Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một" với mong muốn đưa ra cách tổ chức, phương pháp giảng dạy giúp trẻ chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một ở trường mầm non thêm phong phú và hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một
- PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chon đề tài. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói ấy ngay từ khi mới ra đời đã ứng ngay vào ngành giáo dục chúng ta. Đúng như thế,tất cả chúng ta ai cũng phải trải qua một tuổi thơ yêu dấu, những ngày tháng khôngthể nào quên trong cuộc đời. Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm đến các em, đến thếhệ tương lai của nước nhà, Bác nói: “Một năm bắt đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Vì thế việc chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của gia đình và toànxã hội, đặc biệt là vai trò chăm sóc, tổ chức, hướng dẫn của cô giáo mầm non. Bởitrường mầm non là trường học đầu tiên của trẻ, nơi đó là phôi thai nuôi trẻ lớn lêntrên con đường học vấn. Có thể nói: Trường mầm non là bậc thang đầu tiên, là nềnmóng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời trẻ, vì thế việc đến trường tiểu học được coi là một bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc đời, là một bước chuyển biến mang tính nhảy vọt. Vì thế trẻ có sự biến đổi giữa lớp mầm non và một hoạt động mới, một vị trí xã hội mới với những mối quan hệ mới của một người học sinh thực thụ. Vì vậy vào lớpmột là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đang từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng như tinh thần, trẻ phải chuyển qua một môi trường đòi hỏi trẻ phải "làm việc" một cách thực sự, phải tập trung chú ý trong cả một tiết học dài đó là một việc không hề đơn giản với trẻ. Chính vì thế, việc chuẩn bị cho trẻ 5 - 6 tuổi vào lớp một là quá trình lâu dài đòi hỏi người giáo viên, phụ huynh cần có sự chuẩn bị tốt để trẻ bước vào lớp học phổ thông thật hào hứng và vui thích. Vì thế việc chuẩn bị chu đáo và toàn diện cả về sức khỏe, trí tuệ và tình cảm đạo đức cũng như một tâm thế vững vàng sẽ giúp trẻ tự tin dễ dàng thích ứng với môi trường phổ thông đầy mới mẻ. Đây là tiền đề cần thiết, quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại, sự tự tin hay lo sợ ở trẻ, nếu chưa được chuẩn bị đầy đủ dễ dẫn trẻ đến nguy cơ thất bại, chán học, sợ đi học. Ngược lại, nếu trẻ được chuẩn bị
- 2 các điều kiện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và tâm thế, trẻ sẽ dễ dàng thích ứng với những điều kiện mới của môi trường học tập ở trường phổ thông. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn “ Một sốbiện pháp nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một” để đúc rút những việc làm có hiệu quả của bản thân trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu. Tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn đưa ra cách tổ chức, phương pháp giảng dạy giúp trẻ chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớpmộtở trường mầm non thêm phong phú và hiệu quả. 3. Đối tượng nghiên cứu. Biện pháp nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. Tại lớp 5 tuổi A2 trường mầm non Phú Cường. Số trẻ: 28 trẻ. 5. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp quan sát dùng lời nói, làm mẫu. Phương pháp thực hành. Phương pháp kiểm tra, đánh giá. Phương pháp động viên, khuyến khích. Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023.Tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A2 trường mầm non Phú Cường.
- 3 PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận của vấn đề. 1.1.Cơ sở lý luận. Tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, là nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời mỗi đứa trẻ, nhiều nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết và vai trò của trường mầm non trong việc phát triển cũng như chuẩn bị tâm lý, tâm thế cho trẻ sẵn sàng vào lớp một. Có thể nói đi học lớp một là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ vì trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang hoạt động học tập ở trường tiểu học, học là hoạt động chính và bắt buộc, học phải tạo ra sản phẩm (hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm bài tập, trả lời câu hỏi theo tiến độ của cả lớp). Vì vậy biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ mẫu giáo bước vào lớp một giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và thích được đi học là một việc làm vô cùng cần thiết. Đây cũng là việc rất quan trọng đối với trẻ mầm non vì lớp một được xem là nền tảng giáo dục đầu tiên cho chặng đường cắp sách đến trường của các bé sau này. Bởi lẽ, cha mẹ nào cũng muốn con mình có một khởi đầu thật suôn sẻ. Khi đó, các bé lại phải đối mặt với rất nhiều sự khác biệt khi thay đổi môi trường học từ mẫu giáo lên tiểu học khiến trẻ hoang mang, bối rối thậm chí sợ đi học. Bên cạnh đó, trẻ sẽ bắt đầu bước vào các hoạt động học tập chính thức của đời mình. Đây là thử thách rất lớn cho trẻ và cả bố mẹ, cho nên cha mẹ phải chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một để trẻ có được hành trang tốt nhất cho mình. 1.2.Cơ sở thực tiễn. Trong mỗi giai đoạn phát triển trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng, việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là một sự chuyển biến mang tính nhảy vọt có sự biến đổi cả về chất và lượng. Sự phát triển ở một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo. Nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn này cũng chính là sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng dễ dàng thích nghi được vào bước ngoặc này là một sự kiện quan trọng khiến các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục cần phải quan tâm. Một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặc khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để
- 4 thích nghi với cuộc sống ở trường phổ thông với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. Rất nhiều phụ huynh lo lắng là thế nào để cháu vào lớp một học được vì cháu còn khờ và chưa biết gì cả. Nhìn kết quả hiện tại của trẻ nhiều phụ huynh và bản thân tôi cũng luôn trăn trở: Làm thế nào để trang bị cho tất cả các cháu một tâm thế vững vàng khi bước vào lớp một. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên ngay từ đầu năm học tôi đã tìm ra một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 2.1. Thuận lợi . Luôn được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường và sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục.Lớp tôi hai cô giáo ở lớp trình độ trên chuẩn, yêu nghề, yêu trẻ tâm huyết với nghề. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình, yêu nghề, mếm trẻ, ham học hỏi, để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm chắc những kiến thức, phương pháp và cách tổ chức các hoạt dộng chăm sóc và giáo dục trẻ, đồng thời yêu thích tìm tòi, khám phá những cái mới vừa hiệu quả vừa thiết thực trong công việc giảng dạy, tạo niềm tin và hứng thú cho trẻ. Trẻ được học qua các lớp dưới nên phần đa cũng đã nhận biết chữ cái và chữ số. Bản thân là một giáo viên dạy lớp 5 tuổi tôi đã học hỏi từ bạn bè và đông nghiệp, được dự chuyên đề, tham khảo tài liệu chuyên đề, nên cũng có ít kinh nghiệm thực tế. 2.2. Khó khăn Lớp tôi dạy có nhiều cháu bị suy dinh dưỡng nên mặt thể lực cháu gặp nhiều khó khăn việc đến trường với tự lập chủ yếu . Nhận thức trẻ không đồng đều, nhiều trẻ ở lớp nhút nhát rụt rè, chưa mạnh dạn giao tiếp. Phụ huynh đa số mong trẻ viết được, đọc để phụ huynh an tâm nghĩ đọc được, viết tốt vào lớp học tốt . Một số gia đình còn chưa quan tâm đến bậc học mầm non không quan trọng nên cháu nghỉhọc tùy tiện không xin phép giáo viên.
- 5 2.3. Khảo sát thực trạng. Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một giúp trẻ có kiến thức phổ thông để vào lớp một không chỉ yêu cầu trẻ nhận biết thành thạo 29 chữ cái, đếm thành thạo trong phạm vi 10 mà quan trọng hơn cả là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một, cần hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. (Minh chứng1:Bảng khảo sát thực tếđầu năm học trước khi thực hiện đềtài) Từ kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng như trên, là một giáo viên mầm non biết được nội dung và yêu cầu học tập của học sinh ngày càng cao và căng thẳng hơn . Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một là vô cùng quan trọng, tạo cho trẻ một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp một một cách tự tin và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã rút ra một số biện pháp để áp dụng vào thực tế lớp đang giảng dạy nhằm giúp trẻ có một tâm thế để bước vào lớp một một cách hoàn thiện nhất. 3.Những biện pháp thực hiện. 3.1. Biện pháp 1:Chuẩn bị tốt về mặt tinh thần. 3.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt về mặt thể lực cho trẻ. 3.3. Biện pháp 3:Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ: 3.4.Biện pháp 4: Thực hiện tốt các mục tiêu trong bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi: 3.5. Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh 4. Biện pháp thực hiện ( Biện pháp thực hiện từng phần). 4.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt về mặt tinh thần. Được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần đối với trẻ cũng rất quan trọng. Trẻ có một tinh thần tốt, luôn luôn vui vẻ, thích thú trong mọi công việc luôn mong mỏi mình sẽ được đi học lớp một đó là một điều rất tốt. Vì vậy, tôi luôn động viên, khích lệ trẻ ngoan, biết vâng lời người lớn, hoàn thành các nhiệm vụ được người lớn giao cho. Ví dụ: Nếu các con học giỏi, ngoan biết vâng lời người lớn thì sẽ được cắm cờ và nhận được bé ngoan, cuối năm con được giấy khen và được lên lớp một.
- 6 ( Minh chứng 2 : Hình ảnh trẻ cắm cờ và nhận bé ngoan). Tôi thường kể cho trẻ nghe những mẩu chuyện vui khi trẻ được đi học lớp một, hoặc những trò chơi, những môn học mà trẻ phải lên lớp một mới được làm quen. Vì thế, trẻ lớp tôi phụ trách luôn có ao ước được đi học lớp một. Mỗi ngày tôi động viên, khuyến khích trẻ, thì tâm lý của trẻ sẽ thoải mái, tự tin và sẽ không cảm thấy lạc long khi đi học lớp một. Kết luận:Thông qua động viên, khích lệ trẻ, chuẩn bị cho trẻ tâm thế, tạo động lực để nêu các đức tính tốt cho trẻ: Rèn luyện tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự lập, ý thức đoàn kết, nhường nhịn giúp đỡ bạn bè..Những đức tính này rất cần thiết cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, song đặc biệt quan trọng với trẻ khi trẻ đi học lớp một. Chuẩn bị cho trẻ tốt về mặt tinh thần sẽ cho trẻ có tâm lý thoải mái, tự tin, sẵn sàng bước vào lớp một không lo sợ, rụt rè, thiếu tự tin. 4.2. Biện pháp 2:Chuẩn bị tốt về mặt thể lực cho trẻ. Giáo dục thể lực cho trẻ mầm non là hoạt động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe của trẻ, giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động, đồng thời giúp trẻ có một sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không chỉ đơn giản là phát triển chiều cao, trọng lượng cơ thể, mà điều chủ yếu là sự bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, là rèn luyện cho các giác quan của trẻ em trở nên tinh nhạy hơn. Trẻ có thể lực tốt, khoẻ mạnh tăng cân đều, da dẻ hồng hào, tất cả các yếu tố này giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi đạt kết quả tốt nhất. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã kết hợp với nhà trường và y tế cân đo và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ để xác định tình hình sức khỏe của trẻ, đồng thời dựa trên kết quả khám biết tình hình bệnh tật của từng trẻ. Tôi thực hiện gióng biểu đồ cân nặng, chiều cao của từng trẻ, để có được sự đánh giá đúng nhắt về thể trạng của trẻ, từ đó đưa ra kế hoạch phát triển thể lực của cho mỗi trẻ một cách đầy đủ và chi tiết. ( Minh chứng 3 : Hình ảnh trẻ được khám sức khỏe tại lớp) Sau khi cân đo sức khỏe cho trẻ, tôi tiến hành phân loại sức khoẻ và phân loại theo bệnh tật với từng trẻ. Tôi theo dõi, ghi kết quả lên bảng sức khoẻ để phụ huynh tiện theo dõi. Sau đó trao đổi cụ thể với phụ huynh của những trẻ có tình trạng sức khoẻ yếu, thể trạng nhỏ, bị bệnh về hô hấp, về răng miệng, ăn chậm… để phối hợp với gia đình cải thiện tình hình sức khoẻ cho trẻ bằng nhiều hình thức như: Xây dựng
- 7 các bài tập vận động riêng đối với thể trạng từng trẻ, trẻ gầy gò, ốm yếu sẽ có bài tập tăng thể lực kết hợp với thực đơn được thay đổi thường xuyên; Trẻ béo phì sẽ tập những bài tập để trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, kết hợp với thực đơn nhiều chất sơ để tăng cường tiêu hóa và tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó còn có rất nhiều những cháu yếu, lười ăn, ăn chậm, lười nhai tôi thường luôn chú ý, quan tâm, nhắc nhở trẻ thường xuyên trong bữa ăn, động viên để trẻ ăn hết xuất. Song song với việc quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ, tôi chú ý đến giấc ngủ. Luôn đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ giấc, ngủ sâu. Chú ý cho trẻ cả lớp đều được ngủ ngon giấc. Với một số cháu khó ngủ tôi trao đổi với gia đình để kết hợp nhắc nhở động viên trẻ kịp thời. Cùng phụ huynh nhắc trẻ buổi tối đi ngủ sớm, để sáng mai đến lớp đúng giờ. Đảm bảo phòng ngủ ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè và bên cạnh đó phòng ngủ phải luôn yên tĩnh để trẻ có một giấc ngủ tốt. ( Minh chứng 4:Hình ảnh trẻ ngủ) Ngoài làm tốt công việc cho trẻ ăn, trẻ ngủ còn phải cho trẻ được vận động hợp lý. Tổ chức cho trẻ thực hiện các nội dung phát triển vận động: Phát triển các nhóm cơ: Hô hấp, tay, chân, lưng, bụng (qua các giờ thể dục); Phát triển các vận động thô: Đi, chạy, nhảy, đithăng bằng… Trẻ thực hiện các vận động theo nhạc, nhịp điệu và hiệu lệnh bằng lời với các dụng cụ như bóng, dây, gậy, cờ, vòng; Phát triển vận động tinh: Vận động khéo léo của các ngón tay, phối hợp vận động với mắt- tay và kỹ năng sử dụng các đồ dùng dụng cụ (kéo, bút, đồ chơi).Tổ chức tốt các trò chơi vận động để phát triển tính nhanh nhẹn, linh hoạt cho trẻ. Ví dụ: Trò chơi “Mèo và chim sẻ”, “Chim sẻ và ô tô”, “Đuổi bắt”, “ Mèo đuổi chuột”… ( Minh chứng 5: Hình ảnh trẻ chơi trò chơi) Kết luận : Làm được tất cả những điều này, góp phần chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt thể lực: Trẻ được vận động hợp lý, ăn, ngủ tốt sẽ có một thể lực tốt, trẻ khoẻ mạnh da dẻ hồng hào, tăng cân đều, vận động lâu mỏi, ít ốm đau, hạn chế được các bệnh truyền nhiễm và đặc biệt quan trọng là trẻ sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động mà cô giáo tổ chức qua đó là tiền đề, cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Tỉ lệ chuyên cần của lớp cũng được cải thiện đạt 99%. 4.3. Biện pháp 3:Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ Như chúng ta đều biết, để làm tiền đề cho trẻ mẫu giáo lớn bước vào lớp một một cách tốt nhất không thể không chuẩn bị tốt cho trẻ về tri thức. Bởi tri thức là vô
- 8 cùng quan trọng và cần thiết cho trẻ. Trẻ có một trí tuệ tốt, trẻ thông minh nhanh trí, nắm bắt được những kiến thức do cô giáo truyền đạt ở lứa tuổi mẫu giáo sẽ rất thuận lợi cho trẻ bước vào lớp 1. Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ta phải đáp ứng được nhu cầu nhận thức của trẻ ở lứa tuổi này. Điều này được thực hiện thông qua các hoạt động học và hoạt động chơi ở trẻ. Dạy trẻ biết tập trung chú ý trong giờ học: + Để giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập tốt, tôi ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng để trẻ thích thú tập trung chú ý vào những vấn đề cần nhận thức. Trong các hoạt động hàng ngày, tôi luôn tạo điều kiện giúp trẻ chú ý từ không chủ định sang chú ý có chủ định. Ví dụ :Giờ kể chuyện, sau khi nghe cô kể, tôi giao nhiệm vụ cho các cháu phải nhớ tên câu chuyện, tên nhân vật, nội dung câu chuyện và phải kể lại được câu chuyện cho các bạn nghe. Ví dụ : Như trong câu chuyện “ Hai anh em”Câu nói về một gia đình có 2 anh em. Hai anh em lên đường đi kiếm việc làm. Ngưới anh chăm chỉ giúp đỡ mọi người nên đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cón người em lười nhác không chịu giúp đỡ ai nên suýt nữa đã bị chết đói. Sau đó nghe lời chỉ bảo của anh nên người em đã có cuộc sống tốt đẹp. “Ba cô gái” trẻ nhớ nhận vật trong truyện có 3 cô gái , sóc, bà mẹ, trong câu truyện nói về sự hi sinh vất vả của các bậc cha mẹ và sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Nếu hai cô chị vì không nhớ đến công lao to lớn của mẹ phải bị biến thành những con côn trùng thì cô ba với lòng hiếu thảo vô bờ bến đã được rất nhiều người yêu quý. + Hơn nữa, như chúng ta đã biết hoạt động học tập ở trường Tiểu học diễn ra trong thời gian khá dài. Vì vậy tôi luôn cho trẻ biết duy trì sự tập trung chú ý của mình trong một thời gian cần thiết trong các hoạt động. Tạo tâm thế như trường tiểu học ngồi theo bên tiểu học. Bên cạnh đó tôi cũng tập cho trẻ hoàn thành dứt điểm công việc trong một thời gian nhất định: chơi trong bao lâu, thực hiện công việc đó trong bao lâu thì kết thúc,…điều này rất cần thiết cho trẻ khi lên lớp một, nó giúp cho trẻ hoàn thành công việc của người học sinh khi lên lớp một. ( Minh chứng 6:Hình ảnh trẻ ngồi họctheo bện tiểu học.) - Phát triển hoạt động nhận cảm: Để giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, tạo tiền đề cần thiết cho việc học tập của trẻ sau này, tôi rèn cho trẻ biết quan sát thế
- 9 giới xung quanh . Qua đó giúp trẻ nhận biết những thuộc tính cơ bản, đặc trưng của đối tượng, phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Ví dụ : Chú Thỏ thì tai dài, mắt hồng; chú Hươu cao cổ thì có cái cổ cao thật là cao và da thật đặc biệt.... Phát triển khả năng tư duy cho trẻ: Ở mẫu giáo bé thì tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế nhưng ở mẫu giáo lớn thì tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế. Vì vậy để phát triển tư duy hình tượng cho trẻ tôi luôn chú ý cung cấp cho trẻ các biểu tượng đa dạng, dồi dào về thế giới xung quanh giúp trẻ hệ thống hóa, chính xác hóa những biểu tượng đó. Ví dụ: Ở mẫu giáo bé trẻ nhận biết xe ô tô qua hình dạng nhưng ở lớp 5 tuổi khi nói ô tô thì trẻ sẽ hình dung trong đầu rằng đó là cái gì? Dùng để làm gì?.... Ví dụ: Trong giờ tạo hình xé dán ô tô trẻ hình ô tô mẫu trẻ có thể nói thân ô tô làm bằng hình chữ nhật, đầu ô tô làm bằng hình vuông, bánh ô tô làm bằng hình tròn...... Phát triển kỹ năng hoạt động trí óc đơn giản cho trẻ như so sánh sự giống nhau hay khác nhau của hai hay nhiều sự vật, hiện tượng; đối chiếu về kích thước; hỏi và thử trả lời; đếm số lượng, phân chia, tạo nhóm,..... - Định hướng vào môi trường xung quanh Khả năng định hướng về không gian và thời gian là một biểu hiện của sự phát triển trí tuệ. Nó không chỉ giúp trẻ thích ứng với môi trường sống mà còn là điều kiện giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức ở phổ thông. + Địnhhướngtrongkhônggian: Cuối tuổi mẫu giáo phần lớn trẻ đã định hướng được trên- dưới, trước- sau, trái - phải nhưng lớp tôi vẫn còn nhiều trẻ nhầm lẫn, chưa phân biệt bên trái, phải. Vì vậy trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, học tập tôi thường xuyên rèn luyện cho trẻ tập sử dụng tay trái, tay phải để giải quyết nhiệm vụ chơi, học tập. Vì nếu trẻ không phân biệt được vị trí trong không gian thì sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp thu kiến thức ở các môn học. Ví dụ: những chữ cái p, q, d, b chỉ khác nhau về vị trí các nét, các chữ cái trong không gian. Nếu trẻ nào xác định vị trí trong không gian tốt sẽ đọc, viết dễ dàng mà không bị nhầm lẫn. Tôi còn luôn sử dụng khẩu hình để trẻ pháp âm rõ ràng hơn. Ví dụ: Khẩu hình chữ h,k,ê,đ
- 10 ( Minh chứng7 : Hình ảnh khẩu hình các chữ cái) Tôi còn sử dụng các bài thơ câu đố, bài vè... để gây hứng thú cho trẻ . Ví dụ: Bài thơ nói về chữ o, ô, ơ: O tròn như quả trứng gà Ô thì đội mủ Ơ thì mang râu. Câu đố chữ a: Thân em không đứng một mình Móc dù sát cạnh thắm tình chị em Đố biết chữ gì ? Hãy tìm cho cô từ nào có chứa chữ a! - Câu đố chữ ă: Em là bạn của chữ a Đội thêm cái rá trông ra dáng mình Đố biết chữ gì? Chữ nào có chứa chữ ă ?….............. Ngoài ra, những bài đồng dao, bài vè dễ nhớ, dễ đọc cũng gây được sự hứng thú cho trẻ như bài “Rềnh rềnh ràng ràng” “Nu na nu nống” hay một số bài thơ tôi tự sáng tác để chuyển đội hình,… Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, tổ chức trò chơi, tiết học tôi luôn đặt ra nhiệm vụ mà trẻ phải dựa vào một vật chuẩn nào đó để giải quyết nhiệm vụ, đồng thời tăng dần độ khó, phức tạp để phát triển khả năng định hướng trong không gian của trẻ. Ví dụ: phái trên bên phải cái tủ có gì? Phía dưới bên trái cái bảng có gì,… *Định hướng về thời gian: + Dạy trẻ biết các thời điểm trong ngày: sáng - chiều- tối -đêm. Ví dụ : buổi sáng mặt trời mọc, mọi người chuẩn bị đi làm các con ngủ dạy ăn sáng và dược bố mẹ đưa đi lớp , buổi trưa các con được ăn cơm rồi đi ngủ, buổi tối là trời đã tối.............. + Dạy trẻ biết các ngày trong tuần: Trẻ biết được một tuần có 7 ngày, bắt đầu là thứ hai và cuối cùng là chủ nhật. Cuối tuần mọi người được nghỉ ngơi, giải trí. + Dạy trẻ biết đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm dựa vào đặc điểm thời tiết. Ở miền Bắc có 4 mùa : xuân, hạ, thu, đông. Ở miền Nam có mùa khô và mùa mưa. + Cung cấp cho trẻ một số ngày đặc biệt trong năm: Tết nguyên đán, Tết trung thu, ngày Quốc tế Thiếu nhi, ngày khai giảng, ngày sinh nhật Bác,… Vi dụ: các cô tổ chức làm mâm ngũ quả vào ngày trung thu, làm bánh trung khi sắp tết cho trẻ trải nghiệm và nhớ lâu............
- 11 ( Minh chứng 7: Hình ảnh trẻ làm bánh trưng tại sân trường) + Dạy trẻ một số hiểu biết về môi trường gần gũi xung quanh như nắng, mưa, nóng, lạnh, thứ bậc trong gia đình,.... Thông qua hoạt động LQCC, tôi rèn cho trẻ cách phát âm chuẩn xác 29 chữ cái. Hoạt động này tương đối khô khan so với các hoạt động khác, để giúp trẻ hứng thú, khắc sâu những kiến thức tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin soạn những bài giảng điện tử sinh động và các trò chơi giúp trẻ vừa “ học bằng chơi, chơi mà học” giúp trẻ học một cách nhẹ nhàng mà say mê. Ví dụ:Trò chơi “ Xếp chữ” Chuẩn bị: đất nặn, hột hạt ( hạt ngô, hạt đỗ đên, đỗ nành) Cách chơi: trẻ ngồi ở các góc tạo hình góc chữ gái nận và xếp thành các chữ cái đã học. ( Minh chứng 8: Hình ảnh trẻ chơi trò chơi chữ cái) Ví dụ: Ở chủ đề Những con vật bé yêu, tiết làm quen với chữ: i,t,c thay vì chỉ đơn giản gắn tranh có chứa từ: con khỉ, con tôm, cá chép … thì tôi tìm những hình ảnh động trong máy vi tính như: khỉ con đang trèo cây hái quả; đàn tôm bơi lội, đàn cá chép bơi trong ao … Sau đó cho trẻ gọi tên các con vật và trẻ trả lời chúng đang làm gì? Rồi mới cho các con chữ chạy lên, trẻ được quan sát trên máy sẽ làm trẻ thích thú và dẫn đến việc trẻ tập trung cao hơn, tiếp theo cô khéo léo đặt những câu hỏi và dẫn đưa trẻ vào bài cách say mê, nhẹ nhàng. ( Minh chứng : Hình ảnh trẻ học chữ cái qua các từ) Thông qua hoạt động LQVH tôi chú trọng cung cấp từ mới, từ khó ở các bài thơ, câu chuyện để giúp trẻ hiểu sâu nội dung. Tôi chú trọng việc cho trẻ kể lại chuyện, đọc thơ cá nhân, kể chuyện sáng tạo theo chủ đề, đóng kịch. Qua đó giúp trẻ thể hiện lời nói, cử chỉ của nhân vật, nhớ lại câu chuyện, bài thơ từ đó giúp mở rộng vốn từ cho trẻ, cách sử dụng câu, trình bày ý kiến của mình bằng ngôn ngữ, học cách thể hiện văn hóa khi nói, giúp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Ví dụ: Trẻ đóng vai ông già, bà già… cùng nhau nhổ củ cải , qua đó giúp trẻ thể hiện lời nói, cử chỉ của từng nhân vật, giúp trẻ nhớ lại chuyện.
- 12 Ngoài ra lớp tôi cũng còn một số trẻ hay nói đớt, nói ngọng. Vì vậy tôi luôn chú ý nghe trẻ nói để phát hiện và sửa sai kịp thời, uốn nắn cho những trẻ nói ngọng, nói đớt, nói tiếng địa phương. Ví dụ : Cháu- chéo, âm l-n, ch- tr,…cách làm như vậy, tôi thấy trẻ lớp tôi phát âm chuẩn, tốt hơn, vốn từ tăng lên, cơ cấu ngữ pháp và ngôn ngữ mạch lạc tăng lên rõ rệt. Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.. Việc tạo môi trường trong lớp rất quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo để kích thích sự hứng thú , tập trung chú ý của trẻ. Môi trường chữ viết: Trang trí môi trường chữ viết trong lớp phong phú để trẻ được “ tắm mình trong chữ viết” và giúp trẻ làm quen với việc đọc, viết một cách tự nhiên. Các góc chơi ở trong lớp tôi cắt các chữ cái in thường, viết thường, in hoa để trẻ được đọc, được làm quen mọi lúc mọi nơi. Đó là những góc chơi ở trong lớp như góc sách, góc thư viện,…Ở từng chủ đề tôi trang trí tranh ảnh về chủ đề trẻ đang học, dưới tranh ảnh có các chữ viết to để trẻ có thể đọc và hiểu mình đang học ở chủ đề gì. Tôi trang bị sách tập tô, giấy, vở để trẻ tự do viết theo ý thích. Cứ mỗi ngày một ít trẻ dần dần biết các chữ cái, các từ. ( Minh chứng 10: Hình ảnh góc chữ cái, tủ đựng đồ cốc, ghế của trẻ.) Ở góc chơi như góc phân vai, trẻ chơi trò chơi bán hàng, bác sĩ… tôi cho trẻ dùng viết ghi tên mặt hàng, hay tên bệnh nhân, tên thuốc .. . nét chữ của trẻ còn nguyệch ngoạc nhưng qua đó giúp trẻ ghi nhớ, tưởng tượng lại kí hiệu của chữ. Từ đó giúp trẻ nhận dạng được một cách chính xác chữ cái, nhận được chữ cái trong tập hợp các chữ cái tạo ra trong từ, câu. Cho trẻ phát âm chữ cái đó, hoặc điền chữ cái còn thiếu trong tên của mình hoặc cho trẻ tìm tên bạn trong lớp có chữ cái đầu là chữ : a, d, t…Qua đó tôi thấy trẻ nhận biết chữ cái nhanh hơn, có thể học chữ cái mọi lúc mọi nơi. ( Minh chứng 11: Hình ảnh góc bác sĩ, bán hàng) Cùng với việc tạo môi trường LQCC, tôi chú ý xây dựng môi trường cho trẻ LQVT xung quanh lớp học. Góc “ bé vui học toán” tôi trang trí góc mở cho trẻ hoạt động. Học đến chủ đề nào, tôi cho trẻ vẽ, cắt, xé dán các hình ảnh, con số phù hợp và gắn số tương ứng. Qua đó trẻ được rèn kỹ năng thêm , bớt, phân chia ngay tại góc chơi , giúp trẻ khắc sâu các kiến thức toán học. Ngoài ra tôi cũng chú ý đến việc thu hút trẻ làm đồ dùng sáng tạo cùng cô để phục vụ cho tiết học. Qua đó tôi
- 13 thấy trẻ có một số kiến thức toán học cơ bản và chủ động, tích cực tham gia các hoạt động cùng cô để tạo ra sản phẩm học tập. ( Minh chứng 12:Hình ảnh góc toán) 4.4. Biện pháp 4: Thực hiện tốt các chỉ số trong bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi Như chúng ta đã biết: Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em 5 tuổi vào lớp 1. Vào đầu năm học tôi căn cử 107 mục tiêu trong bộ chuẩn để xác định mục tiêu giáo dục năm học. Từ mục tiêu năm, tôi phân bổ vào mục tiêu chủ đề, tuần cho phù hợp. Có những mục tiêu tôi lấy làm đề tài của bài dạy, có những mục tiêu nhắc nhở, hướng dẫn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để giáo dục trẻ. Các mục tiêu được nhắc đến trong 9 chủ đề và thực hiện có hiệu quả từng Mục tiêu nếu mục tiêu nào trẻ thực hiện còn thấp so với yêu cầu tôi đưa vào chủ đề tiếp theo để giúp trẻ thực hiện tốt. Tôi quyết tâm tổ chức thực hiện hết 107 mục tiêu và có sự nhắc nhở thường xuyên, động viên khuyến khích kịp thời của cô hiệu phó chuyên môn. Vào đầu năm họp phụ huynh tôi đã thông qua cho phụ huynh rõ mục đích của bộ chuẩn đối với trẻ 5 tuổi và bộ chuẩn gồm 5 lĩnh vực và 107 mục tiêu cho mỗi phụ huynh nghiên cứu để cùng với giáo viên thực hiện bộ chuẩn đạt hiệu quả hơn. ( Minh chứng 12:Hình ảnh các mục tiêu trên phần mềm) Kết quả: Qua việc thực hiện đầy đủ các mục tiêu trong bộ chuẩn và thực hiện có hiệu quả thì tô đã chuẩn bị đầy đủ cho trẻ cả 5 lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội giúp trẻ có tâm thế rất vững chắc bước vào lớp một cách vững vàng và đầy tự tin. 4.5. Biện pháp 5:Phối hợp chặt chẽ với gia đình Cha mẹ có con lên lớp 5 tuổi rất nôn nóng về việc học chữ, viết bài, làm toán của con em mình. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng hiểu và cung cấp cho con kiến thức phù hợp với độ tuổi. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là phải tuyên truyền cho phụ huynh hiểu rõ những gì cần nhất cho trẻ ở giai đoạn này và cần chuẩn bị những gì. Vào đầu năm học, trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi đã phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức trao đổi, sinh hoạt chân tình về các hình thức tổ
- 14 chức giáo dục theo chương trình đổi mới hiện nay. Tôi đã đưa ra các ví dụ minh họa của các hoạt động từng môn học để phụ huynh an tâm. Ví dụ: Môn LQCC: Không phải giáo viên dạy trẻ học thuộc chữ cái , viết chữ cái đó mà giáo viên dạy trẻ thông qua hình thức “học mà chơi, chơi bằng học” giúp trẻ nhận biết, phân tích chữ cái, nhận biết và phát âm chữ cái trong từ, trong tiếng,… - Tôi đã thông báo cho phụ huynh về tình hình trường lớp, đặc điểm, đặc trưng của lớp 5 tuổi A2 chỉ cần giúp các con chuẩn bị tập trung những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhất để lên lớp một. +Chuẩn bị về thể lực + Chuẩn bị về trí tuệ + Chuẩn bị về ngôn ngữ + Chuẩn bị về mặt tình cảm- xã hội + Chuẩn bị về mặt thẩm mỹ + Chuẩn bị các kỹ năng cho hoạt động học tập,… Tôi đã giới thiệu với phụ huynh về bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn, thống nhất phối hợp cùng với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tôi đã phổ biến các chủ trương, chỉ đạo của ngành về việc không được cho trẻ viết vở ô li, học trước chương trình lớp một. Giải thích cặn kẽ tác hại của việc cho con học trước chương trình lớp một ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ.Và tôi cũng xây dựng góc tuyên truyền ở lớp để thông báo kịp thời tình hình sức khoẻ của trẻ, chương trình dạy trẻ trong tháng và trưng bày sản phẩm phản ánh kết quả hoạt động của trẻ; Thông qua nhóm zalo của lớp. Kết luận: Qua cách làm như vậy, tôi thấy phụ huynh rất thoải mái tư tưởng và không còn lo lắng cho con học trước chương trình lớp một. Phụ huynh đã hiểu để chuẩn bị cho con vào lớp một là phải làm gì và kết hợp với cô giáo như thế nào giúp cho trẻ học tập, sinh hoạt một cách tích cực nhất, góp phần giáo dục trẻ một cách toàn diện. 5. Kết quả đạt được Từ việc áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị thế cho trẻ vào lớp một” tại lớp A2, tôi đã thu được kết quả sau: * Giáo viên: Tôi yên tâm tập trung vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, không còn phụ huynh hỏi bao giờ cháu biết đọc, biết viết, tạo điều kiện cho tôi tập trung vào
- 15 công tác chuyên môn . Tôi luôn soạn được nhiều giáo án hay, được Ban giám hiệu đánh giá cao , tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Sử dụng nhiều biện pháp, nhiều thủ thuật sư phạm để thu hút trẻ vào hoạt động nhẹ nhàng hơn, kích thích được óc sáng tạo, nhanh nhẹn và hoạt bát ở trẻ. * Về phía trẻ: Trẻ khỏe mạnh, mạnh dạn, tự tin, có ý thức tham gia các hoạt động của lớp, của trường, có những kiến thức và kỹ năng cơ bản cho việc học tập. Có ý thức tự phục vụ bản thân, tự làm một số việc vừa sức. Chấp hành tốt nội quy và quy định của lớp. + Vốn từ phong phú, diễn đạt mạch lạc. Ngồi học đúng tư thế, biết cách cầm bút, nắm chắc 29 chữ cái và phát âm chuẩn 29 chữ cái. + Trẻ thích đi học và có những kỹ năng sống cần thiết. * Về phía phụ huynh: Nhận thức được ý nghĩa của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một là một vấn đề cấp bách và cần thiết. Phụ huynh hiểu rõ và không còn nôn nóng cho con đi học trước chương trình lớp một . Phụ huynh rất tin tưởng và phối hợp cùng giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên lớp tôi vẫn còn một số ít cháu rụt rè chưa thật sự mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động ở lớp. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện đề tài này cho đến cuối năm học với mục đích giúp trẻ lớp tôi mạnh dạn , tự tin, có một tâm thế vững vàng nhất để bước vào lớp một. (Minh chứng 14: Bảng kết quả đánh giá trên trẻ cuối năm sau khi thực hiện đề tài). 6. Bài học kinh nghiệm Qua nămliêntụcdạylớpmẫugiáo 5 tuổi, tôinhậnthấychuẩnbịchotrẻvàolớpmộtcó ý nghĩavôcùngquantrọng, gópphầnnângcaochấtlượnggiáodục, thựchiệnđượcmụcđíchcủabộchuẩnpháttriểntrẻem 5 tuổi, gópphầnđẩymạnhvàhoànthànhcôngtácphổcậpmầm non chotrẻem 5 tuổicủađơnvị. Đểchuẩnbịtốtchotrẻ 5 tuổivàolớpmộttheotôigiáoviêncầnsửdụngmộtsốbiệnphápsau: - Khảosátthựctếkiếnthức, kỹnăngđầuvàocủalớpđểcóhướngchuẩnbịchophùhợp. - Thựchiệntốtcôngtáctuyêntruyềnvớicácbậcphụhuynhđểphụhuynhhiểuchuẩnbịchotrẻ vàolớpmộtlàchuẩnbịnhữnggìchứkhôngphảiviếtbài, làmtoánnhưtrướcđây. - Tạotâmthếthậttốtchotrẻđểtrẻcóthểlĩnhhộicácmặtpháttriểnmộtcáchtoàndiệnnhất.
- 16 - Tạomôitrườngchữviết, môitrườngtoánhọcgiúptrẻlàmquendầnvớicác con số, chữcái, chữviết. - Cho trẻlàmquentrướcmôitrườnglớpmộtđểkhỏibỡngỡtrướckhivàotrường. * Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một đạt hiệu quả cao tôi xin có kiến nghị: Khuyến khích giáo viên nghiên cứu, tìm tòi, thiết kế những giáo án hay có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy. Nghiêm cấm tuyệt đối việc giáo viên dạy trẻ trước chương trình lớp một. Cần tổ chức các tiết thao giảng, các tiết dạy tốt và mời phụ huynh tham dự để phụ huynh thấy được tầm quan trọng trong việc phối hợp cùng với giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Thiết kế nhiều hoạt động, bài giảng phong phú, sáng tạo, tạo mọi cơ hội để trẻ được tiếp cận với công nghệ thông tin sớm nhất có thể, để trẻ được trải nghiệm, học tập và tích lũy kiến thức bài học đạt kết quả cao nhất. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín và tiềm năng đối với phụ huynh và đối với trẻ. Dạy trẻ bằng tình yêu thương và lòng nhiệt tình. Luôn tìm tòi, đầu tư thời gian nghiên cứu, sưu tầm thêm các ứng dụng, phần mềm phục vụ cho giảng dạy, vận dụng thiết kế nhiều trò chơi, phiếu bài tập, áp dụng trong và ngoài hoạt động học, để kích thích sự tò mò, hứng thú của trẻ.
- 17 PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận. Qua bài nghiên cứu này tôi đã nắm rõ hơn về công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào lớp một đồng thời cũng tìm hiểu được về thực trạng của công tác chuẩn bị ở trường của mình đang công tác. Thông qua việc áp dụng: ‘‘Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một” tôi thấy học sinh lớp tôi đã tiến bộ rất nhiều, trẻ hoạt động sôi nổi, hiểu bài nhanh hơn và ngày càng nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin. Chính vì vậy tôi nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông, thấy được phải làm như thế nào để công tác chuẩn bị được tốt, vừa phù hợp với yêu cầu của ngành đã đề ra, vừa phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một cần chuẩn bị một cách toàn diện, không coi trọng mặt nào, buông lỏng mặt nào. Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một sẽ tạo tiền đề cho việc học tập sau này của trẻ. Việc nghiên cứu và đề ra những giải pháp đảm bảo sự chuyển tiếp khoa học giữa hai cấp học phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính khả thi đối với việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một. Khi chuyển tiếp giữa mầm non và tiểu học phải đảm bảo sự kế thừa, tính khoa học, tính liên tục. Những kiến thức, kỹ năng đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập ở trường tiểu học, giúp trẻ sẵn sàng tâm thế để bước vào lớp một. 2. Khuyến nghị.
- 18 Qua tìm tòi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy nội dungứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ học tạinhà vì dịch là rất phù hợp và cần thiết. Vì vậy tôi có một số khuyến nghị sau: * Đối với giáo viên. Bản thân giáo viên cần phải tích cực tìm tòi học hỏi, nhận thức sâu sắc những nội dung giáo dục và mạnh dạn ứng dụng các biện pháp giúp trẻ tự tin bước vào lớp một. Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn có nội dung về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một. Tổ chức các buổi kiến tập, dự giờ giao lưu giữa các lớp 5 tuổi trong trường để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và thống nhất trong phương pháp giáo dục trẻ. Cần hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ từ đó biết nhu cầu, hứng thú, khả năng của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm và thiết kế các bài dạy, trò chơi, phiếu bài tập phù hợp với trẻ. * Đối với Ban giám hiệu nhà trường. Nhà trường tích cực bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên theo chương trình GDMN, tạo điều kiện bồi dưỡng nhiều hơn cho đội ngũ giáo viên trẻ mới vào nghề để họ có cơ hội được học tập và giao lưu nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu với các trường trong huyện để học hỏi kinh nghiệm của trường bạn. * Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Cung cấp tài liệu cho giáo viên dạy lớp 5 tuổi về các điều kiện chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một. Tạo điều kiện hỗ trợ về đồ dùng, học liệu để giáo viên thuận lợi trong tổ chức hoạt động. Tôi xin cam đoan những nội dung trong sáng kiến kinh nghiệm là do chính bản thân tôi nghiên cứu, không sao chép của mọi người. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
- 19 Tôi xin chân thành cảm ơn ! Phú Cường, ngày 20 tháng 03 năm 2022 Người viết Bùi Thị Tươi Vui PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN TÀI LIỆU 1 Tâmlýgiáodụctrẻem (Lê ThịÁnhTuyết). 2 Tạpchígiáodụcmầm non. 3 Hướngdẫntròchơidângian. 4 Trươngtrìnhtrên YouTube 5 Chươngtrìnhchămsócgiáodụctrẻmẫugiáo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 31 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn