intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:22

31
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non" nhằm mục đích cho trẻ làm quen với phương pháp giáo dục STEAM, trẻ được tham gia các hoạt động với sự tích hợp của các môn học: Khoa học, Công nghệ, Toán học, Kỹ thuật và Nghệ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non

  1. 1 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài:“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 – 6 tuổi ở Trường Mầm non”. 1. Lý do chọn đề tài Nước Việt Nam chúng ta đang từng bước đổi mới, trước tình hình hội nhập kinh tế, đất nước đang trên đường mở cửa, với việc ảnh hưởng không nhỏ của nhiều nền văn hóa khác nhau. Cùng với sự phát triển giáo dục của nước nhà. Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt nền móng cho sự phát triển các mặt ở trẻ. Ở giai đoạn 5- 6 tuổi trẻ thích được khám phá mọi điều xung quanh, thích được tự lập, luôn tò mò về mọi thứ, thích hoạt động nhiều và có nhu cầu ham học hỏi. Việc dạy trẻ mầm non cũng như trồng cây non, trồng cây non tốt thì sau này cây sẽ tốt. Chính vì vậy mà chúng ta cần đổi mới về nội dung phương thức giáo dục, nghiên cứu khoa học về giáo dụcmầm non, lồng ghép các chương trình giáo dục tiên tiến kết hợp với giáo dục truyền thống tạo môi trường lànhmạnh giúp trẻ hình thành nhân cách và trí tuệ ban đầu.Khi áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến sẽ tạo cơ hội cho trẻ được học tập nhiều hơn, rèn các kỹ năng sao cho phù hợp với khả năng của trẻ. Trong chương trình Giáo dục mầm non các lĩnh vực phát triển cho trẻ được tổ chức theo các hoạt động học với 7 môn học như sau: Làm quen với toán, làm quen với chữ viết, tạo hình, làm quen văn học, âm nhạc, khám phá khoa học/ khám phá xã hội, hoạt động tạo hình. Trong những năm học gần đây được sự quan tâm của Bộ Giáo dục, giáo viên mầm non ở các trường trên địa bàn huyện Ba Vì được tiếp cận với phương pháp giáo dục STEAM. Vậy STEAM là gì? Đây chính là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. STEAM đã và đang bắt đầu phát triển vượt bậc như một phương thức tiếp cận nền giáo dục mới. Giáo dục STEAM là tích hợp nội dung theo chủ đềvới các môn như: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kĩ thuật (Engineering),Nghệ thuật (Art) và Toán học (Math). Phương pháp này cho trẻ tự do lựa chọn đề tài và nội dung bài học phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Hiệu quả giáo dục của phương pháp STEAM mang lại cho trường học nói chung và trẻ mầm non nói
  2. riêng vô cùng lớn.Trường Mầm non ứng dụng phương pháp STEAM sẽ tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, được khám phá tìm tòi, phát triển mọi mặt ở trẻ. Bản thân tôi khi là một giáo viên đứng lớp, hằng ngày được tiếp xúc và gần gũi với trẻ thường xuyên, hiểu được mức độ nhận thức của trẻ. Được tham gia vào lớp bồi dưỡng chuyên đề “Phương pháp tiếp cận học qua chơi và ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non”. Tôi luôn mong muốn được áp dụng phương pháp giáo dục này cho trẻ trong lớp mìnhcũng như tất cả trẻ trong trường. Từ đó giúp cho trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn, phát huy sự tò mò, ham hiểu biết và mong muốn được khám phá, rút ra những bài học cho mình. Phát triển các kỹ năng cho trẻ để chúng có thể vận dụng trong cuộc sống. Với những mong muốn trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 – 6 tuổi ở Trường Mầm non”. 2. Mục đích nghiên cứu Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích cho trẻ làm quen với phương pháp giáo dục STEAM, trẻ được tham gia các hoạt động với sự tích hợp của các môn học: Khoa học, Công nghệ, Toán học, Kỹ thuật và Nghệ thuật. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp A1 trongTrường Mầm non Phú Cường, thực nghiệm trên 28 trẻ. 5. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu, điều tra. - Phương pháp so sánh, đối chứng. - Phương pháp điều tra thực trạng. - Phương pháp thực hành trải nghiệm. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trao đổi, trò chuyện. - Phương pháp toán thống kê.
  3. 3 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Đề tài được thực hiện tại Trường Mầm non Phú Cường – huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội. - Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023.
  4. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề 1.1. Cơ sở lý luận Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách thụ động mà các nhà giáo dục phải tạo ra các điều kiện, cơ hội cho những đứa trẻ được chủ động, sáng tạo trong các hoạt động. Chính vì vậy mà giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, để có thể lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp với từng cá nhân trẻ. Căn cứ vào quyết định số 2062/SGDĐT-GDMN ngày 31/8/2022 của Sở GDĐT Hà Nội về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non; Căn cứ quyết định số 2865/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội ngày 12/8/2022 của Ủy ban thành phố Hà Nội về việc ban hành kế hoạch khung thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội; Căn cứ vào hướng dẫn số 1115/KH-PGDĐT-MN ngày 8/09/2022 của phòng Giáo dục Đào tạo huyện Ba Vì về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non; Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Trường Mầm non Phú Cường. Từ những căn cứ trên có thể cho chúng ta thấy trẻ em nói chung, đặc biệt là trẻ mầm non đã được Nhà nước ta rất quan tâm. Đã có những hướng dẫn, chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài ra còn căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi, là lứa tuổi rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội. Mà hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Đó là các mô hình đã có từ lâu là Montessori (Italy); Mô hình High Scope (Mỹ)…Và phương pháp giáo dục được chú ý rất nhiều là STEM. Phương pháp này đã được áp dụng trong các chương trình giáo dục ở các nước phát triển như Mỹ, Đức…Ở Việt Nam, giáo dục STEM cũng đang được Bộ giáo dục và Đào tạo định hướng để phát triển cho các em học
  5. 5 sinh, sinh viên những năm gần đây. Khái niệm ban đầu chỉ bao gồm STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán). Sau đó đặc biệt với học sinh mầm non chữ A từ Nghệ thuật (Art) được đưa vào tạo thành khái niệm STEAM. STEAM có nghĩa là ngoài khía cạnh về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán thì nghệ thuật được đưa vào hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non. Phương pháp giáo dục STEAM là một phương pháp giáo dục tích hợp các yếu tố về Science (Khoa học); Technology (Công nghệ); Engineering (Kỹ thuật); Art (Nghệ thuật); Mathematics (Toán học). Thông qua phương pháp sẽ giúp cho học sinh nhận thức được sự giao thoa giữa các ngành khoa học và toán học. Các em sẽ được sáng tạo dựa trên những sở thích của riêng của bản thân, có kĩ năng hoạt động nhóm. Khi áp dụng phương pháp giáo dục STEAM thì khi đặt các câu hỏi cho trẻ nên đặt những câu hỏi mở để trẻ có thể trả lời được. Tránh những câu hỏi mà trẻ chỉ trả lời là “có” hoặc “không”. Không nên hỏi những câu hỏi: Quả cam này tròn à? Đây có phải là viên bi màu xanh không?...Mà nên hỏi những câu hỏi mà trẻ có thể phát huy được vốn kinh nghiệm, hiểu biết cuae mình như: Con biết gì về quả cam? Con có thể kể cho cô nghe về màu sắc của những viên bi này?...Khi trẻ được trải nghiệm STEAM thì chúng ta thấy trẻ rất thích thú, tập trung, say sưa, phát huy được tính sáng tạo ở trẻ, tình yêu với công nghệ và khoa học được nảy sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn Nội dung kiến thức trong STEAM không khác nhiều so với chương trình giáo dục mầm non thông thường nhưng khuyến khích trẻ tìm ra những giải pháp cho mọi vấn đề. Khi thực hiện các hoạt động cho trẻ ta vẫn phải dựa vào nội dung của chương trình giáo dục mầm non truyền thống. Nhưng để trẻ có tính sáng tạo hơn, tiếp thu nhanh hơn, có tính hiệu quả hơn thì ta cần kết hợp với phương pháp mới – đó là STEAM.Phương pháp STEAM chính là khích lệ trẻ học tập thông qua được trải nghiệm, va chạm, thực hành trong thực tế để giải quyết mọi tình huống. Trẻ không còn thụ động hay mơ hồ khi không biết giải quyết vấn đề này như thế nào nữa. Chính vì vậy chúng ta cần đánh thức những điểm mạnh tiềm ẩn bên trong của trẻ. Tạo cho trẻ một môi trường học tập vui vẻ, bổ ích và ý nghĩa. Với độ tuổi 5 – 6 tuổi trẻ thường rất hiếu động, ham chơi và có rất nhiều hoạt động giao tiếp với bạn bè như bé thích các trò chơi tập thể, thích được tìm tòi và
  6. khám phá thế giới xung quanh, có khả năng tư duy logic cũng như hoàn thiện về trí tuệ và ngôn ngữ. Nắm được đặc điểm của trẻ 5 – 6 tuổi nói chung và trẻ lớp 5 tuổi A1 nói riêng. Tôi cần vận dụng phương pháp STEAM để dạy trẻ, giúp trẻ phát triển những khả năng mà trẻ chưa được phát huy. Vận dụng phương pháp giáo dục STEAM trong các hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi là mang khoa học, công nghệ, kỹ thuật,nghệ thuật và toán học đến với các con nhẹ nhàng, gần gũi với những bài học thú vị trong các hoạt động. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.1. Thuận lợi Phòng Giáo dụcđã tổ chức cho các trường trên địa bàn huyện được bồi dưỡng phương pháp dạy học STEAM. Có sự quan tâm của Ban giám hiệu về công tác chuyên môn, luôn đầu tư tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi và bồi dưỡng chuyên môn qua các buổi chuyên đề do Phòng Giáo dục và nhà trường tổ chức. Giáo viên đứng lớp có trình độ trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong mọi hoạt động, ham học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để có thể chăm sóc, giáo dục cho trẻ một cách tốt nhất. Cá nhân tôi đã được cử đi tham gia tập huấn về STEAM ở Phòng Giáo dục, đã tham gia học và được cấp chứng chỉ về phương pháp STEAM. Cho nên tôi mạnh dạn lồng ghép phương STEAM vào trong các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non, đưa phương pháp này vào dạy trên trẻ lớp tôi. Được sự quan tâm, phối hợp, hỗ trợ của các bậc phụ huynh đã hưởng ứng tham gia các phong trào của nhà trường, của lớp. Thường xuyên ủng hộ các nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu. Trẻ đến lớp đúng độ tuổi, đa số các cháu đều khỏe mạnh, ngoan, có nề nếp học tập. Điều đặc biệt là các cháu rất thích tìm tòi, khám phá. 2.2. Khó khăn Cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước hoàn thiện hơn, tuy nhiên phòng học, đồ dùng đồ chơi để đáp ứng cho việc giảng dạy phương pháp STEAM của nhà trường chưa đầy đủ và đa dạng.
  7. 7 Phụ huynh đa số làm nông, người chăm sóc dạy dỗ lại là ông bà cho nên việc nhận thức và sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều.Phụ huynh chưa chú trọng vào việc giáo dục trẻ theo phương pháp mới. Nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ về phương pháp STEAM và cách học của trẻ mầm non để có cách hỗ trợ cho trẻ đúng, tốt nhất. Số lượng trẻ ở lớp đông cho nên việc thực hiện theo phương pháp STEAM còn chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều trẻ chưa tích cực, chủ động trong việc tham gia các hoạt động. Nhận thức của trẻ không đồng đều, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi trong giờ học STEAM chưa thành thạo. Trẻ chưa biết chia sẻ, giao lưu, đoàn kết với các bạn, còn tranh giành đồ chơi chưa nhường nhịn, chơi riêng lẻ ít phối hợp với bạn chơi. Phương pháp giáo dục STEAM đang được áp dụng ở một số lớp trong trường nên việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của các đồng nghiệp bị hạn chế. Tài liệu tham khảo phương pháp STEAM chưa nhiều, chủ yếu giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu trên mạng. 2.3. Khảo sát thực trạng Trước khi vào thực hiện đề tài tôi đã khảo sát và điều tratrên trẻ của lớp mình. Sau một thời gian điều tra khảo sát tôi đã ghi chép lại và thu được kết quả như sau: (Minh chứng 1: Bảng khảo sát và điều trađầu năm của trẻ lớp 5 tuổi A1). Nhìn vào kết quả mà tôi khảo sát được tôi nhận thấy đa số trẻ chưa có kỹ năng sáng tạo, chưa tự tin trong các hoạt động, việc tập trung chú ý, kiên trì và hợp tác cùng các bạn còn rất thấp. Từ những thuận lợi, khó khăn cùng những nguyên nhân tình hình thực trạng trên và qua quá trình khảo sát trên của trẻ.Tôi đã nghiên cứu và đưa ra:Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 – 6 tuổi ở Trường Mầm non. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, năng lực của bản thân trong việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp sư phạm. Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, chia sẻ, đoàn kết và có thể giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống. Trẻ tự do sáng tạo và tạo ra được nhiều sản phẩm của riêng mình. 3. Những biện pháp thực hiện
  8. 3.1. Biện pháp 1:Tự học bồi dưỡng và nghiên cứu tài liệu tìm hiều về phương pháp STEAM. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng và lựa chọn dự án phù hợp. 3.3. Biện pháp 3:Xây dựng môi trường hoạt động để lồng ghép phương pháp giáo dục STEAM. 3.4. Biện pháp 4:Lồng ghép phương phápSTEAM vào trong các hoạt động giáo dục. 3.5.Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh. 4. Biện pháp thực hiện (Biện pháp thực hiện từng phần) 4.1. Biện pháp 1:Tự học bồi dưỡng và nghiên cứu tài liệu tìm hiều về phương pháp STEAM Nhận rõ được tầm quan trọng của phương pháp giáo dục STEAM, l à một giáo viên mầm non tôi luôn ý thức được nhiệm vụ của bản thân. Chính vì vậy mà tôi luôn không ngừng học hỏi các kiến thức, kỹ năng khi ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào các hoạt động cho trẻ. Khi tiếp cận với bất cứ nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục mới giáo viên cần tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu có liên quan. Đó chính là cơ sở giúp cho giáo viên có căn cứ, định hướng cho nghiên cứu của mình. Vào đầu năm học tôi đã được nhà trường cử đi tham gia lớp tập huấn “Dạy học theo phương pháp STEAM” do Phòng Giáo dục tổ chức. Thông qua buổi tập huấn tôi nhận thấy việc dạy học ứng dụng phương pháp STEAM là thật sự cần thiết cho giáo dục mầm non và nó rất phù hợp với lớp 5 tuổi A1 – lớp tôi đang chủ nhiệm. Tôi còn hiểu sâu hơn STEAM là phương pháp giáo dục liên ngành hiện đại hướng đến việc trang bị những kiến thức, kỹ năng từ 5 bộ môn: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học) cho người học.Nhờ vào việc kết hợp và đưa nhiều môn học khác nhau vào các hoạt động giáo dục trẻ như: Toán học, khoa học, công nghệ, kỹ thuật, cho đến nghệ thuật của phương pháp STEAM giúp học sinh tiếp thu được kiến thức một cách đa dạng và toàn diện. Không chỉ mang đến lợi ích về mặt kiến thức, ứng dụng phương pháp STEAM vào dạy học còn giúp trẻ phát triển thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết khác. Đây là những kỹ năng quan trọng để trẻ hội
  9. 9 nhập trong thời đại mới, tạo bước đệm vững chắc cho hành trình tương lai sau này của trẻ. Không chỉ học và tìm hiểu qua các tài liệu sách báo như: Bé thực hành các hoạt động STEAM dành cho trẻ 5 – 6 tuổi (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam); Từ thực hành trải nghiệm đến tư duy sáng tạo (Nhà xuất bản Tuổi trẻ); Tớ là nhà khoa học STEAM (Nhà xuất bản Lao động); … (Minh chứng 2: Hình ảnh một số sách về hoạt động STEAM). Ngoài ra tôi còn tìm hiểu trên mạng Internet, học hỏi trao đổi kinh nghiệm với những đồng nghiệp của mình. Với những buổi sinh hoạt chuyên môn một tháng hai lần, tôi thường trao đổi những vướng mắc, chia sẻ những cách làm hay cùng với những đồng nghiệp trong tổ khối. Vừa học hỏi, vừa điều chỉnh kế hoạch, nội dung hoạt động, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với trẻ. (Minh chứng 3: Hình ảnh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp). Bên cạnh tôi còn tham gia vào nhóm các giáo viên yêu thích phương pháp STEAM trên Facebook. Tham gia nhóm chúng tôi được tham khảo những bài giảng hay về STEAM, được trao đổi với nhau về việc kết hợp giữa phương pháp giáo dục truyền thống với phương pháp giáo dục hiện đại. Chúng tôi thường xuyên trao đổi, chia sẻ, thảo luận những vướng mắc cũng như cách làm khi ứng dụng phương pháp STEAM vào trong giảng dạy cho trẻ.Điều đó giúp tôi học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích, các kĩ năng, phương pháp này khi áp dụng trên trẻ của lớp mình. *Kết luận:Khi lồng ghép phương pháp STEAM vào dạy học còn giúp học sinh phát triển thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết khác như kỹ năng quan sát, kỹ năng hợp tác, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng đặt vấn đề,… Nhờ cách giảng dạy “ Vừa học - vừa chơi” được ứng dụng từ phương pháp STEAM, học sinh sẽ được khơi dậy khả năng sáng tạo. Phương pháp này tạo ra môi trường học tập không áp lực, mang đến không khí vui vẻ, thông qua những tiết học thực hành thú vị. Nhờ vậy, học sinh có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Thay vì ép học sinh đưa ra đáp án chính xác, STEAM hướng đến thái độ và cách mà tìm kiếm câu trả lời. 4.2. Biện pháp 2:Xây dựng và lựa chọn dự án phù hợp.
  10. Thông qua tự học bồi dưỡng và nghiên cứu tài liệu tìm hiều về phương pháp STEAM cùng với những định hướng, gợi ý về nộidung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập của tổ chuyên môn tôi đã bắt tay ngay vào việcxây dựng các dự án. Vì vậy, việc xây dựng và lựa chọn ra những dự án phù hợp sẽ giúp cho giáo viên xác định đúng được các hoạt động dạy trẻ trong năm học. Việc lập kế hoạch phải dựa vào kế hoạch năm và chủ đề. Dựa vào nội dung đó để lồng ghép phương pháp STEAM với môi trường học tập sao cho phù hợp với chủ đề và địa điểm tổ chức. Những bước đầu tiên tiếp cận với phương pháp giáo dục STEAM và với thực tế tình hình của nhà trường, của lớp tôi nhận thấy các kỹ năng của trẻ như:Kỹ năng Khoa học, kỹ năng Công nghệ, kỹ năng Kỹ thuật, kỹ năng Toán học và kỹ năng Nghệ thuật còn rất hạn chế. Công tác bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên chưa đi sâu vào việc dạy học dự án STEAM. Trong khi đó dạy học dự án là một hình thức dạy học trẻ đóng vị trí trung tâm, dưới sự giúp đỡ của cô giáo trẻ có thể giải quyết vấn đề một cách khoa học, phù hợp với hoàn cảnh. Trẻ không chỉ học trên lý thuyết mà còn được thực hành. Phương pháp dạy học dự án cho trẻ mầm non được triển khai theo 3 bước cơ bản: Mở dự án, kết nối thông tin về dự án, đóng dự án. Trong 3 bước này thì bước mở dự án đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình thực hiện dự án. Với bước mở dự án sẽ giúp cho giáo viên khảo sát được kiến thức của trẻ về đề tài đã lựa chọn. Trong quá trình đó giáo viên có thể gợi ý cho trẻ. Từ đó trẻ tự lập kế hoạch cho mình trong quá trình khám phá dự án. Trẻ sẽ tìm ra những câu trả lời cho những câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Bằng cách nào? Có phải như thế không? Giai đoạn kết nối thông tin về dự án là quá trình tìm hiểu, khám phá để trả lời các câu hỏi mà mình thắc mắc bằng việc được tham gia các hoạt động trải nghiệm, tìm kiếm, thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin. Ở bước đóng dự án trẻ áp dụng các kiến thức ở bước trước để hoàn thiện dự án của mình. Với phương pháp dạy học dự án, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo mà là ngườihướng dẫn, giúp đỡ, tạo môi trường, tạo vị trí cho trẻ trong dự án.Trẻ sẽ không còn thụ động trong các dự án nữa, mà tự mình giải quyết tình huống. Theo đó tính tự lực, tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ được nâng cao.Qua đó phát triển sự sáng tạo, tính trách nhiệm, kỹ năng tư duy, giải quyết các vấn đề phức tạp, trẻ được tự lựa chọn cách giải quyết của mình. Giáo viên chỉ hỗ trợ các con khi cần trợ giúp.
  11. 11 Ví dụ:Ở tháng 9 tôi cho trẻ thực hiện dự án “Làm đèn lồng trung thu”. Tham gia vào dự án này trẻ được tự tay sáng tạo ra những chiếc đèn lồng xinh xắn.Trẻ tham gia rất hứng thú, say mê làm ra những chiếc đèn lồng theo ý tưởng của riêng mình. (Minh chứng 4: Hình ảnh trẻ làm đèn lồng trung thu). Ví dụ: Hay như ở tháng 1 có sự kiện lớn là ngày tết Nguyên đán, tôi cho trẻ thực hiện dự án “Làm bánh chưng”. Trẻ rất hào hứng tham gia bài học và được trải nghiệm, biết được các công đoạn từ khâu chuẩn bị cho đến khi nấu bánh, bánh chín và cùng thưởng thức chúng. (Minh chứng 5: Hình ảnh hoạt động trẻ làm bánh chưng ngày Tết). Ví dụ: Ở tháng 3 có sự kiện ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, tôi lựa chọn dự án “Làm bưu thiếp”. Trẻ đã sử dụng sản phẩm và lựa chọn ra những nguyên liệu phù hợp tạo ranhững tấm bưu thiếp xinh xắn để dành tặng các cô giáo của mình. (Minh chứng 6: Hình ảnh hoạt động trẻ làm bưu thiếp). Mỗi dự án tôi đã xác định rõ thời gian thực hiện cụ thể cho từng dự án. Khi chia các dự án về các tháng trong năm học tôi thấy cách làm đó rất khoa học và hiệu quả vì thời lượng không nhiều sẽ không gây chồng chéo trong một tháng. Tháng nào trẻ cũng được thực hiện một dự án sẽ giúp trẻ được tham gia và trải nghiệm thường xuyên, liên tục hơn. Từ đó sẽ giúp trẻ nâng cao sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú hơn, nhanh nhẹn và có kỹ năng giải quyết vấn đề hơn. Dưới đây là bảng dự kiến các dự án STEAM mà tôi đã và sẽ thực hiện cho trẻ trong năm học: (Minh chứng 7: Bảng dự kiến các dự án STEAM trong năm học). *Kết luận:Tôi đã nghiên cứu, xây dựng và đã lựa chọn ra các dự án cụ thể, sau đó lồng ghép vào các tháng, mỗi tháng tôi xây dựng 1 dự án. Các dự án này được lồng ghép vào các hoạt động xoay quanh trong tháng đó. Khi xây dựng như vậy tôi thấy dự án ở các tháng đạt được kết quả cao. Qua biện pháp này giúp cho trẻ được làm chủ trong các hoạt động, trẻ được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị. Còn giáo viên thì được tiếp cận nhiều phương pháp tiên tiến, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đưa phương pháp giáo dục STEAM phát triển mạnh ở Việt Nam, đặc biệt là phát triển ở lứa tuổi mầm non.
  12. 4.3. Biện pháp 3:Xây dựng môi trường hoạt động để lồng ghép phương pháp giáo dục STEAM. Xây dựng môi trường học tập và vui chơi thoải mái tự do cho trẻ theo phương pháp mới là một trong những cách thức giáo dục phù hợp và hết sức cần thiết của phương pháp giáo dục STEAM. Môi trường hoạt động STEM phải được xây dựng gắn liền với sự kiện để trẻ khám phá về sự kiện, có nội dung cho giáo viên đưa ra thử thách cho trẻ và có phần cho giáo viên trưng bày dự án đang làm dở hay đã hoàn thành. Góc chơi hoạt động STEAM phải chú ý đảm bảo 2 yếu tố: Không gian và đồ dùng. Trong góc chơi cách sắp xếp bày đồ chơi phải đảm bảo khi trẻ chơi xong trẻ cũng biết tự cất đi và lúc lấy ra dễ dàng. Trẻ được lựa chọn góc chơi. Đồ dùng cho góc STEAM bao gồm các vật liệu rời, đồ xây dựng, đất nặn giấy, bút chì, giấy màu, đồ tái chế, đồ dùng toán, dụng cụ đo lường, kính lúp, đồ khoa học... Đồ dùng STEAM cũng có thể là các đồ hiện đại như: Robotics , Robot Dash, Lego Wedo...Nhưng điều đó phải được áp dụng thực tế tùy vào điều kiện từng địa phương. Dựa vào tình hình thực tế của địa phương, tôi đã sử dụng các nguyên vật liệu đơn giản và gần gũi như: Các đoạn gỗ, bìa cattong, ống hút, các loại giấy màu, lá cây, túi bóng, que kem, dây vải.... mà các nguyên vật liệu này có thể sưu tầm không mất tiền mua. Từ 5 yếu tố của STEAM tôi sắp xếp bố trí các góc học ở lớp sao cho khoa học và phù hợp với tầm tay của trẻ để trẻ có thể dễ dàng hoạt động, thao tác liên kết giữa các góc với nhau, sử dụng đồ dùng của góc này phục vụ cho góc kia một cách hợp lý, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong một hoạt động học.Ngoài ra tôi còn xây dựng thêm góc STEAM nữa. Điều đó được sắp xếp và chia góc cụ thể như sau: + Góc khám phá: Được đặt ở cuối lớp và ở góc này trẻ sẽ thực hiện các thí nghiệm nhỏ với các đồ dùng gẫn gũi với trẻ như: Màu nước, hạt gạo, sữa, giấy ăn, …Các đồ dùng phục vụ thí nghiệm như: Cốc có chia vạch ml, chai cốc lọ có nhiều kích thước khác nhau, bộ dụng cụ đo thể tích, xi lanh, dụng cụ thí nghiệm, kính lúp, cân điện tử,... ( Minh chứng 8: Hình ảnh góc khám phá).
  13. 13 + Góc nghệ thuật: Trẻ sẽ sử dụng những nguyên vật liệu tái chế như lõi giấy,bìa cattong, nắp nhựa, chai lọ, cốc giấy, bảng gỗ,vỏ ốc, hoa khô,…để trang trí cho sản phẩm của mình. ( Minh chứng 9:Hình ảnh góc nghệ thuật). + Góc toán: Mua và sưu tầm một số đồ dùng phục vụ học như thước dây, thước đo, cân đĩa, đồng hồ, các loại hình khối, lịch lock, con số, thẻ số, ...bố trí góc ở phía cửa sổ nhiều ánh sáng thuận tiện cho học sinh học và quan sát. ( Minh chứng 10: Hình ảnh góc toán). + Góc STEAM: Tôi đã mạnh dạn đề xuất với tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường bổ sung thêm đồ dùng dụng cụ phục vụ STEAM và đã được sự đồng tình của tổ chuyên môn, sự ủng hộ của Ban giám hiệu và đồng chí Hiệu trưởng đã nhất trí trang bị cho lớp một số đồ dùng dụng cụ STEAM. ( Minh chứng 11: Hình ảnh góc STEAM). *Kết luận: Việc tạo ra môi trường học tập theo phương pháp STEAM sẽ giúp cho trẻ được trải nghiệm, khám phá, kích thích sự sáng tạo của trẻ. Rèn tính bền bỉ, khéo léo cho trẻ. Khi trẻ nhìn thấy các dự án được trưng bày tại các góc, trẻ thấy được những thành quả mà chúng tạo nên sẽ giúp trẻ thích thú. Điều này giúp cho trẻ được thỏa mãn những nhu cầu của bản thân, trẻ thấy hứng thú hơn sau mỗi dự án. 4.4. Biện pháp 4:Lồng ghép phương phápSTEAM vào trong các hoạt động giáo dục. Sau khi đã xây dựng các dự án, tạo ra môi trường STEAM, nghiên cứu và tìm hiểu về phương pháp STEAMtôi sẽ tổ chức các hoạt động trong dự án đó. Tùy theo những dự án khác nhau thì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ cũng khác nhau. Trong từng hoạt động chúng ta cần linh hoạt ứng dụng phương pháp mới. Đây là biện pháp tôi tâm đắc và dành nhiều tâm huyết nhất. Để thực hiện được biện pháp này giáo viên phải năng động, sáng tạo, tìm hiểu và lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp để tích hợp vào hoạt động học cũng như ở các hoạt động khác.Vì vậy tôi đã ứng dụng phương pháp STEAM vào hoạt động học và ở trong các hoạt động khác.
  14. 4.4.1. Lồng ghép phương pháp STEAM trong hoạt động học Khi đã xây dựng được các dự án tương ứng với từng tháng với giáo dục STEAM.Phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều các môn học như: Tạo hình, Khám phá, Toán, Âm nhạc... Mục đích chính là trẻ được tiếp thu kiến thức thông qua các hoạt động chơi mà học, học mà chơi, từ đó phát huy tối đa những khả năng tư duy, sáng tạo. Qua các tháng của từng dự án trẻ được củng cố, rèn luyện kiến thức, kỹ năng cũ và thu nhạn những kiến thức, kỹ năng mới thông qua các hoạt động trải nghiệm. Điều này sẽ kích thích sự tìm tòi, khám phá xuất phát từ nhu cầu của chính mình. Những trải nghiệm sẽ giúp bé nhớ lâu hơn, yêu thích khám phá hơn.Điều quan trọng là làm sao để trẻ cảm thấy hứng thú với đề tài đang được học. Tôi đã vận dụng phương pháp này vào các hoạt động sau: - Hoạt động làm quen với văn học Những câu chuyện trong chương trình giáo dục cho trẻ 5 tuổi đều được chọn lọc và mang ý nghĩa giáo dục cho trẻ. Trong mỗi câu chuyện đều giáo dục trẻ tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên… Từ đó khơi gợi cảm xúc, giúp trẻ có mong muốn thể hiện tình cảm của mình, thông qua đó trẻ sẽ tạo ra những sản phẩm phù hợp với những nội dung trong đề tài. Trong các tiết văn học thông thường thì cô thường kể một mạch từ đầu đến cuối câu chuyện, sau đó đặt hàng loạt câu hỏi dựa theo nội dung câu chuyện. Còn khi áp dụng phương pháp STEAM vào trong văn học thì có hiệu quả vô cùng lớn. Giáo viên có thể tự nghĩ ra một câu chuyện sáng tạo dựa trên nội dung muốn giáo dục trẻ, gợi mở ra những tình huống để cho trẻ giải quyết. Trẻ tiếp tục kể chuyện theo ý kể của mình, điều đó giúp trẻ thấy hứng thú vào giờ học, nhớ lâu hơn, yêu thích hoạt động này hơn. Ví dụ: Dự án “Làm nhà nổi chống lũ” với giờ hoạt động làm quen văn học giáo viên kể chuyện “Thỏ dọn nhà” cho trẻ nghe, kết hợp cho trẻ xem video về miền Trung lũ lụt. Qua đó giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ và lựa chọn ra những giải pháp phù hợp nhất. (Minh chứng 12: Hình ảnh cô và trẻ kể chuyện).
  15. 15 - Hoạt động khám phá Với những tiết học khám phá thông thường thì chỉ có phần khám phá đơn điệu, trẻ thụ động dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ luôn đóng vai trò là người trả lời. Còn về phương pháp giáo dục STEAM là sự tích hợp thì trong hoạt động khám phá trẻ chủ động hơn, được thoải mái không bị gò bó, trẻ tự đặt câu hỏi cho nhau để giải đáp một vấn đề nào đó.Chính vì vậy khi được hoạt động STEAM thì trẻ đạt được hiểu quả học tập rất cao. Ví dụ:Dự án “Làm nhà nổi chống lũ” giáo viên sẽ cho trẻ làm thí nghiệm vật chìm, vật nổi. Từ đó trẻ phân biệt, nhận biết được một số nguyên vật liệu nổi – chìm. Trẻ được khám phá nguyên vật liệu, được thiết kế tạo ra ngôi nhà nổi chống lũ. Trẻ biết nhà nổi trở được người do nguyên liệu mình lựa chọn phải nổi được trên nước, gặp lũ không chìm được. Cách thiết kế kỹ thuật ngôi nhà phải chắc chắn và do cách để người lên phải cân đối không được để lệch sẽ bị nghiêng sang một bên sẽ bị lật nhà. Trẻ về nhóm và thảo luận với nhau để lựa chọn nguyên liệu làm nhà nổi. Cách làm ra ngôi nhà càng chắc chắn và càng to thì có thể chịu đựng được nước lâu hơn và chứa được nhiều người hơn. Từ đó trẻ sẽ được phát huy tính sáng tạo, trong khi thực hiện ý tưởng của mình trẻ sẽ tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình. (Minh chứng 13: Hình ảnh trẻ làm thí nghiệm vật chìm nổi). - Hoạt động làm quen với toán Hoạt động cho trẻ làm quen với toán sẽ giúp trẻ hình thành các kỹ năng về toán học. Trong mỗi bài học với các khái niệm khác nhau trẻ lại được tham gia các hoạt động vui chơi khác nhau. Giáo viên sẽ lựa những nội dung ôn luyện sau tiết học mang tính ứng dụng thực tế để cho trẻ biết cách sử dụng các khái niệm toán khi giải quyết vấn đề để tạo ra sản phẩm trong hoạt động STEAM. Trẻ sử dụng nguyên vật liệu mình tìm kiếm được cùng với các nguyên vật liệu đó trẻ sẽ tạo ra chiếc ô tô. Với những kỹ năng toán học trẻ sẽ sử dụng những phương pháp đo, so sánh chiều dài, độ cao để lựa chọn những nguyên liệu phù hợp.
  16. Ví dụ: Dự án “Làm nhà nổi chống lũ”, khi ứng dụng các kỹ năng về toán về toán học, biết được một số nguyên vật liệu chìm – nổi. Trẻ sẽ lấy bút ghi chép kết quả vào bảng tổng kết và đếm số lượng vật chìm – nổi. Trẻ sẽ dùng các thước đo để đo các nguyên vật liệu, lựa chọn các nguyên vật liệu phù hợp. (Minh chứng 14: Hình ảnh trẻ đo các nguyên vật liệu) - Hoạt động tạo hình Có thể nói trong STEAM có phần nghệ thuật. Tuy nhiên nếu lồng ghép STEAM vào trong giờ tạo hình, chỉ cần điều chỉnh một chút thì các hoạt động trong giờ tạo hình sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Giờ hoạt động này chính là để hoàn thiện sản phẩm theo bản thiết kế của bài học trước, sản phẩm tạo ra trong tiết học tạo hình có tính ứng dụng trong thực tế. Với giờ hoạt động này trẻ sẽ được tự tay trang trí cho sản phẩm của mình thật đẹp. Ví dụ:Dự án “Làm nhà nổi chống lũ”. Giáo viên cho trẻ xem video về một số ngôi nhà. Khi lồng ghép phương pháp STEAM vào hoạt động này, giáo viên sẽ gợi ý bằng cách đưa ra những câu hỏi kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của trẻ. Điều đó sẽ khiến trẻ có nhiều ý tưởng khi thiết kế ra những ngôi nhà, tác phẩm của trẻ sẽ phong phú và đẹp hơn. Sau khi đã ghi chép số liệu, đo kích thước, lên ý tưởng thì trẻ sẽ bắt tay vào chế tạo ra nhà nổi chống lũ. Khi ngôi nhà đã hoàn thành trẻ sẽ xem ngôi nhà đã đạt yêu cầu chưa? Đúng theo bản thiết kế chưa? Trẻ sẽ trang trí cho ngôi nhà thật đẹp và phù hợp. (Minh chứng 15: Hình ảnh trẻ trang trí, thiết kế được ngôi nhà nổi chống lũ) . 4.4.2.Lồng ghép phương pháp STEAM vào hoạt động khác - Hoạt động góc Trong hoạt động góc tôi tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách tích cực. Để trẻ có thể thỏa sức sáng tạo theo ý thích của mình. Ở mỗi góc tôi sẽ chuẩn bị nhiều đồ dùng, đồ chơi, mà chủ yếu là những nguyên liệu có sẵn. Như ở góc khám phá là những đồ dùng cho trẻ làm thí nghiệm, còn góc toán là những đồ dùng giúp trẻ ứng dụng toán học vào cuộc sống; Góc nghệ thuật thì trang trí cho những sản phẩm nghệ thuật của minh theo trí tưởng tượng; Ở góc kỹ năng sống thì cuẩn bị cho trẻ nhiều đồ dùng để trẻ được thực hành các thao tác, các kỹ năng trong cuộc sống,...
  17. 17 Ví dụ: Ở “Góc sách truyện” tôi tăng cường cho trẻ các loại sách về khoa học, sách hướng dẫn thí nghiệm, sách hướng dẫn sử dụng dụng cụ kĩ thuật đúng cách và an toàn… (Minh chứng 16: Hình ảnh các loại sách ở góc vườn cổ tích). Hay ở dự án “Làm nhà nổi chống lũ”, ở các góc tôi chuẩn bị các nguyên vật liệu tái chế sẵn có, khi trẻ muốn chế tạo ra nhà nổi chống lũ thì sẽ về góc lấy các nguyên vật liệu để làm. Các nguyên vật liệu ở các góc giáo viên cần sắp xếp và bố trí ngăn nắp, theo thứ tự, khoa học để trẻ dễ lấy và dễ cất. Ngoài ra ở góc khám phá tôi thường xuyên cho trẻ làm thí nghiệm, với thí nghiệm “Làm máy lọc nước” trẻ cảm thấy rất thích thú khi tham gia làm thí nghiệm với cô và các bạn. Qua thí nghiệm trẻ khám phá được quy trình lọc nước và các vật liệu làm sạch nước, biết được cách sắp xếp các lớp lọc để lọc được nước sạch. (Minh chứng 17: Hình ảnh trẻ làm thí nghiệm máy lọc nước). - Hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều Với hai hoạt động ngoài trời và hoạt động chiều khi dạy trẻ tôi phải căn cứ vào mục đích của từng tháng, tuần và nội dung của hoạt động. Tôi có thể cho trẻ xem hình ảnh minh hoạ sinh động, các video clip về cấu tạo, mục đích sử dụng cách chơi, các cách để tạo ra sản phẩm ở những hoạt động chiều. Còn ở hoạt động ngoài trời tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tập thể để tăng cường tình đoàn kết, sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để hoàn thành được nhiệm vụ chơi. Hay là cho trẻ thực hiện các thí nghiệm, trẻ quan sát, phán đoán kết quả thí nghiệm theo kinh nghiệm của trẻ, cho trẻ thực hiện thí nghiệm sau đó rút ra kết luận. Ngoài ra nhà trường cũng như lớp học luôn tổ chức các buổi hoạt động trải nghiệm, trẻ được tham gia và thực hiện những hoạt động trải nghiệm vô cùng bổ ích như: Làm bánh chưng, giáng sinh, giao lưu với các lớp,... (Minh chứng 18:Hình ảnh trẻ tham gia hoạt động tập thể ngoài trời). -Hoạt động tham quan,dã ngoại
  18. Ở trường Mầm non nơi tôi công tác, Ban giám hiệu nhà trường thường có kế hoạch tổ chức cho các con đi thăm quan, dã ngoại như: Thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ, trường Tiểu học, bãi cát sông Hồng... Đây chính là hoạt động trải nghiệm thực tế giúp trẻ lĩnh hội đủ 5 yếu tố STEAM cũng như củng cố lại những kiến thức và kỹ năng mà trẻ biết. (Minh chứng 19: Hình ảnh trẻ tham quan, dã ngoại) *Kết luận:Sau khi lồng ghép phương pháp giáo dục STEAM vào các hoạt động học và hoạt động khác tôi nhận thấy trẻ rất hào hứng tham gia các hoạt động. Qua đó trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, trẻ lĩnh hội được sâu hơn và nhiều kỹ năng tốt cũng được hình thành. Thông qua biện pháp này giúp trẻ được hoạt động theo nhóm, nêu ý kiến của cá nhân trẻ, khiến trẻ phát triển tư duy, sáng tạo hơn khi tham gia các hoạt động. Trẻ mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều so với việc làm mẫu theo cô. Không những vậy, việc áp dụng phương pháp giáo dục STEAM vào dạy trẻ giúp trẻ tự tin, thể hiện khả năng, cảm xúc của mình ở bất cứ mọi nơi. 4.5. Biện pháp 5:Phối kết hợp với phụ huynh Trong nhiệm vụ giáo dục trẻ trở thành con người toàn diện, không chỉ giáo viên là người đảm nhận nhiệm vụ đó mà phụ huynh cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ. Việc phối hợp với phụ huynh trong quá trình giáo dục trẻ rất cần thiết và quan trọng. Tôi đã xây dựng góc tuyên truyền của lớp phổ biến những kiến thức khoa học về phương pháp giáo dục STEAM. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đưa ra những nội dung và tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ theo phương pháp STEAM để phụ huynh cùng thống nhất cách giáo dục trẻ. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về các thông tin để giáo dục trẻ như: Thường xuyên cho con làm một số thí nghiệm STEAM đơn giản, tạo ra cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, khám phá, thực hành ngay cả khi trẻ ở nhà, cho con làm những việc con thích nhưng phải đảm bảo an toàn cho trẻ dưới sự giám sát của phụ huynh an toàn cho trẻ và có sự giám của phụ huynh. Phụ huynh đã rất hưởng ứng các dự án của lớp và ủng hộ tất nhiều các nguyên vật liệu tái chế được cho lớp. Trò chuyện với phụ huynh dành thời gian hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi STEAM do tôi tự thiết kế trên Gmail chung của khối, Zalo của lớp. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về sự tiến bộ của mỗi trẻ để phụ huynh kịp thời nắm bắt. Với một số nội dung, phụ huynh cần phối hợp, cung cấp cho trẻ kiến thức mà giáo viên yêu
  19. 19 cầu để trẻ chuẩn bị chia sẻ trong các hoạt động. Chia sẻ đến phụ huynh một số quyển sách dạy trẻ theo phương pháp giáo dục tiên tiến. (Minh chứng 20: Hình ảnh giáo viên trao đổi với phụ huynh và phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu tái chế) Bên cạnh đó tôi thường mời phụ huynh đến trải nghiệm với bé về ngày hội được tổ chức tại lớp, tại trường hay mời phụ huynh tham gia một số dự án cùng với trẻ như:Làm chuông gió, Làm bánh chưng, Hoạt động chợ quê... (Minh chứng 21: Phụ huynh tham gia hoạt động cùng cô và trẻ) *Kết luận:Khi áp dụng biện pháp này tôi thấy phụ huynh có sự quan tâm đến sự thay đổi của trẻ. Phụ huynh thường xuyên theo dõi thông báo trên bảng tuyên truyền và qua các phương tiện ở các trang: Facebook, zalo lớp, gmail chung của khối hơn. Phụ huynh cũng tích cực viết phiếu điều tra, trao đổi lại với giáo viên những kinh nghiệm khi giáo dục trẻ ở nhà, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình áp dụng phương pháp giáo dục STEAM vào dạy trẻ. 5. Kết quả đạt được Từ việc áp dụngmột số biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 – 6 tuổi ở Trường Mầm non , tôi đã thu được kết quả sau: * Đối với giáo viên Bản thân tôi cũng rút ra được những kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động STEAM và đưa được kiến thức phương pháp giáo dục mới đến với trẻ. Tích cực hơn trong việc nghiên cứu tài liệu mới để mang lại nhiều dự án thú vị hơn, phù hợp nội dung chương trình, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của trẻ. * Đối với phụ huynh Phụ huynh thấy vui khi con được tiếp cận với chương trình giáo dục mới hiện đại. Thấy yên tâm, tin tưởng về giáo viên hơn. Tham gia và ủng hộ vào các phong trào của lớp, của trường nhiều hơn. Tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên; giữa cha mẹ và con cái. Phụ huynh quan tâm tới trẻ nhiều hơn, thường xuyên trao đổi với cô giáo về trẻ.
  20. * Đối với trẻ Trẻ có kĩ năng hoạt động nhóm tốt hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn. Trẻ tích cực và say mê trong việc thử nghiệm để tạo ra sản phẩm. Trẻ yêu thích và hứng thú khi tham gia vào các hoạt động, đoàn kết với bạn, có kỹ năng thuyết trình tốt hơn. ( Minh chứng 22:Bảng khảo sát và điều tra cuối năm của trẻ lớp 5TA1) 6. Bài học kinh nghiệm Qua một thời gian áp dụng một số biện pháp lồng ghép phương pháp giáo dục STEAM vào trong các hoạt động của trẻ, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: Thường xuyên nghiên cứu tài liệu trên sách báo, trên mạng internet để cập nhật đựoc các xu hướng mới về giáo dục. Luôn tìm tòi học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn để có những biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ. Phải lựa chọn nội dung cho trẻ hoạt động với phương pháp STEAM phù hợp với nhận thức, nhu cầu khám phá của trẻ, phù hợp với hoạt động, với chủ đề. Đưa đến với trẻ một cách tự nhiên không bị gò bó. Luôn tuyên truyền với các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục theo phương pháp mới, tình hình học tập của trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2