Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập trong trường Mầm non
lượt xem 5
download
Mục đích của sáng kiến này là tìm ra biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt vấn đề xây dựng môi trường học tập‘’sáng, xanh, sạch, đẹp’’ cho trẻ trong trường mầm non. Đề tài này mang tính chất thiết thực và cụ thể phù hợp với cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời phù hợp với yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình đổi mới giáo dục hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập trong trường Mầm non
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ở Trẻ lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, cơ thể trẻ còn non nớt, tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường xung quanh. Đặc điểm tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động trẻ học mà chơi,chơi mà học bằng hình ảnh cụ thể, trẻ học ở mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy nơi trẻ tiếp xúc phải chứa đựng tất cả các yếu tố mà trẻ có thể học tập, vui chơi được. Môi trường phải đảm bảo về thẩm mỹ có tính sư phạm, tính giáo dục cao. Trong các trường mầm non môi trường sân, vườn, tường hoa, khu vui chơi giải trí, là những vườn hoa, cây cảnh, đồ dùng, đồ chơi đến những hình ảnh sinh động đều mang tính chất giáo dục trẻ. Còn lớp học là mảng tường, các góc chơi, đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, trang trí nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của trẻ cùng với không khí, môi trường lớp học vui tươi, chan hòa, gần gũi giữa cô và trẻ. Tưởng chừng là đơn giản nhưng việc thực hiện không hoàn toàn dễ dàng. Bởi môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Những năm gần đây giáo dục mầm non có nhiều thay đổi, trong đó môi trường học tập đặc biệt được quan tâm. Bởi môi trường giáo dục có vai trò rất quan trọng cho trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển. Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do cô tổ chức. Tuy nhiên vẫn còn không ít hạn chế như: môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, việc khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế,…Là người Hiệu phó phụ trách chất lượng giáo dục của nhà trường tôi luôn trăn trở làm
- thế nào để tạo mọi cơ hội cho trẻ có môi trường giáo dục một cách tốt nhất. Để đạt được điều đó không chỉ đòi hỏi người cán bộ, giáo viên nắm chắc mục đích, yêu cầu của việc đổi mới, hiểu thế nào là đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, trên cơ sở đó tổ chức các hoạt động một cách có hiệu quả mà còn phải linh hoạt, sáng tạo, tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động. Vì vậy năm học 20162017 tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập trong trường Mầm non. ”để nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường hoạt động giáo dục trẻ “sáng, xanh, sạch, đẹp” ngày càng tươi thắm và có hiệu quả hơn 2. Mục đích nghiên cứu Để tìm ra biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt vấn đề xây dựng môi trường học tập‘’sáng, xanh, sạch, đẹp’’ cho trẻ trong trường mầm non. Đề tài này mang tính chất thiết thực và cụ thể phù hợp với cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời phù hợp với yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu Đội ngũ giáo viên,học sinh trong trường mầm non. 4. Phương pháp nghiên cứu + Nghiên cứu lý luận. + Phương pháp điều tra + Phương pháp quan sát thực tiễn + Phương pháp kiểm tra đánh giá. 5. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 9 2016 đến tháng 4 2017. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. Cơ sở lý luận
- Xây dựng môi trường ‘’Sáng, xanh, sạch, đẹp’’ cho trẻ hoạt động trong trường mầm non là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, gần gũi yêu thương, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Môi trường đó gồm hai bộ phận: Là môi trường vật chất và môi trường tinh thần, chúng không thể tách rời và có liên quan chặt chẽ bổ trợ cho nhau. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và yếu tố vật chất bao quanh con người, có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới đời sống và sự tồn tại phát triển của con người.Trong mỗi trường học, môi trường giáo dục, môi trường sư phạm bao gồm tổng hòa các yếu tố môi trường tự nhiên, không gian, môi trường văn hóa qua giao lưu học tập sinh hoạt của các thành viên trong nhà trường với nhau và giữa giáo viên với trẻ. Môi trường hoạt động đó vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng của mình, qua đó kiến thức, kỹ năng,thái độ của trẻ được hình thành, củng cố và bổ sung, đây là những nhân tố góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non. Khi trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp sẽ hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và trong suốt cuộc đời trẻ. Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực, chủ động của trẻ từ việc lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân, qua quá trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau như cùng chơi xây dựng, bác sỹ, bán hàng, gia đình, nấu ăn… Hoặc các buổi tham ra lao động tập thể như thu dọn sắp xếp lau chùi đồ dùng, đồ chơi… nhặt rác, lá cây, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh….trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại mối quan hệ gia đình, xã hội trong cộng
- đồng và hình thành ở trẻ các kỹ năng lao động. Qua đó trẻ học cách làm việc với người lớn, học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè. Đó là cơ sở hình thành tính tập thể tinh thần đoàn kết ở trẻ. Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và cả giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau. B. Thực trạng của vấn đề Trường mầm non chúng Tôi có 6 điểm trường; gồm có 20 nhóm lớp tổng số trẻ là 515 cháu và 61 cán bộ, giáo viên, nhân viên. 1. Thuận lợi Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của PGD & ĐT, ủy ban nhân dân xã và sự chỉ đạo trực tiếp sát sao của đồng chí hiệu trưởng trong nhà trường. 100% giáo viên đứng lớp có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, một số giáo viên ham học hỏi, có năng lực sáng tạo, khéo tay, hay làm, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Về học sinh: Trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, ngoan ngoãn có nề nếp thói quen khi tham gia các hoạt động. Đa số phụ huynh học sinh quan tâm ủng hộ các phong trào của nhà trường. 2. Khó khăn Là trường có nhiều điểm lẻ, diện tích lớp trật hẹp, chưa có đủ phòng học và các phòng chức năng theo yêu cầu giáo dục mầm non. Đồ dùng, đồ chơi còn thiếu chưa đáp ứng được với nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Sự sáng tạo về làm đồ dùng, đồ chơi của một số giáo viên còn hạn chế, chưa biết tận dụng các sản phẩm của trẻ để trang trí môi trường cũng như chưa tạo được các góc mở cho trẻ hoạt động, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ. Đồ dùng đồ chơi mua sẵn không đáp ứng được việc học tập và vui chơi của trẻ theo các chủ đề, sự kiện trong tháng theo hướng đổi mới giáo dục Mầm non.
- Kinh phí hỗ trợ cho việc đầu tư nguyên vật liệu cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi còn hạn hẹp. Thời gian giành cho việc làm đồ dùng đồ chơi của giáo viên không có nhiều. Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, cách bố trí các góc hoạt động thiếu linh hoạt chưa khai thác hiệu quả sử dụng tối đa ở các góc. Hình ảnh trên mảng tường chủ yếu để trang trí, giáo viên chưa tận dụng các đồ dùng , đồ chơi, sản phẩm, hình ảnh trang trí làm phương tiện dạy học cho trẻ. Sự phát triển của trẻ không đồng đều, một số trẻ còn nhút nhát chưa chủ động tham gia vào các hoạt động. Các biện pháp thực hiện căn cứ vào kết quả chấm điểm môi trường sáng, xanh, sạch đẹp cuối năm học 2015 2016 đã đạt được kết quả như sau: 5 nhóm lớp xếp loại tốt, 10 nhóm lớp xếp loại khá và 5 nhóm lớp đạt yêu cầu, lên ngay từ đầu tháng 8 tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên, học sinh để tiến hành các biện pháp thực hiện như sau 1. Biện pháp 1: Khảo sát chuyên đề xây dựng môi trường trên giáo viên, học sinh Khảo sát quá tiêu trí đánh trẻ đầu năm. Tổng số trẻ điều tra: Trẻ 56 tuổi: 109 Trẻ 45 tuổi: 155 Trẻ 34 tuổi: 118 Nhóm 25 36 tháng: 87 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện Để nâng cao chất lượng giáo dục thì người quản lý phải có kế hoạch cụ thể để điều hành công việc một cách khoa học theo đúng kế hoạch nhiệm vụ năm học đã đề ra. Đồng thời có những điều chỉnh linh hoạt trong quá trình triển khai công việc. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của cấp trên và kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của nhà trường, căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế và chất lượng xây dựng môi trường học tập cho trẻ hoạt động từ năm học trước, tôi nhận thấy giáo viên đã biết cách xây dựng
- môi trường học tập cho trẻ phù hợp theo chủ đề, nhưng chưa biết tạo các góc mở và đặc biệt là cách khai thác các góc mở cho trẻ hoạt động. Giáo viên còn ít sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi và chưa biết khai thác có hiệu quả các đồ dùng, đồ chơi đã làm được để đưa vào cho trẻ hoạt động. Chưa biết tận dụng triệt để sản phẩm của trẻ để trang trí môi trường cho trẻ học tập. 3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên kỹ năng xây dựng môi trường học tập cho trẻ Sau đây là một số hình ảnh trang trí môi trường của các nhóm lớp trong nhà trường theo một số chủ đề sự kiện và việc tổ chức cho trẻ hoạt động cho trẻ trong trường mầm non: Tranh về các mảng tường các nhóm lớp, ở các chủ đề trong năm Trẻ lớp 34 tuổi đang chơi ghép hình.
- Trẻ lớp 5 tuổi 3 đang chơi xếp hình đomino số lượng tăng dần
- Hình ảnh trẻ lớp 3 tuổi 3 đang hoạt động góc kỹ năng Cảnh quan môi trường ngoài lớp học vô cùng cần thiết đối với quá trình giáo dục trẻ. Vì vậy tấm biển quảng cáo hình ảnh bé đang bỏ rác vào thùng, Bé quét dọn vệ sinh môi trường. Ai cũng đều nhin thấy ngay từ khi đi qua chiếc cầu cong vào đến cổng trường mầm non khu trung tâm. Đó cũng như điều nhắc nhở tới 100% cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh trường tôi cùng chung tay giữ gìn bảo vệ môi trường nơi trẻ đang được sống, vui chơi, học tập...... Tác giả s
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 195 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 110 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 106 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 106 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 134 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn