intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp giữa công đoàn và chính quyền trong công tác chăm lo đời sống công đoàn viên ở trường Mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

46
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài "Một số biện pháp phối hợp giữa công đoàn và chính quyền trong công tác chăm lo đời sống công đoàn viên ở trường Mầm non" là đưa ra các biện pháp phối hợp giữa công đoàn và chính quyền nhằm nâng cao chất lượng đời sống công đoàn viên ở trường Mầm non nhằm giúp công đoàn viên yên tâm công tác. Rèn luyện cho đội ngũ cán bộ công đoàn sự năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung của tâp thể, tránh rập khuôn, máy móc, làm việc kém hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp giữa công đoàn và chính quyền trong công tác chăm lo đời sống công đoàn viên ở trường Mầm non

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TRIỀU KHÚC MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA CÔNG ĐOÀN VÀ CHÍNH QUYỀN TRONG CÔNG TÁC CHĂM LO ĐỜI SỐNG CÔNG ĐOÀN VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực/Môn : Lĩnh vực khác Cấp học : Mầm non Tác giả : Nguyễn Thị Thúy Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường mầm non Triều Khúc NĂM HỌC: 2021 – 2022
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2 4. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................... 3 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................ 3 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. .................................................................................... 3 1. Thuận lợi ..................................................................................................... 4 2. Khó khăn ..................................................................................................... 4 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ................................................................. 4 3.1. Biện pháp 1: Tham mưu với chính quyền tổ chức hoạt động chăm lo đời sống công đoàn viên........................................................................................ 5 3.2. Biện pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyề các chế độ đãi ngộ đối với người lao động. ............................................................................................... 7 3.3. Biện pháp 3:Phối hợp với chính quyền chăm lo đời sống tinh thần cho công đoàn viên .............................................................................................. 10 PHẦN III: KẾT LUẬN ..................................................................................... 10 1. Kết luận ..................................................................................................... 12 2. Khuyến nghị .............................................................................................. 12 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG 2/15
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta biết, Công đoàn là một tổ chức quần chúng tự nguyện có tính chất độc lập về mặt tổ chức; là một thành viên của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Công đoàn có chức năng phối hợp với Nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định. Trong Nhà trường, Công đoàn cơ sở là nền tảng của Công đoàn ngành Giáo dục – đào tạo; là cầu nối giữa cán bộ đoàn viên với các đoàn thể trong trường và ngoài xã hội, với Chi bộ trường; là tổ chức chính trị trong Nhà trường, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của đoàn viên. Mối quan hệ giữa các cấp quản lí nhà trường và tổ chức Công đoàn trong trường là quan hệ phối hợp công tác, bình đẳng, tôn trọng tính độc lập của nhau. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nói chung và Công đoàn nói riêng là lực lượng rất quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp để chỉ đạo, thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện nhiệm vụ cụ thể của nhà trường. Mọi chủ trương, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ muốn đạt kết quả tốt cần phải có sự phối hợp thực hiện. Nếu giữa Công đoàn và Nhà trường không tạo ra sự đoàn kết, thống nhất, đồng bộ và nhất quán thì sẽ gặp khó khăn trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thực hiện và phát động các phong trào thi đua trong Nhà trường. Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù Đảng và Nhà nước ta chăm lo mọi mặt về đời sống vật chất và tinh thần cho CBVC nói chung và CBVC ngành Giáo dục nói riêng nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được cuộc sống tối thiểu mà thôi, vẫn còn rất nhiều khó khăn nan giản đối với đội ngũ giáo viên mới ra trường và nhân viên có mức thu nhập thấp. Chính vì vậy, công tác phối hợp giữa công đoàn và chính quyền nhà trường trong việc thực hiện chăm lo đời sống công đoàn viên được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức công đoàn. Đây không phải là nhiệm vụ được thực hiện trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục mới đạt được kết quả. Thực tế cho thấy, ở đơn vị nào mà nhà trường và công đoàn phối hợp chăm lo tốt đời sống công đoàn viên thì đơn
  4. vị đó sẽ đạt được nhiều thành công trong các phong trào thi đua. Vì vậy hoạt động chăm lo cho đời sống đoàn viên công đoàn trong các đơn vị hiện nay mang ý nghĩa chính trị to lớn, là động lực thúc đẩy cho sự phát triển sự nghiệp Giáo dục. Nhận thức được điều đó, bản thân tôi, với nhiệm vụ được giao là Chủ tich công đoàn nhà trường luôn suy nghĩ làm thế nào để chăm lo được tốt đến đời sống các đoàn viên trong công đoàn. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự đoàn kết nhất trí giữa Công đoàn và Chính quyền để nâng cao chất lượng đời sống của các công đoàn viên trong nhà trường ngày càng đi lên. Vì vậy, tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và viết kinh nghiệm của mình về: "Một số biện pháp phối hợp giữa công đoàn và chính quyền trong công tác chăm lo đời sống công đoàn viên ở trường Mầm non”. 2. Mục đích nghiên cứu - Mục đích của đề tài là đưa ra các biện pháp phối hợp giữa công đoàn và chính quyền nhằm nâng cao chất lượng đời sống công đoàn viên ở trường Mầm non nhằm giúp công đoàn viên yên tâm công tác. - Rèn luyện cho đội ngũ cán bộ công đoàn sự năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung của tâp thể, tránh rập khuôn, máy móc, làm việc kém hiệu quả. 3. Đối tượng nghiên cứu - Công tác phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong công tác chăm lo đời sống công đoàn viên 4. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 9/2021 đến nay 2/15
  5. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Trong khoản 3, Điều 18, Điều lệ Công Đoàn Việt Nam năm 2013 nêu rõ Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan của tổ chức chức chính trị, chính trị xã hội và xã hội nghề nghiệp: Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ công chức cơ quan, đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động. Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện trong CNVCLĐ. Điều 1, Luật Công đoàn Việt Nam có nội dung: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Cơ sở thực tiễn Trường tôi công tác trực thuộc PGD-ĐT huyện Thanh Trì- thành phố Hà Nội. Năm học 2021 - 2022, trường 58 cán bộ giáo viên, nhân viên. Từ tháng 7 năm 2021, tôi được Liên đoàn Lao động Huyện Thanh Trì phân công chức danh Chủ tịch công đoàn của nhà trường. 3/15
  6. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - 100% các CBGVNV nhà trường tham gia vào tổ chức Công đoàn. - Đa số đoàn viên công đoàn nhà trường ở độ tuổi 25-40, trẻ trung, năng động, nhiệt tình trong các phong trào của công đoàn. - Ban Giám Hiệu nhà trường luôn đồng thuận, quan tâm, đến các phong trào của công đoàn nhà trường. * Khó khăn: - Các thành viên trong Ban chấp hành đều chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa qua đào tạo về nghiệp vụ công đoàn. - Một số đoàn viên có mức thu nhập thấp, năm học 2021-2022, dịch bệnh Covid bùng phát dữ dội trên địa bàn, giáo viên mầm non phải nghỉ dạy ở nhà, kinh tế gặp nhiều khó khăn. - Công đoàn cơ sở có nhiều khó khăn về kinh phí để tổ chức các hoạt động. Kinh phí công đoàn cơ sở chủ yếu dựa vào khoản đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng ( 1%), hàng năm công đoàn cấp trên có cấp về cho CĐCS khoản kinh phí nằm trong kinh phí công đoàn (2%) nhưng thường cuối năm mới được cấp, vì thế không đáp ứng kịp thời nhu cầu của công việc. Ngoài ra, CĐCS không có nguồn thu nào khác để hỗ trợ thêm cho các hoạt động, vì thế kinh phí thu được còn ít nên chưa được đầu tư cho các phong trào. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Qua thực trạng của tổ chức công đoàn nhà trường có những thuận lợi và khó khăn như vậy, cho nên yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào để chăm lo được đời sống công đoàn viên . Vì vậy, tôi đã đưa ra một số tiêu chí để khảo sát về chất lượng đời sống công viên của nhà trường như sau Nội dung Đàu năm Đạt Cuối năm Đạt 1. Số đoàn 5 8,6% viên có hoàn 4/15
  7. cảnh kinh tế khó khăn 2. Đoàn viên nắm được các chính sách đối 32 55% với người lao động 3. Đoàn viên yên tâm công 40 68% tác Qua những tiêu chí đánh giá trên, tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp để phối hợp giữa công đoàn và chính quyền nhà trường trong công tác chăm lo đời sống công đoàn vên tại đơn vị như sau: 3.1. Biện pháp 1: Tham mưu với chính quyền tổ chức hoạt động chăm lo đời sống công đoàn viên Ban chấp hành công đoàn nhà trường luôn quan tâm đến đời sống công đoàn viên, tham mưu với chính quyền xây dựng quy chế dân chủ nơi làm việc, đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giúp nâng cao chất lượng cuộc sống công đoàn viên. * Cách tiến hành: Đầu năm học 2021-2022, Ban chấp hành công đoàn đã phối hợp cùng Ban Giám Hiệu nhà trường tổ chức tốt Hội nghị CB- CC-VC người lao động nhiệm kỳ 2021-2023 đảm bảo chất lượng và sát thực tế. Hội nghị đã đưa phát huy được quyền dân chủ trong đội ngũ Cán bộ- giáo viên- nhân viên thông qua việc đóng góp các ý kiến xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học, sửa đổi bổ sung các quy chế phù hợp trong năm học.`( Minh chứng 1) Ban Chấp hành công đoàn cũng phối hợp với Ban giám hiệu cân đối chi phí để đầu tư trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của nhà trường. Nhờ vậy 5/15
  8. môi trường làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên và môi trường học tập của học sinh được cải thiện rõ rệt. Để chăm lo tốt đời sống Công đoàn nhà trường phối hợp với chính quyền đã trực tiếp chăm lo đời sống vật chất của đoàn viên thông qua việc xây dựng các nguồn quỹ như: + Xây dựng quỹ tham quan: Công đoàn đã phối hợp với chính quyền xây dựng và duy trì nguồn quỹ tham quan tại đơn vị. Nguồn quỹ sẽ được sử dụng cho công đoàn viên trong các kì tham quan, nghỉ mát vào dịp nghỉ hè hàng năm. Việc xây dựng nguồn quỹ được sự nhất trí của 100% đoàn viên công đoàn. Mỗi tháng , công đoàn viên sẽ đóng 500.000 đồng/ tháng sau kì trả lương cho đồng chí kế toán công đoàn tổng hợp. Hiện tại nguồn quỹ này đang được sử dụng vào mục đích giúp đỡ đoàn viên giải quyết khó khăn và phát triển kinh tế gia đình bằng cách cho vay với lãi suất 3% để đoàn viên có điều kiện hỗ trợ con cái học hành, mua sắm trang thiết bị gia đình thiết yếu,… Như vậy vừa giải quyết được khó khăn cho đoàn viên, vừa tăng được thu nhập cho công đoàn cơ sở (Trung bình khoảng 10.000.000đ/ năm, tiền thu từ lãi tham quan). Đây là khoản tiền không nhỏ hỗ trợ cho hoạt động công đoàn hàng năm, khi cần thiết Ban chấp hành sẽ thu hồi vốn để tổ chức tham quan, nghỉ mát cho đoàn viên công đoàn. + Xây dựng quỹ nữ công: CĐCS đã xây dựng quỹ nữ công để phục vụ hoạt động hàng năm. Tương tự như quỹ tham quan, quỹ này được CĐCS nguồn quỹ này cho nữ viên chức có hoàn cảnh khó khăn vay để phát triển kinh tế gia đình. + Đoàn viên tự góp vốn theo từng tổ công đoàn hoặc theo nhóm: Mỗi tháng mỗi đoàn viên đóng góp từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng và ưu tiên cho người khó khăn nhất nhận trước (không lãi suất). Hình thức góp vốn này đã giúp cho nhiều đoàn viên mua sắm được những vật dụng trong gia đình mà không cần vay tiền từ ngân hàng nhà nước. Với công tác chăm lo đời sống công đoàn viên, năm học 2021-2022, trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Công đoàn trường đã tổ chức rà soát các trường hợp cán bộ - giáo viên- nhân viên thuộc các trường hợp F0, F1 phải thực hiện điều trị, cách ly y tế. Ban chấp hành công đoàn đã tham mưu với chính 6/15
  9. quyền nhà trường phối hợp tổ chức hỗ trợ cho các công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn nhiễm Covid- 19, mỗi trường hợp là 500.000 đồng. Ngoài ra, nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, Công đoàn phối hợp với Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch chăm lo Tết, bảo đảm tất cả cán bộ - giáo viên - nhân viên đều được đón Tết đầm ấm, vui tươi, an toàn và tiết kiệm. Theo đó, Công đoàn đã rà soát, trao những suất quà hỗ trợ, mỗi suất trị giá 300.000 đồng tới các trường hợp cán bộ - giáo viên - nhân viên có hoàn cảnh khó khăn. * Kết quả: Với những việc làm nêu trên, thời gian vừa qua, đời sống vật chất của công đoàn viên đã được quan tâm. Sự hỗ trợ tuy nhỏ nhưng kịp thời đã giúp đoàn viên khắc phục những khó khăn trước mắt, giúp công đoàn viên yên tâm công tác. - 5 đoàn viên được hỗ trợ vay vốn từ các loại quỹ. - 2 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ khi bị nhiễm bệnh Covid 19. - 3 đoàn viên trong công đoàn được hỗ trợ nhân dịp Tết Nguyên đán 2022 từ LĐLĐ Thành phố, LĐLĐ huyện và Công đoàn nhà trường (Minh chứng 2) 3.2. Biện pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền các chế độ đãi ngộ với người lao động. Để các công đoàn viên nắm bắt được các chế độ chính sách, quyền lợi chính đáng của Đảng, Nhà nước, và của ngành đối với cán bộ viên chức, để từ đó có sự hiểu biết và tự giám sát xem mình có những chế độ, quyền lợi gì, đã được hưởng đúng, đầy đủ các chế độ đó chưa. Nếu thiếu hoặc chưa kịp thời thì phải đề xuất lên Ban chấp hành công đoàn hoặc ban Thanh tra nhân dân để tham mưu với nhà trường xem xét, giải quyết. Nếu bản thân của đoàn viên mà không nắm bắt được các chế độ của chính mình thì làm sao biết được đơn vị đã giải quyết chế độ cho mình đúng hay sai, đủ hay thiếu. * Cách tiến hành: Ngay từ đầu năm học mới, Ban chấp hành công đoàn đã lên kế hoạch, mục tiêu hoạt động cụ thể. Trong đó, xây dựng quy chế phối hợp với Ban giám 7/15
  10. hiệu nhà trường trong việc chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, đoàn viên trong trường. Trong các buổi họp hội đồng Sư phạm nhà trường hàng tháng, ngoài nội dung của nhà trường về công tác chuyên môn, các thành viên trong Ban chấp hành công đoàn sẽ thông báo tới các công đoàn viên những văn bản về các chế độ đãi ngộ đối với người lao động. Tôi thường xuyên cập nhật, tìm hiểu, nắm bắt các tài liệu về chế độ chính sách hiện hành của nhà nước đối với cán bộ viên chức như chế độ tiền lương, phụ cấp đứng lớp, chế độ thai sản, chế độ nghỉ ốm, BHXH, BHYT, BHTT,… Tôi cũng tham mưu với Ban Giám Hiệu nhà trường thực hiện công bằng về ngày công, giờ công lao động giữa các công đoàn viên. Sau đó sẽ phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân thường xuyên giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động của nhà trường đã kịp thời, đã đúng chế độ và đối tượng chưa? Ngoài những chế độ chính sách chung của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ viên chức, tôi cũng thường xuyên thông báo tới công đoàn viên của nhà trường về các chương trình phúc lợi của Liên đoàn lao động Huyện Thanh Trì như chương trình mua sữa phúc lợi nhân dịp Tết Nguyên đán, chương trình Quà tặng sức khỏe để các công đoàn viên được sử dụng những sản phẩm tốt với giá cả hợp lý. * Kết quả: Việc tuyên truyền các chế độ đãi ngộ đối với người lao động đã giúp cho các thành viên trong công đoàn nhà trường nắm bắt được các chế độ của chính mình. Từ đó việc thực hiện các chế độ rất rõ ràng, công khai, công bằng, tạo tâm lý thoải mái trong công đoàn viên, giúp các công đoàn viên yên tâm công tác. Trong năm học 2021-2022, việc thực hiện các chế độ về tiền lương và các chế độ khác luôn được bộ phận phụ trách thực hiện kịp thời, nhanh gọn, đúng đối tượng. (Minh chứng 3). Cụ thể: - Nâng lương thường xuyên: 06 đồng chí - Nâng lương trước thời hạn: 02 đồng chí - Nâng phụ cấp thâm niên nhà giáo: 22 đồng chí 8/15
  11. - 100% công đoàn viên được hưởng theo chế độ lương mới. - Chương trình mua sữa phúc lợi: 01 đồng chí. 3.3. Biện pháp 3: Phối hợp với chính quyền chăm lo đời sống tinh thần cho công đoàn viên Song song với quá trình chăm lo đời sống vật chất, công đoàn nhà trường đã phối hợp với chính quyền có những hoạt động để từng bước cải thiện về đời sống tinh thần cho mỗi đoàn viên * Cách tiến hành: Công đoàn thường xuyên tham mưu với chính quyền để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ , TDTT, vui chơi giải trí cho cán bộ viên chức vào các ngày như 20/10, 20/11, 8/3, ngày quốc tế hạnh phúc 20/3, ngày gia đình Việt Nam 28/6. Ban chấp hành đã tham mưu với chi bộ và lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện cho chị em tham gia các cuộc thi do ban nữ công tổ chức như thi cắm hoa, thi nấu ăn. Tổ chức chuyên đề tọa đàm về văn hóa ứng xử nơi công sở, chuyên để giữ gìn sắc đẹp và hạnh phúc gia đình, chuyên đề về bình đẳng giới. Những hoạt động này rất thiết thực góp phần giúp chị em nâng cao trình độ nhận thức và sự hiểu biết về cuộc sống để từng bước xây dựng gia đình hạnh phúc. Chính hoạt động này đã khẳng định thêm một lần nữa “Công đoàn thực sự là tổ ấm của đoàn viên”. (Minh chứng 4) Công đoàn cũng đã phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động khen thưởng, tặng quà cho con công đoàn viên nhân dịp Tết Trung thu, tặng quà các cháu có thành tích học sinh giỏi cấp quận, huyện và các cháu đỗ đại học, cao đẳng. việc làm này tuy bình thường nhưng niềm vui của người bố, người mẹ sẽ được nhân lên gấp bội và sẽ khích lệ cán bộ - giáo viên- nhân viên cố gắng công tác tốt hơn. Ngoài ra, các hoạt động thăm hỏi, động viên các đoàn viên khi ốm đau, thai sản, gia đình có việc hiếu, hỉ, hỗ trợ các đoàn viên gặp khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán cũng được tổ chức thực hiện kịp thời, là lời động viên chia sẻ tới công đoàn viên vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Chính nhờ những hoạt động này 9/15
  12. mà tinh thần vì đồng nghiệp được nâng lên, khối đoàn kết nội bộ ngày càng được củng cố. * Kết quả: Đời sống tinh thần của đoàn viên được nâng cao rõ rệt, các đoàn viên có thêm trách nhiệm trong công việc, không ngại khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của nhà trường. 4. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Qua thời gian từ tháng 9 cho đến nay, sau khi áp dụng một số biện pháp phối hợp giữa công đoàn với chính quyền nhà trường đã có những kết quả đạt được, cụ thể: Nội dung Đàu năm Đạt Cuối năm Đạt 1. Số đoàn viên có hoàn 5 8,6% 1 1,7% cảnh kinh tế khó khăn 2. Đoàn viên nắm được các chính sách đối 32 55% 58 100% với người lao động 3. Đoàn viên yên tâm công 40 68% 58 100% tác Các chế độ chính sách của Đảng và nhà nước quy định đối với cán bộ viên chức được đơn vị giải quyết đúng, đủ, kịp thời. Không có cán bộ viên chức nào bị cắt xén chế độ mà không có lý do. Mọi ý kiến đề xuất của cán bộ giáo viên đều được nhà trường, ban chấp hành công đoàn, ban thanh tra nhân dân tham mưu với lãnh đạo nhà trường giải quyết thỏa đáng, không có đơn thư khiếu nại vượt cấp. 10/15
  13. Chất lượng cuộc sống của giáo viên được nâng lên cả về mặt vật chất và tinh thần. Các loại quỹ được sử dụng hợp lý, hiệu quả đã giúp hỗ trợ cho công đoàn viên được cải thiện về cuộc sống, từ đó công đoàn viên hết lòng vì tập thể, nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, cũng là góp công sức để xây dựng nhà trường vững mạnh. Thông qua việc thực hiện các biệp pháp, những kết quả đem lại không chỉ có giá trị vật chất mà còn tăng cường giáo dục tinh thần mình vì mọi người trong tập thể, góp phần vào thực hiện tốt các phong trào thi đua của công đoàn ngành và phong trào “Trường học thân thiện- học sinh tích cực” tại đơn vị. 11/15
  14. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ công đoàn viên là một nhiệm vụ rất quan trọng trong tổ chức công đoàn. Trong thời gian vừa qua, công đoàn nhà trường đã và đang thực hiện thành công nhiệm vụ đó, góp phần tích cực trong việc ổn định tư tưởng và niềm tin của công đoàn viên. Tạo điều kiện cho công đoàn viên yên tâm công tác, gắn bó với nhà trường cho dù gặp bất kì hoàn cảnh khó khăn nào. Có thể khẳng định trong việc triển khai, tổ chức thực các nhiệm vụ của Công đoàn, nếu có sự chỉ đạo đúng đắn, có sự phối hợp chặt chẽ với Nhà trường, nếu biết phát huy vai trò quan trọng của Công đoàn thì nội bộ sẽ luôn đoàn kết, nhất trí và cộng đồng trách nhiệm, chất lượng giáo dục của Nhà trường sẽ luôn ổn định và được nâng cao. 2. Khuyến nghị: Thông qua việc thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm trên, tôi xin có một số khuyến nghị nhỏ như sau: - Để Công đoàn trường thực sự là mái ấm của cán bộ viên chức thì rất cần sự tiếp tục quan tâm của cấp trên và sự động viên, hỗ trợ về tinh thần và vật chất nhiều hơn nữa của Nhà trường để có thêm kinh phí tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đời sống công đoàn viên, nhất là trong thời gian dịch Covid 19 đang diễn biến rất phức tạp. - Các công đoàn viên tham gia gia tích cực, nhiệt tình hơn nữa trong các hoạt động chăm lo và tự chăm lo đời sống, góp phần chung vào sự phát triển của tổ chức công đoàn cũng như sự lớn mạnh chung của nhà trường. Trên đây là một số biện pháp phối hợp với chính quyền chăm lo đời sống công đoàn viên ở trường Mầm non. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài không tránh khỏi khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý, bổ sung của Hội đồng Khoa học các cấp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 12/15
  15. MỘT SỐ MINH CHỨNG PHỐI HỢP GIỮA CÔNG ĐOÀN VÀ CHÍNH QUYỀN TRONG VIỆC CHĂM LO ĐỜI SỐNG CÔNG ĐOÀN VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON Mimh chứng 1: Công đoàn viên nhà trường tham gia đóng góp ý kiến xây dựng quy chế dân chủ trong hội nghị CB-CC-VC năm học 2021-2022
  16. Minh chứng 2: Các đồng chí công đoàn viên nhà trường có hoàn cảnh khó khăn nhận hỗ trợ của công đoàn nhân dịp Tết Nguyên đán. 2/15
  17. Minh chứng 3: Danh sách nâng lương Cán bộ- giáo viên- nhân viên được thực hiện đúng tiến độ, và chương trình phúc lợi của LĐLĐ Huyện 3/15
  18. Minh chứng 4: Tọa đàm nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, mittinh kỉ niệm ngày 8/3 4/15
  19. 5/15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2