hoạt động phát triển ngôn ngữ, truyện “Đôi ba ̣n tố t” thay vì dùng những tranh truyện cũ và nhàm chán thì tôi có tự làm rối và mô hình bắt mắt để kể chuyện cho trẻ nghe và tôi thấy trẻ rất hứng thú khi nghe câu chuyện và nhanh hiểu nội dung truyện. Hay giờ hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c, giá o du ̣c kỹ năng số ng cho trẻ : Cho trẻ nó i lờ i chà o hỏ i, cá m ơn, ta ̣m biê ̣t. Từ đó rè n cho trẻ kỹ năng nói, lễ phé p, hình thà nh cho trẻ mô ̣t tinh cá ch và phá t triể n tâm lý theo chiề u hướng tố t, biế t chà o hỏi khi gă ̣p ́ người lớ n, biế t nó i lờ i cá m ơn khi nhâ ̣n quà , biế t chà o ta ̣m biê ̣t khi ra về. Hoà n thiê ̣n nhân cơ bản về nhân cá ch số ng củ a trẻ sau nà y. * Giờ hoạt động chơi tâ ̣p buổ i sá ng: Hoạt động vui chơi luôn là hoạt động thu hút trẻ nhất, trẻ luôn mong chờ được chơi và thể hiện các hành động chơi. Đầu năm học, trẻ còn bỡ ngỡ, chưa biết cách chơi đồ chơi và các góc chơi trong lớp, trường. Trẻ sẽ dễ chán chơi và hay có những hành vi tiêu cực với bạn như cắ n, cấ u ba ̣n… Vậy nên tôi sẽ dành nhiều thời gian quan sát, chơi với trẻ để trẻ biết cách chơi và hứng thú tham gia chơi hơn. Ví dụ: Ở góc phân vai tôi sẽ hướng dẫn trẻ nhập vai chơi và thể hiện các hành động chơi để trẻ biết mình đang ở vai nào, trẻ sẽ biết cách xưng hô cá c câu đơn giản và thể hiện vai chơi của mình, trẻ sẽ hứng thú với vai của mình hơn. Cô nhập vai chơi cùng trẻ. * Giờ hoạt động da ̣o chơi ngoài trời: Trẻ được quan sát và thực hành vườn rau của bé trẻ được xem cô làm đất trồng cây, nhỗ cỏ đây là hoạt động trẻ rất yêu thích. Với giải pháp này có rất nhiều ưu điểm như: Các cháu rất hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động một cách tự nhiên, không bị gò ép, đáp ứng được nhu cầu tâm lý, nhận thức, kích thích trẻ tích cực hoạt động, không bị nhàm chán. 1.1.4. Giải pháp thứ 4:“Phố i hợp tí ch cực và thường xuyên, ta ̣o mối quan hệ thân thiện với cha mẹ trẻ” Để tạo dựng mối quan hệ thân thiện với cha mẹ trẻ bản thân tôi luôn làm tốt công tác thông tin 2 chiều giữa giáo viên và cha mẹ trẻ. Ngay từ đầu năm học thông qua các buổi họp phụ huynh tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới phụ huynh về nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, thống nhất một số biện
  8. 8 pháp chăm sóc và giáo dục trẻ, hướng dẫn cách phụ huynh rèn thêm con ở nhà. Biện pháp tôi thường dùng là giải thích thuyết phục cha mẹ thay cho ra lệnh. Thường xuyên tìm hiểu trẻ qua phụ huynh. Tạo mối quan hệ thân tình giữa giáo viên và cha mẹ trẻ không nhận xét tiêu cực về trẻ với phụ huynh. Khi thông báo tình hình với cha mẹ trẻ tôi luôn có giải pháp lời khuyên tích cực tạo sự an tâm cho phụ huynh. Tôi luôn trò chuyện cởi mở với phụ huynh trong giờ đón trẻ trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về kiến thức chăm sóc trẻ một cách có khoa học, về nội dung giáo dục trẻ theo chủ đề. Từ đó phụ huynh sẽ hiểu thêm công việc của giáo viên ở lớp, cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, từ đó tạo nên mối quan hệ thân thiết giữa phụ huynh và giáo viên. Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên liên lạc với gia đình trẻ qua việc trao đổi trực tiếp, bảng tin của lớp, zalo, điện thoại…để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ trẻ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp thì việc trao đổi với phụ huynh qua nhóm Messenger là rất quan trọng và cần thiết. Với giải pháp này có rất nhiều ưu điểm như: Giúp giáo viên và phụ huynh nắm bắt nhanh chóng, kịp thời tình hình của trẻ từ đó có biện pháp phù hợp để uốn nắn, điều chỉnh, bổ sung, phát huy cho trẻ. Giúp phụ huynh và giáo viên cũng như nhà trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. 2. Tính thực tiễn của sáng kiến Có thể nói đến thời điểm này sáng kiến của tôi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của trẻ, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường, điều kiện thực tế của điạ phương nơi tôi đang công tác. Khả năng ứng dụng phù hợp với thực tiễn, dễ sử dụng được lan tỏa trong toàn trường và một số bạn đồng nghiệp ở các trường trên địa bàn huyện Hả i Lăng. Cụ thể tôi đã áp dụng phù hợp vào trong quá trình xây dựng môi trường trong và ngoài lớp cho đô ̣ tuổ i 25 – 36 thá ng tuổ i A Trường mầm non Hả i Chá nh. Việc áp dụng sáng kiến mới đã tạo ra những tín hiệu đáng mừng như sau: Thực tế việc thực hiện các giải pháp trên đã cho thấy trẻ lớp tôi rất thích đến lớp, trẻ được sống trong môi trường thân thiện, gần gũi, có cảm giác được sống an toàn, được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên là điều kiện tác động mạnh mẽ đến cảm xúc, hành vi của trẻ, đa số trẻ hứng thú, tích cực hoạt động, chủ động, sáng tạo, yêu trường, yêu lớp và chăm chỉ đến trường đến lớp nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng giao tiếp, khả năng hợp tác theo nhóm, rèn kỹ năng sống làm cho trẻ cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác xây dựng lớp học thân thiện. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho trẻ. 3. Hiệu quả áp dụng và pha ̣m vi ảnh hưởng củ a sá ng kiế n Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả như sau:
  9. 9 a. Đối với trẻ - 100% trẻ có thói quen nề nếp trong việc giữ vệ sinh lớp học, vệ sinh khuôn viên nhà trường, vệ sinh trong các giờ ăn, ngủ tốt; - 100% trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp hàng ngày, lễ phép với người lớn, cô giáo, với bạn bè và mọi người xung quanh; - 100% trẻ trong lớp rất thích được đến trường đến lớp, tỷ lệ chuyên cần và bé ngoan hàng tháng đạt 97% trở lên; - Nhiều trẻ có sự tiến bộ rõ rệt. Các cháu trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát thích học hỏi, khám phá, có nhiều sáng tạo, có ý thức trong tham gia các hoạt động hứng thú, tích cực, có rất nhiều tiến bộ như thực hiện một số kỹ năng tự phục vụ như tự ăn, tự đi vệ sinh… trẻ có thể hiểu được một số yêu cầu đơn giản của cô và các bạn…; - 100% cháu hứng thú tham gia tốt trong các giờ hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động vệ sinh. Qua nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ tích cực của ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh trong việc áp dụng sáng kiến: “Mô ̣t số giả i phá p xây dựng môi trường thân thiê ̣n giú p trẻ hưng ́ thú đế n trường”. đạt hiệu quả cụ thể qua bảng khảo sát sau: Kết quả Kết quả STT Nội dung trẻ cần đạt đầu năm cuối năm Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % 1 Thích được đến trường, đến lớp 17/25 68 25/35 100 2 Tỷ lệ chuyên cần 17/25 68 25/35 100 3 Trẻ tới lớp có thói quen nề nếp trong việc giữ vệ sinh lớp học, vệ 16/25 62.9 25/35 100 sinh xung quanh vườn trường, vệ sinh trong các giờ ăn, giấc ngủ. 4 Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp hàng ngày, lễ phép với người lớn, 16/25 64 24/25 96 cô giáo, với bạn bè và mọi người xung quanh. 5 Hứng thú tham gia tốt trong các 17/25 68 25/35 100 giờ hoạt động Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy số trẻ hứng thú khi đến trường tăng lên rõ rệt, tỷ lệ chuyên cần rất cao, trẻ tới lớp có thói quen nề nếp trong việc giữ vệ sinh lớp học, biế t bỏ rá c và o thù ng, đi vệ sinh sau các giờ ăn, giấc ngủ, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp hàng ngày, lễ phép với người lớn, cô giáo, với bạn bè và mọi người xung quanh, rất hứng thú tham gia vào các hoạt động. Vì vậy có thể kết luận rằng với những giải pháp cũ, thông thường rập khuôn, máy móc thì chất lượng đạt được trên trẻ rất thấp. Nếu chúng ta biết vận dụng sáng tạo linh hoạt các giải pháp mới như tôi đã làm ở trên thì hiệu quả của việc xây dựng lớp học thân thiện để thu hút trẻ tích cực đến lớp sẽ được nâng lên rõ rệt.
  10. 10 b. Đối với giáo viên - Sau khi thực hiện giải pháp thì môi trường lớp học của tôi được thay đổi theo từng chủ đề, luôn đảm bảo có dạng mở để trẻ tích cực hoạt động. Lớp xanh hơn, đẹp hơn, có cây xanh, thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, thoáng mát…; - Bản thân đã sử dụng một số giải pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ đạt hiệu quả; - Nắm chắc kiến thức về một số giải pháp xây dựng lớp học thân thiện cho trẻ Mầm non; - Tự tin, sáng tạo hơn trong việc xây dựng lớp học thân thiện; - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, được phụ huynh tín nhiệm; - Mạnh dạn giám nghĩ, giám làm, khắc phục mọi khó khăn để giúp trẻ hứng thú, vui vẻ khi đến lớp. c. Đối với phụ huynh Sau khi áp dụng sáng kiến này thì tôi thấy phụ huynh đã quan tâm đến con hơn và cũng đã phối hợp với cô. Không tự ý cho trẻ nghỉ học đặc biệt tỷ lệ chuyên cần các ngày thứ 6 học một buổi để sinh hoa ̣t chuyên môn đạt tỷ lệ rất cao; Phụ huynh ngày càng nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học thân thiện nên nhiều phụ huynh rất quan tâm và ủng hộ nhiều hơn về mọi mặt đặc biệt là qua mỗi chủ đề số lượng đồ dùng đồ chơi, sách báo, nguyên phế liệu, cây cảnh được phụ huynh ủng hộ rất nhiều. Đặc biệt nhiều phụ huynh còn đóng góp ngày công để tôn tạo môi trường xanh sạch đẹp cùng cô; Phụ huynh tin tưởng vào chất lượng giáo dục của nhà trường. Sáng kiến “Xây dựng môi trường thân thiê ̣n giú p trẻ hứ ng thú đế n trường” của tôi đã ảnh hưởng rất lớn tới nhó m lớp 25-36 thá ng tuổi A trung tâm và bước đầu có ảnh hưởng đến toàn khối nhà trẻ tại trường Mầm non Hả i Chá nh. Với tính ưu việt các giải pháp của tôi có thể vận ở tất cả các trường Mầm non trên địa bàn toàn huyện Hả i Lăng, đặc biệt các trường vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn. III. KẾT LUẬN Với những giải pháp đã vận dụng và đạt được những kết quả trên, bản thân tôi đó đúc rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong việc “Xây dựng môi trường thân thiê ̣n giú p trẻ hứ ng thú đế n trường” như sau: Trước hết giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc thu hút trẻ tích cực đến trường đến lớp từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể; Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch phải phù hợp, có tính khoa học cao đồng thời phải chủ động tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường sự phối kết hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội để huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của lớp của địa phương; Tạo môi trường trong và ngoài lớp học hấp dẫn trẻ phải bám sát vào kế hoạch của các chủ đề, điều kiện của nhà trường, khả năng nhận thức của trẻ để xây dựng môi trường phù hợp;
  11. 11 Giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, luôn luôn tạo cho trẻ có cảm giác cô giáo chính là người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Nhằm khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động học tập vui chơi một cách phù hợp, hiệu quả; Chú trọng các hình thức tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo thu hút trẻ tích cực tham gia; Chuẩn bị tốt mọi điều kiện và tổ chức nghiêm túc, có hiệu quả các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày; Tích cực phối hợp với bạn bè đồng nghiệp, các bậc phụ huynh làm nhiều đồ dùng đồ chơi, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ; Bản thân giáo viên phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trao đổi với chị em đồng nghiệp đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Học hỏi các hình thức trang trí, cách trồng và chăm sóc cây xanh, làm đồ dùng đồ chơi, sắp xếp, bố trí các góc hài hòa, đẹp mắt… Trên đây là báo cáo sáng kiến ““Mô ̣t số giả i phá p xây dựng môi trường thân thiê ̣n giú p trẻ hưng thú đế n trường” của bản thân tôi trong năm học vừa ́ qua. Tuy kinh nghiệm không nhiều, nhưng được rút ra từ những thực tiễn giảng dạy và tôi cũng mạnh dạn xin phép được đưa ra nhằm tháo gở những vướng mắc, khó khăn trong việc giảng dạy. Kính mong sự góp ý bổ sung của quý cấp trên và các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi mang tính khả thi cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục Mầm non trong giai đoạn hiện nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Nguyễn Thi Hồ ng Oanh ̣ Lê Thị Ngo ̣c Hương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2