Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển vốn từ qua hoạt động nhận biết
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển vốn từ qua hoạt động nhận biết" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp trẻ tích tũy nhiều vốn từ, hiểu nghĩa của từ, biết cách sử dụng vốn từ đó một cách thành thạo; Giúp phụ huynh hiểu được trách nhiệm của mình trong việc phối kết hợp cùng với nhà trường để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển vốn từ qua hoạt động nhận biết
- ********************************************* PHÒNG GD & ĐT HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG MẦM NON TẢN VIÊN ****************** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT Lĩnh vực/Môn: Phát triển nhận thức Cấp học: mầm non Tên Tác giả : Nguyễn Thị Hậu Đơn vị công tác: Trường mầm non Tản Viên Chức vụ: Giáo Viên Năm học: 2021- 2022
- I. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do cho ̣n đề tà i. a. Cơ sở lý luận. Ngôn ngữ là phương tiện giúp con người giao tiếp và nhận thức sự việc dễ dàng hơn, nhờ có ngôn ngữ mà con người mới có thể thiết lập được các mối quan hệ tương trợ lẫn nhau để hiểu và cảm thông với nhau. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong cuộc sống và muốn phát triển ngôn ngữ thì không thể không nói đến phát triển vốn từ cho trẻ.Từ là đơn vị có sẵn và cơ bản của ngôn ngữ , là vật liệu chủ yếu tạo nên câu, xây dựng lời nói. Trong cuộc sống không có vốn từ thì không có ngôn ngữ. Ở độ tuổi 24- 36 tháng là “Thời điểm vàng” để phát triển vốn từ giúp trẻ hoàn thiện hơn bộ máy phát âm và mở rộng vốn từ cho trẻ. Việc phát triển vốn từ cho trẻ được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực, hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trong đó hoạt động nhận biết chiếm nhiều ưu thế. Thông qua hoạt động nhận biết trẻ được hoạt động tất cả các giác quan như: Nghe, nhìn, ngửi, sờ nếm, phát âm...Đặc biệt hoạt động nhận biết trẻ không những thu được vốn kiến thức về các đối tượng nhận biết mà còn mở rộng được vốn từ, chính xác hóa và tích cực hóa vốn từ, hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó và sử dụng vốn từ đó một cách thành thạo . Xuất phát từ những lý do trên nên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển vốn từ qua hoạt động nhận biết” b. Cơ sở thực tiễn. Phát triển vốn từ là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở độ tuổi 24-36 tháng, bởi đây chính là nền tảng của phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.,nhưng trên thực tế trẻ 24-36 tháng tuổi vốn từ của trẻ còn hạn chế, trẻ còn nói lắp, nói ngọng, nói trống không, nói không đủ câu, trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ khiến trẻ khó diễn đạt tâm tư nguyện vọng của mình với người lớn và rất khó khăn cho việc trẻ tiếp cận với các môn học sau này bởi vì vốn từ của trẻ còn nghèo nàn và hạn chế, một phần vì trẻ không biết diễn đạt sao cho mạch lạc, đủ câu, đủ ý dẫn đến việc giao tiếp, bày tỏ tâm tư nguyện vọng của trẻ với người khác gặp nhiều khó khăn, vì vậy trẻ lứa tuổi 24- 1/20
- 36 tháng đây là lứa tuổi mà là giai đoạn tiền ngôn ngữ vì đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi này có vùng ngôn ngữ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh, do đó mà trẻ được tác động mạnh mẽ về ngôn ngữ từ phía môi trường xung quanh trẻ, thì vùng ngôn ngữ của trẻ có điều kiện phát triển nhanh. Nhưng trong thực tế môi trường gia đình:ông, bà., bố, mẹ…hay môi trường xã hội: cô giáo còn ít quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ nên nhìn chung vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế. Và đặc biệt rẻ 24- 36 tháng tuổi do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, các cháu bắt đầu đi học còn khóc nhiều, chưa quen với các cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiên sinh hoạt và các hoạt động ở lớp, các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu đều có sở thích và cá tính khác nhau nên rất khó đưa trẻ vào nề nếp, thói quen .Trẻ 24-36 tháng trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ khi nhắc lại câu của người lớn. Vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói, kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức còn hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ thường dùng từ không chính xác, trẻ nói phát âm sai do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh . Bên cạnh đó ở lớp nhà trẻ thời gian chăm sóc trẻ chiếm đa số ,giáo viên còn chưa biết cách xây dựng kế hoạch, lựa chọn các nội dung, phương pháp để thúc đẩy phát triển vốn từ cho trẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vốn từ của trẻ rất nghèo nàn, hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên. Là một người giáo viên còn trẻ, có trách nhiệm với công việc nên tôi rất băn khoăn làm thế nào để khắc phục những tồn tại mà thực tế còn đang mắc phải như trên. Nên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển vốn từ qua hoạt động nhận biết” để làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2021-2022 này. 2. Mu ̣c đích nghiên cứu. - Việc nghiên cứu và thực hiện đề tài nhằm đưa ra các giải pháp tốt nhất giúp cho giáo viên có thêm kiến thức, kỹ năng, linh hoạt, sáng tạo khi tiến hành phát triển vốn từ cho trẻ. - Tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm giúp trẻ tích tũy nhiều vốn từ, hiểu nghĩa của từ, biết cách sử dụng vốn từ đó một cách thành thạo. - Giúp phụ huynh hiểu được trách nhiệm của mình trong việc phối kết hợp cùng với nhà trường để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu. Trẻ 24 - 36 tháng. 4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm. - 24 trẻ lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng D2 . 2/20
- 5. Phạm vi nghiên cứu. - Đề tài được thực hiện trong năm ho ̣c 2021 - 2022.(Từ thá ng 09/2021 đế n thá ng 05/2022) và được áp dụng trong suốt năm học 2021-2022. 6. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp trực quan để minh họa - Phương pháp sưu tầm - Phương pháp dùng lời - Phương pháp quan sát - Phương pháp thực hành thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi và nhiều hoạt động khác - Phương pháp tuyên truyền ơ II. Phần thứ II: Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề. 1. Cơ sở lý luận . - Trong quá trình phát triển ngôn ngữ thì vốn từ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu. Từ là đơn vị có sẵn cơ bản của ngôn ngữ. Vốn từ phát triển phong phú thì ngôn ngữ cũng sẽ phát triển phong phú. Vì vậy phát triển vốn từ cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non vì ở độ tuổi này việc phát triển vốn từ sẽ giúp trẻ biết được nhiều từ, hiểu được ý nghĩa từ đó, biết sử dụng từ ngữ trong giao tiếp. Phát triển vốn từ là giúp trẻ làm quen các từ mới, củng cố và làm phong phú, tích cực hóa ngôn ngữ. Quá trình này liên quan mật thiết với việc hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh. Trên thực tế ở nhà thì gia đình còn chưa quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ, còn suy nghĩ theo hướng “ Đến cái tuổi biết thì sẽ biết hết”, ngoài ra khi đến trường thì giáo viên cũng còn ít quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ, còn ngại tìm hiểu, áp dụng các phương pháp mới để phát triển vốn từ cho trẻ. Đối với trẻ 24- 36 tháng là giai đoạn tiền ngôn ngữ , ở giai đoạn này ngôn ngữ phát triển rất mạnh mà muốn phát triển ngôn ngữ thì việc phát triển vốn từ là không thể thiếu vì vốn từ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng, trở thành thành viên của cộng đồng. Vốn từ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu, khám phá, nhận thức rõ về các sự vật, hiện tượng môi trường xung quanh. Đặc 3/20
- biệt trẻ 24-36 tháng thì việc phát triển, mở rộng và sử dụng tích cực hóa vốn từ cho trẻ là việc rất cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã nghên cứu các tài liệu về tâm lý giáo dục mầm non, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng, phương pháp phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ 24-36 tháng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, kết hợp với việc nghiên cứu để tìm ra các biện pháp hiệu quả vận dụng trong công tác phát triển vốn từ cho trẻ tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.Thực tra ̣ng vấn đề nghiên cứu. a. Thuâ ̣n lơ ̣i - Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn của phòng giáo dục, chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp, tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, củng cố kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ. - Giáo viên có kế hoạch chương trình ngay từ đầu năm học. - Bản thân tôi tâm huyết yêu nghề, mến trẻ. - Đa số trẻ trong nhóm đi học đúng độ tuổi. - Môi trường để trẻ hoạt động thoáng mát sạch sẽ, có phòng học riêng. - Đa số phụ huynh đã tin tưởng và phối kết hợp với giáo viên để thống nhất việc chăm sóc giáo dục trẻ trong năm học. b. Khó khăn. - Bản thân giáo viên vào trường cũng đã được 6 năm nhưng thời gian phụ trách nhóm trẻ 24-36 tháng còn chưa nhiều nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động nên kết quả mang lại chưa cao. - Giáo viên còn chưa thay đổi các phương pháp để thu hút trẻ vào hoạt động. - Do lứa tuổi nhà trẻ việc chăm sóc trẻ chiếm nhiều thời gian, phần lớn là các cháu đi lớp năm đầu tiên, trẻ chưa có nề nếp thói quen, giáo viên chưa có nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu, học tập, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nên khi tiến hành các công việc còn gặp nhiều khó khăn. - Số trẻ nói ngọng, nói chưa đủ câu trong lớp chiếm tỷ lệ cao nên cũng phần nào gây khó khăn. - Một số gia đình còn nuông chiều con quá mức nên khó khăn khi đưa trẻ vào nề nếp, thói quen ở trong nhóm. 3. Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài 4/20
- Để có những đối chứng khi thực hiện đề tài. Ngay sau khi xác định nghiên cứu đề tài vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát khả năng của trẻ để tìm ra biện pháp giúp trẻ phát triển vốn từ qua hoạt động nhận biết. Tổng số trẻ được khảo sát là: 24 cháu. Kết quả cụ thể như sau: STT Nội dung khảo sát. Số lượng Đạt Chưa đạt trẻ tham Số % Số % gia lượng lượng 1 Nề nếp thói quen. 24 5 20,8% 19 79% 2 Trẻ nói ngọng, nói lắp. 24 7 29% 17 70% 3 Trẻ nói được câu 1-2 từ. 24 9 37% 15 62% 4 Trẻ nói được câu 3- 4 từ. 24 10 41% 14 58% 5 Khả năng nghe hiểu lời nói. 24 11 45% 13 54% 6 Khả năng nghe và nhắc lại các 24 9 37% 15 62% âm, các tiếng, các câu. 7 Khả năng sử dụng ngôn ngữ 24 7 29% 17 70% giao tiếp. Từ bảng khảo sát của trẻ trên tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như sau: - Giáo viên chưa chú trọng đến vai trò của việc phát triển vốn từ cho trẻ nên chưa có sự đầu tư vào tổ chức các hoạt động kích thích trẻ. - Giáo viên còn dập khuôn, máy móc chưa linh hoạt, sáng tạo trong hình thức tổ chức để gây được sự tập trung chú ý, tạo hứng thú cho trẻ trong suốt quá trình hoạt động. - Do đặc điểm trẻ 24-36 tháng còn nhỏ chưa có nề nếp thói quen, chủ yếu việc chăm sóc trẻ chiếm nhiều thời gian giáo viên chưa có nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu, học tập, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nên khi tiến hành các hoạt động còn gặp nhiều khó khăn. Từ những lý do trên cho thấy vốn từ của trẻ còn nghèo nàn hạn chế, khả năng sử dụng vốn từ để diễn đạt tâm tư nguyện vọng của trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và đưa ra “ Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng phát triển vốn từ qua hoạt động nhận biết. 4. Biện pháp thực hiện. 5/20
- Biện pháp 1- Nghiên cứu tài liệu, bồi dưỡng chuyên môn để xây dựng kế hoạch giáo dục. - Tự bồi dưỡng chuyên môn là một việc làm không thể thiếu được đối với mỗi người giáo viên để giúp có thêm kiến thức, kỹ năng, năng lực thực hiện các nhiệm vụ. Mặt khác chuyên môn tốt giúp cho người giáo viên tự tin khi đứng lớp, chủ động trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, giúp trẻ phát triển theo mục tiêu, yêu cầu đề ra và phù hợp với nhu cầu của trẻ. Mỗi đứa trẻ có những nhu cầu và đặc điểm rất khác nhau, cho nên việc xây dựng kế hoạch giáo dục giáo viên cần quan tâm đến việc khi tổ chức cho trẻ hoạt động. Trẻ được sử dụng tất cả các giác quan như: Nghe, nói, sờ, ngửi,.. Chính vì thế ngoài việc tìm hiểu thực tế khả năng nhận thức và sở thích, thói quen của từng trẻ , tôi còn tranh thủ thời gian vào buổi tối ở nhà để nghiên cứu các tài liệu liên quan đến độ tuổi của trẻ 24-36 tháng để tìm hiểu xem ở độ tuổi này tâm sinh lý của trẻ phát triển như thế nào, trẻ sẽ cần gì, thích gì và hay quan tâm đến những vấn đề gì,…Khi hiểu được tâm, sinh lý của lứa tuổi rồi. Để giúp trẻ phát triển một cách đúng hướng, giáo viên phải có phương pháp truyền đạt tốt, tôi phải thường xuyên tham khảo các bài dạy hay trên mạng Internet, qua các tập sách, các tài liệu dành riêng cho lứa tuổi,..Ngoài ra tôi còn phải làm tốt công tác tham mưu để được đi dự giờ các đồng nghiệp trong huyện, trong trường qua các đợt kiến tập. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, những vấn đề gì còn băn khoăn, chưa hiểu khi xây dựng kế hoạch và khi thực hiện trên trẻ tôi đã đưa ra để các thành viên trong tổ chuyên môn cùng trao đổi, thảo luận. Bên cạnh đó tôi cũng đã bám sát vào sự chỉ đạo của các đồng chí cán bộ quản lý trong nhà trường, sự chỉ đạo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo để vận dung vào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Từ những kiến thức mà tôi đã học được và chắt lọc được qua các hình thức như trên. Tôi đã vận dụng để xây dựng kế hoạch giáo dục cho phù hợp với đối tượng trẻ mà tôi phụ trách. Tôi nghĩ xây dựng kế hoạch tốt sẽ giúp tôi chủ động trong việc lựa chọn nôi dung phù hợp với từng mục tiêu và từng thời điểm tổ chức, giúp tôi chủ động trong việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động, chuẩn bị tâm thế để tổ chức hoạt động và tổ chức sẽ tự tin hơn. Đối với lứa tuổi trẻ trong độ tuổi 24-36 tháng. Đây là lứa tuổi mà tâm lý của trẻ đang trong thời gian khủng hoảng. Nếu như xây dựng kế hoạch không tốt, trẻ sẽ rất dễ nhàm chán, không hứng thú và phá bĩnh khi cô tổ chức hoạt động, trẻ nói chuyện, đánh nhau,…dẫn đến hoạt động sẽ không mang lại hiệu quả cao, trẻ sẽ không thực hiện đạt được các mục tiêu đề ra của kế hoạch. Chính vì thế nên khi xây dựng kế hoạch tôi đã phải lựa chọn không gian yên tĩnh để suy nghĩ, làm sao chất lượng kế hoạch xây dựng đạt hiệu quả cao nhất. Tôi đã căn cứ vào mục 6/20
- tiêu của độ tuổi, khả năng của trẻ trong nhóm và năng lực thực tế của bản thân để lựa chọn các nội dung hoạt động phù hợp, có tính mới lạ, đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Với từng hoạt động cụ thể tôi lựa chọn các nội dung làm sao khi tổ chức sẽ mang lại kết quả cao nhất. Đặc biệt với hoạt động nhận biết, đây là hoạt động vừa giúp trẻ nhận biết về các sự vật hiện tượng ở xung quanh trẻ, bên cạnh đó còn giúp trẻ tập nói, nói về đặc điểm của các sự vật hiện tượng đó. Vì thế. Với kế hoạch năm học (Ngân hàng nội dung hoạt động). Từ ngân hàng nội dung, hoạt động của khối. Tùy vào từng mục tiêu tôi lựa chọn nội dung để làm sao khi thực hiện đa số trẻ trong nhóm phải thực hiện đạt được mục tiêu. VD: Mục tiêu số 15: Sờ, nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng. Với mục tiêu này tôi đã lựa chọn các đối tượng cho trẻ nhận biết như là nhận biết về các loại quả như: Quả cam; Quả chuối hoặc quả dứa…Với từng loại quả này tôi lựa chọn cho trẻ nhận biết 1 loại quả (quả xanh, quả chín) để giúp trẻ khai thác sâu hơn hay những loại quả mà đa số trẻ trong lớp đã biết cơ bản rồi tôi có thể lựa chọn cho trẻ nhận biết 2 quả để ngoài việc nhận biết về đặc điểm của từng quả ra tôi còn giúp trẻ biết phân biệt các đặc điểm khác nhau của các loại quả,… Tất cả những đối tượng mà tôi lựa chọn để xây dựng kế hoạch, tôi phải tính đến việc sẽ chuẩn bị đối tượng làm sao mang lại hiệu quả cao trong giờ học. Đối tượng phải gần gũi, khi thực hiện sẽ đưa vật thật để cho trẻ nhận biết là tốt nhất, còn nếu không đưa được vật thật thì làm mô hình, tranh vẽ phải ngộ nghĩnh để gây được sự chú ý có chủ định của trẻ cao. Sau khi xây dựng kế hoạch năm học, tôi sẽ lấy căn cứ để tiến hành xây dựng kế hoạch tháng, tuần cụ thể. Để xây dựng kế hoạch tháng, tuần một cách cụ thể tôi phải bám vào các chủ đề, sự kiện của từng tháng để đưa vào cho phù hợp, việc lựa chọn các nội dung để đưa vào kế hoạch tháng phù hợp vừa giúp trẻ hình dung, tưởng tượng và nắm bắt đối tượng một cách dễ dàng. Ví dụ: Tháng 1. Đây là tháng liên quan đến chủ đề ngày tết cổ truyền, nên tôi đã lựa chọn các đối tượng cho trẻ nhận biết như nhận biết quả bưởi, quả chuối (mâm ngũ quả); nhận biết: Bánh chưng; Bánh dầy, Bao lì xì,….Như vậy tùy vào từng tháng, từng sự kiện tôi đã lựa chọn và đưa vào kế hoạch cho phù hợp vừa giúp trẻ dễ đạt các mục tiêu, vừa giúp trẻ hứng thú hơn khi tổ chức. Hơn nữa cũng dễ dàng cho tôi khi chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi để tổ chức. Cứ như vậy sau khi xây dựng kế hoạch tháng tôi lại bám sát vào từng tuần, từng ngày để xây dựng kế hoạch ngày. Với kế hoạch ngày. Đây là kế hoạch mà trước đây bản thân tôi còn đang gặp những hạn chế như: Xác định yêu cầu còn bị nhầm lẫn giữa việc làm của cô và yêu cầu đối với trẻ, phương pháp và hình thức tổ chức đang còn đơn điệu, chưa lấy trẻ làm trung tâm, cô còn nói nhiều, trẻ ít được hoạt động, nên khi tổ 7/20
- chức tính hiệu quả chưa cao,.. Từ những hạn chế mà bản thân còn mắc phải tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và học hỏi để việc xây dựng kế hoạch ngày được hoàn thiện. Với việc xác định mục đích yêu cầu tôi luôn ghi nhớ trong đầu 3 nội dung khi xác định đó là: Phần kiến thức yêu cầu trẻ nhận biết gì về đối tượng ?; Phần kỹ năng là yêu cầu trẻ làm được gì ? và làm như thế nào ? thể hiện ra sao ?; Phần thái độ là yêu cầu trẻ có thái độ như thế nào trong hoạt động ? và có thái độ như thế nào với đối tượng được nhận biết ?. Từ việc ghi nhớ như trên nên khi xây dựng kế hoạch tôi đã không bị nhầm lẫn nữa. Sau khi xác định mục đích yêu cầu tôi phải căn cứ vào đối tượng cho trẻ nhận biết để chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động. Với phần này tôi luôn quan tâm đến đặc điểm của trẻ, rất thích những đồ dùng, đồ chơi mới lạ, hấp hẫn, đẹp. Chính vì thế nên tôi luôn ưu tiên đến việc chuẩn bị vật thật như : Với các đối tượng là hoa, quả, củ, con vật thì trẻ sẽ hứng thú hơn khi hoạt động. Với những đối tượng cho trẻ nhận biết không thể chuẩn bị được vật thật thì tôi lại chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi có tính mới, lạ, đẹp, hấp dẫn về màu sắc và rõ nét để lôi cuốn trẻ vào hoạt động một cách tích cực như: Các hình ảnh trên màn hình; các con giống, các tranh, ảnh, mô hình,… Sau khi xác định được mục đích yêu cầu và chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động chu đáo, tôi tiếp tục suy nghĩ cách tiến hành của một hoạt động. Với phần gây hứng thú vào bài như thế nào ?, phương pháp và hình thức tổ chức ra sao ? và sử dụng trò chơi gì ?,…Tùy vào từng đối tượng cho trẻ nhận biết để tôi đưa cách gây hứng thú vào bài cho phù hợp, có thể gây hứng thú bằng một trò chơi, một bài hát, một câu đố hoặc cho trẻ khám phá một hộp quà nào đó,…Với phương pháp và hình thức tổ chức tôi căn cứ vào từng đối tượng để sử dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức cho hợp lý. Với nội dung này kế hoạch tôi xây dựng phải đa dạng các hình thức như: Tổ chức hoạt động cả lớp, hoạt động các nhóm, bằng các trò chơi,… Tôi luôn chú ý tạo nhiều cơ hội để trẻ được hoạt động khám phá với nhiều giác quan khác nhau như: Trẻ được nhìn, nghe, ngửi, nếm, nói lên những hiểu biết của mình, sử dụng các câu hỏi kích thích trẻ nói nhiều để phát triển vốn từ, tư duy của trẻ,… Qua việc nghiên cứu tài liệu, tự học, tự bồi dưỡng để xây dựng kế hoạch giáo dục mà tôi đã vận dụng như trên đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức, nắm chắc chuyên môn. Từ đó vận dụng vào để xây dựng kế hoạch có hiệu quả hơn, giúp cho các hoạt động mà tôi tổ chức mang lại hiệu quả cao hơn, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, thực hiện đạt được các mục tiêu, chất lượng giáo dục của nhóm trẻ tôi phụ trách được nâng lên rõ rệt, góp phần rất lớn vào chất lượng chung của nhà trường. 8/20
- Biện pháp 2: Xây dựng nề nếp thói quen cho trẻ trong các hoạt động. Để có một giờ dạy tốt trước hết phải rèn luyện cho trẻ nề nếp trong học tập đó là cơ sở ban đầu hỗ trợ cho giờ dạy đạt kết quả cao. Là một giáo viên mầm non để dạy cho trẻ mầm non một nề nếp thói quen trong các hoạt động hàng ngày của trẻ tại trường mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và đặc biệt với trẻ nhà trẻ 24-36 tháng là độ tuổi bé nhất trong cấp học mầm non. Ở độ tuổi này các bé rời xa gia đình, xa vòng tay của người thân đến lớp với một tâm thế vô cùng lạ lẫm, nhớ gia đình và đa số là các bé còn sợ hãi khóc lóc, mỗi trẻ một cá tính khác nhau vì vậy để đưa trẻ vào nề nếp sẽ là một quá trình cần lập trình trước. Như trước kia thì việc đưa trẻ vào nề nếp đều theo lối áp đặt vào các qui định như khi vào hoạt động nhận biết “ Hoa hồng- Hoa cúc” cô sẽ yêu cầu trẻ ngồi theo hình chữ U, khi ngồi yêu cầu trẻ ngồi ngoan không nghịch ngợm sau đó sẽ quan sát lần lượt: : Đây là cái gì?, Màu gì?, … yêu cầu trẻ phát âm theo, làm như vậy sẽ khiến trẻ nhàm chán, không tập chung vào hoạt động, trẻ bị áp đặt vào nề nếp theo lối sợ cô giáo, không ngồi ngoan sẽ bị phạt. Với lối mòn giáo dục trẻ như vậy tôi thấy trẻ bị ép buộc vào nề nếp qui định theo lối sợ hãi, phải làm vì hình phạt chứ không hề tự nguyện thực hiện. Chính vì vậy tôi phải tiến hành tổ chức đưa trẻ vào nề nếp, thói quen cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Muốn làm được điều đó thì trước tiên tôi phải nghiên cứu, lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp xếp hoạt động cho trẻ một cách hợp lý để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất. Đối với trẻ nhà trẻ còn chưa vào một nề nếp nào, trẻ làm theo kiểu thích gì làm đấy, không tuân theo một nguyên tắc, qui định nào. Để đưa trẻ vào nề nếp, qui định thì giáo viên sẽ phải tạo lòng tin cho trẻ vào cô sau đó sẽ tập cho trẻ làm quen vào các hoạt động, khi lôi cuốn trẻ được vào các hoạt động. Thông qua các hoạt động giáo viên dần dần hình thành nề nếp thói quen cho trẻ như vào giờ hoạt động nhận biết “ Hoa hồng- hoa cúc” cô sẽ gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ quan sát một đoạn video về các loài hoa, sau khi đã tạo cảm hứng vào hoạt động cho trẻ thì cô sẽ cho trẻ hoạt động theo nhóm, cho mỗi nhóm 1 giỏ hoa thật để quan sát và trải nghiệm thực tế thực hiện các yêu cầu tiếp theo thảo luận về đối tượng, trả lời các câu hỏi … sau khi các nhóm thảo luận trao 9/20
- đổi cô sẽ gợi mở trẻ để trẻ đưa ra các nhận xét về đặc điểm, màu sắc, mùi vị của “ Hoa hồng- Hoa cúc” trong quá trình thảo luận với nhau trẻ sẽ trao đổi với nhau từ những câu đơn lẻ “ Hoa, đỏ, vàng, thơm…” , từ đó cô sẽ xâu chuỗi và đúc kết lại sau đó đưa ra khái quát tổng thể về đối tượng. Khi áp dụng hình thức này thì sẽ phát huy tính tích cực, chủ động ở trẻ, trẻ nào cũng sẽ được trải nghiệm và trẻ sẽ cùng trẻ sẽ rất hào hứng tham gia hoạt động và tuân thủ nề nếp, qui định hoạt động nhóm trên tinh thần tự nguyện xuất phát từ trẻ. Trong lớp học tôi chia ra từng tổ, trong mỗi tổ đều có các cháu có khả năng tiếp thu bài khác nhau: Giỏi có, khá có, trung bình và yếu cũng có. Đối với những cháu khuyết tật như khiếm thị, khiếm thính tôi sắp xếp cho trẻ ngồi ở gần cô, thuận lợi cho việc nghe, nhìn của trẻ. VD: Cô linh hoạt sắp xếp hoạt động theo nhóm. - Trẻ hiếu động và cá biệt sắp xếp ngồi với trẻ ngoan, ngồi cạnh cô giáo để dễ quan sát và hướng dẫn trẻ tốt hơn. - Trẻ nói ngọng, nói lắp sắp xếp ngồi với trẻ lưu loát. - Trẻ nói tốt ngồi với trẻ nói chưa tốt. - Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ mạnh dạn. Sau mỗi hoạt động cô động viên và khích lệ trẻ, mạnh dạn hơn. Đặc biệt trong quá trình hoạt động tôi thường xuyên uấn nắn và tập cho trẻ cách xưng hô, cách trả lời cô… qua đó thường xuyên giao lưu trao đổi nói chuyện với trẻ để vốn từ được phát triển dần lên.Bằng những hình thức trên tôi đã dần dần ổn định đưa trẻ vào nề nếp, thói quen trong mọi lúc, mọi nơi nói chung và trong hoạt động nhận biết nói riêng. Biện pháp 3: Đổi mới đồ dùng trực quan và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Như chúng ta đã biết trẻ ở mầm non là độ tuổi “Học bằng chơi – chơi mà học” chủ yếu trẻ tiếp thu nhận thức tri thức, kỹ năng bài học qua phương thức sử dụng đồ dùng trực quan vì vậy mà việc để cho trẻ trực tiếp quan sát các đối tượng cần tìm hiểu có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành những biểu tượng hoàn chỉnh về đối tượng quan sát. Đổi mới đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi tổ chức, đặc biệt là hoạt động nhận biết. Chuẩn bị đồ dùng tốt sẽ có tính chất gần như quyết định cho một hoạt động. Bởi vì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động nên với mỗi hoạt động 10/20
- việc đổi mới đồ dùng đồ chơi sinh động, đẹp mắt, mới lạ sẽ thu hút tập trung hứng thú và mang lại hiệu quả hơn trong giờ học là một điều không thể bỏ qua. Trên thực tế thì việc áp dụng đồ dùng đồ chơi trực quan còn mang tính chất qua loa, đại khái có đồ dùng gì dùng cái đó, giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc đổi mới đồ dùng trực quan, khi vào hoạt động đồ dùng trực quan còn nghèo nàn, hạn chế, dùng đi dùng lại nhiều lần vì vậy mà khi vào hoạt động thì không thu hút được trẻ, trẻ nhanh chán, không tập trung. Đứng trước thực trạng trên tôi thấy để đạt hiệu quả cao trong cac hoạt động nói chung và hoạt động nhận biết nói riêng thì việc đổi mới đồ dùng trực quan là việc làm rất cần thiết. Muốn phát huy tích cực vốn từ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết thì đồ dùng trực quan phục vụ giờ hoạt động phải đảm bảo đẹp, sinh động, hấp dẫn thì sẽ lôi cuốn trẻ vào hoạt động, phát huy tính tích cực tư duy ở trẻ. Trong tất cả hoạt động học của trẻ mầm non thì đồ dùng trực quan đóng vai trò quyết định thành công của hoạt động. Khi giáo viên lựa chọn các đối tượng để quan sát và tìm hiểu thì trước tiên phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đầy đủ. Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn (Không có cạnh sắc nhọn) và vệ sinh cho trẻ (Không có bụi bẩn). Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với nội dung đối tượng khám phá, phía dưới có chữ to giúp cho việc phát triển từ của trẻ được thuận lợi. Đồ vật thật có liên quan đến đối tượng quan sát. Khi vào một hoạt động nhận biết một đối tượng nào đó mà trẻ được quan sát đối tượng đó qua mô hình, tranh ảnh, vật thật thì trẻ sẽ rất hào hứng, tập trung chú ý quan sát các đối tượng đó, trẻ nhỏ khi được trải nghiệm thực tế, tận mắt nhìn, sờ, nắn, ngửi, nếm thử… đối tượng quan sát thì trẻ sẽ rất thích thú, trẻ trầm trồ gieo lên vì vui sướng, qua đó sẽ cuốn hút trẻ vào hoạt động, trẻ sẽ chủ động hợp tác với cô vào hoạt động, thông qua đồ dùng trực quan trẻ sẽ phát huy tư duy tích cực kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ về đối tượng quan sát, qua đó mà tư duy của trẻ được phát triển, vốn từ của trẻ phát triển, được mở rộng, cô sẽ đóng vai trò gợi mở để khai thác triệt để các đặc điểm về đối tượng, giáo viên sẽ xâu chuỗi lại thành hệ thống hòan chỉnh để giúp trẻ diễn đạt mạch lạc về các đặc điểm các đối tượng trẻ được quan sát. Căn cứ vào yêu cầu đề ra của mỗi hoạt động tôi có kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy trẻ một cách linh hoạt và sáng tạo.Hàng tháng 11/20
- ngoài những đồ dùng sẵn có trong lớp, để thu hút sự chú ý của trẻ tôi luôn sưu tầm các nguyên vật liệu chế tạo ra đồ chơi cho trẻ học: Ví dụ: Chủ đề các con vật: Tôi dùng xốp màu để tạo nên các con vật biết cử động các bộ phận, màu đẹp, hấp dẫn đối với trẻ, dùng vải vụn khâu thành các con vật và nhồi bông,... Ngoài ra tôi còn tạo nên đồ dùng bằng vỏ hộp sữa chua, lõi giấy vệ sinh, chai nước rửa bát, vỏ lon bia, vỏ chai, vỏ hến,... Cũng tương tự như vậy với chủ đề các loài hoa và quả, tôi dùng giấy bóng, xốp mỏng có màu sắc đẹp làm thành những bông hoa hồng, hoa cúc,…Tận dụng các giỏ nan xốp để trẻ cắm hoa. Sưu tầm một số tranh ảnh về các loài hoa để dạy trẻ học. Tận dụng các mảng xốp để trẻ cắm thành vườn hoa. Dùng giấy màu khác nhau nhồi bông tạo nên rất nhiều loại quả sinh động. Bên cạnh việc làm các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động thì việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cũng không kém phần quan trọng. Mỗi con người có sự khác biệt về: Hoàn cảnh, điều kiện sống, thể chất, sở thích, năng lực trình độ…, trẻ em cũng vậy.Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt khác nhau về thể chất, tình cảm, mối quan hệ xã hội, trí tuệ, tâm lý, trẻ sẽ có hứng thú, cách học và tốc độ học tập riêng. Chính vì vậy nên tôi đã dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau trong môi trường đã xây dựng. Để phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ, khi xây dựng môi trường giáo dục tôi đã luôn chú ý đến việc xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm để hỗ trợ trẻ tham gia hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi và mọi hoạt động như vậy. Đầu năm học, sau khi được phân công nhiệm vụ, tôi đã cùng với giáo viên trong nhóm, căn cứ vào không gian của lớp, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mà tôi phụ trách để xây dựng môi trường cho phù hợp, sắp xếp các góc trong lớp phải đảm bảo theo nguyên tắc “Động - động vừa - tĩnh”, với từng góc chơi, tôi luôn chú ý đến việc lựa chọn nội dung, thay đổi nội dung cho phù hợp với từng tháng, từng chủ đề, sự kiện. Bên cạnh đó tôi luôn chú ý đến việc giúp trẻ có thể hoạt động nhận biết với những nội dung đã xây dựng. Ví dụ: tháng 12 học về các con vật đáng yêu thì ở hoạt động nhận biết trẻ được nhận biết về các con vật, bên cạnh đó với môi trường tôi xây dựng lại bám vào các con vật như: Tôi sẽ chuẩn bị các loại tranh về các con vật để treo, để cho trẻ tô màu; hay tôi lại chuẩn bị nhiều con vật bằng thú nhồi bông cho trẻ chơi ở góc hoạt động với đồ vật để trẻ xây chuồng cho các con vật,…. Hay đến tháng 01 chủ đề ngày tết, trẻ sẽ được nhận biết các đối tượng liên quan đến ngày 12/20
- tết như: Bánh chưng, bánh dầy, các loại hoa, quả ngày tết,… thì nội dung ở các góc chơi tôi xây dựng có các đối tượng có trong ngày tết, để giúp trẻ củng cố thêm những kiến thức mà đã được hoạt động ở hoạt động nhận biết như: Hoạt động với đồ vật tôi cho trẻ xây dựng vườn hoa ngày tết; góc xem tranh cho trẻ xem tranh ảnh về các loại hoa, quả, các hoạt động trong ngày Tùy vào từng tháng, từng chủ đề, sự kiện tôi xây dựng môi trường vừa giúp trẻ học tốt hoạt động nhận biết, vừa giúp trẻ được học với môi trường tôi đã xây dựng. Từ việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động cũng như xây dựng môi trường giáo dục như trên đã giúp cho việc tổ chức các hoạt động trong nhóm trẻ nói chung và tổ chức hoạt động nhận biết nói riêng đã mang lại hiệu quả rất lớn, trẻ hứng thú với những đồ dùng, đồ chơi cô làm được, ngoài ra trẻ được hoạt động ở môi trường đã xây dựng góp phần củng cố thêm kiến thức ở hoạt động nhận biết, trẻ biết vận dụng những kiến thức đã học ở hoạt động nhận biết để thực hiện vào trong quá trình hoạt động ở các góc chơi, từ đó mà tư duy của trẻ được phát triển, vốn từ của trẻ được mở rộng, kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng của nhóm, lớp và của nhà trường. Biện pháp 4: Thay đổi các hình thức hoạt động nhận biết nhằm phát huy tích cực vốn từ ở trẻ. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ ở lứa tuổi 24- 26 tháng khả năng chú ý, ghi nhớ chưa cao. Trẻ chỉ có thể tập trung tối đa từ 10- 12 phút, trẻ thường dễ chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, (ngồi không ngay ngắn trong khi học, mất trật tự, không kiềm chế các hoạt động cá nhân). Trong khi đó việc trẻ tập trung, ghi nhớ có chủ đích và hứng thú trong giờ hoạt động chung là rất quan trọng. Vì vậy tôi nhận thấy rằng nếu không thay đổi, làm mới các biện pháp và hình thức dạy học khác nhau, trẻ sẽ không hứng thú trong giờ học và sẽ không đạt hiệu quả cao trong giờ dạy. Từ đó nghiên cứu các tài liệu, suy nghĩ thay đổi các hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học, và tiết học xuyên suốt theo một chủ đề. Như trước kia thường áp dụng hình thức học cô là người truyền đạt mọi kiến thức từ đầu đến cuối và trẻ chỉ ngồi quan sát và lắng nghe, trẻ không được trải nghiệm. Hình thức này đã được áp dụng đi áp dụng lại vào các hoạt động nên rất tẻ nhạt, nhàm chán trẻ sẽ không tập chung vào hoạt động. 13/20
- Thay đổi hình thức tổ chức tức là một việc làm không thể thiếu đối với trẻ mầm non nói chung. Đặc biệt đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng, trẻ rất thích những điều mới lạ, những gì khác biệt so với thường ngày. Chính vì thế nên khi tổ chức các hoạt động, căn cứ vào từng đối tượng cho trẻ nhận biết tôi chuẩn bị các đồ dùng có thể là vật thật, mô hình, tranh ảnh và đưa ra các hình thức tổ chức khác nhau để tổ chức giúp trẻ hứng thú, tích cực hoạt động, giúp cho giờ hoạt động đạt kết quả cao, trẻ thực hiện đạt được mục tiêu đề ra. Với phần gây hứng thú vào hoạt động: Đây là nội dung rất quan trọng trong một hoạt động, nếu cô có nghệ thuật gây hứng thú tốt sẽ giúp trẻ bước đầu có hứng thú, tò mò, ham muốn được tham gia vào hoạt động. Chính vì thế, tùy vào từng đối tượng cho trẻ nhận biết tôi đã tiến hành gây hứng thú riêng. Có thể bằng cách như: Tặng hộp quà, vận động 1 bài hát, chơi một trò chơi, thăm quan một mô hình…Sau đó trò chuyện với trẻ rồi dẫn dắt vào nội dùng bài học. Hay với phần phương pháp và hình thức tổ chức: Để giúp trẻ nhận biết đối tượng một cách chi tiết, cụ thể, đồng thời tạo được hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, khi hoạt động trẻ được sử dụng tối đa các giác quan, kích thích được tư duy của trẻ bằng nhiều cách khác nhau. Chính vì thế tôi đã sử dụng một số hình thức như: Khi cho trẻ nhận biết về quả cà chua. Đầu tiên tôi cho trẻ đi tham quan vườn cà chua. Sau đó tôi hái 1 quả cà chua và đưa trẻ vào trong sân cỏ và đưa ra quả cà chua cho trẻ nhận biết sâu về quả cà chua mà trẻ vừa được quan sát ngoài vườn,….. Hay khi cho trẻ nhận biết về bắp ngô; Tôi cho trẻ đi thăm quan khu hội chợ quê, sau đó cho trẻ về gian hàng nông sản quê em để quan sát, trò chuyện một lượt. Cuối cùng tôi lấy 1 bắp ngô và cho trẻ ngồi xuống để nhận biết về bắp ngô ở ngay tại gian hàng,… Bên cạnh đó tôi còn lựa chọn hình thức tổ chức dưới dạng phối hợp giữa nhận biết và các trò chơi như: Khi cho trẻ nhận biết “Cái chai nhựa”. Với đối tượng cái chai nhựa, nếu như không phối hợp với các trò chơi thì trẻ rất nhàm chán bởi vì cái chai nhựa nó không hấp dẫn, trẻ được nhìn thấy hằng ngày, nếu như khi tổ chức cô không biết cách phối hợp, đưa ra hình thức tổ chức để gây hứng thú cho trẻ thì kết quả hoạt động mang lại sẽ không cao. Chính vì thế tôi đã tiến hành cho trẻ nhận biết cái chai nhựa như sau: Đầu tiên một cô giáo sẽ đóng vai Bác Gấu đến tặng quà (Có mặc áo gấu, có hộp quà trang trí đẹp mắt), khi được nhìn Bác Gấu đến tặng hộp qùa đẹp đã gây được sự tò mò của trẻ rồi. Tiếp theo tôi sẽ cho 1 bạn lên khám phá xem trong hộp quà có gì ? khi chai nhựa được đưa ra, vì cái chai nhựa không có gì hấp dẫn thì tôi lại phải dùng thủ thuật để gây sự chú ý của trẻ như tôi đã đưa ra 14/20
- các câu hỏi như: Bác Gấu ơi! Bác tặng cô Phương và các bạn nhỏ cái gì đây ? Bác Gấu: Đố các bạn nhỏ biết đây là cái gì ? (Bác Gấu cầm chai nhựa lên để hỏi cả lớp và cá nhân các bạn nhỏ). Khi tổ chức hai giáo viên chúng tôi phải phối hợp với nhau để gợi hỏi trẻ. Sau khi trẻ biết và nói tên gọi rồi tôi sẽ tiến hành cho trẻ nhận biết các bộ phận của chai nhựa như: Nắp chai, miệng chai, cổ chai, thân chai, đáy chai,….(Màu sắc, đặc điểm to - nhỏ, tròn, tác dụng,..), tôi đã sử dụng các câu hỏi. Trong khi hỏi tôi tiến hành cho cả lớp và đưa đến từng trẻ và hỏi để trẻ nhận biết và tập nói, đồng thời giao lưu cùng trẻ. + Chiếc chai nhựa có gì đây ? (Cổ chai). + Cổ chai còn có gì ? (Nắp chai). + Nắp của chai có màu gì? Đây là cái gì? có màu gì? Nắp chai to hay bé? + Ngoài nắp ra, chai nhựa còn có gì đây? + Thân chai to hay bé? + Cô chỉ vào đáy chai và hỏi trẻ? Đây là gì của chai (Đáy chai) + Đáy chai kín hay hở ? Các con thử nhìn xem nào? - Cô đố các con chai dùng để làm gì? (Đựng nước, đựng rượu). (Cho cả lớp và từng cá nhân trẻ nhận biết và tập nói). - Không biết bác Gấu để gì trong chiếc chai nhựa này, các con có muốn cô mở cho các con xem không? (Vừa mở cô vừa hỏi để trẻ nhận biết và tập nói) + Đâu tiên cô Phương làm gì? (Vặn nắp) + Sau đấy cô làm gì đây? (Xoay nắp) - Cô Phương đã mở được rồi. Cô cầm nắp chai và hỏi trẻ. + Đây là cái gì? (Nắp chai) + Nắp chai có màu gì? - Cô giơ thân chai và hỏi trẻ. + Còn đây là gì? (Thân chai) - Các con nhìn xem trong chai có gì không? - Vậy khi đựng nước chúng ta cho nước vào đâu ? (Miệng chai). + Miệng chai đâu? hoặc chỉ vào miệng chai để hỏi. + Đây là gì? (miệng chai) - Bây giờ cô Phương sẽ cho nước vào chai qua miệng chai nhé. (Cô rót nước vào chai, vừa rót cô vừa hỏi trẻ). + Cô đang làm gì? (Rót nước) + Cô đang rót nước cho vào cái gì? (vào thân chai) + Cô rót đã sắp đầy chưa? (Cô gây chú ý cho trẻ quan sát và nói) - Rót nước đầy vào chai rồi. Bây giờ cô Phương phải làm gì? (Đóng nắp) + Vì sao phải đóng nắp lại? (Để không bị đổ nước) 15/20
- - Bây giờ cô Phương sẽ đóng nắp chai lại (Vừa làm cô vừa hỏi trẻ) + Đầu tiên cô Phương phải làm gì? (Đặt nắp lên miệng chai) + Tiếp theo cô Phương phải làm gì? (Xoay nắp). + Cô đang làm gì? (Xoay nắp) + Cô xoay đã chắc chưa? (Đưa cho trẻ kiểm tra) -> Cô Phương đã xoay được nắp chai chặt rồi, bây giờ nước sẽ không bị chảy ra nữa. Vừa nói cô vừa dốc chai ngược lại cho trẻ xem. - Cô Phương vừa cho các con nhận biết về cái gì đây? (Chai nhựa). Chai dùng để làm gì? (Đựng rượu, đựng nước,…) Sau khi cho trẻ nhận biết về đặc điểm của cái chai nhựa tôi tiến hành mở rộng cho trẻ các loại chai khác như: Chai thủy tinh, chai bằng sứ, chai to, chai nhỏ,…) cho trẻ nhận biết và tập nói về tên gọi của các chai đó. * Tiếp theo tôi lại cho trẻ trải nghiệm qua các trò chơi - Trò chơi 1: Mở, đóng nắp chai. + Tôi sẽ chia lớp thành 2 đội đó là đội màu xanh và đội màu đỏ. Đội màu xanh sẽ lên chọn những chiếc chai có nắp màu xanh và về vị trí của đội mình để tập đóng và mở nắp chai, còn đội màu đỏ sẽ lên chọn những chiếc chai có nắp màu đỏ và về vị trí tập đóng, mở nắp chai. + Cho trẻ lên chọn chai và về bàn thực hiện chơi. + Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát và hướng dẫn, giúp đỡ trẻ. - Trò chơi 2: Cho trẻ bỏ sỏi vào và lắc tạo ra tiếng kêu. Hai giáo viên chúng tôi sẽ thay nhau đóng vai các nhân vật để hỏi trẻ: + Bác gấu: Những chiếc chai mà các con đang cầm trên tay có tác dụng dùng để đựng nước, đựng rượu. Ngoài ra chiếc chai còn có nhiều tác dụng rất kỳ diệu nữa đấy. Bây giờ các bé hãy lấy những viên sỏi này bỏ vào trong cái chai rồi lắc xem có điều gì xảy ra nhé! (Cho trẻ thả sỏi vào chai và lắc). Sau đó cô gợi hỏi trẻ: Chúng mình có nghe tiếng gì không ?, Tiếng kêu như thế nào?,… Qua việc tổ chức như trên trẻ trong nhóm rất hứng thú, say mê vào các hoạt động, trẻ được rèn luyện các kỹ năng trong quá trình trải nghiệm, thông qua các trò chơi. Bên cạnh việc thay đổi các hình thức tổ chức trên tiết học. Với trẻ 25-36 tháng tư duy của trẻ còn hạn chế trẻ dễ nhớ nhưng cũng mau quên nên tôi còn tổ chức cho trẻ được học ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động như: Hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều,…trong các hoạt động này tôi tiến hành tổ chức cho trẻ ôn lại các đối tượng đã được học trên các tiết học để giúp trẻ củng cố và mở rộng thêm kiến thức, khi trẻ tiếp xúc với đối tượng đó. Ngoài 16/20
- ra trong giờ đón trẻ tôi cũng tranh thủ để kết hợp dạy trẻ: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ. Như vậy có thể nói. Việc thay đổi các hình thức tổ chức các hoạt động nhận biết như trên đã giúp cho trẻ của nhóm tôi phụ trách tích cực, hứng thú trong các hoạt động hơn, trẻ mạnh dạn, tự tin khi hoạt động, trẻ sử dụng ngôn ngữ nhiều hơn, tư duy của trẻ được hoạt động tích cực hơn. Từ đó góp phần rất lớn cho việc hoàn thiện nhân cách ban đầu của đứa trẻ. Biện pháp 5: Lồng ghép tích hợp qua các hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi cũng là một phương pháp rất hữu hiệu trong việc giúp trẻ nâng cao chất lượng hoạt động nhận biết, qua đó giúp trẻ phát triển vốn từ phong phú đa dạng. Ngoài những giờ hoạt động nhận biết ra tôi thường tích hợp hoạt động nhận biết thông qua các hoạt động khác như hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời... thông qua các hoạt động tôi thường đưa ra các câu hỏi để bồi dưỡng thêm cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. VD: Thông qua giờ đón, trả trẻ: Ai đưa con đi lớp, hôm nay con mặc áo gì?, balo con có màu gì...? lớp con có bạn nào? con có thích được đi lớp không?... Qua đó tôi kết hợp giáo dục trẻ lễ phép chào hỏi. VD : Thông qua giờ ăn trước khi ăn tôi sẽ hỏi trẻ hôm nay ăn món gì, cô cho trẻ nhắc lại món ăn đó, hoặc khi chia cơm tôi sẽ cho trẻ đọc bài thơ ‘‘ Giờ ăn’’ để giúp hình thành thói quen phát triển vốn từ cho trẻ. Thông qua giờ ngủ khi lên giường tôi sẽ cho đọc cho trẻ nghe bài thơ ‘‘ Giờ đi ngủ’’ khi trẻ đã thuộc thì tôi sẽ cho trẻ đọc theo để giúp trẻ phát triển vốn từ qua các bài thơ. Thông qua giờ chơi : Lứa tuổi 24- 36 tháng chủ yếu hoạt động với đồ vật vì vậy khi chơi đồ chơi trẻ rất thích thú. Khi trẻ đang chơi đồ chơi thì tôi sẽ hỏi trẻ con có cái gì vậy ?,cô có cái gì đây, còn đây là cái gì ? có màu gì ?... thông qua đồ dùng đồ chơi trẻ được làm quen với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ để kích thích phát triển vốn từ cho trẻ, giúp trẻ phát âm chuẩn được các vốn từ về các hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ ,trẻ được làm quen và hình thành những khả năng tư duy, tưởng tượng mà hàng ngày cô giáo và cha mẹ vẫn thường cho trẻ thấy qua các góc chơi ở lớp qua mảng chủ đề, qua các giờ học,qua các tranh ảnh, hình ảnh và trẻ được tếp xúc ở bên ngoài với những sự vật hiện tượng Để việc cảm thụ và nói chính xác vốn từ khi trẻ phát âm sao cho đủ câu, tròn trịa. 17/20
- Biện pháp 6: Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh góp phần nâng cao hoạt động nhận biết. Sự phối kết hợp giữa gia đình và cô giáo là một mắt xích rất quan trọng nếu chỉ có cô dạy thì chưa đủ mà việc phối hợp với phụ huynh cùng dạy là một vấn đề quan trọng. Bởi vậy, hằng ngày vào giờ đón, trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi về tình hình học tập của trẻ với phụ huynh. Mỗi chủ đề tôi thường tạo môi trường cho trẻ học, tuyên truyền với phụ huynh để phụ huynh cùng chuẩn bị với giáo viên đồ dùng tự chế phục vụ cho các hoạt động, trong đó có hoạt động nhận biết. Ngoài việc trao đổi với phụ huynh các nội dung học trong tuần, trong tháng trên bảng những điều phụ huynh cần biết trên lớp, tôi đã tạo nhóm zalo để tạo trao đổi về tình hình sức khỏe,học tập của các con, bên cạnh đó còn đăng tải các hoạt động ở nhóm cho phụ huynh được biết ở nhóm trẻ các con thường được làm gì,.... Ngoài ra còn vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi và cùng cô chuẩn bị đồ dùng phục vụ các hoạt động trên nhóm.Ví dụ: Chuẩn bị có giờ nhận biết về Hoa hồng, tôi vận động phụ huynh ủng hộ cho mỗi con 1 bông hoa hồng mang đến lớp để cô tổ chức cho các con nhận biết chính từ những bông hoa hồng mà bố mẹ trẻ mang đến như: Cho trẻ nói về bông hoa mà bố mẹ mang đến (Tên hoa, màu hoa, các đặc điểm của hoa hồng,... ) Sau khi được cô tổ chức cho trẻ nhận biết ở lớp rồi cô còn trao đổi, đưa nội dung hoạt động ở lớp và động viên phụ huynh cung cấp, trao đổi với con thêm khi về nhà,.. với những trẻ nói còn ngọng, còn nhầm hay còn chưa chú ý, tôi lại trao đổi trực tiếp, trao đổi riêng và không đưa lên nhóm,.... Vì là trẻ nhà trẻ, trẻ bắt đầu nhận biết tập nói mọi thứ xung quanh trẻ, tôi trao đổi với phụ huynh về ý nghĩa hoạt động nhận biết của trẻ và yêu cầu phụ huynh cùng phối hợp với cô giáo. Hàng ngày phụ huynh phải dành nhiều thời gian thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, để trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật hiện tượng xung quanh. Học chủ đề nào tôi nhắc phụ huynh cho trẻ xem tranh ảnh,vật thật về chủ đề đó để trẻ nhận biết được các đặc điểm cấu tạo, các bộ phận của đối tượng. Dạy trẻ tập nói nhiều lần để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với những cháu mới đi trẻ còn nhút nhát hay khóc, hơn nữa trẻ rất hay nói ngọng, nói lắp thì vai trò của phụ huynh, cô giáo phối hợp với cùng nhau là trò chuyện với trẻ rất cần thiết bởi nó giúp trẻ được vận dụng những kiến thức đã học phát triển vốn từ của trẻ. Ngoài ra tôi còn mời phụ huynh đến dự các tiết dạy để phụ huynh biết được việc làm của cô, của trẻ và có ý thức ủng hộ kinh phí nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi. Mặt khác trong năm học, được sự chỉ đạo của trường tôi đã tổ 18/20
- chức họp phụ huynh 3 lần để thông báo kết quả học tập và đưa ra phương hướng thực hiện ở kì tiếp theo để phụ huynh kết hợp cùng cô dạy trẻ. Như vậy từ những việc làm trên đã đem lại kết quả cao, ý thức phụ huynh đối với việc phối kết hợp với nhà trường gắn kết, thay đổi cách nhìn nhận của mình với ngành học mầm non một cách rõ dệt, tích cực phối kết hợp cùng với các cô để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhóm thực hiện hoạt động nhận biết đạt kết quả cao . Bằng biện pháp như vậy tôi thấy vốn từ của trẻ được cải thiện , mở rộng, ngôn ngữ phát triển vượt bậc, khả năng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp cũng rất tốt. . 5. Kết quả Sau một năm nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng phát triển vốn từ qua hoạt động nhận biết” đã giúp cho chất lượng trẻ được nâng lên rõ rệt , vốn từ của trẻ được mở rộng, ngôn ngữ phát triển, trẻ nói được nhiều hơn, mạnh dạn phát âm to rõ ràng hơn, bản thân tôi không ngừng phấn đấu học tập, trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để và nâng cao vốn hiểu biết và mở rộng kiến thức, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Bản thân tôi cảm thấy tự tin hơn trước mỗi giờ lên lớp hay trong các buổi dự giờ, thanh tra, thao giảng đều mang lại kết quả cao. Rất đáng mừng là phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm hơn nữa đến việc học tập của trẻ, đặc biệt là nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nhận biết đối với việc phát triển toàn diện cho trẻ say này. Đa số phụ huynh học sinh ngày càng tin tưởng và coi trọng giáo viên mầm non hơn, có cái nhìn mới hơn về ngành học, thể hiện qua sự quan tâm đến việc đưa trẻ đến lớp. Từ đó phụ huynh rất nhiệt tình hưởng ứng và phối hợp chặt chẽ với giáo viên và nhà trường để cùng có biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. - Cụ thể tôi đã thu được kết quả như sau: STT Nội dung khảo sát. Số lượng Đạt Chưa đạt trẻ tham Số % Số % gia lượng lượng 1 Nề nếp thói quen. 24 23 95% 1 0,5% 2 Trẻ nói ngọng, nói lắp. 24 20 83% 4 17% 3 Trẻ nói được câu 1-2 từ. 24 24 100% 0 0 4 Trẻ nói được câu 3- 4 từ. 24 23 95% 1 0,5% 5 Khả năng nghe hiểu lời nói. 24 22 91% 2 0,9% 6 Khả năng nghe và nhắc lại các 24 20 83% 4 17% 19/20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1794 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 24 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 25 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 44 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 50 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 14 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 21 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 18 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 8 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn