intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt hoạt động làm quen với Toán

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là đề tài: “ một số biện pháp giúp cho trẻ 3-4 tuổi học tốt hoạt động làm quen với toán” tôi đã nghiên cứu và áp dụng với mong muốn nâng cao chất lượng cho trẻ học môn toán tại trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt hoạt động làm quen với Toán

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3­4 TUỔI HỌC TỐT  HOẠT ĐỘNG  LÀM QUEN VỚI TOÁN” 1
  2. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết: "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" Nhưng với trẻ ở lứa tuổi mầm non học ở đây là trẻ học những gì ? Học như  thế  nào để  hình thành  nhân cách toàn diện cho một con người sau này của  trẻ. Với tôi trẻ  cần phải có tri thức từ  lúc ban đầu. Vì vậy tôi thấy: "Làm quen  với toán" ở lứa tuổi mầm non vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những   kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay  từ  tuổi mầm non là một việc rất cấn thiết vì đó chính là cơ  hội tốt để  giúp   trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi quan sát,  so sánh thông qua hoạt động với toán để    giúp trẻ  hình thành những biểu   tượng ban đầu về  toán như: Số  lượng, kích thước, hình dạng, định hướng  không gian để  sau này trẻ  vững vàng tự  tin hơn khi tiếp nhận những kiến   thức của môn toán những giai đoạn tiếp theo. Thế  nhưng trong quá trình dạy trẻ  làm quen với toán đ ể giúp trẻ  nhận biết  sâu sắc, có được những kiến thức mà mình mong muốn thì vấn đề không thể  thiếu được  ở  đây đó là: Phải truyền thụ những kiến thức của giáo viên đến   với trẻ. Giáo viên cấn phải tìm tòi, khám phá, nghiên cứu để tải những kiến  thức nội dung cần mang đến cho trẻ, sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi   mà lại dễ hiểu. Như vậy giờ học mới có hiệu quả. Nhưng để đạt được hiệu   quả thì giáo viên phải tìm ra phương pháp mới sáng tạo giúp trẻ tiếp thu một  cách dẽ dàng hơn, qua đó để trẻ được hoạt động một cách hứng thú.         Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay việc dạy trẻ làm quen   với toán đóng vai trò trong việc cung cấp kiến thức ban đầu cho trẻ. Làm quen với  toán ngay từ tuổi mầm non là việc hoàn toàn đúng đắn và cần thiết giúp trẻ tìm tòi,   quan sát, so sánh,...Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình thành ban  2
  3. đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, bên cạnh đó thì việc xác định vị  trí trong không gian giúp trẻ xác định đúng các vị trí trên ­ dưới, trước – sau, phải ­   trái của mình và của đối tượng khác trong không gian,                 Trên thực tế  khả  năng định hướng trong không gian của trẻ  còn hạn chế,  nhiều trẻ  tới cuối độ  tuổi vẫn còn nhầm lẫn các phía của bản thân và của đối   tượng khác và sử dụng các từ ngữ toán học chưa chuẩn xác . Từ  những lý do trên mà tôi đã tìm ra “ một số  biện pháp giúp cho trẻ  3­4  tuổi học tốt hoạt động làm quen với toán” để giúp trẻ hoạt động với toán  một cách hứng thú, đồng thời tôi mong từ  những sáng kiến nhỏ  này có thể  góp phần vào việc hướng dẫn trẻ  hoạt động một cách tích cực hơn và đạt  được hiệu quả hơn. 2. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đề  tài: “ một số  biện pháp giúp cho trẻ 3­4 tuổi học tốt hoạt động làm  quen với toán” tôi đã nghiên cứu và áp dụng với mong muốn nâng cao chất   lượng cho trẻ học môn toán tại trường mầm non  3. Đối tượng nghiên cứu một số  biện pháp giúp cho trẻ 3­4 tuổi học tốt hoạt động làm quen với  toán” của trẻ 3 tuổi C3 ở trường mầm non Hồng Thái Tây 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu  ­ Tại lớp mẫu giáo 3 tuổi C3 Trường mầm non Hồng Thái Tây – Thị xã Đông  triều­ Tỉnh Quảng Ninh 5. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp tham khảo tài liệu 2. Phương pháp quan sát 3. Phương pháp điều tra viết 4. Phương pháp phỏng vấn 5. Phương pháp thực nghiệm giáo dục 3
  4. 6. Phương pháp trắc nghiệm khách quan 7. Phương pháp phân tích nội dung             8. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động II. NỘI DUNG  1, Cơ sở lý luận  Giáo dục Toán là gì? Trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, môn học làm quen với Toán làm  quen với toán   đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban  đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Ngay buổi ban đầu phải hình thành cho  trẻ những kiến thức sơ đẳng, đơn giản, để trẻ nắm chắc để vào lớp 1 học vững  vàng hơn. Trong quá trình Làm quen với toán  giáo viên là người hướng dẫn, tổ  chức cho trẻ làm quen và học để trẻ phát triển toàn diện. Bên cạnh đó cô giáo phải  thực hiện dạy theo phương pháp đổi mới, lồng ghép các nội dung phù hợp để trẻ  đạt mục đích cao Ngoài ra  làm quen với toán  còn giúp trẻ  phát    triển ngôn ngữ, phát triển tai  nghe  cho trẻ.Với tôi môn toán giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút  trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi mạnh dạn đưa ra:Một số   biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi học tốt  hoạt động làm quen với toán .Tôi đã  trực tiếp áp dụng vào lớp mình ­ Đề tài này thể hiện sự quan tâm thực tế đến trẻ em, góp phần tốt vào việc thực  hiện chăm sóc toàn diện cho trẻ. ­ Đề tài khẳng định tính ưu việt của phương pháp dạy học lấy trẻ em làm trung  tâm, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ. ­ Góp phần nâng cao được nhận biết được các biểu tượng của các đồ vậ, hình  dạng kích thước định hướng không gian cho trẻ  ở trường mầm non * Tầm quan trọng: 4
  5. Các môn học nói chung và môn toán nói riêng. Khi trẻ tham gia học, trẻ phải   hưng phấn và tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất; các kỹ năng vận động, kỹ năng  sống và kinh nghiệm giải quyết các tình huống xảy ra trong việc học, cũng như khi   chơi. Việc đưa môn Toán vào giúp trẻ phát triển toàn diện 5 mặt. Bên cạnh đó việc  hướng dẫn trẻ  học cần phải có nhiều đồ  dùng phong phú, thiết thực từ  những  nguyên vật liệu tự làm ra, xây dựng thêm trường học thân thiện, học sinh tích cực   đạt hiệu quả tốt 2. Thực trạng  2.1.1 Đặc điểm của trường mầm non Hồng Thái Tây Trường mầm non Hồng Thái Tây nằm  ở  vùng nông thôn, kinh tế  nông nghiệp là  chủ  yếu, nhận thức của người dân đối với giáo dục mầm non chưa cao, hay nói  cách khác là chưa coi trọng giáo dục mầm non. Tuy nhiên trong những năm gần đây  được sự quan tâm của Phòng giáo dục và các cấp lãnh đạo đầu tư  cơ  sở  vật chất  và thiết bị  giảng dạy, trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia cấp độ  I.   Điều đó đã cổ vũ tinh thần chị em giáo viên và nhân dân trong xã tin tưởng hơn nữa   vào tương lai của nền giáo dục mầm non xã nhà. Hiện  nay trường có 2 điểm trường, một điểm chính và 1 điểm lẻ  với 437  học sinh. Đội ngũ cán bộ  giáo viên gồm có 43 đ/c, trình độ  100% đạt chuẩn, trên   chuẩn là 60%. Chất lượng giảng dạy ngày một nâng cao, học sinh ra lớp ngày một  đông hơn. 2.1.2. Đặc điểm của lớp: Năm học 2017­2018 tôi được phân công dạy lớp 3tuổi C3 khu trung tâm. Lớp   có 25 học sinh. Thành phần gia đình trẻ có 30% là công nhân, viên chức còn lại là   thuần nông. Lớp có nhiều cháu sinh cuối năm cho nên có nhiều chênh lệch về trình   độ giữa các trẻ. 2.1.3. Về giáo viên 5
  6. Bản thân tôi là một giáo viên có 6 năm trong nghề, trình độ Đại học giáo dục  mầm non. Tôi luôn yêu nghề  mến trẻ  nhiệt tình với công việc, có tinh thần trách   nhiệm cao. Tôi luôn tìm tòi học hỏi, khám phá những cái hay, cái lạ, say sưa nghiên   cứu bài soạn, linh hoạt sáng tạo nhiều cái mới trong giảng dạy. Nâng cao trình độ  tin học để  có thể  khai thác được nhiều trên internet và áp dụng vào trong giảng   dạy. 2.1.4. Đối với phụ huynh: Sự  quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, đa số  phụ  huynh là làm nông nghiệp. Tuy nhiên khi cô giáo phát động giúp đỡ cho các cháu thì  phụ huynh rất nhiệt tình. 2.2. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động dạy và học  2.2.1 .Khảo sát thực tế: Năm nay tôi được phân công dạy mầm, 3 tuổi, tổng số là 25 cháu.  Đã học qua  nhà trẻ là 15 cháu, và chưa học nhà trẻ là 10 cháu. Vào đầu năm học, khi dạy  trẻ  bộ  mônToán . Tôi thấy khoảng  40% bé trả  lời  chưa được rõ ràng  được  câu hỏi của cô.  * Nguyên nhân: ­Do trẻ mới đi học còn nhút nhát không giám thực hiện bài tập. ­Trẻ chưa được ôn luyện làm quen với toán nhiều. ­Hình thức tổ chức lớp chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt   động. ­Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn. ­ Do cách tổ chức cho trẻ hoạt động còn chưa có sự sáng tạo không phát huy  được tính tích cực trong giờ học của trẻ. Đồ  dùng học tập của trẻ chưa đáp  ứng được nhu cầu cho trẻ được hoạt động. Khi nhận thấy kết quả chất lượng trên của trẻ chưa cao tôi dã tìm cách phục   bằng cách đưa ra những sáng kiến để  nhằm hướng trẻ  vào hoạt động sáng  tạo hơn 6
  7. Trước thực trạng của lớp, tôi nghiên cứu, tìm ra Một số biện pháp giúp trẻ 3­ 4 tuổi học tốt hoạt động làm quen với toán   2.2.2­  ­ Thuận lợi: 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn.Đa số đội ngũ Giáo viên mầm non có tâm   huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp. ­ Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở  vật chất  như mua sắm dụng cụ âm nhạc cho trẻ, tạo điều kiện cho lớp được  sử dụng đồ dùng hiện đại như ti vi , đầu băng Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục và sự  quan tâm   của Ban Giám hiệu nhà trường về  cơ  sở  vật chất cũng như  điều kiện đứng  lớp đối với bản thân.  Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều. chính vì   vậy việc dạy trẻ ở lớp cũng gặp nhiều thuận lợi. Bản thân đã trải qua nhiều   năm được  trải nghiệm thực tế trên lớp với trẻ, đồng thời được  tham gia học   hỏi kinh nghiệm qua bạn bè đồng nghiệp nên cũng đã học được  một số kinh  nghiệm trong phương pháp giảng dạy. 2.2.3 Khó khăn: Làm quen với toán là một môn học khó đòi hỏi sự  chính xác, khoa học nên   giáo viên phải làm thế nào để  trẻ tiếp thu được là vấn đề  rất khó khăn  nên  việc tiếp thu kiếp thức với trẻ còn gặp nhiều khó khăn, một số  phụ  huynh  còn coi nhẹ việc học tập của con em mình làm ảnh hưởng đến kết quả  học   tập của trẻ.  3, Giải pháp,biện pháp  3.1 Mục tiêu của giải pháp,biện pháp  Từ  những thực trạng trên cần có những biện pháp khắc phục khó khăn, tận dụng   được những lợi thế có sẵn để  phát huy hết khả  năng của cô cũng như  của trẻ  để  giúp trẻ học tốt môn toán  3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7
  8. Qua khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều tôi  cần phải suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và tạo cho trẻ học một   cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học. Tôi tiến hành   thực nghiệm. Các giải pháp thực hiện. Làm quen với toán là một môn học khó lại cứng nhắn, khô khan những nó lại  là môn học chiếm vị trí quan trọng. Để trẻ cảm thấy thích thú tích cực trong   giờ học thì tôi đã đưa ra các giải pháp: 1. Cho trẻ làm quen với các thuật ngữ toán học ở mọi lúc, mọi nơi. 2. Làm đồ dùng trực quan phù hợp với giờ học. 3. Lồng ghép tích hợpc các hoạt động trong giờ học một cách lô gíc. 4. Xây dựng giờ dạy trên lớp. 5. Tạo không khí sôi nổi trong giờ học. 6. Cho trẻ tự khám phá hoạt động. 7. Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo cho trẻ 8.Giáo dục mô toán ở mọi lúc mọi nơi: 9.Giáo dục toán  thông qua các giờ học khác 10 Tích hợp kiến thức toán sơ đẳng trong các hoạt động cho trẻ: 11 Sưu tầm, sáng tác thơ, truyện, trò chơi phù hợp để tích hợp lồng ghép trong giờ  dạy trẻ có các biểu tượng về số lượng 12. phối hợp với phụ huynh để dạy trẻ học tốt hoạt động Toán. 13. Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm: 3.2.1. Biện pháp 1:  Cho trẻ  làm quen với các thuật ngữ  toán học  ở  mọi lúc,  mọi nơi. 8
  9. ­  Ở  lứa tuổi này tuy vốn từ  của trẻ  có phát triển nhưng vẫn còn hạn chế,  nhất là vào thời điểm đầu năm nhiều trẻ muốn diễn đạt suy nghĩ của mình nhưng  không thể mạch lạc và chưa chính xác, vì thế  muốn cung cấp cho trẻ những kiến   thức chung nhất là về toán học thì phải giúp trẻ  hiểu được những thuật ngữ  toán  học như: cao, thấp, phải, trái, trên, dưới, trước, sau, to, nhỏ, bằng nhau, thêm, bớt,   nhiều, ít,... trẻ biết và hiểu được những thuật ngữ này thì trẻ mới thực hiện tốt yêu   cầu do cô đề ra, việc cung cấp kiến thức trong các tiết học chưa đủ  để nhớ  lâu vì   đặc điểm tâm sinh lý.  Ở  lứa tuổi này là dễ  nhớ, mau quên. Vì vậy cô cần phải   cung cấp kiến thức cho trẻ  mọi lúc, mọi nơi để  mỗi ngày một ít, từng ít, từng ít   một trẻ sẽ nhớ và nhận thức đúng từ, đúng nghĩa. Ví dụ: Khi cho trẻ xếp hàng vào lớp cô nói: Tổ 1 đứng bên tay phải cô, tổ 2  đứng bên tay trái cô. Khi dạy múa tôi nói nữ  đứng vòng  trong, nam đứng vòng ngoài  hay khi tổ  chức trò chơi tôi nói: Lớp chia ra làm 3 đội. Đội 1, 3 đứng lên phía trên thực hiện,  đội 2 đứng phía dưới cổ vũ cho các bạn. Hay khi dạy hát tôi nói bạn nam hát to câu 1, 2 các bạn nữ hát nhỏ câu 3, 4... Cứ  như thế qua những hoạt động diễn ra hằng ngày, dưới nhiều hình thức  tôi luôn cung cấp các thuật ngữ toán học cho trẻ. Ngoài ra khi dạo chơi ngoài trời   tôi cho trẻ nhặt và đếm xếp theo yêu cầu của cô. Ví dụ:  Tổ 1: Nhặt  chiếc lá xếp thành hình vuông  Tổ 2: Nhặt  chiếc lá xếp thành hình tròn 3.2.2. Biện pháp 2: Làm đồ dùng trực quan phù hợp với giờ học. Để  tăng tính hấp dẫn của giờ học tôi luôn vận dụng các nguyên vật liệu có  sẵn  ở  địa phương như: Gỗ  vụn, hộp giấy, hột hạt … để  tạo ra những đồ  dùng học tập đẹp phong phú hấp dẫn lạ  mắt có nội dung gắn bó với cuộc  sống của trẻ phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm. Ví dụ: Tôi dùng chai nhựa làm những đồ dùng cho các cháu học như vòng đeo   tay  rất xinh xắn để các cháu có thể nhận biết nó có hình gì và có thể làm đồ  chơi tạo ra rất nhiều màu sắc hấp dẫn  Như  vậy sẽ  làm cho trẻ  hứng thú trong giờ  học tạo được  sựk hấp dẫn lôi  cuốn trẻ vào giờ học. 3.2.3 Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp các hoạt động vào giờ học 9
  10. Muốn tổ chức tiết học có tính sáng tạo phong phú và lô gíc đồng thời trẻ tích  cực hoạt động thì bản thân tôi phải tìm ra cách tích hợp các môn học sao cho  hợp lý. Cô cần biết phối hợp khéo léo các phương pháp dạy học khác nhau như: Kể  chuyện, chơi trò chơi, bài hát để dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách nhẹ nhàng  mà không thụ động. Ví dụ  1: Cho trẻ chơi trò chơi đi siêu thị  mua sắm  ở đó trẻ  cảm thấy rất là   vui vừa được chơi và  nhận biết các đồ  chơi và    nhận biết phân biệt   hình  vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.... Ví dụ 2: Cho trẻ thăm quan vườn trường quan sát cây xanh và vào giờ học cô  cho trẻ so sánh chiều cao của ba đối tượng  Như vây cô vừa lồng ghép môn tìm hiểu môi trường xung quanh lại được kết   hợp giáo dục trẻ  bết dữ  gìn   bảo vệ  môi trường xanh sạch đẹp. Dựa trên  những kinh nghiệm trẻ  đã có để  dẫn dắt trẻ  thu nhận kiến thức mới và để  làm được đều đó thì giáo viên phải là chiếc cầu nối biến các hoạt động giữa   trẻ và cô thành các hoạt động giữa trẻ với trẻ để trẻ tự kiển tra lẫn nhau, bày  cho nhau cách độc, cách đếm, cách chơi. Ví dụ 3: Con hãy dùng sợi dây này xếp thành hình vuông   Con có dùng dây này làm hình gì nữa ngoài hình vuông ? Nghệ  thuật của người giáo viên là phải biết sử  dụng hợp lý các biệp pháp,  biết giải quyết tình huống một cách mền dẻo, biết tận dụng các thời cơ tình   huống dễ dạy. 3.2.4. Biện pháp 4:  Xây dựng giờ dạy trên lớp . Xây dựng tổ  chức cho trẻ  hoạt động tuỳ  thuộc vào điều kiện của lớp, đối  tượng trẻ vào không gian hoạt động.  Ví dụ: Đối với giờ  định hướng không gian gió viên có thể  tổ  chức cho trẻ  hoạt động ở ngoài trời (dựa vào chủ đề luật lệ phương tiên giao thông) 10
  11. Để trẻ có thể thấy được các phương tiện giao thông đi lại, thấy được người  tham gia thông để trẻ đễ xác định và khi cho trẻ chơi trò chơi ngoài trời thì trẻ  cảm nhận được thực tế hơn, sáng tạo hơn và trẻ được hoạt động tích cực dễ  nhận biết mà nội dung vẫn không thay đổi. 3.2.5. Biện pháp 5: Tạo không khí sôi nổi trong giờ học. Trong một giờ hoạt động giáo hoạt động giáo viên nên linh hoạt tổ chức cho   trẻ được hoạt động một cách lo gíc sôi động, không ngắt quản thời gian hoạt   động phải luân chuyển làm sao cho giờ học khôn bị nhàm chán khong khí giờ  học luân sôi nổi, trẻ hứng thú hoạt động và giờ học lại đạt hiệu quả  Lựa chọn  các thủ thuật cho phù hợp đê tổ chức hoạt động cho trẻ.  3.2.6. Biện pháp 6: Cho trẻ tự khám phá hoạt động . Cô nên chỉ là người gợi ý hướng dẫn và cho trẻ  tìm tòi khám phá bằng cách   cô chỉ  đặt ra câu hỏi gợi mở cho trẻ, trợ gúp cho trẻ  không nên làm thay trẻ  hoặc nói hộ cho trẻ có như vậy trẻ được khám phá hoạt động, trẻ sẽ nhớ lâu  hơn và gúp trẻ có được kiến thức sâu rộng hơn. "Làm quen với toán " là môn học rất khó vì thế  việc dạy trẻ  trong giờ  học   thôi vẫn chưa đủ  mà cần phải được cho trẻ  hoạt động  ở  mọi lúc mọi nơi  đồng thời giáo viên cần phải tu dưỡng học hỏi để tìm ra những sáng kiên hay   gúp  ích trong việc truyền thụ kiến thức cho trẻ . 3.2.7. Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo cho trẻ: Trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh, biết chia nhúm, biết về hàng và  tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹ và linh hoạt qua việc trẻ  lên biểu diễn. Rèn thêm cho trẻ một số động tác múa như: nhún chân, cuộn tay, lắc mông…  nhịp nhàng theo lời bài hát.  Vận động và múa sáng tạo là cách làm  trẻ vui thích để phát triển kỹ năng thể  chất. Múa tạo cơ  hội để  trẻ  giải tỏa năng lượng, kích thích trí tưởng tượng   và phát huy tính sáng tạo. Múa sáng tạo bao gồm những cử  động thân thể  nhằm truyền đạt một nội dung hỡnh  ảnh (ví dụ  một cơn gió), một ý tưởng   (ví dụ một cuộc hành trình) hoặc một cảm giác (ví dụ sức mạnh). 11
  12. Tạo điều kiện cho trẻ tự thỏa thuận và tự chọn các vận động theo ý thích và   sự sáng tạo của trẻ. Cô có thể dùng lời để  khuyến khích, động viên trẻ  thực  hiện các hoạt động sáng tạo khác nhau mà không trùng với vận động của   bạn.     3.2.8.Giáo dục môn toán ở mọi lúc mọi nơi: Thực tế giáo dục toán ở mẫu giáo cho ta thấy rằng năng lực tiếp thu về  môn  toán của trẻ  khô khan có nhiều thuật ngữ chuẩn chính xác nên trẻ   phải qua  một quá trình: Học ­ chơi và mọi lúc mọi nơi. Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với toán . Vào buổi sáng giờ đón  trẻ  hỏi trẻ về các ngày trong tuần bây giờ là lúc nào, các con có biết hôm nay  là thứ  máy không? ..Lúc nào thì mặt trời mọc , lúc trưa thì mặt trời như  thế  nào? Để trẻ biết được và nắm vững hơn       3.2.9.Giáo dục toán  thông qua các giờ học khác: Trong mọi tiết học đều tích hợp giáo dục trẻ  giáo dục môn toán cho trẻ  , có  thể là những bài đã học, những bài chưa học theo từng đề tài bài dạy. Ví dụ: Giờ văn học. Cô dạy trẻ bài thơ: Làm anh Phần tích hợp cho trẻ hát bài: "Cả nhà thương nhau, cho con" hoặc cô hát cho   trẻ nghe bài: "Tổ  ấm gia đình, ba gọn nến lung linh...". thông qua đó trẻ   biết  đọc thơ  gọi theo tổ  và đếm nhóm có máy bạn nên đọc thơ  hình thành biể  tượng đém cho trẻ  Hoặc trong giờ  môi trường xung quanh.Tìm hiểu "Vật nuôi trong gia đình"  tích hợp hát bài "Gà trống, mèo con và cún con, ai cũng yêu chú mèo, con gà   trống...". Khi trẻ  hình thành tình cảm của mình đối với các con vật nuôi, thì   biết được có máy con vật và các bộ phận trên con vật có những gì?. Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục môn toán , thông qua việc giáo dục  môn toán. Ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp  cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn.   3.2.10 Tích hợp kiến thức toán sơ đẳng trong các hoạt động cho trẻ: Trước hết phải có chương trình kế  hoạch tổ  chức cao giờ  hoạt động chung, mỗi  tuần phải có môn toán, có giờ  hoạt động chung trong giờ  chính khoá, thời gian từ  30 – 35 phút. 12
  13. Chuẩn bị cho giờ hoạt động chung phải trước nhiều ngày để có thời gian giúp trẻ  làm quen với các hình thức hoạt động để  khi vào giờ  hoạt động thì trẻ  không còn  lúng túng, trẻ tự tin vào hoạt động một cách thoải mái. Nắm bắt nội dung của từng hoạt động để có kế hoạch chọn nội dung kết hợp cho   phù hợp. Không bắt buộc nhưng phải hợp lý có tích hợp 1­ 2 môn học khác. Đối với hoạt động chung cần phải có sự  chuẩn bị  cho trẻ  làm quen trước  ở  mọi  nơi về các hoạt động: Đếm, nhận biết về nhóm đối tượng, nhận biết mối quan hệ  hơn kém, so sánh thêm bớt các nhóm đồ  vật, biết cách chia nhóm đối tượng thành   hai phần. Các hoạt động không bắt buộc nhưng phải phong phú, sinh động. ở  các buổi chiều ôn, tôi có thể  cho trẻ  so sánh, thêm bớt hoặc chia nhóm đồ  vật  thành hai phần khác nhau. Làm thế nào khi vào giờ hoạt động chung trẻ đã có sẵn  kiến thức các bài để hoạt động một cách tự tin và thoải mái. Các hoạt động của trẻ không nhất thiết phải áp đặt gò bó để giúp trẻ hứng thú tự  tin. Để  nâng cao hiệu quả  giáo dục, trong tiết dạy cần lồng ghép, tích hợp một   cách lô gích một vài môn học khác và tích hợp cần bám vào các chủ điểm. Tôi luôn khuyến khích động viên trẻ mỗi khi hoạt động khả  năng về  toán của trẻ  được nâng cao thì giáo viên cũng cần có khả  năng kiến thức và kinh nghiệm để  dạy trẻ các kỹ năng làm quen với toán. Trong giờ  hoạt động chung cũng như  khi dạy trẻ   ở  mọi lúc mọi nơi. Ngoài việc   giáo dục đồng bộ cho trẻ, tôi luôn quan tâm đến kiến thức cá nhân để có kế hoạch  bồi dưỡng. Ví dụ: Tôi phát hiện những trẻ có kỹ năng thêm bớt, so sánh chia nhóm tốt. Sau đó   tôi sẽ có kế hoạch bồi dưỡng thêm, giúp trẻ phát huy khả năng, kiến thức của trẻ.   Đối với những trẻ kỹ năng còn yếu, tôi cũng nắm bắt, gần gũi động viên trẻ  theo   bạn, dần dần giúp trẻ hoà nhập với chất lượng chung. Để đạt được hiểu quả trong giờ hoạt động chung, giáo viên cần phải có kế hoạch,   biện pháp, kinh nghiệm tổ  chức những hoạt động nhằm nâng cao khả  năng kiến   thức về toán cho trẻ như: Tổ chức cho trẻ đếm nhận biết các nhóm đồ  vật, nhận   biết mối quan hệ hơn kém, chia nhóm đối tượng ở mọi lúc mọi nơi. 3.2.11 Sưu tầm, sáng tác thơ, truyện, trò chơi phù hợp để  tích hợp lồng ghép   trong giờ dạy trẻ có các biểu tượng về số lượng: Thơ, truyện, trò chơi luôn có sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với trẻ  mẫu giáo. Khi tổ  chức các hoạt động tôi đã sưu tầm, sáng tác thơ, truyện, trò chơi phù hợp để  tích   13
  14. hợp lồng ghép trong giờ  dạy trẻ  hình thành biểu tượng về  số  lượng, con số  và  phép đếm, tạo được sự  chú ý, thích thú cho trẻ, giờ học đã đạt được hiệu quả tốt   hơn. Ví dụ: Với bài dạy “Đếm đến  3. Nhận biết các nhóm trong phạm vi  3. Nhận   biết chữ  số  3″, tôi cho trẻ  luyện tập nhận biết các nhóm có 2 đối tượng qua bài  thơ  ” Vườn xuân bé yêu” để  trẻ  đếm số  hoa trong vườn xuân, gắn thẻ  số  tương   ứng với số  hoa trong vườn và trồng thêm hoa để  vườn xuân có đủ  số  lượng là  2  cây. Qua đó trẻ đã rất chú ý, hứng thú tham gia hoạt động. Ở bài dạy này tôi còn tổ  chức cho trẻ tham gia các trò chơi như: chung sức, bé vui xuân, trẻ  được gắn hoa   đủ số lượng là 3. , trẻ lựa chọn các hình ảnh để  in bưu thiếp có đủ  số  lượng là 3  hình ảnh và tô màu cho đủ 3 hình ảnh trong bưu thiếp. Với cách tổ chức trên, trẻ đã   tích cực tham gia hoạt động, các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm của   trẻ ngày càng cụ thể, rõ ràng. * Sau đây là một số  kinh nghiệm của tôi dạy trẻ  hình thành biểu tượng về  số  lượng, con số và phép đếm: – Kinh ngiệm dạy trẻ đếm đúng số lượng: Làm thế nào để lôi cuốn trẻ vào giờ học, trẻ hứng thú say mê học toán. Đó là yêu  cầu cần thiết với giáo viên trước khi chuẩn bị  cho giờ  hoạt động tôi đã chuẩn bị  tham khảo trong chương trình và tìm tòi biện pháp tốt nhất. Tôi phải luyện cách đếm đúng để giúp trẻ cảm nhận được dạy trẻ từ cách chỉ theo   thứ tự, từ phải qua trái, từ trên xuống dưới, dạy trẻ từ đơn giản đến khó, phù hợp   với nhận thức của trẻ, trẻ còn được luyện thêm vào buổi chiều ôn. – Kinh nghiệm khi dạy trẻ, so sánh, thêm bớt: Khi dạy đến dạng hoạt động này, tôi đã tham khảo trên nhiều phương diện để vận  dụng vào bài để phù hợp cho trẻ phù hợp với nội dung tính chất của bài dạy. Dạy vận động so sánh , thêm bớt cần phải có sự  chuẩn bị  về  đồ  dùng đẹp, hấp   dẫn phù hợp với bài dạy. Để lối cuốn trẻ vào hoạt động tôi đã tạo ra nhiều các đồ  dùng tự  tạo gần gũi với  trẻ  như  con giống, con dối, tranh  ảnh… để  trẻ  kết hợp vận động vào tiết học.  Giúp trẻ  hứng thú tham gia vào hoạt động thì các hình thức cô và trẻ  hoạt động  cùng cần phải sáng tạo phong phú. – Kinh nghiệm dạy trẻ: chia nhóm đối tượng. 14
  15. Khi cho trẻ chia nhóm tôi phải là người hướng dẫn đúng, biết kết hợp các kỹ năng  phù hợp để lôi cuốn trẻ thực hiện. Cho trẻ  thực hiện tiếp trên đồ  dùng trực quan… từ  việc cho trẻ  chia nhóm với  nhiều hình thức giúp trẻ  hứng thú. Từ  đó giúp trẻ  cảm nhận được tính chất nội   dung của tiết học. 3.2.12. Biện pháp  :  Phối hợp với phụ  huynh để  dạy trẻ  học tốt hoạt động  Toán. ­ Đặc điểm tâm sinh lý trẻ ở lứa tuổi này là dễ nhớ, mau quên, cần thường   xuyên ôn luyện nên tôi rất xem trọng mối quan hệ với phụ huynh, đây chính là cầu   nối vững chắc trong việc giáo dục trẻ, bởi ngoài thời gian ở trường trẻ về nhà với   bố mẹ, nơi đây cháu mới bộc lộ hết tình cảm, khả năng và những kiến thức mà cô   giáo cung cấp  ở trường, vì thế  cần phối hợp với phụ  huynh đó củng cố  những gì  trẻ tiếp thu được ở lớp. Mỗi tuần  ở  góc phụ  huynh tôi đều đề  cập thông tin mới về  chương trình  dạy từng đề  tài, tranh thủ  thời giờ  đón trả  trẻ  để  tâm sự  với phụ  huynh, hướng  dẫn phụ huynh cùng giúp cô giáo thực hiện mỗi năm họp phụ huynh 3 lần để thông   tin cá nhân trẻ, thường xuyên giữ mối liên hệ mật thiết để  phụ  huynh giúp đỡ  cô.  Giáo viên bằng cách cho mượn những đồ  dùng, con vật có thể  làm vật thật trong   giờ dạy, sách báo, lịch cũ để tận dụng làm đồ dùng dạy học. 3.2.13. Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm: Trong giờ  học nói chung và giờ  học âm nhạc nói riêng hãy để  trẻ  tự  thể  hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ biểu diễn. Trẻ cần được động   viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với âm  nhạc, trẻ muốn được lựa chọn. + Cái trẻ muốn làm (nội dung) + Làm thế nào để đạt được (quá trình) + Trẻ biết biết biểu diễn  sẽ như thế nào (kết quả, sản phẩm) .  ­ Không gò bó trẻ  theo khuôn khổ,để  trẻ  tự  do biểu diễn theo cảm thụ  âm  nhạc của trẻ. Động viên kích thích trẻ tự tin, tự sáng tạo trong khi thể hiện. 15
  16. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. 1. Phải nắm vững đặc điểm tâm lý trẻ, để  có phương pháp đúng cho từng  trẻ.  2. Xây dựng kế hoạch thực hiện phải hợp lý, đầy đủ, chi tiết.  3. Cần chuẩn bị đầy đủ  giáo cụ  trực quan để  lôi cuốn trẻ  vào vấn đề, giúp   trẻ nắm được vấn đề đó một cách dễ dàng hơn.  4. Cần cho trẻ  hoạt động trong môi trường nghệ  thuật phong phú. Cho trẻ  tiếp xúc với các sản phẩm công mỹ nghệ, các bức tượng, phù điêu. Tìm kiếm các  loại tranh phong cảnh, tranh đồ  hoạ  và tranh dân gian cho trẻ  quan sát, từ  đó làm  giàu vốn biểu tượng của trẻ hơn. Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tổng hợp  mang tính nghệ thuật: ngày hội, lễ, hoạt động sân khấu. Ngoài ra, tổ chức các cuộc  dạo chơi trong thiên nhiên, tạo điều kiện phát triển ở trẻ óc thẩm mỹ, sáng tạo. 5. Kết hợp chặt chẻ với phụ huynh để giúp phụ huynh nhận thức được tầm   quan trọng của môn học. Từ đó phụ huynh tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp trẻ  phát huy hết khả năng của mình. 6. Giáo viên cần phải nắm chắc phương pháp, khả  năng nhận thức của trẻ.  Nghiên cứu, tìm tòi vận dụng các phương pháp hữu hiệu vào hoạt động tạo hình   để đạt được kết quả cao trong dạy trẻ. Giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng trực  quan linh hoạt, đúng lúc tránh lạm dụng, ôm đồm.  7. Giáo viên phải thực sự thương yêu và tôn trọng trẻ, phải biết kiềm chế,  kiên trì nhẫn nại, lấy tình cảm làm yếu tố quan trọng nhất để giáo dục trẻ. Trẻ em  để lĩnh hội một tri thức đầy đủ và toàn diện thì đòi hỏi ở trẻ có một trạng thái tâm  lý thoải mái và an toàn. Vì vậy, là một cô giáo Mầm non chúng ta cần phải biết yêu  thương, đùm bọc, che chở và tôn trọng trẻ, từ đó trẻ thấy mình thực sự được an  toàn và nó tích cực tham gia vào hoạt động và lĩnh hội tri thức một cách trọn vẹn. 16
  17. 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề  nghiên cứu. * Trẻ: ­ Trẻ  có nhiều hứng thú, tích cực, mạnh dạn tham gia vào các hoạt   động làm quen với Toán. ­ Trẻ còn tự tạo ra đồ dùng để nộp cho cô. ­ Tinh thần trẻ hưng phấn khi tiết học có nhiều hình ảnh đẹp. . Bảng kết quả nghiên cứu khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Tổng   số  Trẻ hứng thú Trẻ chưa hứng thú cháu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 25 20 80 5 20 * Giáo viên: Kiến thức về môn Toán được mở rộng. ­ Bản thân thêm linh hoạt hơn khi tổ chức các trò chơi cho trẻ. ­ 80% trẻ luôn sẵn sàng, hứng thú tham gia vào tiết học Toán. ­ 90% trẻ được mở rộng kiến thức, phát triển trí thông minh về môn Toán. ­ Mạnh dạn tự tin trong học tập, trả lời câu hỏi của cô. ­ Tinh thần tập thể của trẻ cũng được nâng cao, biết đoàn kết quan tâm chia   sẻ cùng nhau. * Đối với giáo viên: Giáo viên đã nắm chắc phương pháp, tự  tin, linh hoạt  hơn trong các tiết dạy. Bản thân cũng đã biết lập kế hoạch thực hiện phù hợp với  nhóm tuổi mình phụ trách, nắm vững được đặc điểm tâm lý, tình hình của từng trẻ  để từ đó đưa ra những biện pháp có phương hướng giáo dục trẻ thích hợp hơn. * Đối với phụ huynh: Từ những kết quả đạt được trên, bản thân tôi đã tạo  được lòng tin với phụ huynh, làm cho phụ huynh càng tin tưởng, yên tâm đưa con  đến trường. Qua đó bản thân cũng đã nâng cao nhận thức cho phụ huynh về môn  toán trong trường mầm non là rất cần thiết. Phụ huynh rất quan tâm, phấn khởi,  thường xuyên chăm lo, trao đổi hỏi thăm học lực của con mình. Từ đó, có những  đóng góp tích cực đối với các hoạt động của lớp, quan tâm tới lơp nhiều hơn. 17
  18. Qua những biện pháp tôi nghiên cứu và áp dụng vào lớp mình, chất lượng về  hoạt động giáo dụcmôn toán  lớp tôi tăng lên rõ rệt. 95% cháu  hào hứng tham gia vào hoạt động làm quen với toán . . C. KẾT LUẬN *Qua việc nghiên cứu đề  tài trên tôi đã rút ra được một số  bài học kinh   nghiệm sau: ­ Bản thân phải thực sự yêu nghề mến trẻ nghiêm  khắc với bản thân gương  mẫu tích cực trong công tác tăng cường học hỏi bồi dưỡng chuyên môn ­ Luôn gần gũi với đồng nghiệp để tạo phong trào thi đua mạnh mẽ luôn đoàn  kết trong tập thể sư phạm nhà trường  ­ Khảo sát trẻ để nắm chắc tình hình và tâm sinh lý của trẻ. ­ Giáo viên cần nghiên cứu các phương pháp theo bộ  môn và theo giờ  hoạt  động. ­ Người giáo viên cần phải có nghệ thuật khi tiếp xúc với trẻ, cần phải nâng  cao kiến thức, biết cách xử  lý tỉnh huống sư  phạm. Dạy trẻ   ở mọi lúc, mọi  nơi trong các hoạt động, giúp đỡ những trẻ yếu tiếp thu bài chậm, khen ngợi  kịp thời với trẻ  học khá hơn để  trẻ  cố  gắng phát huy những khả  năng của   mình. ­ Xây dựng môi trường học tập cho phù hợp. ­ Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo  dục trẻ. ­ Tôi có được những kết quả trên là nhờ vào đồng nghiệp Ban Giám hiệu nhà  trường đã tạo điều kiện thời gian giúp tôi học hỏi, suy nghĩ và tìm ra những   sáng kiến mới để  giúp cho bản thân tôi đạt được   hiệu quả  trong quá trình   truyền thụ kiến thức đến với trẻ. Trên đây là một số  kinh nghiệm của tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu,  giảng dạy ở lớp, ở trường mà tôi đã áp dụng vào trong thực tế trong suốt thời   18
  19. gian qua. Từ những sáng kiến này rất mong có được nhưng ý kiến đóng góp  chân thành của Ban Giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp cùng tất cả  các cấp lãnh đạo có liên quan giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn trên con  đường truyền thụ kiến thức của mình đến với trẻ. 2.Kiến nghị:  Đó là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng trực tiếp vào lớp mình. Nhưng  bản thân cần phải nổ lực và học hỏi nhiều hơn nữa.Bản thân tôi đề nghị: Đối với nhà trường cần tạo điều kiện cho chị em học hỏi thêm ở các trường   bạn như:Sinh hoạt chuyên đề, dự giờ góp ý.      Về  trường tổ chức các chuyên đề, tổ  chức thao giảng, các lần sinh hoạt   chuyên đề, thường xuyên tổ chức kỷ niệm các ngày hội, ngàylễ cho học sinh  được tham gia để phát huy được năng khiếu ở trẻ.Từ đó chị em có điều kiện   bổ sung thêm những kinh nghiệm nhằm giáo dục trẻ được tốt hơn.                                                   Tôi xin chân thành cảm ơn!                                                   Người viết                                                                    Lê Thị Huyền Linh 19
  20. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO – PHỤ LỤC 1. Tài liệu tham khảo 1.1. Chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 1.2. “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục làm quen với toán” của giáo dục  mầm   non. ­ NXB giáo dục 1.4. Giáo dục học mầm non­ NXB Đại học sư phạm Hà Nội 1.5. Tâm lý học mầm non. 1.6. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non 3­4tuổi 1.7. Tài liệu bồi dưỡng hè dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0