intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu thực trạng việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường; Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác CSND trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường mầm non

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TỰU LIỆT XÃ TAM HIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: Mầm non Tên tác giả: Ngô Thị Minh Ngát Đơn vị công tác: Trường mầm non Tựu Liệt xã Tam Hiệp Chức vụ: Hiệu trưởng NĂM HỌC: 2022 - 2023
  2. MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu:................................................................................................1 4. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................................1 5. Các phương pháp nghiên cứu:...................................................................................1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..........................................................................................2 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: .....................................................................................................2 1. Vai trò của gia đình đối với sự phát triển nhân cách trẻ: .........................................2 2. Vai trò của nhà trường: ..............................................................................................2 3. Vai trò của sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường: .............................................2 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:................................................................................................3 1. Đặc điểm chung:.........................................................................................................3 2. Thuận lợi: ....................................................................................................................3 3. Khó khăn:....................................................................................................................3 III. CÁC BIỆN PHÁP ....................................................................................................4 1. Xây dựng kế hoạch phối kết hợp phụ huynh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ......................................................................................................................4 2. Phối kết hợp trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ: ............................6 2.1. Phối hợp trong công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe................................6 2.2. Phối hợp trong việc thực hiện chương trình giáo dục ..........................................7 3. Phối hợp trong các hoạt động của nhà trường:.........................................................8 3.1. Thông qua các cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh, hội nghị cán bộ viên chức và người lao động đầu năm học ...........................................................................8 3.2. Phối hợp tổ chức ngày hội, ngày lễ: ......................................................................9 3.2.1. Ngày hội đến trường của bé năm học 2022-2023: ............................................9 3.2.2.Ngày tết Trung Thu:........................................................................................... 10 3.2.3. Ngày tết Nguyên Đán ........................................................................................ 10 3.2.4. Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10........................................................................... 11 * Cách thực hiện: ........................................................................................................ 11 3.2.5. Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11: ...................................................................... 12 * Cách thực hiện: ........................................................................................................ 12 3.2.6. Hội thi “Hội khỏe măng non”kết hợp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3: ................. 13 3.2.7. Tổ chức tết Hàn Thực cho các khối lớp........................................................... 13 3.2.8. Tổ chức ngày hội sách và văn hóa đọc năm 2023 “Sách - Khơi nguồn tri thức”............................................................................................................................. 14
  3. 3.2.9. Trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa................................................................. 14 3.2.10.Công tác từ thiện, trao quà trẻ có hoàn cảnh khó khăn ................................ 15 IV. KẾT QUẢ: ............................................................................................................ 15 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 17 I. KẾT LUẬN: ............................................................................................................. 17 II. KIẾN NGHỊ: ........................................................................................................... 17 * Kết quả so sánh trước và sau khi thực hiện đề tài: ................................................ 20
  4. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, Bác Hồ đã chỉ rõ: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”, “Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng không tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt”. Gia đình giữ vai trò hết sức to lớn vì gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội, gia đình góp phần tích cực vào sự phồn vinh của đất nước, là chiếc nôi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách. Hiện nay không ít gia đình trong quá trình giáo dục con cái đang gặp nhiều khó khăn, con cái hư hỏng, đua đòi, mắc tệ nạn xã hội… Đứng trước tình hình cấp bách như thực tế hiện nay, bản thân tôi 28 năm công tác trong nghề, 10 năm là các bộ quản lý. Trên cương vị là Hiệu trưởng nhà trường tôi luôn trăn trở nỗ lực không ngừng, từng bước đẩy mạnh hoạt động trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Để việc phát triển toàn diện cho trẻ diễn ra thuận lợi thì cần phải có sự thống nhất về phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục giữa hai môi trường sinh hoạt gần gũi với trẻ, đó là trường mầm non và gia đình trẻ. Xuất phát từ những lý do trên, năm học này tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và lựa chọn đề tài :“Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Đề tài này được tôi triển khai và thực hiện tại trường trong thời gian từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. 2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu thực trạng việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác CSND trẻ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác định vai trò của gia đình và nhà trường trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ. - Nghiên cứu các giải pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Các nội dung, hình thức, PP phối hợp giữa gia đình và nhà trường. 5. Các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp điều tra, phỏng vấn, thực hành, phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin.
  5. 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Vai trò của gia đình đối với sự phát triển nhân cách trẻ: Gia đình là tế bào của xã hội, là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Các nhà tâm lý học định nghĩa “Gia đình là một nhóm xã hội và các thành viên trong nhóm có liên quan gắn bó với nhau về hôn nhân hoặc huyết thống tâm sinh lý có cùng chung cả gia đình vật chất tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định”. Ở lứa tuổi mầm non, gia đình là trường học đầu tiên của đứa trẻ, bố mẹ là người thầy đầu tiên trong gia đình giáo dục con cái. Nhà bác học Marenco “Những gì bố mẹ làm được cho con trước 5 tuổi là 90% kết quả của tất cả quá trình giáo dục”. Vì vậy những người cha, người mẹ phải sống gương mẫu, theo chuẩn mực xã hội từ tác phong, ăn mặc, nói năng, giao tiếp phải văn minh lịch sự. Đặc biệt người mẹ phải có tình cảm thiêng liêng đối với con trẻ từ khi lọt lòng đến khi trưởng thành. Giáo dục bằng những tấm gương tốt mẫu mực, có tình cảm quan tâm trẻ cởi mở, giáo dục gia đình có tính nguyên tắc, nghiêm khắc. Song cần tạo sự gần gũi đối với con bằng tình yêu thương và nghị lực, tạo cho trẻ cảm thấy an toàn, yên tâm, bình đẳng với xung quanh. Vai trò của ông bà trong giáo dục gia đình cũng rất quan trọng, tâm lý ông bà thường thương con cháu, hay kể cho cháu nghe những câu chuyện cổ tích, dân gian. Những câu chuyện kể đơn giản đó trở thành những lời khuyên bảo, răn dạy đối với trẻ trong cuộc sống. 2. Vai trò của nhà trường: Quá trình phát triển của con người không thể tách rời môi trường giáo dục của trường học. Thực tế cho thấy không có một cấp học nào, giữa người dạy và người học lại có sự gắn bó như bậc học mầm non. Quan hệ giữa cô và cháu vừa là quan hệ “Cô cháu” vừa là quan hệ “Mẹ con”, cô giáo mầm non là người mẹ thứ hai của trẻ giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, hàng giờ, uốn nắn, dạy dỗ trẻ nên người. Bồi dưỡng cho trẻ về tính cách, tình cảm, thói quen, hành vi đạo đức, thẩm mỹ giúp trẻ phát triển trí thông minh, giàu lòng nhân ái, biết quan tâm đến mọi người, nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau. 3. Vai trò của sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường: Chương VI, Điều lệ trường mầm non nêu rõ: Quan hệ giữa trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập với gia đình và xã hội. Gia đình thường xuyên liên hệ với nhà trường để được thông báo kịp thời tình hình của trẻ, nhằm phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
  6. 3 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Đặc điểm chung: - Trường mầm non nơi tôi làm việc đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2009 - Trường được Chủ Tịch Nước tặng Huân chương lao động hạng III năm 2013. - Năm học 2022 - 2023 trường có 12 lớp mẫu giáo, nhà trẻ. Tổng số học sinh là 430 cháu. Tổng số CBGVNV là: 48, trong đó 01cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn Thạc sĩ, 02 đ/c có trình độ chuyên môn Đại học, 100% Giáo viên có trình độ chuyên môn Đại học. - 100% các lớp học trong trường đều thoáng mát, rộng rãi, đủ ánh sáng, có đầy đủ các đồ dùng, trang thiết bị đảm bảo an toàn và phục vụ tốt cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ. 2. Thuận lợi: - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện về mọi mặt của các cấp lãnh đạo sở GD&ĐT Hà Nội, UBND huyện, Đảng ủy, HĐND, UBND xã, thôn. - Tham gia đầy đủ các đợt kiến tập chuyên môn, tập huấn về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác phòng cháy chữa cháy, phòng tránh tai nạn thương tích, xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ do các cấp ngành, sở, phòng, xã tổ chức. - 100% giáo viên đứng lớp đều là những người có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ ham học hỏi. - Bản thân tôi đã có kinh nghiệm 28 năm làm công tác giáo dục, 10 năm làm cán bộ quản lý. Với tuổi đời và kinh nghiệm công tác tại trường mầm non, tôi luôn đặt nhiệm vụ và trách nhiệm của mình vào công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. 3. Khó khăn: - 35% phụ huynh trong nhà trường làm nông nghiệp nên kinh tế, thời gian còn hạn chế. - Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phối hợp cùng nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, còn coi đó là nhiệm vụ của nhà trường. Xuất phát từ thuận lợi và khó khăn như trên tôi đã nghiên cứu và tìm ra đề tài: “Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường mầm non”. Trước khi tiến hành các giải pháp phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình về chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường mầm non tôi tiến hành điều tra
  7. 4 phụ huynh để đưa ra các giải pháp cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường. * Kết quả khảo sát điều tra thực trạng trước khi thực hiện đề tài Nội dung điều tra Phụ huynh Tổ chức các Phụ huynh Công tác tham gia hoạt động có hài lòng Công tác phối kết cùng con trong nhà với công phối kết hợp giữa một số trường có tác phối hợp hằng nhà trường hoạt động gây hứng hợp với năm có và gia đình của nhà thú cho trẻ Mức nhà trường phù hợp có cần thiết trường có và hiệu ứng độ hằng năm không không cần thiết lan tỏa không không không SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Có 206 48% 215 50% 212 49% 205 48% 229 53.3% Không 224 52% 215 50% 218 51% 225 52% 201 46.7% III. CÁC BIỆN PHÁP 1. Xây dựng kế hoạch phối kết hợp phụ huynh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Để quản lý và thực hiện tốt thì xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên rất quan trọng và cần thiết. Việc xây dựng kế hoạch trong nhà trường là kim chỉ nam có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho các hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn, là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động của các thành viên trong nhà trường. Làm việc theo kế hoach giúp mọi người trong trường chủ động và tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm. Chính vì vậy, căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học cấp học mầm non ngành GD - ĐT huyện Thanh Trì, tôi đã nghiên cứu kỹ nội dung về việc phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường. Sau đó, tôi đã lên kế hoạch đưa vào kế hoạch năm học và được thông qua tập thể cán bộ giáo viên nhân viên và phụ huynh. * Kế hoạch phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong năm học 2022-2023
  8. 5 Thời gian thực hiện Nội dung phối kết hợp phụ huynh - Tổ chức ngày hội đến trường của bé Tháng 9 năm 2022 - Họp phụ huynh đầu năm học 2022 - 2023 - Tổ chức tết Trung thu - Tổ chức ngày Hội thể thao chào mừng 68 năm ngày Tháng 10 năm 2022 giải phóng thủ đô 10/10 và ngày phụ nữ Việt Nam 20/10. - Tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982-20/11/2022. Tháng 11 năm 2022 - Tổ chức kiến tập các tiết học đạt giải Xuất sắc, giải Nhất hội thi “Giáo viên giỏi cấp trường”. - Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa học kì Tháng 12 năm 2022 I tại “KizCiti” - Tổ chức họp sơ kết học kỳ I - Tổ chức giao lưu văn nghệ tết Nguyên Đán và Hội thi “Gói bánh chưng”. Tháng 1, tháng 2 - Tổ chức trẻ tham gia văn nghệ “Hội làng truyền năm 2023 thống”. - Tổ chức kiến tập 4 tiết học hội thi “Giáo viên giỏi cấp Huyện”. - Tổ chức Hội thi “Hội khỏe măng non” cấp trường, ngày 8/3. Tháng 3 năm 2023 - Tham gia công tác từ thiện tại bệnh viện K3 Tân Triều, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường vào dịp lễ tết. - Trẻ tham gia “Hội khỏe măng non” cấp huyện - Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa học kì II tại “Lăng Bác Hồ và xem xiếc”. Tháng 4 năm 2023 - Tổ chức ngày hội sách và văn hóa đọc năm 2023 “Sách - Khơi nguồn tri thức”. - Tổ chức tết Hàn Thực cho các khối lớp. - Chụp ảnh kỷ yếu tại trường cho học sinh lớp mẫu giáo Tháng 5 năm 2023 lớn 5 tuổi chuẩn bị lên lớp 1. - Họp phụ huynh tổng kết năm học.
  9. 6 2. Phối kết hợp trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ: 2.1. Phối hợp trong công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe “Sức khỏe” là vốn quý nhất của con người, người có sức khỏe thì có muôn vàn ước mơ, người không có sức khoẻ chỉ có một ước mơ duy nhất là có “sức khỏe”. “Sức khỏe” là điều kiện quyết định sự nghiệp trong tương lai. Theo đánh giá chung của các chuyên gia viện dinh dưỡng: Nguyên nhân của sự gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng ở trẻ chủ yếu là do sự bất hợp lý về chế độ ăn uống hoạt động thể lực và các hành vi lối sống. Do đó chăm sóc sức khỏe cho trẻ là một việc làm cần thiết, đảm bảo điều kiện về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hàng ngày như: Ăn, ngủ, vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường thoáng mát, an toàn, phòng chống các bệnh và khám sức khỏe theo định kỳ. * Cách thực hiện: - Công tác kiểm tra sức khỏe cho trẻ: Theo kế hoạch nhiệm vụ năm học, đầu năm nhà trường đăng ký Trung tâm y tế huyện Thanh Trì về kiểm tra sức khỏe cho 100% học sinh học tại trường. Buổi kiểm tra sức khỏe cho trẻ gồm các nội dung khám sau: Tai, mũi, họng, răng, nghe tim phổi, da...Sau buổi khám sức khỏe cho học sinh xong khi có nghi ngờ trường hợp cháu nào có biểu hiện bệnh, các bác sĩ kết hợp với nhà trường hẹn phụ huynh một buổi để tư vấn cho phụ huynh về kết quả khám của cháu đó và phụ huynh phối hợp cho trẻ đi khám kiểm tra lại. - Công tác phòng chống dịch bệnh: Để tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh. Tôi chỉ đạo Cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường thực hiện tốt về công tác phòng chống dịch theo mùa, đặc biệt là dịch Covid - 19, dịch sốt xuất huyết, dịch đậu mùa... Giáo viên các khối lớp hàng ngày cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, xúc miệng nước muối loãng...Tuyên truyền phụ huynh công tác phòng chống dịch cho trẻ bằng nhiều biện pháp và hình thức khác nhau: tuyên truyền trên Facebook, zalo, website, bảng tuyên truyền của nhà trường và của lớp. - Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Nhà trường tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về kiến thức đảm bảo sức khỏe cho học sinh về chế độ ăn uống, bữa ăn hợp lý có đủ thành phần chất dinh dưỡng để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh. Xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần đảm bảo cân đối các chất. Bên cạnh đó tuyên truyền về việc cho trẻ thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao...Công tác và tại liêu tuyên truyền được thực hiện thường xuyên tại các góc tuyên truyền của lớp, nhóm Zalo, Facebook, kênh Youtube, trang Website của nhà trường.
  10. 7 Phụ huynh và Ban giám hiệu, giáo viên thường xuyên kiểm tra giám sát khâu giao nhận thực phẩm hàng ngày của trẻ, thực phẩm nhập hàng ngày đảm bảo tươi ngon, chất lượng tốt. Khâu giao nhận, sơ chế và chế biến món ăm đảm bảo đúng quy trình bếp một chiều, thực hiện kiểm thực 3 bước, lưu nghiệm thức ăn. Đồ dùng dụng cụ nhà bếp đươc sắp xếp gọn gàng theo quy định. Theo kế hoạch nhiệm vụ năm học, đầu năm học nhà trường tổ chức hội thi “Giáo viên, nhân viên giỏi cấp trường”, 100% các đồng chí nhân viên nuôi dưỡng tham gia thi. Yêu cầu của hội thi: Chấm theo cặp đôi, mỗi cặp đôi 2 đồng chí chế biến 10 xuất ăn theo thực đơn Mẫu giáo món ăn tự chọn phù hợp lứa tuổi có bữa chính sáng, bữa phụ chiều, tổng số tiền 10 xuất ăn bằng đúng số tiền xuất ăn trên ngày của trẻ tại trường (30.000đ/xuất). Hội thi có sự tham dự của Ban giám hiệu, Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh của nhà trường. * Kết quả: Thông qua công tác tuyên truyền và phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe học sinh đã thu được kết quả sau. - Tỷ lệ kiểm tra sức khỏe cho học sinh đầu năm học đạt 100%, trong đó: 389/406 = 96% trẻ đạt kênh bình thường, 10/406 = 2,3% trẻ SDD thể nhẹ cân, 7/406 = 1,7% trẻ SDD thể thấp còi. - Công tác phòng chống dịch bệnh luôn được BGH đặt lên hàng đầu, từ đầu năm đến nay nhà trường không có trường hợp nào trẻ bị mắc sốt xuất huyết, đậu mùa, Covid - 19, ngộ độc thực phẩm...trẻ khỏe mạnh đi học đều. - Hội thi “Nhân viên giỏi cấp trường” đạt kết quả: 1 cặp đôi đạt giải Nhất, 1 cặp đôi đạt giải Nhì, 1 cặp đôi đạt giải Ba. 2.2. Phối hợp trong việc thực hiện chương trình giáo dục - Căn cứ Hướng dẫn của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2022-2023; căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, nhà trường xây dựng kế hoạch năm học phù hợp. * Cách thực hiện: Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, bảng tuyên truyền của trường, của lớp và các ngày hội ngày lễ để tuyên truyền đến 100% phụ huynh về chương trình giáo dục trẻ trong nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các khối lớp thực hiện tốt kế hoạch tuyên truyền đến phụ huynh về kế hoạch nội dung chương trình theo đúng lứa tuổi để phụ huynh phối hợp cùng giáo viên thực hiện dạy trẻ tại nhà. Giáo viên phối hợp với phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu bỏ đi như sách báo cũ, tranh ảnh, các phế liệu...để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Đồng thời các khối lớp trong nhà trường phối hợp cùng một số phụ
  11. 8 huynh đến trường hỗ trợ cô thêm trong việc trang trí môi trường trong và ngoài lớp học tạo sự gần gũi giữa phụ huynh và nhà trường thêm gắn kết và khuôn viên nhà trường luôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Thực hiện sự chỉ đạo và kế hoạch nhiệm vụ năm học, đầu năm học nhà trường tổ chức hội thi “Giáo viên giỏi cấp trường”, gồm 2 nội dung: thi thuyết trình và thi thực hành, nhà trường ra Quyết định thành lập ban giám khảo chấm, có kết quả trong hội thi, nhà trường tổ chức kiến tập các tiết đạt giải Xuất sắc, giải Nhất. Khi tổ chức kiến tập nhà trường phối kết hợp cùng Hội cha mẹ học sinh nhà trường cùng các cô giáo trong nhà trường đến tham dự. Bên cạnh đó, một số chuyên đề xây dựng theo tháng của từng khối lớp, khi tổ chức triển khai kiến tập Ban giám hiệu nhà trường mời Hội cha mẹ học sinh đến dự để chia sẻ cùng giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. * Kết quả: Thông qua công tác tuyên truyền và phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc thực hiện chương trình giáo dục đạt kết quả sau - Hội thi Giáo viên giỏi cấp trường đạt kết quả: 12 giải Nhất, 15giải Nhì và 8 giải Ba. - Thông qua việc hỗ trợ giáo viên các khối lớp trang trí môi trường giáo dục cho trẻ và dự giờ các hoạt động trên lớp của các cô và các con, phụ huynh nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục mầm non và ngày càng có nhiều sự quan tâm đến các cô và phối kết hợp chặt chẽ cùng nhà trường. 3. Phối hợp trong các hoạt động của nhà trường: 3.1. Thông qua các cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh, hội nghị cán bộ viên chức và người lao động đầu năm học * Cách thực hiện: Khi nhà trường nhận được các văn bản chỉ đạo của các cấp, nhà trường tiến hành triển khai, chỉ đạo 100% các lớp tổ chức họp phụ huynh toàn trường bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Sau đó nhà trường triển khai họp Trưởng phó ban phụ huynh các lớp và bầu Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh toàn trường. Trong buổi họp nhà trường đưa ra kế hoạch, nhiệm vụ , các quy định, mục tiêu giáo dục của nhà trường năm học 2022 - 2023. Qua đó nhằm phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục. Tổ chức hội nghị cán bộ viên chức và người lao động đầu năm học, nhà trường mời Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh tham dự để phụ huynh nắm bắt được kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường và cùng phối hợp thực hiện. Ban giám hiệu trực tiếp trao đổi để hội cha mẹ học sinh hiểu rõ ý nghĩa và tầm
  12. 9 quan trọng của việc phối kết hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. 3.2. Phối hợp tổ chức ngày hội, ngày lễ: Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non là một hoạt động giáo dục trong chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ, góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ, bồi dưỡng năng khiếu văn nghệ, tính mạnh dạn tự tin cho trẻ. Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ phù hợp với trẻ, sẽ kích thích tính tích cực, nâng cao tình cảm đạo đức cho trẻ, làm cho các cháu có những cảm xúc hưng phấn mới. Những cảm xúc này có tác dụng tích cực làm cho cuộc sống tinh thần của trẻ thêm sôi nổi, tâm hồn thêm phong phú, thúc đẩy mọi hoạt động khác phát triển mạnh mẽ và tốt đẹp. Kế hoạch tổ chức ngày hội ngày lễ tại trường được tiến hành tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức theo lớp, khối và quy mô toàn trường. Các ngày hội, ngày lễ trong năm đều có sự phối hợp của ban chấp hành hội cha mẹ học sinh tham gia đến dự và còn tham gia thành phần ban giám khảo một số hội thi. Ngoài hình thức tuyên truyền với phụ huynh qua các buổi họp chúng tôi còn chỉ đạo các lớp trưng bày tranh ảnh qua áp phích bản tin các lớp và ở sân trường về ngày hội, ngày lễ sắp tới, tạo không khí háo hức chờ đón của trẻ. Bên cạnh đấy, chúng tôi đã nâng cao được nhận thức của phụ huynh học sinh trong việc cùng nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ và tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ cho trẻ. Phụ huynh học sinh ngày càng tin tưởng vào chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường. 3.2.1. Ngày hội đến trường của bé năm học 2022-2023: Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội. Chính vì vậy mà sự phối kết hợp với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh với nhà trường là vô cùng cần thiết. Công tác này giúp cho các thành viên, các tổ chức ngoài nhà trường hiểu được nội dung và mọi họat động của nhà trường. * Cách thực hiện: Sau hơn một năm trẻ phải nghỉ học ở nhà chống dịch Covid - 19, các bậc phụ huynh và trẻ rất khấn khởi chờ đón một ngày khai trường vui vẻ, ấn tượng. Để thực hiện được tốt “Ngày hội đến trường của bé”, trong cuộc họp đầu năm vào cuối tháng 8/2022, BGH nhà trường đã lên kế hoạch phối hợp cùng phụ huynh các lớp thực hiện kế hoạch, mời lãnh đạo Huyện, xã, thôn và Trưởng phó ban phụ huynh của trường và các lớp đến dự. Giáo viên các khối lớp dựng tiết mục văn nghệ và rèn trẻ, bên cạnh đó giáo viên phối hợp với phụ huynh cho trẻ
  13. 10 luyện tập thêm tại nhà để trẻ có thêm kỹ năng biểu diễn trong ngày hội đến trường của bé đạt kết quả tốt. 3.2.2.Ngày tết Trung Thu: Tết Trung thu là tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mỗi chúng ta những trải nghiệm cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Đặc biệt đối với trẻ, mỗi mùa Trung thu đến là trẻ háo hức được hòa mình được vui chơi với chú cuội, chị Hằng với bao thứ đồ chơi truyền thống. * Cách thực hiện: Để tổ chức ngày tết Trung thu thật ý nghĩa, nhà trường phát động phong trào thi đua trưng bày mỗi khối một “Mâm cỗ trung thu”. Trước ngày Trung thu 2 tuần BGH thông báo tới giáo viên chủ nhiệm lớp và trưởng phó ban phụ huynh các khối lớp về kế hoạch thực hiện của nhà trường. Nhà trường chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho ngày tết Trung Thu ( tổ chức ngày 13/8 âm lịch): 14h30 Chấm giải “Mâm cỗ Trung thu”, 15h30 tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng tết Trung thu. - Mâm cỗ Trung thu: Phụ huynh cùng các cô giáo, học sinh làm trưng bày và trang trí theo khối. Mâm cỗ Trung thu của các khối được trưng bày có đầy đủ bánh Trung thu, mâm ngũ quả, trang trí theo chủ đề và thuyết trình tự chọn. Mỗi khối đại diện phụ huynh hoặc giáo viên thuyết trình về mâm cỗ Trung thu của khối. + Thành phần Ban giám khảo: Ban giám hiệu, Trưởng ban TTND, Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh nhà trường. - Chương trình văn nghệ: Để các tiết mục văn nghệ tham gia biểu diễn với nội dung Trung thu đạt kết quả cần có sự kết hợp chặt chẽ của gia đình và giáo viên. Giáo viên hướng dẫn cho trẻ tập luyện các bài hát, múa, bài thơ, câu chuyện... trên lớp theo chủ đề tết Trung thu. Đồng thời giáo viên quay video gửi tới phụ huynh để phụ huynh phối hợp cho trẻ tập luyện tại nhà tham gia biểu diễn ngày tết Trung thu đạt kết quả tốt. * Kết quả: Với những đôi bàn tay khéo léo và sự nhiệt tình ủng hộ của các bậc phụ huynh trong nhà trường, nhà trường đã tổ chức thành công ngày tết Trung thu cho trẻ. Các khối phối hợp cùng phụ huynh trang trí mâm cỗ Trung thu đẹp mắt, hấp dẫn và thuyết trình ngắn gọn phù hợp, kết quả đạt 1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 1 giải Ba. Bên cạnh đó chương trình liên hoan văn nghệ tết trung thu thành công tốt đẹp, tạo ấn tượng sâu sắc cho trẻ trong nhà trường. 3.2.3. Ngày tết Nguyên Đán * Cách thực hiện: Tết nguyên đán là tết cổ truyền của dân tộc để giáo dục trẻ giữ truyền thống
  14. 11 của dân tộc, yêu bản sắc quê hương, yêu đất nước tươi đẹp, biết các món ăn trong ngày tết. Trước 4 tuần các con nghỉ tết Nguyên Đán, nhà trường thông báo tới phụ huynh về kế hoạch tổ chức tết Nguyên Đán cho trẻ gồm: Tổ chức chương trình văn nghệ “Chào xuân mới 2023”, tổ chức “Thi gói bánh chưng truyền thống” theo các khối lớp. + Thời gian nhà trường tổ chức gói bánh chưng buổi sáng 9h00 ngày 10/1 (tức ngày 19/12 âm lịch); 16h00 tổ chức chương trình văn nghệ “Chào xuân mới 2023”. - Chương trình văn nghệ: Để các tiết mục văn nghệ tham gia biểu diễn với nội dung Tết đạt kết quả cần có sự kết hợp chặt chẽ của gia đình và giáo viên. Giáo viên quay video gửi phụ huynh cho trẻ tập luyện tại nhà các bài hát, múa, bài thơ, câu chuyện... trẻ đã được dạy trên lớp. Hàng ngày các cô tổ chức tập luyện tập thêm cho trẻ để trẻ tham gia biểu diễn có kỹ năng tốt. - Thi gói bánh chưng: Nhà trường yêu cầu mỗi khối lớp gói 25 chiếc bánh chưng bằng tay, nguyên liệu gạo, thịt, đậu xanh... nhà trường chuẩn bị trước, lá dong và nạt buộc do Hội cha mẹ học sinh và cô giáo các lớp tự chuẩn bị. Hội thi được diễn ra tại sân trường, khi thi xong Ban giám khảo chấm giải và luộc bánh để cho trẻ tham quan, trải nghiệm. + Thành phần Ban giám khảo: Ban giám hiệu, Trưởng ban TTND, Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh nhà trường. + Thệ lệ hội thi: Mỗi đội thi gồm 3 thí sinh (Phụ huynh cùng giáo viên), học sinh và giáo viên ngồi xung quanh quan sát và cổ vũ, thời gian diễn ra thi theo quy định của hội thi, kết quả dựa vào sản phẩm của các khối. * Kết quả: Việc làm này đã gắn kết tình cảm cô giáo, phụ huynh và trẻ mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi khi ngày tết đến gần tâm trạng trẻ rất phấn khởi, vui tươi tạo thành dấu ấn khó phai đối với trẻ. Việc làm này không những trẻ phấn khởi mà phụ huynh trường tôi cũng rất hăng hái nhiệt tình tham gia cùng các con. Qua buổi gói bánh chưng của trường đã giáo dục trẻ biết được nguyên liệu, thành phần dinh dưỡng, cách gói, cách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi thực hành gói bánh… Đồng thời giáo dục trẻ biết ăn nhiều món ăn trong ngày tết, ăn đúng, ăn đủ để đảm bảo sức khỏe. Kết quả đạt 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 1 giải Ba. 3.2.4. Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 * Cách thực hiện: Kỷ niệm 92 năm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10/1930 - 20/10/2022, Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh tổ chức chuyên đề “Ngày hội giao lưu thể thao cô và trẻ trường mầm non Tựu Liệt”. Sau khi kế
  15. 12 hoạch và chương trình được thông qua, Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng hộ. Ngày hội được diễn ra trong một buổi sáng với các nội dung: - Trò chơi dành cho giáo viên: Cầu lông, kéo co (Thi đấu theo từng đội) - Trò chơi dành cho trẻ: Kéo co, đua thuyền trên cạn, cướp cờ (Thi đấu theo đội và theo từng khối) + Thành phần Ban giám khảo: Đại diện Ban giám hiệu, Trưởng ban TTND, Trưởng phó ban phụ huynh nhà trường. * Kết quả: - Ngày hội giao lưu thể thao đã tạo ra sân chơi bổ ích, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, rèn luyện thể lực của cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh. + Trò chơi dành cho giáo viên: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì và 1 giải Ba + Trò chơi dành cho trẻ: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 1 giải Ba 3.2.5. Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11: Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982- 20/11/2022 nhằm tôn vinh và tri ân thầy cô đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. * Cách thực hiện: - Chương trình văn nghệ: Để các tiết mục văn nghệ tham gia biểu diễn với nội dung chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đạt kết quả cần có sự kết hợp chặt chẽ của gia đình và giáo viên. Giáo viên quay video gửi phụ huynh cho trẻ tập luyện tại nhà các bài hát, múa, bài thơ, câu chuyện... trẻ đã được dạy trên lớp. Hàng ngày các cô tổ chức tập luyện tập thêm cho trẻ để trẻ tham gia biểu diễn có kỹ năng tốt. Nhà trường tổ chức mít tinh và mời Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh của trường đến tham dự. Nhân các buổi phụ huynh đến trường tham dự, nhà trường tuyên truyền phụ huynh phối hợp cùng nhà trường làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng giao dục trẻ. - Nhà trường tổ chức hội thi “Triển lãm tranh, đồ dùng, đồ chơi sáng tạo chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam” do Giáo viên, phụ huynh và học sinh thực hiện. Ngày hội được diễn ra trong không khí vui tươi, nhộn nhịp, hào hứng của phụ huynh và học sinh. Mỗi khối là một gian đồ dùng, tranh ảnh, đồ chơi được trang trí đẹp mắt, sáng tạo với nhiều thể loại khác nhau làm từ các nguyên vật liệu khác nhau theo chủ đề “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc”. Sau khi trưng bày song mỗi khối đại diện một giáo viên thuyết trình về các sản phẩm của khối. + Thành phần Ban giám khảo: Ban giám hiệu, Trưởng ban TTND, Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh nhà trường. * Kết quả: Hội thi “Triển lãm tranh, đồ dùng, đồ chơi sáng tạo chào mừng kỷ niệm 40
  16. 13 năm ngày nhà giáo Việt Nam” đạt kết quả: 1 giải Nhất (khối MG Nhỡ, 2 giải Nhì (khối mẫu giáo Lớn và MG Bé) và 1 giải Ba (khối Nhà trẻ). 3.2.6. Hội thi “Hội khỏe măng non”kết hợp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3: Đây là hội thi thúc đẩy phong trào thi đua rèn luyện thể dục thể thao, duy trì những nền nếp, thói quen tốt trong học tập của các cháu học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động, giáo dục cho trẻ ý thức hăng hái tập luyện thể dục thể thao, nâng cao chất lượng giảng dậy và giáo dục toàn diện trong nhà trường hiện nay. * Cách thực hiện: Nhà trường thông qua kế hoạch tổ chức đối với Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh toàn trường trước 2 tuần diễn ra Hội thi “Hội khỏe măng non”, áp dụng thi đối với lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. - Hội thi “Hội khỏe măng non” gồm hai phần thi: + Phần 1: Thi đồng diễn thể dục Aerobic thực hiện bài tập theo nhạc gồm các động tác cơ bản phù hợp lứa tuổi mầm non. + Phần 2: Thi các trò chơi vận động Chuyền bóng nhanh; Dẫn bóng dích dắc; Chạy thoi tiếp sức + Thành phần Ban giám khảo: Ban giám hiệu, Trưởng ban TTND, Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh nhà trường. + Thệ lệ hội thi nhà trường thông qua các đội thi, ban giám khảo và toàn thể phụ huynh. * Kết quả: Phần 1 đạt 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba ; Phần 2 mỗi trò chơi đạt 1 giải Nhất và 1 giải Nhì, 1 giải Ba. 3.2.7. Tổ chức tết Hàn Thực cho các khối lớp. Trong văn hóa dân gian: Tết Hàn thực còn được gọi là tết Bánh trôi - Bánh chay được diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. * Cách thực hiện: Để giúp các con hiểu sâu sắc hơn về ngày tết Hàn thực, Ban giám hiệu phối hợp cùng Ban chấp hành cha mẹ học sinh nhà trường tổ chức cho các con làm Bánh trôi - Bánh chay truyền thống tại các khối lớp. Ban giám hiệu và Ban chấp hành cha mẹ học sinh phối hợp lên kế hoạch mua nguyên liệu gồm gạo nếp, mật, đậu xanh, bột sắn dây và chia về các lớp để giáo viên hướng dẫn cho các con nặn bánh và luộc tại lớp. Buổi làm bánh mỗi lớp có từ 1 đến 2 phụ huynh của lớp phối hợp cùng cô cho các con thực hành trải nghiệm. Sau khi nặn xong bánh tiến hành luộc và cả lớp được thưởng thức sản phẩm trẻ làm ra.
  17. 14 * Kết quả: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động trải nghiệm, 100% trẻ các khối lớp tham gia, trẻ 4 tuổi, 5 tuổi có kỹ năng nặn Bánh tốt, trẻ 3 tuổi biết nặn nhưng kỹ năng chưa tốt và trẻ Nhà trẻ cần có sự hỗ trợ của cô và phụ huynh trong quá trình thực hiện. 3.2.8. Tổ chức ngày hội sách và văn hóa đọc năm 2023 “Sách - Khơi nguồn tri thức”. Ngày 23/4 hằng năm được UNESCO công nhận là ngày sách và bản quyền thế giới, Việt Nam Quyết định chọn ngày 21/4 là “Ngày hội sách Việt Nam”. Sách đem lại cho chúng ta nguồn tri thức quý giá, sách cũng chính là cách để nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người. * Cách thực hiện: Nhận thấy tầm quan trọng của sách mang lại những giá trị to lớn, Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với Ban chấp hành cha mẹ học sinh nhà trường tổ chức sự kiện“ngày hội sách và văn hóa đọc” trong khuôn viên nhỏ nhắn tại sân khấu nhà trường và các khối lớp Nhà trẻ mẫu giáo. Ngày hội sách được trưng bày các thể loại sách dành cho CBGVNV, phụ huynh và sách dành cho lứa tuổi mầm non. Buổi tổ chức với nhiều hoạt động thiết thực như: đọc sách theo nhóm, cô hướng dẫn trẻ đọc, kể chuyện theo tranh, giới thiệu sách theo chủ đề...Thông qua ngày hội sách giúp cho tập thể CBGVNV, phụ huynh và học sinh hiểu được giá trị to lớn mà sách mang lại. Trẻ thêm yêu sách, tăng hứng thú với sách và giáo dục các con biết giữ gìn, trân trọng và bảo vệ sách. Văn hóa Đọc sách đã trở thành thói quen đối với CBGVNV, phụ huynh và học sinh nhà trường. Ngày hội sách sẽ không chỉ thấm sâu trong tiềm thức mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh trong nhà trường mà còn lan tỏa tới cộng đồng và những người yêu sách trên toàn thế giới. 3.2.9. Trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa là một cách học thông qua thực hành trải nghiệm, trẻ sử dụng tất cả các giác quan như: nghe, nhìn, chạm, ngửi, đi, chạy, nhảy...để lưu giữ những điều trẻ tiếp cận, thực hành và trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ, trẻ hào hứng tham gia các hoạt động trải nghiệm mà không hề nhàm chán. * Cách thực hiện: Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa 1 năm 2 lần vào học kỳ 1 và học kỳ 2. Trước khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa, nhà trường phối hợp với Ban chấp hành cha mẹ học sinh lựa chọn địa điểm, công ty, xây dựng kế hoạch, trình phòng giáo dục. Sau khi được Phòng giáo dục phê duyệt, BGH nhà trường thông báo tới Ban chấp hành cha mẹ học sinh tiến hành triển khai đến
  18. 15 phụ huynh các khối lớp của trường. Hình thức tổ chức trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh không bắt buộc. Buổi tham gia hoạt động ngoại khóa của nhà trường trong học kỳ I có sự tham gia của 3 đồng chí và học kỳ II có 2 đồng chí trong Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh nhà trường tham gia. * Kết quả: Học kỳ I nhà trường có 265/340, học kỳ II có 246/340 trẻ mẫu giáo tham gia hoạt động ngoại khóa. Qua buổi hoạt động ngoại khóa trẻ lĩnh hội được các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như: Kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, trẻ mạnh dạn tự tin... 3.2.10.Công tác từ thiện, trao quà trẻ có hoàn cảnh khó khăn Nhà trường nhiều năm nay công tác từ thiện, trao quà cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mắc bệnh hiểm nghèo trong các dịp lễ tết đã trở thành quen thuộc đối với mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh trong nhà trường. Công tác từ thiện mỗi năm nhà trường tổ chức 1 lần vào dịp Tết Nguyên Đán, Trao quà cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại trường được tổ chức vào dịp tết Trung Thu, tết Nguyên Đán, 01/6. Đặc biệt 2 năm dịch Covid-19 nhà trường cùng Ban chấp hành cha mẹ học sinh nhà trường 3 lần trao quà là các nhu yếu phẩm cho các con học tại trường có hoàn cảnh khó khăn trong đợt dịch. Nhà trường và phụ huynh luôn thực hiện với mục đích cao đẹp là mang đến cho các em hơi ấm, tình thương và những món quà nhỏ, niềm hạnh phúc và luôn tâm niệm rằng”Hạnh phúc là sẻ chia”. Năm học 2022-2023 nhà trường cùng Ban chấp hành cha mẹ học sinh tham gia công tác từ thiện tặng quà cho các con tại khoa Nhi bệnh viện K3 Tân Triều sau dịp tết Nguyên Đán 2023. Để thực hiện công tác từ thiện theo đúng kế hoạch đề ra ngay từ đầu năm học, trước 3 tuần Ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành cha mẹ học sinh, trưởng phó ban phụ huynh các khối lớp, giáo viên các lớp họp bàn thống nhất và phát động đến 100% phụ huynh toàn trường. Hình thức phát động cho công tác từ thiện bằng tiền mặt...Chỉ sau một tuần phát động nhà trường đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh toàn trường. * Kết quả: Năm học 2022-2023 nhà trường cùng phụ huynh tặng quà cho 8 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào các dịp tết Trung thu, tết Nguyên Đán, tặng 50 xuất quà cho các cháu mắc bệnh hiểm nghèo tại bệnh viện K3 Tân Triều, tổng trị giá số tiền tặng 32,5 triệu đồng. IV. KẾT QUẢ: * Đối với nhà trường: - Năm học 2022-2023 nhà trường và Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
  19. 16 - Nhà trường chủ động đưa ra các giải pháp để phối hợp cùng Ban chấp hành cha mẹ học sinh triển khai đến 100% các khối lớp thực hiện và hoàn thành tốt, đúng tiến độ. - Qua việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh, tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường, giữa cô và trẻ ngày một gắn kết. - Đẩy mạnh công tác tham mưu, tăng cường huy động nguồn lực của nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. - Nhà trường không ngừng tạo sự gắn kết, chia sẻ cùng phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường. * Đối với giáo viên: - Giáo viên hiểu rõ hơn về công việc, yêu nghề, hiểu được điều kiện hoàn cảnh của từng phụ huynh học sinh trong lớp mình phụ trách và phụ huynh hiểu về công việc của các cô giáo để có sự quan tâm chia sẻ, đồng cảm cùng phối hợp thực hiện đạt hiệu quả cao. - Giáo viên nhận được nhiều sự ủng hộ nhiệt tình tham gia từ phía phụ huynh trong các hoạt động trong năm học 2022-2023 khi nhà trường phát động. - Giáo viên - phụ huynh - học sinh có sự gắn kết cùng quan tâm, trách nhiệm, gần gũi, yêu thương và chia sẻ. * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phối kết hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. - Tin tưởng và yên tâm khi gửi con em đến lớp. - Tích cực, nhiệt tình ủng hộ và tham gia các hoạt động và thực hiện kế hoạch năm học 2022-2023 của nhà trường. - Xây dựng được niềm tin của phụ huynh đối với nhà trường và cô giáo. - Phụ huynh sưu tầm và ủng hộ các nguyên liệu, các vỏ hộp, lon bia, các loại giấy báo, giấy gói quà các loại để giúp cô và trẻ tạo các đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ cho các hoạt động trong ngày của trẻ. * Đối với trẻ: - Trẻ khoẻ mạnh, tự tin, nhanh nhẹn, hứng thú tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. - Trẻ có tình cảm yêu thương cô giáo, bạn bè, yêu trường lớp và muốn được đến trường. - Trẻ mạnh dạn hồn nhiên, có nhiều cơ hội được tham gia trải nghiệm môi trường học tập hiện đại, an toàn tạo tiền đề cho trẻ tham gia học tập ở các cấp học tiếp theo.
  20. 17 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục thì việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong trường mầm non. - Sự phối hợp nhịp nhàng và có kế hoạch sẽ tạo được sự thống nhất giữa nhà trường và gia đình về phương pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và phẩm chất nhân cách của trẻ. - Phối kết hợp với cha mẹ học sinh sẽ tạo nên nguồn lực vật chất tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường. Từ đó khuyến khích cha mẹ trẻ tự giác vận dụng hợp lý các nội dung chăm sóc trẻ một cách hợp lý. - Để làm tốt công tác trên đòi hỏi người quản lý phải xây dựng được kế hoạch cho cả năm học, hàng tháng đánh giá kết quả rút kinh nghiệm để tìm ra giải pháp tích cực có tính thiết thực hơn. Hình thức giải pháp phải đa dạng phong phú và khuyến khích sự quan tâm, đồng tình ủng hộ của phụ huynh. - Người quản lý cần có lòng nhiệt huyết, say mê hứng thú với công việc, có ý thức tìm tòi sáng tạo, ham học hỏi, luôn đổi mới để áp dụng vào thực tiễn. - Bản thân mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên cần có trách nhiệm với công việc được giao, có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. II. KIẾN NGHỊ: - Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền: Cần đầu tư nguồn lực và có kế hoạch phối hợp tạo sức mạnh tổng hợp, sức mạnh đoàn kết của toàn dân, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. - Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường chủ động phối hợp với các phòng ban để quy hoạch xây dựng cải tạo nhà trường đảm bảo tốt cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục. Trên đây là nột số biện pháp mà tôi đã thực hiện đề tài:“Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường mầm non”. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo các cấp, các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thanh Trì, ngày 20 tháng 04 năm 2023 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Ngô Thị Minh Ngát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2