Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi tham gia các hội thi tại trường mầm non Yên Thọ huyện Như Thanh
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi tham gia các hội thi tại trường mầm non Yên Thọ huyện Như Thanh" nhằm tìm ra một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi tham gia các hội thi đạt kết quả tốt nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi tham gia các hội thi tại trường mầm non Yên Thọ huyện Như Thanh
- uu
- Mục lục
- 1.Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho nền giáo dụctốt”. Vì vậy phát triển giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Là trách nhiệm của toàn Đảng,toàn dân trong đó cán bộ, giáo viên là lực lượng nòng cốt có vai trò hết sức quan trọng. Tại Điều 2- Luật Giáo dục đã khẳng định: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức sống khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong hệ thống giáo dục quốc dân giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục - Đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non tốt có tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các cấp học tiếp theo. Giáo dục Mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ và là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường Tiểu học được tốt. Trường Mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích. Song song với việc chăm sóc - giáo dục trẻ tốt ở trong trường Mầm non đó là việc tổ chức cho trẻ tham gia các Hội thi ở các cấp. Thông qua các Hội thi nhằm đánh giá được phong trào thi đua ở các trường đồng thời tôn vinh và biểu dương những gương mặt tiêu biểu. Trong những năm gần đây, ở cấp học Mầm non cũng đã diễn ra nhiều Hội thi có quy mô khá lớn, có chất lượng và đã gây sự chú ý quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh như:Bé Mầm non, Bé khỏe- bé thông minh, Bé khỏe- bé tài năng, Bé với làn điệu Dân ca...thông qua các bài múa, nhảy, thể dục, erobic, các bài tập tổng hợp giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, là sân chơi cho trẻ học hỏi, giao lưu phát triển toàn diện, từ đó đã phát hiện, bồi dưỡng nhân tố ngay từ khi tuổi còn bé thơ. Tuy đã có nhiều cố gắng song kết quả mang lại từ các Hội thi chưa cao, chưa tương xứng với nền giáo dục hiện đại, trong các hội thi còn có những hạn chế mà cá nhân trẻ còn mắc phải như các kỹ năng, sự sáng tạo, mạnh dạn tự tin, xử lý tình huống cho trẻ...Vì vậy, chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để bồi dưỡng cho trẻ tham gia các Hội thi mang lại hiệu quả cao, tìm ra được những nhân tài kế tục cho sự nghiệp. Chính vì thế, tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi tham gia các hội thi tại trường mầm non Yên Thọ huyện Như Thanh” nhằm góp chút công sức nhỏ bé của mình vào công tác “Ươm những mầm xanh tương lai cho đất nước”.
- 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi tham gia các hội thi đạt kết quả tốt nhất. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ MG 5-6 tuổi tham gia các hội thi tại trường mầm non Yên Thọ 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp thực hành, trải nghiệm - Phương pháp trao đổi, phối kết hợp với phụ huynh Trong khi nghiên cứu đề tài tôi luôn sử dụng lồng ghép và linh hoạt các phương pháp để đạt được kết quả tốt nhất 2. Nội dung biện pháp 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non được coi là cấp học đặc thù. Bởi lẽ một phần cũng vì giáo viên Mầm non không chỉ đơn thuần như các giáo viên của các cấp học khác. Họ vừa là giáo viên, vừa là nghệ sĩ và là người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Ở lứa tuổi Mầm non trẻ đước ví như búp măng non, như trang giấy trắng, trẻ chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý và rất dễ nhạy cảm với mọi hoạt động xung quanh.Chính vì thếgiáo viênmầm non cần phải có một vốn kiến thức cơ bản để hướng các cháu đi đúng mục tiêuđã đề ra là chăm sóc trẻ trước 6 tuổi một cách chất lượng để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ… trên cơ sở một chương trình nuôi dạy trẻ khoa học, đó là chương trình giáo dục Mầm non. Việc tổ chức các hội thi trong năm học nhằm tạo được phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong nhà trường, thông qua hội thi để chọn ra những nhân tài làm hạt nhân để nhân rộng trong đội ngũ, đây cũng là cơ hội giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Hội thi là sân chơi bổ ích lý thú cho trẻ, giúp trẻ được giao lưu, học hỏi nâng cao kỹ năng sống cho các bévà thể hiện năng khiếu, sở trường của bản thân. Thông qua hội thi làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh, cộng đồng, giúp mọi người nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của cấp học Mầm non trong việc hình thành và phát triển nhân cách,phát triển toàn diện của trẻ về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Hội thi là một trong những biện pháp tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của nhà trường và hiệu quả giáo dục trẻ của giáo viên, từ đó làm chuyển biến về phong trào xã hội hóa giáo dục, cũng như nhận thức
- của phụ huynh học sinh,cộng đồng để đưa chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ ngày càng cao đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Thông qua hội thi, nhằm khơi dậy sự sáng tạo, lòng yêu trẻ, yêu nghề của tập thể đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên trực tiếp đứng lớp, từ đó có sự điều chỉnh việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời nâng cao được chất lượng giáo dục mũi nhọn cho nhà trường và địa phương. Quan trọng hơn nữa khi tham gia hội thi đã giúp cho trẻ mạnh dạn tự tin, học hỏi được nhiều kỹ năng trong học tập và trong cuộc sống tạo tiền đề tốt cho trẻ bước vào cấp học phổ thông. 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Là giáo viên được ban giám hiệu cửtrực tiếp ôn luyện cho các trẻ 5-6 tuổi tham gia các hội thi.Bản thân tôi luôn nỗ lực hết mình đưa phong trào dạy học ngày càng đi lên, các hội thi tôi phụ trách cũng đạt được nhiều giải cao qua các năm qua. Tuy nhiên còn một số hội thi chưa đạt kết quả cao, nhiều tài năng trẻ có năng lực chưa được phát triển. Kết quả không dừng lại ở đó, đất nước ngày càng phát triển chúng ta cần có những nhân tố mới, phong trào thi đua dạy tốt học tốt, qua các hội thi như làm đồ dùng đồ chơi lấy trẻ làm trung tâm, bé khỏe - bé tài năng, bé thông minh…Vì vậy tôi luôn băn khoăn suy nghĩ để tìm tòi đưa ra các biện pháp tối ưu giúp trẻ tham gia các hội thi đạt kết quả cao. Trong quá trình ôn luyện, bồi dưỡng đội tuyển tham gia các hội thi, bản thân tôi còn gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: 2.2.1. Thuận lợi Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên năng động và 80-90% cán bộ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Ban giám hiệu luôn quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động đầy đủ. Bản thân tôi là giáo viên trẻ năng động, nhiệt huyết,yêu nghề, luôn sáng tạo về phương pháp giảng dạy, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt. 100% trẻ ăn ở lại bán trú tại trường và có tỉ lệ đi học chuyên cần rất cao thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động. Một số phụ huynh thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo về tình hình của trẻ hoạt động tại nhà để cùng cô chăm sóc giáo dục trẻ. 2.2.2.Khó khăn - Cơ sở vật chất tuy đã có nhiều sự chuyển biến và khởi sắc song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho các cháu mà nhất là việc tổ chức các hội thi như: Phòng học, phòng âm nhạc, âm thanh, loa máy, trang phục…và các điều kiện phương tiện khác. - Đội ngũ cán bộ giáo viên có kinh nghiệm ít, đa số giáo viên trẻ, ít trải nghiệm với các hội thi từ cấp trường đến cấp huyện và cấp tỉnh vì vậy mà gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọncông tác bồi dưỡng cho trẻ dự thi.
- - Các kỹ năng của trẻ vẽ, nặn, tô màu, xé dán, mạnh dạn tự, xử lý tình huống trên sân khấu, vệ sinh cá nhân…còn hạn chế so với độ tuổi. Một số trẻ cầm bút đang còn chuyển sang tay trái, tư thế ngồi học chưa đúng, đồ dùng dạy học đang còn chưa phong phú. Những trẻ có kiến thức, năng khiếu còn nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin trong tập thể.Đối với một trẻ có năng khiếu như: Múa hát, vẽ, gia đình không có điều kiện cho các con học lớp bồi dưỡng lớp erobich, múa, hát, vẽ.... - Việc xây dựng kế hoạch ôn luyện bồi dưỡng cũng như triển khai kế hoạch chưa thật cụ thể, rõ ràng nên khi tổ chức thực hiện giáo viên còn lúng túng. - Kinh phí để hỗ trợ cho các hội thi còn khiêm tốn trong khi cần chi phí các hội thi rất lớn nên chưa động viên được phong trào. - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động phong trào của nhà trường trong đó có các hội thi. 2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng Từ những thực trạng đó tôi đã khảo sát cụ thể về các kỹ năng cho nhóm trẻ tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2 trường Mầm non Yên Thọ. Nội dung Kết quả khảo sát TT Số trẻ đánh giá Tốt Tỷ lệ % Khá Tỷ lệ % 1 Kỹ năng, mạnh dạn tự tin 12 4 33,3% 8 66,7% 2 Kỹ năng, khéo léo sáng tạo 12 4 33,3% 8 66,7% Kỹ năng xử lý tình huống 3 12 3 25% 9 85% trong bài tập, trên sân khấu. Từ thực trạng của đề tài nghiên cứu và từ tình hình thực tế của đơn vị. Qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học tập đồng nghiệp tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng các hội thi góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi tham gia các hội thi với các biện pháp như sau: 2.3. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch bồi dưỡng Được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường năm học 2021-2022 bản thân tôi phụ trách lớp 5-6 tuổi A2 và cũng rất vinh dự được giao nhiệm vụ “bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi tham gia các hội thi”. Như chúng ta đã biết công tác bồi dưỡng học sinh, nâng cao chất lượng là nhiệm vụ rất quan trọng, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Nhận thức được điều đó, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh đó là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức của cô và trò. Chuẩn bị về cơ sở vật chất, tính mạnh dạn tự tin, tâm lý luôn sẵn sàng của trẻ trong các hội thi. Việc tổ chức hoạt động giáo dục và lập kế hoạch cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng, bản thân giáo viên xác định được vị trí - vai trò của trẻ trong trường mầm non.Từ đó tiếp tục bồi dưỡng rèn luyện các kỹ năng, nâng cao kiến thức chuẩn bị cho trẻ tham gia các hội thi cấp trường, cấp huyện đảm bảo nội dung kiến thức cho trẻ 5-6 tuổi. Đặc biệt tùy thuộc vào khả năng của từng trẻ để giáo
- viên nắm bắt bồi dưỡng những kỹ năng còn hạn chế rồi mở rộng, khắc sâu kiến thức cho trẻ. Để phát huy những kết quả mà các hội thi trước đã đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế qua các hội thi để có kế hoạch ôn luyện sát đúng, năng động, sáng tạo. Đổi mới tư duy trong công tác bồi dưỡng cho trẻ để các hội thi sau có kết quả cao hơn. Khi lập kế hoạch tôi sẽ dựa vào những căn cứ sau: - Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục & Đào tạo và của nhà trường. - Căn cứ vào tình hình thực tế của trường, lớp,học sinh và kết quả hội thi của các năm học trước. Sau khi đã có căn cứ, xác định rõ tinh thần trách nhiệm của bản thân trong công tác bồi dưỡng ôn luyện cho trẻ tham gia các hội thi tổ chức trong năm học. Để xây dựng được kế hoạch một cách cụ thể bản thân tôi cần nắm chắc trong năm học tổ chức mấy hội thi cấp trường, tham gia bao nhiêu hội thi cấp huyện, cấp tỉnh thời gian nào tổ chức, nội dung thi là gì, đối tượng tham dự, những thành phần nào cùng tham gia phụ trách ôn luyện... để từ đó tôi xây dựng kế hoạch ôn luyện bồi dưỡng cụ thể cho từng hội thi từng cấp. Ví dụ Năm học 2021-2022 theo kế hoạch phòng giáo dục và nhà trường sẽ tổ chức hội thi “Bé với làn điệudân ca” tôi đã xây dựng kế hoạch ôn luyện cho học sinh của mình như sau: TT Thời gian Nội dung Đối tượng tham gia -Toàn bộ giáo viên phụ trách Tháng Lựa chọn học sinh có năng 1 lớp 5-6 tuổi và trẻ 5-6 tuổi 9/2021 khiếu hát múa trong trường - Ôn luyện bài hát dân ca cho Trẻ tham gia và giáo viên Tháng 10 các bé tham gia “Bé với dân 2 phụ trách ca”cấp trường - Ôn luyện múa phụ họa và dàn- Các cháu. Giáo viên phụ Tháng 11 3 dựng sân khấu. trách Tháng -Tham gia hội Thi “Bé với dân-Trẻ tham gia và giáo viên 4 12/2021 ca” cấp trường phụ trách -Lựa chọn trẻ và Ôn luyện cho - Lựa chọn trong số cháu đạt 5 Tháng 1 trẻ tham gia Hội thi “Bé với làn giải Hội thi cấp trường điệu dân ca” cấp huyện -Tiếp tục ôn luyện cho trẻ tham -Trẻ tham gia và giáo viên Tháng 2 gia Hội thi “Bé với làn điệu dân 6 phụ trách ca” cấp huyện
- -Tham gia hội thi “Bé với làn- Trẻ, giáo viên phụ trách, 7 Tháng 3 điệu dân ca” cấp huyện BGH Để quá trình bồi dưỡng học sinh có hiệu quả cần có kế hoạch bồi dưỡng liên tục và đều đặn, không dồn ép ở thời gian cuối trước khi thi vừa làm quá tải đối với học sinh vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ở các môn học khác. Thời gian bồi dưỡng phải bố trí xen kẽ qua các hoạt động trong ngày. - Sau khi xây dựng kế hoạch xong, tôi đưa ra cụ thể về mục đích, yêu cầu, đối tượng tham gia, chỉ tiêu phấn đấu cho hội thi. Ví dụ: Hội thi“Bé với làn điệu dân ca”cụ thể. * Mục đích Giúp trẻhình thành kĩ năng cơ bản về hoạt động âm nhạc, biết vận dụng các kỹ năng để thể hiện tác phẩm âm nhạc và phát triển ở trẻ khả năng thẩm mỹ, tư duy, thựchiệnnhữngkỹnăngcơbảnvềhoạtđộnggiáodụcâmnhạc; - Hình thành cho trẻ sự yêu thích, biết cảm thụ âm nhạc đối với làn điệu dân ca, đồng thời giáo dục ở trẻ tình yêu quê hương đất nước thông qua các làn điệu dânca; - Thông qua hội thi nhằm tuyên truyền, vận động, thu hút sự quan tâm của phụ huynh, các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội, có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của dân ca đối với trẻ mầm non; - Thông qua hội thi nhằm đánh giá kết quả trong việc thực hiện các phong trào thi đua và chất lượng giáo dục của các nhóm lớp. * Yêu cầu - Hội thi phải mang không khí, tinh thần vui vẻ, tự nhiên không tạo áp lực căng thẳng; phát huy được các kỹ năng, năng khiếu của trẻ trong hoạt động giáo dục âm nhạc. - Hội thi đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, tạo không khí vui vẻ, ấn tượng đối với trẻ, phụ huynh và cộng đồng - Thực hiện nghiêm túc nội quy, thể lệ thi. * Đối tượng tham gia - Các giáo viên và các cháu ở trong trường Mầm non có đầy đủ tiêu chuẩn tham gia hội thi “Bé vớilàn điệu dân ca” cấp trường. * Chỉ tiêu phấn đấu: Hội thi “Bé với làn điệu dân ca” xếp vị thứ 1 toàn trường và có 2 trẻ được lựa chọn tham gia thi cấp huyện. Để kế hoạch được hoàn thiện hơn, sau khi xây dựng xong kế hoạch tôi trao đổi bàn bạc cùng đồng chí tổ trưởng chuyên môn, đồng chí phó hiệu trưởng phụ
- trách chuyên môn để bổ sung ý kiến, thống nhất quan điểm và triển khai đến các giáo viên và trẻ tham gia hội thi.Trong quá trình thực hiện có những vấn đề vướng mắc thì bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch cấp trên và phù hợp tình hình thực tế. 2.3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn học sinh và bồi dưỡng học sinh thông qua các hoạt động trong ngày Lựa chọn học sinh Để lựa chọn được học sinh, biết được các kỹ năng của trẻ như thế nào? tôi đã lựa chọn đội tuyển ngay nhữngtuần đầu trẻ đi học, thông qua việc trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước, để lựa chọn những trẻ có năng khiếu, làm nguồn để tham dự hội thicác cấp. Yêu cầu đầu tiên là trẻ có đủ tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao được thể hiện qua biểu đồ tăng trưởng, không thừa cân, không suy dinh dưỡng, thấp còi, không mắc các loại bệnh khác như bệnh hô hấp, tiêu chảy, thận, thần kinh…. hàm răngchắc khỏe không sâu răng. ( Hìnhảnh cân đo cho trẻ) Bồi dưỡng học sinh thông qua các hoạt động trong ngày Trẻ được bồi dưỡng trong các hoạt động học, cùng các bạn trong lớp, ngoài ra trẻ được làm thêm một số bài tập và các kỹ năng đòi hỏi ở trẻ như: Có các bài vẽ sáng tạo, biết vẽ các nét cơ bản, tô màu, nối số lượng với chữ số tương ứng, nhận biết và gạch chân chữ cái, đếm chữ cái và viết số tương ứng qua các bài đồng dao ca dao… Hoạt động chơi ở các góc:Với Hội thi “Bé thông minh” trong các hoạt động góc hằng ngày tôi sẽ đưa ra các nội dung chơi sát với các chủ đề, nội dung mà hội thi đưa ra. Góc Nghệ thuật sẽ rèn các kỹ năng cắt, xé dán tranh theo chủ đề, góc học tập sẽ làm các bài tập rèn trí thông minh và kỹ năng ghi nhớ như ghép tranh, tìm chữ cái trong bài thơ, xếp hột hạt chữ cái chữ số….
- Hoạt động ngoài trời: Ví dụ như “Hội thi bé khỏe” khi cho trẻ hoạt động ngoài trời với không gian rộng lớn tôi sẽ kết hợp ôn luyện cho trẻ các bài vận động erobic, các động tác nhanh, mạnh, dứt khoát của bài tập. Hoặc có thể cho trẻ chơi các trò chơi vận động ngoài trời mang tính chất hội thi: Kéo co, ném còn, ném vòng cổ chai, ép bóng, cướp cờ…. nhằm rèn luyện cho trẻ tăng kỹ năng nhanh nhẹn khéo léo trong từng trò chơi. Hoạt động chiều: Như Hội thi “Bé với làn điệu dân ca” tôi sẽ luyện kèm dàn dựng phụ họa trẻ múa hát các làn điệu dân ca, các bài đồng dao ca dao về chủ đềvà kỹ năng diễn xuất cũng như xử lý tình huống trên sân khấu. Trong quá trình bồi dưỡng tôi sẽ thường xuyên theo dõi, ghi lại kết quả trẻ đạt được qua quá trình rèn luyện. Ngay tại nhóm lớp, tôi đã tổ chức cho các bạn thi theo nhóm, khuyến khích trẻ làm các bài tập theo nội dung chương trình giáo dục mầm non. ( Hình ảnh các nhóm thi) Sau khi trẻ làm xong, cô nhận xét về các kỹ năng mà trẻ đã làm được, còn những kỹ năng còn hạn chế, cô sẽ có hướng bồi dưỡng vào những ngày tiếp theo để các kỹ năng của trẻ sẽ hoàn thiện hơn. Trong thời gian đầu tôi sẽ chọn gấp đôi số lượng trẻ quy định tham gia của hội thi. Sau một thời gian nhất định cùng ôn luyện và tổ chức các buổi khảo sát tôi sẽ chọn lọc một đội chính thức để tiếp tục ôn luyện để tham dự hội thi. 2.3.3. Biện Pháp 3: Hình thức, phương pháp và nội dung ôn luyện cho trẻ trong các hội thi. Công tác tham gia bồi dưỡng là hết sức quan trọng. Vì vậy tôi xác định đây là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tham gia hội thi. Trước khi bồi dưỡng ôn
- luyện cho trẻ đạt kết quả cao giáo viên cần phải bám sát vào kế hoạch tổ chức hội thi của cấp trên để xây dựng được nội dung của cuộc thi trong năm họcnhư : nội dung thi những phần nào? Thể lệ hội thi ra sao? Đối tượng tham gia hội thi? Thời gian, địa điểm…? Từ đó bản thân đưa ra các nội dung bài tập cho phù hợp với từng nội dung thi. Là người trực tiếp phụ trách ôn luyện cho trẻ tham gia các hội thi, tôi luôn luôn tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái, mạnh dạn, tự tin khi tham gia ôn luyện và dự thi. Chính vì vậy cô giáo cũng như gia đình là chỗ dựa vững chắc,là niềm tin, là động lực thúc đẩy góp phần vào thành công củatrẻ khi tham gia hội thi. Sau khi được lãnh đạo nhà trường phê triển khai kế hoạch hội thi tôi đã căn cứ vào kế hoạch của nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch của đội tham gia thi của lớp ngay từ đầu năm, chọn cháu tham gia dự thi. Lên kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng, tập luyện. Đối với các trẻ được lựa chọn tham gia các hội thisẽ đượcôn luyện trên cả 2 hình thức đó là: Giáo viên trực tiếp ôn luyện trên lớp và phối kết hợp với gia đình trẻ để ôn luyện tại gia đình. Với hình thức ôn trên lớp tôi thực hiện vào khung giờ hoạt động chiều để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong ngày, ôn luyện được xen lẫn cùng các hoạt động. Tôi sẽ đưa ra các dạng bài tập đã lựa chọn ôn từ dễ đến khó.Tùy thuộc vào nội dung thi khác nhau sẽ đưa ra cho trẻ các dạng bài tập khác nhau.Khi trẻ ôn tại gia đình tôi sẽ gửi các bài tập cụ thể cho phụ huynh, hướng dẫn cách luyện tập cũngnhư việc động viên khuyến khích trẻ kịp thời khi tham gia tập luyện,đồng thời sẽ có một số yêu cầu về chế độ ăn uống nghỉ ngơi khi ở nhà để giữ gìn sức khỏe cho trẻ thật tốt. Trong thời gian ôn luyện và tham gia thi: Không nên luyện tập dồn ép về thời gian cũng như bồi dưỡng kiến thức, hay tập luyện quá sức, hoặc không nên cho trẻ ăn quá no trước khi tập, mà cần chú ý về việc cung cấp kiến thức tổng hợp theo từng môn học, theo các lĩnh vực cụ thể,… Về sức khoẻ thì giáo viên cần chăm sóc trẻ một cách chu đáo như đối với các bữa ăn của trẻ nên chú ý đên việc cung cấp các chất dinh dưỡng như ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tránh việc cho trẻ ăn quá no trước khi tập, uống nhiều nước ngọt vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ cũng như việc trẻ sẽ tăng cân nhanh,… Trong quá trình ôn luyện giáo viên thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ, cũng như cập nhật khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ bằng cách ghi lại nhật ký hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đưa ra nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp, từ đó có những điều chỉnh trong quá trình rèn luyện.Trẻ cũng sẽ được tham gia vào các chương trình văn nghệ, các buổi trải nghiệm thực tế để tăng sự mạnh dạn, tự tin trên sân khấu và khả năng xử lý tình huống thực tế.
- Nội dung ôn luyện, bản thân tôi thường ôn luyện cho trẻ đa dạng các bài tập với lượng kiến thức cung cấp từ dễ đến khó, từ đơn gian đến phức tạp, hay từ các bài tập cơ bản đến các dạng bài tập tổng hợp kiến thức. Có như vậy trong quá trình bồi dưỡng kiến thức của trẻ ngày các được bồi dưỡng đa dạng hơn, trí thông minh và sáng tạo của của ngày càng phát triển, trẻ sẽ hứng thú khi tham gia ôn luyện cùng cô. Không có hình thức, phương pháp nào là bắt buộc với tất cả các trẻ tham gia,giáo viên cần linh hoạt lựa chọn các hình thức ôn tập phù hợp với sức khỏe, tâm lý và đặc biệt là khả năng, năng khiếu của từng trẻ. Ví dụ 1:Hội thi “Bé với làn điệu dân ca”: Tôi tìm và lựa chọn những bái hát dân ca phù hợp với độ tuổi và phù hợp với khả năng của trẻ, tránh chọn những bài hát dân ca có độ luyến và âm vực quá cao,bài hát có nhiều từ ngữ địa phương khó hiểu để tránh trẻ hát không được rõ lời làm mất giai diệu và cái hay của bài hát dân ca. Thời gian đầu tôi sẽ cho trẻ nghe các bài hát dân ca bằng các hình thức khác nhau để trẻ cảm nhận được giai điệu của các làn điệu dân ca. Có thể nghe trực tiếp cô hát,chơi đàn và nghe các bạn hát, nghe qua các phương tiện như video, băng đĩa.. Khi cô hát phải hát thật diễn cảm chính xác,tự nhiên mềm mại và thể hiện đúng phong thái của tác phẩm. Khi dạy trẻ hát phương pháp tôi chọn thường là “truyền khẩu” tức là giáo viên hát trước,trẻ hát theo, hát tới khi nào trẻ thuộc tự hát hết cả bài hát. Khi luyện tập tôi chú ý dạy trẻ thể hiện đúng sắc thái tình cảm của bài hát, hát đúng nhịp, cường độ, phát âm chính xác các từ, biết lấy hơi và ngắt hơi đúng câu nhạc. Không ép trẻ phải thuộc ngay mà sẽ luyện ôn cho trẻ mọi lúc mọi nơi để trẻ nhớ nhanh và có cảm thụ về âm nhạc được tốt hơn. Khi tập luyện múa phụ họa cho bài hát tôi sẽ chọn những điệu múa không quá khó với trẻ nhưng vẫn thể hiện được tinh thần, tình cảm của bài hát để cho trẻ tập.Khi tập múa phụ họa yêu cầu bắt buộc giáo viên phụ trách phải thuộc, thuần thục các vũ đạo trước sau đó sẽ dạy cho trẻ múa, diễn từng đoạn một sau đó mới ghép lại thành một bài múa hoàn chỉnh.Tránh sử dụng các đạo cụ gây vướng sẽ làm rối sân khấu và có thể gây ra các tình huống khó xử khi trẻ biểu diễn phần thi. Trong quá trình tập luyện cô luôn động viên khuyến khích trẻ, nhẹ nhàng ân cần, không thúc ép trẻ quá gây tâm lý chán tập luyện ở trẻ. Cùng với phụ huynh tôi khuyến khích thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn, cho trẻ ăn thêm để
- tăng cường thể lực, động viên trẻ ăn hết xuất, nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Tôi cũng đã mạnh dạn tham mưu BGH hỗ trợ các điều kiện để cho trẻ ôn luyện tham gia các hội thi. Ở hội thi “Bé với làn điệu dân ca”: muốn tham gia hội thi thì phải có trang phục, hoá trang, đạo cụ,… Để làm được điều đó, tôi đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của BGH, tham mưu với hội cha mẹ học sinh…xin hỗ trợ kinh phí để mua sắm hay thuê các đồ dùng cần thiết như áo quần bà ba, váy yếm, áo dài, khăn đóng và các nhạc cụ âm nhạc khác để phục vụ cho hội thi được tốt. (Hình ảnh bé tham gia hội thi “Bé với làn điệu dân ca”) Ví dụ 2: Hội thi “Bé thông minh” Hội thi “Bé thông minh” là một sân chơi trí tuệ, tạo điều kiện để các em được giao lưu, học hỏi rèn luyện thêm các kỹ năng tư duy và hòa nhập vào tập thể cũng như hoàn thiện hơn về “đức, trí, thể, mỹ”. Cùng trẻ luyện tập bài thi hằng ngày sẽ giúp trẻ có kỹ năng tư duy và sự ghi nhớ đối với từng bài tập cụ thể. Sưu tầm và tham khảo các bài tập phát triển tư duy như ghép tranh, tách gộp trong phạm vi (tùy số lượng). ong tìm chữ, tìm đường, …. Gửithêm các bài tập về nhà và hướng dẫn phụ huynhtận dụngcác nguyên vật liệu có sẵn tại gia đình làm nên các bài tập để trẻ cùng phụ huynh ôn tập tại nhà. Ví dụ 3: Đối với hội thi “Bé khỏe- bé tài năng” Với yêu cầu của hội thi tôi sẽ lựa chọn những trẻ có chỉ số sức khỏe phát triển tốt đúng với lứa tuổi, không sâu răng, không có các bệnh khác. Trong quá trình tập luyện với cường độ cao tôi sẽ phối hợp với phụ huynh bổ sung khẩu
- phần ăn cho trẻ giúp trẻ có sức khỏe tốt và đặc biệt tăng sức đề kháng cho trẻkhông để trẻ bị tụt cân hay bị ốm. Tôi sẽ bám vào các đề tài dự thi mà trong kế hoạch hội thi đã gợi ý, hướng dẫn, tôi đã tham mưu với nhà trường để mua sắm đầy đủ các vật dụng đẹp và mới lạ. Ngoài ra, tôi tìm mua loại bút vẽ, bút sáp cũng như giấy màu loại nào để trẻ thực hiện vẽ, xé thuận tiện và đẹp mắt. Hoặc làm thêm những dụng cụ thể chất cho các trò chơi vận động: ném vòng cổ chai, nhảy bao bố, đi cà kheo, ném còn,ép bóng... để cho trẻ được thực hành bồi dưỡng, trải nghiệm nhằm giúp trẻ tự tin hơn khi đi dự thi. (Hình ảnh bé tham gia hội thi Bé tài năng) Để giúp phần thi của trẻ được sinh động và hấp dẫn hơn tập thể giáo viên trong trường cùng với phụ huynh làm nên những đạo cụ sân khấu đẹp mắt phù hợp với từng phần thi của trẻ.Những hoạt cảnh được các cô chau chuốt và rèn luyện cho trẻ sẽ tạo nên những điểm nhấn giúp trẻ hứng thú, tự tin hơn rất nhiều khi được đứng trên sân khấu trình bày phần thi của mình. 2.3.4. Biện pháp 4: Tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Tôi nghĩ rằng: Muốn có trò giỏi, trước hết mỗi thầy cô giáo phải là “Người dẫn đường tin cậy” cho trẻ noi theo. Để làm được điều này, tôi luôn học hỏi, trau dồi kiến thức,nhằmnâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy tri thức và kinh nghiệm. Đồng thời nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi, từ đó đưa ra các mục tiêu giáo dục phù hợp cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non. Ngoài ra giáo viên bồi dưỡng phải luôn mở rộng kỹ năng sư phạm, chú ý
- đến phương pháp soạn giáo án theo các hình thức khác nhau tùy thuộc vào các môn học. Bản thân tôi, luôn nghiên cứu chuẩn bị các bài tập, thường xuyên tham khảo các đề thi từ các năm học trước, và khai thác có chọn lọc để đưa ra kế hoạch phù hợp với năng lực của trẻ. Với thời đại công nghệ 4.0 và với vốn kiến thức về công nghệ thông tin tốt tôi đã tìm kiếm học hỏi nhiều bài tập hay trên mạng internet, sử dụng các phần mềm cắt ghép video, nhạc tự tạo nên những bản nhạc hay đặc sắc để sử dụng cho các phần thi của trẻ được hấp dẫn hơn. Ngoài ra với kỹ năng nhảy vũ đạo chưa thuần thục tôi đã chủ động học trên mạng intenet và học tập theo giáo viên vũ đạo để thuần thục các điệu nhảy từ đó sẽ dễ dàng hơn cho việc dạy lại trẻ những kỹ năng vũ đạo khó. Hình ảnh trẻ tậpvũ đạo khiêu vũ 2.3.5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh Thông qua hội thi giáo viên sẽ tuyên truyền về chương trình học của trẻ mầm non tới các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh tạo điều kiện và sự quan tâm đặc biệt nhất đến trẻ mầm non. Giáo viên kết hợp với phụ huynh thường xuyên trao đổi về tình hình của trẻ trong qua trình ôn luyện từ đó giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tham gia các hội thi để cùng rèn luyện thông qua các bài tập trong thời gian trẻ ở gia đình. Phát huy nội lực sẵn có của nhà trường, giáo viên phối kết hợp với phụ huynh hỗ trợ tìm kiếm nguyên vật liệu mới lạ, hỗ trợ thêm kinh phí để động viên khích lệ trẻ cũng như giáo viên tham gia bồi dưỡng. Với sự tham mưu tích cực đó, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được bổ sung đáp ứng cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động phong trào và các hội thi nói riêng.
- Trong quá trình ôn luyện cho trẻ tôi cũng đã mạnh dạn tham mưu với ban giám hiệu nhà trường,hội cha mẹ học sinh của lớp và phụ huynh của các cháu đi thi cùng đồng lòng quan tâm động viên tinh thần,vật chất cho cô và trẻ ví dụ như có thực đơn chế độ ăn thêm cho trẻ nhằm tăng cường sức khỏe,đáp ứng được với cường độ tập luyện, mua sắm, tu sửa thêm một số đồ dùng như: Bộ âm ly, micro điện tử, máy vi tính, bộ loa máy tính, băng đĩacó liên quan đến một số hội thi, một số áo quần văn nghệ và kể cả kinh phí để hỗ trợ phục vụ cho hội thi… để cô trò thêm yên tâm phấn khởi tự tin khi tham dự các hội thi. Hình ảnh phụ huynh cùng giáo viên làm đạo cụ sân khấu cho trẻ tham gia hội thi.
- Ví dụ: Như hội thi “Bé hát dân ca” phối hợp cùng phụ huynh có dạy nhạc kết hợp cùng cô luyện cho trẻ hát, dàn dựng múa phụ họa và sưu tầm những dụng cụ âm nhạc dân tộc có tại địa phương giúp cô trò tập luyện thêm hiệu quả. Đồng thời nhiều phụ huynh có năng khiếu về thanh nhạc đã giúp các cô rèn luyện những bài hát có độ luyến khó, âm vực cao. Ví dụ: Với hội thi “Bé thông minh”: phối hợp với phụ huynh có năng khiếu vẽ để kết hợp dạy trẻ vẽvà tô màu các bài tập cô gửi về để phụ huynh phụ đạo thêm cho trẻ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn vì được tập luyện thường xuyên. Với những bài tập mang tính chất sáng tạo, phát triển trí tuệ cô phối hợp phụ huynh sưu tầm thêm theo từng chủ đề để trẻ ôn luyện trên nhiều hình thức như trên zalo, máy tính… và thực hành thực tế trên trẻ. Việc phối hợp tốt với phụ huynh làm cho phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc cho trẻ tham gia ôn luyện các hội thi tại lớp giúp trẻ mạnh dạn, nhanh nhẹn, tự tin; những hoạt động này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. 2.4.Hiệu quả của biện pháp Quá trình áp dụng và thực hiện biện pháp tôi đã đưa ra đánh giá kết quả cho thấy qua các kỹ năng như sau: tháng 3/2022 Nội Số trẻ Kết quả khảo sát TT dung đánh giá Tốt Tỷ lệ % Khá Tỷ lệ % 1 Kỹ năng mạnh dạn tự tin 12 10/12 83.3% 2 16,7% 2 Kỹ năng khéo léo sáng tạo 12 10/12 83,3% 2 16,7% Kỹ năng xử lý tình huống 3 12 10/12 83,3% 2 16,7% trong bài tập, trên sân khấu. Từ kết quả khảo sát trên đã cho thấy sau quá trình đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi tham gia các hội thi tại trường mầm non đã mang lại hiệu quả cao. Cụ thể: a. Đối với trẻ Sau khi áp dụng biện pháp rèn luyện đểnângcao chất lượng cho trẻ tham gia các hội thi, tại nhóm lớp của mình tôi thấy trẻ tự tin, sáng tạo và đạt kết quả cao so với trước khi chưa áp dụng biện pháp vào thực tế - Kỹ năng mạnh dạn tự tin: Trước nơi đông người trẻ có kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh, trẻ không còn nhút nhát thay vào đó trẻ đã tự tin vào bản thân hơn, mạnh dạn và thoải mái trình bày những ý tưởng của mình.
- - Kỹ năng khéo léo sáng tạo: Giúp trẻ phát triển khéo léo của đôi bàn tay qua các bài tập mà cô đã yêu cầu như các bài vẽ, xé dán, tô màu.... không dừng lạiởđó mà trẻ đã phát huy được sự sáng tạo của mình qua các hội thi. - Kỹ năng xử lý tình huống trong bài tập, trên sân khấu.Trẻ đã nắm được các kỹ năng nhanh nhạy khi nghe hiệu lệnh của người dẫn chương trình, khi trẻ biết mình làm làm sai trẻ đã xử lý nhanh tình huống đó, biết nhường cho các bạn khác lên để xử lý và làm tiếp theo.... b. Đối với giáo viên: Tôi đã hiểu biết hơn, có kiến thức và nhiều kinh nghiệm trong rèn các kỹ năng mạnh dạn tự tin, xử lý tình huống các dạng bài tập trên sân khấu cho trẻ khi tham gia các hội thi. Đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm rèn luyện cho trẻ các hội thi cấp trường và các cấp khác. Tìm ra được biện pháp bồi dưỡng, nâng cao cho trẻ tham gia hội thi, truyền thụ được kiến thức cho trẻ một cách hiệu quả nhất, tôi cảm thấy tự tin hơn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Các đồng nghiệp rất nhiệt tình động viên ủng hộ cùng chia sẻ biện pháp và áp dụng vào thực tế của nhóm lớp mình. Có kinh nghiệm trong việc phối kết hợp cùng với phụ huynh để cùng rèn luyện trẻ qua các hội thi một cách hiệu quả hơn. c. Đối với nhà trường: Khi áp dụng biện pháp mà tôi đưa ra được sự ủng hộ của nhà trường, tuyên truyền nhân rộng cho các lớp, nhằm mang lại chất lượng cao trong các hội thi các cấp. d. Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của việc cho trẻ tham gia các hội thi từ đó đã quan tâm nhiều hơn đến các phong trào của nhà trường, phối kết hợp nhiều hơn với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là trong các hội thi.Đồng thời luôn ủng hộ nhiệt tình về tinh thần vật chất đồng hành cùng cô trò trong suốt thời gian cuộc thi diễn ra. *Bên cạnh đó kết quả còn được thể hiện cụ thể qua các hội thi cấp trường, lớp tôi đã đạt giải cao: Năm học: 2018-2019 đã đạt giải nhì hội thi: “Bé khỏe- bé tài năng” Năm học: 2020-2021 đạt giải nhất hội thi: “Bé cùng thi tài” Năm học 2021-2022 đạt giải nhất: “Bé với làn điệu dân ca” -Tham gia ôn luyện cho trẻ đi thi cấp huyện cũng đạt thành tích cao: + Năm học 2018-2019 đạt giải nhì hội thi “Bé khỏe- bé tài năng” toàn đoàn 1 trẻ được tham gia thi cấp tỉnh.
- + Năm học 2020-2021: đạt giải nhất cuộc thi: “Bé cùng thi tài” cấp huyện (Hình ảnh đạt giải tại hai hội thi cấp huyện) Năm học 2021-2022 Ban giám hiệu nhà trường ,Phòng giáo dục cũng đã lên kế hoạch tổ chức hội thi “ Bé với làn điệu dân ca” cấp huyện nhưng do dịch bệnh covid kéo dài nên không thể tổ chức được hội thi, đó là một điều đáng tiếc tuy nhiên tôi tin tưởng rằng những năm sau nếu áp dụng các giải pháp mà tôi đã nêu trên chắc chắn nhà trường sẽ tiếp tục đạt kết quả cao khi cho trẻ tham gia các hội thi các cấp.
- 3. Kết luận,kiến nghị 3.1. Kết luận Để rèn luyện trẻ tham gia các hội thi có một kết quả cao giáo viên phải tạo môi trường gần gũi, nắm bắt được tâm sinh lí của từng lứa tuổi, trong quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng. Lớp học như một tổ ấm yêu thương còn bản thân cô giáo luôn là người mẹ thứ hai, người bạn luôn lắng nghe thấu hiểu, khuyến khích trẻ mạnh dạn tự tin vào bản thân khi thực hiện các dạng bài tập ở các hội thi. Thường xuyên rèn các kỹ năng mạnh dạn tự tin, khéo léo sáng tạo, xử lý các bài tập trên sân khấu thông qua các hoạt động học, lễ hội các hình thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tích cực. Quan tâm nắm bắt tâm lý của cá nhân trẻ có biện pháp động viên khuyến khích phù hợp. Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gần gũi gắn bó thân thiết giữa phụ huynh, cô giáo, nhà trường để hướng tới mục tiêu chung. Muốn nâng cao được chất lượng cho trẻ khi tham gia các hội thi ở các cấp đạt kết quả cao. Trước hết, bản thân phải tự học tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có năng lực lựa chọn và bồi dưỡng học sinh tham gia hội thi các cấp. Để đề tài đạt được kết quả trên cần hội đủ các yếu tố sau: - Ban giám hiệu nhà trường phải chỉ đạo sát sao, thường xuyên trong các khâu của quá trình quản lý, chỉ đạo các lớp tham gia hội thi. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thật sự đoàn kết, có ý thức phấn đấu vươn lên, ý thức xây dựng tập thể ngày mỗi phát triển. Mỗi giáo viên phải tự đánh giá đúng thực chất năng lực của mình,chú trọng việc lựa chọn trẻ tham gia vào các hội thi nhằm khẳng định năng lực của mình, vị thế của lớp trong nhà trường. - Luôn tâm huyết với nghề nghiệp, xây dựng kế hoạch ôn luyện, bồi dưỡng trẻ một cách phù hợp với khả năng của trẻ,tình hình thực tế và có tính khả thi cao. - Làm tốt công tác tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh để tăng trưởng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và tổ chức ôn luyện bồi dưỡng và tham gia các hội thi nói riêng. - Nhà trường cần tổ chức các hội thi thường xuyên ít nhất 1 năm 1 hội thi và tham gia hội thi các cấp nhằm tuyên truyền đến phụ huynh, cộng đồng về công tác chăm sóc giáo dục trẻ đồng thời ghi nhận, biểu dương những tập thể cá nhân có thành tích cao. - Nhà trường, các tổ chức đoàn thể cần tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với các giáo viên, học sinh trong quá trình ôn luyện , tháo gỡ kịp thời những khó khăn mà họ gặp phải; động viên khen thưởng kịp thời.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1801 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 75 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 59 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
21 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 33 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn