Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3-TPVL năm học 2021-2022
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3-TPVL năm học 2021-2022" được hoàn thành với các biện pháp như: Học tập bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tìm ra các biện pháp tổ chức tốt hoạt động cho trẻ; Thường xuyên luyện tập cơ thể và có kế hoạch soạn giảng trước khi thực hiện các hoạt động phát triển thể chất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3-TPVL năm học 2021-2022
- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3- TPVL. Năm học 2021-2022 I. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24- 36 THÁNG TUỔI PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG MẦM NON 3 - PHƯỜNG 3-TPVL. NĂM HỌC 2021-2022” II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ SKKN: 1. Lí do chọn đề tài: Với thông điệp “Sức khỏe là vàng” là câu nói mà hầu như ai cũng đã nghe qua mà ít để ý đến. Thì đối với trẻ em cũng vậy thường các bậc phụ huynh chỉ quan tâm về hàm lượng dinh dưỡng hay khẩu phần ăn của trẻ mà quên đi việc rèn luyện cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh thông qua các vận động, chỉ khi cơ thể khỏe mạnh thì trẻ mới có thể thụ hưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống này. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, trẻ được tham gia nhiều hoạt động và mỗi hoạt động đều góp phần quan trọng và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, trong đó có hoạt động phát triển thể chất là một trong những hoạt động chủ yếu nhất. Hoạt động phát triển thể chất là một trong những hoạt động quan trọng, bởi vì hoạt động phát triển thể chất lồng ghép sức khỏe, dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời phát triển toàn diện cân đối, hài hòa về hình dáng và các bộ phận cơ thể, và thông qua các bài tập vận động, trò chơi vận động, chế độ dinh dưỡng ở trường, ở lớp sẽ giúp trẻ trở nên mạnh dạn, nhanh nhẹn hơn khi tham gia các hoạt động khác. Năm học 2021-2022 tôi được phân công dạy trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng tuổi, với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cùng với những sự cần thiết về phát triển thể chất cho trẻ bản thân tôi nhận thấy được trẻ cần phải có thói quen tự giác vận động, rèn luyện sức khỏe để phát triển thể chất tốt. Vì thế tôi đã suy nghĩ phải làm sao tìm ra những giải pháp tốt nhất cho trẻ của lớp mình thật sự tích cực, hứng thú trong hoạt động phát triển thể chất để từ đó các bé sẽ được tăng cường sức khỏe, khéo léo nhanh nhẹn trong các hoạt động. Đạt được mục tiêu cuối độ tuổi về lĩnh vực này sẽ giúp trẻ có đầy đủ tố chất sức khỏe để đạt ở các lĩnh vực còn lại. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động phát triển thể chất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ với những khó khăn thực tế lớp mình, tôi đã mạnh dạn chọn viết đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường mầm non 3 - phường 3-TPVL. Năm học 2021-2022”. 2. Mô tả nội dung: Chương trình phát triển thể chất cho trẻ Mầm non giúp trẻ hình thành và rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Ngoài việc tăng cường khả năng vận động và sức khỏe của trẻ, trẻ sẽ được học thêm nhiều kỹ năng như khả năng tập trung, phán đoán, nhận xét, tính kỷ luật… Khi tham gia giáo dục thể chất với bạn bè, trẻ trở nên tự tin hơn, hòa đồng hơn, biết cách lắng nghe và chia sẻ với mọi người. Phát triển thể chất ở trường Mầm non trẻ được tham gia những nội dung: Đội hình đội ngũ, bài tập phát tiển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động...Thông qua các nội dung ấy giúp trẻ có các thao tác, kỹ năng và vận động linh hoạt và nhanh nhẹn hơn, tham gia hoạt động tích cực trẻ sẽ học cách làm thế nào để thực hiện chính xác nhanh nhẹn, khéo léo các vận động để cơ thể khỏe mạnh hơn. Chính nhờ vào việc tích cực khi tham gia hoạt động thể dục vận động cơ bản, vận động tinh,… trẻ sẽ nhận thức được vai trò của phát triển 1
- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3- TPVL. Năm học 2021-2022 vận động đối với bản thân và từng bước yêu thích các vận động, hình thành lối sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm đối với cuộc sống trẻ ngay từ nhỏ Việc cho trẻ phát triển thể chất ngay từ lứa tuổi Mầm non là một cơ sở tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển cơ thể trẻ. Thông qua các bài tập, trò chơi vận động giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về trí tuệ - sức khỏe - tình cảm. Trẻ mạnh dạn hơn việc tự phục vụ, khỏe mạnh chống lại một số bệnh thường gặp ở trẻ em, các hệ cơ và xương phát triển tốt hơn. 2.1. Khảo sát Nội dung khảo sát Số lượng TT Tỉ lệ% trẻ 1 Thể chất phát triển bình thường 11/23 48% Thực hiện đúng động tác bài tập phát 2 10/23 43% triển chung 3 Thực hiện tốt các bài tập vận động 10/23 43% 4 Tham gia trò chơi vận động 12/23 52% 2.2 Nguyên nhân thực trạng: Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo cụ thể, tích cực, nhiệt tình của các cấp lãnh đạo Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành Phố Vĩnh Long trong mọi hoạt động của nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên và các bé có phòng học thoáng mát, sân trường sạch đẹp, an toàn. Ban Giám Hiệu nhà trường luôn sâu sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Thường xuyên định hướng và bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên qua các buổi dự chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn và qua các tiết dạy dự giờ của các chị em trong trường. Đầu tư trang bị cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng dạy học phục vụ cho môn vận động như các loại bóng lớn nhỏ, cột ném bóng, bánh xe, dây, cổng chui, ghế băng,…thuận tiện cho giáo viên tổ chức tiết dạy, vui chơi ngoài trời,…tạo cho tiết học hấp dẫn, sinh động nên thuận lợi cho công tác giảng dạy. Khó khăn: Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trẻ không đến trường tham gia họat động trực tiếp được cùng cô Các cháu lần đầu đến trường nên việc làm quen với nề nếp vận động còn hạn chế 2
- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3- TPVL. Năm học 2021-2022 Một số ít các cháu còn rụt rè nhút nhát, thiếu tự tin như: Bé Phương Vy, Như Ý, Anh Khôi, Mạnh Cường, Gia Hân không hứng thú tham gia vận động Một vài cháu do cơ thể bị cân nặng, nặng hơn so với số tuổi nên đôi khi việc thực hiện các vận động chưa nhịp nhàng đúng tư thế. Một số phụ huynh chưa có nhận thức cao về tầm quan trọng của bậc học Mầm non, chưa thường xuyên phối, kết hợp với cô giáo trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. 2.2. Đề ra giải pháp: Biện pháp1: Học tập bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tìm ra các biện pháp tổ chức tốt hoạt động cho trẻ. Biện pháp 2: Thường xuyên luyện tập cơ thể và có kế hoạch soạn giảng trước khi thực hiện các hoạt động phát triển thể chất. Biện pháp 3: Thay đổi hình thức tổ chức cho trẻ trong các hoạt động. Biện pháp 4: Lựa chọn cách hướng dẫn và làm mẫu vừa phải rõ ràng, chính xác vừa giúp trẻ dễ tiếp thu. Biện pháp 5: Khéo léo trong việc sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức hình thức thi đua để kích thích trẻ. Biện pháp 6: Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe vào phát triển vận động. Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh để chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 2.4. Những nội dung cần đạt: Bản thân luôn trau dồi, rèn luyện để nâng cao nhận thức, tay nghề nhằm thực hiện tốt các biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ đạt từ 80% hoạt động khi tổ chức cho trẻ. - Trẻ phát triển bình thường 90% trở lên - Thực hiện đúng động tác bài tập phát triển chung đạt 80-85% trở lên - Thực hiện tốt bài tập vận động cơ bản đạt 80-85% trở lên - Tham gia trò chơi vận động đạt từ 80-85% trở lên III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN “SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM”: 1. Biện pháp 1: Học tập bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để dạy trẻ tích cực trong giờ thể dục vận động cơ bản, các hoạt động phát triển thể chất, bản thân tôi đã tìm tòi những tài liệu có liên quan đến lĩnh vực phát triển thể chất, nghe đài, tìm đọc các tạp chí Mầm non, sưu tầm tài liệu có liên quan đến giáo dục phát triển thể chất cho trẻ trên Internet.... để nâng cao trình độ chuyên môn. Cố gắng học hỏi trao dồi kinh nghiệm bản thân thông qua những lần được dự các chuyên đề phát triển thể chất do trường, Phòng giáo dục, Sở giáo dục tổ chức. Tham gia nghiêm túc, đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ bạn đồng nghiệp để trao đổi học hỏi thêm. Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, phát huy những gì đã thực hiện được và khắc phục những mặt còn tồn tại. Nghiên cứu tài liệu giảng dạy, soạn bài kỹ lưỡng trước khi lên lớp . 3
- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3- TPVL. Năm học 2021-2022 Giáo viên cần thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của từng phương pháp, có như thế thì mới nâng cao được hiệu quả tổ chức hoạt động cho trẻ. Các kỹ thuật này bao gồm: Kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật của động tác, kỹ thuật đưa ra tình huống có vấn đề, kỹ thuật đặt câu hỏi... Cụ thể về kỹ thuật đặt câu hỏi thì giáo viên cần chú ý tới một số yêu cầu như sau: Câu hỏi phải liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu bài học, câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu, đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với trình độ của trẻ, câu hỏi phải kích thích sự suy nghĩ của trẻ nhằm khuyến khích sự phát triển nhận thức của trẻ về kỹ thuật cần thực hiện, giáo viên không ghép nhiều nội dung trong một lúc, không đưa nhiều yêu cầu, trẻ sẽ thực hiện thoải mái dễ dàng hơn và không bị gò bó. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là. Nâng cao nhận thức cho bản thân, thay đổi cách nhìn về phát triển thể chất trong việc trẻ tiếp cận các kỹ thuật cũng như khi tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ theo hướng mới hơn, lôi cuốn, thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động 2. Biện pháp 2: Thường xuyên luyện tập cơ thể và có kế hoạch soạn giảng trước khi thực hiện các hoạt động phát triển thể chất. Trước khi thực hiện các hoạt động phát triển thể chất giáo viên phải lên kế hoạch soạn giảng có đầu tư cho các hoạt động. Trước hết, giáo viên xác định mục tiêu cụ thể đối với việc tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ, lựa chọn các bài tập hoặc trò chơi phù hợp với mục tiêu đã đề ra và có kế hoạch luyện tập sau cho mang tính vừa sức phù hợp với độ tuổi của trẻ. Suy nghĩ thật kỹ những phương pháp hướng dẫn, hình thức tổ chức, đồ dùng dạy học, tổ chức trò chơi…, chuẩn bị trước khi vào hoạt động, lựa chọn dụng cụ, bố trí sân bãi cho hoạt động thế nào để tạo cho trẻ một môi trường của hoạt động thể chất thật thoải mái, vừa sức và không gò ép trẻ. Cụ thể: Với bài tập “bò”, mục đích rèn luyện sự phối hợp các bộ phận của trẻ: Giáo viên còn chuẩn bị sân bãi sạch, các vạch mức, cổng, chướng ngại vật,...để trẻ có điều kiện và hứng thú để thực hiện vận động bò có điểm xuất phát và đích đến bố trí chổ cho trẻ ngồi chờ đến lượt có thể quan sát cô làm mẫu và khi bạn thực hiện trẻ có thể nhận xét được bạn. Trẻ được cô chuẩn bị chu đáo như thế thì sẽ thoải mái thực hiện tích cực giờ học thể dục của mình. Hay là ở phút thể dục chống mệt mỏi: Sau mỗi hoạt động căng thẳng, hướng dẫn trẻ bằng những động tác đơn giản “Bàn tay nắm lại; Giấu tay;...” kết hợp hát. Tập cho trẻ thói quen chủ động thực hiện các động tác thể dục chống mệt mỏi. Việc rèn luyện kĩ năng cho người giáo viên là đều cần thiết, chỉ khi giáo viên thật sự nghiêm túc học tập và rèn luyện thì mới có được kết quả mà mình mong muốn. Đồng thời việc chuẩn bị chu đáo từ giáo án, đồ dùng đến không gian sẽ góp phần hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy trẻ thực hiện các vận động tốt hơn,giúp trẻ thu hút và tập trung nhiều hơn khi xem cô hướng dẫn, làm mẫu, trẻ gợi mở và nắm bắt được các nội dung bài tập vững vàng hơn. 3. Biện pháp 3: Thay đổi hình thức tổ chức cho trẻ trong các hoạt động. Trong lớp học Mầm non, dạy trẻ phát triển vận động là hình thành ở trẻ những khả năng, thói quen tốt đối với cơ thể tùy theo các mức độ khác nhau: dẻo dai, khéo léo, bền bỉ, cao khỏe,… nhưng năm học 2021-2022 vì tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp 4
- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3- TPVL. Năm học 2021-2022 trẻ không thể đến trường trực tiếp trong thời gian đầu năm học vì thế giáo viên phải thực hiện các hình thức khác nhau để truyền thụ kiến thức kỹ năng cho trẻ Khi trẻ chưa đến trường trực tiếp Thông qua các kênh thông tin, mạng xã hội… để thực hiện tương tác giáo dục trẻ như thông qua nhóm zalo lớp tôi gửi đến phụ huynh những thông tin về các cách phát triển thể chất như cách giữ gìn sức khỏe mùa dịch bệnh, món ăn cho trẻ phát triển chiều cao… Thông qua kho học liệu của Tổ khối Nhà trẻ tôi gửi những video về các hoạt động vận động phát triển thể chất cho trẻ xem và tham gia học sau đó gửi những tương tác sau khi học được về lên nhóm zalo của lớp hoặc zalo của bản thân giáo viên Chẳng hạn như với vận động. Tung bóng bằng hai tay. Đi trong đường hẹp tôi tiến hành xây dựng video về cách thực hiện vận động sau đó từng bước dạy trẻ vận động và gửi video về nhóm zalo lớp và được quý phụ huynh đồng thuận các cháu tương tác tốt và gửi các hình ảnh cũng như các đoạn video của trẻ thực hiện rất dễ thương và đúng cách vận động theo nhịp. Khi trẻ đến trường trực tiếp Đối với các bài tập, trò chơi có độ khó khác nhau thì cần sắp xếp thứ tự từ dễ đến khó, từ kĩ thuật đơn giản đến phức tập. Trên tất cả các hoạt động tôi tổ chức dạy trẻ theo trình tự nội dung các bước quy định, vì trước khi dạy trẻ tôi đã cho trẻ làm quen trước với một số động tác khởi động cơ bản nên khi vào học hoặc chơi trẻ đã nắm chắc được một phần kiến thức cơ bản về các động tác. Đồng thời tạo ra những tình huống, để trẻ suy nghĩ từ đó tìm cách giải quyết tình huống và thực hiện giải quyết tình huống của trẻ là tham gia tích cực hoạt động phát triển vận động. Ví dụ: Hôm nay cô có đem đến lớp một số quả bóng. Vậy con phải làm gì với số quả bóng mà cô mang vào (chơi ném bóng, chuyền bóng,...). Sau đó, cô đưa ra nhiệm vụ cho trẻ thực hiện và thực hiện cho đúng kĩ thuật ném. Với việc cho bé hoạt động phát triển vận động với tình huống như thế sẽ giúp trẻ tích cực hơn và cố gắng hoàn thành một nhiệm vụ mà cô đã đề ra. Từ đó giúp bé có kỹ năng giải quyết tình huống, tinh thần trách nhiệm, thái độ hành động giúp đỡ người khác. Cô giáo sử dụng lời nói, hướng dẫn các bài tập, động tác. Cho trẻ thực hiện lại và làm mẫu cho bạn xem, cùng cô thực hiện sẽ tăng thêm hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động. Tổ chức đa dạng môi trường cho trẻ hoạt động: Trên lớp, dưới sân trường cũng góp phần tạo nên sự mới lạ của trẻ, tránh được sự gò bó, nhàm chán ở trẻ. Quan trọng hơn nữa là giáo viên cần lựa chọn các hoạt động phát triển thể chất làm sao phù hợp với diện tích trên lớp và ngoài sân chơi..Giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia hoạt động. 4. Biện pháp 4: Lựa chọn cách hướng dẫn và làm mẫu vừa phải rõ ràng, chính xác vừa giúp trẻ dễ tiếp thu. Khi làm mẫu giáo viên cần tập đúng, chính xác để trẻ có biểu tượng đúng về bài tập vận động để trẻ thực hiện đúng kỹ năng. Giáo viên không nên làm qua loa, đại khái mà phải làm từ từ cẩn thận từng thao tác, dùng những từ ngữ sao cho trẻ dễ hiểu và thông qua cách làm mẫu và lời giải thích của cô trẻ có thể thực hiện đúng kỹ năng được vận động. Giáo viên cần phải chọn vị trí tập sau cho tất cả các cháu đều nhìn thấy và nhận đúng mẫu. Cụ thể: 5
- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3- TPVL. Năm học 2021-2022 Khi trẻ chưa đến trường trực tiếp: đối với vận động “Ném bóng vào đích” giáo viên đứng giữa màn hình thực hiện và giải thích cho trẻ: Tư thế chuẩn bị cô đứng chân trước, chân sau. Chân trái cô bước lên dưới vạch, tay cầm bóng cùng phía với chân sau. Tay phải cô cầm bóng đưa cao ngang tầm mắt. Khi nào có hiệu lệnh ném thì cô nhắm đích và ném vào đích. Khi ném, chú ý đưa thẳng tay, dùng lực của tay ném mạnh bóng. Sau đó cô lên nhặt bóng để vào rổ và chạy về cuối hàng của mình. Khi trẻ đến trường trực tiếp: Với trò chơi vận động “Ô tô và chim sẻ” Cô cho trẻ sẽ làm người lái xe ô tô, các bạn còn lại sẽ là những chú chim sẻ đi kiếm ăn ở lồng đường, khi có hiệu lệnh “Các chú chim sẻ đi kiếm ăn” thì các chú chim sẻ phải bật nhảy bằng 2 chân để kiếm ăn ở lồng đường đấy, khi nghe có tiếng còi ô tô kêu “bim, bim” các chú chim sẻ phải bay nhanh sang hai bên vỉa hè. Các chú chim sẻ chú ý khi bay không va vào nhau nhé. Nắm được khả năng trẻ lớp mình, giáo viên cần suy nghĩ thêm nhiều cách hướng dẫn, làm mẫu thu hút trẻ, tạo điều kiện cho trẻ thực hiện theo cô với tinh thần vui vẻ và hợp tác. Bản thân yêu thích tập luyện, có như vậy thì trẻ mới có thể thực hiện chính xác các bài tập mà không bị gò bó hay đặt nặng vấn đề. Gợi mở trí tưởng tượng của trẻ, nhẹ nhàng, thoải mái trong học tập, vui chơi. Phát huy được tính tích cực ở trẻ, kích thích khả năng tìm ẩn mà trẻ chưa bộc lộ, dần dần trẻ hứng thú hơn với các bài tập về phát triển vận động. 5. Biện pháp 5: Khéo léo trong việc sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức hình thức thi đua để kích thích trẻ. Trẻ không thể lĩnh hội ngay các bài tập vận động qua một tiết học mà không có hình ảnh, đồ dùng,cụ thể …hay quá ít lần được luyện tập. Vì vậy để cho trẻ đạt hiệu quả cao trong phát triển vận động, tôi đã linh hoạt lồng ghép các hình thức thi đua cá nhân, tập thể và chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi vào các hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, vào mọi lúc, mọi nơi, trong các giờ chơi theo ý thích,…để khắc sâu hơn bài học cho trẻ. Tôi linh hoạt các thời gian trong ngày để có thể rèn luyện cho trẻ ở các vận động tự do mà trẻ thích Cụ thể: Khi trẻ chưa đến trường trực tiếp: Thông qua các video clip hoặc bài tập gửi trên nhóm zalo giáo viên sẽ động viên trẻ gửi các bài tập mà trẻ thực hiện được vào nhóm xem bạn nào vận động đẹp…. Khi trẻ đến trường hoạt động trực tiếp: Trong giờ đón trẻ, trò chuyện sáng, cho trẻ chơi tự do, nhún nhảy theo giai điệu bài hát để thư giãn cơ thể, khởi động toàn thân để chuẩn bị cho các hoạt động trong một ngày. Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi nói chung và trẻ ở lớp tôi nói riêng là thích bắt chước và thích được khen cho nên việc sử dụng sáng tạo những hình ảnh, minh họa để giúp trẻ tưởng tượng ra hình ảnh ấy và trẻ thích thú thực hiện các động tác giống với hình ảnh mà cô giáo đã đưa ra. Từ đó bé sẽ thật tích cực khi tham gia giờ học thể dục. Cụ thể: khi cho trẻ chơi trò chơi vận động “Ai nhanh hơn” giáo viên cho bé đội mũ thỏ và dùng những chiếc vòng làm chuồng thỏ , trẻ sẽ rất hứng thú khi được làm những chú thỏ và cố gắng chạy nhanh về vòng tròn. Hoạt động học vận động cơ bản là giờ hoạt động yêu cầu mỗi trẻ phải cố gắng thực hiện các bài tập vận động để rèn luyện cơ thể cho nên những lời khuyến khích động viên của giáo viên sẽ giúp trẻ cảm thấy thật tự tin thực hiện vận động và lời động viên ấy còn 6
- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3- TPVL. Năm học 2021-2022 giúp ích thật nhiều cho những trẻ nhút nhát, thiếu tư tin sẽ mạnh dạn hơn và tự nhiên với các bài tập vận động của giờ học thể dục. Ví dụ: “Đi có bê vật trên tay”, giáo viên cần nhắc trẻ giữ thăng bằng và đầu không cúi khi thực hiện bài tập hoặc đối với những trẻ nhút nhát giáo viên giúp trẻ bước lên ghế và đứng ở nơi trẻ bước xuống ghế thể dục. Luôn động viên trẻ, để trẻ không sợ và thực hiện đúng kỹ năng của vận động. Việc thực hiện nhận xét trẻ thì luôn luôn được giáo viên sử dụng để đánh giá trẻ. Nhưng việc nhận xét kịp thời của giáo viên trong hoạt động phát triển thể chất sẽ tạo điều kiện củng cố kỹ năng của trẻ về thao tác, giúp trẻ nhận ra những chỗ sai của mình và bạn để kịp thời sửa sai. Đồ dùng đồ chơi rất cần đối với trẻ nhằm giúp trẻ hứng thú trong việc học tập, vui chơi nó còn là phương tiện rất cần thiết để giáo viên tổ chức dạy các vận động cho trẻ. Trẻ được hoạt động được tiếp xúc với đồ dùng đồ chơi để từ đó trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ. Đây là hình thức dạy học rất có hiệu quả vì trẻ Mầm non tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức chủ yếu qua đồ dùng trực quan, tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng trực quan vào phát triển vận động như thế nào là một vấn đề quan trọng. Nếu đồ dùng trực quan không hấp dẫn, không sinh động, không phong phú thì sẽ gây nhàm chán, trẻ sẽ mất sự tập trung chú ý điều này ảnh hưởng đến việc tham gia tích cực ở trẻ, hứng thú của trẻ cũng bị giảm đi. Muốn cho trẻ phát triển thể chất tích cực, đạt hiệu quả qua các hoạt động học, ở hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, vào mọi lúc, mọi nơi, trong các giờ chơi theo ý thích, … thì ngay từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch cho hội thi làm đồ dùng, đồ chơi vận động cho trẻ và bản thân tôi lúc đó cũng đã có kế hoạch cũng như phối kết hợp với các cô trong khối để làm ra những bộ đồ dùng từ thùng sữa là những trò chơi vận động tinh như: Thả bóng, lăn bóng, đập chuột, cổng chui, ống dài,...Kích thích trẻ hào hứng hơn trong các trò chơi vận động tự do cũng như các bài tập phát triển thể chất 6. Biện pháp 6: Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe vào phát triển vận động. Trước hết giáo viên cần nắm được các vai trò của việc lồng ghép dinh dưỡng và sức khỏe vào phát triển vận động đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Mầm non: Thể dục sáng; Hoạt dộng học phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo; Trò chơi vận động; Phút thể dục; Tập thể dục sau giấc ngủ trưa; Vui chơi giải trí, lễ hội thể dục thể thao; Vận động tự do. Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe vào phát triển vận động là mục tiêu mà tôi luôn muốn thực hiện cho trẻ, để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh toàn diện thì chỉ luyện tập thôi vẫn chưa đủ mà cần phải nâng hiểu biết của trẻ về dinh dưỡng và sức khỏe trong việc phát triển thể chất. Thông qua tập bài tập thể dục buổi sáng, trẻ được tập hít thở sâu, điều hoà nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể, giúp các khớp dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt, đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ...Tập thể dục buổi sáng hằng ngày có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ, tăng cường sức khoẻ cho trẻ; tác động tích cực vào hoạt động thần kinh – tâm lí của trẻ. Việc lồng ghép giáo dục dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ thông qua tổ chức hoạt động học phát triển vận động cho trẻ là phù hợp và hiệu quả, giúp luyện tập cơ, xương, khớp để cơ thể trẻ phát triển cân đối, khoẻ mạnh. Đặc biệt đối với những trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt về vận động, bài tập vận động cơ bản sẽ giúp khắc phục khả năng vận động hạn 7
- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3- TPVL. Năm học 2021-2022 chế của một số bộ phận cơ thể của trẻ. Trẻ còn được làm quen với số việc tự phục vụ: tự lấy, cất đồ dùng, dụng cụ, đồ chơi luyện tập,...; có ý thức phòng tránh các tai nạn có thể xảy ra khi luyện tập các bài tập phát triển vận động cơ bản: đi, chạy, bật, nhảy, bò, trườn, leo, trèo, tung, ném,... Trò chơi vận động là phương tiện tốt nhất giúp cho quá trình giáo dục thể chất trở nên hấp dẫn. Việc lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với tình trạng sức khoẻ của trẻ sẽ lôi cuốn trẻ tham gia tích cực và mang lại niềm vui, giúp đẩy mạnh sự trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu cho trẻ. Trẻ được tích cực vận động khi tham gia các trò chơi vận động trong không khí trong lành, điều đó cũng quan trọng đối với trẻ như giấc ngủ ngon, dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi hợp lí. Có thể lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ vào trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ giúp trẻ nhận biết các thực phẩm giúp trẻ cao lớn và khoẻ mạnh, phát triển vận động qua các trò chơi như: “Chạy bước qua vật cản để lấy những thực phẩm giúp trẻ cao lớn và phát triển vận động tốt”, “Kẹp bóng vào chân bật lên chọn thực phẩm giúp bé phát triển chiều cao”,… Chống mệt mỏi cho trẻ thông qua thực hiện phút thể dục đúng thời điểm trong quá trình tổ chức các hoạt động theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ một cách phù hợp sẽ kích hoạt các chức năng bảo vệ cơ thể, giảm mệt mỏi, loại bỏ căng thẳng cơ bắp, tinh thần và tình cảm cho trẻ. Để thay đổi trạng thái cho trẻ, lồng ghép chăm sóc sức khoẻ thông qua hoạt động tập thể dục sau giấc ngủ trưa là hình thức bảo vệ sức khoẻ rất tốt, giúp trẻ khoẻ mạnh, tràn đầy năng lượng. Giấc ngủ trưa là thời gian giúp trẻ phục hồi cơ thể. Sau giấc ngủ trưa, cần tạo điều kiện cho trẻ thức dậy một cách sảng khoái, có thể cho trẻ nằm ngửa, tay để dọc thân, thả lỏng cơ thể thoái mái nhằm giúp trẻ sẵn sàng, tích cực cho các hoạt động tiếp theo trong ngày Tổ chức tốt hoạt động vận động tự do cho trẻ sẽ thúc đẩy sự phát triển tốt về thể chất và tinh thần, nâng cao khả năng làm việc của cơ thể và trí tuệ, ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống và sức khoẻ của trẻ. Lồng ghép chăm sóc sức khoẻ thông qua việc khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào vận động tự do giúp phát triển vận động, hình thành các kĩ năng vận động và tố chất vận động ban đầu cho trẻ như: nhanh nhẹn, tốc độ, sức mạnh, sức chịu đựng, hình thành tư thế đúng; làm giàu kiến thức của trẻ về cơ thể mình, cách bảo vệ sức khoẻ; hình thành lối sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm đối với cuộc sống cho trẻ ngay từ nhỏ. Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, chương trình lễ hội, giao lưu thể dục thể thao góp phần hình thành hiểu biết về cuộc sống khoẻ mạnh, vui vẻ, kích thích hứng thú đối với hoạt động vận động, hoạt động thể dục thể thao cho trẻ. Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ vào hoạt động vui chơi giải trí, lễ hội thể dục thể thao qua các chủ đề như: “Bé ăn gì để cao lớn và phát triển vận động tốt”, “Chọn thực phẩm giúp bé phát triển chiều cao”,… sẽ giúp trẻ: nhận thức được vai trò của dinh dưỡng đối với sức khoẻ, nhận biết và thực hiện ăn uống các thực phẩm có lợi và không ăn uống những thực phẩm có hại cho sức khoẻ, nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn khi tham gia vận động, vui chơi giải trí, thể dục thể thao. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ, cùng với giáo dục phát triển vận động là hai nội dung quan trọng, cơ bản và nền tảng nhất trong Chương trình Giáo dục Mầm non. Để hiệu quả giáo dục cho trẻ đạt kết quả cao trong các cơ sở giáo dục, thì việc kết hợp giữa giáo dục dinh dưỡng và giáo dục sức khoẻ có tác dụng tương hỗ lẫn nhau và rất quan trọng đối 8
- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3- TPVL. Năm học 2021-2022 với trẻ. Sự phát triển thể chất của trẻ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố vận động, mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng hợp lí. Thiếu một trong hai yếu tố đó thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ của trẻ. 7. Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh để chăm sóc sức khỏe cho trẻ. “Khi thân hình ta yếu đuối, thì nó điều khiển ta nhưng khi ta khoẻ mạnh, nó sẵn sàng vâng lời ta”. Chính vì thế việc giáo dục trẻ ăn hết khẩu phần của mình và ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để có cơ thể khỏe mạnh là điều mà mỗi trẻ phải tự nhận thức được. Thực hiện cân đo cho trẻ theo định kỳ, theo dõi sức khỏe trẻ hằng ngày cùng chấm biểu đồ tăng trưởng để nắm được tình hình sức khỏe của trẻ khi ở trường. Ngoài ra, giáo viên còn phải tuyên truyền trao đổi với phụ huynh về sự phát triển thể chất của trẻ để cùng với phụ huynh khắc phục những tình trạng về sức khỏe của trẻ (béo phì) Hoặc đối với trẻ nặng hơn so với số tuổi, béo phì thì giáo viên cũng cập nhật những thông tin giúp giảm bớt tình trạng thừa cân, béo phì cho trẻ và tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh. Gợi ý cho phụ huynh những cách thức để giúp bé khắc phục tình trạng thừa cân như: hạn chế các chất béo như mỡ, bơ... hoặc thay mỡ động vật bằng dầu thực vật. Khi nấu thức ăn nên dùng cách luộc, hấp, hoặc nướng hơn là rán, xào.Trong bữa ăn, nên cho trẻ dùng nhiều rau. Hạn chế tối đa chất ngọt như kẹo, bánh, socolate, nước ngọt. Kết hợp với phụ huynh rèn cho trẻ làm quen với một số thói quen ăn uống khác nhau, luyện tập một số thói quen vệ sinh trong khi ăn uống và một số thói quen tốt trong sinh hoạt. Cho trẻ ý thức được và nhận biết về tình trạng sức khoẻ, nhận biết các biểu hiện ốm thông thường của cơ thể để có thể tham gia được thể dục buổi sáng hay không qua trả lời các câu hỏi: “Có ai thấy mệt mỏi không?”, “Có ai bị đau ở đâu không?”,… Thông qua việc chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho trẻ như thế trẻ sẽ dần dần khắc phục những tình trạng sức khỏe không tốt và đây chính là một trong những việc làm giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh để tham gia tích cực hoạt động phát triển thể chất IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC: Sau khi áp dụng các biện pháp trên, kết quả trẻ thực hiện của trẻ ở lớp tôi có những chuyển biến rõ rệt. - Về phía trẻ: Trẻ rất thích tham gia các bài tập vận động, trò chơi vận động, vận động tự do,… tích cực, say mê và sôi nổi hơn, các cháu không còn rụt rè và nhút nhát như lúc đầu, tự tin thực hiện các động tác khó và cố gắng thực hiện cho tốt, đó cũng là động lực để người giáo viên như tôi phấn đấu đưa trẻ của lớp mình phát triển toàn diện để chuẩn bị lên lớp mầm Một số trẻ thực hiện kĩ thuật chưa được chuẩn: Bé Bình Minh, Bảo An, Anh Khoa, Thành Nhân, Minh Khôi, Thanh Trà...đã có tiến bộ nhiều, biết cách thực hiện cho đúng với yêu cầu của cô, có nhiều cố gắng khi luyện tập. Một vài trẻ chậm hơn bạn, chưa mạnh dạn thiếu tự tin như: Bé phương Vy, Như Ý, Anh Khôi, Bảo Khang, Bé Đạt....giờ đây đã mạnh dạn và tích cực trong hoạt động phát triển thể chất. Trẻ có nhiều tiến bộ, nhanh nhẹn, dẻo dai, bền bỉ hơn. Trẻ có khả năng thực hiện nhiều vận động liên tục, chủ động hơn khi tham gia các trò chơi, ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, hiểu được để có sức khỏe tốt cần phải kết hợp dinh dưỡng và vận động sau cho hợp 9
- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3- TPVL. Năm học 2021-2022 lý. Nhiều trẻ được phát huy được tính tích cực, chủ động trong việc tham gia thiết kế các khu vực vận động cùng cô. Tỷ lệ như sau: Trước khi Sau khi Tỷ lệ đạt Tiêu chí thực hiện thực hiện so sánh biện pháp biện pháp Nội dung khảo sát Số lượng Số lượng TT Tỉ lệ Tỉ lệ Tăng/giảm trẻ trẻ Thể chất phát triển 1 bình thường 11/23 48% 21/23 91% Tăng 43% Thực hiện đúng 2 động tác bài tập 10/23 43% 20/23 87% Tăng 44% phát triển chung Thực hiện tốt các 3 bài tập vận động 10/23 43% 20/23 87% Tăng 44% Tham gia trò chơi 4 vận động 12/23 52% 21/23 91% Tăng 39% Qua bảng khảo sát tôi thấy được mỗi nội dung khảo sát số trẻ đạt sau khi áp dụngbiện pháp đã tăng lên rõ rệt. - Trẻ hứng thú đối với hoạt động vận động đạt 87%. - Trẻ không còn rụt rè nhút nhát thiếu tự tin nữa, mà mạnh dạn tự tin hơn trong việc thực hiện đúng, tốt các bài tập vận động, bài tập phát triển chung chiếm 87%. Cũng như tham gia trò chơi vận động chiếm 91% - Về phía giáo viên: Sau khi thực hiện: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3-TPVL. Năm học 2021-2022” đã mang lại nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân khi thiết kế hoạt động phát triển cho trẻ, lựa chọn các bài tập sát chương trình giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi, với đặc điểm thể chất của trẻ mình trực tiếp dạy. Qua đó hình thành các kỹ năng, tác phong nghiệp vụ, sáng tạo trong các hình thức tổ chức hoat động ở lớp cho trẻ. Cô giáo gần gũi với trẻ hơn nữa để hiểu trẻ thêm từ đó đề ra các biện pháp phù hợp để rèn cho trẻ. Cô tuyên dương trẻ làm tốt và khuyến khích động viên những trẻ học chưa tập trung. Phát triển thể chất cho trẻ phải chú ý đến khả năng, sở trường, đặc điểm của từng trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. 10
- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3- TPVL. Năm học 2021-2022 Luôn tìm tòi và sưu tầm các vật liệu mở để làm đồ dùng cho trẻ vận động. Phối kết hợp cùng với phụ huynh trong việc phát triển thể lực, sức khỏe cho trẻ. Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với bạn bè và đồng nghiệp. Biết lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng và rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động. - Về phía phụ huynh: Đối với phụ huynh đã thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ, cho nên luôn nhiệt tình kết hợp cùng giáo viên để hỗ trợ cho việc cải thiện tình hình sức khỏe và học tập của trẻ. Phụ huynh đã quan tâm hơn trong việc phát triển khả năng vận động của trẻ, hỗ trợ cô trong các ngày lễ hội trẻ có tham gia đồng diễn, ngày hội dân gian, cũng như các đồ dùng các phế liệu cho lớp để trẻ hoạt động tốt hơn. V. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG: Kinh nghiệm giảng dạy này áp dụng cho tôi trẻ lớp tôi hoạt động tích cực hứng thú và qua đó trao đổi những kinh nghiệm nhỏ bé của mình đến với các bạn đồng nghiệp, có thể áp dụng cho tất cả các lớp Mầm trong trường Mầm non 3, và bạn bè tôi ở các trường Mầm non khác với độ tuổi 24-36 tháng tuổi đã được thực hiện đạt kết quả rất khả quan trên 80%. VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 1. Kết luận: Qua việc thực hiện “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm non 3-Phường 3-TPVL. Năm học 2021-2022”. Phát triển thể chất là lĩnh vực giúp trẻ tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và các chức năng cơ thể, và thông qua các hình thức vận động trẻ sẽ nhanh nhẹn, dẻo dai hơn trong các hoạt động khác. Cụ thể hơn nếu giờ học thể dục bé tham gia tích cực thực hiện đúng các vận động sẽ giúp bé phát triển các tố chất: nhanh, mạnh, khéo, bền… Góp phần hình thành cho bé tính trung thực, tổ chức, kỉ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin cho trẻ. Đấy chính là những yếu tố góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Để thực hiện được những yêu cầu, mục đích tốt đẹp ấy thì đối với giờ học thể dục giáo viên cần giúp trẻ tích cực trong giờ học với những biện pháp sau: + Học tập bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tìm ra các biện pháp tổ chức tốt hoạt động cho trẻ. + Thường xuyên luyện tập cơ thể và có kế hoạch soạn giảng trước khi thực hiện các hoạt động phát triển thể chất. + Thay đổi hình thức tổ chức cho trẻ trong các hoạt động. + Lựa chọn cách hướng dẫn và làm mẫu vừa phải rõ ràng, chính xác vừa giúp trẻ dễ tiếp thu. + Khéo léo trong việc sử dụng sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức hình thức thi đua để kích thích trẻ. + Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe vào phát triển vận động. + Kết hợp với phụ huynh để chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 11
- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3- TPVL. Năm học 2021-2022 2. Đề xuất kiến nghị: Rất mong được lãnh đạo các cấp Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục, Ban Giám hiệu trường, tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên chúng tôi được học hỏi lẫn nhau qua các tiết dạy chuyên đề, qua các buổi tọa đàm giao lưu để cùng nhau rút kinh nghiệm để công tác giảng dạy của giáo viên ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường cần đầu tư kinh phí, mua sắm đồ dùng thiết bị dạy học phục vụ cho phát triển thể chất nhiều hơn, giúp cho giáo viên thuận tiện tổ chức tiết dạy, trò chơi ngoài trời, góp phần giúp tiết học, giờ vui chơi hấp dẫn, sinh động hơn. Trên đây là một số giải pháp tôi đã vận dụng và có hiệu quả ở lớp của tôi, nhân rộng ở các lớp trong trường. Rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu trường, của các cấp quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp, để những kinh nghiệm của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn và mang lại kết quả tốt hơn cho trẻ trong quá trình giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Phường 3, ngày 09 tháng 05 năm 2022. Người viết Ngô Thị Ngọc Hiền NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG CM CẤP TRƯỜNG Đề tài: : “Một số biện pháp giúp trẻ 2436 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm non 3 Phường 3TPVL. Năm học 20212022 ” của giáo viên: Ngô Thị Ngọc Hiền; SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội đồng chuyên môn của Trường Mầm Non 3 đánh giá vào ngày /…/2022 Đạt ………điểm; Xếp loại:…….. TM. Hội đồng chuyên môn Trường HIỆU TRƯỞNG 12
- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm Non 3-Phường 3- TPVL. Năm học 2021-2022 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT) SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 2436 tháng tuổi phát triển thể chất ở trường Mầm non 3 Phường 3TPVL. Năm học 20212022 ” Của: Ngô Thị Ngọc Hiền Trường Mầm Non 3, đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long : …………. đánh giá vào ngày..…/…../2022 Đạt ………điểm; Xếp loại:……….. TM. Hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT TRƯỞNG PHÒNG 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1801 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 50 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 59 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 30 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 23 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn