intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” ở trường Mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân mặt mạnh, mặt yếu. Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất và phù hợp để phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” ở trường Mầm non

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong chương trình giáo dục mầm non, lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất là một trong những lĩnh vực giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ là một nội dung trong lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất, nó không chỉ đơn thuần dạy múa hay dạy vận động mà mục đích để phát triển các cơ, bắp, xương, khớp, sự khéo léo, dẻo dai... thông qua các hoạt động thể dục, trò chơi vận động, trò chơi dân gian...là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của trẻ. Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Đồng thời cũng củng cố cho trẻ những kiến thức về sự vật hiện tượng xung quanh. Thông qua hoạt động phát triển vận động còn giúp trẻ phát triển tình cảm, xã hội, vận động sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết của bản thân, phẩm chất đạo đức như tinh thần tập thể, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, tính trung thực, tính khiêm tốn, công bằng... Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động phát triển thể chất, giúp cơ xuơng ngày một săn chắc, việc luyện tập các động tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vận động giữa các cơ với nhau là rất quan trọng. Đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực như: Phát triển thể chất; phát triển nhận thức; phát triển ngôn ngữ; phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ. Đối với trẻ đang trong độ tuổi mẫu giáo, các cơ quan và hệ cơ của cơ thể đang phát triển mạnh và ổn định, khả năng vận động của trẻ tốt hơn. Trẻ có khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định, có kĩ năng, kĩ xảo, phân biệt tốt các hiện tượng xung quanh giúp cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện. Phát triển sức mạnh cho trẻ mầm non là tạo nền tảng ban đầu là cơ sở để phát triển và hoàn thiện thể chất, ở lứa tuổi này đang trong quá trình phát triển thể hình, phát triển các tố chất thể lực, nâng cao sức khỏe cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ nói chung và đối với trẻ 5-6 tuổi là nhiệm vụ cần thiết, vì sức khỏe là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người nhất là đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Là một giáo viên 1
  2. mầm non được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi luôn suy nghĩ xem mình phải làm gì để thực hiện tốt chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ, mang lại những kiến thức, sự mạnh dạn, tự tin đến cho trẻ đó là điều mà tôi luôn băn khoăn trăn trở. Tuy, việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường chúng tôi thường xuyên thực hiện. Nhưng trên thực tế việc cho trẻ tham gia vào hoạt động phát triển vận động còn khô khan, khâu tổ chức thì chưa linh hoạt, việc lồng ghép vào các hoạt động khác chưa thường xuyên, đồ dùng đồ chơi còn đơn điệu, hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, còn cứng nhắc, gò bó, trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động, dẫn đến hiệu quả chưa đạt cao. Chính vì vậy, tôi đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” ở trường Mầm non. Với đề tài này, mục đích là đánh giá thực chất việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.. và tìm ra các giải pháp mới có tính sáng tạo hơn trong việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ, để giúp trẻ ham thích, hào hứng tham gia vào các bài tập vận động, hình thành cho trẻ ý thức thích tham gia vào các hoạt động giáo dục khác trong ngày, nhằm phát triển thể lực, trí tuệ; ngôn ngữ... mhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non nói chung và các cháu mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non . 2. Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” ở trường Mầm non. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: ………………….. Địa chỉ: Trường Mầm non ………………Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Số điện thoại: ………………………………. Email: ………………………………… 4. Chủ đầu tư sáng kiến: ……………………………………………………… Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Mầm non …………………… 2
  3. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đối tượng: Lớp 5 tuổi A1. Trường Mầm Non .......................... huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc Sáng kiến có thể áp dụng trong lĩnh vực: Giáo dục Mầm non trẻ 5 - 6 tuổi Vấn đề cần giải quyết trong sáng kiến: Đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân mặt mạnh, mặt yếu. Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất và phù hợp để phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Sáng kiến được thực hiện áp dụng lần đầu từ tháng 09 năm 2018 . Các biện pháp được áp dụng thực tiễn trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trường mầm non. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: Về nội dung của sáng kiến. 7.1. Cơ sở lý luận 7.1.1. Một số khái niệm cơ bản:   Giáo dục phát triển vận động là một trong nhiệm vụ của giáo dục thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới góc độ sinh lí học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia của hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Vận động ( dù ở mức độ đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển cho trẻ được nghiên cứu, lựa chọn được tổ chức một cách khoa học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Về mặt thể chất, giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe. Các bài tập vận động vừa sức giúp cơ thể trẻ thoải mái, kích thích hoạt động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa... Đặc biệt khi trẻ luyện tập với các yếu tố tự nhiên như ánh sáng mặt trời, nước, không khí... không chỉ tăng cường hiệu quả luyện tập mà còn giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường sống bên ngoài tăng cường sức đề kháng của cơ thể trẻ. 3
  4. Về các kĩ năng vận động và tố chất vận động, giáo dục phát triển vận động giúp hình thành và rèn luyện các kĩ năng vận động, đồng thời phát triển các tố chất vận động như: Nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ... góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi mẫu giáo nói riêng về nhận thức, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực và các nhu cầu của trẻ, tôi đã tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp, nhằm phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho trẻ niềm vui, sự tự tin, mạnh dạn và có một sức khỏe tốt để tham gia vào các hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội. Khi đến trường, trẻ cần được học các kĩ năng vận động như đi, chạy, nhảy, bò, tung bắt, ném… Các hoạt động này không những được học trong các giờ vận động cơ bản mà còn phải được vận động trong nhiều khung giờ khác nhau như: Thể dục sáng, hoạt động ngoài trời, chơi trong góc, chơi với các dụng cụ thể dục, đồ chơi ngoài sân trường, tham gia vào các trò chơi vận động, trò chơi dân gian... Việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non đã được thực hiện thường xuyên. Nhưng trên thực tế trong trường mầm non nói chung và lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng việc cho trẻ hoạt động phát triển vận động còn khô khan cứng nhắc, còn chưa linh hoạt khi lồng ghép các hoạt động khác vào hoạt động vận động, đồ dùng đồ chơi còn đơn điệu, khó thu hút trẻ dẫn đến trẻ nhàm chán. Một số giáo viên chưa tích cực linh hoạt sáng tạo vẫn còn mang tính chất đơn điệu, cứng nhắc, gò bó vì ở lứa tuổi này trẻ “ Học mà chơi chơi mà học”, hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động. 7.1.2. Đặc điểm phát triển và khả năng vận động của mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, từ việc tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ thì việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi đều phải dựa vào đặc điểm phát triển tâm, sinh lí của trẻ. Tâm lí học giúp các nhà giáo dục đặc biệt là giáo viên mầm non nắm vững được những đặc điểm phát triển của trẻ, từ đó xây dựng một kế hoạch khoa học, thực hiện tốt công tác giáo dục mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo. 4
  5. Khi ở độ tuổi này trẻ đã có thể thực hiện động tác đứng trên 1 chân, trên các ngón chân, ngoài ra còn có thể quay vòng, đi lùi hay lộn một vòng trên giường. hoặc làm các động tác phức tạp hơn như chơi đá cầu, nhảy dây, leo trèo, lộn xà đơn… Các ngón tay của trẻ 5 tuổi không những có thể hoạt động tự do, mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn, nên có thể cầm bút để viết hoặc vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế hơn. Vận động của trẻ giai đoạn này đã hoàn thiện. Trẻ từ 5 tuổi trở đi đã có thể vận động toàn thân,  Các kỹ năng vận động nặng và nhẹ của bé đang tiến bộ rõ rệt, tạo ra khoảng thời gian tuyệt vời để bé bộc lộ mình thông qua các hoạt động yêu cầu sự phối hợp cơ thể phức tạp hơn, như bơi lội, nhào lộn, chạy vượt chướng ngại vật, đạp xe. Cơ thể trẻ phát triển hài hòa, cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt. Trẻ thực hiện tốt cá kiểu đi như: Đi trong đường hẹp dài. Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.  Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, theo đường dích dắc (3-4 vật làm chuẩn) Ném xa một tay, ném trúng đích nằm ngang. Bò trườn theo hướng thẳng, theo đường dích dắc... Có thể dùng kéo để cắt một đường thẳng... 7.1.3. Nội dung phát triển thể chất của mẫu giáo 5 – 6 tuổi Các nội dung bao gồm: a. Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. - Hô hấp tập hít vào, thở ra. - Tay: Giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân + Co duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xuay tròn trước ngực, đua lên cao. + Lưng, bụng, lườn: Người ngửa ra sau kết hợp tay giơ lên cao , chân bước sang phải, sang trái. + Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay đua ngang, chân bước sang phải, sang trái + Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái. - Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau. 5
  6. + Nhảy lên đưa hai chân sang ngang, đua về phía trước, một chân về sau. b. Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động: - Đi và chạy: + Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khụy gối. + Đi trên dây ( dây đặt trên sàn), đi trên ván kê đốc. + Đi nối bàn chân tiến lùi + Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh. + Chạy 18m trong khoảng 10 giây. + Chạy chậm khoảng 100 – 120 m - Bò, trướn, trèo: + Bò bằng bàn tay, bàn chân 4m – 5 m +Bò zích zắc qua 7 điểm + Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m + Trèo kết hợp trèo qua ghế daifg 1,5m x 30cm. + Trèo lên xuống 7 gióng thang - Tung, ném, bắt: + Tung bóng lên cao và bắt. + Tung đập bóng tại chỗ. + Đi và đập bóng. + Ném xa bằng một tay, 2 tay. + Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay. + Chuyền, bắt bóng qua đầu qua chân. - Bật nhảy + Bật liên tục vào vòng + Bật xa 40- 50cm. + Bật nhảy từ trên cao xuống ( 40 – 45 cm) + Bật tách chân, khép chân qua 7 ô. 6
  7. + Bật qua vật cản 15 – 20 cm. + Nảy lò cò 5m. c. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ. - Các loại cử động của bàn tay, ngón tay và cổ tay - Bẻ, nắm. - Lắp ráp. - Xé, cắt đường vòng cung. - Tô, đồ theo nét. - Cài, cởi cúc khóa áo, xâu, luồn, buộc dây. Nội dung đề tài là một chuyên đề trọng tâm trong năm học này, vấn đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ là vấn đề luôn được xã hội quan tâm, cho nên cùng với việc lựa chọn cách giáo dục cho trẻ mầm non bằng cách “ Học bằng chơi, chơi mà học” theo hình thức tập trung học tập, tuyên truyền giáo dục thì mỗi người giáo viên phải linh hoạt trong việc lồng ghép vấn đề này vào bài giảng của mình chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn rất nhiều. Nội dung giáo dục phát triển vận động được thực hiện qua tất cả các hoạt động trong ngày, nhất là giờ thể dục sáng, các bài tập vận động cơ bản, các trò chơi vận động, trò chơi dân gian, buổi dạo chơi ngoài trời… Nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ được tích hợp phù hợp vào hoạt động và đảm bảo nguyên tắc đồng tâm từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động phải gần gũi không xa lạ gắn với thực tế của nhà trường, đảm bảo tính tự nhiên, nhẹ nhàng. 7.2. Cơ sở thực tiễn: 7.2.1. Giới thiệu về nhà trường Nhà trường luôn luôn quan tâm đến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, hàng tháng đều xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình cụ thể, chi tiết, đầy đủ, đảm bảo việc dạy của giáo viên và việc học của trẻ, theo đúng các chủ đề và đặc biệt chú trọng đến các chuyên đề trọng tâm. Trong đó có chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. Mặt khác, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được dự các buổi chuyên đề của 7
  8. phòng giáo dục, của trường, dự giờ đồng nghiệp, các phòng học khang trang, sạch sẽ được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, Phòng GD&ĐT Yên Lạc, phụ huynh học sinh trang bị tương đối đầy đủ. việc được giao, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Song, bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường vẫn còn một số khó khăn như: Giáo viên trên lớp chưa đủ so với quy định chung. Mặt khác, diện tích sân chơi của trường trật hẹp, sự phân bổ các khu vui chơi, các góc chơi vận động cho trẻ ở các lớp chưa phù hợp, nhà trường chưa có phòng thể chất cho trẻ nên những hôm trời nắng hoặc trời mưa không có nơi tập chung cho trẻ tham gia vào các hoạt động vận động, đồ dùng, dụng cụ thể dục chưa phong phú. 7.2.2. Thực trạng về tổ chức hoạt động vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non . *Thuận lợi: - Giáo viên đã được đào tạo chuẩn, trên chuẩn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ - Được sự quan tâm của ban giám hiệu trường, thường xuyên cho đi thăm quan, kiến tập các trường mầm non trong huyện. - Diện tích lớp học và diện tích sân tập đạt tiêu chuẩn về diện tích so với qui định phòng học, sân chơi sạch sẽ. - Trẻ khỏe mạnh tăng cân đều, tỷ lệ ở kênh suy dinh dưỡng và thấp còi không nhiều - Phụ huynh học sinh quan tâm đến tình hình sức khỏe và chương trình giáo dục mầm non của con em mình * Khó khăn. Giáo viên trên lớp chưa đủ so với quy định chung. - Môi trường cho trẻ hoạt động giáo dục vận động chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ . - Đồ dùng trực quan trong khi hoạt động còn chưa hấp dẫn, nên giờ hoạt động còn khô khan 8
  9. - Một số phụ huynh đi làm vắng xa nhà gửi con ở nhà với ông bà nên chưa quan tâm đến trẻ chưa đóng góp đầy đủ đồ dùng học tập cho trẻ. Nên ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động của trẻ. Dựa vào thực trạng trên tôi tiến hành khảo sát học sinh ngay đầu năm học được thể hiện qua bảng thực trạng sau: Kết quả khảo sát chất lượng trên trẻ đầu năm học 2018 - 2019 non tôi đang công tác như sau: Kết quả khảo sát trên trẻ Sĩ STT Nội dung khảo sát Đạt % Chưa % số đạt 1 Trẻ tích cự tham gia hoạt 34 22 71% 12 29% động 34 2 Kỹ năng Vận động thô 22 71% 12 29% vận động 34 Vận động tinh 21 75% 11 25% 34 Sức khỏe Cân Nặng 25 83% 9 17% 34 Chiều cao 25 83% 9 17% Qua kết quả khảo sát trên, tôi đã tìm tòi nghiên cứu tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng qua đồng nghiệp và đưa “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.” 7.3. Một số hiện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. 7.3.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dụng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi. Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học. Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển 9
  10. những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi gồm 3 nội dung lớn sau: Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp, tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động, tập các cử động của bàn tay, ngón tay; phối hợp tay mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ, những nội dung này đã được hình bày theo tìmg loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện thực tế của địa phương. Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả. Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục vận động lớp 5 tuổi A1 năm học 2018-2019. ST Chủ đề Thời gian Tên nhánh Tên hoạt động T lớn thực hiện - Cho trẻ làm quen trường lớp, cô giáo, tập văn nghệ chuẩn bị 17/8/2018 – ngày khai giảng. 28/8/2018 Trường Ngày hội đến 1 tuần mầm trường của bé non tết Lớp học của bé - Đi chạy theo đường thẳng 6/9/2018– trung thu + Trò chơi: Nhảy tiếp sức 10/9/2018 1 Trường Mầm non - Ném xa bằng 2 tay chạy 12/9/2018 – của bé nhanh 15 m 17/9/2018 Bé vui đón tết - Bật nhảy từ trên cao xuống 19/9/2018- trung thu 40cm 24/9/2018 + Trò chơi kéo co 2 Bản Tôi là ai - Đi thăng bằng trên ghế thể 26/9/2018 - thân dục 1/10/2018 + Trò chơi: Nhảy tiếp sức Cơ thể tôi - Đập bóng xuống sàn và bắt 3/10/2018 – 10
  11. bóng 7/10/2018 + Trò chơi: Cáo và Thỏ Tôi cần gì để lớn - Tung bóng lên cao và bắt 10/10/2018 - lên và khẻo mạnh bóng 10/14/2018 + Trò chơi: Cáo và Thỏ Gia đình Gia đình bé - Đi trên ghế thể dục. 17/10/2018 – + Trò chơi: Nhảy tiếp sức 21/10/2018 Họ hàng gia đình - Đi dồn bước dồn trước trên 24/10/2018 – bé ghế thể dục. 28/10/2018 + Trò chơi: Nhảy tiếp sức 3 Nhu cầu gia đình - Đi trên ghế thể dục đầu đội 30/10/2018 – túi cát 4/11/2018 + Trò chơi: Nhảy tiếp sức Gia đình sống - Đi bước dồn ngang trên ghế 7/11/2018 – chung một nhà thể dục 11/11/2018 + Trò chơi: Nhảy tiếp sức Nghề Bé yêu cô giáo - Bật xa 45 cm 14/11/2018- nghiệp + Ném xa bằng một tay 18/11/2018 Nghề của bố mẹ - Bật xa 50cm 21/11/2018 – + Ném xa bằng một tay 25/11/2018 4 Nghề giúp đỡ cộng - Đập bóng xuống sàn bắt 28/11/2018 – đồng bóng 2/12/2018 Một số nghề phổ - Trườn sấp chui qua cổng thể 5/12/2018 – biến trong xã hội dục 9/12/2018 + Ai nhanh hơn 5 Thế giới Cây xanh và môi - Chuyền bóng qua đầu chạy 12/12/2018 11
  12. thực vật trường sống nhanh 120 m 16/12/2018 Ngày tế quân đội - Trèo lên xuống thang 19/12/2018- nhân dân việt nam + Ai ném xa nhất 23/12/2018 22/12 Một số loại hoa - Đập bóng xuống sàn bắt 26/12/2018 bóng bằng hai tay 30/12/2018 Một số loại rau củ - Lăn bóng bằng hai tay và đi 3/1/2019 – quả theo bóng 7/1/2019 + Ném bóng vào rổ Quá trình phát - Ném trúng đích nằm ngang 9/1/2019 – triển của cây từ hạt – nhảy lò cò 13/1/2019 Tết mùa Tết nguyên đán - Ném xa bằng 2 tay -chạy 16/1/2019 - xuân nhanh 15m 20/1/2019 Các loại hoa quả - Bò thấp chui qua cổng 1/2/2019 – 6 ngày tết + Trò chơi: Tín hiệu 4/2/2019 Mùa xuân - Ném trúng đích nằm ngang 6/2/2019 – – nhảy lò cò (tiết 2) 10/2/2019 7 Thế giới Động vật nuôi - Đi thăng bằng trên ghế thể 13/2/2019 động vật trong gia đình dục 17/2/2019 Động vật sống - Ném xa bằng 1 tay -chạy 20/2/2019 trong rừng nhanh 15m 24/2/2019 Động vật sống rưới - Đập bóng xuống sàn và bắt 27/2/2019 – nước bóng bằng 2 tay 3/3/2019 + Trò chơi: Cáo và Thỏ Ngày vui 8/3 - Ném trúng đích thẳng đứng 6/3/2019 – + Trò chơi: Nhảy lò cò 10/3/2019 Côn trùng động vật - Bò zich zắc bằng bàn tay, 13/3/2019 – 12
  13. sống khắp nơi bàn chân qua 5 - 6 hộp + Trò chơi: Truyền bóng qua 17/3/2019 chân Phương Phương tiện giao - Ném trúng đích nằm ngang 20/3/2019– tiện và thông đường bộ + Trò chơi: Nhảy lò cò 24/3/2019 quy định Phương tiện giao - Trườn sấp kết hợp trèo qua 27/3/2019 – giao thông đường sắt, ghế thể dục 8 31/3/2019 thông – đường sông + Trò chơi: Ai nhanh hơn ngày vui 8 /3 Phương tiện và - Bài tập tổng hợp 3/4/2019 - quy định giao + Bật qua 3 – 4 vòng – lăn 7/4/2019 thông bóng 4 m – chạy nhanh 10m Nước và Nước - Bật liên tục qua 4 – 5 vòng 10/4/2019 các hiện + Trò chơi: Kéo co 14/4/2019 9 tượng tự nhiên Các hiện tượng tự - Bật tách khép chân vào 7 ô 17/4/2019 nhiên Trò chơi : kéo co 21/4/2019 Quê Quê hương vĩnh - Ném trúng đích thẳng đứng 24/4/2019 – hương phúc 27/4/2019 đất nước Bác Hồ với các - Bật xa ném xa bằng bằng 1 3/5/2019 – Bác Hồ cháu thiếu nhi tay và chạy nhanh 15 m 5/5/2019 10 Trường tiểu học - Bài tập tổng hợp + Nhảy tách khép chân 8/5/2019 – + Ném đích ngang bằng 1 tay 12/5/2019 + Chạy nhanh 12 m 7.3.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị môi trường đồ dùng cho trẻ hoạt động vận động. Môi trường học tập: Tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ là việc làm rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới sự vận động của trẻ, muốn 13
  14. trẻ hứng thú với giáo dục vận động thì việc đầu tiên phải gây hứng thú cho trẻ khi tới lớp học, bằng cách tạo cho trẻ môi trường giáo dục sinh động hình ảnh hấp dẫn , trẻ mới có hứng thú tham gia các hoạt động khác. Vì thế môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động. Việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng. Đối với lớp học ngay từ đầu năm tôi trang trí lớp đẹp theo các chủ điểm để gây hứng thú cho trẻ khi tới trường, với mỗi chủ điểm tôi luôn có sự thay đổi phù hợp, gợi mở ý tưởng sáng tạo của trẻ trong hoạt động góc tạo các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp học. Từ việc cô cho trẻ tham gia tạo ra các sản phẩm trẻ được phát triển các vận động tinh như: cắt dán, cầm nắm, vẽ, tô màu... qua đó trẻ thấy thích thú tham gia các hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của cô. Môi trường ngoài lớp học: Các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời trường bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Bên cạnh đó là việc trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời từ đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây, tưới cây. .. Từ đó giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Ví dụ: Tổ chức hoạt động giáo dục vận động củng cố rèn luyện kĩ năng cho nội dung chính của hoạt động, tôi tổ chức cho trẻ leo trèo lên các thiết bị chơi ngoài trời hoặc leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường, Bò qua cổng bằng những lốp xe ... hay chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian ở ngoài sân trường Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả của hoạt động cao nhất. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giũa trẻ và giáo viên. Qua việc vận dụng khi thực hiện trong môi trường học tập ngoài lớp học, tôi nhận thấy trẻ tham gia sôi nổi hơn với các hoạt động đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất. Dụng cụ, đồ dùng tập luyện: Thông qua các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động giáo dục phát triển vận động thì đồ dùng học tập cho trẻ cũng không kém phần quan trọng. Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục thể chất đối với trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả của trẻ. Có đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn đa dạng phonh phú làm cho hoạt động thêm sinh động hấp dẫn khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao. Hiểu được điều này thì việc tạo ra các đồ 14
  15. dùng đồ chơi để giúp trẻ có điều kiện hoạt động đúng mục đích là việc làm hết sức cần thiết đối với các lớp học mầm non . bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan trọng đây là việc làm thường xuyên của người giáo viên phải quan tâm. Ví dụ: Như khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng tôi thường xuyên thay đổi đồ dùng cho trẻ theo tuần: khi thì sử dụng vòng thể dục, khi thì gậy thể dục, nơ, cờ, vòng…sử dụng các đồ dùng này phù hợp với nội dung bài học…và chủ điểm đang thực hiện, hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi có thể trang trí các đồ dùng học tập như cống thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa thanh nhựa… có màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất để đạt kết quả cao. Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ được cô tạo ra luôn tuân thủ nguyên tắc, bền chắc, không sắc nhọn, không có nguy cơ gãy tai nạn cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ. Việc sử dụng đồ dùng cho trẻ vận động phải đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàng đầu, người giáo viên luôn lấy nhiệm vụ an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là trọng tâm kế hoạch đề ra. Trẻ cần được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động có sự giám sát của giáo viên đó là với các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ luyện tập, địa điểm cho trẻ hoạt động. Tôi luôn quan tâm làm tốt công tác chuẩn bị. Bài tập, kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ luyện tập. Đối với các đồ dùng như: Ghế thể dục, thang leo... Tôi kiểm tra độ chắc trước khi cho trẻ sử dụng nếu thấy chưa chắc chắn có biện pháp sửa chữa ngay. Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đồ dùng, đồ chơi trong lớp để đảm bảo tính an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động. 7.3.3 . Biện pháp 3: Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ (Đối với thể dục sáng) Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng thường xuyên đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe, tăng cường tất cả các quá trình sinh lí trong cơ thể lại bị mệt mỏi, cho trẻ em sau khị ngủ dậy, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non . Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản giúp trẻ tập hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể, giúp các khớp dây chẳng được mềm dẻo, linh hoạt, đồng thời hỗ chợ cho trẻ những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhip nhàng, nhanh nhẹn, giảm động tác thừa, tạo cho trẻ tâm trạng thỏa mải, vui tươi đón ngày hoạt động mới. Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn 15
  16. Vì vậy tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ . Thời gian tập khoảng 10 - 15 phút. Trang bị dụng cụ như gậy nơ , vòng , hoa tua . cờ …thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập, khi trẻ tập giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thể đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lập lại 2 - 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 4 - 6 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi,chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đứng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ 7.3.4. Biện pháp 4: Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động phát triển vận động: Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục vận động: Nói đến giáo dục vận động? mọi người thường nghĩ tới sự khô khan, cứng nhắc. Thật như vậy nếu không có biện pháp làm mềm hóa hoạt động học. Hoạt động giáo dục vận động khi có âm nhạc sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. Bản thân tôi sau khi được tham khảo một số bài hát vui nhộn và phù hợp với chương trình giáo dục thể chất của trẻ em. Từ thực tế tại lớp mình tôi nhận thấy đối với mỗi chủ đề nên sử dụng các bài hát phù hợp với nội dung của từng bài dạy, tôi đã vận dụng một số bài hát khi thực hiện cho trẻ khởi động: Ví dụ: Khi dạy trẻ học chủ điểm “ Thế giới động vật” tôi chọn nhạc bài: “ Nhện nhện đang chăng tơ chăng tơ ta cùng leo lên này Trời trời khi mưa to. Ôi nhà dân mất rồi? Á còn đâu nữa, ông mặt trời lên kia Nhện, lại đi chăng tơ ta cùng leo xuống nào”. Hoặc có thể từ các bài hát vui nhộn, nhí nhánh với nhịp … như bài hát: “Trời nắng trời mưa", Gà trống mèo con và cún con” cô cho trẻ kết hợp khởi động được Hay: bài hát“ Con rùa chậm chạp", kết hợp với trò chơi vận động, cùng với chim hay một số con vật nào khác tới phần hổi tĩnh, tôi cho trẻ đi nhẹ nhàng theo nhạc bài: Chim mẹ chim con, Chim bay, “ Con chim bay chim bay. Con cò bay cò bay. Không bay, không bay Vịt thích lội dưới ao. Cap! cạp! cạpl …. Cho trẻ làm động tác theo nội dung của bài hát nhẹ nhàng 1-2 phút .Với mỗi chủ đề tôi luôn lựa chon các bài hát có nội dung phù hợp với chủ 16
  17. điểm để đưa vào dạy trẻ. Tôi thường chọn lựa các bài hát vui nhộn gây hứng thú với trẻ. Tôi luôn hiểu một điều như nhiều nhà giáo dục mầm non đã hiểu là âm nhạc và vận động liên kết với nhau từ khi trẻ chào đời và kéo dài suốt thời kỳ thơ ấu. Tổ chức các hội thi trong hoạt động phát triển vận động: Trong hoạt động giáo dục phát triển vận động trẻ tham gia hoạt động tích cực thì người giáo viên phải lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái không gò bó gây hứng thú cho trẻ. Dựa vào mục đích của chương trình giáo dục mầm non. Làm sao để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm sáng tạo, thế hiện mình và trẻ có như minh qua vận động. Từ đó tôi có suy nghĩ và áp dụng liên kết xây dụng các hội thi vào các hoạt động giáo dục thể chất để mọi trẻ đều được tham gia tích cực vào các hội thi. Khi dạy trẻ chủ đề “Tết và mùa xuân” tôi tổ chức cho trẻ tham gia hội thi: Ngày hội mùa xuân Ví dụ: Với hoạt động giáo dục thể chất là: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát. - Trọng động : Bài tập phát triển chung: Phần thi đồng diễn (Trẻ tập các động tác thể dục theo hiệu lệnh của cô hoặc theo lời bài hát về chủ điểm này + Vận động cơ bản: Phần thi Ai khéo hơn ai ( Trẻ đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát - Hồi tĩnh: Cho trẻ thế hiện niềm mơ ước của mình (đi nhẹ nhàng ) . Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như vậy trẻ thể hiện và hứng thú tích cực tham gia hoạt động. Bên cạnh đó có chọn lựa các nội dung giáo dục cho trẻ biết về truyền thống, phong tục, tập quán của địa phương quê hương của đất nước con người Việt Nam. Sử dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao trong hoạt động phát triển vận động: Thực tế hiện nay tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 – 6 không chỉ phát triển vận động mà còn giúp trẻ đang trên đà phát triển về lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật. Với mỗi để tài, tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu kĩ trước khi dạy để xây dụng bài theo chủ đề một câu chuyện để kích thích trẻ sự tò mò hấp dẫn trẻ hoạt động được tốt hơn. Ví dụ: Hoạt động giáo dục thể chất với nội dung thực hiện “- Đi ngang bước dồn trên ghế thể dục, Trò chơi: Nhảy tiếp sức ” chủ đề gia đình. Tôi cho các cháu đóng vai làm các thành viên trong gia đình đi mua sắm lương thực qua con đường và nhảy tiếp sức để trẻ hứng thú. + Phần khởi động: Cho trẻ đi đều theo các kiểu đi theo lời bài hát 17
  18. + Trọng động: Tập luyện cùng nhau Đi ngang bước dồn trên ghế thể dục, Trò chơi: Nhảy tiếp sức ”Tiếp theo đó tôi cho trẻ thi đua giữa các tổ với nhau, trẻ rất hứng thú tích cực tham gia hoạt động . + Phần hồi tĩnh: Các thành viên trong gia đình đã đi mua sắm về tới nơi ta cùng nhau vui hát và ghỉ ngơi, tôi còn áp dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao để gây hứng thú dạy trẻ kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động . Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Chuyền bóng, tôi cho trẻ đọc các câu thơ:” Không có cánh mà bóng biết bay Không có chân mà bóng biết chạy Nhanh nhanh bạn ơi xem ai tài ai khéo cùng nhau đua nào” Đồng thời kết hợp với đọc thơ chơi vận'động nhịp nhàng và thi đua cùng các bạn hay như cho trẻ đọc các bài đồng dao: Rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba. .. qua đó trẻ thấy mạnh dạn và tự tin hơn đồng thời các tố chất thể lực của trẻ cũng được phát triển. Sử dụng trò chơi dân gian trong hoạt động giáo dục phát triển vận động : Các trò chơi dân gian được hình thành và ông cha ta truyền từ dơi này sang đời khác trải nghiệm qua thực tế cuộc sống con người. Những trò chơi dân gian đó theo ta từ khi sinh ra và lớn lên, đi vào cuộc sống và còn đọng lại mãi trong tâm hồn chúng ta đó là những hình ảnh về quê hương đất nước về gia đình và tuổi ấu thơ. Trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các dịp vui chơi hội hè nhằm phát triển các tố chất thể lực. Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: Học mà chơi chơi mà học nên việc sử dụng trò chơi dân gian được tôi luôn quan tâm áp dụng khi tổ chức các hoạt động, chính vì vậy nó đã giúp trẻ tiếp thu được kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái. Tôi vận dụng các trò chơi dân gian phù hợp với kiến thức và tuân thủ nguyên tắc vừa sức của trẻ. Ví dụ: Với trò chơi: Ai ném xa nhất, tôi có thể thay thế và đưa trò chơi dân gian: Ném còn vào dạy trẻ. Hay đối với các trò chơi cũng cố phát triển cơ tay, tôi cho trẻ chơi trò chơi kéo co với các trò chơi dân gian thường đi sâu vào tiềm thức của trẻ, trẻ thấy như mình đang được học được chơi ớ nhà với người thân, trẻ thể hiện hết khả năng, năng lực của bản thân đồng thời tính trách nhiệm công đồng của trẻ cũng được phát huy. Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Ai nhanh nhất, tôi lựa chọn và thay thế bằng trò chơi: Rồng rắn lên mây ở trò chơi này với yêu cầu người lớn 18
  19. làm đầu rắn phải thể hiện rõ trách nhiệm giữ đầu rắn, ngăn chặn giúp các bạn..Trò chơi kéo co trò chơi này yêu cầu sự khéo léo của trẻ và trẻ phải dùng sức khi tham gia chơi Từ việc đưa trò chơi dân gian vào thay thế các nội dung trò chơi vận động trong bài học trẻ thấy hứng thú tích cực học tập và nội dung kết quả học cao hơn 7.3.5. Biện pháp 5: Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục vận động cho trẻ, người ta tiến hành thông qua nhiều hình thức giáo dục như: Trong tiết học và ngoài tiết học, bao gồm thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi ngoài trời, “tuần lễ sức khỏe” ở trường mầm non, “ngày hội thể dục thể thao” ở trường mầm non, hoạt động phát triển vận động cá nhân, các hoạt động nhằm giáo dục phát triển cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp vận động tay, mắt và kĩ năng sử dụng đồ dùng, dụng cụ, những hình thức tiết học là cơ bản vì trên tiết học thể dục các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống, tổ chức và có kế hoạch. Toàn bộ nội dung giáo dục thể chất được diễn ra trên tiết học, còn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó của giáo dục thể chất. Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương pháp dạy học, mà còn phụ thuộc đáng kể vào các hình thức dạy học. Vì vậy trong tiết học giáo dục thể chất tôi đã sử dụng các hình thức sau: Hình thức tập cả lớp đồng loạt: Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triễn tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập. Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “Nhảy lò cò” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ trẻ cùng nhảy lò Cò 19
  20. Hình thức tập cả lớp - nối tiếp: Khi áp dụng hình thức này, tôi cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3 - 5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập. Hình thức tập theo nhóm: Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm , mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáo viên hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách. Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động mới có một bài tập vận động cơ bản thi tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập đã cho thi cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thì tôi cho trẻ tập theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Tôi đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ, trẻ tập theo nhóm . Hình thức tập cá nhân: Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm của trẻ khi thực hiện bài tập . 7.3.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh. Từ tình hình thực tế như vậy tôi đã xây dựng kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh qua cuộc họp phụ huynh đầu năm học, thông qua nhiệm vụ trong tâm trong năm học và đề ra phương hướng nâng cao chất phát triển vận động cho trẻ trong nhà trường. Trong buối họp phụ huynh tôi đã thông báo những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi để phụ huynh biết. Vấn đề này đã được đưa ra trước cuộc họp, đã được phụ huynh đặc biệt quan tâm và thảo luận sôi nổi. trao đổi với phụ huynh về kiến thức, sự cần thiết phải nâng cao thể lực cho trẻ như thế nào. Bên cạnh đó tôi còn trao đổi, nói chuyện với phụ huynh qua giờ đón trả trẻ hằng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2