intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động với đồ vật ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động với đồ vật ở trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá được khả năng hoạt động với đồ vật của từng trẻ để biết được, những điểm mạnh, điểm còn hạn chế, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp tốt nhất để cho trẻ hoạt động với đồ vật đạt hiệu quả cao trong thời gian sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động với đồ vật ở trường mầm non

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài. Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trong cấp học mầm non thì trẻ ở độ tuổi nhà trẻ có một đặc điểm tâm sinh lý khác hẳn so với độ tuổi mẫu giáo. Mọi hoạt động và tư duy cuả trẻ đều được hình thành qua các hoạt động với các đồ vật mô phỏng cùng cô và bạn. Hoạt động với đồ vật là một hoạt động chủ đạo của trẻ độ tuổi 24- 36 tháng. Đối với trẻ , hoạt động với đồ vật được chơi với đồ dùng đồ chơi là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Thông qua hoạt động với đồ vật, đồ chơi trẻ có thể tìm tòi, khám phá, trẻ được thao tác với các đồ vật…, qua đó giúp trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tinh cảm quan hệ xã hội được phát triển về nhân cách một cách toàn diện. Bản thân tôi là một giáo viên đã chăm sóc và giáo dục trẻ tại độ tuổi nhà trẻ, tôi thấy hình thức tổ chức hoạt động vẫn chưa được phong phú, còn hạn chế chưa thu hút được trẻ. Đặc điểm của lứa tuổi này lứa tuổi bé nên còn gặp nhiều hạn chế trong các hoạt động.Trẻ còn chưa có được vận động tinh đôi tay của mình nhiều.Khi tham gia chơi trẻ nhanh chán và rời bỏ cuộc chơi. Mặt khác phụ huynh còn bận rộn với công việc nên chưa giành nhiều thời gian tìm hiểu về tâm lý và khả năng của trẻ.Trẻ không có được cơ hội hoạt động trải nghiệm, khám phá cùng người lớn.Vậy làm thế nào để trẻ thích thú , mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia vào các hoạt động. Đây là một nhiệm vụ rất qun trọng của giáo viên phụ trách lớp nhà trẻ 24-36 tháng. 2. Đối tượng nghiên cứu. Trẻ NT 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non Đoàn Xá 3. Mục tiêu của biện pháp. Đánh giá được khả năng hoạt động với đồ vật của từng trẻ để biết được, những điểm mạnh, điểm còn hạn chế, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp tốt nhất để cho trẻ hoạt động với đồ vật đạt hiệu quả cao trong thời gian sắp tới. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng: * Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm do phòng giáo dục và trường tổ chức. Trẻ ở lớp đa số trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không có trẻ khuyết tật.
  2. 2 Các bậc phụ huynh quan tâm đến các hoạt động của trẻ trong trường mầm non. Một số phụ huynh thường xuyên trao đổi với giáo viên trực tiếp cũng như qua tin nhắn zalo, facebook,... để trao đổi về tâm lý của trẻ những lúc trẻ ở nhà. * Khó khăn: Mặc dù đã được nhà trường trang bị đồ dùng đồ chơi nhưng số lượng chưa đáp ứng cho việc dạy và học theo kế hoạch của giáo viên đề ra. Đồ chơi cho trẻ hoạt động trải nghiệm khám phá còn hạn chế, đồ chơi tự tạo chưa nhiều. Trẻ còn non nớt, các cháu bắt đầu đi học còn khóc nhiều, một số trẻ biểu hiện khủng hoảng, chưa quen với các cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt động ở lớp, các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu đều có sở thích và cá tính khác nhau. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu trẻ không còn hứng thú. Hình thức tổ chức của giáo viên còn đơn điệu, chưa hấp dẫn gây hứng thú với trẻ. Nhận thức của một số bậc phụ huynh về hoạt động của trẻ chưa cao, cho rằng trẻ còn nhỏ chưa cần phải dạy nên không cho trẻ được trải nghiệm. Trước khi nghiên cứu các biện pháp mới để phù hợp với tình hình của trẻ tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của trẻ lớp tôi khi hoạt động với đồ vật ngay từ đầu năm học và thu được kết quả như sau: Bảng khảo sát trước khi thực nghiệm đề tài ( Số lượng:25 trẻ) Các thói quen và hành vi văn minh 60% trong khi chơi. 40% Trẻ tập trung và làm đúng theo yêu 76% cầu của cô. 24% Chưa đạt Trẻ có khả năng ghi nhớ và lặp lại 72% các thao tác cô đã hướng dẫn. 28% Đạt Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 68% cùng cô 32% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Từ kết quả này đã khiến tôi suy nghĩ làm thế nào để khắc phục tình trạng trên.Có những thuận lợi và khó khăn sau: 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của biện pháp. 2.1. Cơ sở lý luận. Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ 24-36 tháng tuổi. Đó chính là hoạt động của trẻ với thế giới đồ vật dưới sự hướng dẫn của người lớn, nhằm lĩnh hội chức năng của đồ vật và phương thức sử dụng tương ứng.
  3. 3 Hoạt động với đồ vật giúp trẻ phát triển các giác quan, cử động, vận động đặc biệt là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay đó là vận động tinh. Kỹ năng vận động tinh là kỹ năng sử dụng những phần cơ của bàn tay, ngón tay để thực hiện những chuyển động nhỏ, là khả năng cùng sử dụng mắt, tay và ngón tay để thực hiện các động tác. 2.2. Cơ sở thực tiễn. Qua việc tiếp xúc với trẻ hằng ngày trong thời gian chưa nghiên cứu biện pháp, tôi thấy có những ưu điểm và hạn chế sau: * Ưu điểm: Tôi thấy đa số trẻ lớp tôi rất thích hoạt động với đồ vật, biết chơi đoàn kết với bạn. Cả 2 cô được giao nhiệm vụ chăm sóc giáo dục tại nhóm lớp đều yêu nghề, mến trẻ và luôn trăn trở tạo ra các biện pháp để công việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Phụ huynh thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình của trẻ . * Hạn chế: Bản thân tôi còn nhiều hạn chế trong trong công tác chăm sóc trẻ mầm non đặc biệt là trẻ nhà trẻ. Thiết kế các hoạt động phải đáp ứng được cả yếu tố cá nhân và tập thể trẻ, lựa chọn các đồ dùng dạy học và cách thức tiếp cận truyền đạt cho trẻ hiểu. Tuy nhiên trong quá trình triển khai bản thân tôi gặp khó khăn trong vấn đề tạo môi trường và đồ dùng sáng tạo để phù hợp cho trẻ hoạt động Là giáo viên trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi cảm thấy trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động . Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề giáo dục trẻ hoạt động với đồ vật. Xuất phát từ những lý luận, thực tiễn và khắc phục những hạn chế nêu ở trên , là một giáo viên tôi không ngừng suy nghĩ, nghiên cứu, tìm ra biện pháp hoạt động với đồ vật để phát triển vận động tinh cho trẻ. Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động với đồ vật ở trường mầm non”. 3. Áp dụng biện pháp. 3.1 Mô tả biện pháp, cách tiến hành thực nghiệm sư phạm của biện pháp Từ những lý luận, thực tiễn, ưu điểm đã có và còn những hạn chế, tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi tích cực tham gia hoạt động với đồ vật” và đưa ra một số biện pháp như sau: * Biện pháp 1: Nâng cao kiến thức, tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng bản thân. Để có thể thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng cho trẻ hoạt động với đồ vật có hiệu quả. Trước tiên bản thân phải xác định mình cần tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác của bản thân, không chỉ nghiên cứu
  4. 4 nắm vững mục đích, yêu cầu của hoạt động mà cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện và cách thức tổ chức giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó. Với mong muốn giúp trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật trước tiên bản thân thường xuyên nghiên cứu kỹ từng đề tài để đưa ra mục đích, kiến thức, kỹ năng, thái độ sao cho phù hợp với từng đối tượng trẻ ở lớp, trên cơ sở đó tôi lựa chọn các hình thức thủ thuật để thu hút trẻ vào hoạt động. Sau khi thực hiện thôi thấy bản thân nắm vững được kiến thức hướng dẫn cho trẻ hoạt động với đồ vật. Tích lũy được phần nào kinh nghiệm quý báu cho bản thân và phục vụ thiết thực cho các hoạt động đổi mới dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, giúp trẻ tích cực hơn trong các hoạt động học tập và vui chơi. * Biện pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động với đồ vật phù hợp và hấp dẫn . Muốn thực hiện tốt hoạt động với đồ vật cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng đạt chất lượng và hiệu quả. Trước tiên phải tạo môi trường đa dạng, phong phú, hấp dẫn, an toàn cho trẻ.Bố trí sắp xếp các góc có lối đi rộng rãi, giữa các góc đủ rộng cho trẻ chơi, thuận lợi cho trẻ hoạt động: - Đối với môi trường trong lớp. Tùy theo chủ đề từng tháng, tôi sắp xếp đồ chơi gọn gàng đẹp mắt, ngang tầm với trẻ, thật hấp dẫn và thu hút trẻ. Đồ chơi phong phú với nhiều chủng loại màu sắc giúp rèn trí tuệ cho trẻ. Khu vực hoạt động với đồ vật: Tôi chuẩn bị những bông hoa có màu xanh- đỏ đục lỗ để trẻ xâu vòng, các đồ dùng đồ chơi cho trẻ xếp hình, lắp ghép, khối gỗ để trẻ xếp nhà, bộ lồng hộp để trẻ chơi lồng hộp…. Khu vực chơi thao tác vai: Khi chơi với Búp Bê tôi sắp xếp búp bê to - nhỏ, có bát, thìa, cốc, khăn lau để trẻ cho em búp bê ăn, khi cho búp bê ngủ có giường cho búp bê nằm ngủ. Ví dụ: Xây dựng góc mở cho khu vực hoạt động với đồ vật bằng bảng găm hình ảnh cho trẻ hoạt động. Trẻ được hoạt động theo quy trình góc mở mà cô đã chuẩn bị giúp trẻ nhớ lâu hơn, tư duy của trẻ phát triển hơn hình thành nên nhiều kỹ năng chơi cho trẻ. - Tạo môi trường ngoài lớp. Phối hợp với nhà trường, tôi và các cô giáo trong trường đã sáng tạo một sân chơi thoáng mát sạch sẽ gọn gàng, có vườn hoa, cây cảnh xanh tốt rực rỡ màu sắc, có vườn rau, củ theo mùa, có góc thiên nhiên ngoài lớp để trẻ tìm hiểu khám phá trải nghiệm các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, môi trường “xanh, sạch, đẹp và
  5. 5 an toàn” là điều kiện rất tốt để tận dụng môi trường dạy trẻ nhận biết phân biệt màu một cách nhanh, chính xác. Ví dụ: Tận dụng vườn rau, vườn hoa, cây cảnh cho trẻ quan sát khi dạo chơi tham quan ngoài trời. * Biện pháp 3: Tích cực sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. Đồ dùng đồ chơi giúp trẻ trở nên năng động, hiểu biết hơn về thế giới xung quanh đồng thời rèn luyện cho trẻ sự khéo léo khi sử dụng đồ vật. Đồ chơi tự tạo thường có màu sắc rất đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn bởi chúng được tạo ra từ những nguyên vật liệu có sẵn, dễ kiếm, dễ làm. Các giáo viên trong tổ nhà trẻ đã sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: Vỏ áo ngô, đay, cói, lõi, vỏ ngao, vỏ trai, ốc, hến, vỏ chai đã qua sử dụng...và các nguyên vật liệu tự nhiên Lá cây, mo cau..các nguyên vật liệu sẵn có: Giấy màu, xốp, vải vụn, len, bìa cát tông... đã tạo ra nhiều các sản phẩm đa dạng phong phú chủng loại và có hiệu quả cao trong việc sử dụng giảng dạy đặc biệt là cho trẻ hoạt động với đồ vật. Ví dụ:Trong chủ đề “Những con vật đáng yêu” ở các góc chơi tôi đã làm những đồ chơi là các con vật xung quanh bé từ những phế liệu bằng nhựa như: Vỏ ngao, ống sữa chua, lá cây, giấy xốp, keo, Ở chủ đề “Cây, rau quả và những bông hoa đẹp”tôi đã dùng vải vụn ,thảm màu, keo để tạo ra củ cà rốt và các loại rau khác có màu sắc bắt mắt. Với giải pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động với đồ vật. *Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ thông qua hoạt động trong ngày. Hoạt động với đồ vật là hoạt động đáp ứng nhu cầu của trẻ về tìm hiểu thế giới đồ vật xung quanh, nhận biết, công dụng, cách sử dụng một số đồ dùng đồ chơi, phát triên lời nói, phát triển các giác quan. Tuy nhiên như chúng ta đã biết mỗi trẻ đều có khả năng tiếp thu lĩnh hội kiến thức khác nhau,có trẻ tiếp thu nhanh, có trẻ tiếp thu chậm. Vì thế tôi tận dụng mọi lúc, mọi nơi để dạy trẻ nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức cho trẻ cũng như giúp trẻ mở rộng và hiểu biết về cuộc sống thực. - Với giờ đón trẻ: Khi đón trẻ vào lớp tôi cho trẻ chơi tự do các khu vực góc. Tôi đặt câu hỏi: Con đang chơi trò gì? Đồ chơi có màu gì? Để làm gì? Từ đó giúp làm giàu vốn kiến thức cung cấp thêm kỹ năng chơi cho trẻ. - Giờ hoạt động chơi tập có chủ đích.
  6. 6 Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi việc tổ chức hoạt động với đồ vật qua hoạt động chơi tập có chủ đích là yêu cầu quan trọng đòi hỏi cao về kiến thức kỹ năng sư phạm và khả năng truyền thụ của người giáo viên. Ngoài ra tôi luôn phải quan sát nắm được nhận thức riêng của từng trẻ. Tôi thường xuyên theo dõi quan sát và nắm bắt khả năng của từng trẻ, từ đó xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp chăm sóc, giáo dục cho phù hợp mang lại hiệu quả cao cho trẻ hoạt động với đồ vật tại nhóm lớp mình. Ví dụ: Khi cho trẻ hoạt động “xếp nhà ” chủ đề “Những con vật đáng yêu”. Tôi kể đoạn chuyện: Trời mưa to gió lớn nên đổ nhà và hư hết đường vào nhà của bạn vịt con rồi, cô cháu mình cùng giúp bạn vịt xếp lại chuồng cho bạn vịt con nhé. Tôi gợi ý cho trẻ là cần làm xếp nhà cho bạn vịt, yêu cầu đối với trẻ ở đây là xếp cả nhà chuồng và đường đi cho vịt vào nhà. Tôi nhắc lại kỹ năng xếp nhà cho trẻ cần xếp khối hình vuông trước và xếp chồng khối hình tam giác lên trên, sau khi xếp nhà xong yêu cầu trẻ xếp thêm đường đi cho vịt vào nhà, để xếp được đường cho vịt vào nhà thì cô xếp các khối gỗ hình chữ nhật liên tiếp cạnh nhau thành đường đi. Khi xếp xong để cho trẻ hứng thú bất ngờ tôi cho một con vịt có thể chuyển động được bằng cách kéo dây cót cho vịt di chuyển, cô kéo sợi dây dài vịt con sẽ chuyển động đi trên đường cô vừa xếp về nhà. Lúc này trẻ rất thích thú tôi cho trẻ thực hiện xếp nhà và đường đi cho vịt, trong khi trẻ xếp tôi khuyến khích, động viên khen ngợi, nhắc trẻ phải đặt các khối gỗ sát nhau trùng khít, khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi: Xếp gì?, xếp nhà và đường đi cho bạn nào?. Cuối cùng cho trẻ hát múa đưa bạn vịt về nhà. Qua hoạt động chơi tập có chủ đích xếp nhà cho bạn vịt tôi thấy, kỹ năng thao tác với đồ vật của trẻ lớp tôi đã phát triển, trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. Tôi luôn tôn trọng những sản phẩm của trẻ, đưa ra những lời nhận xét, đánh giá các sản phẩm đó nhằm tạo nên niềm vui cho trẻ và kích thích trẻ mong muốn tạo ra được nhiều sản phẩm hơn nữa - Giờ chơi tham quan: Trẻ được dạo chơi quan sát thiên nhiên và những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ, tôi tạo điều kiện để trẻ được quan sát, gợi hỏi để trẻ nói lên màu sắc của sự vật, hiện tượng khi được nghe, được nhìn thấy. Ví dụ: Khi dạo chơi đến bên cây hoa cúc, Tôi hỏi trẻ: “Đây là cây gì?” “Đây là cái gì?” “lá hoa có màu gì?” “Hoa cúc có màu gì?. Trẻ nhận biết màu sắc của cây và màu sắc của bông hoa từ đó khắc sâu hơn cho trẻ về kỹ năng nhận biết phân biệt các màu. - Giờ hoạt động chiều: Tôi cho trẻ chơi tự chọn ở các khu vực góc, tôi quan sát và khuyến khích mở rộng hoạt động vui chơi của trẻ bằng cách tạo điều kiện cho trẻ chơi. Đặt ra câu hỏi gợi mở, khen ngợi, động viên trẻ chơi ở các khu vực góc khi trẻ được hoạt động với đồ vật.
  7. 7 Trẻ được hoạt động với đồ vật dưới hình thức trẻ làm trung tâm đã tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin và hứng thú, trẻ hoạt động tự nhiên không gượng gạo, gò bó, giả tạo, trẻ tự nguyện tham gia hoạt động . * Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ hoạt động với đồ vật được tốt hơn. Ngoài việc củng cố kiến thức thông qua hoạt động với đồ vật, thì việc trao đổi với phụ huynh để thống nhất chương trình và phương pháp dạy trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng. Vì thế vào đầu năm học tôi lên kế hoạch họp phụ huynh để thông báo cho phụ huynh biết về nội dung chương trình của bộ môn và trao đổi về tình hình học tập ở lớp và tính cách từng trẻ. Ví dụ: Cháu Cao Uy khi chơi hoạt động với đồ vật hay ném đồ chơi lộn xộn, tranh giành đồ chơi của bạn, và rất hiêú động.Tôi sẽ trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp rèn cho trẻ ở nhà . Để cho trẻ hoạt động với đồ vật là nhờ một phần không nhỏ của các bậc phụ huynh tham gia đóng góp nguyên vật liệu đã qua sử dụng như: Chai dầu gội đầu, dầu rửa bát, đĩa CD, chai nước giặt... để cho cô giáo và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động. 3.2. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của biện pháp * Ưu điểm: Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm do phòng giáo dục và trường tổ chức. Có kinh nghiệm trong thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động với đồ vật giúp trẻ phát triển trí tuệ và thẩm mỹ. Đồ chơi sáng tạo cho trẻ chủ yếu là các nguyên vật liệu có sẵn nên thuận lợi cho cô giáo và phụ huynh sưu tầm. Phụ huynh và giáo viên luôn có sự gần gũi để kết hợp cùng cô trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. * Hạn chế: Các giải pháp này đòi hỏi người giáo viên phải mất nhiều thời gian và quá trình tìm hiểu các đối tượng như: Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, quan sát trẻ trong quá trình trẻ tham gia vào hoạt động với đồ vật. Trẻ 24- 36 tháng tuổi do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, các cháu bắt đầu đi học còn khóc nhiều, một số trẻ biểu hiện khủng hoảng, chưa quen với các cô và các bạn, các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu đều có sở thích và cá tính khác nhau.Đa số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin có nhiều trẻ tỏ ra hiếu động, không nghe lời cô, thiếu kỷ luật vì quen với môi trường được tự do ở nhà. 3.3 Đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp:
  8. 8 * Đối với trẻ: Sau một thời gian áp dụng biện pháp, tôi thấy trẻ có thói quen nề nếp tốt, mạnh dạn tự tin tham gia, hoạt động nhận biết của trẻ được mở rộng, sử dụng đồ dùng khéo léo hơn, tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo. Kết quả đó được thể hiện qua bản dưới đây Các thói quen và hành vi văn 10% minh trong khi chơi. 90% Trẻ tập trung và làm đúng theo 14% yêu cầu của cô. 86% Trẻ có khả năng ghi nhớ và lặp Chưa đạt 13% lại các thao tác cô đã hướng dẫn. 87% Đạt Trẻ hứng thú tham gia hoạt 10% động cùng cô 90% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Đối với giáo viên:Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động với đồ vật. Có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật. Đối với nhà trường: Tạo được niềm tin từ phụ huynh, tăng số trẻ đến trường. Đối với phụ huynh: Phụ huynh tin tưởng nhà trường gửi con em mình đến lớp đều không còn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện. Tích cực lắng nghe, chia sẻ của giáo viên để nắm bắt được những kiến thức khi cho trẻ hoạt khi cho trẻ hoạt động với đồ vật ở nhà. III. Kết luận và kiến nghị. 1. Đánh giá khả năng triển khai rộng rãi của biện pháp và hướng phát triển tiếp theo * Đánh giá khả năng triển khai rộng rãi của biện pháp Sử dụng biện pháp này, có ưu điểm là đưa ra các biện pháp có tính mới, sáng tạo, logic khoa học, đảm bảo tính vừa sức với trẻ và phù hợp với tình hình thực tế tại trường và, mà đạt được hiệu quả cao khi áp dụng như: Trẻ có thói quen nề nếp tốt, mạnh dạn tự tin , hoạt động nhận biết của trẻ được mở rộng, sử dụng đồ dùng khéo léo hơn, tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo, trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.Các biện pháp khắc phục được những hạn chế trước đó. Do đó biện pháp, có thể áp dụng nhân rộng ở các lớp khác trong toàn trường và các cơ sở giáo dục mầm non khác. * Hướng phát triển tiếp theo Tiếp tục áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động với đồvật trong các năm học tiếp theo. Nghiên cứu và bổ sung thêm các giải pháp mới giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi chủ động, mạnh dạn, tự tin khi hoạt động với đồ vật.
  9. 9 2. Bài học kinh nghiệm. Để có được kết quả cao trong việc giúp trẻ 24- 36 tháng có thói quen nề nếp tốt, mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động với đồ vật , trong qua quá trình thực hiện đề tài này tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Bản thân tôi phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tích cực vận dụng sáng tạo các phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp với tình hình thực hiện tại nhà trường và tại lớp mình . Luôn nỗ lực để xây dựng và khai thác môi trường học tập theo hướng mở để thúc đẩy hình hành tư duy tích cực, sáng tạo ở trẻ. Khai thác sự sáng tạo, tính chủ động tích cực thông qua việc tổ chức cho trẻ làm những sản phẩm phục vụ cho hoạt động học tập, vui chơi của trẻ. Đồng thời phải có sự kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ 3. Đề xuất, kiến nghị. Để thực hiện tốt đề tài này bản thân là giáo viên đang trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, tôi mong muốn lãnh đạo các cấp quan tâm nhiều hơn nữa đến việc bổ sung đồ dùng, đồ chơi, diện tích vui chơi, đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy và học. Xây dựng vườn, góc thân thiện phong phú nhiều hơn, mang giá trị sử dụng cao. IV. Phụ lục Hình ảnh minh họa biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham hoạt động với đồ vật. V. Tài liệu tham khảo Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 24-36 tháng tuổi; Trần Thị Ngọc Trâm chủ biên hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo chủ đề trẻ 24-36 tháng tuổi nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2019 NGƯỜI VIẾT PHÙNG THỊ VÂN PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA LÃNH ĐẠO CƠ SỞ GIÁO DỤC ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2