intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh" nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TẠI TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN BẾN SUNG, HUYỆN NHƯ THANH Người thực hiện: Lê Thị Lương Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thị trấn Bến Sung SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA NĂM 2022
  2. Mục lục Mục lục..................................................................................................................2 1. Mở đầu...............................................................................................................1 1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................2 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................2 2.2. Thực trạng của việc xây dựng môi trường giáo dục ở trường Mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh.........................................................................3 2.2.1. Thuận lợi......................................................................................................3 2.2.2. Khó khăn..................................................................................................... 4 2.2.3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng.................................................................4 2.3. Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện xây dựng môi trường giáo dục tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung đạt hiệu quả cao......................................................5 2.3.1. Đánh giá thực trạng môi trường giáo dục của nhà trường từ đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo.................................................................................................... 5 2.3.2. Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị đồ dùng đồ chơi........................................................................................................................6 2.3.3. Chỉ đạo giáo viên thực hiện xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường Mầm non....................................................................................................7 2.3.4. Giải pháp tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội để xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ...................................... 12 2.3.5. Kiểm tra đánh giá kết quả của giáo viên trong việc tạo dựng môi trường giáo dục cho trẻ................................................................................................... 15 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................15 2.4.1. Kết quả nghiên cứu....................................................................................15 2.4.2. Đối với bản thân ....................................................................................... 17 Rút ra được những kinh nghiệm trong việc chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục, cần thường xuyên kiểm tra, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên, với đồng nghiệp, tạo ra các sân chơi bổ ích để từ đó giáo viên có hứng thú hơn trong các hoạt động.............................................................................................................17 2.4.3. Đối với giáo viên ...................................................................................... 17 Đa số giáo viên linh hoạt trong việc thiết kế môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động, thường xuyên thay đổi các nguyên vật liệu, cách bày trí phòng nhóm lớp theo từng chủ đề. Tạo ra được nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, khám phá, rèn các kỹ năng một cách tích cực. Các mảng được trang trí với màu sắc tươi sáng phù hợp với trẻ, phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục của từng chủ đề......................................................................................................................... 17 2.4.4.Đối với trẻ...................................................................................................17 Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi khéo léo hơn, biết tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo khi được hoạt động với các nguyên vật liệu mở. Trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. Trẻ thích chơi cùng bạn và
  3. biết được nhiệm vụ của mình, có thái độ tự giác, biết chia sẻ cùng bạn để hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó giúp trẻ không ngừng phát triển các kỹ năng tư duy, giao tiếp, suy luận và óc sáng tạo................................................................................17 3. Kết luận, kiến nghị.......................................................................................... 17 3.1. Kết luận........................................................................................................ 17 3.2. Kiến nghị......................................................................................................18 Tài liệu tham khảo...............................................................................................19
  4. 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Vì thế bắt buộc những người làm công tác giáo dục cần phải trang bị cho mình vốn tri thức vững chắc về chuyên môn, nghiệp vụ, về khoa học-kỹ thuật, về hiểu biết xã hội, tạo lập cho con đường sự nghiệp giáo dục của mình, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục Việt Nam đã nói rằng “cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0-11 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề cho trẻ. Cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ.” Đối với trẻ mầm non thì môi trường hoạt động có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ hoạt động thường xuyên ở môi trường giáo dục tích cực trẻ sẽ có một cơ thể khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn; g iúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, tâm lý cũng như đời sống tình cảm mà thông qua các trò chơi thì những phẩm chất ấy của trẻ được hình thành như: tính mục đích, tính kỷ luật, tính dũng cảm, hình thành nên nhân cách lành mạnh làm nền móng cho các giai đoạn phát triển sau này. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở các trường mầm non việc thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vẫn tồn tại nhiều khó khăn: kinh phí cho việc tổ chức thực hiện còn hạn chế. Một số giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc thiết kế môi trường giáo dục cho trẻ mang tính “mở”, chưa thường xuyên thay đổi các nguyên vật liệu; cách bố trí, sắp xếp các góc chưa linh hoạt, chưa bám sát nội dung chủ đề; chưa tạo ra được nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm; xây dựng môi trường vật chất còn mang tính chất chung chung, chưa có sự khác biệt rõ rệt của các độ tuổi. Các khu vực hoạt động ngoài trời chưa được chú trọng, cách bố trí, sắp xếp không phù hợp với không gian trên sân trường. Một số phụ huynh có quan điểm còn lệch lạc luôn dành cho trẻ rất nhiều thứ như: đồ chơi, sách vở, máy vi tính... Đòi hỏi trẻ phải học thật nhiều, nhưng lại chưa quan tâm đến môi trường sống, vui chơi và học tập an toàn, tự do và giàu tình thương để trẻ có thể phát huy được tối đa những năng lực và sở trường của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với sự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của địa phương, nhà trường và nhiệm vụ được giao tôi rất băn khoăn trăn trở tìm giải pháp tối ưu để phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên và huy động mọi lực lượng, các tổ chức xã hội chung tay xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh”.
  5. 2 1.2. Mục đích nghiên cứu Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin ở nhà trường. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. - Phương pháp toán học: Sử dụng phương pháp toán học để đánh giá kết quả. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Môi trường là tổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động tương hỗ với nhau tạo nên khung cảnh sống và những điều kiện để con người tồn tại và phát triển[4]. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ truyền đạt kiến thức cho các cháu một cách thụ động mà giáo viên cần phải tạo ra điều kiện, cơ hội để trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực tham gia vào hoạt động, trẻ phải tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Môi trường giáo dục gồm có hai bộ phận không thể tách rời, có liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau đó là môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất bao gồm toàn bộ phương tiện vật chất kể cả trong nhà và ngoài trời có liên quan đến diện tích, phòng học, nhiệt độ, ánh sáng, đồ dùng, đồ chơi... Môi trường xã hội là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành phát triển nhân cách giao tiếp giữa trẻ với người lớn, giữa trẻ với nhau và với môi trường xung quanh [4]. Vì thế đối với trẻ mầm non, việc tạo lập, xây dựng và khai thác có hiệu quả môi trường giáo dục cho trẻ được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự hình thành và phát triển toàn diện của trẻ. Môi trường giáo dục đa dạng phong phú sẽ kích thích tính tích cực, chủ động của trẻ từ việc lựa chọn cách chơi, vai chơi, góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và giải quyết nhiệm vụ. Trẻ dần sẽ biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Qua đó trẻ học
  6. 3 cách làm việc với người khác, học lắng nghe, chia sẻ những suy nghĩ của bản thân với bạn bè, đó là cơ sở hình thành tính tập thể và đoàn kết ở trẻ. Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và cả giáo viên, góp phần hình thành cũng như nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau. Để đạt được điều này, người giáo viên cần phải linh hoạt, tận dụng các nguyên vật liệu tái tạo, thải bỏ để biến chúng thành những dụng cụ dạy học, các đồ chơi cho trẻ một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng qua mỗi sản phẩm để phục vụ các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ. Mục tiêu của giáo dục Mầm non theo tinh thần của chỉ thị 153 của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 12 tháng 08 năm 1966 là nhằm giáo dục trẻ bằng cách tổ chức vui chơi, giáo dục các cháu đức tính tốt, chăm sóc sức khỏe cho các cháu, tập cho các cháu vừa chơi vừa học, chuẩn bị cho các cháu vào trường phổ thông, giáo dục mẫu giáo tốt sẽ chuẩn bị cho một nền giáo dục tốt. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có những biện pháp đổi mới trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường một cách khoa học và có hiệu quả, phù hợp với từng độ tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 2.2. Thực trạng của việc xây dựng môi trường giáo dục ở trường Mầm non Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh 2.2.1. Thuận lợi Trường Mầm non Thị trấn Bến Sung, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành; Sự ủng hộ của của hội cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội và nhân dân trên địa bàn cả về vật chất lẫn tinh thần, nên từ khi được thành lập đến nay trường luôn là một trường đạt được những thành tích cao trong mọi hoạt động dạy và học cũng như các phong trào khác. 100% CBGV đạt trình độ trên chuẩn, đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình và có nhiều tâm huyết, giàu kinh nghiệm trong nghề nghiệp, 100% CBGV được cập nhật đầy đủ về nội dung chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025. Cơ sở vật chất của nhà trường đang từng bước được xây dựng khang trang và cải tạo tốt nhằm đáp ứng tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ, là trường đạt chuẩn quốc gia. Về cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi: Đồ dùng được phân bố đều cho các nhóm, lớp như: giá, kệ ở các góc hoạt động, tủ đựng tư trang, bàn ghế đúng quy cách, đồ dùng và đồ chơi ngoài trời đa dạng về chủng loại. Đa số trẻ đến trường đều ngoan, đi học thường xuyên; mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia các hoạt động trong ngày.
  7. 4 2.2.2. Khó khăn Từ những thuận lợi nêu trên, nhà trường còn gặp không ít khó khăn: Trường đạt chuẩn quốc gia và đã được trang bị cơ sở vật chất. Song, sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Trường Mầm non Thị trấn Bến Sung thành 2 điểm trường. Diện tích hẹp, cơ sở vật chất xuống cấp, số trẻ ra lớp đông, lớp học luôn bị quá tải đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng môi trường trong và ngoài nhóm, lớp cho trẻ. Kinh phí hỗ trợ cho việc đầu tư nguyên vật liệu cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi còn hạn chế. Giáo viên chưa thực sự sáng tạo, chưa biết tận dụng không gian, tận dụng các sản phẩm của trẻ để trang trí môi trường cũng như chưa xây dựng được các góc “mở” để cho trẻ hoạt động; chưa phát huy được tính tích cực và chủ động của trẻ. Thời gian giành cho việc làm đồ dùng, đồ chơi còn ít… Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, cách bố trí các góc hoạt động cho trẻ chưa linh hoạt, chưa phù hợp và không khai thác được triệt để ở các góc. Các hình ảnh trên mảng tường chủ yếu để trang trí, giáo viên chưa tận dụng các hình ảnh trang trí làm phương tiện dạy học. 2.2.3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng Từ thực trạng trên, bản thân tôi nhận thấy rằng mặc dù công tác xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ đã được thực hiện.Song kết quả đạt được chưa đáng kể. Cụ thể như sau: Bảng khảo sát giáo viên trước khi áp dụng các giải pháp TS Mức độ đạt được GV TT Nội dung khảo sát khảo T % K % TB % CĐ % sát Sưu tầm và sáng tạo ra các phương tiện cho trẻ 1 55 25 45,5 21 38,1 7 12,7 2 3,7 hoạt động phù hợp với chủ đề. Hướng dẫn trẻ khai thác và sử dụng có hiệu 2 55 24 43,6 20 36,4 9 16,4 2 3,6 quả đồ dùng trực quan trong và ngoài lớp học. Tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cô với 3 trẻ, giữa trẻ với trẻ và 55 22 40 21 38,2 8 14,5 4 7,3 giữa trẻ với môi trường xung quanh.
  8. 5 Bảng khảo sát mức độ đạt được của trẻ trước khi áp dụng các giải pháp Tổng số Mức độ đạt được STT trẻ được Tiêu chí khảo sát khảo sát Đạt % CĐ % Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào 1 608 việc thiết lập môi trường giáo dục 416 68.4 192 31.6 cùng với cô giáo Hứng thú tham gia vào các hoạt 2 608 414 68.0 194 32.0 động học tập, vui chơi. Trẻ thể hiện mối quan hệ thân thiện 3 608 với cô giáo, với bạn và môi trường 346 56.9 262 43.1 xung quanh. Từ kết quả khảo sát trên bản thân tôi nhận thấy rằng việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy cần phải có những giải pháp chỉ đạo sâu sát để đội ngũ cán bộ giáo viên nắm vững hơn kiến thức về chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ, từ đó thiết lập môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả cao hơn. 2.3. Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện xây dựng môi trường giáo dục tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung đạt hiệu quả cao 2.3.1. Đánh giá thực trạng môi trường giáo dục của nhà trường từ đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo Việc xây dựng môi trường giáo dục và khai thác chúng như một phương tiện giáo dục hữu hiệu tại nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế. Để có cơ sở đưa ra kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với thực tế của nhà trường, tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng môi trường giáo dục của nhà trường trên các mặt sau: - Đánh giá tổng thể cảnh quan chung của nhà trường (từ khâu thiết kế mặt bằng, bố trí các phòng, nhóm, bếp ăn, sân chơi, khu trồng cây xanh, cây ăn quả, vườn thiên nhiên, các khu vực hoạt động ngoài trời... phải hợp lí, bếp ăn luôn sạch sẽ, lớp học phải được bố trí các góc hoạt động hợp lí, vừa tầm với trẻ…). - Đánh giá xếp loại việc bố trí, sắp xếp, trang trí, sử dụng môi trường giáo dục của từng khu vực trong, ngoài lớp, từng nhóm lớp một cách cụ thể. - Đánh giá môi trường xã hội của nhà trường (bao gồm các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa cán bộ giáo viên với nhau, giữa giáo viên với trẻ và với phụ huynh, dân cư xung quanh khu vực trường học). Từ kết quả đánh giá, Ban giám hiệu và giáo viên nhận định được những điểm làm được và chưa làm được của việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục cho trẻ. Với cương vị là Phó hiệu trưởng được phân công nhiệm vụ phụ trách chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đặc biệt là xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ; Tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với chủ đề, với từng độ tuổi và trình lên Hiệu trưởng, được sự
  9. 6 thống nhất của Ban giám hiệu và được Hiệu trưởng phê duyệt Tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện với những nội dung cụ thể như sau: - Trực tiếp xuống các nhóm, lớp để quan sát việc trang trí, bố trí, sắp xếp các phương tiện phục vụ cho việc giáo dục trẻ ở các chủ đề. Ví dụ: Tôi khảo sát đánh giá việc sắp xếp, bố trí các góc hoạt động có phù hợp với diện tích lớp hay không? trang trí phòng nhóm, lớp có đảm bảo tính thẩm mỹ và phù hợp với chủ đề đang thực hiện? việc bố trí các góc hoạt động có hợp lí hay đồ dùng, đồ chơi; nguyên vật liệu có đa dạng, có kích thích trẻ hứng thú hoạt động?... - Quan sát cách giáo viên khai thác và hướng dẫn trẻ khai thác đồ dùng trực quan trong các hoạt động giáo dục trẻ. - Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc tạo lập môi trường giáo dục tích cực cho trẻ. - Phát động các phong trào thi đua, sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp theo chủ đề, chủ điểm. Trang trí, bố trí, sắp xếp các góc cầu thang và các khu vực hoạt động ngoài trời. Tổ chức trồng cây ăn quả, trồng rau, làm đồ dùng dạy và học nhân dịp các ngày lễ như: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tết cổ truyền, ngày quốc tế phụ nữ 8/3… để môi trường giáo dục thêm phong phú, đa dạng. 2.3.2. Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị đồ dùng đồ chơi Đối với hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non gắn liền với đồ dùng trực quan và cơ sở vật chất, chúng ta không thể chăm sóc giáo dục trẻ một cách có hiệu quả nếu như chúng ta không được trang bị cơ sở vật chất một cách đầy đủ. Vì vậy công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi có vai trò vô cùng quan trọng trong một nhà trường. Với chủ trương chuyển khu A trường mầm non Thị trấn Bến Sung vào địa điểm mới, nhằm hoàn thiện các tiêu chí để đánh giá Kiểm định chất lượng và công nhận trường chuẩn Quốc gia vào tháng 10 năm 2021. Tôi đã mạnh dạn tham mưu với Hiệu trưởng mua sắm, bổ sung thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho tất cả các nhóm, lớp phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ như: Bàn ghế học sinh, tủ tư trang, kệ giá góc, ti vi, tài liệu, sách báo, các nguyên liệu... để tạo ra đồ dùng, đồ chơi trong các góc chơi của trẻ; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được khám phám, trải nghiệm, được thực hành tại lớp học của mình. Ví dụ: Tham mưu với Hiệu trưởng cấp kinh phí mở lớp tập huấn Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 - 2025; Hỗ trợ các nhóm, lớp mua các vật liệu như: Vải, bạt, len, dạ, xốp, lốp xe các loại và các vật dụng khác; tổ chức cho giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề. Nhằm sắp xếp, bố trí phòng nhóm phù hợp với diện tích và thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động.
  10. 7 - Tuyên truyền vận động phụ huynh hỗ trợ kinh phí cho các nhóm, lớp để mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Ủng hộ các nguyên liệu sẵn có tại gia đình cùng chung tay xây dựng môi trường cho trẻ đạt hiệu quả cao. 2.3.3. Chỉ đạo giáo viên thực hiện xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường Mầm non 2.3.3.1. Triển khai nội dung chuyên đề đến đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường Sau khi nhận được công văn của phòng GD&ĐT về việc nâng cao chất lượng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt hơn là nhà trường được chọn là đơn vị chỉ đạo điểm của ngành, với vai trò là Phó hiệu trưởng phụ trách về môi trường giáo dục Tôi rất băn khoăn, trăn trở phải làm như thế nào để tạo xây dựng được môi trường giáo dục mang tính "mở", kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động vui chơi và trải nghiệm đa dạng; nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và học tập của trẻ. Xuất phát từ mục tiêu đó tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường tổ chức triển khai nội dung trọng tâm cần nâng cao hơn nữa về chuyên đề đến từng cán bộ giáo viên; giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên nắm bắt sâu hơn về kiến thức cơ bản của việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả cao. Trong khi triển khai lý thuyết tôi đã sử dụng các phương pháp như: Tổ chức cho giáo viên được thảo luận, trao đổi, đưa ra ý tưởng mới về xây dựng môi trường giáo dục ở các nhóm, lớp và cảnh quan ngoài trời, trình bày những đề xuất, kiến nghị và những khó khăn khi thực hiện xây dựng môi trường giáo dục tại nhóm lớp của mình, sau đó làm bài thu hoạch nộp lên Ban giám hiệu nhà trường để tiến hành đánh giá và áp dụng vào thực tế. 2.3.3.2. Chỉ đạo giáo viên bố trí sắp xếp các góc hoạt động trong và ngoài lớp thuận tiện, linh hoạt đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ. Sau khi triển khai một số vấn đề cần tập trung giải quyết về xây dựng môi trường giáo dục đạt hiệu quả cao trong năm học 2021-2022 và những năm học tiếp theo, tôi đã tiến hành chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên thực hành tạo môi trường giáo dục cho trẻ như sau: * Cách bố trí, sắp xếp các góc hoạt động trong lớp Hoạt động góc là một hình thức hoạt động vui chơi đặc biệt trong đời sống của trẻ mầm non, để hoạt động vui chơi của trẻ đạt kết quả tốt thì trước hết phải tạo được góc chơi phù hợp. Chính vì vậy việc sắp xếp, bố trí, sử dụng các góc hoạt động và hướng dẫn trẻ hoạt động trong các góc một cách hợp lí là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo viên. Vì thế tôi đã chỉ đạo giáo viên lựa chọn bố trí góc chơi có diện tích đảm bảo cho số trẻ tham gia vào hoạt động. Bố trí phù hợp với thực tế không gian của nhóm, lớp và phù hợp với chủ đề. Hướng dẫn giáo viên những kiến thức cần thiết cho việc xây dựng và thiết lập môi trường giáo dục một cách khoa học, đảm bảo giáo viên có thể kiểm soát, bao quát được hết trẻ, trong khi đó trẻ có được nhiều lựa chọn để thực hiện theo ý thích, hứng thú của mình.
  11. 8 Ví dụ: Tôi chỉ đạo giáo viên bố trí sắp xếp góc chơi động (góc xây dựng, góc phân vai) không xếp gần với góc cần yên tĩnh (Góc học tập; góc tạo hình). Góc khám phá khoa học, tôi chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tận dụng khoảng hiên ngoài lớp cho trẻ hoạt động thoải mái, tránh sự ồn ào cho các góc khác, thuận lợi cho trẻ chăm sóc cây, hoa; thử nghiệm chìm, nổi, pha màu, đong đếm...Đối với góc xây dựng phải ở nơi thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu với các nhóm chơi khác và không ảnh hưởng đến các nhóm chơi yên tĩnh… Bên cạnh việc sắp xếp, bố trí các góc chơi phù hợp, thuận tiện để trẻ dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy... Giữa các góc chơi cần có ranh giới rõ ràng, có lối đi lại giữa các góc đủ rộng cho trẻ di chuyển và giúp giáo viên dễ dàng quan sát, theo dõi các hoạt động của trẻ. Chính vì vậy mà tôi luôn chỉ đạo giáo viên nên sử dụng các mảng tường, kệ tủ, giá góc, xốp…giáo viên sáng tạo trang trí 2 mặt để ngăn cách tạo không gian riêng cho từng góc. Khi tổ chức hoạt động chơi trẻ chỉ cần xoay giá là tạo thành góc chơi riêng biệt không bị ảnh hưởng đến các nhóm chơi khác mà còn có góc chơi sáng tạo tận dụng được cả mặt sau của kệ giá, góc. Các góc chơi của trẻ luôn được thay đổi, làm mới, phù hợp với chủ đề để tránh tình trạng nhàm chán, nhằm kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động, giáo viên phải khai thác và hướng dẫn trẻ khai thác triệt để đồ dùng trực quan mà cô đã chuẩn bị. Thông qua đó phát triển được các kỹ năng giao tiếp ứng xử và kỹ năng xã hội của trẻ. Bằng cách chỉ đạo như vậy ở các nhóm lớp đã xây dựng và thiết lập được môi trường giáo dục một cách phong phú, đa dạng. (Hình ảnh trẻ hoạt động tại các góc) * Các khu vực hoạt động ngoài trời Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp trẻ khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống. Môi trường giáo dục tốt sẽ thu hút sự hứng thú và gây cho trẻ cảm xúc tốt, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. Với diện tích cả hai khu là 11.673m2 là khoảng không gian lí tưởng để xây dựng đa dạng các khu vực hoạt động ngoài trời cho trẻ. Tôi đã tham mưu quy hoạch để xây dựng các khu vực hoạt động cho trẻ cụ thể như sau: Các khu vực ngoài trời được lựa chọn bố trí, sắp xếp phù hợp với không gian trên sân trường. Đồ chơi ngoài trời được bố trí khoa học, hợp lý đảm bảo an toàn cho trẻ:
  12. 9 Diện tích sân trước của nhà trường khá rộng đảm bảo cho hoạt động thể dục sáng của học sinh. Ngoài ra Tôi còn chỉ đạo giáo viên tổ chức cho trẻ được tham gia vào các hoạt động tập thể: múa đồng diễn, hoạt động giáo dục lễ giáo, Giáo dục ATGT, bảo vệ môi trường, tổ chức một số trò chơi dân gian và nhiều hoạt động có ý nghĩa giúp trẻ có một tâm thế thoải mái trước khi chuyển sang các hoạt động khác. (Hình ảnh các khu vực hoạt động được bố trí trên sân trường) + Khu vực Bé yêu thiên nhiên: Được thiết kế rộng, có độ thoáng, gắn với khu vực vườn cây ăn quả và vườn rau. Bước vào khu vực “Bé yêu thiên nhiên” là các bồn hoa đủ loại; Giữa khu vườn là hình tượng nhà nấm với nhân vật nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn; vào khu vườn không đơn thuần là trẻ được tìm hiểu về thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá; trẻ còn được đắm chìm trong câu chuyện cổ tích mà nhân vật là nàng Bạch Tuyết với tấm lòng nhân hậu. Đi dần vào trong với ý tưởng tạo ra các khu con vật Tôi đã chỉ đạo sắp xếp từ khu con vật sống dưới nước, cao hơn là con vật trong gia đình, trên cùng là con vật sống trong rừng được sắp xếp xen kẽ giữa các khóm cây, hoa. Trong khu vực “Bé yêu thiên nhiên” được thiết kế lối đi lại thuận tiện, rộng rải để trẻ có thể trải nghiệm đa dạng: ngồi thư giãn, đọc sách, chơi các trò chơi dân gian... Khu vườn đã tạo được nhiều ấn tượng trong lòng mỗi trẻ. (Hình ảnh: Khu vực “Bé yêu thiên nhiên”)
  13. 10 - Khu vực phát triển vận động: Ngoài việc tham mưu lợp mái tôn, mua thảm cỏ Tôi chỉ đạo giáo viên sử dụng các nguyên vật liệu: lốp xe các loại, ống nước, tre, luồng, hộp sữa, xốp,...sơn và làm cổng vào khu vực. trong khu vực tôi sắp xếp đa dạng các loại đồ dùng, đồ chơi như: Cổng chui, bập bênh, thang leo, trèo lên xuống bậc, ván trượt, ô, hộp zic zắc ngộ nghĩnh,...Trẻ không chỉ thực hiện các bài tập cơ bản trong chương trình mà trẻ còn được vui chơi trong môi trường an toàn, giúp trẻ có tinh thần thoải mái, phát triển thể lực một cách hài hòa, cân đối. (Hình ảnh: Khu vực phát triển vận động) - Khu vực bán hàng: Việc tổ chức cho trẻ thông qua góc phân vai tại các nhóm, lớp là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên chỉ tổ chức trong các góc hoạt động thì trẻ sẽ bị bó hẹp, không phát huy hết khả năng của mình. Từ những ngôi liều khung sắt lợp tôn được thiết kế đảm bảo an toàn, đẹp mắt; với ý tưởng tạo cho trẻ một phiên chợ thu nhỏ với các gian hàng bày bán vật dụng thiết yếu hàng ngày nhưng đậm bản sắc quê hương. Tôi chỉ đạo giáo viên sưu tầm các nguyên vật liệu như: thùng bìa catton, chai lọ mĩ phẩm, lon bia, vải vụn, xốp màu, ống tre, luồng và một số vật dụng địa phương: giỏ, đó, rổ rá, chỏng tre...Từ các nguyên vật liệu đó giáo viên đã tạo ra được 4 gian hàng cho trẻ trải nghiệm với những tên gọi thật đặc trưng: Đặc sản quê hương, Trang phục quê em, Ẩm thực quán,... đồ dùng, đồ chơi trong các gian hàng đa dạng nhưng quen thuộc với trẻ: bánh, kẹo, mì tôm; các món ăn, bánh chưng, nem, giò... giỏ, ton, đó cho đến trang phục các mùa; Nơi đây diễn ra các hoạt động mua bán như thật, trẻ được trực tiếp trải nghiệm dưới sự hỗ trợ của cô giáo, nhằm giúp trẻ phát triển tư duy, các mối quan hệ và phát triển kỹ năng khi giao tiếp giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh. Ngoài ra giáo viên còn tạo các mảng ghép có gắn chữ cái, chữ số để cũng cố kiến thức cho trẻ. - Khu vực chơi sáng tạo: Từ các nguyên vật liệu như: Luồng, tre, cây trúc, chai nhựa, can nhựa, lốp xe, xốp dạ...Tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng thư viện xanh có mái che an toàn; có đầy đủ kệ và sách được thiết kế đẹp mắt từ các vật liệu phế thải như chai nhựa, can nhựa... phía trong thư viện tôi chỉ đạo cho giáo viên để bàn bằng lốp xe, gối xốp cho trẻ ngồi. Với không gian đó trẻ có thể thư
  14. 11 giãn đọc sách; vẽ, tô màu, chơi các trò chơi dân gian: ô ăn quan, làm con vật bằng lá cây, xếp chữ bằng hột hạt... Phía bên ngoài khu vực Tôi hướng dẫn giáo viên trồng một hàng cây Trúc, tạo các chậu hoa, con vật hoa từ nguyên liệu phế thải, sắp xếp bàn ghế làm bằng lốp xe, may gối cho trẻ ngồi... Trong khu vực này trẻ được cô giáo hướng dẫn các trò chơi dân gian, trò chơi học tập, chơi làm nhà bằng bìa caton, vẽ tranh, làm các con vật bằng lá cây, vật liệu thiên nhiên,... (Hình ảnh: Thư viện xanh) - Khu vực cát nước: Đối với trẻ trò chơi với cát, nước và sỏi là trò mà trẻ tập trung cao độ giúp trẻ hiểu được quy luật chìm nổi, trẻ biết đong đếm khi chơi với nước, biết in hình ngộ nghĩnh trên cát, xếp hình bằng sỏi và giúp trẻ kiên trì để câu cá... Trò chơi khám phá khoa học giúp trẻ tìm hiểu khám phá các kiến thức khác nhau về sự vật hiện tượng có xung quanh trẻ. Để trẻ được trải nghiệm hiệu quả Tôi tham mưu với Hiệu trưởng vẽ tranh tường và lát gạch nền đảm bảo an toàn và vệ sinh cho trẻ trong khi hoạt động. Tôi chỉ đạo giáo viên xếp xung quanh khu vực bằng những viên gạch sơn đủ màu; sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu để làm đồ dùng cho trẻ trải nghiệm như: Khu nước chảy liên hoàn bằng gáo dừa, bằng hệ thống ống nước; Cát và nước để trong chậu nhựa và đặt trên lốp xe...Xếp các hình hoa, hình sao bằng gạch để trẻ chơi với sỏi... Ngoài ra, giáo viên còn cắt hình con vật bằng can nhựa đổ đất để trẻ được gieo hạt, chăm sóc và theo dõi sự phát triển của cây... (Hình ảnh: Khu vực cát nước)
  15. 12 Kết quả: Sau khi chỉ đạo áp dụng biện pháp, các phòng học được bố trí đảm bảo về diện tích, các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc học hành, giải trí của trẻ như: tivi kết nối mạng internet, bàn ghế, các góc chơi được sắp xếp hợp lý, khoa học, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Giáo viên sắp xếp, bố trí các góc theo đúng nguyên tắc, các giá đồ chơi, giá góc đầy đủ về số lượng, đảm bảo về quy cách và an toàn cho trẻ, đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động được để ở vị trí dễ lấy, dễ tìm, dễ sử dụng. Việc tổ chức các hoạt động học tập của trẻ luôn được giáo viên quan tâm và chú trọng, bằng nhiều đồ dùng, phương tiện kết hợp với việc lựa chọn học liệu chủ yếu từ nguyên liệu phế thải, từ thiên nhiên sẵn có ở địa phương, nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn đối với trẻ. Các khu vực hoạt động ngoài trời được quy hoạch thân thiện, rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương. 2.3.3.3. Phát động các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn theo nội dung từng chủ đề, từng nhóm lớp trong trường Việc phát động và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm là cơ hội để giáo viên trong trường được thể hiện khả năng, năng lực chuyên môn của mình. Chính vì vậy để phát huy vai trò của người chủ tịch Công đoàn, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch phát động và ký cam kết với nhà trường về việc thực hiện các phong trào thi đua. Nổi bật là phong trào xây dựng môi trường “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” theo tinh thần chỉ đạo của Liên đoàn Lao động các cấp gắn liền với các ngày lễ lớn trong năm. Tôi phối kết hợp với nhà trường, Đoàn Thanh niên thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua như: - Phong trào sáng tạo làm đồ dùng dạy học, đồ chơi theo chủ đề: Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Ngày tết cổ truyền của dân tộc... - Phong trào "Xây dựng môi trường giáo dục". Sau mỗi đợt phát động các phong trào thi đua chúng tôi đều nhận xét đánh giá và trao giải cho những cá nhân và tập thể đạt được thành tích cao. Bằng việc làm này không những đánh giá được năng lực của mỗi cán bộ giáo viên, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho những cán bộ giáo viên chưa có năng lực, góp phần xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường phong phú hơn, đa dạng hơn. 2.3.4. Giải pháp tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội để xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ Chúng ta biết rằng cha mẹ trẻ là người hiểu trẻ hơn ai hết, hiểu được khả năng, những ưu điểm và khuyết điểm của con em mình, tuy nhiên phụ huynh trẻ về cơ bản chưa hiểu được việc học và cách học của trẻ như thế nào là phù hợp và mang lại hiệu quả đối với trẻ, mà chủ yếu phụ huynh vẫn mang nặng tư tưởng con mình dù học mầm non nhưng lại yêu cầu con em mình đã đi học thì phải biết đọc biết viết và kỳ vọng giáo viên ở trường là giúp con em mình biết đọc
  16. 13 biết viết. Nhận thấy những hiểu biết của phụ huynh còn lệch lạc về giáo dục mầm non, đặc biệt là đi ngược với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vì vậy tôi yêu cầu giáo viên trao đổi thân thiện, cởi mở với phụ huynh để tìm hiểu về trẻ, và nói rõ về đặc điểm tâm lý của trẻ, về môi trường để trẻ được trải nghiệm thiết thực để phụ huynh hiểu, cảm thông và chia sẻ những tâm tư nguyện vọng, mong muốn của mình về trẻ, vận động phụ huynh tham gia vào quá trình xây dựng môi trường phù hợp với sở thích và khả năng của trẻ; cùng giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ một cách có hiệu quả. Vì vậy việc phối kết hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội là việc làm thường xuyên mà trường mầm non Thị trấn Bến Sung tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Cụ thể như sau: 2.3.4.1. Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh học sinh Việc tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường. Chính vì vậy tôi rất quan tâm và làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh thông qua nhiều hình thức như. Tuyên truyền qua các cuộc họp phụ huynh, qua bảng tuyên truyền, qua đài phát thanh của Thị trấn; qua hệ thống nhóm zalo, fbook của các nhóm, lớp; qua các Hội thi, các buổi hoạt động ngoại khóa.... Trước khi tổ chức họp phụ huynh ở các nhóm, lớp nhà trường thường tổ chức họp Ban đại diện cha mẹ học sinh với giáo viên các nhóm, lớp để triển khai những nội dung chăm sóc giáo dục trẻ. Ví dụ: Giáo viên phải trình bày cụ thể những nội dung, mục tiêu cần đạt trong một năm học của trẻ do lớp mình phụ trách, nhấn mạnh cho phụ huynh biết được môi trường học tập của trẻ có tầm quan trọng rất lớn đến kết quả chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Cụ thể là các loại đồ dùng, đồ chơi của trẻ để giáo dục kỹ năng tự phục vụ, trẻ được trải nghiệm, khám phá…Vì vậy cần phải sử dụng rất nhiều kinh phí, nguyên vật liệu. Giáo viên liệt kê, gợi ý một số đồ dùng có thể nhờ phụ huynh tự đi mua cho trẻ: sách vở, bút chì, sáp màu, giấy vẽ, giấy dạ…và các nguyên vật liệu sẵn có tại gia đình; phụ huynh có thể ủng hộ ý tưởng của giáo viên trong việc tạo dựng môi trường giáo dục cho trẻ. Vào các buổi đón trả trẻ hàng ngày, giáo viên có thể mời phụ huynh tham quan các khu vực, các góc hoạt động trong nhóm, lớp hoặc quay, gửi video hướng dẫn và có sử dụng các sản phẩm của con em tự làm ra qua hoạt động một ngày đến trường của trẻ. Hay trong các hội giảng, hội thi làm đồ dùng đồ chơi, các ngày lễ… nhà trường có thể mời đại diện một số phụ huynh đến dự hoặc tham gia làm cùng với các giáo viên. Thông qua các buổi họp phụ huynh, các hội thi, qua các video, các loại bảng biểu và những buổi gặp gỡ, nói chuyện với hội cha mẹ học sinh nhà trường đã tuyên truyền rộng rãi đến phụ huynh học sinh và cộng đồng dân cư về tầm quan trọng của việc thiết lập môi trường giáo dục cho trẻ, nội dung, hình thức tổ
  17. 14 chức, phương pháp giáo dục trẻ, những định hướng, mục tiêu chương trình giáo dục mầm non. Từ đó vận động cha mẹ học sinh ủng hộ, đóng góp để mua sắm đồ dùng, đồ chơi, ủng hộ nguyên vật liệu, để giáo viên và học sinh thiết kế, sáng tạo ra đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học đạt kết quả tốt. 2.3.4.2 Tuyên truyền, phối kết hợp với các lực lượng xã hội. Ngoài việc tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ học sinh để hỗ trợ mua sắm cơ sở vật chất, việc tuyên truyền và phối kết hợp với các lực lượng xã hội cũng là việc làm mà Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, cụ thể ở những việc làm sau: - Tuyên truyền về tầm quan trọng của môi trường giáo dục qua việc tổ chức các hội thi như: "Sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi", "Bé với hoạt động tạo hình và bảo vệ môi trường", “Bé với ATGT”... Thông qua các hội thi này để các tổ chức đoàn thể và các lực lượng xã hội thấy được vai trò của việc xây dựng môi trường giáo dục ở trường mầm non. - Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể (Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các lực lượng xã hội…) hỗ trợ kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi. - Trong năm học 2021-2022 để có môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ và góp phần hoàn thiện các tiêu chí xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Nhà trường đã kêu gọi các các đoàn thể, cơ quan đóng trên địa bàn (bằng hiện vật). Cụ thể: Công ty bất động sản Vàn Hoàn ủng hộ 8 thùng đồ chơi, Công ty TNHH Sơn Hải ủng hộ 4 thùng sơn, Quỹ tín dụng Lam Kinh ủng hộ 3 bình hoa lụa, Cô Oanh giáo viên ủng hộ 100 bình sơn sịt đồ chơi, Công đoàn Thị trấn Bến Sung ủng hộ 30 chậu hoa các loại...Tổng các nguồn kinh phí được tài trợ là 72.000.000đ (Ảnh: Doanh nghiệp tài trợ đồ chơi cho các lớp)
  18. 15 Kết quả: Từ công tác tuyên truyền, vận động của nhà trường mà phụ huynh học sinh đã hiểu rõ hơn tầm quan trọng của bậc học mầm non cũng như những đóng góp của cán bộ, giáo viên trong nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc xây dựng môi trường giáo dục ở trường mầm non Thị trấn Bến Sung nói riêng. Từ đó cha mẹ học sinh quan tâm hơn đến công tác xã hội hóa của nhà trường, góp phần cải tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp đạt hiệu quả tốt hơn. 2.3.5. Kiểm tra đánh giá kết quả của giáo viên trong việc tạo dựng môi trường giáo dục cho trẻ Việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên là việc làm thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng đối với những người làm công tác quản lý chỉ đạo, để làm tốt công tác này bản thân tôi phải có sự đánh giá một cách khách quan, khoa học, phải chỉ ra được mặt tích cực (ưu điểm) và mặt hạn chế (nhược điểm) của từng giáo viên, từ đó phát huy hơn nữa những mặt tích cực mà giáo viên đã làm được và hạn chế tối thiểu những nhược điểm mà trong quá trình tổ chức thực hiện giáo viên đã mắc phải, góp phần vào việc tạo dựng và thiết lập môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động ngày một phong phú hơn, đa dạng hơn mang lại hiệu quả cao nhất. Từ việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mà giáo viên đã có cách nhìn nhận một cách khách quan, cụ thể hơn, giáo viên đã thường xuyên thay đổi các hình thức hoạt động ngay trong các góc chơi của trẻ. Ví dụ: Xung quanh lớp được trang trí bằng những hình ảnh có nội dung mở để trẻ được hoạt động, học tập và củng cố lại kiến thức. Khi trang trí ở các góc, giáo viên luôn linh hoạt để có thể thay đổi theo chủ đề, theo nội dung học để tạo sự mới lạ, hấp dẫn đối với trẻ. Hình ảnh trang trí có nhiều mầu sắc, lựa chọn các nhân vật ngộ nghĩnh nhằm thu hút trẻ và phù hợp với văn hóa địa phương. Nội dung các góc được bài trí theo chủ đề, đồ dùng, đồ chơi ở các góc được sắp xếp hài hòa giữa đồ dùng sẵn có và đồ dùng tự tạo nhằm tạo ra một môi trường hoạt động đa dạng và phong phú. Qua quá trình kiểm tra, đánh giá giáo viên về xây dựng môi trường giáo dục cho trong năm học 2021-2022 này môi trường ở tất cả các nhóm, lớp rất đa dạng, phong phú, mỗi lớp đều có sự sáng tạo riêng biệt, các chủ đề cũng trang trí khác nhau. Vì vậy các bài tập, các sản phẩm của trẻ cũng rất đa dạng và sáng tạo; từ đó giúp cho trẻ có nhiều sáng tạo, mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động giáo dục theo chủ đề. Nhờ vào việc hoạt động sáng tạo này mà các kỹ năng của giáo viên như: kỹ năng tạo hình, kỹ năng xây dựng môi trường hoạt động giáo dục đã tiến bộ một cách rõ rệt. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 2.4.1. Kết quả nghiên cứu Bằng những Giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục tại đơn vị. Trong năm học 2021-2022, giáo viên đã biết cách khai thác và
  19. 16 hướng dẫn trẻ khai thác đồ dùng trực quan một cách có hiệu quả và tích cực. Môi trường giáo dục cho trẻ thật sự là một môi trường mang tính "mở", kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động vui chơi và trải nghiệm đa dạng; nó thật sự được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác hướng dẫn tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và học tập của trẻ. Kết quả như sau: a. Bảng khảo sát mức độ đạt được của giáo viên sau khi thực hiện các giải pháp chỉ đạo. Tổng Mức độ đạt được số GV TT Nội dung khảo sát được khảo sát T % K % TB % Y % Sưu tầm và sáng tạo ra các phương tiện cho trẻ 1 55 41 74,5 14 25,5 0 0 0 0 hoạt động phù hợp với chủ đề. Hướng dẫn trẻ khai thác và sử dụng có hiệu 2 55 39 70,9 16 29,1 0 0 0 0 quả đồ dùng trực quan trong và ngoài lớp học. Tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cô với 3 trẻ, giữa trẻ với trẻ và 55 38 69 17 31 0 0 0 0 giữa trẻ với môi trường xung quanh. b. Bảng khảo sát kết quả đạt được của trẻ sau khi áp dụng các giải pháp Tổng số Mức độ đạt được Số trẻ được Tiêu chí khảo sát TT Đạt % CĐ % khảo sát Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào 1 608 việc thiết lập môi trường giáo dục 608 100 0 0 cùng với cô giáo. Hứng thú tham gia vào các hoạt 2 608 608 100 0 0 động học tập, vui chơi. Trẻ thể hiện mối quan hệ thân thiện 3 608 với cô giáo, với các bạn và với môi 608 100 0 0 trường xung quanh. Tôi viết sáng kiến này chỉ đề cập đến các giải pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường giáo dục bên trong và bên ngoài lớp học nhằm cải tạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong trường Mầm non.
  20. 17 Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nêu trên tôi nhận thấy được những kết quả sau đây: 2.4.2. Đối với bản thân Rút ra được những kinh nghiệm trong việc chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục, cần thường xuyên kiểm tra, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên, với đồng nghiệp, tạo ra các sân chơi bổ ích để từ đó giáo viên có hứng thú hơn trong các hoạt động Tuyên truyền được sâu rộng đến phụ huynh cũng như việc tạo tâm thế thoải mái cho trẻ hoạt động đạt kết quả cao hơn. Kêu gọi được sự đồng tình ủng hộ của các cấp lãnh đạo và các ban ngành đoàn thể cùng tham gia. 2.4.3. Đối với giáo viên Đa số giáo viên linh hoạt trong việc thiết kế môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động, thường xuyên thay đổi các nguyên vật liệu, cách bày trí phòng nhóm lớp theo từng chủ đề. Tạo ra được nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, khám phá, rèn các kỹ năng một cách tích cực. Các mảng được trang trí với màu sắc tươi sáng phù hợp với trẻ, phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục của từng chủ đề. Quá trình thiết kế xây dựng môi trường giáo dục theo chủ đề giúp cho giáo viên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Nhiều giáo viên đã sử dụng đa dạng các nguyên liệu tái tạo. 2.4.4.Đối với trẻ Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi khéo léo hơn, biết tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo khi được hoạt động với các nguyên vật liệu mở. Trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. Trẻ thích chơi cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình, có thái độ tự giác, biết chia sẻ cùng bạn để hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó giúp trẻ không ngừng phát triển các kỹ năng tư duy, giao tiếp, suy luận và óc sáng tạo. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Với kết quả khảo sát sau khi áp dụng các giải pháp tại trường mầm non Thị trấn Bến Sung đã cho tôi thấy được môi trường giáo dục phong phú, đa dạng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Đối với giáo viên được giảng dạy trong môi trường phong phú, đa dạng sẽ có nhiều sáng tạo hơn, mang lại kết quả cao hơn, còn đối với học sinh nếu trang bị cho trẻ môi trường giáo dục tích cực không những phát huy được tính tích cực, tìm tòi, khám phá của trẻ, tạo hứng thú cho trẻ trong mọi hoạt động mà còn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất cũng như tinh thần làm tiền đề cho các giai đoạn phát triển sau này của trẻ. Với những giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động, bản thân tôi đã áp dụng rộng rãi cho tất cả các nhóm lớp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2