intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động giáo dục qua chơi tại nhà cho trẻ 5 - 6 tuổi A trường mầm non Hải Long trong giai đoạn nghĩ bệnh ở nhà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động giáo dục qua chơi tại nhà cho trẻ 5 - 6 tuổi A trường mầm non Hải Long trong giai đoạn nghĩ bệnh ở nhà" nhằm giúp bản thân và giáo viên lựa chọn được nội dung, cách thức hướng dẫn và trao đổi với phụ huynh về tổ chức các hoạt động giáo dục qua chơi cùng con tại gia đình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động giáo dục qua chơi tại nhà cho trẻ 5 - 6 tuổi A trường mầm non Hải Long trong giai đoạn nghĩ bệnh ở nhà

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC QUA CHƠI TẠI NHÀ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI A TRƯỜNG MẦM NON HẢI LONG TRONG GIAI ĐOẠN NGHĨ DỊCH BỆNH COVID-19 Ở NHÀ Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hải Long SKKN thuộc môn: Chuyên môn THANH HÓA NĂM 2022
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC...................................................................................................................................2 1. MỞ ĐẦU................................................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu: ..........................................................................................................3 1.3. Đối tượng nghiên cứu:......................................................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................................... 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...........................................................................3 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm............................................................................ 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..............................................4 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: .................................................................5 2.3.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động học chơi tại nhà cho trẻ. ....................................................................................................................5 2.3.2. Biện pháp 2: Cung cấp tài liệu hỗ trợ phụ huynh hiểu rõ về đặc điễm tâm sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi...................................................................................................................................... 6 2.3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn phụ huynh tạo không gian học qua chơi cho trẻ tại nhà...........7 2.3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn, hổ trợ phụ huynh cách tìm/ tạo/ thay thế đồ chơi, học liệu khi tổ chức các hoạt động học qua chơi tại nhà, nhằm phát huy tính tích cực của trẻ......................9 2.3.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn phụ huynh cách đặt câu hỏi khuyến khích trẻ phát triển tư duy và biết cách giải quyết vấn đề khi trẻ tham gia vào hoạt động học qua chơi tại nhà................11 2.3.6. Biện pháp 6: Hướng dẫn phụ huynh biết chọn thời điểm để khen ngợi và trách phạt con đúng lúc nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào các hoạt động cùng cha mẹ.. 12 2.3.7. Biện pháp 7: Tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh theo phương thức hai chiều, nhằm nắm bắt tình hình, khả năng thực hiện các hoạt động qua chơi tại nhà của trẻ........................................................................................................................................13 2.4. Hiệu quả của biện pháp......................................................................................................14 3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...................................................................................................15 3.1. Kết luận. ............................................................................................................................15
  3. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp Thủ tướng Chính phủ đã kêu gọi các Bộ, Ban ngành cùng toàn dân nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm cộng đồng về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Nhận định được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong các nhà trường mầm non trước vô vàn những nguy cơ, cùng với sự diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, rất dễ lây lan cho mọi đối tượng và không phân biệt độ tuổi. Thời gian nghỉ học của trẻ kéo dài, bố mẹ trẻ hàng ngày vẫn đi làm, nhiều gia đình không có người trông con đã phải gửi con cho ông bà. Với đặc tính của trẻ mầm non chưa có khả năng học trực tuyến. Do đó, việc triển khai hình thức kết nối, phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp trẻ giữ thói quen học, chơi, sinh hoạt khoa học, phát triển các kỹ năng, thể chất, thẩm mỹ, ngôn ngữ, nhận thức và tìm hiểu môi trường xung quanh. Đặc biệt trẻ 5 - 6 tuổi đang ở giai đoạn hết sức quan trọng, đây là bước chuyển tiếp vào lớp 1 của trẻ. Vì vậy, cần có sự phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh lựa chọn những nội dung học tập phù hợp để trẻ có tâm thế sẵn sàng bước vào lớp học đầu tiên của cấp tiểu học. Với phương châm không để trẻ quên được kiến thức và các kỹ năng khi trẻ được học ở trường nên ngay từ những ngày đầu khi phòng giáo dục huyện Như Thanh tập huấn chuyên đề “Hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động giáo dục qua chơi cho trẻ mầm non tại gia đình” Ban giám hiệu trường mầm non Hải Long đã triển khai lớp bồi dưỡng chuyên môn, việc đầu tiên là nhà trường bồi dưỡng về công tác đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin cho 100% các đồng chí giáo viên biết sử dụng và ứng dụng CNTT thành thạo. Sau đó giáo viên sử dụng các trang mạng xã hội để trao đổi hướng dẫn phụ huynh và trẻ bằng các hình thức như tạo zalo, facbook nhóm lớp, website, zoom của lớp. Đồng thời, giáo viên các lớp quay video các hoạt động học, các kỹ năng hướng dẫn trẻ biết cách phòng chống dịch, tự phục vụ, các trò chơi vận động theo từng độ tuổi, giúp trẻ có thể thực hiện được ở nhà trong việc phòng chống dịch bệnh như: Kỹ năng rửa tay, kỹ năng đeo khẩu trang, kỹ năng gấp quần áo,… cùng phụ huynh đồng hành hướng dẫn dạy trẻ. Giáo viên đăng tải video bài giảng hướng dẫn các hoạt động như: Làm quen với Toán, Làm quen Chữ viết, Tạo hình, Văn học, Âm nhạc, Khám phá và các kỹ năng phù hợp với từng độ tuổi để dạy trẻ. Ngoài ra, để tạo cho trẻ niềm vui, thích thú cho trẻ như khi ở trường giáo viên đã
  4. 2 quay video những hoạt động là những thí nghiệm vui giúp trẻ có thể làm ở nhà dưới sự giúp đỡ của phụ huynh như: Thí nghiệm hạt gạo nhảy múa, thí nghiệm hoa nở trong nước, pha nước cam… hay để tăng cường sức khỏe trẻ phải luyện tập thể dục thể thao, hướng dẫn trẻ nhảy bài “Ghen Covy”. Trẻ được trải nghiệm và thưởng thức các sản phẩm trẻ tự làm ra trẻ rất thích. Hầu hết những video giáo viên xây dựng đều mang tính ôn luyện kiến thức cũ và dạy kiến thức mới cho trẻ, trong các hoạt động giáo viên còn dạy trẻ ứng dụng các phương pháp mới như: Montessori, Steam trong việc làm đồ dùng đồ chơi như: Hướng dẫn trẻ làm ô tô, con vịt di chuyển được hoặc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng học toán…Qua đó giúp trẻ vừa có kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cũng như trẻ được ôn lại kiến thức đã học ôn luyện củng cố về số lượng, hình dạng, nhận biết số chẵn, số lẻ, ôn luyện các chữ cái đã học và nhận biết chữ cái mới. Năm học 2021- 2022 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 - 6 tuổi A trường mầm non Hải Long là một cô giáo trẻ với tình yêu nghề, mến trẻ như lời bài hát ‘‘Yêu người bao nhiêu, em yêu nghề bấy nhiêu’’ mà tôi đem hết những kiến thức nghiệp vụ chuyên môn của mình để hướng dẫn, trao đổi với cha mẹ trẻ giúp trẻ trong những ngày nghĩ dịch ở nhà vẫn đáp ứng được những kiến thức , kỹ năng cần thiết để trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1, tôi đã lập ra các trang mạng như: zalo, facbook nhóm lớp, website, youtoby.... để huynh hướng phụ huynh tổ chức các hoạt động học qua chơi tại nhà cho trẻ. Song thực tế ở lớp tôi thì dường như việc thực hiện công tác phối hợp với phụ huynh giúp con học qua chơi tại nhà gặp nhiều khó khăn bởi hầu hết phụ huynh lớp tôi đều là công nhân, họ phải làm việc cả ngày nên gửi con cho ông bà vì thế mà đôi khi họ ít có thời gian quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ. Mặt khác phụ huynh cũng chưa hiểu hết về giáo dục mầm non nên họ rất lúng túng trong việc cùng con học qua chơi tại nhà, họ chưa biết làm thế nào để giúp con có thể hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động, cũng như chưa hiểu rõ được tác dụng của việc giúp con học qua chơi có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1.... Vậy làm thế nào để giúp phụ huynh hiểu rõ được ý nghĩa của việc phối hợp cùng cô giúp con học qua chơi tại nhà, hiểu được đặc điểm tâm lý trẻ và giúp trẻ hứng thú, tích cực tiếp thu bài học qua chơi, đó là điều mà tôi luôn suy nghĩ, trăn trở và đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động giáo dục qua chơi tại nhà cho trẻ 5 - 6 tuổi A trường mầm non Hải Long trong giai đoạn nghĩ dịch bệnh covid-19 ở nhà”
  5. 3 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Nhằm giúp bản thân và giáo viên lựa chọn được nội dung, cách thức hướng dẫn và trao đổi với phụ huynh về tổ chức các hoạt động giáo dục qua chơi cùng con tại gia đình. - Giúp phụ huynh nhận thấy sự thích thú khi chơi cùng con, nhận ra sự tiến triển của con trong quá trình “chơi mà học” trong quá trình tương tác hàng ngày. Từ đó sẵn sàng xây dựng mối quan hệ tích cực, thống nhất giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên và phụ huynh nhằm đảm bảo sự phát triển thường xuyên và tối đa khả năng của từng trẻ. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động giáo dục qua chơi tại nhà cho trẻ 5 - 6 tuổi A trường mầm non Hải Long trong giai đoạn nghĩ dịch bệnh covid -19 ở nhà 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Nhóm phương pháp thống kê, xử lý số liệu. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thực hành, trãi nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Dịch Covid-19 đã để lại những ảnh hưởng không nhỏ cho cho toàn xã hội. Đặc biệt với ngành giáo dục, việc nghỉ học tại nhà đã gây ra những sức ép lớn, đặc biệt cho phụ huynh học sinh. Tôi còn nhớ có một câu nói của một vị linh mục người Italia từng nói: “Chúa ban cho một người cha vắng nhà thì cũng thường kèm theo một người mẹ luôn lo lắng đủ điều và cuối cùng sẽ nuôi dạy đứa trẻ thành mất kiểm soát”. Đối với con trẻ mà nói, giáo dục gia đình tốt nhất không phải là cha mẹ cho con bao nhiêu của cải, mà là người cha luôn đi cùng con và người mẹ có tâm trạng tốt. Cả hai điều này đều không thể thiếu nếu muốn con trẻ được giáo dục tốt nhất. Việc trẻ phải học ở nhà vì dịch Covid-19 đã làm chuyển đổi vai trò của cha mẹ đối với giáo dục các con. Trước đây, phần lớn phụ huynh chủ yếu chỉ dành thời gian buổi tối để hướng dẫn con ôn bài hoặc thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của cô. Các cuộc trò chuyện với con thường về nội dung: Tình hình học tập trên lớp, mối quan hệ với thầy cô, bạn bè...Với khoảng thời gian ấy và các câu chuyện đó, cha mẹ hầu như đóng vai trò là người dõi theo và quan sát hoạt động ở trường của con. Nhưng trong thời gián gần đây, cha mẹ và con cái ở bên nhau rất nhiều, thậm chí có lúc 24/7 và vì vậy, họ không còn là quan sát
  6. 4 viên nữa, mà thực sự trở thành người đồng hành cùng con trong học tập và thực hiện sứ mệnh cao cả là trở thành một nhà giáo dục cho chính các con Mỗi đứa trẻ cũng giống như cây non cần sự kiên nhẫn chăm sóc nhẹ nhàng để chúng phát triển thành cây cao lớn. Cha mẹ chỉ cần quan tâm hơn một chút, cho con thêm sự ấm áp, đứa trẻ đều có thể cảm nhận được. Có thể thấy, phụ huynh đã biết biến khoảng thời gian tưởng chừng như tồi tệ thành tích cực để đồng hành cùng con, đó quả thực là cách cho đi những yêu thương quý giá. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm *Thuận lợi: - Trường mầm non Hải Long là trường chuẩn quốc gia mức độ II nên về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ cho việc dạy và học của cô và trẻ - Là một giáo viên trẻ nhiệt tình, năng nỗ, ham học hỏi nên bản thân có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các phần mềm máy tính, rất thuận lợi cho việc trao đổi mọi thông tin với phụ huynh qua mạng. - Đa số phụ huynh ở lớp đều là phụ huynh trẻ nên việc kết nối công nghệ thông tin với phụ huynh rất thuận lợi, bên cạnh đó hầu hết các gia đình trẻ đều có tivi thông minh, điện thoại, aipat có thể kết nối intenent nên rất thuận lợi cho cô hướng dẫn phụ huynh tổ chức hoạt động qua chơi tại nhà cho trẻ. * Khó khăn: - Đa số trẻ trong lớp có bố mẹ đều làm công nhân nên hầu hết thời gian trẻ ở nhà với ông bà, mặt khác một số phụ huynh vẫn còn quan niệm sai lệch, chưa thấy tầm quan trọng của việc cô hướng dẫn phụ huynh tổ chức hoạt động học qua chơi tại nhà giúp trẻ cũng cố những kiến thức, kỹ năng cần thiết để giúp trẻ vào lớp 1 một cách vững vàng tự tin. - Một số phụ huynh nhiều tuổi nên chưa biết sử dụng công nghệ thông tin. - Phương tiện quay video của giáo viên chưa đủ hiện đại, chủ yếu dùng bằng điện thoại, nên khi quay còn nhiều bất cập từ tiếng ồn bên ngoài. - Một số gia đình rất chiều chuộng trẻ nên đôi khi trong công tác phối hợp với phụ huynh con gặp nhiều khó khăn. Căn cứ vào tình hình trên trước khi tiến hình nghiên cứu đề tài bản thân đã tiến hành khảo sát kết quả như sau. * Kết quả khảo sát. Bản thân tôi sau khi được phân công chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi A trường mầm non Hải Long, tôi đã bắt đầu tiến hành khảo sát và kết quả đạt như sau:
  7. 5 Bảng khảo sát đầu năm tháng 9/2021 Đạt Chưa đạt Tổng số phụ STT Nội dung khảo sát Tỉ lệ huynh Số Số khảo sát lượng Tỉ lệ lượng (%) (%) Trẻ Trẻ Khả năng hiểu biết của phụ 1 huynh về đặc điểm tâm sinh 30 15 50% 15 50% lý của trẻ Khả năng sử dụng công 2 nghệ thông tin của phụ 30 8 26,7% 22 73,3% huynh Khả năng phụ huynh biết tạo môi trường hoạt động 3 30 10 33,3% 20 66,7% học qua chơi tại nhà cho trẻ Khả năng hứng thú của trẻ 30 7 23,3% 23 76,7% 4 khi tham gia hoạt động Từ tình hình thực tế và qua bảng số liệu trên, bản thân đã trăn trở và suy nghĩ xem mình phải làm gì để giúp phụ huynh hiểu rõ được tầm quan trọng của mình trong việc giúp trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1. Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra các giải pháp hỗ trợ cha mẹ chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng bước vào lớp 1 như sau: 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động học chơi tại nhà cho trẻ. Để hướng dẫn phụ huynh tổ chức hoạt động học qua chơi tại nhà thì đầu tiên tôi lên kế hoạch giáo dục chọn lựa những nội dung, hoạt động giáo dục qua chơi để lập kế hoạch và hướng dẫn phụ huynh thực hiện tại nhà. Các nội dung, hoạt động cần phù hợp với điều kiện vật chất, thời gian, cấu trúc, đặc điểm gia đình, cha mẹ trẻ, môi trường tự nhiên, văn hóa của địa phương nơi trẻ sinh sống. Kế hoạch đó cần được trao đổi, phổ biến để phụ huynh hiểu vai trò, ý nghĩa của các hoạt động chơi, hoạt động thông qua trải nghiệm thực tế đối với trẻ. Nó là cơ hội tương tác trực tiếp của trẻ với đối tượng để mở rộng phạm vi và nâng cao vốn hiểu biết của trẻ, làm quen và rèn luyện các kĩ năng trong thực tế, tiếp thu văn hóa gia đình như: nền nếp, thói quen và kĩ năng sống, hành vi ứng
  8. 6 xử và giao tiếp xã hội… Qua đó, giúp trẻ có sự gắn kết với môi trường xung quanh, với phụ huynh và người thân, rèn luyện ý chí hoàn thành nhiệm vụ đa dạng và gắn với đời sống thực. Kế hoạch giáo dục trẻ tại gia đình có tính chất dự kiến và có thể thay đổi. Dựa trên các thông tin trao đổi của phụ huynh, giáo viên cần điều chỉnh cho phù hợp điều kiện, khả năng thực hiện của gia đình. Giáo viên gợi ý hướng dẫn cho phụ huynh các hoạt động theo ngày (đối với trẻ không ở cùng bố mẹ) hoặc theo tuần. Ví dụ: Dự kiến kế hoạch hỗ trợ phụ huynh tổ chức các hoạt động học qua chơi tại nhà tháng 12 TT Nội dung Thể loại Thời gian Ghi chú Hướng dẫn phụ huynh tập Video 2/12/2021 1 thể dục sáng cho trẻ. Hướng dẫn phụ huynh dạy Bài viết và hình ảnh6/12/2021 2 trẻ đọc thơ. minh họa 3 Hướng dẫn phụ huynh Video 9/12/2021 hướng dẫn trẻ them bớt trong phạm vi 8. 4 Hướng dẫn phụ huynh Video 13/12/2021 hướng dẫn trẻ vẽ tranh tặng chú bộ đội. 5 Hướng dẫn phụ huynh Video 16/12/2021 hướng dẫn trẻ LQCC. 6 Bố mẹ nên làm gì khi con Bài viết và hình ảnh20/12/2021 ngang bướng. minh họa 7 Hướng dẫn phụ huynh Video 23/12/2021 hướng dẫn trẻ làm ông già tuyết từ tất. 8 Hướng dẫn phụ huynh kể Bài viết và hình ảnh27/12/2021 chuyện cho bé nghe minh họa 9 Hướng dẫn phụ huynh cùng Video 30/12/2021 con làm pháo hoa 2.3.2. Biện pháp 2: Cung cấp tài liệu hỗ trợ phụ huynh hiểu rõ về đặc điễm tâm sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi Để giúp phụ huynh tổ chức các hoạt động học qua chơi cho trẻ tại nhà thì điều đầu tiên giáo viên cần giúp phụ huynh hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của con mình, hiểu biết về sự phát triển trẻ nhằm giúp trẻ được chơi một cách vui vẻ, an
  9. 7 toàn, được đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu thực hiện các hoạt động đặc trưng riêng theo độ tuổi. Với trẻ 5 - 6 tuổi trẻ cần được tạo điều kiện thực hiện các hoạt động chơi, trải nghiệm giúp trẻ thực hành những kĩ năng đã có và học những kĩ năng mới, tạo cơ hội để trẻ thử nghiệm những ý tưởng mới, kết nối các ý tưởng, các cách diễn tả tình cảm và những vai trò khác nhau. Thông qua chơi, trẻ được vận dụng, củng cố và mở rộng những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sẵn có của bản thân. Từ đó, thúc đẩy và nuôi dưỡng sự phát triển toàn diện cho trẻ, chuẩn bị sẵn sàng các tiền đề cho trẻ vào lớp một. Ví dụ: Cung cấp tài liệu cho phụ huynh tham khảo như: Tài liệu “Cẩm nang hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng chăm sóc và vui chơi cùng con”; “hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục khi trẻ ở nhà”, một số video “hướng dẫn phụ huynh vui chơi cùng con”; “hướng dẫn chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một”; “Tâm lý trẻ 5 tuổi” để nắm các yêu cầu đạt được trước khi vào trường tiểu học. Hay các chương trình truyền hình như: “Trang mầm non kid, xem truyền hình VT7 ; youtube đường link các bài học” của trẻ. 2.3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn phụ huynh tạo không gian học qua chơi cho trẻ tại nhà Với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ rất cần có khu vực chơi phù hợp, thích đáng để thực hiện các hoạt động của mình, để giúp trẻ có nhiều sự lựa chọn, được thoả mãn nhu cầu được chơi, tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái cho trẻ. Tôi hướng dẫn, hổ trợ phụ huynh nên sắp xếp không gian, chuẩn bị và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, vật liệu, sản phẩm của trẻ cho phù hợp, đáp ứng với các trò chơi, hoạt động của trẻ. * Với không gian trong nhà: Tôi hướng dẫn phụ huynh có thể cho trẻ các vỏ hộp, rổ, giỏ... các cỡ để trẻ đựng đồ chơi. Cho trẻ chỗ để bày đồ chơi lên kệ thấp, đánh dấu vị trí bằng chữ cái, hình vẽ. Nếu không có giá kệ, có thể dùng các thùng giấy to, dán/vẽ hình bên ngoài cho trẻ đựng đồ chơi theo phân loại. Tránh tình trạng dồn tất cả đồ chơi của trẻ vào một thùng, giỏ to mà không có sự phân loại hoặc để quá nhiều đồ chơi ra cùng một lúc.
  10. 8 Hình ảnh phụ huynh phân loại từng rỗ đồ chơi * Với không gian ngoài trời: Tôi hướng dẫn phụ huynh tăng cường sử dụng các mô đất quanh nhà, khoảng sân có cát, có đất phẳng, có cỏ, các lối đi có độ rộng, hẹp, cao, thấp khác nhau, có bề mặt khác nhau như trải sỏi, đất nện... hoặc xếp các tảng đá, viên gạch, mảnh bê tông nhỏ cách nhau để trẻ có thể: Chơi, làm thí nghiệm với nước như: đong đo nước với một chút muối, đường, dầu, màu thực phẩm (màu từ bắp cải tím, hoa đậu biếc, củ dền, thanh long…). Hoặc nếu có khoảng sân nhỏ có đất, cho trẻ được trồng cây từ rễ hành, đào bới dấu đồ vật… Hình ảnh trẻ trồng cây hành
  11. 9 Trẻ nhỏ rất thích các hốc, các góc, có chỗ chui ra chui vào. Nếu ở nhà trẻ không có các góc này, tôi hướng dẫn phụ huynh có thể tìm thùng giấy to khoét ô cho trẻ làm nhà, dùng mảnh vải, chăn chăng dây lên cho trẻ làm lều… cho trẻ chơi. 2.3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn, hổ trợ phụ huynh cách tìm/ tạo/ thay thế đồ chơi, học liệu khi tổ chức các hoạt động học qua chơi tại nhà, nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Việc sử dụng các đồ dùng đồ chơi, các loại học liệu để giúp trẻ học qua chơi một cách hứng thú là điều rất qua trọng, ở lớp cô giáo có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi, học liệu để dạy trẻ. Còn ở nhà khi phụ huynh tổ chức hoạt động học qua chơi cùng trẻ tại nhà sẽ gặp nhất nhiều khó khăn về đồ dùng, đồ chơi, học liệu sử dụng trong khi chơi. Vì thế nên khi tổ thực hiện các hoạt động học qua chơi tại nhà cho trẻ tôi thường nêu những đồ dùng cần thiết và đồ dùng phụ huynh có thể thay thế khi tổ chức hoạt động đó. Khi hướng dẫn phụ huynh tôi luôn chú ý ưu tiên sử dụng các dụng cụ sẵn có ở trong gia đình và ở địa phương, đồ dùng, học liệu có nguồn gốc tự nhiên, vật liệu tái chế, có tính linh hoạt dễ kiếm tìm như: Tre hoặc gỗ, cuộn cáp, lốp săm xe, thùng phuy, dây thừng, gạch các cỡ các chất liệu, hộp/thùng gỗ đựng hàng, hộp carton lớn, võng, lưới, khúc gỗ to nhỏ, dài ngắn, ống/máng nhựa, thùng nhựa, đệm, những mẩu thân cây tròn, dẹp và khúc nhỏ, các bộ phận máy móc cũ như tay lái ô tô, xe đạp, viên sỏi, cành cây, lá khô, hạt me, vỏ sò, lõi ngô, 29 nắp chai lọ nhiều kích cỡ, màu sắc … hoặc các nguyên liệu như: đỗ, gạo, lạc, lúa, ngô… cho trẻ đong, đo, đếm, gắp, ghép cặp, phân loại, xếp xen kẽ. Ví dụ 1: Khi hướng dẫn phụ huynh tổ chức hoạt động làm quen với chữ viết u, ư trong chủ đề nghề nghiệp tôi hướng dẫn phụ huynh các loại đồ dùng như: Hạt đậu đen, bút màu, bút chì, Tranh chuyện có chứa chữ u, ư, thẻ chữ cái u, ư… tôi hướng không quên hướng dẫn phụ huynh các đồ dung, học liệu thay thế nếu ở nhà phụ huynh không có như: Với yêu cầu của tôi là hạt đậu tôi có thể hướng dẫn phụ huynh thay thế bằng hạt gô, lúa, đá, sõi thay thế hay với tranh chuyện chữa chữ phụ huynh không có thì phụ huynh có thể tự viết hoặc in một bài thơ gắn có chứa các chữ cái u, ư. Hay nếu phụ huynh không có thẻ chữ cái thôi hướng dẫn phụ huynh có thể dùng bìa cattong cứng làm thẻ chữ để trẻ học.
  12. 10 Video cô hướng dẫn phụ huynh cho trẻ LQCV u, ư Ngoài ra để giúp phụ huynh có thêm đồ dùng thay thế cho để tổ chức các hoạt động học qua chơi cùng trẻ, qua các video, zalo....tôi hướng dẫn phụ huynh cùng trẻ cách làm các đồ dùng như: Dụng cụ âm nhạc, cây chữ và số bằng bìa cát tông đơn giãn bằng các ống tre nứa được cưa dài ngắn khác nhau, hoặc chai lọ (lưu ý dùng vỏ chai dày, khó vỡ); dùng các hộp các-tông, sắt tây đựng bánh, kẹo cũng tạo nên tiếng kêu sinh động trong hoạt động âm nhạc; cho bi, cát, sỏi… vào chai nhựa và túm buộc bằng vải màu để lắc lên tạo ra âm thanh và dùng chơi nhiều trò khác nhau. Được cùng bố mẹ tham gia làm đồ chơi và tổ chức chơi cùng mình rất thích, trong qua trình tổ chức cho trẻ chơi, trẻ đã thể hiện được khả năng sáng tạo của mình trong khi chơi (đây là thông tin phản ánh từ phụ huynh), có những sản phẩm trẻ còn làm đẹp và sáng tạo hơn bố mẹ, điều này làm cho phụ huynh rất vui và quá trình hợp tác của phụ huynh với cô cũng dễ dàng hơn. Hình ảnh trẻ làm đồ chơi cùng cha mẹ
  13. 11 2.3.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn phụ huynh cách đặt câu hỏi khuyến khích trẻ phát triển tư duy và biết cách giải quyết vấn đề khi trẻ tham gia vào hoạt động học qua chơi tại nhà. Đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi câu hỏi đặt ra cho trẻ cần đơn giản, dễ hiểu như: Ai đây? Cái gì đấy? Nó biết làm gì? Tiếng kêu này của ai? Đồ vật này có hình thù như thế nào? Bên trong vật này có những gì? Âm thanh này được phát ra từ đâu? Với câu hỏi như vậy sẽ khuyến khích để trẻ phát triển tư duy, mở rộng vốn từ, nói được câu dài hơn, nhiều thành phần hơn và đặc biệt giúp trẻ biết cách giải quyết vấn đề đặt ra trong câu hỏi. Để làm được điều đó đầu tiên tôi hướng dẫn phụ huynh cần tạo cơ hội và khuyến khích để quan sát, khám phá và thử nghiệm các ý tưởng bằng các câu hỏi. Việc người lớn chuẩn bị các câu hỏi có ý nghĩa sẽ giúp trẻ có được một số hiểu biết và phát triển các kỹ năng tư duy, giúp trẻ quan sát tốt hơn, kích thích trẻ tìm hiểu chi tiết, khám phá nhiều điều về một sự vật, hiện tượng. Bằng các câu hỏi thường dùng như: Con nhìn thấy gì? Nó nói về điều gì? Con có nhận xét gì? Nó như thế nào? Có mùi gì? Màu gì? Vị gì? Hình gì? Nó hoạt động (vận động) như thế nào?...bằng những câu hỏi mang tính chất khích lệ phụ huynh sẽ phát huy được khả năng tư duy cho trẻ. Ví dụ: Sau khi tôi hướng dẫn phụ huynh video về hoạt động khám phá khoa học đề tài “Nước lăn tròn trên giấy”, nhằm giúp trẻ biết quan sát hiện tượng thấm, không thấm của giấy. Tôi hướng dẫn phụ huynh cách đặt câu hỏi mở để giúp trẻ suy luận, khái quát, dự đoán như: Mẹ con mình học được gì từ thử nghiệm này nhỉ? Tại sao lại thế...? Điều gì sẽ xảy ra nếu...? Con nghĩ như thế nào, nếu...? Hình ảnh phụ huynh cùng trẻ làm thí nghiệm nước lăn tròn trên giấy
  14. 12 Hay với hoạt động tạo hình (chủ đề thế giới thực vật) đề tài “vẽ hoa bằng vân tay”.Tôi cũng hướng dẫn phụ huynh cho trẻ pha màu nước, trẻ luôn đặt ra câu hỏi: Tại sao màu này pha với màu kia lại thành màu khác? Lúc này trẻ được pha màu nước để vẽ bông hoa bằng vân tay đồng thời trẻ đã phát hiện ra: màu vàng pha với màu xanh nước biển ra màu xanh lá cây; màu đỏ với màu vàng thì ra màu cam......Với hình thức này trẻ sẽ giúp trẻ tư duy có thêm nhiều hiểu biết về sự kỳ diệu thế giới xung quanh, khích thích tính tò mò ở trẻ. Hình ảnh phụ huynh cùng con pha màu nước tạo hình 2.3.6. Biện pháp 6: Hướng dẫn phụ huynh biết chọn thời điểm để khen ngợi và trách phạt con đúng lúc nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào các hoạt động cùng cha mẹ. Để giúp phụ huynh biết chọn thời điểm để khen ngợi và trách phạt con đúng lúc nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào các hoạt động cùng cha mẹ là điều không phải phụ hynh nào cũng làm được, bởi cha mẹ luôn rất kỳ vọng vào trẻ, luôn nghĩ trẻ giống người lớn nên thường hay áp đặp mọi suy nghĩ của mình vào trẻ mà không suy nghĩ đến tâm trang của trẻ điều đó ảnh hướng rất lớn đến quá trình tích cực tham gia hoạt động, để làm được điều này tôi đã sử dụng các trang mạng: Zalo, messingr, f của lớp gửi cho phụ huynh xem những tài liệu, video về sự thoải mái tích cực tham gia vào hoạt động của trẻ, ngoài ra tôi hướng dẫn huynh cần phải luôn tôn trọng mọi thành quả của con, cố gắng biểu lộ sự thích thú của mình với sản phẩm trẻ làm được, không chế nhạo hay coi thường ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của phụ huynh. Ví dụ: Khi trẻ xây xong công trình xây dựng về ngôi nhà của bé, trẻ đã sữ dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra ngôi nhà, lúc này phụ huynh hãy
  15. 13 hỏi trẻ “Con giới thiệu về công trình xây dựng của con cho mẹ nghe đi, khi trẻ giới thiệu phụ huynh khuyến khích, chú ý lawngsnghe trẻ nói và có thể hỏi trẻ những câu hỏi mang tính chất khích lệ, khen trẻ như “Ôi làm sao mà con vẽ đẹp thế, ngôi nhà có làm bằng gì mà đẹp thế con nói cho bố/mẹ nghe với”.... Hay khi trẻ làm được những bức tranh về các con cá nguyên vật liệu là lá cây và hột hạt, trẻ cũng khoe với mẹ, lúc này phụ huynh cũng hãy khen trẻ và khuyến kích trẻ nói về cách làm bức tranh cho mẹ xem Hình ảnh do phụ huynh cung cấp Hay khi trẻ chơi một mình, vẫn rất cần sự quan tâm, động viên của phụ huynh kể cả khi phụ huynh bận việc, tôi cũng khuyên phụ huynh cũng nên dành ánh mắt, cử chỉ, lời nói để khuyến khích trẻ. Trẻ sẽ rất vui sướng về điều đó! Còn khi trẻ sai tôi hướng dẫn phụ huynh cần nói trực tiếp với trẻ về hành vi sai đó và buồn hay hơi buồn, không thích.... với hành vi đó của trẻ. Sau đó cha mẹ cần giải thích ngắn gọn, dứt khoát cho trẻ hiểu. Nếu trẻ cố tình vi phạm các quy tắc, thỏa thuận, có thể tách trẻ ra khỏi môi trường trẻ đang thích. Thời gian tách biệt này tương ứng với số tuổi của trẻ. Với trẻ 5 tuổi trong 5 phút… Khi tách biệt trẻ, phụ huynh phải đảm bảo luôn thấy trẻ trong tầm mắt của mình. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ hình thức trách phạt xâm phạm thân thể trẻ, kể cả chỉ bằng lời nói thô bạo hay lời cằn nhằn trẻ. 2.3.7. Biện pháp 7: Tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh theo phương thức hai chiều, nhằm nắm bắt tình hình, khả năng thực hiện các hoạt động qua chơi tại nhà của trẻ. Để nắm bắt được tình hình của trẻ khi thực hiện các hoạt động học qua chơi tại nhà. Sau khi quay video bài dạy hướng dẫn phụ huynh song được sự thống nhất từ ban giám hiệu nhà trường, tôi đăng tải bài dạy lên các kênh:
  16. 14 Zalo,... của lớp,đồng thời cũng thường xuyên hỗ trợ, trao đổi khi phụ huynh cần thiết. Khi phụ huynh hướng dẫn trẻ thực hiện tôi nhắc nhở phụ huynh nên quay video hoặc chụp lại những sản phẩm mà trẻ mới làm được và gửi cho cô việc làm này giúp cô nắm bắt được khả năng của từng trẻ cũng như những lỗi trẻ làm sai cho cha mẹ điều chỉnh cho trẻ và cũng thông qua các video clip do phụ huynh gửi, giáo viên sẽ nắm bắt được tình hình của trẻ, kịp thời động viên, khen gợi trẻ và có biện pháp khắc phục. Đồng thời, với cách học này trẻ thấy rất hứng thú và gần gũi với cô giáo.Qua đó vừa gắn kết giữa cô với trẻ, giáo viên với phụ huynh, phụ huynh với trẻ góp phần làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ dịch Covid-19. Hình ảnh cha mẹ gửi video, hình ảnh khi trẻ thực hiện bài tập tạo hình 2.4. Hiệu quả của biện pháp. Bảng khảo sát đầu tháng 4 năm 2022 Kết quả Tổng Đạt Chưa đạt STT Nội dung khảo sát số Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ trẻ lượng % lượng % Khả năng hiểu biết của phụ 1 huynh về đặc điểm tâm sinh 30 30 100% 0 0% lý của trẻ 2 Khả năng sử dụng công nghệ 30 29 96,6% 1 3,4%
  17. 15 thông tin của phụ huynh Khả năng phụ huynh biết tạo 3 môi trường hoạt động học qua 30 29 96,6% 1 3,4% chơi tại nhà cho trẻ Khả năng hứng thú của trẻ khi 4 30 28 93,3% 2 6,7% tham gia hoạt động - Về phía phụ huynh: Phụ huynh nhận thấy sự thích thú khi chơi cùng con, nhận ra sự tiến triển của con trong quá trình “chơi mà học” trong quá trình tương tác hàng ngày. Từ đó phụ huynh sẵn sàng xây dựng mối quan hệ tích cực, thống nhất, cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên và phụ huynh nhằm đảm bảo sự phát triển thường xuyên và tối đa khả năng của từng trẻ. - Về phía trẻ: Qua quá trình tiến hành các biện pháp tôi thấy trẻ sau thời gian nghĩ dịch ở nhà thì hầu hết các kiến thức của các hoạt động toán, làm quen chữ cái, ...rồi các kỹ năng, nề nếp của trẻ đều thực hiện rất tốt, đáp ứng yêu cầu tốt cho trẻ chuẩn bị vào lớp Một. - Về phía giáo viên: Biện pháp sau khi triển khai đã khắc phục của giáo viên từ việc xây dựng kế hoạch giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục qua chơi với trẻ tại gia đình phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực tế, cho đến việc lựa chọn nội dung, cách thức hướng dẫn và trao đổi với phụ huynh về tổ chức các hoạt động giáo dục qua chơi cùng con tại gia đình. 3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. Thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường, không tạm dừng học”, thông qua các Video, clip bài hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động học qua chơi tại nhà cho trẻ mà tôi đã chia sẻ, đồng hành với phụ huynh học sinh trong thời gian trẻ chưa thể đến trường do dịch bệnh covid-19, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các bậc phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng, tổ chức vui chơi cho trẻ trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19. Với những hình ảnh sinh động, đa dạng màu sắc, phù hợp với từng độ tuổi, chẳng hạn như những câu chuyện, bài hát, bài thơ, hay cách làm đồ chơi, những hoạt động tạo hình đơn giản, dễ làm nhưng lại phát huy tính sáng tạo cho trẻ. Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thông qua các video này, trẻ sẽ được hướng dẫn rửa tay, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cách đeo khẩu trang đúng cách, cũng như bài tập thể dục, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng trong mùa dịch...Sau khi hỗ trợ phụ huynh hướng dẫn các con, để tương tác với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh sẽ hướng dẫn cho trẻ làm
  18. 16 và quay clip khi các cháu thực hiện gửi lại cho cô. Thông qua các clip do phụ huynh gửi, giáo viên sẽ nắm bắt tình hình của trẻ để có hướng khắc phục. ở cách học này, các bé vô cùng thích thú khi được nhìn thấy cô giáo làm mọi việc như ở trên lớp... Qua đó, vừa gắn kết các cô với trẻ, giáo viên và phụ huynh, vừa giúp các bé có những hoạt động vô cùng bổ ích khi ở nhà. 3.2.Kiến nghị. * Đối với nhà trường Tăng cường tham mưu với chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội đầu tư và hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi nhằm phục vụ cho các hoạt động của trẻ trong các trường mầm non. * Đối với các cấp Đối vớ phòng giáo dục và đào tạo huyện Như Thanh lựa chọn những video dạy hay, đặc sắc, sáng tạo, đăng tải lên Youtube, trang wed để giáo viên các trường được học hỏi kinh nghiệm thực hiện có hiệu quả hơn. Đối với UBND huyện: Đầu tư, cung ứng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi cho các trường Mầm Non nói chung, trường mầm non Hải Long nói riêng để giáo viên điều kiện tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ Hải Long, ngày 03 tháng 04 năm 2022 TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết sáng kiến Lê Thị Thủy Nguyễn Thị Thanh
  19. TẠI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 2. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non- Nguyễn Ánh Tuyến (Chủ biên). Nhà xuất bản giáo dục-1984. 3. Tài liệu tập huấn chuyên đề: Hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động học qua chơi tại nhà. 4. Tài liệu trang wed mamnon.com
  20. Mẫu 1 (2) DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Mầm non Hải Long Cấp đánh giá xếp Kết quả Năm học loại đánh giá TT Tên đề tài SKKN đánh giá (Ngành GD cấp xếp loại xếp loại huyện/tỉnh; Tỉnh...) (A, B, hoặc C) Một số biện pháp tăng cường tiếng PhòngGD&ĐT 1. Việt cho trẻ dân tộc thiểu số 3 - 4 B 2011-2012 Như Thanh tuổi khu chính Một số biện pháp phát triển vận PhòngGD&ĐT C 2. động cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường 2018-2019 Như Thanh Mầm non Hải Long
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2