intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua biện pháp bồi dưỡng thực hiện chương trình giáo dục mầm non

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến là giúp giáo viên có nhiều kiến thức, có hình thức tổ chức hoạt động linh hoạt, sáng tạo, giúp giáo viên bình tỉnh, tự tin, đổi mới phương pháp trong chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho công tác quản lý về chuyên môn đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua biện pháp bồi dưỡng thực hiện chương trình giáo dục mầm non

  1. ĐỀ TÀI “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THÔNG QUA BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH  GIÁO DỤC MẦM NON” 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài,sáng kiến, giải pháp Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên  trong hệ thống giáo dục Quốc dân là  nền tảng đầu tiên, là cơ  sở  ban đầu để  hình thành nhân cách con người. vì vậy  chất lượng chăm sóc  giáo dục trẻ   ở  trường mầm non tốt sẻ  có tác dụng rất lớn  đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.  Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ   ở  trường mầm non thì   phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Bởi vì giáo viên là người truyền thụ  kiến thức đến với trẻ, khuyến khích trẻ  hoạt động một cách chủ  động, tích cực,   hồn nhiên, vui tươi, nắm bắt được những cái đẹp trong xã hội, trong thiên nhiên,  đặc biệt là những công việc của người lớn đang làm, biết được cái thiện, cái ác   trong cuộc sống, tình cảm của gia đình, bố  mẹ  và người thân. Nếu phương pháp   truyền thụ  của giáo viên mà không phù hợp với sự  phát triển của trẻ  thì chất  lượng chăm sóc  giáo dục trẻ sẻ đạt kết quả không cao.  Vì thế việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững  vàng về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách đẹp là khâu đột phá   cần làm chuẩn bị cho việc thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.     Với nhiệm vụ  là cán bộ  quản lý phụ  trách về  chuyên môn, tôi nhận thấy  rằng năng lực, chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều, có nhiều giáo viên mới  chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, một số giáo viên củ  tiếp cận với phương pháp đổi mới còn hạn chế, chưa năng động, sáng tạo.  Với những hạn chế như vậy mà tôi nhận thấy việc bồi dưỡng chuyên môn  cho giáo viên trong nhà trường là việc làm hết sức cần thiết và thường xuyên. Nếu  làm tốt công tác này sẻ  giúp giáo viên có nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm, có  hình thức tổ  chức hoạt động linh hoạt, sáng tạo, giúp giáo viên bình tỉnh, tự  tin,  nắm vững phương pháp trong chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Vì thế mà tôi   chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua biện pháp bồi   dưỡng thực hiện chương trình giáo dục mầm non”   nhằm tạo điều kiện cho  công tác quản lý về chuyên môn đạt kết quả cao. 1
  2. 1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải Đây là đề  tài được nghiên cứu lần đầu. Vì vậy trong năm học này tôi đã   nghiên cứu, học hỏi và lựa chọn các giải pháp phù hợp để  thực hiện có hiệu quả  trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua thực hiện chương trình   giáo dục mầm non. Qua đề  tài sẻ  giúp giáo viên có nhiều kiến thức, có hình thức   tổ  chức hoạt động linh hoạt, sáng tạo, giúp giáo viên bình tỉnh, tự  tin, đổi mới  phương pháp trong chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho công   tác quản lý về chuyên môn đạt kết quả cao. 2. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu Trường mầm non Chung tôi có tổng số giáo viên là: 23đ/c. Trong đó: Trình độ giáo viên đạt chuẩn: 100% Trên chuẩn  23/35 tỷ lệ 65,7% (có 4 đ/c  đang tham gia học đại học). Nhà trường luôn thực hiện công tác đánh giá chuẩn nghề  nghiệp của giáo  viên, cuối năm 2013 ­ 2014 đạt kết quả như sau: ­ Xuất sắc: 15/24 giáo viên đạt 62,5% ­ Khá: 9/24 giáo viên đạt 37,5% Năng lực sư phạm: ­ Xuất sắc: 15/24 giáo viên đạt 62,5% ­ Khá: 9/24 giáo viên đạt 37,5% ­ Xếp loại thi đua cuối năm: 100% giáo viên đạt danh hiệu hoàn thành nhiệm   vụ trở lên  .Cá nhân: CSTĐCS:    04/29 cô  tỷ lệ 13,8 %                   LĐTT:       20/29cô tỷ lệ  69 %                                                     HTNV:      5/29 cô tỷ lệ 17,2 % Với tầm quan trọng của đề tài và thực trạng của trường mà bản thân tôi đã   học hỏi để  tìm ra các giải pháp phù hợp để  bồi dưỡng cho giáo viên có ý thức  trách nhiệm, tự  tin, có sáng tạo, linh hoạt trong đổi mới phương pháp dạy học.   Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bản thân tôi gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng  không ít khó khăn. *. Thuận lợi: Nhà trường luôn được sự  quan tâm chỉ  đạo của các cấp lãnh đạo, phòng  giáo dục và đặc biệt là sự quan tâm của tổ mầm non đã chỉ  đạo sát sao trong các  hoạt động của nhà trường. 2
  3. Giáo viên đã được tập huấn bồi dưỡng về thực hiện chương trình giáo dục  mầm non, được tạo điều kiện để tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn   nghiệp vụ.   Đội ngũ giáo viên nhận thức đúng đắn về  nhiệm vụ  được giao và chương  trình giáo dục mầm non, tâm huyết với nghề, nhiệt tình, yêu mến trẻ, có tinh thần  trách nhiệm trong công việc được giao. Phụ huynh tin tưởng và đặc biệt là hội phụ huynh của trường luôn quan tâm   đến việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và sẳn sàng đầu tư cho con em  đầy đủ các điều kiện để tham gia hoạt động vui chơi.                 *. Khó khăn: ­ Về cơ  sở  vật chất: Trường có ba điểm trường cách xa nhau,  thiếu phòng  học, một số  phòng học chưa đủ  diện tích còn chật hẹp, phòng chức năng, trang  thiết bị dạy học còn gặp nhiều khó khăn. ­ Về kiến thức kỷ năng sư phạm của giáo viên: ­ Một số giáo viên chậm đổi mới phương pháp dạy học, ngại học hỏi  ,  chưa linh hoạt, sáng tạo, giáo viên mới chưa có khả  năng tự  xây dựng kế  hoạch   chưa tự tin khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.   Việc tiếp cận và sử  dụng công nghệ  thông tin của giáo viên còn hạn chế  đặc biệt là việc xây dựng giáo án điện tử  (Toàn trường mới có 12 giáo viên biết  trình chiếu).  ­ Tài liệu tham khảo cho công tác bồi dưỡng giáo viên còn hạn chế. ­  100% giáo viên là nữ,  1/2 trong độ tuổi nuôi con nhỏ. 2. Các giải pháp. Với những thực trạng trên thì cần phải có quá trình rèn luyện cho giáo viên  về  mọi mặt, có ý thức trách nhiệm, có nhiều sáng tạo, linh hoạt trong việc xây  dựng kế  hoạch phù hợp với tình hình, điều kiện của lớp mình. Môi trường hoạt  động cho trẻ phong phú, đồ dùng trực quan đẹp, phù hợp nội dung giáo dục. Muốn   làm được điều đó tôi đã chọn ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ  giáo viên thông qua việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non như sau: 2.1. Phân loại, sắp xếp, bố trí đội ngũ. Con người là tổng hợp các mối quan hệ  của xã hội, con người có đầy đủ  mặt tốt hay xấu, cái quan trọng là chúng ta phát huy mặt tốt một cách tích cực và   hạn chế mặt tiêu cực. Vì thế  trước hết phải hiểu được giáo viên, nắm bắt được   khả  năng, năng lực của từng giáo viên để  phân loại giáo viên theo tốt, khá, trung  bình, đạt yêu cầu, đủ bản lĩnh đương đầu với những khó khăn để sắp xếp, bố  trí  như:  3
  4. Tôi tham mưu với thủ trưởng đơn vị để sắp xếp giáo viên giỏi đứng lớp với  giáo viên trung bình và giáo viên mới để giáo viên mới, giáo viên trung bình có điều  kiện học tập kinh nghiệm ở giáo viên giỏi, giáo viên giỏi có điều kiện để bổ sung  và bồi dưỡng những cái hay cho nhau qua các họat động. Hay: Giáo viên có năng khiếu âm nhạc với giáo viên còn hạn chế  về  năng  khiếu âm nhạc. Hoặc: Giáo viên biết xây dựng và sử dụng giáo án điện tử với giáo viên còn  hạn chế. Với sự phân công phù hợp và giao nhiệm vụ rõ ràng sẻ khiến cho mỗi người   tự  mình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, không dựa dẩm hoặc tị  nạnh cho ai. Từ  đó phát huy được tinh thần tự lực, phát huy những mặt mạnh, hạn chế mặt yếu để  hoàn thiện cho bản thân. Chính vì điều đó sẻ  làm cho đội ngũ giáo viên có tinh thần đoàn kết, hình  thành ý thức xây dựng trách nhiệm chung, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá   nhân giúp kế hoạch nhà trường được hoàn thành tốt. 2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ qua chương trình giáo dục mầm non  đặc biệt là chú ý bản lĩnh chính trị, lương tâm nghề  nghiệp và năng lực chuyên  môn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao. Vì vậy   mà người phụ trách chuyên môn phải có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể , rõ ràng như: Đối với giáo viên tham gia học các lớp đại học thì sẻ  phân công hợp lý và  tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành. Tạo điều kiện để để giáo viên được tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn khi   phòng tổ chức. *. Bồi dưỡng cho giáo viên mới:  Bồi dưỡng cho giáo viên mới về cách xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục   trẻ, cách tổ chức, đổi mới phương pháp.  Bồi dưỡng lý thuyết về  phương pháp đổi mới của chương trình giáo dục   mầm non hiện nay. Bồi dưỡng cho giáo viên còn hạn chế  về  soạn giáo án điện tử  và cách sử  dụng. * Bồi dưỡng thường xuyên    Tăng cường dự giờ thăm lớp Tạo điều kiện để  tất cả  giáo viên mới được dự  giờ  học tập và rút kinh   nghiệm qua các chuyên đề do tổ cũng như nhà trường tổ chức. 4
  5. Chỉ  đạo tổ  chuyên môn nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ  về nghiệp vụ sư  phạm, đổi mới phương pháp dạy học. 2.3. Bồi dưỡng chuyên môn qua việc tổ chức chuyên đề, thao giảng. Trong công tác quản lý chỉ  đạo chuyên môn cần chú trọng đến hoạt động  như: Tổ chức chuyên đề, thao giảng. Đây là một việc làm rất cần. Bởi vì các hoạt   động với các đề  tài cụ  thể sẻ  là những ví dụ  sinh động giúp cho giáo viên được  mắt thấy, tai nghe những gì mình được học ở lý thuyết và nghe qua hội thảo. Nhận thức vấn đề này tôi thường xuyên chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức   chuyên đề giáo dục mầm non theo kế hoạc đầu năm của trường, tổ đã đề  ra như:  khám phá khoa học, làm quen với toán, hoạt động âm nhạc...  tôi đã chỉ  đạo xây   dựng tiết mẫu và cho toàn giáo viên được dự  giờ  và rút kinh nghiệm sau mỗi lần   tổ  chức, sau đó cho giáo viên lần lượt thực hiện và đồng thời tiến đến công tác  kiểm tra đánh giá chuyên đề  để  bổ  sung những hạn chế  cho giáo viên kịp thời   chỉnh sửa những sai sót của mình. Ngoài việc tổ  chức chuyên đề, ban giám hiệu đề  ra kế  hoạch cho tổ  mỗi   tháng tổ chức thao giảng tại tổ để giáo viên nào cũng được tổ chức lại hoạt động  của các chuyên đề. Với những hình thức trên sẻ tạo cơ hội cho giáo viên được trao đổi, học hỏi  kinh nghiệm lẩn nhau để cùng nhau tiến bộ. 2.4. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua phong trào thi đua Biện pháp bồi dưỡng thông qua phong trào thi đua, tổ  chức các hội thi, thao  giảng thường xuyên sẻ giúp giáo viên mạnh dạn, bình tỉnh trước khi lên lớp. Để  đạt được kết quả  đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải trau dồi năng lực sư  phạm, nghệ  thuật lôi  cuốn trẻ, phải chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi  đồng  nghiệp, bạn bè... Từ đó trình độ  chuyên môn và tay nghề của giáo viên mới được  nâng lên. Phong trào thi đua gắn với các hội thi sẻ làm cho phong trào thi đua của nhà  trường càng thêm sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền đến đa số phụ huynh. Trong các  phong trào thi đua nhà trường luôn xác định rõ mục tiêu, luôn thể hiện tốt tinh thần  công khai, minh bạch đảm bảo công bằng và dân chủ  trong hội thi như  thi giáo  viên dạy, thi làm đồ dùng ,đồ chơi giỏi cấp trường .  Qua các hội thi đã góp phần thúc đẩy sự  phấn đấu vươn lên của giáo viên  trong toàn trường, họ khẳng định mình trước tập thể, tạo được mối quan hệ  thân  ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong tập thể giáo viên. Để  hội thi thành công và đạt kết quả  tốt bám với thực hiện nhiệm vụ năm  học của ngành, của trường cụ  thể  cho từng đợt phong trào như: thi giáo viên dạy  5
  6. giỏi cấp trường, tham gia hội thi “giáo viên dạy giỏi cấp huyện”, thi làm đồ  dùng  đồ  chơi cấp trường. Sau hội thi trường có tổng kết và rút kinh nghiệm, khen   thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc. Chính vì thế mà đã phần nào động viên tinh  thần của giáo viên và đã đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ  trong nhà trường   đạt kết quả cao. 2.5. Bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên. Công nghệ  thông tin là phương tiện giúp cho giáo viên học hỏi, nâng cao  trình độ hiểu biết. Chính vì lẽ đó tôi đã tham mưu với nhà trường để xây dựng kế  hoạch để đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Ban giám   hiệu tổ  chức tổ  chức bồi dưỡng kỉ  năng soạn giáo án điện tử  vào ngày thứ  bảy.   Đồng thời khuyến khích tinh thần tự  học  ở  mỗi giáo viên. Qua đó chỉ  đạo các tổ  chuyên môn tổ chức thi đua soạn giảng bằng giáo án điện tử và tư liệu dạy học để  ban giám hiệu và đồng nghiệp dự giờ nhằm trao đổi thông tin lẩn nhau và rút kinh  nghiệm. 2.6. Kết quả đạt được:  Với sự  nổ  lực bản thân trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội   ngũ   giáo  viên   thông  qua   thực  hiện   chương  trình   giáo   dục   mầm  non   trong   nhà  trường đã đẩy mạnh chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ  tạo được   niềm tin trong phụ huynh. với những biện pháp nêu trên đã đạt được kết quả như  sau: *. Về công tác quản lý: Bản thân tự  học, tự  nghiên cứu để  có những biện pháp phù hợp đưa vào  thực tiển trong năm học, có thêm kinh nghiệm trong việc công tác quản lý chất  lượng của trường . *. Về giáo viên: Giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năng vận dụng phương  pháp đổi mới trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ  sáng tạo, linh hoạt, giáo  viên mới biết tự  xây dựng kế  hoạch chương trình theo chủ  điểm, việc tiếp cận   soạn giảng giáo án điện tử được tăng lên rõ rệt cụ thể:   + Xếp loại chuẩn nghề nghiệp đạt: ­ Xuất sắc: 15/23 giáo viên đạt 65,2% ­ Khá: 8/23 giáo viên đạt 34,8% +Năng lực sự phạm:  ­ Xuất sắc: 15/23 giáo viên đạt 65,2%  ­ Khá: 8/23 giáo viên đạt 34,8% 6
  7. ­ Xếp loại thi đua cuối năm: 100% giáo viên đạt danh hiệu hoàn thành nhiệm vụ  trở lên  .Cá nhân: CSTĐCS:  05/35 cô  tỷ lệ 14,3 %                   LĐTT:       20/35cô tỷ lệ  57,1 %                                                     HTNV:      10/35 cô tỷ lệ 28,6 % ­  10 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường ­ 02 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. ­ 80% giáo viên soạn giảng giáo án điện tử. Sự  chuyển biến năng lực chuyên môn của giáo viên đã dẫn đến nâng cao   chất lượng giáo dục trong toàn trường, có tác động đến công tác xã hội hóa và công  tác tham mưu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I.  3. PHẦN KẾT LUẬN: 3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp. Đề  tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua biện pháp bồi  dưỡng thực hiện chương trình giáo dục mầm non” là một nhiệm vụ  quan trọng   cần phải được thực hiện thường xuyên với người phụ  trách chuyên môn. Qua áp   dụng các biện pháp sẻ giúp giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư  phạm đẹp, có điều kiện vững vàng về   nghiệp vụ  có hình thức tổ  chức các hoạt  động linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới phương pháp giúp trẻ phát triển tốt các lĩnh  vực và tạo được tính tích cực cho trẻ. Các biện pháp đã nêu trong đề tài đóng vai trò rất quan trọng đối với người  quản lý nói chung và bản thân tôi nói riêng, vì thế mà người quản lý  phải có năng   lực, có trình độ  chuyên môn, có ý thức trách nhiệm cao. Nghiên cứu kỷ  về   cách  lập   kế    hoạch thực hiện chương trình, nội dung, kiến thức, kỷ  năng, phương  pháp. Phải nắm được năng lực của từng giáo viên để  bố  trí công việc cho phù  hợp, bố trí giáo viên giỏi kèm với giáo viên mới để cùng nhau học tập. Cần có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với thực tế của đơn vị mình, xây dựng   kế hoạch bồi dưỡng lý thuyết, thực hành cụ thể với từng giáo viên. Xây dựng mạng lưới chuyên môn và thường xuyên tổ  chức thao giảng, hội   thảo chuyên đề để  toàn giáo viên cùng được tham gia và rút kinh nghiệm cho bản   thân. Xây dựng kế hoạch phong trào thi đua “ Giáo viên dạy giỏi” ‘ Làm đồ dùng  đồ  chơi” cấp trường để  giáo viên được thể  hiện những sáng tạo trong đổi mới   phương pháp, thể  hiện được chính mình và các giáo viên mới có cơ  hội học tập  kinh nghiệm trong giảng dạy. 7
  8. Tham mưu với nhà trường để  tổ  chức bồi dưỡng mở  rộng về soạn giáo án  điện tử. Xây dựng khối đoàn kết nhất trí cao, có kế hoạch kiểm tra giám sát đánh giá   kết quả thường xuyên để bổ sung kịp thời. 3.2. Kiến nghị. Đề nghị phòng giáo dục mở lớp bồi dưỡng chuyên môn sớm hơn. Trên đây là một số  biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong  nhà trường mà bản thân đã thực hiện trong thời gian qua, phần nào đã góp phần  nâng cao chất lượng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tuy  nhiên vẫn còn một số  hạn chế, rất mong được sự  góp ý hội đồng khoa học các   cấp để sáng kiến của tôi được  tiếp tục vận dụng trong công tác bồi dưỡng nâng  cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua thực hiện chương trình GDMN có kết  quả cao hơn.     8
  9. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2