![](images/graphics/blank.gif)
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biết tốt 3 màu: Xanh-đỏ-vàng
lượt xem 5
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là nhằm đảm bảo tính chất phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết phân biệt màu sắc xanh-đỏ-vàng. Hình thành và phát triển lĩnh vực thẩm mĩ cho trẻ, trẻ nhận biết cái đẹp và yêu cái đẹp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biết tốt 3 màu: Xanh-đỏ-vàng
- PHẦN 1. Mở đầu THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp cho trẻ nhà trẻ 2436 tháng nhận biết, phân biết tốt 3 màu: Xanhđỏvàng. 2. Lĩnh vực áp dụng áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển nhận thức. 3. Tác giả: Họ và tên: Nữ Năm sinh: Trình độ: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Số điện thoại: 4.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu. Trường mầm non 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: cơ sở vật chất, trang thiết bị, trẻ nhanh nhẹn, thoải mái thích tham gia vào các buổi học hoạt động với đồ vật. + Xây dựng kế hoạch nội dung các câu truyện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, kiến thức kĩ năng của trẻ tại lớp. + Chuẩn bị vật liệu, đồ dùng có màu sắc xanhđỏvàng, trang phục… + Phối kết hợp với phụ huynh học sinh. + Sách tham khảo: Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non Chương trình khung cho độ tuổi 2436 tháng. Tập san, các tài liệu bồi dưỡng hè. 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng…. 1
- HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÓM TẮT SÁNG KIẾN Màu sắc giúp con người nhìn nhận cuộc sống, sự vật hiện tượng thêm phần phong phú và đa dạng. Chúng ta có thể khẳng định “màu sắc trong tự nhiên rất quan trọng đói với cuộc sống con người”. Màu sắc quan trọng đối với đời sống con người thì màu sắc lại càng quan trọng hơn đối với trẻ nhỏ. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 2436 tháng trẻ nhận biết, phân biệt 3 màu cơ bản đó là màu xanhđỏvàng. Tuy nhiên khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc ở trẻ chưa được tốt. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanhđỏvàng. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề, luôn luôn tìm tòi, học hỏi trau dồi kiến thức, kỹ năng sư phạm của mình. Cơ sở vật chất: Mua sắm đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy và học tập cho cô và trẻ. Cần sự quan tâm của địa phương, của ngành giáo dục, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu từ tháng 9/2014 đến tháng 3/2015. Đối tượng áp dụng: Trẻ 2436 tháng. Chương trình được xây dựng phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Kích thích trẻ nói nhiều, làm nhiều để trẻ được trải nghiệm nhiều hơn. 2
- Tuyên truyền cho phụ huynh biết về tầm quan trọng của việc giúp trẻ nhận biết, phân biệt màu sắc. Từ đó phụ huynh sẽ biết kết hợp cùng cô giáo trong việc giúp con em mình nhận biết, phân biệt tốt màu sắc. Mở hội thi, chuyên đề về hoạt động dạy trẻ nhận biết, phân biệt màu sắc, hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Một số biện pháp giúp trẻ 2436 tháng nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanhđỏvàng. Được triển khai và áp dụng tại nhóm lớp 2436 tháng đã góp phần giúp trẻ nâng cao khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc xanhđỏvàng, và có thể áp dụng rộng rãi tại một số trường mầm non. Nâng cao khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc xanhđỏvàng ở trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ. Giúp giáo viên nâng cao khả năng sư phạm của mình. Đề xuất một số kinh nghiệm góp phần giúp trẻ 2436 tháng nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanhđỏvàng. Qua gần một năm áp dụng đề tài này tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Trước khi thực hiện tỷ lệ trẻ nhận biết, phân biệt được màu sắc là 33,3%. Sau khi thực hiện tỷ lệ trẻ nhận biết, phân biệt được màu sắc tăng lên 66,7%. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, nhà trường và xã hội. Giúp trẻ 2436 tháng nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanhđỏvàng sẽ góp phần giúp trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ. Vì vậy trong quá trình thực hiện việc giúp trẻ 2436 tháng nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanhđỏvàng cần: Xây dựng chương trình phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Mở hội thi, chuyên đề về hoạt động dạy trẻ nhận biết, phân biệt màu sắc, hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Không ngừng học hỏi đồng nghiệp, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức nhà giáo. 3
- PHẦN 2. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Khi mới sinh ra trẻ chưa nhận ra nhiều màu sắc, nhưng càng lớn trẻ càng nhận ra nhiều màu sắc hơn. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 2436 tháng trẻ chỉ có thể nhận biết, phân biệt được 3 màu cơ bản đó là màu xanhđỏvàng. Giúp trẻ nhận biết, phân biệt 3 màu xanhđỏvàng sẽ giúp trẻ nhận biết và phân biệt đúng màu sắc xanhđỏvàng của các đồ dùng đồ chơi,... Việc giúp trẻ nhận biết phân biệt tốt 3 màu cơ bản xanhđỏvàng còn là bước đầu giúp trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ. Thẩm mĩ luôn là nhu cầu tất yếu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với cuộc sống con người. Nó luôn luôn được nhân loại tôn vinh. Nếu cuộc sống thiếu đi cái đẹp thì chẳng khác nào thiếu đi ánh mặt trời. Giáo dục thẩm mĩ là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ thơ qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách của mình. Chính vì thế việc 4
- giúp trẻ 2436 tháng tuổi nhận biết và phân biệt 3 màu xanhđỏvàng là rất quan trọng và cần thiết. 1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của tôi là trẻ 2436 tháng 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm đảm bảo tính chất phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết phân biệt màu sắc xanhđỏvàng. Hình thành và phát triển lĩnh vực thẩm mĩ cho trẻ, trẻ nhận biết cái đẹp và yêu cái đẹp. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Từ những kinh nghiệm của bản thân kết hợp với nghiên cứu tài liệu, tập san tôi đã thực hiện một số phương pháp sau: Phương pháp quan sátđàm thoạiđồ chơi. Phương pháp tích hợp lồng ghép có nội dung phù hợp. Phương pháp giảng giải bằng lời nói, mở rộng sự hiểu biết của trẻ. Luôn học tập giáo viên giỏi, biết đúc kết sáng tạo và tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy của bản thân đồng thời biết phối hợp giữa gia đình và nhà trường để thực hiện tốt. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề Mọi sự vật hiện tượng (Cây cối, trời đất, con người, động vật…) đều có màu sắc. Màu sắc của sự vật hiện tượng sinh ra từ đâu? Câu hỏi này không ai trả lời được, chỉ biết rằng từ khi con người sinh ra đã thấy mọi sự vật, hiện tượng đều mang một màu sắc riêng biệt phong phú và đa dạng. Nhờ có màu sắc mà con người nhìn nhận cuộc sống, sự vật hiện tương thêm phong phú và đa dạng. Giả sử mọi sự vật hiện tượng chỉ có một màu duy 5
- nhất thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? liệu con người có tồn tại được không? Và nếu tồn tại được thì cuộc sống có còn phong phú đa dạng? Nói như thế để khẳng định : “Màu sắc trong tự nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống con người”. Màu sắc quan trọng đối với đời sống con người thì màu sắc lại càng quan trọng hơn đối với trẻ nhỏ. 3. Thực trạng vấn đề 3.1. Khó khăn Là giáo viên phụ trách nhóm trẻ 2436 tháng tuổi tôi nhận thấy: Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc con mình có nhận biết, phân biệt được màu sắc hay không. Đối với họ con họ đến lớp được cô giáo chăm sóc yêu thương, đi học về biết hát một vài bài hát, đọc thuộc một vài bài thơ là họ đã vui rồi. Họ không nghĩ rằng việc giúp con em mình nhận biết, phân biệt màu cũng rất quan trọng và cần thiết. Thực tế ở lớp tôi việc nhận biết và phân biệt 3 màu xanhđỏvàng của trẻ là không đồng đều, đặc điểm tâm sinh lý của mỗi trẻ lại khác nhau. Có trẻ nhận biết, phân biệt 3 màu xanhđỏvàng rất tốt, nhưng cũng có nhiều trẻ khả năng nhận biết, phân biệt 3 màu còn hạn chế như: màu xanh thì lại nói màu vàng còn màu đỏ thì lại nói là màu xanh. Ví dụ khi cô yêu cầu chọn cho cô quả bóng màu xanh thì trẻ lại chọn quả bóng màu vàng còn khi cô yêu cầu chọn cho cô quả bóng màu đỏ thì trẻ lại chọn bóng màu xanh. Trong những năm học vừa qua tôi đã cố gắng rất nhiều trong việc dạy trẻ nhận biết, phân biệt 3 màu cơ bản xanhđỏvàng thông qua bộ môn “Nhận biết” và lồng ghép tích hợp trong các bộ môn khác một cách linh hoạt và phù hợp với nội dung bài dạy. Nhưng do sự nhận biết, phân biệt 3 màu xanhđỏ vàng của trẻ không đồng đều, do sử dụng đồ dùng trực quan chưa phong phú, 6
- do phương pháp dạy trẻ của tôi còn hạn chế đôi khi còn mang tính áp đặt nên chưa phát huy được tính tích cực của trẻ Để khắc phục và giải quyết thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp giúp trẻ nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanhđỏvàng. 3.2. Thuận lợi Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và lớp tôi được chọn làm điểm cho khối. Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt chuyên đề, hội thi đồ dùng đồ chơi cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm. Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh. Để thực hiện đề tài “giúp trẻ 2436 tháng nhận biết và phân biệt tốt 3 màu xanhđỏvàng” tôi đã sử dụng một số biện pháp sau. 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện. 4.1. Xây dựng kế hoạch Để trẻ nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanhđỏvàng tôi luôn tìm hiểu hoàn cảnh, khả năng nhận thức của từng trẻ, đồng thời tôi cũng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng phối kết hợp với cô giáo. Thường xuyên học hỏi trau rồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Thường xuyên nghiên cứu kỹ nội dung của từng bài dạy để chuẩn bị giáo án và đồ dùng trước khi đến lớp, lựa chọn các phương pháp phù hợp để trẻ chú ý lắng nghe, tạo không khí thoải mái từ đó trẻ thích nhận biết, phân biệt màu sắc xanhđỏvàng. 7
- 4.2. Tiến hành tiết dạy Yếu tố quyết định sự thành công của một tiết dạy nhận biết phân biệt màu sắc được thực hiện qua các bước sau. Gây hứng thú vào bài: Hoạt động nhận biết phân biệt màu sắc là hoạt động khó đối với trẻ, bởi vậy cô cần tìm ra những câu đố, bài hát hay những trò chơi có nội dung phù hợp để dẫn dắt trẻ vào bài. Khi vào bài cô cùng trẻ hát bài “Quà mùng 8/3” cô nói em bé trong bài hát đã biết làm những cái hoa để tặng mẹ nhân ngày mùng 8/3 đấy. Các con sẽ làm gì để tặng mẹ mình nào? Chúng ta hãy cùng chọn những bông hoa có màu sắc xanhđỏvàng để tặng mẹ nhân ngày mùng 8/3 nhé. Xác định nội dung chính và trao đổi, đàm thoại các nội dung. Đối với trẻ mầm non nhất là trẻ 2436 tháng nhận thức của trẻ còn non nớt chưa sâu xa vì vậy mà cô cần nói cho trẻ nghe một cách ngắn gọn dễ hiểu. Kết hợp với phụ huynh rèn luyện, củng cố kiến thức cho trẻ. Trẻ đã được học cô cho trẻ về nói màu sắc đồ dùng trong gia đình, màu sắc trang phục của trẻ... Để tạo lòng tin đến các bậc phụ huynh. Sau mỗi tiết học tôi giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, góp phần giúp trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ. Đối với những trẻ chưa nhận biết phân biệt được màu sắc xanhđỏvàng cô cho trẻ ôn luyện ở mọi lúc, mọi nơi. Tóm lại có thể tích hợp nhận biết, phân biệt màu sắc xanhđỏvàng trong các hoạt động nhưng phải lựa chọn nội dung sao cho phù hợp. 4.3. Lồng ghép vào các môn học khác, mọi lúc mọi nơi Ngoài việc dạy trẻ nhận biết, phân biệt 3 màu xanhđỏvàng trong tiết học nhận biết phân biệt tôi còn lồng ghép nội dung này vào các tiết học khác và ở mọi lúc mọi nơi. 8
- * Thông qua hoạt động tạo hình VD1. Trong tiết tạo hình: Dán hoa tặng mẹ Khi vào bài cô cùng trẻ hát bài “Quà mùng 8/3” cô nói em bé trong bài hát đã biết làm những cái hoa để tặng mẹ nhân ngày mùng 8/3 đấy. Các con sẽ làm gì để tặng mẹ mình nào? Chúng ta hãy cùng dán những bông hoa có màu sắc xanhđỏvàng để tặng mẹ nhân ngày mùng 8/3 nhé. Nội dung cần đạt tới là: Trẻ chọn đúng những bông hoa có màu xanh, màu đỏ, màu vàng để dán. VD2. Trong chủ đề động vật có tiết “Tô màu vàng con cá”. Trong quá trình trẻ thực hiện cô thường xuyên hỏi trẻ. Con tô con cá màu gì? Hay con chọn màu gì để tô con cá? Nhằm củng cố cho trẻ nhớ hơn về “màu vàng”. VD3. Trong chủ đề tết và mùa xuân có tiết “Tô màu bánh chưng”. Cô cho trẻ quan sát cái bánh chưng bằng vật thật để trẻ thấy được bánh chưng được gói trong những lớp lá màu xanh sau đó cho trẻ phát âm từ “Bánh chưng màu xanh”. Trong quá trình trẻ tô màu cho chiếc bánh chưng cô hỏi trẻ. Con đang tô bánh chưng màu gì? Hay con chọn màu gì để tô cho chiếc bánh chưng? * Thông qua hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học VD1. Trong tiết văn học: Truyện “Vịt con lông vàng”. Sau khi kể cho trẻ nghe lần 2 có sử dụng tranh minh họa tôi chỉ vào đàn vịt con hỏi trẻ. Những con gì đây? Những chú vịt con này có lông màu gì? Rồi tôi cho trẻ phát âm từ “Vịt con lông vàng” nhiều lần. * Thông qua tiết thể dục vận động VD. Trong bài tập: Tung bóng bằng 2 tay. Tôi chuẩn bị những quả bóng có màu xanhđỏvàng đủ cho trẻ dùng. Ở phần gây hứng thú tôi lồng ghép tích hợp cho trẻ gọi tên và nhận biết màu sắc của quả bóng. Sau đó tôi cho mỗi trẻ 9
- cầm 1 quả bóng mà mình thích cùng cô khởi động rồi thực hiện các bài tập và trò chơi với quả bóng. * Thông qua tiết hoạt động với đồ vật VD1. Xếp ô tô Tôi chọn các khối vuông màu vàng, khối chữ nhật màu đỏ. Qua tiết xếp hình tôi không chỉ rèn kỹ năng xếp chồng cho trẻ mà còn lồng ghép tích hợp cho trẻ phân biệt màu vàngđỏ. Cô đặt các câu hỏi cho trẻ: Đầu xe được xếp bằng khối có màu gì? Khối màu gì dùng để xếp thùng xe? VD2. Xâu vòng xanhđỏ tặng em búp bê Tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 rổ đựng có chứa dây xâu, hạt vòng có màu xanhđỏ. Thông qua tiết xâu vòng tôi không những rèn cho trẻ kỹ năng xâu vòng mà còn lồng ghép tích hợp nhận biết, phân biệt màu xanh, màu đỏ. Trẻ biết xâu các hạt vòng màu xanh, hạt vòng màu đỏ xem kẽ nhau. Trong quá trình trẻ làm cô đặt các câu hỏi: Con đang xâu hạt vòng màu gì? Tiếp theo con sẽ chọn hạt vòng màu gì để xâu? Cô cho trẻ nhắc đi nhắc lại nhiều lần từ “hạt vòng màu xanh”, “hạt vòng màu đỏ” nhằm giúp trẻ củng cố và khắc sâu hơn màu xanh, màu đỏ. * Thông qua hoạt động vui chơi Trẻ được tiếp xúc với đồ chơi, được thể hiện mình qua các vai chơi. Trong quá trình chơi tôi hỏi trẻ về màu sắc của đồ chơi để trẻ trả lời, từ đó trẻ lại được khắc sâu hơn khả năng nhận biết phân biệt màu xanhđỏvàng. VD1. Trò chơi bế em, ru em. Tôi chuẩn bị những con búp bê mặc váy, đi giầy có màu xanhđỏvàng. Tôi chuẩn bị những chiếc mũ, nơ, vòng cho búp bê có màu sắc xanhđỏvàng. Khi trẻ chơi với búp bê cô đặt một số câu hỏi gợi 10
- mở cho trẻ: Búp bê con đang bế mặc váy màu gì? Giầy của búp bê có màu gì nào? Búp bê rất thích đội mũ màu đỏ thắt nơ màu vàng và đeo vòng màu xanh đấy con hãy đến cửa hàng mua mũ màu đỏ, nơ màu vàng, vòng màu xanh cho em búp bê nhé! VD2. Ở góc xây dựng. Khi trẻ chơi xếp nhà, xếp đường đi, tôi luôn chú ý đến những đồ chơi có màu sắc xanhđỏvàng sắp xếp hợp lý trong góc chơi. Tôi thường đặt ra những câu hỏi cho trẻ: mái nhà được xếp bằng khối màu gì? Khối màu gì xếp làm thân nhà? Đường đi được xếp bằng những viên gạch có màu gì nào? Khuyến khích trẻ nói các từ “mái nhà màu đỏ, thân nhà màu xanh, thân nhà màu vàng, viên gạch màu đỏ”. 4.4. Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh Môi trường tiếp xúc chủ yếu của trẻ là gia đình và nhà trường. Do đó việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là việc làm không thể thiếu được nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc xanhđỏvàng. Tôi đã tìm hiểu và biết được lớp tôi có một số phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập ở lớp của con mình. Tôi trao đổi với phụ huynh về những nội dung mà trẻ đã được làm quen, được học. Cho phụ huynh biết khả năng nhận thức của con mình ở lớp. Đề nghị phụ huynh kết hợp cùng cô trong việc giúp trẻ nhận biết, phân biệt màu sắc xanh đỏvàng. 5. Kết quả đạt được 5.1. Về phía trẻ Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi đã thu được kết quả sau: 11
- Số Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện trẻ khảo Trẻ Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ Trẻ Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ sát NBPB % NBPB % NBPB % NBPB % được được được được màu màu màu màu sắc sắc sắc sắc 24 8 33,3% 16 66,7% 15 62,5% 9 37,5% 5.2. Về bản thân Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học. Tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ nhận biết, phân biệt màu sắc. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc. Tôi đã tận dụng nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để làm ra nhiều đồ dùng, đồ chơi có màu sắc xanhđỏvàng phục vụ cho quá trình trẻ chơi và nhận biết, phân biệt màu sắc. Các tiết dạy trẻ nhận biết, phân biệt màu sắc xanhđỏvàng tôi tham gia chuyên đề, hội giảng do trường tổ chức đều xếp loại giỏi 5.3. Về phụ huynh: Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc cho trẻ nhận biết, phân biệt màu sắc xanhđỏvàng. 12
- Đóng góp về kinh phí bằng tiền mặt và nhiều vật liệu để mua sắm trang thiết bị dạy học, làm đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn có màu sắc xanhđỏvàng phục vụ cho việc học tập, vui chơi của trẻ. 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng. 6.1. Về cơ sở vật chất. Đề nghị nhà trường mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy và học cho cô và trẻ. Đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú có màu sắc xanhđỏvàng. 6.2. Về nhân lực * Đối với giáo viên Giáo viên dựa vào khả năng của trẻ mà xây dựng kế hoạch cho phù hợp. Thường xuyên trau rồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, học hỏi qua báo chí, tập san... để nâng cao khả năng sư phạm. Tích cực tham gia các chuyên đề, hội giảng, hội thi do các cấp tổ chức. Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo. * Đối với trẻ Trẻ nhận biết, phân biệt được 3 màu cơ bản là màu xanhđỏvàng thông qua các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ. Thông qua màu sắc trẻ nhận biết cái đẹp, biết yêu cái đẹp và biết giữ gìn cái đẹp như: đồ dùng cá nhân của trẻ, đồ dùng, đồ chơi trong lớp... * Đối với phụ huynh 13
- Đóng góp và mua sắm đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng cần thiết cho con em mình học tập, vui chơi ở lớp. Kết hợp chặt chẽ với nhà trường cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ được tốt hơn. PHẦN 3. KẾT LUẬN 1. Kết luận 14
- Giúp trẻ nhận biết, phân biệt tốt 3 màu nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanhđỏvàng có ý nghĩa rất quan trọng giúp trẻ phát triển tình cảm thẩm mĩ. Trẻ nhìn thế giới xung quanh bằng những màu sắc tươi đẹp, rực rỡ và thêm yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Chính vì vậy mà mỗi chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Là một giáo viên mầm non tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Đồng thời tôi cũng sẽ chuyển tải những kinh nghiệm vốn có của bản thân để trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp trong ngành. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với phòng giáo dục Mong rằng các cơ quan, các cấp đầu tư nhiều hơn vào ngành học mầm non. Mở nhiều buổi tập huấn chuyên đề về nhận biết, phân biệt. Cấp phát tài liệu và tập san chuyên san cho giáo viên. Mở chuyên đề về hoạt động dạy trẻ nhận biết, phân biệt màu sắc xanh đỏvàng cho trẻ. Hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, hội thi tuyên truyền vận động về công tác xã hội hóa giáo dục cho giáo viên tham dự và học tập. 2.2. Về phía nhà trường Tăng cường mua sắm tài liệu, tư liệu về phương pháp tổ chức cho giáo viên và cho trẻ như băng đĩa gợi ý hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy trẻ nhận biết, phân biệt màu sắc xanhđỏvàng. Mở hội thi chuyên đề về hoạt động dạy trẻ nhận biết phân biệt màu sắc, hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, hội thi tuyên truyền vận động về công tác xã hội hóa giáo dục cho giáo viên tham dự và học tập. Tạo điều kiện cho giáo viên được tham dự hội thi của các cấp để học tập kinh nghiệm. Qua thời gian thực hiện đề tài tôi thấy ở trẻ khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc tốt hơn rất nhiều. Trẻ trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn hơn. Đó là 15
- niềm vui, là sự khích lệ to lớn đối với người giáo viên. Chính điều đó càng khuyến khích tôi tìm tòi sáng tạo ra nhiều phương pháp giảng dạy hơn nữa. Mỗi sự cố gắng đều có sự đền bù sứng đáng, không có gì là uổng phí khi phải bỏ công sức vì đàn con của mình. Tôi tin tưởng rằng với mỗi phương pháp mới sẽ giúp các con ngày càng phát triển toàn diện hơn. Mong các bạn đồng nghiệp sẽ có những đóng góp cho đề tài này để đề tài của tôi có thể hoàn thiện hơn. . 16
- MỤC LỤC STT Tên danh mục Số trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1 2 TÓM TẮT SÁNG KIẾN 23 3 PHẦN 2. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 4 4 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 4 5 1.1. Đối tượng nghiên cứu 4 6 1.2. Mục đích nghiên cứu 4 7 2. Cơ sở lý luận của vấn đề Phương pháp nghiên cứu 5 8 3. Thực trạng vấn đề 5 9 3.1. Khó khăn 56 10 3.2. Thuận lợi 6 11 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện 6 12 4.1. Xây dựng kế hoạch 67 13 4.2. Tiến hành tiết dạy 7 14 4.3. Lồng ghép vào trong các môn học, mọi lúc mọi nơi 810 15 4.4. Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh 10 16 5. Kết quả 10 17 5.1. Về phía trẻ 10 18 5.2. Về bản thân 11 19 5.3. Về phía phụ huynh 11 20 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng. 11 21 6.1. Về cơ sở vật chất 11 22 6.2. Về nhân lực 1112 23 PHẦN 3. KẾT LUẬN 13 24 1. Kết luận 13 25 2. Khuyến nghị và đề xuất 13 26 2.1.Về phía phòng giáo dục 13 27 2.2. Về phía nhà trường 1314 17
- UBND TỈNH HẢI DƯƠNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 18
- BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 2436 tháng nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanhđỏvàng. Bộ môn:phát triển nhận thức Năm học: 20142015 19
- 20
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p |
200 |
42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p |
115 |
12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p |
102 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p |
112 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p |
171 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p |
42 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p |
123 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p |
65 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p |
65 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p |
91 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p |
153 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p |
110 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p |
118 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p |
102 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p |
101 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p |
145 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p |
105 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p |
69 |
4
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)