Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là khi nhận cháu vào lớp tôi nhận thấy cháu thu mình ở một góc hoặc chơi một mình, ít tiếp xúc với bạn bè. Làm thế nào để cháu nghe và hiểu được lời nói, để cháu hòa nhập cùng học, cùng chơi với bạn bè, đó là nỗi băn khoăn trăn trở của tôi. Xác định được các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non nhằm phát huy hiệu quả của giáo dục toàn diện nhân cách giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, hòa nhập với bạn bè, với cộng đồng xã hội. Đồng thời giáo dục lòng nhân ái, tình cảm yêu thương của các cháu với những người bạn khuyết tật của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non
- UBND THỊ XÃ SƠN TÂY TRƯỜNG MẦM NON SƠN ĐÔNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non Tên tác giả: Phùng Thị Mỹ Bình Lĩnh Vực: Giaó dục mẫu giáo Năm học: 2018 - 2019 1/22
- PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan” Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em là mầm non của đất nước, do đó trẻ em cần được hưởng sự giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội, đặc biệt là trẻ khuyết tật. Vì vậy giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Trẻ khuyết tật cũng là một tế bào của xã hội, trẻ phải có được cả xã hội quan tâm giúp đỡ để trẻ được phát triển đầy đủ các mặt về thế chất, trí tuệ được tham gia các hoạt động xã hội như các bạn khác, nhưng thực tế hầu hết trẻ khuyết tật hiện nay vẫn chưa được nhìn nhận và có các biện pháp giáo dục đúng đắn. Cũng vì mặc cảm với bạn bè và xã hội mà trẻ không được đến trường hay phụ huynh cho trẻ đến các cơ sở giáo dục chuyên biệt dành riêng cho những trẻ đó. Nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật, trẻ khuyết tật sẽ không bao giờ khám phá ra những khả năng tiềm tàng mà chúng có. Vì vậy việc học tập trong một lớp hòa nhập với trẻ bình thường giúp cho trẻ hiểu đúng về năng lực của mình, từ đó chúng có thể tìm được cách phát huy những tiềm năng này và tự phát triển. Bản thân tôi là một giáo viên phụ trách nhóm lớp 4 – 5 tuổi ở trường mầm non lại có học sinh bị khuyết tật trong độ tuổi của lớp mình, hằng ngày vừa chứng kiến vừa chăm sóc bé tôi đã cảm nhận được sự thiệt thòi mà bé đang phải gánh chịu. Song biện pháp giáo dục như thế nào để trẻ khuyết tật hòa nhập bắt kịp với bạn bè cùng nhóm tuổi là công việc hết sức khó khăn và vất vả. Vì những lí do trên nên tôi đã tìm tòi nghiên cứu và tổng kết được một số kinh nghiệm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong thời gian qua tôi đã mạnh dạn làm đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Khi nhận cháu vào lớp tôi nhận thấy cháu thu mình ở một góc hoặc chơi một mình, ít tiếp xúc với bạn bè. Làm thế nào để cháu nghe và hiểu được lời nói, để cháu hòa nhập cùng học, cùng chơi với bạn bè, đó là nỗi băn khoăn trăn trở của tôi. Xác định được các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non nhằm phát huy hiệu quả của giáo dục toàn diện nhân cách giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, hòa nhập với bạn bè, với cộng đồng xã hội. Đồng thời giáo dục lòng nhân ái, tình cảm yêu thương của các cháu với những người bạn khuyết tật của mình. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về vấn đề giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục trong trường mầm non. Đặc biệt là bé Nguyễn Minh Đức lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi. 2/22
- IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT – THỰC NGHIỆM Trẻ khuyết tật của lớp 4 – 5 tuổi B4 trường mầm non Sơn Đông. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 2. Phương pháp trải nghiệm 3. Phương pháp đánh giá IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN - Bắt đầu: Từ tháng 9 năm 2017 - Kết thúc: Tháng 5 năm 2018 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Quyền của trẻ khuyết tật trong công ước về quyền trẻ em cũng nêu rõ mọi trẻ em khuyết tật cần được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và đầy đủ trong những điều kiện: Đảm bảo phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lực, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tham gia tích cực vào cộng đồng. Bên cạnh đó trẻ được chăm sóc đặc biệt và tùy theo nguồn lực có sẵn, phải khuyến khích và đảm bảo dành cho trẻ em khuyết tật và cho những người có trách nhiệm chăm sóc trẻ sự giúp đỡ mà trẻ yêu cầu. Trẻ khuyết tật được thực sự tiếp cận và hưởng sự giáo dục đào tạo, các dịch vụ y tế, dịch vụ phục hồi chức năng. Giáo dục hòa nhập là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới và đã được Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam xác định con đường chủ yếu để thực hiện những quyền cơ bản của mọi trẻ em, đặc biệt là quyền được giáo dục. Đây là cơ hội để mọi trẻ em trong đó chú trọng đến trẻ khuyết tật, trẻ khó khăn được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng. Là một giáo viên mầm non với lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với nghề nghiệp chúng ta phải làm thế nào để chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non ngày càng được nâng cao, góp phần hạn chế những khiếm khuyết cho trẻ để trẻ vững bước vào đời, hòa nhập với cộng đồng và là những con người có ích cho xã hội, cho đất nước. Giáo dục hòa nhập là cơ hội để trẻ bình thường và trẻ khuyết tật hiểu đúng giá trị của nhau xóa bỏ sự cách biệt mặc cảm, xa lánh để trẻ có trách nhiệm với nhau hơn giúp trẻ khuyết tật được học tại nơi trẻ sinh sống cùng gia đình không có sự tách biệt môi trường sống. Tạo điều kiện giúp trẻ khuyết tật được phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Tất cả những quyền lợi mà trẻ khuyết tật có được đòi hỏi giáo viên phải chăm sóc tận tình trong học tập và sinh hoạt, được trẻ trong lớp cảm thông, giúp đỡ. Đặc biệt được ban giám hiệu nhà trường các cô giáo có các biện pháp quan tâm giúp đỡ trẻ hòa nhập. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non đang là 1 xu hướng phổ biến trên thế giới nói chung và đặc biệc đang được triển khai ở Việt Nam. Có thể nói giáo dục hòa nhập là mô hình giáo dục trẻ tự kỷ có hiệu quả nhất. Trong vài năm qua mô hình giáo dục hòa nhập ở Việt nam đã thực hiện 3/22
- dưới sự chỉ đạo của sở giáo dục và phòng giáo dục, trường mầm non Sơn Đông đã huy động động trẻ bị khuyết tật ra lớp hòa nhập theo chương trình. Cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non nói riêng đã có bước chuyển biến khá tích cực. Nhận thức được sự cần thiết của việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, hầu hết phụ huynh ở địa phương nơi tôi công tác có trẻ khuyết tật đều mạnh dạn đưa trẻ ra lớp học hòa nhập giúp trẻ thích nghi với môi trường tập thể. Trong năm học 2017 - 2018 trường đã tiếp nhận số trẻ bị khuyết tật nhiều hơn so với năm trước, trong đó lớp tôi có 1 cháu bị khuyết tật dạng chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã trăn trở suy nghĩ một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật hòa nhập tại lớp 4 – 5 tuổi B4. Nên tôi đã mạnh dạn đưa nội dung này vào việc viết đề tài nghiên cứu SKKN để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp trồng người, mang lại điều tốt đẹp nhất cho thế hệ tương lai của đất nước. III. THỰC TRẠNG 1. Khảo sát thực tế - Năm học 2017 - 2018, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp 4 – 5 tuổi B4 tại khu trung tâm trường mầm non Sơn Đông. Lớp có 3 giáo viên. - Lớp tôi có tổng số 54 cháu, trong đó có 26 cháu nữ và 28 cháu nam, có cháu Nguyễn Minh Đức bị khuyết tật “chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém”, cháu sinh ngày 30/6/2013. Cơ thể cháu phát triển bình thường nhưng trí tuệ và ngôn ngữ của cháu phát triển kém, cháu thường không nói mà chỉ ú ớ khi muốn biểu lộ điều gì, cháu hay ngồi một mình không chơi đùa cùng các bạn, không tham gia vào các hoạt động của lớp, cháu còn hay đi ngoài ra quần mà không biết và khả năng tự phục vụ bản thân còn hạn chế như xúc cơm, mặc quần áo, .... Vì vậy vấn đề đặt ra đối với tôi lúc này là cần phải tìm hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để tìm ra những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ học tập tốt hơn và hòa đồng với các bạn. Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 2. Thuận lợi - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo thị xã trong đó có nội dung giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. - Ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn học hỏi kinh nghiệm về giáo dục trẻ khuyết tật. - Được sự quan tâm chia sẻ của các bậc phụ huynh, của bạn bè đồng nghiệp những vất vả khi cô giáo có học sinh khuyết hòa nhập. - Được sự phối kết hợp đồng đều giữa 3 giáo viên trong lớp cùng nhiệt tình chăm sóc - giáo dục trẻ nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng 3. Khó khăn Trong quá trình thực hiện đề tài này bên cạnh những thuận lợi trên tôi còn gặp một số khó khăn sau: - Giáo viên không được đào tạo về chuyên biệt giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mà chỉ được tập huấn, kiến tập về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. 4/22
- - Đồ dùng đồ chơi dành riêng cho trẻ khuyết tật không có gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giáo dục trẻ - Trẻ chưa được học qua lớp nhà trẻ và mẫu giáo 3 – 4 tuổi nên chưa có nề nếp, kiến thức và kỹ năng nhất định. - Trẻ chậm phát triển trí tuệ, ý thức tự vệ sinh cá nhân kém gây khó khăn cho giáo viên trong việc dành nhiều thời gian cho việc vệ sinh cho trẻ. - Trẻ hiếu động không kiểm soát được hành vi của bản thân. Từ những khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát các tiêu chí dành cho trẻ khuyết tật là bé Nguyễn Minh Đức theo từng tuần của tháng 9 như sau: Nội dung khảo sát Tuần Tuần Tuần Tuần 1 2 3 4 Trẻ biết tự ăn uống _ _ +_ +_ Biết súc miệng chải răng _ _ _ _ Trẻ biết tự rửa tay _ _ +_ +_ Trẻ biết tự đi vệ sinh _ _ +_ +_ Trẻ biết tự mặc quần áo _ _ _ _ Biết chơi cùng nhau +_ +_ +_ +_ Biết phát âm, nói rõ câu, từ... _ _ +_ +_ Hiểu khi nghe cô và các bạn nói +_ +_ +_ +_ Biết đi lại một mình, biết cầm nắm các đồ + + + + dùng Tham gia các hoạt động học tập, vui chơi _ _ _ _ Biết tô màu, cầm bút.... _ _ _ _ Thực hiện vận động tinh trong giờ tạo hình _ _ _ _ Thực hiện các vận động thô _ _ +_ +_ Tuân theo các quy định của lớp _ _ _ _ Ghi chú: Rõ rệt: + Chưa rõ rệt: +_ Chưa được: _ Từ kết quả trên tôi thực sự băn khoăn làm sao để trẻ có được kỹ năng, sớm hòa nhập với cô giáo và bạn bè, làm sao trẻ có thể tự tin trong giao tiếp, sống biết quan tâm chia sẻ và hợp tác với mọi người xung quanh. Vì vậy qua thời gian giảng dạy và tiếp xúc với cháu Đức, tôi đã tìm ra được một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. 5/22
- IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 4 – 5 TUỔI KHUYẾT TẬT HÒA NHẬP TRONG TRƯỜNG MẦM NON. 1. Biện pháp 1: Khảo sát dạng tật của trẻ Là một giáo viên trực tiếp phụ trách lớp có trẻ bị khuyết tật bản thân tôi đã tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình cũng như tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ có những điểm chậm phát triển trí tuệ và bất ổn về mặt tinh thần * Đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật - Khả năng vận động của trẻ: Kỹ năng vận động thô (đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy bình thường), kỹ năng vận động tinh (cầm vật nhỏ còn khó khăn, sự di chuyển của ánh mắt còn chậm chạp, sự khéo léo của các chi còn yếu, kỹ năng cầm bút, cầm kéo còn yếu…). - Cảm giác, tri giác: Chậm chạm, phân biệt kém. - Tư duy: Chủ yếu là tư duy cụ thể, tính không liên tục, tính logic kém. - Trí nhớ: Hiểu chậm, quên nhanh, ghi nhớ một cách máy móc bên ngoài - Chú ý: Thời gian chú ý ngắn, khó tập trung vào 1 công việc thiếu tính bền vững. - Ngôn ngữ: Rất hạn chế, vốn từ ít, phát âm không rõ, nói không đủ câu, người lớn nói trước trẻ bắt chước theo. - Hành vi: Không làm chủ được hành vi của bản thân. Đi lại chạy nhảy tự do một cách vô ý thức, không ngồi 1 chỗ được lâu. - Thần kinh: Có những lúc la hét, ném đồ dùng, đồ đặc, cào cấu mọi người xung quanh. Trẻ ngủ rất ít. - Vệ sinh cá nhân: Thường là không biết tự vệ sinh cá nhân, trẻ không biết đi tiểu đại tiện đúng nơi quy định, ý thức vệ sinh cá nhân kém. Với đặc điểm khuyết tật của trẻ là chậm phát triển trí tuệ, thần kinh không ổn định, trẻ không biết tự vệ sinh cá nhân nên bản thân giáo viên ở lớp luôn phải đặc biệt chú ý đến trẻ và từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ để trẻ cùng được học tập giao lưu với bạn bè trong lớp. 2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non Giáo dục một đứa trẻ bình thường đã khó, giáo dục một đứa trẻ khuyết tật lại càng khó khăn hơn. Vì lẽ đó giáo dục trẻ khuyết tật là phương thức giáo dục chung trẻ khuyết tật với trẻ không khuyết tật. Hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ khuyết tật vào trong một chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường. Trong hoạt động giáo dục hòa nhập, giáo viên phải cùng một lúc giải quyết 2 nhiệm vụ: Giáo dục trẻ khuyết tật và giáo dục trẻ không khuyết tật. Để chuyên đề giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đạt hiệu quả cao tôi luôn kết hợp với BGH nhà trường và phụ huynh học sinh, đưa ra một số biện pháp cụ thể để giúp trẻ khuyết tật tự tin hòa nhập vào trường mầm non. Khi nhận cháu Đức vào lớp tôi cũng có nhiều băn khoăn lo lắng, vì trí tuệ của cháu kém, khả năng tự phục vụ không có. Nhưng xuất phát từ tình thương, từ trách nhiệm của người giáo viên, kiên trì, nhẫn nại, sự tỉ mỉ chu đáo cho dù phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, trong tuần để dạy dỗ cháu. Qua quá trình tiếp xúc đó tôi cũng đã lập ra kế hoạch dành cho cháu Đức theo các chủ đề sự kiện như sau: 6/22
- KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT HÒA NHẬP THEO CHỦ ĐỀ, SỰ KIỆN NĂM HỌC 2017 – 2018 Thời gian Mục tiêu giáo dục Nội dung giáo dục - Trẻ biết về lớp 4 – 5 - Tên cô giáo của bé, các bạn trong lớp, Tháng 9 tuổi B4 của bé các khu vực sinh hoạt cảu lớp, vị trí ăn - Dạy trẻ nhận biết về cơm, uống nước, lau mặt, ngủ và một số màu sắc. góc chơi trong lớp: Góc kỹ năng, bé khéo - Dạy trẻ một số bài tay, bé chơi thao tác vai…. hát, bài thơ, câu - Dạy trẻ nhận biết màu sắc qua hoạt chuyện có trong kế động khám phá và một số hoạt động hoạch tháng. khác. - Dạy trẻ tuân theo một số quy định khi tham gia các hoạt động trong ngày: Thể dục sáng, hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi…. -Trẻ biết 1 số đặc - Trẻ biết vị trí trên khuôn mặt của trẻ điểm trên khuôn mặt - Dạy trẻ nói một số từ chỉ đặc điểm của Tháng 10 cảu bé. quần áo. - Trẻ biết tên đồ dùng - Dạy trẻ biết ý nghĩa của hoa tươi, bưu cá nhân, đồ dùng vệ thiếp dùng để làm gì? sinh. - Dạy trẻ biết thể hiện tình cảm, cảm xúc - Trẻ nhận biết được của trẻ đối với bà, mẹ, cô giáo nhân ngày hoa tươi, bưu thiếp 20/10. Cho trẻ dán trang trí bưu thiếp để dùng để tặng cho bà, tặng bà, mẹ và cô giáo nhân ngày 20/10. cho mẹ nhân ngày - Dạy trẻ một số bài thơ, câu chuyện, bài 20/10. hát có trong kế hoạch tháng. - Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn ngủ vệ sinh, tập 1 số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt để trẻ có kỹ năng cơ đẳng về thói quen vệ sinh văn minh. -Trò chuyện về người - Dạy trẻ biết gọi tên 1 số đồ dùng trong thân trong gia đình gia đình bé: Ti vi, tủ lạnh…. Tháng 11 của bé và 1 số đồ - Dạy trẻ biết khoanh tay chào cô, chào dùng trong nhà. bố mẹ..., hướng dẫn trẻ biết đi vệ sinh khi - Trẻ biết một số có nhu cầu. nghề nghiệp trong xã - Trẻ biết tên một số nghề trong xã hội: hội. Công an, bác sỹ, cô giáo,… - Trẻ biết 1 số bài - Dạy trẻ: Tô màu, dán, hát, đọc thơ thơ, câu chuyện, bài Dạy trẻ: Tô màu cái ti vi, trang trí khung hát có nội dung ngắn ảnh gia đình. trong kế hoạch tháng. - Trẻ biết tên gọi một - Dạy trẻ tên gọi, đặc điểm nổi bật, lợi Tháng 12 số đặc điểm nổi bật ích của các loại hoa có, 1 số loại cây ăn của cây, quả, hoa quả (cây bưởi, cây cam) và 1 số loại hoa: 7/22
- quen thuộc. Hoa hồng - cúc.... - Trẻ có 1 số hiểu biết - Dạy trẻ nói các câu đơn giản về các loại sơ đẳng về ngày hoa.VD: Hoa hồng, hoa lan,…. 22/12, ngày lễ giáng - Dạy trẻ 1 số bài thơ, bài hát, câu chuyện sinh có trong kế hoạch tháng. - Dạy trẻ dán hoa tặng chú bộ đội. - Dạy trẻ đi lên cầu thang, tập lấy ghế, bê ghế ngồi vào bàn ăn, cất ghế đúng nơi qui định - Biết tên gọi, đặc - Dạy trẻ biết, tên gọi và 1 số đặc điểm điểm, môi trường nổi bật của một số con vật gần gũi với trẻ: sống, ích lợi, của một Chó, mèo, gà, vịt thông qua hoạt động Tháng 1 số con vật gần gũi: khám phá, qua câu chuyện, bài thơ, bài Chó, mèo,... hát, …. - Trẻ có một số hiểu - Dạy trẻ về tên gọi, đặc điểm, môi biết về các con vật trường sống, ích lợi, của một số con vật sống dưới nước, sống dưới nước, trong rừng qua sự trong rừng. hướng dẫn của cô. - Dạy trẻ cách quan tâm, chăm sóc tiếp cận với các con vật. - Dạy trẻ 1 số bài thơ, câu chuyện ,bài hát có trong KH tháng. - Dạy trẻ kỹ năng sử dụng kéo, gấp khăn. - Trẻ biết về những - Dạy trẻ biết về thời tiết mùa xuân, hoa Tháng 2 nét đặc trưng ngày đặc trưng về mùa xuân, biết về ngày tết: Tết cổ truyền. Có bánh trưng, mứt tết, được đi chúc - Dạy trẻ 1 số bài hát, tết…. GD trẻ: Không bẻ cành, gắt lá, hái bài thơ có trong kế hoa…. hoạch tháng. - Dạy trẻ nói từng từ tạo thành câu đơn giản. -Tập thể hiện nhu cầu ăn ngủ, vệ sinh, cất đồ dùng đúng nơi qui định. - Cung cấp kiến thức - Cô cho trẻ quan sát ô tô, xe máy trước Tháng 3 sơ đẳng về ngày 8/3 cổng, trò chuyện để trẻ biết về các - Trẻ biết tên gọi, đặc phương tiện giao thông gần gũi với trẻ.Tổ điểm đặc trưng của chức cho trẻ quan sát qua tranh, video về một số phương tiện các PTGT gần gũi qua hoạt động khám giao thông gần gũi phá. với trẻ: Xe đạp, xe - Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi (Đèn máy, ô tô tín hiệu giao thông) thực hiện quy định về - Biết một số quy an toàn ATGT đường bộ. định cơ bản khi tham - Dạy trẻ 1 số bài thơ, câu chuyện, bài hát gia giao thông có trong kế hoạch tháng. đường bộ. - Dạy trẻ kỹ năng cất và lấy đồ dùng đồ - Trẻ biết tên gọi, đặc chơi đúng nơi qui định cách đóng và mở điểm đặc trưng của cửa. 8/22
- một số phương tiện giao thông đường sắt đường thủy, hàng không và 1 số qui định giao thông cơ bản khi tham gia giao thông . - Trẻ biết lợi ích của - Dạy trẻ 1 số bài thơ, câu chuyện, bài hát một số hiện tượng tự có nội dung trong kế hoạch tháng. Tháng 4 nhiên gần gũi với trẻ. - Dạy trẻ kỹ năng tập xếp hàng chờ đến lượt. - Tổ chức các hoạt động khám phá về nước. - Tổ chức các hoạt động khám phá về các hiện tượng tự nhiên: Nắng, mưa, sấm, chớp… qua quan sát và trải nghiệm. - Biết bảo vệ cơ thể - Tổ chức các hoạt động nhận biết, trò khi thời tiết: Mặc chuyện về thời tiết mùa hè : Nắng, mưa, quần áo phù hợp với sấm, chớp… qua các quan sát và trải Tháng 5 thời tiết, đội mũ khi nghiệm. trời nắng, mặc áo - Trò chuyện với trẻ về trang phục mùa mưa khi trời mưa…. hè của bé: Váy mùa hè, quần sooc, áo - Cung cấp kiến thức cộc.... sơ đẳng về Bác Hồ - Trò chuyện, cho trẻ xem tranh ảnh, tư kính yêu. liệu về Bác Hồ. - Dạy trẻ 1 số bài thơ, câu chuyện, bài hát có trong kế hoạch tháng. 3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện Môi trường học thân thiện với trẻ là nơi thực hiện và tôn trọng quyền trẻ em, là môi trường học tập hòa nhập, nơi đó không hề có sự phân biệt đối xử, giúp trẻ sống hòa đồng, là môi trường giáo dục hiệu quả, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú, giúp trẻ phát triển tự nhiên, lành mạnh trên cơ sở các mối quan hệ gần gũi, thân thiện và hợp tác: Giáo viên - giáo viên, giáo viên - trẻ, trẻ - trẻ, phụ huynh - nhà trường - cộng đồng. Vậy muốn xây dựng lớp học thân thiện, tôi đã tập trung làm tốt các việc sau: 3.1. Xây dựng môi trường vật chất Môi trường vật chất trong trường, lớp mầm non chính là các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cô và trẻ. Ở trường mầm non đồ dùng đồ chơi chính là sách, tranh truyện đồ dùng đồ chơi, của trẻ. Thông qua đó, trẻ dễ dàng nhận biết, phân biệt, khám phá thế giới xung quanh. Đặc biệt, nó còn quan trọng hơn nhiều đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật. 9/22
- . Xây dựng nội quy của lớp học: Chúng tôi đã xây dựng nội quy cụ thể cho từng góc chơi. Ví dụ: Góc “kể chuyện” tôi đã dùng các ký hiệu hình ảnh quy định kỹ năng góc xem sách, tranh chuyện, trẻ không được xé sách truyện, không vẽ lên sách truyện…. Góc xây dựng: Tôi đã dùng các ký hiệu hình ảnh để trẻ có kỹ năng chơi, không tranh giành đồ chơi, không chạy nhảy trong khi chơi, biết cất đồ chơi gọn ngàng…. Góc “Bé thao tác vai ” tôi dùng các ký hiệu hình ảnh để hướng dẫn kỹ năng để trẻ chơi, không la hét, nói to, biết chơi cùng nhau và biết cất đồ chơi gọn gàng.... Ngoài ra tôi còn xây dựng các hình ảnh để nhắc nhở trẻ biết tiết kiệm nước, khi lấy nước uống và không sờ vào ổ điện sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Bên cạnh việc xây dựng nội dung quy định của từng góc chơi, tôi còn xây dựng những góc mở, bài tập mở thật gần gũi, dễ hiểu để thu hút sự tham gia của cháu Minh Đức. (Hình ảnh: Các góc cho trẻ hoạt động) Để thu hút được sự tham gia của trẻ trong các góc chơi, tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng để hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo theo kế hoạch nhằm phục vụ các hoạt động giáo dục và trang trí môi trường học tập của lớp. VD: Làm cây đàn phục vụ tiết âm nhạc từ vỏ chai nước rửa bát, làm những con rối từ mảnh vải vụn, làm cầu trượt, xích đu từ các bìa cát tông bỏ.... Với việc xây dựng nội quy lớp học bằng những hình ảnh, ký hiệu đơn giản, cụ thể, dễ hiểu đã giúp cháu Minh Đức dễ dàng thực hiện theo. Qua đó góp phần vào việc định hình và xây dựng những hành vi mong đợi ở trẻ. Lớp học được trang trí đẹp với nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, nhiều góc mở tại các góc chơi giúp cho cháu Đức lớp tôi rất ham thích đến lớp, cháu biết chơi ngoan và thực hiện đúng nội quy góc chơi, chơi đoàn kết, phối hợp chơi nhịp nhàng với các bạn trong nhóm. Chính vì vậy việc tiếp thu kiến thức của cháu cũng dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. 3.2. Xây dựng môi trường tinh thần Là người trực tiếp chăm sóc và giáo dục bé Minh Đức nên tôi luôn tạo điều kiện để cháu tham gia môi trường giáo dục thân thiện nhất. Minh Đức sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái và an toàn, giúp cháu phát huy được mặt mạnh và nhanh chóng hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường. Chính vì vậy, trong năm qua tôi đã tiến hành một số việc sau: a. Tiếp nhận trẻ khuyết tật, tìm hiểu về trẻ khuyết tật thông qua việc tìm hiểu thói quen sinh hoạt của trẻ từ gia đình 10/22
- Tôi đặc biệt quan tâm đến cháu Minh Đức là trẻ khuyết tật của lớp tôi. Ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc tôi đã có ấn tượng với cháu. Tôi quan tâm đến sức khỏe, nhận thức, hành vi của cháu. Qua trò chuyện trao đổi với phu huynh của cháu tôi đã hiểu thêm về cháu để tiếp tục có những biện pháp giáo dục chuyên biệt giúp cháu sớm hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường. b. Xây dựng tập thể lớp tốt biết đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ bạn Tôi luôn tạo điều kiện để cho cháu Minh Đức được vui chơi hòa nhập với các bạn trong lớp. Khi đó Minh Đức sẽ được hoạt động nhóm, vui chơi với bạn tạo ra mối liên hệ tình bạn, mối giao tiếp với các bạn khác, giúp cháu phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp xã hội. Tôi luôn nhắc nhở và khích lệ các trẻ trong lớp gần gũi với bạn, thường xuyên rủ bạn chơi cùng, không may bị bạn làm đau cũng không giận, không buồn hoặc đánh lại bạn.... Ngoài các giờ hoạt động ngoài trời, tôi còn tổ chức cho Minh Đức với các bạn tại lớp được vui chơi tại các nơi công cộng. Tôi cho trẻ đi dạo, đi tham quan… giúp trẻ được làm quen với môi trường nơi công cộng, dạy trẻ có hành vi ứng xử phù hợp như để đồ vật đúng chỗ, vứt rác đúng nơi quy định…. Đồng thời tôi cho trẻ xây dựng mối quan hệ giúp đỡ bạn, tránh bắt nạt, xa lánh đối với bạn kém may mắn hơn mình. Hình ảnh: Bé Minh Đức đang chơi cùng cô và các bạn c. Xây dựng mối quan hệ giữa cô và trẻ Tôi luôn quan sát để tìm hiểu sở thích, thói quen của cháu Minh Đức: Cháu thích ăn gì? Ghét ăn gì? Cháu thích đồ chơi, đồ dùng gì? Hoạt động nào của lớp mà cháu thích tham gia nhất?… từ đó tạo ra các tình huống để thu hút sự chú ý của Minh Đức đồng thời vận dụng các phương pháp dạy học một cách khéo léo nhất để giúp cháu học tập tốt nhất. * Gần gũi, tận tình khuyên bảo Tôi luôn thật sự gần gũi với Minh Đức để cháu có cảm giác cô là mẹ, là người thân, không có cảm giác sợ hãi mà tìm thấy ở cô giáo sự tin cậy, lòng yêu thương và kính trọng. Từ đó giúp cháu Minh Đức tự tin hơn trong học tập và giao tiếp. Khi cháu có những hành động không đúng như: ăn vạ, cướp đồ ăn của bạn. Tôi luôn dành thời gian phân tích để Minh Đức hiểu bằng lời nói nhẹ nhàng, ánh mắt trìu mến để cháu có hành vi đúng một cách tốt nhất. 11/22
- Khi Minh Đức tham gia vào các hoạt động tôi luôn bổ sung các kiến thức mà cháu tiếp thu chậm cũng như những kiến thức mà cháu còn chưa tiếp thu được. Tôi đã hiểu nhiều hơn về cháu Minh Đức. Vì vậy các biện pháp tác động đến cháu đạt hiệu quả cao. Cháu đã biết yêu cô giáo và các bạn, thích được đến lớp để chơi và học cùng các bạn. Các bạn trong lớp có cái nhìn thân ái, gần gũi, đồng cảm giúp đỡ bạn Minh Đức trong học tập hay trong các hoạt động khác của lớp để cháu khắc phục bớt những khó khăn trong sinh hoạt, trong giao tiếp. Phục hồi các chức năng, khả năng giao tiếp và khả năng học tập để nhanh chóng hòa nhập với các bạn với môi trường học tập bình thường. 4. Biện pháp 4: Rèn một số kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật Ngoài việc học những kiến thức về thế giới xung quanh, Minh Đức phải được rèn luyện về kỹ năng sống. Đây là môn học đặc thù trong trường chuyên biệt. Cháu chưa có kỹ năng tự phục vụ như đi vệ sinh, rửa tay..., chưa hiểu những qui định về kỹ năng giao tiếp ứng xử trong xã hội. Một vấn đề quan trọng nữa là cháu Đức chưa nhận biết được sự nguy hiểm nên có thể có những hành động như sử dụng kéo, cho tay vào ổ điện,... ảnh hưởng đến an toàn của bản thân. Do đó, việc rèn luyện kỹ năng sống ở mức độ cơ bản này đối với cháu là điều bắt buộc phải có. Dạy kỹ năng bảo vệ an toàn: Tôi luôn nhắc trẻ không được cho tay vào cây nước có bên nóng, không chơi với dao, kéo…. Dạy kỹ năng tự phục vụ: Tôi luôn tạo điều kiện cho cháu Minh Đức được tự phục vụ bản thân như: Tự đi vệ sinh đúng nơi quy định, hướng dẫn trẻ tự xúc ăn, tự cầm cốc uống nước, tự biết đi vệ sinh khi có nhu cầu…. Rèn luyện kỹ năng lễ giáo: Tôi luôn giáo dục cháu Đức biết chào cô, bố mẹ khi đi đến lớp, chào cô và các bạn khi ra về. Thời gian đầu năm Đức chưa biết nói, tôi hướng dẫn cháu sử dụng tay để chào, tôi thường dạy trẻ nói từng từ để tạo thành câu “Vâng ạ, con xin, con chào cô, mình chào các bạn...”. Ngoài ra tôi còn dạy trẻ biết cảm ơn khi có người khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi cướp đồ ăn của bạn hay làm sai một việc gì đó. Kích thích giác quan: Trẻ mất khả năng xử lý thông tin đầu vào của giác quan. Sự mất khả năng này có thể xảy ra ở một hay cả năm giác quan hoặc mất khả năng ở một hoặc nhiều hệ thống trên. Do vậy tùy vào khả năng của bé Minh Đức mà tôi tạo điều kiện để giúp Mimh Đức dần dần tiến đến chức năng cảm nhận gần như bình thường. + Để phát triển xúc giác tôi cho trẻ vẽ, nặn, dán, chơi với cát, sỏi… + Để phát triển thính giác tôi cho trẻ lắng nghe, chơi các trò chơi âm nhạc, hay nâng cao khả năng nghe nhạc nhằm giúp trẻ hát, vận động phù hợp theo giai điệu, lời bài hát, dạy trẻ nhận biết từ từ màu 3 màu cơ bản (xanh, đỏ, vàng)…. + Để kích thích khứu giác, vị giác: Tôi luôn hỏi trẻ trong giờ ăn các con thấy thức ăn có ngon không? Mùi vị của nó như thế nào? Hay khi cho trẻ uống sữa tôi hỏi trẻ: Con thấy sữa có vị gì? Tôi luôn động viên trẻ trả lời. Nếu trẻ không trả lời được tôi gợi ý câu trả lời. Nếu trẻ trả lời đúng, tôi động viên khen thưởng trẻ. Việc rèn kỹ năng sống cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải quan tâm và giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi. Ban đầu cháu không biết đi vệ sinh đúng nơi quy định khiến giáo viên rất vất vả. Sau những lần như vậy cô ân cần hỏi cháu và dặn cháu “Lần sau khi đi vệ sinh con phải vào nhà vệ sinh nhé”. Thời gian đầu cháu chưa 12/22
- thành thói quen nên giáo viên luôn phải nhắc nhở trẻ và hỏi trẻ có đi vệ sinh không để cho trẻ đi thường xuyên. Dần dần trẻ có thói quen đi vệ sinh giống như các bạn và được một số bạn trong lớp dắt đi cùng nên cháu cảm thấy tự tin và tự biết cách đi vệ sinh đúng cách. Ngoài ra khả năng nhận thức của cháu chậm nên khi rèn các kỹ năng vệ sinh khác như: Rửa tay, rửa mặt, lau mặt của cháu cũng rất yếu. Hàng ngày cô cho trẻ thực hiện vệ sinh giống các bạn và cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ. Đến buổi chiều cô thấy kỹ năng vệ sinh nào của con còn yếu cô lại ôn lại cho cháu và cùng cháu làm lại kỹ năng theo đúng các bước. Bên cạnh giáo dục kỹ năng trên lớp cho cháu tôi cũng kết hợp với phụ huynh phải rèn trẻ vệ sinh ở nhà đúng cách và tạo thói quen cho trẻ. Tôi luôn trao đổi với phụ huynh để phụ huynh hiểu tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân. Cháu Đức không ý thức được cách bảo quản đồ dùng đồ chơi cũng như cháu không biết cách để đồ dùng cá nhân hay đồ đùng đồ chơi đúng nơi quy định. Ban đầu cháu đến lớp cháu có những hành động như vứt ném đồ dùng quanh lớp, cháu xé các tranh ảnh treo trên tường của cô, quần áo cháu vứt rất bừa bãi. Khi trực tiếp giảng dạy cháu, cháu cũng không hợp tác với cô, sau các lần cháu có những hành động sai như vậy tôi đã rất nghiêm khác phê bình cháu, và giáo dục trẻ đó là hành vi không nên. Lần sau con không được làm vậy. Thời gian đầu 3 cô giáo đã luôn quan sát và uốn nắn cho trẻ các hành động sai và kịp thời sửa sai cho trẻ . Ví dụ khi cháu vứt áo của cháu ở lớp, tôi đã bảo cháu nhặt áo lên và bảo cháu lần sau con không được làm như vậy. Áo con phải gấp gọn gàng và để vào ngăn tủ của mình. Cô cùng trẻ gấp gọn áo và cùng trẻ cất ở ngoài tủ. Sau nhiều lần như vậy cháu đã biết cách gấp và cất quần áo đúng nơi quy định. Sau những lần trẻ biết nghe lời tôi luôn động viên khuyết khích trẻ khiến trẻ rất hứng thú và hợp tác cùng cô. (Hình ảnh: Cháu Đức đang gấp áo) Trong quá trình rèn kỹ năng sống cho cháu Minh Đức tôi nhận thấy cháu tiến bộ hơn. Cháu biết tránh xa những vật nguy hiểm, không an toàn, biết tự phục vụ bản thân, ngoan, lễ phép, các giác quan của cháu đã dần dần có những bước tiến chuyển. 13/22
- 5. Biện pháp 5: Quan tâm trẻ mọi lúc mọi nơi 5.1. Hoạt động đón trẻ Giờ đón trẻ là lúc cô cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường. Tôi đã sử dụng, tận dụng triệt để các biện pháp giao tiếp mắt - mắt, nhận biết và diễn tả cảm xúc thân thiện, ân cần, chào hỏi để gần gũi, tác động tới trẻ. 5.2. Hoạt động thể dục sáng Cháu Minh Đức gặp khó khăn về vận động, cũng như việc phối hợp các vận động. Việc cho cháu tham gia vào các hoạt động, các bài tập thể dục sáng qkhông những giúp cho sự vận động của cơ thể cháu dễ dàng hơn, hiệu quả hơn mà còn hỗ trợ giác quan định hướng về không gian và ý thức về cơ thể. Bởi vậy trong quá trình cháu Minh Đức tập, tôi luôn khuyến khích, động viên để trẻ tập tốt hơn trong các lần sau. 5.3. Hoạt động học Trong hoạt động học để không làm ảnh hưởng đến các bạn khác tôi thường cho cháu Minh Đức ngồi gần cô để dễ quan sát. Cháu Đức bị chậm phát triển trí tuệ vì thế cháu rất hay quên nên rất khó cho tôi trong việc dạy cháu. Cháu thường hay lơ đãng không chú ý, tôi phải nhắc nhở cháu nhiều lần. Đối với các bài thơ khi dạy cháu tôi thường đọc rất chậm từng câu ngắn trong bài thơ, có những từ khó tôi giảng giải cho cháu hiểu và đọc lại nhiều lần nhấn mạnh để trẻ đọc theo cô. Mỗi ngày tôi dành riêng cho cháu 15 phút để dạy cháu đọc thơ và trò chuyện cùng cháu. VD: Tôi dạy cháu bài thơ “Mẹ và con”. Cô đọc: Cây ngô là - Trẻ đọc theo là mẹ. Cô đọc: Bắp ngô là – Trẻ đọc là con. Tuy cháu chưa đọc được tròn câu mà chỉ đọc vuốt đuôi theo cô nhưng tôi thấy cháu rất vui và hứng thú đọc. Đối với giờ kể chuyện ngoài việc kể cho cháu nghe cùng các bạn trong lớp, đến hoạt động chiều tôi lấy sách tranh truyện có hình ảnh ra để đọc cho cháu nghe, kể cho cháu nghe nhiều lần và cho cháu chỉ vào truyện để cháu biết tên các nhân vật trong câu chuyện, ngoài ra cô gợi ý hỏi trẻ về tính cách của các nhân vật. (Hình ảnh: Cô đang kể chuyện cho các bé nghe) 14/22
- Cháu Đức không có khả năng nhớ lâu nên khi dạy cháu vẽ cháu không chịu vẽ hoặc vẽ không theo yêu cầu cảu cô, cầm bút bằng tay trái và vẽ bậy vào sách. VD: Tôi yêu cầu cháu tô màu vàng cho quả dài, màu đỏ cho quả tròn nhưng cháu tô màu xanh cho quả tròn và tô màu đỏ cho quả dài.... Vì vậy tôi thường quan tâm chú ý đến cháu nhiều hơn, quan sát đến cháu ở mọi hoạt động, cầm tay cho cháu tập vẽ, chỉ dẫn cháu cách tô màu bền đẹp không lem ra ngoài, cầm bút bằng tay phải, không vẽ bậy váo sách làm bẩn sách, để kích thích trẻ cô gắng tôi thường khăn ngợi trẻ kịp thời khi trẻ ngoan và làm theo yêu cầu của cô. Do ngôn ngữ bị hạn chế nên trẻ khó nhận ra mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng xung quanh khi trẻ tìm hiểu về môi trường xung quanh. 5.4. Chơi ngoài trời Hoạt động ngoài trời giúp trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh. Muốn tiếp xúc được với thế giới xung quanh thì trẻ phải sử dụng hệ thống các giác quan. Nhưng ở trẻ khuyết tật lớp tôi lại mất khả năng xử lý thông tin đầu vào của các giác quan. Sự mất khả năng này có thể xảy ra ở một hay cả ở năm giác quan hoặc mất khả năng. Do vậy, khi cho trẻ khuyết tật tham gia hoạt động ngoài trời, tôi đã thiết kế một số hoạt động giúp trẻ dần tiến đến chức năng cảm nhận bình thường để tri giác các sự vật. - Chơi với cát và nước - Ném bóng vào rổ - Mèo đuổi chuột, kéo co,… (Hình ảnh: Hoạt động chơi ngoài trời) 5.5. Giờ hoạt động góc Cháu Minh Đức thường gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác, không biết thể hiện nhu cầu, mong muốn, thái độ của mình cho người khác hiểu. Cháu luôn muốn tách mình ra khỏi tập thể lớp (ngồi 1 mình và khóc), luôn né tránh giao tiếp, không biết sự luôn phiên, không biết luật chơi và đặc biệt còn gặp khó khăn với các trò chơi đóng vai. 15/22
- Mà trò chơi đóng vai là trò chơi chủ đạo trong hoạt động góc nên khi tổ chức hoạt động góc, tôi luôn tạo điều kiện để Minh Đức được hòa đồng với các bạn trong lớp, nắm được luật chơi, cách chơi, biết chơi đoàn kết với bạn. Nên tôi đã sử dụng các hoạt động sau tại các góc: - Góc tạo hình: Vẽ, nặn, dán hình con gà con, di màu con cá to, trang trí khung ảnh, …. - Góc thao tác vai: Chơi với bộ đồ chơi nấu ăn, cho em bé ăn, .... - Góc âm nhạc: Nghe tiếng hát tìm đồ vật, thi xem ai nhanh, thi làm ca sỹ, Nghe giai điệu đoán tên bài hát, …. - Góc bé khéo tay: Dạy trẻ trang trí khung ảnh gia đình của bé (ảnh gia đình cháu Minh Đức), di màu con gà con, nặn hòn bi, nặn con lật đật.… - Góc vận động: Chơi gắp cua bỏ giỏ, chơi lăn bóng, truyền bóng, .... - Góc rèn kỹ năng: Cắt móng tay, gấp quần áo, cài khuy áo. - Góc thư viện của bé: Xem sách, truyện, xem lô tô, cùng làm tập sách với cô. (Hình ảnh: Bé Minh Đức đang chơi ở góc sách truyện cùng các bạn) 5.6. Hoạt động ăn Do trẻ khuyết tật nên trẻ không như các bạn bình thường khác, Minh Đức cũng biết tự xúc cơm ăn nhưng cô phải nhắc nhở nhiều lần và rèn luyện thường xuyên cháu mới thực hiện được. Cháu xúc ăn còn rất vụng về, hay làm đổ cơm ra ngoài và thường hay ngồi đợi cô đến bón cơm cho mình. Tôi động viên cháu nên tự xúc ăn và chỉ dẫn cháu cách xúc cơm không làm rơi vãi, khen ngợi cháu kịp thời khi cháu làm tốt. 16/22
- (Hình ảnh: Cháu Đức tự xúc ăn) 5.7. Giờ ngủ Là giờ được nghỉ ngơi sau khi tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Trong giờ ngủ, tôi quan tâm đến bé Minh Đức như: hát ru bé ngủ, bật nhạc các ca khúc có giai điệu êm dịu đối với trẻ để trẻ dễ đi vào giấc ngủ, nếu bé khó ngủ cô bé trẻ sang phòng khác giỗ dành hoặc cùng chơi với trẻ. 5.8. Hoạt động chiều Sau khi ngủ dậy, tôi tổ chức cho Minh Đức và các bạn trong lớp sử dụng các bài tập nhẹ nhàng: Trò chơi kéo cưa lừa xẻ, lộn cầu vồng, chim sẻ và ô tô, gieo hạt và các trò chơi dân gian khác.... Khi tổ chức hoạt động chiều tôi tổ chức rèn các kỹ năng sống, các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động: Dạy trẻ kỹ năng đi dép, cất ba lô, cắt móng tay, chải tóc, đi vệ sinh đúng nơi qui định…. Cùng trẻ làm các đồ dùng đồ chơi tự tạo (Hình ảnh: Cô và trẻ cùng làm đồ chơi tự tạo) 17/22
- Như vậy, bằng sự gần gũi, ân cần thân thiện của cô và các bạn trong lớp từ lúc bé Minh Đức đến trường cho đến lúc được cha mẹ đón về, bé được học những kiến thức, học được cách cư xử đúng đắn, thích hợp được hòa đồng với các bạn trong lớp. Sự quan tâm, chăm sóc của các cô mọi lúc, mọi nơi giúp Minh Đức nhanh chóng rút ngắn khoảng cách, có sự tương tác giữa bé Minh Đức với các bạn trong lớp, đưa bé hòa nhập với môi trường bình thường. 6. Biện pháp 6: Tổ chức các hoạt động tập thể Tổ chức các hoạt động tập thể trong trường mầm non là tổ chức cho trẻ tham gia các ngày hội, ngày lễ, các hoạt động giao lưu, thăm quan, các buổi văn nghệ, các trò chơi dân gian nhằm tạo cho trẻ khuyết tật có một sân chơi bổ ích, giao lưu với các bạn và tăng cường sự tham gia của trẻ, giáo dực trẻ kỹ năng tự giải quyết vấn đề. Đối với các ngày lễ hội tôi quan tâm tạo điều kiện cho trẻ được giao lưu với các bạn trong trường, lớp tạo tâm thế vui vẻ, phấn khởi, hào hứng cho trẻ tham gia. Đối với các hoạt động giao lưu, thăm quan, tôi tổ chức hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động thăm quan, giao lưu.Vì vậy tôi tích cực liên hệ với giáo viên các khối, lớp khác trong trường cho trẻ được giao lưu với nhau thông qua các trò chơi vận động (Lộn cầu vồng, mèo đuổi chuột, ném bóng vào rổ, kéo co, …). (Hình ảnh: Cô và trẻ đi dã ngoại ở đền thờ Vua Lê) Qua việc tổ chức các hoạt động tập thể tôi thấy cháu Minh Đức lớp tôi ngày càng bình tĩnh, tự tin, thoải mái, vui vẻ hơn trong giao tiếp với cô và các bạn. Khả năng giao tiếp, điều chỉnh hành vi của trẻ đã được cải thiện rất nhiều. 7. Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh Gia đình và nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng trẻ trong những tháng đầu đời, nhà trường và gia đình đều có những ưu thế riêng. Chính vì vậy việc kết hợp giữa hai lực lượng này là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật. Từ đầu năm khi bắt đầu nhận chủ nhiệm lớp và thấy cháu Đức có đặc điểm của một trẻ khuyết tật tôi đã không ngần ngại trao đổi với phụ huynh là bố mẹ cháu về đặc điểm của trẻ từ khi sinh ra đến bây giờ như thế nào? Vì sao cháu lại bị như vậy. 18/22
- Tôi rất đồng cảm với gia đình cháu, ban đầu bố mẹ cháu tỏ ra rất e ngại và không thích khi cô giáo đề cập về vấn đề cháu chậm phát triển trí tuệ hơn các bạn. Vì bản thân phụ huynh hay né tránh không nhìn nhận được sự thật mà khẳng định con mình vẫn bình thường như những trẻ bình thường. Qua nhiều lần trao đổi trực tiếp với phụ huynh về tình hình của cháu ở trên lớp cũng nên dần dần bố mẹ cũng đã hiểu về những khiếm khuyết của cháu và gia đình đã cho cháu đi khám tại các bệnh viện lớn. Sau khi gia đình cho cháu khám về bệnh tình của cháu, bản thân tôi giáo viên của cháu cũng đã kịp thời thỏi thăm về kết quả bệnh của cháu và động viên gia đình cố gắng uốn nắn cháu để cháu sẽ hoàn thiện hơn. Đặc biệt sau các lần đón trả trẻ tôi và phụ huynh cũng luôn trao đổi thường xuyên về hoạt động hằng ngày của cháu: Cháu có đặc điểm hay chạy nhảy tự do, hay đùa với các bạn trong lớp một cách thái quá (đẩy, đánh các bạn trong lớp), cháu ngủ rất ít mà khi tỉnh dậy cháu lại chạy nhảy đi lại khắp lớp. Khi tham gia các hoạt động tập thể cháu rất nhút nhát, sợ sệt. Đó là một số đặc điểm của cháu mà chúng tôi nắm được để hằng ngày động viên khuyết khích trẻ tự tin tham gia vui chơi cùng với các bạn. Giáo viên vận động phụ huynh tìm đọc kham khảo các tài liệu có liên quan để giáo dục thêm cháu ở nhà. Phụ huynh cũng rất lo cho bệnh tật của con nhưng hầu hết các phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng trong việc giáo dục con, họ chưa dành nhiều thời gian cho các con của mình. Đặc biệt trẻ khuyết tật trẻ cần được giáo dục từ chính những người thân trong gia đình một cách khoa học. Ảnh: Giáo viên trao đổi tài liệu với phụ huynh) Gia đình cháu cũng rất hài lòng và cảm thấy vui vẻ khi được các cô quan tâm và bù đắp cho cháu như vậy và hứa sẽ cùng nhà trường chăm sóc giáo dục cháu tốt hơn. Gia đình, nhà trường và xã hội luôn có mối quan hệ không thể tách rời, mọi ảnh hưởng của xã hội đều tác động rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Sự chăm lo của xã hội như: Phát động ngày vì trẻ em, cấp phiếu khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, tặng quà ngày 1/6, ngày tết trung thu…, đã có nhiều tác động đến các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu hơn trách nhiệm của mình với xã hội và trong việc giáo dục con cái. 19/22
- V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Trong những ngày đầu khi đến lớp tôi rất lúng túng không tự tin, nhiều tình huống chưa gặp phải lần nào mà phải đứng lớp dạy trẻ khuyết tật như cháu Minh Đức. Tôi rất lo lắng không biết mình có đảm nhận được không. Nhưng được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu cùng các đồng nghiệp đã giúp tôi vượt qua những trở ngại và tìm ra phương pháp tốt nhất để dạy dỗ và chăm sóc cháu. Sau một thời gian áp dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng dành cho trẻ khuyết tật, tôi thấy trẻ đã có sự tiến bộ thay đổi một cách rõ rệt, cụ thể như sau: Đầu năm Cuối năm Nội dung khảo Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần sát 1 2 3 4 1 2 3 4 Trẻ biết tự ăn _ _ +_ +_ uống Biết súc miệng _ _ _ _ chải răng Trẻ biết tự rửa tay _ _ +_ +_ Trẻ biết tự đi vệ _ _ +_ +_ sinh Trẻ biết tự mặc _ _ _ _ quần áo Biết chơi cùng +_ +_ +_ +_ nhau Biết phát âm, nói _ _ +_ +_ rõ câu, từ... Hiểu khi nghe cô +_ +_ +_ +_ và các bạn nói Biết đi lại một + + + + mình, biết cầm nắm các đồ dùng Tham gia các hoạt _ _ _ _ động học tập, vui chơi Biết tô màu, cầm _ _ _ _ bút.... Thực hiện vận _ _ _ _ động tinh trong giờ tạo hình Thực hiện các vận _ _ +_ +_ động thô Tuân theo các quy _ _ _ _ định của lớp Ghi chú: Rõ rệt: + Chưa rõ rệt: +_ Chưa được: _ 20/22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 194 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 110 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 105 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 106 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 134 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn