Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và cách xử lý ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Lựa chọn nguyên liệu; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Nâng cao bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn trong quá trình nấu ăn và chia ăn; Các quy trình xử lý ngộ độc thức ăn; Phối hợp với giáo viên trên lớp;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và cách xử lý ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
- UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỆ SINH ATTP VÀ CÁCH XỬ LÝ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG MẦM NON Tác giả: Nguyễn Đức Cường Chức vụ: Nhân viên nuôi dưỡng Lĩnh vực: Chăm sóc nuôi dưỡng Năm học 2020 – 2021
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 0 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..................................................................... 2 I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: ......................................................................................... 2 II: CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................... 3 III/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN .................................................................. 4 1. Biện pháp 1: Lựa chọn nguyên liệu ................................................................ 4 2. Biện pháp 2: Vệ sinh an toàn thực phẩm ........................................................ 6 3. Biện pháp 3: Nâng cao bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn trong quá trình nấu ăn và chia ăn .........................................................................................9 4. Biện pháp 4: Các quy trình xử lý ngộ độc thức ăn ........................................... 11 5. Biện pháp 5: Phối hợp với giáo viên trên lớp ................................................... 9 IV. KẾT QUẢ .................................................................................................. 14 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 15 1. Kết luận:....................................................................................................... 15 2. Khuyến nghị: ................................................................................................ 16
- 1/16 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc phát triển kinh tế đang là một nhu cầu cấp thiết của mỗi Quốc gia trong đó có Việt Nam, việc phát triển kinh tế gắn liền sự phát triển cuộc sống của con người. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng chiến lượng con người nói riêng, Đảng và nhà nước đã rất quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Sự quan tâm đó đã từng bước thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật, các chỉ thị, quy định và quy ước đó là Luật Giáo dục 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: Giáo dục mầm non có nhà trẻ, mẫu giáo là cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, trí, lao, thể, mỹ. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất và tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ phải là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất, vì sức khỏe là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với con người, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý. Thực tế cho, thấy trong những năm công tác tại trường mầm non chúng tôi nhận thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ đã giảm song vẫn còn khá cao, hầu hết các cô chỉ chú ý tới công tác giáo dục hơn công tác nuôi dưỡng, do đó chưa quan tâm đúng mức đế vấn đề phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, bên cạnh đó nhận thức của các bậc phụ huynh còn hạn chế do quanh năm bận rộn với đồng áng , ít có thời gian tham gia các lớp tập huấn, các buổi tuyên truyền hay xem ti vi ,đọc báo chính vì vậy mà kiến thức nuôi con theo khoa học còn có nhiều hạn chế và cũng do điều kiện kinh tế còn khó khăn. Bên cạnh nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội.
- 2/16 Trong những năm gần đây đã xẩy ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa phương, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người. Trường Mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động, có ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu đề xảy ra ngộ độc thực phẩm trong cơ sở giáo dục mầm non thì hậu quả khôn lường. Vì vậy, giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng mô hình thực phẩm sạch, đề phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng. Từ các cơ sở trên cho thấy tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc, nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường mầm non nói chung là hết sức cấp bách. Là một nhân viên nuôi dưỡng, tôi thật sự băn khoăn, trăn trở trước thực tế thị trường nhạy cảm, làm thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ tại trường mầm non, đặc biệt là an toàn thực phẩm. Do vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và cách xử lý ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non”. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: Nuôi dưỡng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ đối với trẻ ở độ tuổi mầm non. Nuôi dưỡng tốt là động lực góp phần vào sự phát triển hàng ngày của mỗi con người. Trẻ em cần chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để phát triển thể lực và trí lực. Nếu được nuôi dưỡng tốt trẻ sẽ mau lớn, khoẻ mạnh thông minh và học giỏi. Ngược lại, nếu nuôi dưỡng không đúng cách trẻ sẽ bị còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển và dễ bị mắc một số bệnh. Vì vậy muốn trẻ phát triển tốt ta phải có cách chăm sóc trẻ đảm bảo cho cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, bữa ăn hợp lý, đủ lượng, đủ chất. Dinh dưỡng không hợp lý kể cả thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trẻ có thế bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì ...Bởi vì đây là giai đoạn tăng trưởng thể chất rất mạnh mẽ, đặc biệt não bộ, hệ thần kinh của trẻ phát triển vượt trội, nó quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển chung của con người. Chính vì vậy, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non đã được xác định là nhiệm vụ cơ bản. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ nói chung và chất lượng nuôi dưỡng trong các trường mầm non nói riêng là rất quan trọng nó góp phần thúc đẩy hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thế hệ mầm non tương lai của đất nước, góp phần vào sự phát triển thể lực, sức khỏe tạo nền móng phát triển nhận thức, thẩm
- 3/16 mỹ... giúp trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ để có thêm nhiều nhân tài tương lai cho xã hội. Viện dinh dưỡng đã nghiên cứu cho ta thấy sự ăn uống có sự ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào, thịt chắc nịch và cân nặng đảm bảo. Sự ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của trẻ. Nếu cho trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc thì thường gây ra rối loạn tiêu hóa và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy, còi xương, khô mắt do thiếu vitamin A. Thực tế cho ta thấy vấn đề ăn uống đối với trẻ mầm non đã được quan tâm từ rất sớm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu mới chỉ quan tâm đến ảnh hưởng của sự ăn uống đến sức khỏe và bệnh tật của trẻ. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng cho rằng: Để có cơ thể phát triển tốt, tránh được bệnh tật thì cần phải đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và vệ sinh. Nhưng chưa có một tác giả nào đề cập đến hiệu quả tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ. Như chúng ta đã biết trên các kênh thông tin, các tài liệu “nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm và đề phòng ngộ độc” của cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế năm 2000. Ngộ độc thực phẩm có thể xẩy ra với bất kỳ ai, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Ngộ độc thực phẩm có thể tránh được. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Con người cần ăn để sống, ăn uống là một trong những nhu cầu của con người. Khoa học dinh dưỡng giúp chúng ta hiểu được con người sống ở thức ăn và từ đó xây dựng các chế độ ăn hợp lý cho từng độ tuổi, trạng thái sinh lý, bệnh lý. Đối với trẻ mầm non cơ thể đang trong giai đoạn phát triển nhanh vì vậy đòi hỏi khẩu phần ăn phải đầy đủ về số lượng và chất lượng, ăn uống rất cần thiết cho cơ thể phát triển về thể chất và tinh thần vì thế thức ăn cung cấp vật liệu cần thiết, phát triển và phục hồi sức khỏe cho cơ thể. Ăn uống là một trong những biện pháp giúp cơ thể khỏe mạnh. Trẻ khỏe mạnh, giúp trẻ có sự cân bằng lứa tuổi, cân nặng và chiều cao, cơ thể phát triển, giúp cơ thể tránh sự nhiễm trùng, tinh thần mở mang điều hòa, khuôn mặt vui tươi của tuổi thơ. Vì vậy trẻ em chỉ phát triển được hài hòa, cân đối khi mà được hài hòa, cân đối khi mà được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu trẻ ăn uống thiếu thốn quá hay ăn uống không điều độ thì sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa, phá hoại quá trình trao đổi chất….từ đó làm cho cơ thể trẻ yếu đi và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Theo số liệu điều tra của tổng cục thống kê thì tỷ lệ suy dinh dưỡng hiện nay ở Việt Nam là rất lớn, đây là một tỷ lệ khá cao so với quy định trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống thiếu chất và chế độ
- 4/16 chăm sóc chưa hợp lý. Những trẻ suy dinh dưỡng rất dễ mắc các bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp….khi mắc bệnh thì thường nặng hơn và có tỷ lệ tử vong cao. Như vậy, ăn uống có vai trò rất to lớn đối với sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ. Năm học 2020 – 2021 nhà trường duy trì được 19 lớp ăn bán trú gồm 585 cháu đạt tỷ lệ 100%, nhà trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao làm điểm chuyên đề chăm sóc nuôi dưỡng cấp thành phố. Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Đặng Xá, và tổ chức bán trú có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường có kinh nghiệm, nhiều năm làm công tác quản lý dám nghĩ, dám làm, kiên trì, chịu khó. - Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết tốt, đồng tâm, đồng sức thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp đổi mới và thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. - Cơ sở vật chất được ổn định, các công trình và nguồn nước sạch được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ dùng phục vụ bán trú hiện đại, bếp được xây dựng bếp một chiều, công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn, nâng cao khẩu phần ăn bán trú cho trẻ. Khó khăn: - Đa số phụ huynh làm nghề nông chủ yếu nên điều kiện kinh tế còn khó khăn trong khi giá cả thị trường tăng vọt nên ảnh hưởng nhiều đến chế độ khẩu phần ăn của trẻ. - Một số cô nuôi còn hạn chế về cách tìm thực phẩm thay thế còn dập khuôn theo thực đơn dẫn đến việc xây dựng thực đơn cho là chưa đa dạng, phong phú… III/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Lựa chọn nguyên liệu Mặc dù nhà trường đã có hợp đồng cung cấp thực phẩm nhưnẹ là người tiếp nhận thực phẩm tại trường Mầm non phải có trách nhiệm và kiến thức đề có thể nhận biết được các loại thực phẩm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Giao nhận thực phẩm là khâu rất quan trọng nó có tính chất quyết định đến chất lượng bữa ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm. Xác định thực phẩm một phần cảnh quan bên ngoài của từng loại thực phẩm và các kinh nghiệm của bản thân. Sau đây là cách lựa chọn một số loại thực phấm khi mua và nhà cung cấp giao nhận ký kết cho bếp ăn của trẻ mà tôi đã thực hiện .
- 5/16 * Thịt lợn tươi 1. Trạng thái bên ngoài: - Màng ngoài khô - Mỡ có màu sắc, độ rắn, mùi vị bình thường - Mặt khớp láng và trong - Dịch hoạt trong 2. Vết cắt: Màu sắc bình thường, sáng khô 3. Độ rắn và độ đàn hồi + Rắn chắc, đàn hồi cao lấy ngón tay ấn vào thịt không dể lại vết lõm khi bỏ tay ra 4. Tủy: Bám chắc vào thành ống tuỷ, màu trong. đàn hồi 5. Nước canh (nước luộc): Nước canh trong, mùi vị thơm ngon, trên mặt có nổi một lớp mỡ với vết mỡ to. * Thịt bò: - Có màu đỏ đặc trưng - Mỡ vàng, màu nhạt - Độ đàn hồi tốt - Bề mặt: Khô, mịn - Mùi: Bình thường, đặc trưng * Cá tươi 1. Thân cá: Cơ cứng để trên bàn tay không thõng xuống 2. Mắt: Nhãn cầu lồi, trong suốt, giác mạc đàn hồi 3. Miệng: Ngậm cứng 4. Mang: Dán chát xuống hoa khế , Không có nhớt và không có mùi hôi 5. Vẩy: Vẩy tươi, óng ánh, dính chặt. 6. Bụng: Bình thường, không phình 7. Hậu môn: Thụt sâu, trắng nhạt 8. Thịt: Rắn chắc có đàn hồi dính chặt vào xương sống
- 6/16 * Trứng tươi Chọn trứng bằng quan sát, vỏ màu sáng, không có những vết sám đen. không bị dập - Quả trứng có màu hồng trong suốt khi soi qua ánh sáng. Có thể dùng nước lã để chọn: Trứng mới thì chìm xuống và nam ngang duới lòng chậu. Dùng cảm giác: cầm trứng lên xem nặng hay nhẹ ra sao và lắc thử, nếu lắc nhẹ có tiếng động là trứng không tốt. * Rau quả tươi: Hình dạng bình thường, màu sắc tự nhiên, không bị úa, dập nát hoặc dính các chất lạ, không có mùi lạ Nên chú ý một số loại quả bên trong đã bị hỏng nhưng bên ngoài vần còn tươi do sử dụng hóa chất bảo quản, do đó phải xem kỹ trước khi mua .. 2. Biện pháp 2: Vệ sinh an toàn thực phẩm Để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao bữa ăn, chúng tôi đã chọn những cơ sở có tin cậy trên địa bàn để tiến hành hợp đồng mua thực phẩm; các cơ sở hợp đồng phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh, có đủ tư cách pháp nhân. - Nếu thực phẩm sống: chỉ lựa chọn những thực phẩm còn tươi mới, không bị dập nát và không có mùi lạ, mua ở nơi đã biết địa chỉ rõ ràng và mua tận gốc để giảm được giá thành. - Nếu thực phẩm gói sẵn không mua hàng hóa không có nhãn mác không ghi hạn sử dụng, không ghi rõ nơi sản xuất. - Nếu là đồ hộp: Không mua hộp không ghi nhãn mác, không có hạn sử dụng, không có nơi sản xuất. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm: a. Ngộ độc thực phẩm di vi sinh vật (vi trùng) và độc tố của vi sinh vật: Bao gồm nấm mốc, do sinh vật nguyên nhân thường gặp gây ngộ độc cấp tính
- 7/16 trong ăn uống là do vi khuẩn almonella: loại vi khuẩn này thường gây nhiễm do thức ăn bị nhiễm bẩn trong quá trình chế biến và bảo quản, ngộ độc thường gây thành dịch lớn. Loại vi trùng thứ hai: Là tụ khấu trùng do tay chân người chế biến bị mụn nhọt có mủ lây nhiễm vào thức ăn, nấm mốc, độc tố vi nấm, do thức ăn để lâu, bảo quản không tốt, bị nấm mốc. b. Thức ăn bị biến chất: Thức ăn giàu chất đạm, chất béo bảo quản không tốt gây biến chất gồm thịt, cá ướp. c. Thức ăn có sẵn chất độc: như sắn, măng, hạt củ đậu, cá nóc… d. Do nhiễm phải chất gây độc: Thuốc trừ sâu, kim loại nặng, phụ gia chế biến thực phẩm…. Các triệu chứng ngộ độc thức ăn và cách xử lý. a. Triệu chứng: Xẩy ra sau khi ăn, có thể lập tức hoặc 30 phút đến vài giờ: Xuất hiện đau bụng, buồn nôn, nôn nhiều, đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lỏng phân có thể có máu. b. Cách xử trí: Khi xẩy ra ngộc độc do thức ăn uống cần tìm cách gây nôn để thức ăn ra ngoài cơ thể, sau đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất để khám và xử lý tiếp. Trong trường hợp ngộ độc nặng, nôn, đi ngoài nhiều lần có thể gây mất nước cần cho trẻ uống bù nước và muối pha cho trẻ uống. Chú ý: Thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mẫu thức ăn. Hàng ngày, nhà bếp đưa mẫu thức ăn theo quy định 24/24 mẫu thức ăn phải được lấy vừa nấu xong trước khi cho trẻ ăn, hộp đựng mẫu thức ăn sạch sẽ có nhãn mác, có nắp đậy, mẫu thức ăn có cả sống và chín nhưng được đựng riêng từng hộp đảm bảo vệ sinh. Để nếu có vấn đề gì liên quan đến thức ăn, thực phẩm, trạm y tế tìm ra nguyên nhân và sớm có biện pháp xử lý kịp thời. Cách phòng và tránh ngộ độc thực phẩm. a. Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch dùng cho trẻ bằng nhiều biện pháp. Duy trì hợp đồng với nơi sản xuất cung cấp thực phẩm sạch cho nhà trường, tổ chức trồng rau xanh trong nhà trường. Đội ngũ nhân viên nhà bếp phải được bồi dưỡng, tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, biết kiểm tra thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh, sạch sẽ, tươi ngon, không nhận thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm quá hạn sử dụng, thực phẩm bị biến chất, đảm bảo vệ sinh trong chế biến thức ăn cho trẻ, cần rửa tay sạch trong sơ chế thực phẩm. Thực phẩm phải được rửa dưới vòi nước sạch, rau quả phải được ngâm rửa nhiều lần, mỗi lần rửa không được rửa nhiều thực phẩm, thức ăn được chế
- 8/16 biến nấu kỹ, trước khi ăn phải đun lại thức ăn, hàng ngày nhà bếp cần thực hiện đúng quy định lưu mẫu thức ăn. b. Xây dựng bếp một chiều vệ sinh Có dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín, dụng cụ dùng xong phải rửa sạch, phơi khô, trước khi dùng phải rửa lại, nấu xong cho trẻ ăn ngay, thức ăn được chia đựng các xoong nồi phải có nắp đậy, có Tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Vệ sinh cá nhân đối với nhân viên nhà bếp. Nhân viên nhà bếp đầu tóc gọn gàng, quần áo, móng tay, móng chân phải sạch sẽ, gọn gàng, rửa tay bằng xà phòng, trước khi chia thức ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ, phải mặc quần áo công tác, có khẩu trang, tạp dề, nhân viên nhà bếp 6 tháng 1 lần khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt khám phân, nước tiểu, tim, phổi, nếu có bệnh kịp thời điều trị. Vệ sinh cá nhân đối với giáo viên và cô nuôi phụ lớp: Rửa tay bằng xà phòng trước khi chia cơm, sau khi đi vệ sinh, đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ,
- 9/16 đeo khẩu trang khi chia thức ăn và cho trẻ ăn, không bốc tay, chuẩn bị bàn ghế ăn, khăn ướt lau tay, có đĩa dùng để thức ăn rơi vãi, 6 tháng một lần khám sức khỏe, xét nghiệm như cô nhà bếp. Vệ sinh cá nhân trẻ: Rửa tay trước khi ăn bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa xong lau khô, dạy trẻ biết rửa tay khi tay bẩn, nhắc cha mẹ trẻ hàng tuần cắt móng tay, chân cho trẻ, dạy trẻ biết giữ gìn vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn, tránh rơi vãi cơm, ăn xong biết uống nước súc miệng, chải răng sạch sẽ. Vệ sinh môi trường: Đảm bảo có đầy đủ nước sạch khi dùng hàng ngày, quét dọn bếp, sân trường, khơi thông cống rãnh, hố rác, xử lý rác thải hợp vệ sinh, định kỳ diệt ruồi muỗi…., tủ lạnh phải lưu mẫu thức ăn sống và chín có nhãn mác rõ ràng. Yêu cầu trong chế biến và bảo quản thực phẩm Chế biến thực phẩm phải đảm bảo chất lượng, ngon, đẹp, phù hợp với trẻ, đảm bảo an toàn. Thức ăn phải được chế biến nẫu chín kỹ, nấu xong cho trẻ ăn ngay. Thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mẫu thức ăn. Hàng ngày, nhà bếp đưa mẫu thức ăn theo quy định 24/24 mẫu thức ăn phải được lấy vừa nấu xong trước khi cho trẻ ăn, hộp đựng mẫu thức ăn phải sạch sẽ, có nhãn mác, có nắp đậy, mẫu thức ăn những được đựng riêng từng hộp đảm bảo vệ sinh. Thực hiện tốt việc theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe, chú trọng công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm Phối hợp với trạm y tế 3 tháng khám sức khỏe một lần, nhà trường theo dõi biểu đồ mỗi tháng 1 lần tuyên truyền cho các bà mẹ tiêm chủng mở rộng 100% trong nhà trường và phòng chống cách dịch bệnh theo các công văn như bệnh sốt xuất huyết, sởi phát ban, dịch cúm gia cầm, tiêu chảy…tăng cường công tác kiểm tra giám sát thường xuyên việc chăm sóc nuôi dưỡng và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để đôn đốc nhắc nhở giáo viên, nhân viên làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. 3. Biện pháp 3: Nâng cao bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn trong quá trình nấu ăn và chia ăn * Bổ sung thực phẩm để tăng lượng bằng cách: - Tăng chất béo bằng cách: cho dầu hoặc mỡ vào đúng định lượng. - Giảm lượng bột đường bằng cách: Chế gạo dẻo vào cơm. - Tăng canxi trong bữa ăn, chọn đậu phụ, cá, đỗ, sữa đậu nành, trứng, tôm cua trong khẩu phần ăn. - Tăng lượng vitamin bằng cách: Phát động các nhóm lớp trồng các loại rau để bổ xung lượng rau xanh cho trẻ.
- 10/16 - Chọn rau củ quả sạch, tươi không dập nát * Cải tiến phương pháp chế biến: Thay đổi chế biến bằng cách tăng thêm mùi vị gây hấp dẫn cho trẻ. Tăng cường hầm bằng nồi áp suất, có chế biến xào, chiên, hầm… Ngoài ra cách chế biến món ăn, mùi thơm của thức ăn sẽ kích thích dịch tiêu hóa, khi ta đói và ngửi thấy mùi thơm của thức ăn thì ngay lúc đó, cơ quan tiêu hóa sẽ tiết ra dịch hoặc thức ăn được bày biện lịch sự, gọn gàng….sẽ tạo cảm giác muốn ăn của cơ thể. Trong chế biến bổ xung thêm đậu khô, đậu nành, đậu hũ, dầu, mè…chế biến phù hợp chế độ ăn của trẻ. Lưu ý khi rửa rau tránh vò nát rau làm mất lượng B1, nấu thức ăn phải đậy vung kín, không đảo khuấy nhiều, khi ninh bằng nồi áp suất để tận dụng chất dinh dưỡng từ xương. - Luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chia ăn gồm: Thùng cơm, thùng canh, xoong thức ăn, gáo chia canh, muôi chia thức ăn, đĩa chia cơm... - Thức ăn trước khi chia cho trẻ cần phải được kiểm tra kỹ xem đã chín chưa (nếu là món cá thì cần phải loại bỏ hết xương ...) - Bát và thìa của trẻ luôn được đảm bảo sấy khô - Nơi chia thức ăn phải đảm bảo vệ sinh: Trần, tường, sàn nhà, đèn, quạt...sạch sẽ. - Sau khi chia cơm, canh và thức ăn cho trẻ xong cần phải đậy vung ngay để tránh ruồi muỗi cũng như ký sinh trùng Hình ảnh giờ chia ăn Khâu bảo quản và lưu giữ tại kho và tủ lạnh của bếp ăn cũng được đảm bảo vệ sinh, không để thực phẩm quá hạn, ẩm mốc kém chất lượng. Các hộp
- 11/16 đựng hoặc chai, lọ đựng gia vị, thực phẩm phải có nhãn tên, không cất giữ chung với các loại hóa chất diệt côn trùng, xà phòng với kho thực phẩm. Khi bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh, tôi đã thực hiện nghiêm túc vệ sinh tủ lạnh hàng tuần ít nhất 2 lần, không để tủ lạnh có mùi hôi, thức ăn lưu giữ quá lâu trong tủ lạnh. Các dụng cụ chứa đựng được ghi rõ tên thực phẩm ở bên ngoài để tránh nhầm lẫn, ví dụ như: đường, muối. Hàng ngày chúng tôi đã thực hiện lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định 24/24h. Mẫu thức ăn được lấy ngay sau khi chế biến và chuẩn bị chia ăn cho trẻ. Hộp đựng lưu mẫu thức ăn luôn được rửa sạch và sấy khô khi đưa thức ăn vào lưu giữ. Thức ăn lấy mẫu cho vào hộp có nắp đậy, ghi rõ ngày, giờ lưu nghiệm, ký tên người lưu nghiệm, và có cả chữ ký của nhân viên y tế, để 15 - 20 phút mới cho trong vào tủ lạnh sau 24h mới bỏ đi. Lưu mẫu thức ăn đã được chế biến chín (lưu cả cơm, canh và thức ăn). Dụng cụ lưu mẫu thức ăn có 2 bộ dùng để thay thế, đảm bảo vệ sinh. Hình ảnh lưu nghiệm thức ăn Dụng cụ dùng cho chế biến và ăn uống được rửa ngay không để qua đêm, đặc biệt không được dung các chất tẩy uế, chất sát trùng vệ sinh nhà cửa hoặc xà phòng giặt để rửa dụng cụ ăn uống. Trong quá trình chế biến thực phẩm và nấu không để dụng cụ trực tiếp xuống đất mà phải đặt trên bàn, giá, kệ. 4. Biện pháp 4. Các quy trình xử lý ngộ độc thức ăn Bước 1: Phát hiện Khi phát hiện các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm bao gồm tiêu chảy, nôn, đau bụng khó chịu, sốt hoặc mất nước... cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
- 12/16 - Nhân viên y tế thông báo ngay cho TTYT niêm phong và dừng phục vụ loại thực phẩm đã phục vụ số cán bộ/học sinh nghi bị ngộ độc. Giữ lại mẫu thức ăn lưu. - Phối hợp cán bộ y tế điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm. + Bước 2: Chuẩn đoán và sơ cứu tại Phòng Y tế. Báo ngay cho nhân viên y tế Quận huyện đến hỗ trợ - Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra sau khi ăn hoặc một vài giờ, thậm chí một ngày sau bữa ăn. Việc có từ 2 người trở lên cùng ăn các thức ăn giống nhau, cùng bị bệnh và có các triệu chưng giống nhau giúp ta khẳng định chẩn đoán. Tìm hiểu chi tiết các thực phẩm công nhân đã ăn trong vòng 24 giờ trước, xác định những thực phẩm nghi ngờ chứa mầm bệnh cần thiết cho chẩn đoán. - Nhân viên y tế khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân, nôn càng nhiều càng tốt để cho hết thức ăn ra ngoài, nhằm hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng. * Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh. Trong trường hợp bệnh nhân bị hôn mê tuyệt đối không tiến hành gây nôn vì như vậy sẽ rất dễ gây sặc thức ăn hoặc tắc thở. - Nếu bị co giật và ngừng thở, ngừng tim phải cấp cứu cho bệnh nhân bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu bệnh nhân hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi. - Để người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa 1 lít nước với một gói orezol rồi cho người bệnh uống để bù và chống mất nước cho cơ thể, mặt khác uống nước còn giúp trung hòa chất độc trong cơ thế người bệnh nhằm hạn chế tối đa những tác hại mà độc tố sẽ mang lại. + Bước 3: Liên hệ bệnh viện - Sau khi sơ cứu, phân loại, nhân viên y tế nhà trường liên hệ với bệnh viện và khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện sớm nhất để được xử lý tiếp. - Nhân viên có trách nhiệm cung cấp thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc. Nhân viên Y tế mang theo mẫu thức ăn còn lại, chất nôn hoặc phân của bệnh nhân vừa được sơ cứu tới bệnh viện để giúp bác sĩ chấn đoán và điều trị + Bước 4: Xét nghiệm mẫu suất ăn - Trong vòng 2h sau khi phát hiện trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm, nhà trường báo lên TTYT/Chi cục ATVSTP về hiện tượng nghi ngộ độc. TTYT/Chi cục xuống kiểm tra và niêm phong mẫu suất ăn. - Mẫu thức ăn được TTYT/Chi cục ATVSTP gửi xét nghiệm làm các test xét nghiệm căn cứ theo triệu trứng diễn biến của các trường hợp ngộ độc.
- 13/16 - Sau 10 ngày, TTYT/Chi cục ATVSTP công bố kết quả xét nghiệm. + Bước 5: Xử lỷ kết quả xét nghiệm - Khi nhận kết quả xét nghiệm: + Nếu thức ăn không phát hiện chứa chât gây ngộ độc: Nhà trường tiếp tục việc xử lý, khắc phục sự việc ngộ độc thức ăn không rõ nguyên nhân. + Nếu thức ăn chứa chất gây ngộ độc: tiếp tục việc xử lý, tìm ra nguyên nhân đường ô nhiễm, khắc phục sự việc ngộ độc thức ăn, chịu trách nhiệm. Tăng cường công tác tuyên truyền và xã hội hóa: Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền với các ban ngành địa phương và phụ huynh về công tác nuôi dưỡng và giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức như họp phụ huynh, các hội thi như dinh dưỡng tuổi thơ, khéo tay nội trợ, tuyên truyền về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục xây dựng góc. Nhà trường còn phát động phong trào làm vườn, tăng gia trồng rau sạch…bổ sung cho bữa ăn của trẻ, kết quả khẩu phần ăn của trẻ được tăng lên cả về số lượng và chất lượng…. Đầu năm nhà trường họp và tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về cách chăm con theo khoa học, thông báo sức khỏe của từng trẻ qua bảng tin tại các nhóm lớp để phụ huynh nắm được sức khỏe của con em minh để từ đó phối kết hợp với nhà trường nuôi dưỡng trẻ. Tổ chức các hội thi dinh dưỡng nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng như thi “bé tập làm nội trợ, bé khéo tay”, qua đó tạo sự chuyển biến cao trong nhận thức của mọi người về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ về phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ và bảo đảm VSATTP, làm thay đổi nhận thức của nhiều người về cho trẻ ăn bán trú tại trường, cũng qua hội thi đã tạo động lực thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể ở địa phương ngày càng tốt hơn, tạo sự tự tin tưởng của hội cha mẹ phụ huynh đối với nhà trường. 5. Biện pháp 5: Phối hợp với giáo viên trên lớp Hàng ngày đến lớp, người trực tiếp chăm sóc và tiếp xúc thường xuyên với trẻ không ai khác đó là các cô giáo, cô giáo như người mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng chế biến ra được sử dụng có hiệu quả thì một yếu tố không thể thiếu được đó là sự kết hợp giữa các cô nuôi và giáo viên trên lớp, hiểu được tầm quan trọng đó tôi đã cùng các chị em trong tổ nuôi bàn bạc và đưa ra những biện pháp phối hợp chặt chẽ với giáo viên để góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. -Với các món ăn mới: Trao đổi để giáo viên nắm bắt được đặc thù của món ăn và có tác dụng tới sức khỏe của trẻ để giáo viên giới thiệu món ăn đầy đủ cho trẻ trước bữa ăn > gây hứng thú động viên trẻ ăn ngon miệng
- 14/16 - Trước mỗi giờ ăn: Cùng giáo viên trò chuyện với trẻ về các món ăn để trẻ biết được lợi ích khác nhau của món ăn. Với những trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân: Trao đổi với giáo viên về chế độ ăn của trẻ để có cách chia thức ăn hợp lý cho trẻ mà vẫn đảm bảo đủ khẩu phần ăn. Ví dụ: Với những trẻ thừa cân không nên cho trẻ ăn thêm nước của các món xào, không chắt nước canh ở trên chan cho trẻ vì váng mỡ rất nhiều, và với trẻ suy dinh dưỡng thì ngược lại. - Bên cạnh đó thực hiện theo đúng lịch phân công cô, đi thăm giờ ăn của trẻ để tận mắt nhìn thấy các con cảm nhận về món ăn do tay mình nấu.Thường xuyên phối hợp với giáo viên trò chuyện, xúc cho những trẻ ăn chậm và quan sát các món ăn để biết được những món ăn không phù hợp với trẻ và có kế hoạch đề xuất với Ban giám hiệu thay đổi. Kết quả: Trong năm học vừa qua chúng tôi đã phối hợp rất tốt với giáo viên trên lớp. Trẻ hàng ngày ăn rất ngon miệng, hết xuất, các mon ăn đã thay đổi rất phù hợp với trẻ trong hai tuần, do đó' trẻ của trường tôi sau mỗi đợt cân đo tỉ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân giảm rất nhiều và trẻ tăng cân đạt tỷ lệ cao. Cuối mỗi kỳ cân đo đều đạt kết quả phát triển rõ rệt. IV. KẾT QUẢ - Về chất lượng công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Tỷ lệ mẫu giáo đạt số trẻ cân nặng bình thường là 98.5%, tỷ lệ suy dinh dưỡng là 1.5%,so đầu năm tỷ lệ suy dinh dưỡng đã giảm một cách rõ rệt. Cán bộ giáo viên nhà trường đã biết vận dụng quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đặc biệt trú trọng công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Nhân viên nhà bếp thực hiện nghiêm túc công tác giao nhận thực phẩm, quy trình chế biến, chia ăn, hợp đồng thực phẩm với nhà cung cấp, lưu mẫu thức ăn theo quy định 24/24 giờ hàng ngày, có cả mẫu sống và chín nhưng được đựng riêng từng hộp có nắp đậy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm học 2020 – 2021 không có trường hợp ngộ độc thức ăn và dịch bệnh xảy ra trong nhà trường. Trường đã tổ chức làm điểm chuyên đề nuôi dưỡng cấp thành phố đạt kết quả Tốt.
- 15/16 - Làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, vệ sinh trong ăn uống cho trẻ. Đầu từ đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, phục vụ cho việc tổ chức bán trú. Thực hiện tốt công tác giao nhận thực phẩm và lựa chọn thực phẩm. Yêu cầu trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Chú trọng công tác vệ sinh khu vực nhà bếp, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường. Tăng cường các hoạt động giáo dục vệ sinh đối với cô nuôi, nhân viên nhà bếp và vệ sinh nhà bếp, giáo viên, cô phụ tại lớp và vệ sinh cá nhân cho trẻ. Thực hiện tốt việc theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe và công tác tiêm chủng mở rộng, phòng chống các dịch bệnh, kiểm tra giám sát của ban giám hiệu nhà trường với công việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với cộng đồng và xã hội về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng – giáo dục trong nhà trường. Bản thân nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc vệ sinh an toàn trong thực phẩm và nâng cao bữa ăn cho trẻ trên cơ sở triển khai xây dựng kế hoạch và nghiêm túc thực hiện quy chế chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
- 16/16 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền móng vững trãi để chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tốt giúp trẻ vào lớp 1 trưởng tiểu học. Một trong những nội dung giúp trẻ có được các điều kiện trên đó là công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường mầm non. Cô nuôi và nhân viên nhà bếp phải nắm vững trách nhiệm của mình là đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh và an toàn. Chính vì vậy mà trong năm học vừa qua, bản thân tôi đã tích cực tham mưu với lãnh đạo nhà trường xây dựng một số hoạt động, biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. 2. Khuyến nghị: Để giúp cho nhân viên nuôi ở các trường mầm non nâng cao tay nghề trong công tác nuôi dưỡng cho phép tôi xin khuyến nghị một số vấn đề như sau: * Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo: Tổ chức kiến tập các trường điểm trong huyện và các đợn vị quận tiên tiến về công tác nuôi dưỡng giúp nhân viên nuôi dưỡng học hỏi thêm được kiến thức cũng như quy trình bếp một chiều của trường bạn. * Đối với BGH nhà trường: Tổ chức cho cán bộ giáo viên nhân viên thăm quan học tập các đơn vị bạn, tạo điều kiện được giao lưu học tập công tác chăm sóc nuôi dưỡng tiên tiến. Trên đây, là kinh nghiệm của bản thân tôi, những gì đạt được còn rất khiêm tốn, và chỉ là nền móng cho những năm tiếp theo. Rất mong được sự góp ý, nhận xét của các đồng chí, đồng nghiệp để bản thân tôi có được những kinh nghiệm quý báu, giúp cho việc thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non ngày càng tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đặng Xá, ngày 4 tháng 4 năm 2021 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Đức Cường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 195 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 110 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 106 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 106 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 134 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn