Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động một ngày
lượt xem 5
download
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non được hoàn thành với mục tiêu nhằm điều tra và đánh giá thực tế về vốn từ, khả năng giao tiếp của trẻ 24 - 36 tháng tuổi từ đó nghiên cứu và đề ra một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động một ngày
- I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ được xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại , nó gắn bó mật thiết với sự phát triển của thế giới loài người . Ai cũng biết ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý của trẻ. Trong đối nhân xử thế, chúng ta không thể dùng hình dạng để diễn tả hết những cảm xúc, suy nghĩ của mình, bắt buộc phải sử dụng đến lời nói. Ngôn ngữ chính là công cụ " Đặc Biệt " khiến cho con người khác hẳn với động vật và làm cho con người phân biệt được với nhau giữa trí tuệ cao thấp, nông nỗi và sâu sắc….. Ở trường mầm non , phát triển ngôn ngữ là một trong những “nhiệm vụ” quan trọng nhất – Là bước đầu hình thành cho trẻ những năng lực ngôn ngữ như nghe lời nói và phát âm, khả năng sử dụng từ ngữ , các kiểu câu tiếng Việt và đặc biệt là nói năng mạch lạc trong giao tiếp và học tập Từ đó giúp trẻ phát triển về mọi mặt: đức, trí, thể, mỹ và hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “số vốn” đó một cách thành thạo. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện với con trẻ là rất ít. Do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển còn hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnh…chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn. Đối với nhóm trẻ từ 2 đến 3 tuổi qua quan sát những giờ hoạt động chung và giờ hoạt động vui chơi, tôi thấy các cháu rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế , các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều,đối với trẻ nhà trẻ, ngôn ngữ còn nghèo nàn, phát âm còn chưa chuẩn, vốn từ ít. dưới tác động của người lớn, trẻ bắt đầu dùng lời nói để trò chuyện trao đổi với những người xung quanh. Lúc này vốn từ của trẻ đã tăng lên một cách nhanh chóng. Tùy theo đặc điểm riêng của trẻ tùy theo hoàn cảnh giáo dục và điều kiện khác nhau mà vốn từ của trẻ cũng khác nhau. Có những trẻ ngôn ngữ phát triển 1/10
- theo đúng lứa tuổi, nên tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chon đề tài: “Một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 24 36 tháng thông qua hoạt động một ngày". 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này, tôi điều tra và đánh giá thực tế về vốn từ, khả năng giao tiếp của trẻ 24 36 tháng tuổi từ đó nghiên cứu và đề ra một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những vần đề có liên quan đến việc phát triên vốn từ cho trẻ Tìm hiểu thực trạng ngôn ngữ của trẻ ở trường mầm non. Đề xuất một số biện phát trát triển vốn từ cho trẻ 24 26 tháng tuổi. 4. Đối tướng, phạm vi nghiên cứu Căn cứ vào yêu cầu của đề tài tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ 24 36 tháng tuổi. Nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 36 tháng tuổi. Địa điểm: tại lớp nhà trẻ do tôi phụ trách. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. Đọc, thu thập,,phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa những tài liệu có liên quan tới đề tài: tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học mầm non, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non... 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 5.2.1 Phương pháp quan sát Quan sát việc thực hiện trong các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 5.2.2 Phương pháp trò chuyện Trò chuyện với trẻ, với phụ huynh, tìm hiểu để nắm được vốn từ, khả năng giao tiếp của trẻ để có những biện pháp phù hợp với từng trẻ. 5.2.3 Phương pháp thống kê toán học Dùng công thực toán học để xử lý số liệu đã thu thập được. 5.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2/10
- 6. Kế hoạch nghiên cứu Từ ngày 15/9/2018 đến ngày 25/10/2018 chọn đề tài và trang bị lý luận. Từ ngày 26/10/2018 đến ngày 28/02//2019 tổ chức cho trẻ thực hiện các biện pháp trong các hoạt động. Từ ngày 01/03/2019 đến ngày 20/03/2019 phân tích kết quả và viết SKKN 3/10
- II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận 1. 1 . Cơ sở ngôn ngữ 1.1.1 Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ nhà trẻ: Ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trẻ thích tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh . Những từ các cháu được sử dụng hầu hết là những từ chỉ tên gọi , những gì gần gũi xung quanh mà hàng ngày trẻ tiếp xúc . Ngoài ra, trẻ cũng nói được một số từ chỉ hành động, chỉ những công việc của bản thân và mọi người xung quanh, chỉ hành động của những con vật mà trẻ biết: Ví dụ: Ô tô, xe đạp , con cá; bố, mẹ, bà. Còi píp píp , đạp xe đạp , con cá bơi , bố đi làm , bà đi chợ… Nhận thấy vốn từ của trẻ tuy phát triển nhưng còn hạn chế, bộ máy phát âm của trẻ đang hoàn thiện dần nên khi trẻ nói trẻ hay nói chậm., hay kéo dài, giọng, đôi khi còn ậm ừ, ê, a, không mạch lạc . Để giúp trẻ phát triển vốn từ, tôi thấy người giáo viên cần phải nắm vững đặc điểm vốn từ của trẻ, mặt khác cô giáo phải nói to, rõ ràng, rành mạch, dễ nghe , ngắn gọn nhưng đủ câu Ví dụ : Đây là quả cam ạ ! Quả cam ạ !.... 1.1.2.Cơ sở tâm lý Tư duy của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là tư duy trực quan . Thời kỳ này, khả năng tri giác về các sự vật hiện tượng bắt đầu được hoàn thiện . Trẻ hay bắt chước những cử chỉ, và lời nói của người khác . Do vậy ngôn ngữ của cô giáo phải trong sáng và chính xác để trẻ nói theo . 1.1.3 Cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con người và sự vật hiện tượng xung quanh . Qua đó trẻ phát triển ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các hoạt động giáo dục và dạy học ở trường mầm non . Để thực hiện điều đó phải thông qua nhiều phương tiện khác nhau như qua các giờ học, các trò chơi, dạo chơi ngoài trời và sinh hoạt hàng ngày . Rèn luyện và phát triển vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ biết nghe, hiểu và phát âm chính xác các âm của tiếng mẹ đẻ, hướng dẫn trẻ biết cách diễn đạt ý muốn 4/10
- của mình cho người khác hiểu . Vì vậy khi cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thì phải cho trẻ biết gọi tên, đặc điểm của đối tượng . Không những thế, giáo viên dạy trẻ biết nói câu đầy đủ, rõ nghĩa, dạy trẻ phát âm đúng các âm chuẩn của tiếng việt, đảm bảo các nguyên tắc của giáo dục học tính khoa học, tính hệ thống, tính vừa sức, tính tiếp thu. Dựa vào những cơ sở lý luận trên, đối chiếu với tình hình thực tế, tôi nhận thâý sự chênh lệch về vốn từ của trẻ ở cùng một độ tuổi trong lớp là khá lớn. Qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy vốn từ của trẻ không phụ thuộc vào điều kiện vật chất, kinh tế của gia đình mà trước hết liên quan rất nhiều đến thời gian trò chuyện với trẻ hay không ? Cô và cha mẹ có lắng nghe bé kể chuyện về sinh hoạt và bạn bè hay không ? Có th ờng xuyên kể chuyện cho bé nghe và hướng dẫn bé kể lại không ?…Tất cả những điều đó không chỉ làm tăng số lượng vốn từ của trẻ, sự hiểu biết nghĩa của từ, cách dùng từ của trẻ mà còn làm phong phú hiểu biết và xúc cảm của trẻ. 2. Thực trạng vấn đề Ở lứa tuổi này phạm vi tiếp xúc của trẻ còn hạn chế do một số trẻ chưa đi học bao giờ, nên khả năng nhận thức của trẻ còn chưa cao, đang ở nhà được tự do khi bắt đầu đến lớp còn bỡ ngỡ, cuộc sống có nhiều điều mới lạ mà việc phát triển vốn từ cho trẻ ở lứa tuổi này không phải là vấn đề đơn giản . Để giúp trẻ phát triển vốn từ cô giáo cần phải có nhiều sáng tạo và tìm ra biện pháp để dạy trẻ: Như tạo nhiều góc mở để trẻ được hoạt động , hay thiết kế các bài giảng công nghệ thông tin …Đó chỉ là một cách đơn giản và điều quan trọng hơn là sự quan tâm, gần gũi, chia sẻ của cô với trẻ giúp trẻ tự tin , mạnh dạn nói lên cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về gia đình, cô và bạn bè ..hay đồ vật , đồ chơi, hiện tượng. 2.1. Thuận lợi: Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường. Giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề do phòng tổ chức. Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong công tác giảng dạy đặc biệt là chú ý phát triển vốn từ cho trẻ. Đồ dùng phục vụ cho việc phát triển vốn từ cho trẻ phong phú về hình ảnh, màu sắc hấp dẫn (tranh ảnh, vật thật). 5/10
- 2. 2. Khó khăn Trẻ 24 36 tháng do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, có nhiều trẻ chưa biết nói (Ngô Phương Linh, Trần Nam Khánh…), một số cháu phát âm chưa chuẩn (Đinh Gia hưng, Trần Bảo Hân …) Các cháu bắt đầu đi học còn khóc nhiều, chưa quen với cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt động ở lớp. Các cháu không cùng tháng tuổi (có cháu sinh đầu năm già dặn, nói năng mạch lạc, có cháu sinh cuối năm non nớt nói chưa rõ ràng; mỗi cháu đều có sở thích và tính cách khác nhau…. Đa số phụ huynh làm do bận rộn công việc kiếm sống nên chưa thực sự quan tâm đến việc dạy dỗ con cái mà giao phó hoàn toàn cho cô giáo ở trường. Sau đây là bảng khảo sát trẻ đầu năm của lớp tôi (nhà trẻ D1): Số lượng trẻ khảo sát là 20 trẻ Kết quả STT Nội dung Chưa Đạt đạt 1 Trẻ hào hứng tham gia trò chuyện cùng cô 7/20 13/20 2 Trẻ hứng thú trả lời được câu hỏi của cô 5/20 15/20 3 Phát triển vốn từ của trẻ 8/20 12/20 Đứng trước một số khó khăn như vậy, tôi đã tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ” và qua thực tiễn dạy dỗ trẻ hàng ngày, trong những năm học vừa qua, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau trong việc phát triển vốn từ cho trẻ nhà trẻ. 3. Một số biện pháp thực hiện 3.1. Biên phap 1: Phát tri ̣ ́ ển vốn từ cho trẻ thông qua giờ đóntrả trẻ: Cô tích cực trò chuyện cùng trẻ và yêu cầu trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng. Khi trẻ trò chuyện nhiều với cô sẽ tăng thêm vốn từ cho trẻ, phát huy được khả năng giao tiếp tự tin với những người xung quanh. Ví dụ: + Sáng đến lớp cô nhắc trẻ chào cô, chào ông bà bố mẹ (ví dụ: Con chào cô ạ! Hay con chào mẹ ạ !...) 6/10
- + Cô đọc thơ và kể chuyện cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ phát âm và yêu cầu trẻ trả lời một số câu hỏi đơn giản. Ví dụ: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện "Thỏ con không vâng lời" Cô hỏi trẻ:Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Câu chuyện có những ai? Bạn bươm bướm đã gọi thỏ như thế nào? Vì không nghe lời mẹ bạn thỏ đã bị làm sao? ( Hình ảnh minh họa 1: Cô trò chuyện cùng trẻ) 3.2. Biên phap 2: Phát tri ̣ ́ ển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động học Đối với các giờ học cô phải sử dụng đồ dùng trực quan. Đồ dùng trực quan là nền tảng để tổ chức việc tích cực ngôn ngữ của trẻ. Hệ thống câu hỏi của cô phải rõ ràng, ngắn gọn. trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu, không nói cụt lủn hoặc cộc lốc. Ví dụ: Môn nhận biết tập nói . Đề tài : Quả cam Cô phải chuẩn bị đầy đủ các loại quả thật để trẻ được nhìn, được sờ, được nếm. Có lô tô để trẻ củng cố bài học . Ngòai ra còn tích hợp thêm âm nhạc, văn học vào bài học khi trẻ về chỗ ngồi cô có thể cho trẻ hát hoặc đọc thơ ....Câu hỏi cô đưa ra rõ ràng, không dài quá . Đặc biệt trong quá trình dạy cần gọi nhiều trẻ để trẻ có cơ hội được rèn luyện nói – đúng rõ ràng và cô chú ý sửa sai cho trẻ như nói ngọng , nói nhỏ , nói chưa đủ câu (nói trống không )... Đây là quả gì? Đây là quả cam ạ! Vỏ cam như thế nào? Vỏ cam sần sùi ạ ! Vỏ quả cam có mùi gì? Vỏ cam có mùi thơm ạ! Ăn cam có vị ngọt hay chua ? Tương tự với quả khác . ( Hình ảnh minh họa 2: Giờ nhận biết tập nói " Quả cam") 3.3. Biên phap 3. Phát tri ̣ ́ ển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi 3. 3. 1: Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua một số trò chơi Cô giáo cần tổ chức rộng rãi cho trẻ chơi nhiều trò chơi khác nhau để sử dụng những loại câu đơn giản Ví dụ: Trò chơi bắt chước tiếng kêu của con vật: Cô nói trẻ giả làm tiếng kêu các con vật như : Con mèo .............meo meo 7/10
- Con vịt................ cạp cạp Con chó.............. gâu gâu Con gà trống ..........ò ó oo Trò chơi đoán đặc điểm của con vật: Cô nói trẻ đoán Con gà mái .................... đẻ trứng Con chó ......................... đẻ con Con thỏ...........................đẻ con Trò chơi vận động vừa đọc các bài thơ, đồng dao vừa làm các hành động trong nội dung bài thơ hay đồng dao đó : Bài « con Bọ dừa » Bọ dừa mẹ đi trước Bọ dừa con theo sau Gió thổi ngã chổng ngoeo Bọ dừa kêu ối ối ! (Hình ảnh minh họa 3: Cô và trẻ chơi trò chơi " Con bọ dừa" ) 3.3.2. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động góc Ở trường mầm non , ngoài chơi các trò chơi vận động , đồ chơi ngoài trời thì trẻ được hoạt động động trong các góc chơi là chủ đạo .Ở các góc trẻ được thực hành vào thế giới của người lớn , được thực hành bắt chước các hành động cử chỉ và lời nói của người lớn trong khi chơi . Do vậy để phát huy tối đa ngôn ngữ của trẻ yêu cầu các góc chơi cần có đủ đồ chơi. Như búp bê , khối gỗ , hoa hạt... Khác với mẫu giáo , trẻ nhà trẻ chơi ở các góc chưa biết chơi theo nhóm mà chơi theo cá nhân do vậy đồ chơi tương đối cần nhiều ( mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi hoặc 1 búp bê ...) và phong phú . Lứa tuổi nhà trẻ có 5 góc chơi là bế em , hoạt động với đồ vật , chơi tập , sách truyện , tạo hình . Góc chơi chính là bế em . Ví dụ : Trò chơi bế em Cô nhập vai làm mẹ búp bê cho búp bê bú, búp bê ăn, búp bê ngủ trẻ sẽ bắt chước những từ cô và mẹ bé ở nhà nói như: Con của mẹ ngoan quá! Biết hát ru “à ơi” cho em bé ngủ ... Khi trẻ được nhập vai giúp các con có thêm vốn từ phong phú. Hình ảnh 4: Trẻ chơi góc bế em 8/10
- 3.3.3 Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời Khi cho trẻ đi dạo: tôi cũng rất chú ý việc phát triển vốn từ của trẻ, trẻ đ ược quan sát, trò chuyện về sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, trò chuyện về các con vật… cây cối trong sân trường, tôi dùng các câu hỏi kích thích tư duy của trẻ hoạt động như: Vườn trường hôm nay có gì mới đẹp thế ? Cô luôn sửa sai câu nói của trẻ ở mọi lúc , mọi nơi để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Ví dụ : Trẻ nói : Cô sửa : ông oa đẹp ....................... ....Bông hoa Mẹ ua cho bé ....................Mẹ mua cho bé Hình ảnh minh họa 5: Trẻ dạo chơi trong vườn trường 4. Hiệu quả SKKN Trải qua một quá trình thực hiện bền bỉ, liện tục, trẻ ở lớp tôi đã có những chuyển biến rõ rệt, phần lớn số trẻ trong lớp đã có một số vốn từ rất khá. Có được kết quả như vậy đó là nhờ sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân kết hợp với đồng nghiệp đặc biệt là Ban giám hiệu trường mầm non Tân Mai cùng với chị em trong lớp luôn cùng tôi tìm ra những biện pháp và hình thức phù hớp với khả năng của trẻ. Các cháu nói năng mạch lạc, rõ ràng, biết cách diễn đạt ý muốn của mình, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, vốn từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều so với kết quả đầu năm tôi đã khảo sát. Từ khi áp dụng các biện pháp trên đến nay, tôi đã thu được một số kết quả đáng kể như sau: Kết quả Đầu năm Cuối năm STT Nội dung Chưa Chưa Đạt Đạt đạt đạt Trẻ hào hứng tham gia trò chuyện 35 % 65 % 85 % 15 % 1 cùng cô Trẻ hứng thú trả lời được câu hỏi 25 % 75 % 75 % 25 % 2 của cô 3 Phát triển vốn từ của trẻ 40 % 60 % 65 % 35 % 9/10
- III – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Phát triển vốn từ cho trẻ ở trường mầm non và đặc biệt là ở lứa tuổi nhà trẻ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết . Mức độ phát triển vốn từ của trẻ còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau . Tôi nhận thấy việc rèn luỵên và phát triển vốn từ cho trẻ là cả quá trình liên tục và có hệ thống đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bên bỉ, khắc phục khó khăn để tìm ra phương tiện, điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện của các cháu, hơn nữa cô giáo là người gương mẫu để trẻ noi theo. Điều này đã góp phần bồi dưỡng thế hệ măng non của đất n ước, thực hiện mục tiêu của ngành. 2. Bài học kinh nghiệm Vậy muốn có được kết quả trong việc phát triển vốn từ cho trẻ qua quá trình thực hiện tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tự rèn luyện ngôn ngữ của mình để phát âm chuẩn tiếng việt. Và để phát triển ngôn ngữ của trẻ một cách toàn diện thì cô giáo cần phải thực hiện 3 nhiệm vụ sau: + Làm giàu vốn từ của trẻ qua việc hướng dẫn trẻ quan sát, đàm thoại, hướng dẫn trẻ vui chơi, kể chuyện và đọc chuyện cho trẻ nghe. + Củng cố vốn từ cho trẻ + Tích cực hóa vốn từ của trẻ. Giáo viên luôn tạo không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ, động viên trẻ đi học đều – đúng giờ, tạo điều kiện quan tâm đến những trẻ nhút nhát, giành thời gian gần gũi , trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp nhiều hơn. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà tr ường để giáo viên nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có kế hoạch phát triển vốn từ cho trẻ. Tổ chức nhiều trò chơi sử dụng ngôn ngữ. Cô giáo tạo điều kiện cho trẻ nghe nhiều và nói chuyện nhiều với trẻ, luôn tìm cách thúc đẩy trẻ sử dụng ngôn một cách chủ động. 10/10
- Tích cực cho trẻ tiếp cận và làm quen với thiên nhiên để phát triển khả năng quan sát của trẻ, giúp trẻ củng cố và tư duy hoá các biểu tượng bằng ngôn từ 2. Khuyến nghị: Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được như vậy để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ viết ở các trường mầm non nói chung và trường tôi nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ viết. Cụ thể như sau: * Đối với phòng giáo dục Tôi xin được đề xuất với Phòng giáo dục chọn những sáng kiến kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi cho chúng tôi được tham khảo, học tập. Tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập các trường bạn, các giờ dạy mẫu. * Đối với Ban Giám hiệu: Ban Giám hiệu cần có sự chỉ đạo cụ thể, làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm cho giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên còn những mặt hạn chế. * Đối với giáo viên: Thường xuyên bổ sung và thay đổi đồ dùng dạy học một cách sáng tạo. Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức. Biết kết hợp hoạt động trong tiết học và ngoài tiết học một cách phù hợp và khoa học nhằm phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của trẻ, cung cấp kiến thức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo viên nên có sổ nhật ký để cập nhật thông tin trong từng ngày để bổ sung, điều chỉnh cho trẻ một cách kịp thời. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong việc phát triển vốn từ của trẻ lứa tuổi nhà trẻ trong năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn ! 11/10
- Long Biên, ngày 22 tháng 3 năm 2019 Người viết Nguyễn Thị Thanh Hà 12/10
- IV PHỤ LỤC Hình ảnh minh họa 1: Cô trò chuyện cùng trẻ Hình ảnh minh họa 2: Giờ nhận biết tập nói “ Quả cam”.
- Hình ảnh minh họa 3: Cô và trẻ chơi trò chơi: “ Con bọ dừa”. Hình ảnh minh họa 4: Trẻ chơi góc bế em
- Hình ảnh minh họa 5: Trẻ dạo chơi trong vườn trường
- MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Kế hoạch nghiên cứu 2 PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Thực trạng vấn đề 3 2.1Thuận lợi 3 2.2 Khó khăn 3 3. Các biện pháp tiến hành 5 3. 1. Biện pháp 1: Phát triển vốn từ thông qua giờ đón trả trẻ. 5 3.2. Biện pháp 2: Phát triển vốn từ thông qua hoạt động học 5 3.3. Biện pháp 3: Phát triển vốn từ thông qua hoạt động vui chơi. 6 4. Hiệu quả SKKN 8 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 8 1. Kết luận 8 2. Bài học kinh nghiệm 9 PHẦN IV PHỤ LỤC Các hình ảnh đính kèm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 196 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 111 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 151 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 97 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 142 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn