intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ Mẫu giáo lớn(5 - 6 tuổi) Thanh Quang Trường Mầm non Thanh Tân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:22

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ Mẫu giáo lớn(5 - 6 tuổi) Thanh Quang Trường Mầm non Thanh Tân" nhằm tìm ra được ưu điểm và hạn chế của biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt 29 chữ cái trong Trường Mầm non Thanh Tân. Để từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học trong Trường Mầm non Thanh Tân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ Mẫu giáo lớn(5 - 6 tuổi) Thanh Quang Trường Mầm non Thanh Tân

  1. MỤC LỤC
  2. STT NỘI DUNG TRANG 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2 2. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 2.2. THỰC TRẠNG. 3 2.2.1. Thuận lợi 3 2.2.2. Khó khăn 3 2.3. CÁC BIỆN PHÁP 2.3.1. Tự nghiên cứu, học hỏi nâng cao nhận thức cho bản thân 4 2.3.2. Luyện cho trẻ phát âm chuẩn, chính xác, rõ ràng 5-6-7 2.3.3. Lựa chọn các trò chơi chữ cái vào trong các tiết dạy phù 8-9-10 hợp với từng chủ đề 2.3.4.Tạo môi trường mở cho trẻ được làm quen chữ cái phong 10-11-12 phú 2.3.5.Sử dụng phần mềm powerpoint để dạy trẻ làm quen với 13-14 chữ cái hiệu quả. 2.3.6. Rèn trẻ cách tô chữ và ngồi đúng tư thế. 14-15 2.3.7. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh 15-16 2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh ngiệm 16 3 3. KẾT LUẬN –KIẾN NGHỊ 17 3.1.Kết luận 17 3.2.Kiến nghị 18 4 Tài liệu tham khảo
  3. 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Khi bàn về vấnđề ngôn ngữ, V.I Lê ninđã từng nói: "Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người".Ngôn ngữ là tiếng nói của một dân tộc cụ thể,là sản phẩm của một nền văn hoá dân tộc.Đồng thời là phương tiện biểu hiện và là kho tàng lưu trữ chủ yếu nhất những giá trị văn hoá của dân tộc ấy. “Với trẻ mầm non hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan trọngtrong việc phát triển toàn diện của trẻ, có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm - đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ. Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ. Đó là nền tảng để hiểu thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới”. [1] Ở trẻ mẫu giáo lớn nhu cầu giao tiếp rất lớn. Trong giao tiếp trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày ý nghĩ, tình cảm, hiểu biết với mọi người xung quanh. Cho nên việc cho trẻ làm quen các kí hiệu, cách phát âm chữ cái là hết sức cần thiết trong giáo dục tiền ngôn ngữ, là tiền đề để trẻ bước chân vững vàng vào các bậc học sau.. Qua việc cho trẻ làm quen, chơi các trò chơi với chữ cái là giúp trẻ phát âm đúng,rõ ràng,mạc lạc các âm thanh ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ.Từ đó,dạy trẻ không những biết sử dụng câu đúng mà biết chọn từ,chọn câu hay để sử dụng cho phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp. Nhờ đó, trẻ mới có thể lĩnh hội một cách chuẩn xác các kiến thức mà mình tiếp thu được từ mọi người, mọi vật xung quanh và ngược lại. Trên thực tế,đến 5 tuổi năng lực sử dụng tiếng việt của trẻ đã khá phát triển.Trẻ được tập nghe để phân biệt và tập phát âm tiếng việt mà các chữ cái ghi lại,khả năng nói và hiểu tiếng việt được phát triển khi chơi trò chơi với chữ cái, bắt chước cách đọc các bài thơ,ca dao,đồng dao, trẻ còn có khả năng cầm bút tập sao chép các chữ, từ, câu đơn giản. [2] Qua việc cho trẻ làm quen hình dáng,cách sắp xếp,cách phát âm chữ cái nhằm hình thành và phát triển ở trẻ năng lực trí tuệ như: tư duy,cảm giác,ngôn ngữ...Kích thích trí tò mò,khả năng chú ý,ghi nhớ,tưởng tượng,lòng ham hiểu biết tâm lý chờ đợi việc học lớp 1. Trên thực tế, hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái không phải là việc làm dễ dàng. Bởi vì trẻ mắc lỗi phát âm sai phần lớn lại là do trẻ là người dân tộc thiếu số trẻ đang còn nói tiếng mẹ đẻ, từ những người xung quanh trẻ, có một số trẻ bị khuyết tật ở bộ máy phát âm trong khi đó gia đình chưa nhận thức đầy đủ về việc cần thiết dạy trẻ phát âm đúng... Đó là chưa nói đến vốn ngôn ngữ của trẻ còn khá nghèo nàn, trẻ chưa hiểu hết ý nghĩa của lời nói,hiểu biết về thế giới xung quanh còn ít ỏi,môi trường cho trẻ giao lưu,giao tiếp còn bị bó hẹp.Vậy làm thế nào để khơi gợi hứng thú, giúp trẻ nhận biết, phát âm, chơi các trò chơi chữ cái tốt nhất. Là giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi), nhận thức được tầm quan trọng to lớn của hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái .
  4. Chính vì vậy mà tôi đã đưa ra đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ Mẫu giáo lớn(5 - 6 tuổi) Thanh Quang Trường Mầm non Thanh Tân”để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích sau: Nhằm tìm ra được ưu điểm và hạn chế của biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt 29 chữ cái trong Trường Mầm non Thanh Tân. Để từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học trong Trường Mầm non Thanh Tân. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) Thanh Quang Trường Mầm non Thanh Tân 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện tôi đã dùng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trò chuyện, đàm thoại. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm. 2. Nội dung sáng kiếm kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận Theo bà Ngô Thị Hợp, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) cho rằng: “Chương trình giáo dục ở các trường Mầm non là rất cần thiết cho sự hình thành nền nếp và kiến thức để cho các cháu chuẩn bị bước vào lớp 1. Ở lớp mẫu giáo lớn, trong 1 tuần, các cô giáo cũng đã sắp xếp từ 1-2 tiết để cho các cháu quen dần với bảng chữ cái và các con số từ 1-10, cách thức cầm bút và ngồi học cho đúng quy cách, ý thức giữ gìn vệ sinh và tự túc làm những việc có thể”[3] Cũng theo bà Ngô Thị Hợp, việc phụ huynh cứ chạy đua đưa con đi học trước lớp 1 là phản khoa học bởi vì khi trẻ em học trước và biết trước so với nhiều bạn khác thì khi vào học chính thức sẽ dẫn đến bệnh chủ quan và lười học. Nếu tình trạng này kéo dài thì về sau này còn đuối hoặc chậm hơn học sinh chưa học trước. Với trẻ 5-6 tuổi hoạt động làm quen chữ cái là công việc hết sức cần thiết và quan trọng. Khi trẻ được hướng dẫn làm quen chữ cái hiệu quả sẽ tạo được cảm xúc, hứng khởi, nhu cầu giao tiếp, kích thích trẻ tham gia vào hoạt động giao lưu, giao tiếp, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh. Đối với trẻ mẫu giáo lớn đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đang trên đà phát triển và hoàn thiện dần.Trẻ có nhu cầu nhận thức rất lớn đối với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Song làm sao trẻ hiểu đúng, nói đúng, hành động đúng là việc làm không đơn giản của giáo viên. Trong trường Mầm non tôi luôn chú ý tới việc nói năng sao cho phù hợp với tiêu chuẩn nhất định, phát âm đúng, câu nói của cô phải chính xác, rõ ràng về nội dung, gọn, trong sáng về hình thức làm cho trẻ hiểu và nhớ được dễ dàng. Qua tất cả các hoạt động, đặc biệt là hoạt động làm quen chữ cái tôi chú ý rèn thói quen phát âm đúng cho trẻ, giúp phát triển ở trẻ khả năng ghi nhớ có
  5. chủ định, tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp. Do đó, trẻ nhận biết được chữ cái nhờ khả năng nhớ được tên âm, cách phát âm, so sánh được sự khác nhau giữa âm nọ với âm kia, chữ này với chữ kia.... Khi làm quen chữ cái tôi đã hướng dẫn để trẻ nhận thấy sự đa dạng của con chữ, sự phong phú về cách phát âm, được biết cùng một từ,một tiếng nhưng có nhiều ý nghĩa khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Hình thành ở trẻ tình yêu đối với tiếng nói của cha mẹ mình, giúp trẻ biết quý trọng, gìn giữ, phát huy di sản quý giá đó. Nhờ vậy mà phát triển ở trẻ những tình cảm thẩm mỹ, đạo đức tốt đẹp. Đồng thời, khi trẻ tham gia tích cực, hứng thú vào các trò chơi với chữ cái còn giúp trẻ phát triển các tố chất vận động như: chạy, nhảy, leo, trèo, trườn, bò.... Mặt khác, việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái là sự chuẩn bị đầy đủ nhất về tâm thế giúp trẻ tự tin bước vào trường tiểu học. Kích thích trí tò mò, lòng ham hiểu biết tâm lý chờ đợi được bước vào lớp 1. Đáp ứng nhu cầu chương trình giáo dục mầm non với phương châm "Học bằng chơi, chơi bằng học”. Đặc biệt với hoạt động làm quen chữ cái trẻ không chỉ được luyện phát âm, được tham gia nhiều trò chơi học tập mới lạ mà ngôn ngữ của trẻ cũng từ đó sinh động, phong phú hơn. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến Năm học 2021- 2022 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5-6 tuổi khu Thanh Quang của trường Mầm non Thanh Tân với tổng số là 16 trẻ qua thời gian trực tiếp đứng lớp và đi sâu tìm hiểu quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tôi nhận thấy mình có những thuận lợi và khó khăn sau. 2.2.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường, được sự hỗ trợ nhiệt tình của cha mẹ học sinh đã mua sắm cơ bản đồ dùng phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. - Bản thân tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề do trường cũng như ngành tổ chức. - Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị cho các hoạt động học của trẻ tương đối đầy đủ. - Thường xuyên được Ban giám hiệubồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,nhà trường luôn tạo điều kiện để bản thân được học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp có chuyên môn trong trường vì vậy tôi đã không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. 2.2.2. Khó khăn - Môi trường tổ chức học tập của trẻ chưa thực sự đầy đủ, chưa phong phú, không có không gian mở cho trẻ khám phá. - Nhận thức của phụ huynh về giáo dục Mầm non còn đơn giản, chưa chủ động cung cấp kiến thức cho trẻ khi trẻ cần. - Việc dạy cho trẻ làm quen với 29 chữ cái còn mang nặng hình thức học vẹt, phần lớn trẻ đang còn nói tiếng dân tộc, chưa phát âm chuẩn, trẻ chưa có nhiều kiến thức, khả năng nghi nhớ chủ định trẻ còn chưa cao, trẻ nhớ rất nhanh nhưng cũng dễ quên nhanh Từ thực trạng trên tôi thấy trong quá trình trẻ học trẻ chưa hứng thú học nhận biết phân biệt và phát âm chữ cái chưa được nhanh, đúng. Đồng thời khi
  6. trẻ chơi các trò chơi chữ cái cũng chưa tích cực, chưa so sánh nhanh được các chữ cái. Các kĩ năng tô chữ, hứng thú trong khi tô, khi học chưa đạt kết quả cao... Chính vì vậy mà tôi đã suy nghĩ làm thế nào để có biện pháp hữuhiệu nhất trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ 5 - 6 tuổi Làm quen với chữ cái. Từ thực trạng trên, đầu năm học 2021 - 2022 tôi đã đề ra nội dung bài tập để tiến hành khảo sát chất lượng hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi. Kết quả khảo sát bài tập như sau: Bảng khảo sát trước khi áp dụng Nội Đạt Chưa đạt STT Tổng số dung Số trẻ % Số trẻ % Trẻ nhận biết, phân 1 biệt và phát âm chuẩn 16 5 31 11 69 đúng 29 chữ cái Trẻ hứng thú học, 2 biết chơi với các trò 16 6 37,5 10 62,5 chơi chữ cái Tô,đồ trùng khiết lên 3 chấm mờ, hoàn thành 16 5 31 11 69 vở tập tô sạch Kỷ năng tô, đồ, tư thế 4 16 7 44 9 56 ngồi ,cách cầm bút 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Tự nghiên cứu, học hỏi nâng cao nhận thức cho bản thân. Tôi luôn nâng cao nhận thức cho bản thân về sự cần thiết của việc cho trẻ Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) làm quen với chữ cái. Trên cơ sở đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc, tôi chủ động tìm tòi những giải pháp phù hợp với yêu cầu thực hiện làm quen với chữ cái trong các hoạt động, góp phần đổi mới tư duy, hình thức dạy học. Tôi đã trau dồi kiến thức cho mình để dạy trẻ nhận biết, phát âm chữ cái tốt nhất bằng cách: luôn chú trọng phát âm chuẩn tiếng phổ thông, học hỏi dự giờ các đồng nghiệp, học hỏi qua sách vở, qua báo đài, mạng Internet, qua các văn bản chỉ thị, chỉ đạo của các cấp. Tôi đã đi sâu vào sưu tầm những tài liệu có liên quan đến môn học, học tập nghiên cứu chương trình giảng dạy môn làm quen với chữ cái. Đặc biệt tôi luôn chú trọng đến các trò chơi chữ cái. Bởi các trò chơi chữ cái là con đường ngắn nhất, hấp dẫn nhất để trẻ tiếp cận chữ cái một cách hồn nhiên, tự nhiên và hiệu quả. Vì vậy tôi luôn tìm tòi, sưu tầm, sáng tạo thêm các trò chơi chữ cái cho phù hợp với tình hình, đặc điểm, tư duy của học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Sau khi được dự giờ một số tiết dạy chuyên đề làm quen chữ cái của Phòng giáo dục huyện, trường qua đó cho tôi thấy được tác dụng hiệu quả của việc cho trẻ làm quen với chữ cái. Đồng thời tôi nắm bắt được nhu cầu, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen chữ cái phù hợp.
  7. 2.3.2.Luyện cho trẻ phát âm chuẩn, chính xác, rõ ràng. Chú ý sửa lỗi phát âm cho trẻ: Muốn trẻ học tốt được chữ cái thì tôi nghĩ tôi phải là người phát âm mẫu chuẩn, âm lượng tốt, rõ ràng để cho trẻ nghe. Bởi lúc này bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện hoặc bên cạnh còn có người lớn phát âm sai, trẻ dễ bị ảnh hưởng và bắt chước theo các lỗi sai đó. -Sử dụng câu hỏi gợi mở: Ngoài hình thức gây hứng thú kích thích trẻ phát âm thông qua trò chơi. Trong các giờ học tôi thường xuyên sử dụng câu hỏi gợi mở để kích thích trẻ phỏng đoán,thảo luận,suy luận. Ví dụ: Khi trẻ quan sát chữ cái b,d, đ tôi có thể đặt ra câu hỏi: + Ai có nhận xét gì về chữ cái b, d, đ ?các chữ này giống nhau ở điểm nào?khác nhau ra sao? - Lồng ghép đồng dao, ca dao, tục ngữ…. vào giờ học:Việc lồng ghép, sử dụng các bài thơ,câu nói vần,câu nói nhanh, đồng dao,ca dao,tục ngữ là nội dung vô cùng quan trọng để luyện phát âm cho trẻ. Vì vậy, nội dung này được tôi chú trọng sử dụng thường xuyên trong các hoạt động chuyển tiếp của giờ làm quen chữ cái( tập, tô, đồ chơi chữ cái) và các hoạt động khác nhau trong ngày nhằm mục đích củng cố và rèn luyện, nâng cao kỹ năng phát âm cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy hứng thú, nhẹ nhàng hơn khi học. Ví dụ: Khi luyện cho trẻ luyện phát âm chữ l, n tôi cho trẻ đọc các câu nói nhanh: “Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng” Hoặc bài đồng dao: “Lúa ngô là cô đậu nành Đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột là chuột dưa gang Dưa gang là nàng dưa hấu Dưa hấu là cậu lúa ngô Lúa ngô là cô đậu nành.” Hay các câu nói vần: Nồi đồng nấu ốc Nồi đất nấu ếch. Khi cho trẻ chơi trò chơi với chữ e, ê. Tôi cho trẻ đọc bài đồng dao “Em tôi buồn ngủ”. “Em tôi buồn ngủ buồn nghê Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà Buồn ăn bánh đúc, bánh đa Củ từ, khoai luộc cũng là em tôi.” Khi cho trẻ tìm hiểu con rùa (khám phá khoa học). Tôi cùng trẻ làm động tác giống con rùa và đọc bài đồng dao"Con rùa” luyện phát âm chữ r: “Rì rà rì rà rì rà Đội nhà đi chơi Tối lặn mặt trời Về nhà đi ngủ Rì rà rì rà” Hay khi cho trẻ tìm hiểu con voi. Tôi cùng trẻ làm động tác giống con voi và đọc bài đồng dao"Con vỏi con voi” luyện phát âm chữ “v”: “Con vỏi con voi
  8. Cái vòi đi trước Hai chân trước đi trước Hai chân sau đi sau Còn cái đuôi đi sau rốt Tôi xin kể nốt Câu chuyện con voi” Ngoài việc cho trẻ vừa chơi các trò chơi dân gian vừa đọc các bài đồng dao, ca dao, tục ngữ... với mục đích luyện phát âm. Tôi còn lồng ghép các bài hát được phổ nhạc từ các bài ca dao, đồng dao.... vào các hoạt động trong ngày mà đặc biệt là hoạt động âm nhạc với mục đích phát triển ngôn ngữ, phát triển vận động và tư duy, kích thích trẻ hứng thú, tích cực hoạt động. Ví dụ bài hát: Ông trăng xuống chơi (nhạc sĩ Phạm Duy), Bà còng đi chợ (nhạc sĩ Phạm Tuyên) ... - Lựa chọn phương pháp, hình thức giảng dạy phù hợp để phát huy tính chủ động tối đa của trẻ, tích cực sửa lỗi phát âm: Xác định ngay từ đầu đây là hoạt động nhằm chuẩn xác, chính xác hoá kiến thức cho trẻ. Vì thế, khi dạy trẻ làm quen chữ cái mà cụ thể là với nội dung luyện phát âm. Tôi nhận thấy đa số trẻ thường mắc lỗi sai khi phát âm các phụ âm. Đồng thời để dễ theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ tôi đứng đối diện với trẻ. Nếu trẻ phát âm chưa đúng, tôi yêu cầu trẻ nhìn khuông miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần. Ví dụ:Phụ âm: p, q, s, x, r, n, l,....do vậy trong mỗi giờ học đặc biệt là giờ làm quen với các phụ âm tôi rất chú ý bao quát trẻ, kịp thời sửa cho trẻ khi phát âm sai, phát âm chưa rõ ràng. Cụ thể khi hướng dẫn trẻ luyện phát âm tôi có sự chuẩn bị chu đáo và trình bày theo trình tự sau: + Cô phát âm mẫu lần 1: Phát âm to, rõ ràng, âm thật chuẩn để trẻ nghe rõ cách phát âm + Cô phát âm mẫu lần 2: Tương tự + Sau khi phát âm cô giới thiệu cho trẻ cách để phát âm đúng: vị trí lưỡi, môi, răng, cách lấy hơi. Để giúp trẻ thấy được tầm quan trọng của bộ máy phát âm từ đó tích cực bảo vệ, gìn giữ. Chẳng hạn khi phát âm chữ “b”: cô giới thiệu cách phát âm: khi phát âm chữ b cô lấy hơi bằng mũi. Đồng thời 2 miệng cô khép lại, đầu lưỡi chạm vào hàm răng trên. Cô bật mạnh thành tiếng b. Hoặc chữ “l”: Cô lấy hơi bằng mũi. Miệng hơi hé, đặt lưỡi chạm hàm răng trên và bật mạnh thành tiếng “l”. Ngoài việc hướng dẫn cách phát âm. Để giúp trẻ ghi nhớ tốt nhất tôi còn cho trẻ phát âm nhiều lần bằng nhiều cách khác nhau: cả lớp, tổ nhóm, cá nhân, phát âm to, nhỏ theo tín hiệu. Vì đó giờ học trở nên phong phú, sinh động hơn, trẻ hứng thú, hoạt động tích cực hơn. Bên cạnh những trẻ phát âm sai, còn có một số trẻ phát âm còn nhỏ chưa rõ ràng. Tôi đã giúp trẻ phát âm to rõ ràng bằng cách cho những trẻ phát âm tốt phát âm mẫu cho trẻ nghe. Lúc này với tâm lý mình cũng phải bằng bạn nên trẻ đã cố gắng phát âm to, rõ ràng giống như bạn.
  9. Với cách làm như vậy, trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt, thay vì phát âm nhỏ chưa rõ ràng, chính xác thì đa số trẻ đã phát âm to hơn, chuẩn hơn so với đầu năm. Với các hoạt động khác,tôi thường xuyên rèn luyện, khuyến khích trẻ nói đủ câu, đủ ý, âm lượng vừa nghe, rõ ràng mạch lạc. Đối với những cháu phát âm sai, phát âm tiếng địa phương, nói ngọng, nói lắp hoặc khiếm khuyết ở bộ máy phát âm tôi sửa sai kịp thời cho trẻ bằng cách phát âm mẫu để trẻ phát âm theo cô chính xác từ (cụm từ) đó nhiều lần. *Hoạt động ở mọi lúc mọi nơi: - Trong giao tiếp hàng ngày: Hoạt động trong ngày của trẻ hết sức phong phú và đa dạng. Chính vì thế trẻ sẽ thu nhận được rất nhiều nguồn thông tin phát âm khác nhau: Hoặc là chính xác, hoặc là không chính xác. Do vậy tôi cũng thường xuyên chuẩn xác nó cho trẻ bằng những lời nói, cách phát âm đúng của mình. Khuyến khích trẻ phát âm đúng rõ ràng trong giao tiếp bằng biện pháp nêu gương kịp thời. -Trong hoạt động dạo chơi tham quan, hoạt động ngoài trời:Tôi luôn tích cực sửa các lỗi sai khi phát âm của trẻ, nhất là những âm sai của tiếng , dân tộc ,địa phương. Các lỗi phát âm sai, hay nói tiếng dân tộc của người dân địa phương tôi nổi bật như các từ của tiếng dân tộc: “ chơi” nói là “ín”; “về” nói là “mưa”hay phát âm sai tiếng địa phương như : “Cái” nói là“cấy”; “ đồng” thành “ đòng”; “thịt” thành “thịch”, “vịt” thành “ vịch” ; “trứng” thành “trấng”;“chị” thành “chậy”;“mũ” thành “mẩu”; “cái gì” thành “cấy chi”;“ làm sao” thành “ mằn răng”, “bụi tre” thành “lùm pheo”, “cây” thành “cằn”…… + Khi cho trẻ quan sát vườn cây nhà trường. Trẻ địa phương tôi thường nói “cây bưởi” thành “cằn bửn”. Lúc này tôi thườngphát âm lại hoặc mời 2-3 trẻ phát âm chuẩn để trẻ đó phát âm cùng nhằm sửa lỗi phát âm. Ngoài ra tôi còn sử dụng các câu hỏi mở khác nhau nhằm kích thích hứng thú của trẻ, để trẻ phát âm sai được nghe và phát âm theo cô và các bạn. Khi cả lớp phát âm chính xác sẽ tạo ra một môi trường ngôn ngữ chuẩn tiếng phổ thông, ngoài ra không làm trẻ cảm thấy mặc cảm, tự ti về lời nói. + Hay khi quan sát thời tiết mùa hè:Cô hỏi khi trời nắng các con phải làm gì? trẻ thường nói phải "đọoi mẩu"". Lúc này tôi cầm cái mũ của mình lên và hỏi một trẻ: Con sẽ làm gì Bảo Châu?(con phải đội mũ ạ!). Lúc này tôi sẽ phát âm mẫu cho cả lớp nghe từ “đội mũ”. Sau đó cho cả lớp cùng phát âm lại 2-3 lần bằng cách hỏi trẻ: Cả lớp mình phải làm gì? (chú ý sửa sai cho trẻ) Hàng ngày, bên cạnh việc lồng ghép sửa lỗi phát âm cho trẻ. Ở hoạt động ngoài trời tôi còn tổ chức thay đổi cho trẻ chơi các trò chơi vừa phát triển vận động nhưng cũng vừa nhằm phát triển trí tuệ. Ví dụ: Tôi cho trẻ chơi trò chơi "tạo chữ bằng các bộ phận trên cơ thể” “Xếp chữ cái bằng hột hạt”… *Qua việc luyện phát âm cho trẻ trẻ đã tự tin phát âm
  10. Hình ảnh 1: Trẻ tạo chữ “o” bằng tay 2.3.3. Lựa chọn các trò chơi làm quen với chữ cái vào trong các tiết dạy theo từng chủ đề. Để trẻ hứng thú, hoạt động tích cực sôi nổi tham gia vào giờ học làm quen với chữ cái đạt kết quả cao tôi vận dụng một số trò chơi vào các tiết học phù hợp với từng chủ đề cụ thể: Ví dụ 1: Tiết làm quen với chữ cái e, ê Chủ đề: Gia đình Chủ đề nhánh: gia đình bé Với tiết học này tôi tổ chức trò chơi như:. * Trò chơi 1: Vui cùng xúc xắc Trước khi vào phần chơi này các gia đình cùng đón một vị khách đặc biệt (Cô xúc xắc vào chào và giới thiệu) Cô đã chuẩn bị cho các gia đình rất nhiều quân xúc xắc chữ cái. Hai gia đình chia thành 1 nhóm, tạo thành vòng tròn cùng chơi trò chơi với cô xúc xắc nhé? - Cách chơi: Khi cô xúc xắc quay 1 vòng, mặt trước của quân xúc xắc có chữ cái gì thì các thành viên nhanh tay chọn quân xúc xắc mặt trước có chứa chữ cái đó giơ lên và phát âm thật to. + Lần 1: Tìm xúc xắc có chữ e + Lần 2: Tìm xúc xắc có chữ ê +Lần 3, 4: Đố cô xúc xắc và các gia đình tìm xúc xắc chữ có một nét ngang và một nét cong hở (e), tìm xúc xắc có một nét ngang một nét cong hở và một dấu mũ (ê). Cô xúc xắc còn tặng các gia đình những hộp quà rất thú vị ( Trong hộp quà có các nét chữ cái và bảng để ghép chữ)
  11. Ví dụ: Tìm chữ e cắt rời. Ghép chữ e từ nét cắt rời đó( tương tự là chữ ê). Cô xúc xắc chào tạm biệt các gia đình * Trò chơi 2: Bật qua các ô cửa tìm chữ qua thơ Chương trình có 2 ngôi nhà. Ngôi nhà có mái màu xanh và ngôi nhà có mái màu đỏ. Lần lượt trên mỗi ngôi nhà là có các ô cửa chứa chữ cái các con vừa làm quen. - Cách chơi: Gia đình vui vẻ nhảy bật qua các ô chữ “e” của ngôi nhà mái đỏ lên gạch chân chữ cái “e” trong bài thơ “Em yêu nhà em”. Gia đình thông thái nhảy bật qua các ô chữ ê của ngôi nhà mái vàng lên gạch chân chữ cái “ê” trong bài thơ “Em yêu nhà em”. - Luật chơi: Các thành viên trong mỗi gia đình phải bật đúng vào các ô cửa của ngôi nhà mình theo yêu cầu của chương trình. Nếu bật sai kết quả không được tính. Trong thời gian là một bản nhạc gia đình nào gạch chân được nhiều chữ cái theo yêu cầu sẽ giành chiến thắng - Ví dụ: Bài làm quen với chữ cái i, t, c. Chủ đề: Thế giới động vật Chủ đề nhánh: Chim- côn trùng Trong phần ôn luyện tôi cho trẻ chơi trò chơi “Kiến con xếp chữ”. Với cách chơi cô phát âm hay nói cấu tạo chữ cái nào trẻ làm các chú kiến con đứng (ngồi) xếp thành chữ cái đó. - Trò chơi 1: Cô phát âm chữ i trẻ đứng (ngồi) xếp thành một nét thẳng đứng, một dấu chấm ở trên nét thẳng đứng để tạo thành chữ “i”…. - Trò chơi 2: Tôi tổ chức trò chơi “Ong đi tìm mật”: Cô chuẩn bị ba bông hoa to có chứa chữ cái i, t, c. Chia lớp thành 3 đội. Trẻ đi theo đường dích dắc nối những con ong có chữ cái i, t, c vào bông hoa có chữ cái tương ứng. - Ví dụ: Bài làm quen với chữ cái g, y Chủ đề: Giao thông Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông Tôi tổ chức trò chơi khéo léo với cách chơi như sau: Trẻ bật liên tục qua 5 vòng tròn có gắn chữ g, y vừa bật vừa phát âm chữ cái ở trong vòng tròn, bật không dẫm vào vòng. Trẻ nào bật đúng không dẫm vòng được nhận một hình vuông hoặc một hình một tam giác có gắn chữ g, y. Sau đó cầm hình đó dán lên bức tranh phía trước để tạo thành chiếc thuyền trên biển.Đội nào dán đúng, đẹp là đội thắng cuộc. - Cho trẻ đếm xem có bao nhiêu chữ g, y ở chiếc thuyền vừa dán. * Qua việc tạo các trò chơi chữ cái giúp trẻ hào hứng, khắc sâu các chữ cái một cách tốt nhất 2.3.4. Tạo môi trường mở cho trẻ được làm quen chữ cái phong phú “Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ luôn yêu thích các đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là vô cùng phong phú, do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy và sáng tạo, ta cần tạo cho trẻ một tâm lý thật thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà thân yêu của mình và trong ngôi nhà đó trẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí, sáng tạo theo ý mình”[4].
  12. * Với môi trường ở bên trong lớp học: - Đối với sách vở, đồ dùng cá nhân:Tôi giao cho mỗi trẻ một kí hiệu chữ cái riêng.Trong giờ hoạt động với sách, giờ trả trẻ tôi có thể mời một số trẻ lên giúp cô phát sách cho bạn, phát đồ dùng cá nhân cho bạn. Ban đầu là những trẻ nhận biết tốt, phát âm chuẩn, lần lượt các giờ sau cô mời các trẻ khác gây không khí thi đua, tích cực ở trẻ. - Đối với các góc chơi:Tôi luôn chú ý lựa chọn tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề. Dưới các hình ảnh trang trí, các đồ dùng đồ chơi tôi đã dán các cụm từ tương ứng với nội dung. Để phát triển khả năng nhận biết chữ cái, nhận biết đồ chơi tôi còn phát âm cho trẻ nghe các cụm từ chỉ đồ dùng, đồ chơi và hướng dẫn trẻ tác dụng, cách chơi với đồ chơi đó. Ngoài ra ở hoạt động ôn luyện chữ cái vào hoạt động theo ý thích (buổi chiều) tôi cho trẻ chơi trò chơi tìm các chữ cái vừa học trên các cụm từ cô ghi dưới các đồ chơi. - Ở góc xây dựng- lắp ghép, góc phân vai: Trên rổ đồ chơi lắp ghép tôi ghi cụm từ “ Đồ chơi lắp ghép” và hình ảnh lắp ghép bên cạnh. Nhờ đó mà các đồ dùng đồ chơi sau khi chơi xong trẻ biết tự sắp xếp vào vị trí theo quy định rất gọn gàng. Trẻ rất hứng thú khi được khám phá chữ cái trong các cụm từ chỉ đồ dùng, đồ chơi. - Ở góc học tập: Tôi đã xây dựng góc làm quen chữ cái phong phú, đa dạng thay đổi theo từng chủ đề. Các đồ chơi luôn để ở tư thế “ mở’’ để kích thích trẻ hứng thú hoạt động. Góc làm quen với chữ cái được tôi bố trí thật nổi, thật đẹp mắt, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, lại vừa đảm bảo tính chính xác. Ví dụ: Trẻ tìm và sắp xếp tên của mình theo đúng vị trí các chữ cái..... Hình ảnh 3: Môi trường mở chữ cái bên trong lớp - Ở góc nghệ thuật: Vào chiều thứ 4 hàng tuần, tôi còn cùng trẻ làm các câu chuyện mình thích cắt ra từ tranh ảnh,tạp chí cũ rồi khuyến khích trẻ tự kể ra một câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình.Trên cơ sở đó tôi cũng có thể kịp thời phát hiện và sửa lỗi phát âm cho trẻ,cung cấp thêm cho trẻ một số âm khó mà trẻ chưa được tiếp xúc.
  13. * Đối với việc trang trí lớp: - Ở mảng chủ đề:Theo từng chủ đề, chủ điểm tôi thường xuyên có sự thay đổi,tạo cho trẻ một sân chơi,cũng như một môi trường học tập hiệu quả. Ví dụ : Ở chủ điểm thế giới động vật, trẻ được lựa chọn hình ảnh con vật tương ứng với chủ đề nhánh mà trẻ đang làm quen. Trẻ biết cách tập quan sát hình ảnh, phát âm các cụm từ tương ứng bên dưới hình ảnh đó rồi trẻ mới gắn hình ảnh vừa tìm được lên chủ đề. - Ở góc sinh nhật:Từ việc nắm được kí hiệu riêng của mình,của bạn trẻ tích cực tư duy,tăng cường khả năng phát âm,nhận biết được ngày, tháng, sinh của mình,của bạn. Ví dụ: Khi vào đầu tháng,cô yêu cầu cả lớp hãy đoán xem tháng 10 này là ngày sinh nhật của bạn nào?vì sao con biết điều đó?bạn ấy có kí hiệu là chữ cái gì?Điều này vừa có tác dụng kích thích trẻ phát âm,vừa gây tâm lý phấn khởi,hứng thú học tập ở trẻ. * Với môi trường bên ngoài lớp học: Bên cạnh các vườn rau,vườn hoa, cây cổ thụ, cây ăn quả, các phòng học,phòng vệ sinh,nhà bếp,các đồ dùng,dụng cụ làm vườn tôi gắn tên gọi cụ thể cho từng loại cây,rau,hoa...nhằm chuẩn xác kiến thức chữ cái, cung cấp vốn từ,khuyến khích,phát triển khả năng phát âm ở trẻ,làm cho trẻ thấy gần gũi hơn với thế giới xung quanh. Qua việc xây dựng môi trường Từ môi trường trẻ luôn được va chạm ôn luyện những chữ cái đã học, luyện sự nhận biết, cách phát âm, luyện vẽ viết chữ theo cấu tạo của chữ.. trẻ luôn phải tư duy hình dung khắc sâu các chữ cái giúp trẻ thành thạo tự tin phát âm, nhận dạng chữ cái đã học Hình ảnh 4: Môi trường mở chữ cái bên ngoài khuôn viên sân vườn 2.3.5. Sử dụng phần mềm powerpoint để dạy trẻ làm quen với chữ cái hiệu quả.
  14. Trong thời đại 4.0 hiện nay thì việc đưa công nghệ vào công giảng dạy không phải là mới vì vậy bản thân tôi đã nhanh chóng chuyển mình cập nhật nhanh chóng kiến thức Internet để phục vụ cho việc dạy học của mình Trước kia tôi đã mất rất nhiều thời gian chuẩn bị cho một tiết học như: Tiết làm quen với chữ cái như vẽ tranh, cắt dán chữ phía dưới tranh, bảng gài chữ, thẻ chữ to, nam châm, bảng… dễ gây cho giáo viên lúng túng trong việc sử dụng đồ dùng. Ví dụ 1: Trong giờ làm quen với nhóm chữ có 3 chữ cái như: b, d, đ thì đương nhiên cô phải dùng 3 tranh và 3 bảng gài chữ có gắn các thẻ chữ rời tương ứng với bức tranh, lại chưa kể đến các thẻ chữ to cho trẻ nhìn rõ. Nhưng khi ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết chữ cái thì không chỉ giúp trẻ tiếp cận với tin học và trẻ còn rất hứng thú mà đặc biệt hơn nữa còn giúp tôi tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm đồ dùng đồ chơi, hiệu quả và chất lượng giáo dục vẫn được đảm bảo. Ví dụ: Khi dạỵ cho trẻ làm quen với chữ: b, d, đ ở chủ đề Thực vật tôi nghiên cứu và soạn bài bằng giáo án điện tử với 3 phần như sau: Phần 1: Ổn định gây hứng thú và giới thiệu bài Tôi xẽ bật cho trẻ xem các video có nội dung và hình ảnh về chủ đề thực vật để trò chuyện và múa hát hay đọc thơ về các video đó Cô chiếu hình ảnh cả gia đình đang gói bánh trưng ngày tết và cùng hát bài “Tết đến rồi” Phần 2: Nội dung Cô trình chiếu hình ảnh cái Bánh trưng cho trẻ quan sát và đàm thoại, cô giới thiệu từ “Bánh trưng” cho trẻ đọc, lúc này tôi sẽ sử dụng hiệu ứng để làm cho chữ cái b rung chuyển tại chỗ nhằm mục đích làm cho chữ cái b được sự chú ý nhất đối với trẻ. Cô giới thiệu chữ b cần làm quen cho trẻ phát âm và khi phân tích các nét chữ tôi lại sử dụng hiệu ứng làm cho các nét chữ bay trên xuống hay dưới lên tạo hứng thú cho trẻ học không bị nhàm chán khi trong thời gian phải ngồi tĩnh Cô giới thiệu các kiểu chữ in thường, in hoa và viết thường cho trẻ được biết.Làm quen với chữ d, đ tôi cũng thực hiện tương tự và cho trẻ so sánh điểm giống và khác nhau của các chữ cái b, d, đ
  15. Hình ảnh cô và trẻ đang học chữ cái trên tivi Phần 3: Củng cố: Các trò chơi luyện tập. * Trò chơi 1: Chọn chữ theo cấu tạo: Cô phát cho mỗi bạn một rổ chữ cái trong đó có các chữ b, d, đ khi cô nói hãy chọn cho cô chữ: có một nét sổ thẳng từ trên xuống và có một nét cong tròn bên phải, trẻ sẽ chọn ra được chữ b, với chữ d, đ tương tự * Trò chơi 2: Khéo léo sáng tạo: Ở trò chơi này các gia đình sẽ tạo các chữ cái vừa học bằng nhiều hình thức: Tạo bằng các bộ phận trên cơ thể hay xếp chữ bằng nhiều người hoặc tạo chữ bằng hột, hạt… với những chữ cái được tạo ra ở mức độ khó hơn thì sẽ đượcđiểm cao hơn. Khi tổ chức hoạt động làm quen chữ cái tôi còn lồng ghép sen kẽ các hoạt động khác vào các phần trong bài dạy thật phù hợp: Như sau khi cho trẻ học phát âm xong chữ cái b, d, đ tôi phân trẻ ra làm 3 tổ lần lượt mang tên như : Tổ chữ b, tổ chữ d và tổ chữ đ, tổ chữ nào thì hãy luyện phát âm chữ đó và tôi cho trẻ luyện âm phát âm kéo dài trẻ sẽ rất vui và hứng thú quên đi sự mệt mỏi tập trung học trước đó hứng thú bước sang phần học sau. Ví dụ 2: Khi tổ chức hoạt động trò chơi chữ cái tùy vào từng chủ đề tôi luôn lựa chọn các trò chơi phù hợp để trẻ ôn luyện nhận ra mặt chữ, cách phát âm chữ cái đó, các nét cấu tạo nên chữ và tập tô các nét chữ đó theo dấu chấm mờ. Từ những đổi mới trong phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tôi nhận thấy trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động, những chữ cái đã được học trẻ khắc sâu hơn, kết quả đạt sau mỗi hoạt động cao hơn so với trước đó, trẻ không sợ học chữ mà tự tin thích học chữ học thật giỏi để mang theo niềm tin niềm hy vọng được lên lớp 1 như các anh chị. 2.3.6. Rèn trẻ cách tô, đồ chữ và ngồi đúng tư thế. Là hoạt động theo chuyên đề mới tôi thường xuyên lồng ghép cho trẻ chơi trò chơi với chữ cái bằng cách: tô chữ in rỗng, cầm bút chì tô, đồ các chữ cái viết thường. Để trẻ thực hiện tô, đồ chữ đúng, đẹp tôi hướng dẫn để trẻ ý thức được ngồi tô, đồ phải đúng tư thế, đặt vở ngay ngắn trước khi tô,đồ, khi tô, đồ không xoay vở . Vì vây trước khi tô, đồ tôi cho 1-2 trẻ nói lại tư thế: ngồi
  16. thẳng lưng đầu hơi cúi, tay trái giữ sách, tay phải cầm bút và cho trẻ thực hành tô, đồ các nét trên không Vào đầu năm học tôi thấy đến 2/3 số trẻ của lớp đều cầm bút bằng 4 đầu ngón tay và cầm sát xuống đầu bút chì để viết, có trẻ còn có thói quen cầm bút tay trái. Và trong khi tô chữ còn chệch nhiều ra ngoài. Để giúp trẻ tô,đồ được chữ đẹp và có tư thế ngồi đúng tôi đã tìm biện pháp để giúp trẻ đạt hiệu quả cao Để khắc phục được tình trạng này không phải ngày một ngày hai là làm được, bản thân tôi tự an ủi, động viên mình phải kiên trì. Đối với những trẻ cầm bút chưa đúng thì tôi trực tiếp cầm tay cháu hướng dẫn trẻ viết sau đó để tự trẻ viết nhưng phải đứng gần trẻ để quan sát, hướng dẫn. Nếu ra chỗ khác ngay lập tức trẻ sẽ quay về cầm bút như lúc ban đầu. Điều này thật dễ hiểu vì trẻ đã có thói quen cầm bút như vậy rồi , để sửa thói quen đó tôi cố gắng quan tâm đến trẻ nhiều hơn và động viên trẻ nhiều hơn để trẻ cố gắng. Bên cạnh đó cũng có nhiều trẻ chưa tô, đồ trùng khít lên các chấm mờ hoặc cách tô, đồ chưa đúng. Để phát hiện ra được những lỗi đó thì tôi đã quan tâm đến trẻ, quan sát và bao quát trẻ. Trong khi trẻ thực hiện tô, đồ tôi đứng quan sát và hướng dẫn một nhóm trẻ. Đặc biệt tôi cũng sắp xếp cho trẻ yếu ngồi gần trẻ giỏi để học hỏi nhau. Khi quan sát trẻ tô, đồ tôi phát hiện ra có trẻ thì tô, đồ ngược (Tô chữ “a” thì trẻ lại tô nét móc trước sau đó tô nét cong tròn), có trẻ thì tô rất nhanh, rất ẩu, chưa trùng khít lên các nét chấm mờ, có trẻ lại tô đi tô lại một chữ rất nhiều lần.(Trong khi tô, đồ một chữ cái thì trẻ lại không tô, đồ theo như cô đã làm mẫu mà lại tô, đồ chưa được một nét thì đã nhấc bút lên, tiếp tục tô, đồ lại nét vừa tô, đồ…có khi t ô đồ một chữ thì trẻ phải nhấc bút lên tới 4-5 lần).Cũng như cách sửa cầm bút cho trẻ tôi cũng vừa cầm tay trẻ vừa hướng dẫn cách tô, đồ. Với sự kiên trì cố gắng của cả cô và trẻ cuối cùng đa số trể lớp tôi đã ngồi đúng tư thế khi tô, đồ, chữ đẹp hơn, biết cách cầm bút…và thích các giờ làm quen với chữ viết hơn. 2.3.7. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh. Sự kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết. Nhất là khi một số lỗi sai khi phát âm của trẻ là do ảnh hưởng (bắt chước) của những người trong gia đình và xung quanh trẻ. Thấy được điều đó tôi đã dành thời gian lồng ghép trao đổi, thảo luận với phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát âm chuẩn tiếng phổ thông như ở giờ đón và trả trẻ, qua các buổi họp phụ huynh, ở góc trao đổi phụ huynh….Từ đó, hai phía cùng cố gắng phối kết hợp giúp trẻ hứng thú và học tốt hoạt động làm quen với chữ cái. Hiện nay, không chỉ ở thành phố mới có hiện tượng cho con đi học, luyện viết chữ (học trước chương trình lớp 1) mà ngay cả ở nông thôn đã bắt đầu xuất hiện. Phụ huynh cho con luyện chữ trước tuổi đến trường với kỳ vọng chuẩn bị trước vì sợ con không theo kịp các bạn khi vào lớp 1. Tuy nhiên kỳ vọng này của cha mẹ chưa rõ lợi đến đâu mà lại hại cho quá trình phát triển của trẻ, làm thui chột hứng thú học ở trẻ. Trong giờ học khi cô giới thiệu chữ cái mới có trẻ đã khoe “Con biết thừa chữ cái này rồi”, trong giờ học cháu không tập trung, trêu đùa bạn khác, làm ảnh hưởng đến cả lớp. Với
  17. tình hình như vậy tôi đã tuyên truyền với phụ huynh về tác hại của việc dạy trẻ học trước chương trình lớp 1. Ngoài ra tôi còn thường xuyên theo dõi chương trình VTV2, đó là kênh khoa học và giáo dục. Ở kênh này rất hay chiếu chương trình về cách nuôi dạy con cái, vấn đề trẻ học chữ trước chương trình lớp 1. Được xem giới thiệu về giờ phát sóng của chương trình tôi đã thông báo cho phụ huynh biết để dành thời gian theo dõi. Được xem các chương trình đó, phụ huynh đã có cái nhìn đúng đắn về việc cho trẻ luyện chữ trước chương trình lớp 1 và cùng với giáo viên chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non. Đặc biệt, tôi còn vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên phế liệu, sách báo, tranh ảnh cho các cháu hoạt động, làm đồ dùng đồ chơi cùng cô. Bởi vì, khi cùng cô hoạt động với những nguyên vật liệu đó các nhóm trẻ được thảo luận, trao đổi, bàn bạc cách làm. Từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển, lời nói của trẻ phong phú trẻ biết cách sử dụng lời nói để thuyết phục người khác khi nghĩ ra những cách làm hay. Chẳng hạn, khi học đến chữ cái nào thì có thể trong hoạt động góc hoặc các trò chơi trong hoạt động học tôi cho trẻ cắt chữ cái đang học từ sách báo, lịch cũ. Hoặc đến chủ đề phương tiện và luật lệ giao thông, tôi cho trẻ làm những chiếc thuyền từ chai dầu gội đầu, nước rửa bát… và để phân biệt những chiếc thuyền do tự tay trẻ làm ra, tôi đã gợi ý trẻ làm ký hiệu cho chiếc thuyền bằng những chữ cái khác nhau. Qua những hoạt động đó tôi thấy trẻ rất thích thú vui sướng vì tự mình đã tạo ra được sản phẩm, giúp trẻ củng cố lại chữ cái đã học. Mặt khác tôi còn trao đổi với phụ huynh mua thêm cho các cháu sách tranh truyện hay đĩa “Trò chơi với chữ cái” để dạy cho các cháu ở nhà. Để việc phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh đạt hiệu quả cao tôi đã dán kế hoạch hoạt động từng tuần ngoài cửa lớp để phụ huynh tiện theo dõi chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Như vậy khi phụ huynh đến lớp thấy chương trình học của trẻ đang dạy chữ cái nào thì về nhà phụ huynh sẽ củng cố lại chữ cái đã học ở lớp cho trẻ. Bằng hìnhthức đó đa số trẻ lớp tôi đã nhận biết và phát âm được các chữ cái mà tôi đã dạy theo chương trình 2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Với những biện pháp trên tôi đã áp dụng vào thực tiễn giảng dạy một cách linh hoạt và đã thu được kết quả sau: * Đối với trẻ - Trẻ có những thói quen tốt, mạnh dạn, tự tin, tích cực trong việc tham gia các hoạt động học nói chung và hoạt động làm quen chữ cái nói riêng. - Kiến thức của trẻ được mở rộng, khắc sâu có hệ thống phát triển đúng đắn theo tầm nhận thức và tâm sinh lý của trẻ. - Trẻ phát triển tốt trong các lĩnh vực: Đức, Trí, Thể, Mĩ, và đặc biệt tự tin tìm, phát âm, nhận biết tô vẽ chữ cái tiếng Việt thành thạo hơn. Qua khảo sát đánh giá chất lượng trên trẻ như sau. Bảng khảo sát trước khi áp dụng Nội Đạt Chưa đạt STT Tổng số dung Số trẻ % Số trẻ % 1 Trẻ nhận biết, phân 16 5 31 11 69
  18. biệt và phát âm chuẩn đúng 29 chữ cái Trẻ hứng thú học, 2 biết chơi với các trò 16 6 37,5 10 62,5 chơi chữ cái Tô,đồ trùng khiết lên 3 chấm mờ, hoàn thành 16 5 31 11 69 vở tập tô sạch Kỷ năng tô, đồ, tư thế 4 16 7 44 9 56 ngồi ,cách cầm bút Bảng khảo sát sau khi áp dụng Nội Tổng số Đạt Chưa đạt STT dung Số trẻ % Số trẻ % Trẻ nhận biết, phân 1 biệt và phát âm chuẩn 16 16 100 0 0 đúng 29 chữ cái Trẻ hứng thú học, 2 biết chơi với các trò 16 16 100 0 0 chơi chữ cái Tô,đồ trùng khiết lên 3 chấm mờ, hoàn thành 16 16 100 0 0 vở tập tô sạch Kỷ năng tô, đồ, tư thế 4 16 16 100 0 0 ngồi,cách cầm bút            Qua mét thêi gian thùc hiÖn vµ theo dâi t«i nhËn thÊy nh÷ng biÖn ph¸p  trªn rÊt cã hiÖu qu¶, häc sinh líp t«i cã chuyÓn biÕn râ rÖt, khả năng nhận biết, phân biệt, phát âm chữ cái của trẻ được nâng cao. Hình thành năng lực hoạt động tư duy, óc sáng tạo của trẻ, kỹ năng cầm bút, kỹ năng tô, đồ được nâng lên rõ rệt, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động tiền làm quen chữ viết, biết cách cầm bút ra xem. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non sẽ giúp cho giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xác định lựa chọn, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, cũng như nghiên cứu lồng ghép các hình thức với nhau, giúp cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ phát triền một cách toàn diện. Vì vậy khi thực hiện làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi, tôi luôn phải nắm rõ: - Tầm quan trọng của môn học. Căn cứ vào đặc điểm tư duy của trẻ lớp mình để đưa ra những biện pháp, cách thức linh hoạt cho trẻ tiếp cận, học chữ cái một cách tự nhiên, không gò bó. - Nắm được phương pháp của hoạt động làm quen chữ cái. Lựa chọn bài dạy phù hợp với chủ đề.
  19. - Tạo môi trường chữ viết phong phú đa dạng để kích thích trẻ làm quen với chữ cái. - Cô giáo cần có tâm thế tốt trước khi lên lớp để tạo giờ học vui vẻ, thoải mái, xử lý tình huống kịp thời. -Tạo đồ dùng phù hợp, đẹp, hấp dẫn và sử dụng linh hoạt, hợp lý tạo bất ngờ, hứng thú cho trẻ. - Lựa chọn, ứng dụng các trò chơi hay, phù hợp, hấp dẫn vào tiết học tạo phát huy trí thông minh cho trẻ. * Đối với bản thân đồng nghiệp và phụ huynh. - Những kết quả trên được thể hiện qua các đợt dự giờ của Ban giám hiệu và thao giảng cấp trường tôi đều đạt giờ dạy giỏi, học sinh được Ban giám hiệu đáng giá đạt kết quả cao. - Đối với bạn bè, đồng nghiệp tôi được tín nhiệm trong các hoạt động chuyên môn. - Đặc biệt tôi rất phấn khởi nhận được sự tin yêu và hài lòng từ các bậc phụ huynh đối với cô giáo. 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Đối với Trường Mầm non. - Có sự đầu tư đổi mới thường xuyên liên tục về môi trường giáo dục, đồ dùng đồ chơi cho trẻ ở các nhóm lớp. - Đầu tư cơ sở vật chất cho các lớp phân trường điểm lẻ ( Máy vi tính, nối mạng Internet), đầu tư băng đĩa, tranh ảnh, đồ dùng lắp ghép về chữ cái cho trẻ. - Nhà trường tổ chức cho giáo viên được tìm hiểu những phương pháp ,biện pháp giảng dạy có hiệu quả cao. Dễ truyền đạt, dễ tiếp thu nhanh. Phù hợp với từng lứa tuổi địa phương. Để đem lại chất lượng cao hơn nữa. 3.2.2. Đối với giáo viên - Không ngừng học hỏi đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động học nói chung và hoạt động làm quen chữ cái nói riêng với trẻ 5 tuổi qua các lớp đào tạo, sách báo, thông tin đại chúng, bạn bè đồng nghiệp. - Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ giáo viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tận tụy với công việc. - Giáo viên cần quan sát đánh giá trẻ sát sao, ghi chép để khuyến khích sự phát huy trí thông minh sáng tạo của trẻ. - Đổi mới phương pháp giáo dục từ “Người giáo viên làm trung tâm” thành phương pháp “Trẻ làm trung tâm” trong các hoạt động giáo dục ở trường Mầm non. Trên đây là những kinh nghiệm của tôi, rất mong được sự quan tâm góp ý của các bạn đồng nghiệp và lãnh đạo các cấp để tôi hoàn thiện hơn trong quá trình công tác. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  20. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Thanh Tân, ngày 31 tháng 03 năm HIỆU TRƯỞNG 2022 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết SKKN Lương Thị Hòa Lê Thị Tuyết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2