intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi bước vào lớp Một phù hợp với bối cảnh hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi bước vào lớp Một phù hợp với bối cảnh hiện nay" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp cha mẹ hiểu biết đúng đắn việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một. Tạo sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường và gia đình nhằm chuẩn bị tâm thế, trang bị kiến thức, kỹ năng “Tiền biết đọc”, “Tiền biết viết” cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng đi học Tiểu học có hiệu quả nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi bước vào lớp Một phù hợp với bối cảnh hiện nay

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ TÂM THẾ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI BƯỚC VÀO LỚP MỘT PHÙ HỢP VỚI BỐI CẢNH HIỆN NAY Lĩnh vực/ Môn : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Nguyễn Thanh Sử Đơn vị công tác : Trường Mầm non Tả Thanh Oai B Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2021 – 2022
  2. MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài:...............................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu: .....................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................................3 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: .................................................................................3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................................................4 1. Cơ sở lí luận: ......................................................................................................................4 2. Cơ sở thực tiễn:..................................................................................................................5 2.1. Đặc điểm chung: ............................................................................................................5 * Thuận lợi:..............................................................................................................................5 * Khó khăn: .............................................................................................................................6 2.2. Thực trạng: ......................................................................................................................7 3. Biện pháp thực hiện:.........................................................................................................9 3.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt thể lực trước tình hình dịch Covid - 19 hiện nay............................................................................................................................9 3.2. Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, hình thành kỹ năng “tiền biết đọc”, “tiền biết viết cho trẻ thông qua các hoạt động ................................................ 12 3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn phụ huynh rèn luyện cho trẻ thói quen và một số kỹ năng cần thiết, phát triển tình cảm kỹ năng-xã hội............................................... 16 3.4. Biện pháp 4: Phát triển nhận thức và các kĩ năng tư duy thông qua các hoạt động nhằm chuẩn bị tốt về trí tuệ cho trẻ…………………………………….…….20 3.5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kết nối với phụ huynh và trẻ ................................................................................................... 23 3.6. Biện pháp 6: Làm tốt công tác truyền thông phối hợp với phụ huynh chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp Một .................................................................................. 26 4. Hiệu quả của sáng kiến:................................................................................................ 28 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 31 1. Kết luận: ........................................................................................................................... 31 2. Khuyến nghị: ................................................................................................................... 34
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Quả đúng vậy, trẻ em như một búp non nếu được chăm sóc chu đáo thì chắc chắn những chồi non sẽ phát triển tốt. Vì vậy, trẻ em nếu được chăm sóc, giáo dục, có sự quan tâm, yêu thương và đầu tư ngay từ nhỏ thì trẻ sẽ dần dần lớn lên và phát triển toàn diện các mặt “Đức - Trí - Thể - Mỹ” hình thành những phẩm chất, kỹ năng của chủ nhân tương lai đất nước sau này. Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non, các hoạt động được tổ chức với hình thức “Học bằng chơi, chơi mà học”. Đó là nơi trẻ thoả mãn được nhu cầu và khả năng, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, được phát triển và mở rộng tính sáng tạo, độc đáo và mối quan hệ giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh một cách tích cực, tự lực, tự nguyện và tự tin, có tâm lý thật thoải mái khi đến trường. Bởi vậy, trẻ mầm non nói chung và lứa tuổi mẫu giáo lớn nói riêng cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng nhằm giúp trẻ tự tin bước vào lớp Một. Việc chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp Một là hết sức cần thiết vì đó là một trong những mục tiêu của ngành học mầm non. Trẻ mẫu giáo lớn chuyển lên lớp Một vẫn còn rất non nớt, bởi vì trẻ đang sống trong một môi trường được sự chăm lo chu đáo của các cô giáo mầm non về cả chăm sóc và giáo dục. Trẻ được các cô chăm sóc tận tình như người mẹ thứ hai của mình. Cho nên khi trẻ chuyển lên một môi trường hoàn toàn mới lạ, đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý cao trong cả tiết học dài, điều này khiến trẻ sẽ khó tiếp cận và thích nghi ngay được. Việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp Một là quá trình lâu dài, bắt đầu xuất hiện từ những tháng ngày tuổi nhà trẻ cho đến khi đủ điều kiện vào lớp Một và chỉ có ở trường mầm non mới giúp trẻ làm quen với các hoạt động học tập, thể lực, lao động, mối quan hệ xã hội. Do đó, người giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn mọi hoạt động có mục đích học tập, giúp trẻ phát triển thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội, thẩm mỹ, kỹ năng giao tiếp, từng bước hòa nhập dần với môi trường học tập ở trường tiểu học. Bởi vậy, nhiệm vụ của cô giáo mầm non là phải tạo cho trẻ mẫu giáo lớn một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp Một để trẻ tiếp cận môi trường học tập mới một cách tốt nhất, nhằm giúp trẻ không bị bỡ ngỡ, lo lắng, sợ sệt để tiếp thu kiến thức tốt ở bậc học tiểu học đạt hiệu quả nhất. Để thực hiện được điều đó, nhà trường và gia
  4. 2 đình cùng phối hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh đã sai lầm trong nhận thức cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một là dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán không cần đến các kỹ năng xã hội làm ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng nhận thức cũng như kỹ năng học tập của trẻ. Đặc biệt, năm học này do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến các con chưa được tới trường, trẻ bị hạn chế với các hoạt động học tập, vui chơi, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, suy luận, kỹ năng cần thiết để sẵn sàng bước vào lớp Một mà thay vào đó trẻ được cha mẹ cho tiếp xúc nhiều với điện thoại, các trò chơi điện tử,... Đó là một thiệt thòi rất lớn làm ảnh hưởng đến tâm lý, thể lực, khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của phụ huynh khi con sắp bước vào lớp Một. Vì vậy, phụ huynh thường căng thẳng, dành nhiều thời gian ép trẻ phải học chữ cái, tập tô, tập viết hàng ngày, thậm chí dạy trẻ cả ghép vần,... mà không dành thời gian để chơi, trò chuyện cùng con cũng như chưa tích cực phối hợp với giáo viên trong việc kết nối giáo dục trẻ tại nhà qua các video giáo viên chia sẻ. Để đáp ứng được những nhu cầu của hoạt động học tập khi lên tiểu học, ngay từ đầu năm học Sở, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện cũng như Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo sát sao giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường luôn chú trọng trang bị cho trẻ về mọi mặt từ thể lực, nhận thức đến các kỹ năng sống cơ bản, cô giáo cũng chính là người bạn gần gũi với trẻ qua các hoạt động kết nối với trẻ, với phụ huynh hàng ngày, tuần, tháng… góp phần tạo cho trẻ một tiền đề tốt, nhằm giúp trẻ tự tin hơn khi bước vào lớp Một. Xuất phát từ những lý do trên, với nhiều năm kinh nghiệm liên tục dạy lớp mẫu giáo lớn, nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ, tâm lý của các bậc phụ huynh, tôi nhận thấy việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp Một là vô cùng cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi bước vào lớp Một phù hợp với bối cảnh hiện nay” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục kết nối với phụ huynh để tìm ra các biện pháp chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho trẻ bước vào lớp Một phù hợp với bối cảnh hiện nay. - Giúp cha mẹ hiểu biết đúng đắn việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một. Tạo sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường và gia đình nhằm chuẩn bị tâm thế, trang bị kiến thức, kỹ năng “Tiền biết đọc”, “Tiền biết viết” cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng đi học Tiểu học có hiệu quả nhất.
  5. 3 3. Đối tượng nghiên cứu - Trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi (lớp A1) ở trường, giúp trẻ có tâm thế tốt, vững vàng, tự tin bước vào lớp Một phù hợp với bối cảnh hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát sư phạm. + Phương pháp dùng lời. + Phương pháp dùng trò chơi. - Phương pháp thống kê toán học. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp khảo sát điều tra thực trạng. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nội dung, biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi có tâm thế tốt, vững vàng, tự tin bước vào lớp Một. - Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022.
  6. 4 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Trẻ lứa tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời. Nhiều nhà giáo dục đã nói đến vai trò cần thiết của trường mầm non trong việc phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, giai đoạn chuẩn bị bước vào lớp Một là một bước ngoặt vô cùng quan trọng, trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học hay còn gọi là “độ chín muồi”. Vì thế, một trong những yêu cầu quan trọng cần chuẩn bị để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học là: Chuẩn bị tốt cho trẻ về các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao động - Ngôn ngữ và tâm thế sẵn sàng, háo hức bước vào lớp Một cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, khi có tâm thế tốt, trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn và học tập tốt ở các bậc học tiếp theo. Sự chuyển tiếp giữa bậc học mầm non và bậc học tiểu học phải đảm bảo tính kế thừa, tính khoa học. Những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố, mở rộng và hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển từ hoạt động vui chơi ở trường mầm non sang hoạt động học tập ở trường tiểu học. Việc chuẩn bị tốt cho trẻ về thể chất, tâm lý từ tuổi mầm non là yêu cầu quan trọng giúp trẻ thích ứng tốt với việc học tập ở bậc học tiểu học. Việc chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học được tiến hành thường xuyên và liên tục ở mọi lúc, mọi nơi và là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Có thể nói đi học lớp Một ở trường Tiểu học là bước ngoặt trong cuộc sống, là sự chuyển đổi qua một giai đoạn mới đối với trẻ. Vậy vì sao gia đình và nhà trường cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một. Bởi lẽ: Sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo của trẻ: Tại trường mầm non, hoạt động chủ yếu của trẻ là vui chơi “học bằng chơi, chơi mà học”, trẻ hoạt động thoải mái, không bắt buộc, gò bó; từ hoạt động vui chơi hình thành ở trẻ những kỹ năng, phẩm chất theo đặc trưng lứa tuổi. Tuy nhiên, khi bước vào lớp Một, “học” là hoạt động chủ đạo. Việc học là bắt buộc, được tổ chức chặt chẽ, có mục đích, mỗi học sinh phải cố gắng, tự giác và có tinh thần học tập mới có thể đạt được kết quả tốt. Sự thay đổi mối quan hệ của trẻ với giáo viên trong nhà trường: Tại trường mầm non, trẻ được cô chăm sóc chu đáo, quan hệ giáo viên với trẻ mang tính chất mẹ - con. Khi vào học lớp Một, quan hệ giữa giáo viên với trẻ mang tính chất thầy - trò; trẻ phải tuân theo các yêu cầu và quy tắc sinh hoạt của nhà trường. Đồng thời, tại trường mầm non trẻ lớp 5 tuổi lớn nhất trong các khối lớp
  7. 5 nhưng khi vào trường tiểu học, khối Một là khối nhỏ nhất trong trường dễ dẫn đến tâm lý lo lắng, nhút nhát, rụt rè... - Tầm quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp Một: Đó là một tiền đề cần thiết, quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại, sự tự tin hay lo sợ ở trẻ, nếu chưa được chuẩn bị đầy đủ dễ dẫn trẻ đến nguy cơ thất bại, chán học, sợ đi học. Ngược lại, nếu trẻ được chuẩn bị các điều kiện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và tâm thế, trẻ sẽ dễ dàng thích ứng với những điều kiện mới của môi trường học tập ở trường phổ thông. Việc chuẩn bị cho trẻ đi học lớp Một ở trường Tiểu học là chuẩn bị những tiền đề cần thiết, tạo cơ hội giúp trẻ đạt mức độ cao sẵn sàng đến trường về mọi phương diện: Thể lực, trí tuệ, tình cảm, giao tiếp và ứng xử xã hội, tâm thế… để trẻ thích nghi với hoạt động học tập và cuộc sống tại môi trường giáo dục phổ thông, không phải là dạy trước chương trình lớp Một cho trẻ. Việc chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ là nhiệm vụ của giáo viên, nhà trường và gia đình, song không nên yêu cầu trẻ như một học sinh Tiểu học thực thụ ngay khi còn ở tuổi mẫu giáo mà cần đảm bảo cho trẻ sống đúng với lứa tuổi của mình, hồn nhiên vui tươi, háo hức mong chờ bước vào lớp Một. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Đặc điểm chung Trường mầm non nơi tôi đang công tác có 3 cơ sở với tổng diện tích xây dựng là 8445.7 m2. Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, lớp học rộng rãi, sân chơi thoáng mát, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào tháng 12 năm 2021. Năm học 2021-2022, nhà trường có quy mô 20 lớp, trong đó có 6 lớp mẫu giáo lớn, 6 lớp mẫu giáo nhỡ, 5 lớp mẫu giáo bé và 3 lớp nhà trẻ. Nhà trường đã nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Tổng số học sinh là 576 trẻ. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là 68 đồng chí, trong đó có 44/48 giáo viên đạt 91.7% có trình độ chuyên môn trên chuẩn, luôn nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Năm học này, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo lớn A1 với 30 trẻ, trong đó có 16 cháu nam và 14 cháu nữ. Lớp có 03 giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn. 60% phụ huynh làm nông nghiệp, 20% phụ huynh làm công nhân viên chức, 20% phụ huynh làm nghề tự do. Từ thực tế trên khi thực hiện đề tài, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Lớp học rộng rãi, thoáng mát, khang trang, sạch đẹp, trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi hiện đại, các thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
  8. 6 - Ban giám hiệu và tổ chuyên môn nhà trường luôn quan tâm, chú trọng công tác bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn giáo viên, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương để giáo viên có cơ hội học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. - Từ đầu năm, bản thân được tham gia tập huấn đầy đủ các chuyên đề do Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau về chăm sóc, giáo dục trẻ; chuyên đề về tổ chức các hoạt động giáo dục trên các lĩnh vực phát triển của trẻ. Trong đó có chuyên đề “Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương”, “Hướng dẫn tổ chức chuẩn bị cho trẻ em mẫu giáo trong cơ sở giáo dục mầm non sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình lớp 1 tiểu học”, chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay”,.. Nhờ vậy, tôi đã có thêm được nhiều kiến thức và kỹ năng để ứng dụng, xây dựng và tổ chức tốt những hoạt động giáo dục trẻ trên cả 5 mặt phát triển phù hợp với điều kiện của địa phương và bối cảnh hiện nay. - Đa số trẻ trong lớp mạnh dạn, tự tin, ham học. Trẻ được học qua các độ tuổi lớp dưới nên phần đa cũng đã nhận biết được chữ cái và chữ số. - Phụ huynh nhiệt tình, quan tâm tích cực, có trách nhiệm phối hợp cùng với giáo viên và nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19. - Bản thân là giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, có trình độ chuyên môn vững vàng, đã nhiều năm dạy lớp mẫu giáo lớn nên có kinh nghiệm thực tế trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẵn sàng vào học ở lớp Một. * Khó khăn: - Khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, trẻ nói giọng địa phương, một số trẻ phát âm ngọng thanh, ngọng vần, nhiều trẻ còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong giao tiếp với cô và các bạn qua buổi giao lưu trực tuyến cũng như khi trẻ trở lại trường từ ngày 13/4/2022. - Một số trẻ chưa tích cực tham gia tương tác với các video hoạt động giáo dục nói chung cũng như video hoạt động làm quen chữ cái, làm quen với toán trong thời gian nghỉ ở nhà phòng dịch. - Đa số gia đình trẻ chủ yếu làm nghề nông nên nhận thức về tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một còn lệch lạc, chủ yếu chú trọng cho con biết đọc, biết viết và muốn cho con học trước chương trình lớp 1 mà chưa quan tâm đến việc trang bị những kỹ năng sống cần thiết cho việc học tập của trẻ. - Năm học 2021-2022, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trẻ phải
  9. 7 nghỉ học ở nhà nhiều nên các hoạt động giáo dục trẻ không thể trực tiếp tại trường, tại lớp mà thông qua các video chăm sóc, giáo dục kết nối với gia đình trẻ qua zalo nhóm lớp và trang truyền thông của lớp, nhà trường. Vì vậy, điều này ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, tâm thế của trẻ. - Kỹ năng công nghệ thông tin của trẻ còn hạn chế, phương tiện hiện đại phục vụ cho hoạt động giáo dục kết nối của phụ huynh tại nhà còn gặp khó khăn do trẻ có anh, chị cũng học trực tuyến ở các cấp khác. 2.2. Thực trạng Trước khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi bước vào lớp Một phù hợp với bối cảnh hiện nay”, tôi đã tiến hành khảo sát 30/30 trẻ trên 5 mặt phát triển. Kết quả khảo sát khả năng học tập, kỹ năng “Tiền biết đọc”, “Tiền biết viết” và kỹ năng sử dụng chuột tháng 9/2021 với 30 trẻ Mức độ Đạt Chưa đạt Stt Nội dung khảo sát Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % Thể lực: Chiều cao, cân nặng đạt yêu 1 20/30 66,7% 10/30 33,3% cầu lứa tuổi Hứng thú, phấn khởi và sẵn sàng 2 13/30 43,3% 17/30 56,7% bước vào lớp Một Kỹ năng phát âm chuẩn, rõ ràng, 3 12/30 40% 18/30 60% giao tiếp mạch lạc. 4 Kỹ năng tự phục vụ 14/30 46,7% 16/30 53,3% 5 Ngồi học đúng tư thế 15/30 50% 15/30 50% Chọn sách để “đọc” và biết cách 6 16/30 53,3% 14/30 46,7% “đọc sách” đúng chiều. 7 Khả năng tập trung chú ý 14/30 46,7% 16/30 53,3% 8 Chủ động trong học tập 13/30 43,3% 17/30 56,7% Sử dụng chuột thành thạo khi tham 9 14/30 46,7% 16/30 53,3% gia các hoạt động, trò chơi tương tác
  10. 8 Kết quả tổng hợp ý kiến phụ huynh về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 tháng 9/2021. Mức độ cần Chuẩn bị Thời điểm Việc thực Cần dạy Tổng thiết về việc tâm thế cho thực hiện hiện chuẩn trước số chuẩn bị tâm trẻ vào lớp chuẩn bị bị tâm thế chương trình phụ thế cho trẻ Một cần tâm thế cho cho trẻ vào lớp Một cho huynh vào lớp Một được thực trẻ vào lớp lớp Một trẻ 5 tuổi được hiện thường Một khảo xuyên sát Không Đã Chưa Đồng Không (Tỷ lệ Cần Sớm Trên cần Đúng Sai thực thực ý đồng ý %) thiết hơn 5 tuổi thiết hiện hiện 30 12 18 13 17 11 19 10 20 18 12 40 60 43,3 56,7 36,7 63,3 33,3 66,7 60 40 100% % % % % % % % % % % Từ kết quả khảo sát đầu năm, tôi thấy khả năng của trẻ còn rất hạn chế cả về kỹ năng học tập và kỹ năng tự phục vụ; trẻ chưa thực sự sẵn sàng, tự tin để bước vào lớp Một. Đa số phụ huynh được khảo sát chưa thực sự quan tâm và chưa thường xuyên chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 khi trẻ ở nhà, khá nhiều phụ huynh lại nôn nóng dạy con trước chương trình lớp Một. Qua kết quả trên, tôi hiểu rằng giáo viên phải tuyên truyền để giúp cha mẹ trẻ thay đổi nhận thức về sự cần thiết của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một. Đồng thời, tôi cũng xây dựng phiếu khảo sát hỏi ý kiến phụ huynh nhận thức về tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một. Việc khảo sát phụ huynh cũng sẽ giúp tôi nắm được cách nhìn nhận, sự quan tâm của phụ huynh đối với việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một càng sớm càng tốt. Tôi tiến hành như sau: - Xây dựng nội dung khảo sát kiến thức, kỹ năng và tâm thế của trẻ chuẩn bị vào lớp Một đầu năm học. (Phụ lục 1: Phiếu khảo sát hỏi ý kiến phụ huynh về kiến thức, kỹ năng và tâm thế của trẻ chuẩn bị vào lớp Một) - Xây dựng phiếu khảo sát hỏi ý kiến phụ huynh nhận thức về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một trên Google form. (Phụ lục 2: Phiếu khảo sát hỏi ý kiến phụ huynh nhận thức về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một trên Google form) - Lập nội dung bình chọn trên Zalo lớp để phụ huynh phối hợp khảo sát trẻ.
  11. 9 - Thông qua ý kiến ban giám hiệu. - Tổng hợp kết quả khảo sát và thảo luận với giáo viên trong lớp để áp dụng hiệu quả các biện pháp kết nối với phụ huynh giáo dục trẻ tại nhà. Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi đưa ra một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 bước vào lớp Một. Để đạt hiệu quả tốt nhất, tôi đã tiến hành song song và đồng bộ các biện pháp. 3. Biện pháp thực hiện Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một là không chỉ yêu cầu trẻ nhận biết thành thạo 29 chữ cái, đếm thành thạo trong phạm vi 10 mà quan trọng hơn cả là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, chúng ta cần hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. 3.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt thể lực trước tình hình dịch Covid -19 hiện nay Trẻ lứa tuổi mầm non đang trên đà phát triển nhanh. Tuy nhiên, cơ thể mềm dẻo cùng với sức đề kháng yếu là yếu tố khiến trẻ chưa có khả năng chống lại bệnh tật, cũng như sức chịu đựng kém khi bị va chạm, chấn thương. Trong đó, cô giáo và cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ đạt được chiều cao, cân nặng theo yêu cầu lứa tuổi, đặc biệt trong thời gian nghỉ dịch ở nhà khi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục của trẻ diễn ra chưa có nề nếp, thói quen. Chính vì vậy, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và ăn uống hợp vệ sinh tại gia đình cần có sự phối hợp, tư vấn hỗ trợ thường xuyên của cô giáo mầm non nhằm giúp trẻ phát triển tốt thể chất. Đây được xem là điều kiện quan trọng giúp trẻ sở hữu một cơ thể dẻo dai, sức khỏe tốt và một trí tuệ phát triển toàn diện. Từ đó giúp trẻ có năng lực hoạt động bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của hệ thần kinh, tăng khả năng tập trung chú ý và phát triển khả năng nhận thức cho trẻ tạo tiền đề tốt cho quá trình học tập sau này. Cách làm cũ: Trước đây, ai cũng nghĩ chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ chỉ đơn giản là phát triển chiều cao, trọng lượng cơ thể bằng cách: cho trẻ ăn nhiều, đủ chất để trẻ tăng cân, cao lớn, đủ sức khỏe để bước vào lớp Một. Nhiều bậc phụ huynh chưa có sự chú ý đến việc phát triển các kỹ năng vận động, nhất là trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà, cha mẹ thường cho trẻ ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên,
  12. 10 rán, không tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ dẫn đến tình trạng trẻ thừa cân, béo phì, thấp còi. Cách làm mới: Để chuẩn bị về mặt thể lực không đơn giản chỉ là giúp trẻ có chiều cao, cân năng đạt yêu cầu lứa tuổi mà điều chủ yếu là sự bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, là rèn luyện cho các giác quan của trẻ trở nên nhanh nhẹn hơn. Trẻ có thể lực tốt, khoẻ mạnh, tăng cân đều, tất cả các yếu tố này giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi đạt kết quả tốt nhất. Vì vậy, tôi đã tiến hành các bước như sau: Xây dựng nội dung các bài tập giúp trẻ phát triển thể lực một cách tốt nhất, đặc biệt trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà chưa đến trường, đến lớp như: Gợi ý thời gian biểu một ngày ở nhà của trẻ để phụ huynh nắm được và chủ động phối hợp với giáo viên tạo cho trẻ có một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập một cách khoa học và hợp lý tại nhà. Với vai trò là tổ trưởng chuyên môn, tôi chủ động phối hợp với giáo viên trong các tổ khối, đặc biệt là với đồng chí tổ phó chuyên môn khối mẫu giáo lớn để xây dựng các đề tài phát triển vận động, các trò chơi vận động, trò chơi dân gian đưa vào ngân hàng nội dung hoạt động từng tháng theo năm học, lựa chọn các đề tài đưa vào kế hoạch kết nối với phụ huynh hướng dẫn, cho trẻ luyện tập thường xuyên khả năng vận động thô: Chạy sức bền, trèo lên xuống thang, ném bóng, đá bóng, kéo co… trong thời gian ở nhà. Xây dựng nội dung phát triển vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay, các giác quan, tự cài dép quai hậu, xâu buộc dây giày, sắp xếp đồ dùng học tập,.. nhằm hình thành tính độc lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác qua các video hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ khi trẻ ở nhà, cũng như khi đến lớp. Phối hợp với phụ huynh tăng cường tính tự lập trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân như: Tự mặc quần áo, tắm gội, tự xếp quần áo sau khi thay đồ, tự chải đầu, buộc tóc,… rèn cho trẻ các thói quen, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ bản thân qua các video kết nối trên zalo lớp: Đánh răng, rửa mặt, cắt móng tay, tự cất, lấy đồ dùng cá nhân, mặc quần áo theo mùa, theo thời tiết, lấy đồ ăn, uống theo nhu cầu, đi giầy, dép, hay kỹ năng giao tiếp tự tin, mạnh dạn… Từ đó hình thành ở trẻ tính tự lập không phụ thuộc vào người khác. Ngoài ra, tôi vận động phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà nên phân công, khuyến khích trẻ làm công việc nhà: sắp xếp, lau bàn ghế, gập quần áo, dọn cơm cùng bố mẹ,... tạo nề nếp thói quen gọn gàng, tính kỷ luật cho trẻ.
  13. 11 Phối hợp với giáo viên trong lớp, khối xây dựng các video hoạt động: Thể dục sáng, vận động cơ bản, trò chơi vận động… gửi trên Zalo nhóm lớp, tôi đã kết hợp cùng phụ huynh tạo thói quen tốt cho trẻ như: tập thể dục sáng, tích cực tập luyện thể dục, thể thao, hay chơi các trò chơi vận động để rèn luyện sức khỏe hàng ngày. Trẻ vận động thường xuyên thì thể lực của trẻ sẽ tốt hơn. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao, tôi thực hiện tốt các yêu cầu: Phát triển các nhóm cơ: Hô hấp, tay, chân, lưng, bụng thông qua các video bài thể dục sáng, tập dân vũ: Khúc ca đôi bàn tay, Trống cơm, Vũ điệu rửa tay, Bé vui tập thể dục trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà. Phát triển các vận động thô: thông qua các video Bài tập phát triển chung, Vận động cơ bản, Trò chơi vận động: Tung, bắt bóng với người đối diện, TCVĐ: Con ếch; Bật qua vật cản, TCVĐ: Tung bóng khéo; Đi theo đường dích dắc, TCVĐ: Tung bóng qua dây và bắt bóng, Bật chụm tách chân qua 7 ô - Đập, bắt bóng tại chỗ, TCVĐ: Nhảy lò cò- Ném lon, Tung bắt bóng với cô, TCDG: Cắp cua bỏ giỏ. Các trò chơi vận động, trò chơi dân gian nhằm phát triển các vận động tinh, sự phối hợp của các ngón tay, mắt giúp bàn tay, ngón tay trẻ trở nên khéo léo, linh hoạt, hỗ trợ rèn kỹ năng cầm bút của trẻ. Trẻ thực hiện các vận động theo nhạc, nhịp điệu và hiệu lệnh bằng lời với các dụng cụ có ở nhà như bóng, dây, gậy, cờ, vòng… Kết hợp với giáo viên trong lớp và phụ huynh cập nhật kết quả chiều cao, cân nặng của trẻ theo định kỳ để kịp thời nắm bắt về thể trạng phát triển của trẻ có đạt yêu cầu lứa tuổi theo chương trình giáo dục mầm non. Từ đó, giáo viên có sự tư vấn, hỗ trợ với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho trẻ khi ở nhà, đặc biệt với các trẻ có chiều cao, cân nặng cao hơn, thấp hơn yêu cầu độ tuổi như cháu: Tiến Đạt, Hoàng, Khánh Ngân, Ngọc Hân. Tăng cường công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với sự phát triển cân đối, hài hoà cho trẻ qua zalo nhóm lớp, trang web, fanpage của trường, tôi chia sẻ tới phụ huynh các bài viết về chế độ dinh dưỡng, kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ, video cách chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng để phụ huynh tham khảo như: Chế biến món Cá hồi, thịt lợn sốt cà chua, Tôm lớp, thịt lợn xào ngũ sắc, Trứng cút, thịt lợn kho tàu sốt nước cốt dừa, Thịt lợn, thịt gà xào ngũ sắc, Cháo thịt bò bí đỏ, Một số biện pháp dụ bé ăn rau,… Bài tuyên truyền: Chăm sóc trẻ ở nhà mùa dịch, Các biện pháp phòng tránh các bệnh lúc giao mùa cho trẻ, Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non trong mùa dịch, Cách xử lý hiệu quả khi trẻ biếng ăn, Dinh dưỡng giúp trẻ phòng ngừa Covid-19 và giảm biến chứng khi mắc bệnh, Cách xử lý khi trẻ biếng ăn, 10 lời khuyên dinh dưỡng cho bé trẻ phục hồi sau điều trị Covid-19…
  14. 12 Kết quả: Qua thường xuyên, trao đổi, cập nhật sức khỏe của trẻ hàng ngày qua zalo lớp, tôi phối kết hợp với giáo viên trong lớp và phụ huynh chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt thể lực, giúp trẻ phát triển hài hoà cân đối, có kỹ năng nhanh, mạnh, khéo, dẻo dai và có sức đề kháng tốt phòng chống dịch bệnh Covid-19. Với kết quả đáng khích lệ: 30/30 trẻ đạt 100% trẻ khoẻ mạnh, vận động nhanh nhẹn, có khả năng đề kháng với các bệnh dịch. 100% trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường. Trẻ mạnh dạn, tự tin và có kỹ năng tự phục vụ tốt. Điều đáng mừng tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần đạt 95 % khi trẻ được trở lại trường từ ngày 13/4/2022. (Phụ lục 3: Bảng theo dõi kết quả chiều cao, cân nặng của trẻ trong thời gian nghỉ ở nhà tháng 9, 12, 3) 3.2. Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, hình thành kỹ năng “Tiền biết đọc”, “tiền biết viết” cho trẻ thông qua các hoạt động Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục Mầm non, đặc biệt với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, lứa tuổi chuẩn bị vào lớp Một. Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp với nhau trong học tập cũng như vui chơi. Việc chuẩn bị tốt về mặt ngôn ngữ, kỹ năng “Tiền đọc - Tiền viết” như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ, xem và nghe đọc các loại sách. Cho trẻ làm quen với cách đọc: hướng đọc, từ phải sang trái, từ dòng trên xuống dòng dưới, “đọc” truyện qua các tranh vẽ, đọc phải diễn cảm, các tranh vẽ phải đẹp và to, chữ viết rõ ràng, to, chữ sử dụng trong sách là chữ in thường… sẽ giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, rõ ràng hơn, bởi ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá cho trẻ, tạo tiền đề vững chắc cho việc học tập ở trường Tiểu học. Cách làm cũ: Từ những năm về trước, nói đến chuẩn bị về ngôn ngữ cho trẻ, chúng ta đều cho rằng phải dạy cho trẻ đọc, viết chữ cái thông thạo thì trẻ sẽ bước vào lớp Một thuận lợi, tốt nhất. Vì thế các cô giáo mầm non và phụ huynh chỉ chú trọng dạy trẻ đọc, viết các chữ cái, ghép, đánh vần các từ, tiếng bằng các hình thức đơn điệu, gò bó… Kết quả là trẻ biết, thuộc chữ cái nhưng thiếu hẳn đi những kỹ năng về ngôn ngữ khác như kỹ năng giao tiếp tự tin, mạch lạc, khả năng phát âm chuẩn, rõ ràng,... Chính vì vậy, trẻ thường rụt rè nhút nhát, lo lắng khi bước vào lớp Một bởi vốn ngôn ngữ chưa đa dạng, phong phú của mình.
  15. 13 Cách làm mới: Chuẩn bị tốt về mặt ngôn ngữ cũng là chuẩn bị tốt một phần quan trọng cho trẻ vào lớp Một. Chính vì vậy, để đưa ra các biện pháp hiệu quả tôi đã tiến hành xác định nội dung trọng tâm cần chuẩn bị ngôn ngữ cho trẻ ngay từ đầu năm học phù hợp với thời điểm trẻ nghỉ dịch ở nhà cũng như khi trở lại trường đảm bảo mục tiêu, kết quả cuối độ tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non hiện hành. Đối với trẻ 5 tuổi để giúp ích cho việc học tốt môn tiếng Việt ở lớp một, giáo viên cần tổ chức các hoạt động nghe - nói như cho trẻ phát âm các chữ cái, nghe và hiểu nghĩa của từ, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. Dạy trẻ biết viết tên mình một cách tự nhiên không gò ép, nhận ra tên mình trên bài tập cá nhân. Cho trẻ làm quen chữ cái thông qua một số trò chơi như: Tìm từ phù hợp với hình, tìm chữ cái đã học thông qua bài thơ, luyện phát âm thông qua thơ, đồng dao, câu chuyện, trò chơi sao chép chữ cái, chơi đóng vai, tô chữ, đồ chữ, tìm chữ, phát triển tư duy thông qua hoạt động kể chuyện, đọc thơ, cho trẻ xem hình ảnh, kể lại chuyện theo sự ghi nhớ và tưởng tượng của trẻ, đàm thoại, đặt câu hỏi về nội dung, suy luận, phán đoán thông qua câu đố, trò chơi và câu trả lời của trẻ. Tôi hướng trẻ vào làm quen với chữ viết bằng hình thức bắt chước kết hợp với trò chơi đố vui, trò chơi với chữ cái, tạo cho trẻ môi trường tự khám phá nuôi dưỡng sự hứng thú cho trẻ. Mặt khác, khi xây dựng môi trường lớp học để đón trẻ trở lại trường: Tôi phối hợp với giáo viên cùng lớp tạo môi trường ngôn ngữ, chữ viết ngay từ tên các góc chơi, đồ dùng, đồ chơi các góc như giấy viết, bút chì, phấn. Ví dụ: Góc bác sĩ, tôi chuẩn bị cho trẻ các quyển sổ khám bệnh: Trẻ ghi tên bệnh nhân, kết quả khám bệnh, đơn thuốc… trẻ ghi, vẽ, viết các ký hiệu theo ý hiểu của trẻ. Hay ở góc bán hàng: Trẻ ghi tên và giá tiền các mặt hàng giúp trẻ nhận biết các chữ cái, chữ số, biết ghép các chữ cái, chữ số tạo thành từ, con số mới; Góc khoa học ghi lại các kết quả khảo sát, nghiên cứu… Tôi tạo điều kiện cho trẻ nhận xét, trao đổi về nhau: Trẻ có thể nhận xét một trẻ đóng vai bác sỹ “Bác sỹ sao lại nói năng cọc lốc như vậy?” hay nhận xét một cô bán hàng “Sao cô bán hàng mà nói năng với khách không nhẹ nhàng gì cả”… Thông qua đó, tôi giáo dục cho trẻ giao tiếp văn minh, phù hợp với hoàn cảnh. Đó cũng chính là một nhiệm vụ trong việc chuẩn bị cho trẻ cách giao tiếp, nói năng đúng chuẩn mực sau này khi vào trường tiểu học. Với nội dung nhận biết và phát âm đúng chính xác 29 chữ cái trong chương trình Giáo dục mầm non dành cho lứa tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi cũng vô
  16. 14 cùng quan trọng. Tôi làm các thẻ tên có tên trẻ và ký hiệu của trẻ để trẻ tập chép tên của mình, của người thân, bạn bè; Hướng dẫn trẻ viết thẻ tên đồ dùng, ký hiệu về số lượng các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, khuyến khích trẻ giới thiệu cách làm với các bạn… Đây cũng là hình thức làm phong phú thêm ngôn ngữ của trẻ, đặc biệt hình thành kỹ năng “tiền viết” cho trẻ. Chính vì vậy, trong thời gian trẻ nghỉ dịch, ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên các lớp mẫu giáo lớn lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết hướng dẫn phụ huynh tổ chức giáo dục trẻ tại nhà phù hợp với điều kiện của gia đình, nhằm chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng vào học lớp Một. Trong đó, nhà trường chú trọng đến hoạt động làm quen chữ viết. Vì vậy, tôi phối hợp với giáo viên trong lớp, khối xây dựng nội dung làm quen chữ viết phù hợp với điều kiện trẻ nghỉ ở nhà, thống nhất thời gian, thời lượng chia sẻ hoạt động kết nối phụ huynh hướng dẫn trẻ làm quen chữ cái trong tuần để phụ huynh chủ động phối hợp giáo dục trẻ tại nhà. (Phụ lục 4: Nội dung kết nối với phụ huynh hướng dẫn trẻ làm quen chữ viết) Sau đó, tôi lên kế hoạch thiết kế các video bài giảng Làm quen chữ cái, Trò chơi với các chữ cái, Tập tô chữ cái với nội dung, hình ảnh sống động, ngộ nghĩnh, hình thức tổ chức sáng tạo, lôi cuốn trẻ và gửi trên Zalo nhóm lớp kèm với lời thông báo, nhắn nhủ để phụ huynh cho con xem và hướng dẫn con học ở nhà. Tôi thực hiện sắp xếp chương trình, nội dung làm quen chữ viết theo nguyên tắc từ dễ đến khó đảm bảo nguyên tắc đồng tâm, phát triển như: Video hướng dẫn trẻ làm quen với các nét cơ bản: Làm quen với nét ngang, nét thẳng, nét xiên trái, nét xiên phải, Làm quen với nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc 2 đầu, Làm quen với nét cong hở trái, nét cong hở phải, nét cong tròn khép kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới trước. Phối hợp với giáo viên trong lớp, khối quay các video làm quen nhóm chữ cái theo kế hoạch hàng tuần, tháng. Để củng cố, ôn luyện các chữ cái cho trẻ, tôi đã thiết kế các video hướng dẫn trẻ làm quen chữ cái thông qua một số trò chơi, bài giảng điện tử E- Learning: Tìm từ phù hợp với hình, tìm chữ còn thiếu trong từ, chữ nào biết mất, hoàn thành quy tắc sắp xếp chữ cái, tìm các chữ cái đã học thông qua bài thơ, đồng dao: Ví dụ: tìm chữ “d” trong bài đồng dao “Lúa ngô là cô đậu nành”, Luyện phát âm thông qua thơ, đồng dao, cho trẻ làm quen nhiều kiểu chữ: Chữ in thường, chữ viết thường, chữ in hoa, chữ viết hoa. Phối hợp với giáo viên trong khối tổ chức các hoạt động video hướng dẫn trẻ tập tô, tập vẽ giúp trẻ làm quen với các nét cơ bản của chữ viết tiếng Việt và biết cách đưa nét tạo thành chữ viết. Tôi tổ chức hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi
  17. 15 luyện ngón tay nhằm rèn luyện vận động của các cơ nhỏ và sự khéo léo của các ngón tay, sự phối hợp tay, mắt như chơi buộc dây, cài cúc, xếp hột hạt, chơi lăn bóng, chuyền bóng, ném trúng đích,... hình thành kỹ năng tiền viết cho trẻ. Khuyến khích phụ huynh chuẩn bị nguyên vật liệu, động viên khích lệ trẻ tham gia các hoạt động sáng tạo chữ cái đã học qua các video giáo viên hướng dẫn với hột hạt, lá cây, phấn,... hay sưu tầm, cắt dán chữ cái trong lịch, sách báo cũ tại nhà và chia sẻ sản phẩm lên zalo nhóm lớp. Với video hoạt động làm quen văn học, tôi thiết kế, tạo hiệu ứng cho các nhân vật hiện lên với những hình ảnh sống động giúp dễ ghi nhớ nội dung, tình tiết truyện. Ngoài ra, tôi thiết kế những trò chơi trực tuyến, trò chơi trên powerpoint: Hãy tìm nhân vật tương ứng với truyện, kể lại chuyện theo tranh,… chia sẻ trên zalo nhóm lớp để phụ huynh cho trẻ tương tác tại nhà. Tạo cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ, làm quen với chữ cái, chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm. Trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà, tôi tuyên truyền phụ huynh thường xuyên đọc sách cho trẻ khi ở nhà vào các thời điểm: Buổi tối hàng ngày, cuối mỗi tuần. Để thực hiện hiệu quả, tôi kết hợp cùng giáo viên trong lớp sưu tầm các mẩu chuyện, bài thơ, bài vè, câu đố vui kèm hình ảnh minh hoạ gửi ban giám hiệu duyệt và chia sẻ lên zalo nhóm lớp cho phụ huynh đọc cho trẻ nghe. Hướng dẫn phụ huynh chọn sách, chọn truyện phù hợp với lứa tuổi và dạy trẻ cách “đọc sách” đúng chiều, lật mở từng trang sách hình thành kỹ năng ‘tiền đọc, tiền viết”. Khi xây dựng môi trường góc thư viện, tôi sắp xếp riêng từng loại sách, có ký hiệu với các loại tranh ảnh, sách truyện và hướng dẫn trẻ cách lấy đúng sách theo nhu cầu như: Con muốn xem sách khám phá thì lấy ở kệ 2, truyện cổ tích ở kệ 3, sách trí tuệ ở kệ 4.., cất đúng chỗ, cách cầm sách, mở sách, cách đọc đúng cách, kể chuyện sáng tạo. Bên cạnh đó, tôi dạy trẻ phát âm đúng ngữ điệu, mở rộng vốn từ và nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tôi thường xuyên giao tiếp với trẻ giúp trẻ tự tin thể hiện nhu cầu, ý muốn của bản thân bằng lời nói và sử dụng lời nói một cách rõ ràng. Mặc dù từ đầu năm học, cô và trò chưa được đến trường, song tôi đã tạo mối quan hệ thân thiết với trẻ thông qua tương tác trực tuyến, trò chuyện như: Tôi giới thiệu tên, từng trẻ giới thiệu tên mình… nhân dịp khai giảng năm học mới, hoạt động kết nối chào đón Tết Trung thu, Tết Nguyên Đán,... khuyến khích trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp với cô giáo và các bạn. Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc, hình thành kỹ năng ‘tiền biết đọc”, “tiền biết viết” làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp Một. Tôi phối hợp với giáo viên trong lớp, khối quay được 3 video làm quen các nét cơ
  18. 16 bản, 12 video làm quen chữ cái, 12 video hướng dẫn trẻ tập tô chữ viết. Từ những hoạt động hướng dẫn trẻ làm quen chữ viết, làm quen với cách đọc sách thu được kết quả rất đáng khích lệ về ngôn ngữ của trẻ trong lớp, cụ thể: 100% trẻ đã nhận biết và phát âm đúng chính xác 29 chữ cái, biết sao chép, viết được tên mình, sao chép và tô đúng chiều 29 chữ cái; 100% trẻ hứng thú với việc “đọc sách”, biết mở sách, cầm sách đúng chiều, lật mở từng trang sách; 100% trẻ có vốn từ phong phú, điễn đạt mạch lạc, rõ ràng, nói đủ câu, lưu loát. Đa số trẻ mạnh dạn giao tiếp cùng cô và các bạn, có sự giao tiếp với người khác. Trẻ đặt được một số câu đơn, câu ghép đơn giản, giao tiếp tự tin với cô và các bạn, biết ghép một số tiếng thành từ ngữ đơn giản, 100% trẻ trong lớp được chuẩn bị tốt về ngôn ngữ sẵn sàng bước vào lớp Một. 3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn phụ huynh rèn luyện cho trẻ thói quen và một số kỹ năng cần thiết, phát triển tình cảm kỹ năng - xã hội Ở lứa tuổi mầm non, việc rèn các thói quen cũng như các kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống cần thiết hàng ngày cho trẻ cần được thực hiện theo đúng quy trình nhất định để tạo cho trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh rửa tay, rửa mặt khi bẩn, biết tự sửa sang lại quần, áo, đầu tóc gọn gàng hơn… Khi bước vào lớp Một, trẻ bước vào một môi trường mới nơi cô giáo không theo sát trẻ cả ngày. Trẻ phải tự lập, tự biết quan tâm đến bản thân mình, biết giữ gìn sức khoẻ, biết khi nào cần bỏ dép, lúc nào cần rửa tay, biết cách tự đi vệ sinh… Khả năng tự lập giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập với tập thể, trẻ luôn ý thức được công việc của mình và giải quyết công việc đó một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Mạnh dạn, tự tin là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện nhân cách con người của trẻ. Chính việc phát triển tính tự tin, tự trọng, thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, khả năng tập trung, chấp hành những qui định chung và sự chỉ dẫn của người lớn (phù hợp với lứa tuổi của trẻ) là vô cùng thiết yếu giúp trẻ học tập tốt ở trường phổ thông sau này. Khi trẻ tự tin vào chính bản thân mình, trẻ sẽ học được cách chủ động độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao đến cùng. Vì vậy hãy để trẻ tự làm, giáo viên và phụ huynh là người gợi mở, khích lệ trẻ. a. Hướng dẫn phụ huynh rèn luyện thói quen và một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập của trẻ vào lớp Một Việc rèn cho trẻ thói quen vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng như hướng dẫn trẻ biết cách điều khiển, vận động bàn tay nhỏ bé của mình để thực hiện một cách gọn gàng, dẻo dai các thao tác vận động trong học tập, trong giờ chơi. Tạo điều kiện rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt
  19. 17 động học tập: Sắp xếp bàn ghế, hoạt động nhóm, cách cầm bút, tư thế viết… ở trường tiểu học sau này. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn phụ huynh rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh, tự phục vụ, kỹ năng sống cần thiết trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà rất quan trọng nhằm tạo tâm thế sẵn sàng cho trẻ vào lớp Một. Cách làm cũ: Trước đây, để chuẩn bị kỹ năng học tập cho trẻ, giáo viên và phụ huynh chỉ quan tâm đến việc hướng dẫn trẻ đọc, tô chữ cái, cầm bút, ngồi học đúng mà chưa chú ý đến việc rèn luyện các thói quen, kỹ năng tự phục vụ bản thân dẫn đến nhiều trẻ khi bước vào lớp Một vẫn chưa tự phục vụ được bản thân từ việc ăn uống, mặc quần áo, chuẩn bị đồ dùng học tập, chưa tự tin khi đến trường, đến lớp, chưa có đầy đủ kỹ năng học tập để vững vàng bước vào lớp Một. Cách làm mới: Chương trình chăm sóc, giáo dục mới hiện nay phương pháp dạy học tích cực đã giúp trẻ chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập một cách thuận lợi. Tôi xác định nội dung nề nếp, thói quen cũng như kỹ năng cần thiết cho trẻ học tập như: Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày khi ở nhà, khi đến lớp cũng như kỹ năng sống cơ bản như kỹ năng tự bảo vệ bản thân, chăm sóc sức khoẻ, lao động tự phục vụ và kỹ năng thích nghi với môi trường, bối cảnh dịch Covid-19 qua các video giáo viên chia sẻ trên zalo nhóm lớp như video hướng dẫn cách đánh răng, cắt móng tay, chải đầu, buộc tóc, gấp quần áo. Tạo cho trẻ tính tự lập, tự biết quan tâm đến bản thân mình, biết giữ gìn sức khoẻ, biết khi nào cần bỏ dép, lúc nào cần rửa tay, biết cách tự đi vệ sinh, hay từ những việc nhỏ nhất như tự cất dép, cất ghế, cất sách vở, đồ dùng cá nhân… tôi phối hợp cùng phụ huynh khuyến khích trẻ tự làm (bố mẹ là người hướng dẫn gợi mở), chú ý rèn trẻ các kỹ năng lao động, vệ sinh như gấp chăn, gấp quần áo, gấp tất, rửa tay, lau mặt... đặc biệt trong thời gian trẻ ở nhà. Chính khả năng tự lập giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập với mọi tập thể, trẻ luôn ý thức được công việc của mình và giải quyết công việc đó một cách chủ động sáng tạo. Phối hợp với phụ huynh cho trẻ rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập như việc sắp xếp bàn ghế, cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư thế ngồi đúng,... giúp trẻ thích ứng với hoạt động mới. Thông qua video Kỹ năng sống “Chuẩn bị tâm thế cho con vào lớp 1”, giáo viên phối hợp cho trẻ làm quen với các đồ dùng học tập ở trường phổ thông, thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với sách, truyện, bút, thước, làm quen với môi trường của trường tiểu học. Tham quan, tìm hiểu về trường tiểu học để trẻ hiểu rõ hơn về môi trường học tập mới và các hình thức hoạt động, vui chơi ở trường tiểu học.
  20. 18 Giáo dục cho trẻ ý thức về bản thân, kích thích trẻ biểu lộ những suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình thông qua tranh ảnh, hình vẽ, thơ, truyện. Ngoài ra, tôi hướng dẫn phụ huynh chuẩn bị về tư thế, tác phong cho trẻ như: rèn luyện tư thế ngồi học, tư thế cầm bút đúng thông qua các video hướng dẫn kỹ năng tập tô chữ cái, kỹ năng sống “Tư thế ngồi học và cầm bút đúng”, tác phong gọn gàng, nhanh nhẹn, tự tin và tôn trọng người khác trong giao tiếp nhưng vẫn hồn nhiên, vui tươi. Bên cạnh đó, trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà để tạo hứng thú cũng như củng cố kỹ năng, sự tương tác của trẻ, tôi kết hợp với giáo viên trong lớp tổ chức các hội thi như “Ấn tượng năm học mới”, “Hoạ sĩ tí hon”, “Thợ làm bánh tài ba”, “Ước mơ của bé”, “Cùng chiến sĩ phòng chống dịch”,… cho trẻ tham gia các hoạt động mà trẻ yêu thích như hoạt động: Tạo hình, đọc thơ, kể chuyện, múa hát, trang trí bưu thiếp, làm đèn lồng Trung thu, làm hoa, bưu thiếp tặng bà, mẹ nhân ngày: Khai giảng, tết Trung thu, 20/10, 20/11, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, 8/3, tết Hàn thực,… Các con chụp ảnh, quay video sản phẩm dự thi gửi lên zalo lớp. Tôi động viên, khích lệ các sản phẩm đẹp, sáng tạo với thật nhiều biểu tượng mặt cười, nhiều bông hoa đẹp, trái tim xinh xắn hay những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh, đáng yêu… Hoạt động này không những giúp cho tâm hồn của trẻ luôn vui tươi mà còn rèn cho trẻ những kỹ năng cần cho cuộc sống và học tập như: Sự khéo léo của đôi bàn tay giúp trí óc phát triển tư duy sáng tạo, ngôn ngữ mạch lạc, kỹ năng giao tiếp, hoà nhập góp phần phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ. Kết quả: 100% trẻ có kỹ năng học tập biết ngồi học đúng tư thế, biết cách cầm bút, mở sách, mở vở đúng cách. 100% trẻ có kỹ năng sắp xếp bàn ghế, sắp xếp các đồ dùng học tập, các kỹ năng tự phục vụ bản thân như đánh răng, lau mặt, rửa tay, chải tóc, mặc quần áo khi ở nhà. Trên 90% trẻ tích cực tương tác với các video hoạt động mà giáo viên chia sẻ. 100% trẻ phát âm chuẩn các chữ cái, đọc các câu, từ rõ ràng, biết sử dụng thành thạo các dụng cụ học tập. Trẻ thông minh nhanh nhẹn, có kỹ năng học tập tốt, sẵn sàng bước vào lớp Một. b. Hướng dẫn phụ huynh giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ qua các hoạt động hàng ngày Bên cạnh đó, việc giáo dục trẻ biết cách ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép kính trọng người lớn, yêu quý bạn bè, biết thông cảm và ứng xử phù hợp lứa tuổi góp phần hình thành ở trẻ thói quen, hành vi văn minh, mạnh dạn, chủ động trong các hoạt động tự phục vụ, kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ làm tiền đề vững chắc cho trẻ chuẩn bị học tập ở trường tiểu học sau này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2