intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Nâng cao một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học thông qua các hoạt động thực hành, thí nghiệm tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A trường Mầm non Xuân Phúc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài "Nâng cao một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học thông qua các hoạt động thực hành, thí nghiệm tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A trường Mầm non Xuân Phúc" để tìm ra biện pháp tốt nhất tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học thông qua hoạt động thực hành thí nghiệm tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A. Nhằm xây dựng một số kinh nghiệm tác động sư phạm và hoàn thiện một số thí nghiệm phù hợp với trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Xuân Phúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Nâng cao một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học thông qua các hoạt động thực hành, thí nghiệm tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A trường Mầm non Xuân Phúc

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP ……………………………………………………………………… NÂNG CAO MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM TẠI LỚP 5-6 TUỔI A TRƯỜNG MẦM NON XUÂN PHÚC Người thực hiện: Lê Thị Thúy Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Xuân Phúc SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA NĂM 2022
  2. Mục lục Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….21 4 DANHMỤC.......................................................................................................... 4 1. Mở đầu...............................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2 1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm...........................................................2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................3 2.2.1. Thuận lợi..................................................................................................... 3 - Trường Mầm non Xuân Phúc là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 nên tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy của cô và học của trẻ theo quy định, khuôn viên sân trường rộng rãi, thoáng đãng, môi trường xanh - sạch - đẹp, có cây xanh bóng mát rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm và thực hành, thí nghiệm cho trẻ...................4 2.2.2. Khó khăn.................................................................................................... 4 2.2.3. Kết quả khảo sát......................................................................................... 4 2.3. Các biện pháp thực hiện................................................................................. 5 2.3.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch hoạt động khám phá khoa học.........................5 2.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động có tính mở, kích thích trẻ tìm tòi khám phá....................................................................................................5 2.3.3. Biện pháp 3: Nghiên cứu, lựa chọn nội dung, địa điểm, thời gian thực hành, thí nghiệm để tổ chức cho trẻ một cách phù hợp và đạt hiệu quả cao.........6 Để giúp cho trẻ thực hành, thí nghiệm đạt kết quả cao thì việc lựa chọn nội dung khám phá cũng như những thí nghiệm, địa điểm, thời gian, không gian... phù hợp với trẻ là rất cần thiết và quan trọng. Nội dung phải đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, gần gũi nhưng dễ thực hiện đối với trẻ. Địa điểm tổ
  3. 3 chức phải thuận lợi, rộng rãi, phù hợp với nội dung tổ chức thực hành thí nghiệm. Nắm rõ được điều đó nên tôi thường xuyên, nghiên cứu tài liệu, tìm tòi lựa chọn những nội dung thực hành, thí nghiệm phù hợp đưa vào các hoạt động khám phá khoa học một cách linh hoạt ở các hoạt động học có chủ định, mọi lúc mọi nơi, hoạt động ngoài trời... và các thời điểm trong ngày ở trường mầm non để tôi lựa chọn các thí nghiệm phù hợp với từng đề tài, từng chủ đề trong năm để tổ chức cho trẻ thực hành thí nghiệm. Tôi thường tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm để dễ bao quát và quản lý. Điều này không chỉ phát triển nhận thức một cách trực tiếp cho trẻ mà trẻ được thực hành, thao tác, sờ, nắn, ngửi,... đem đến cho trẻ nhận thức chính xác nhất về sự vật, hiện tượng. Trong quá trình thực hành trẻ có thể trao đổi để tìm ra điểm yếu và tự khắc phục bản thân trẻ. Những thí nghiệm, thực hành tuy nhỏ, đơn giản, dễ tiến hành nhưng lại hiệu quả và đem đến cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh, từng bước trẻ sẽ có điều kiện để suy nghĩ, khám phá những bí ẩn của cuộc sống....................................... 6 2.3.4. Biện pháp 4: Trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm..................................................................................... 7 2.3.5. Biện pháp 5 : Tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày....................................................................................... 7 Làm thí nghiệm ở trường mầm non được chúng tôi hướng dẫn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Bởi nếu như khám phá sự vật , hiện tượng chỉ được dạy ở một hoạt động trong một tuần thì quá ít ỏi. Nó không thể nào kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Nắm bắt được điều đó tôi thấy mình càng phải đưa những thí nghiệm đó lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày như: hoạt động góc, hoạt động ngoài trở, hoạt động học ….. để trẻ được trải nghiệm, thí nghiệm nhiều nhất...............8 Hình ảnh: Góc tuyên truyền dành cho phụ huynh của lớp..................................16 3. Kết luận, kiến nghị.......................................................................................... 20 3.1. Kết luận........................................................................................................ 20 3.2. Kiến nghị...................................................................................................... 20 Tài liệu tham khảo...............................................................................................22 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….21
  4. 4 DANHMỤC
  5. 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Nhạc sỹ Lưu Hà An đã viết: “Xung quanh chúng ta có bao điều kỳ diệu Mà ta mới biết chẳng được bao nhiêu” Câu hát đã nói lên thế giới xung quanh ta rất bao la rộng lớn, có biết bao nhiêu điều kì lạ, có biết bao nhiêu là huyền bí mà ta cần khám phá. Những điều lạ mà chúng ta nhìn thấy, cảm nhận thấy nhưng không hiểu tại sao lại có và có từ bao giờ? Thế giới xung quanh ta nó bao gồm tất cả sự vật, hiện tượng, cây cỏ, con vật các vấn đề về tự nhiên và xã hội.Và là kho tàng kiến thức vô tận ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người cho nên con người luôn có nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động. Trong chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017) thì hoạt động khám phá khoa học là một trong những hoạt động thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức nó giúp trẻ ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh. Do đó, nhiệm vụ của chúng ta là phải hình thành củng cố mở rộng vốn tri thức của trẻ, đồng thời phải rèn luyện và phát triển năng lực và hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên. Hoạt động thực hành, thí nghiệm trong khám phá khoa học là hoạt động rất cuốn hút trẻ. Bằng trải nghiệm thực tế hoạt động này đã tạo cho các bé niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khi va chạm với các tình huống trong thực tế, trẻ dễ dàng thể hiện cảm xúc, những kỹ năng xử lý; từ đó bộc lộ những điểm mạnh, yếu của mình. Hoạt động thực hành, thí nghiệm vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó hoạt động thực hành thí nghiệm còn đáp ứng được điều kiện phát triển của trẻ, năng động, linh hoạt, tự tin, và sáng tạo.Trẻ có điều kiện được trải nghiệm, được thử sức mình với những thí nghiệm mới gây hứng thú mà trong đó trẻ là trung tâm, trẻ được làm chủ chính môi trường học tập của mình. Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tôi nhận thức vai trò quan trọng của việc cho trẻ tiếp cận với thực hành và thí nghiệm. Nhưng trước đây khi cho trẻ làm quen thực hành, thí nghiệm tôi chỉ dựa vào các bài tập, trò chơi có sẵn trong chương trình, bản thân chưa có thiết kế các hoạt động thực hành thí nghiệm linh hoạt, mang tính phát triển, phù hợp với đặc điểm cá nhân của trẻ, điều kiện thực tiễn của lớp. Từ đó dẫn đến kiến thức của trẻ nắm
  6. 2 bắt được chưa chắc chắn, trẻ hay quên, hay nhầm lẫn. Nhận thức được hoạt động thực hành thí nghiệm trong khám phá khoa học rất quan trọng đối với trẻ tôi đã nghiên cứu tìm ra biện pháp “Nâng cao một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học thông qua các hoạt động thực hành, thí nghiệm tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A trường Mầm non Xuân Phúc”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu để tìm ra biện pháp tốt nhất tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học thông qua hoạt động thực hành thí nghiệm tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A. Nhằm xây dựng một số kinh nghiệm tác động sư phạm và hoàn thiện một số thí nghiệm phù hợp với trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Xuân Phúc. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nâng cao một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học thông qua các hoạt động thực hành thí nghiệm tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A trường Mầm non Xuân Phúc. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp khảo sát, đánh giá thực tế trẻ tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi. - Phương pháp quan sát đàm thoại. - Phương pháp thực hành thí nghiệm. 1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16 của Chính Phủ, Thực hiện tốt các nội dung hướng dẫn tại các công văn của sở giáo dục và đào tạo: Số 2167/SGDĐT- VP ngày 14/8/2021; Số 2178/SGDĐT-VP ngày 17/8/2021 và Số 2285/SGDĐT- VP ngày 25/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo (đặc biệt lưu ý việc rà soát, bổ sung cơ sở vật chất, đội ngũ CBGV; tổng vệ sinh lớp học, khuôn viên trường học, khử khuẩn và trang bị các phương tiện phòng dịch…) bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn của ngành. việc “Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ”, “Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hỗ trợ trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học . Trường Mầm non Xuân Phúc đã có nhiều giải pháp như: giáo viên đã sữ dụng công nghệ thông tin cài đặt lập các nhóm zalo của riêng lớp mình, mọi thông tin kết nối với phụ huynh đồng hành cách dạy trẻ, củng cố kiến thức và kỹ năng cho trẻ. Giáo viên đăng tải những Video, bài giảng các hoạt động như: hoạt động Làm quen với Toán, Làm quen Chữ viết, Tạo hình, Văn học, Âm nhạc, Khám phá và các kỹ năng phù hợp với từng độ tuổi để dạy trẻ. Đặc biệt là phối hợp tốt với cha mẹ trẻ khi trẻ nghỉ học chăm sóc tại gia đình an toàn, hướng dẫn và trao đổi với phụ huynh về thời gian học, chơi, ăn, ngủ, theo đúng chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ mầm non, cùng với phụ huynh hướng dẫn trẻ tham gia bài học cùng cô qua nhiều kênh thông tin như hệ thống tin nhắn mạng Zalo, trên truyền hình kênh VTV7, Chương trình Tầm Vóc Việt trên VTV1, hướng dẫn các trò chơi và nhiều hình thức khác nhau để dạy trẻ. Ngoài ra, để tạo cho trẻ niềm vui, thích thú cho trẻ như khi ở trường
  7. 3 các lớp mẫu giáo, tôi đã quay video những hoạt động là những thí nghiệm vui “Thí nghiệm khoa học vui cho trẻ từ 5-6 tuổi tại nhà” là cách để bé tìm hiểu và học hỏi những điều bổ ích về tự nhiên một cách dễ dàng. giúp trẻ có thể làm ở nhà dưới sự giúp đỡ của phụ huynh như: Thí nghiệm hạt gạo nhảy múa, thí nghiệm lốc xoáy, thí nghiệm hoa nở trong nước, bé tập pha nước chanh. … Nhiều lớp 5 tuổi giáo viên cùng trẻ tạo các hoạt động tạo hình mang màu sắc để dạy trẻ tại nhà. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Từ xa xưa con người đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và vai trò của trải nghiệm với việc học tập của mỗi cá nhân. Khổng Tử cho rằng: “Những gì tôi nghe tôi sẽ quên; những gì tôi thấy tôi sẽ nhớ; những gì tôi làm tôi sẽ hiểu”. Tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng tự học tập, trải nghiệm. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, những gì trẻ tiếp thu được phải tham gia tương tác với đối tượng thông qua đó sẽ giúp trẻ hứng thú, hiểu biết và ghi nhớ kiến thức tiếp thu được. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm là biện pháp tôi thấy rất hiệu quả khi tiến hành cho trẻ hoạt động khám phá khoa học. Khi đó, trẻ sẽ có những hiểu biết về môi trường xung quanh, biết khám phá một cách khoa học để có thể phát triển toàn diện nhất. Để tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm cho trẻ có hiệu quả thì môi trường tổ chức cho trẻ thực hành, thí nghiệm là yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình thực hiện. Để những buổi thí nghiệm, thực hành của trẻ thành công tôi đã chuẩn bị môi trường hoạt động sinh động, hấp dẫn, đầy đủ đối tượng cho trẻ thực hành, thí nghiệm và quan trọng nhất là phải đảm bảo an toàn cho trẻ để trẻ có thế chủ động, tích cực tương tác với môi trường. Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho trẻ được hoạt động, được trải nghiệm, được thử đúng - sai và cuối cùng trẻ tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều kì diệu, lý thú đối với trẻ. Cho nên ở trường việc tổ chức thí nghiệm vào hoạt động học khám phá khoa học đã được đưa vào nhiều hơn. Như vậy, trong môn khám phá khoa học đang được diễn ra tại trường, lớp tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu kiến thức, rèn kĩ năng một cách chủ động hơn. Hoạt động thực hành, thí nghiệm trong khám phá khoa học, phải hấp dẫn, thu hút trẻ, phù hợp với nhận thức của trẻ. Lựa chọn và tổ chức một số trò chơi thưc hành thí nghiệm cho trẻ, giúp trẻ nắm được kiến thức vừa hình thành và rèn luyện kỷ năng cần thiết của hoạt động khám phá khoa học, phát huy đươc tính độc lập sáng tạo của trẻ. Tạo sự hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học nhằm khơi dậy những khả năng tiềm ẩn, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện biện pháp, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.2.1. Thuận lợi
  8. 4 - Trường Mầm non Xuân Phúc là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 nên tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy của cô và học của trẻ theo quy định, khuôn viên sân trường rộng rãi, thoáng đãng, môi trường xanh - sạch - đẹp, có cây xanh bóng mát rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm và thực hành, thí nghiệm cho trẻ. Bản thân là một giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, và luôn luôn nghiên cứu, học hỏi để tìm ra các thí nghiệm và thực hành cho trẻ thực hiện. - Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát sao việc đổi mới hình thức phương pháp giáo dục trẻ. - Lớp học có phòng học rộng rãi thoáng mát. - 100% trẻ khỏe mạnh, 100% trẻ ăn bán trú tại trường thuận lợi cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Các bậc phụ huynh trong lớp tôi phụ trách đa số đều quan tâm phối hợp cùng với cô để sưu tầm các nguyên vật liệu có sẵn của địa phương để phục vụ cho các hoạt động thực hành thí nghiệm. 2.2.2. Khó khăn Tuy cơ sở vật chất đã được trang bị cơ bản song vẫn còn thiếu một số trang thiết bị để phục vụ công tác thực hành, thí nghiệm đối với hoạt động khám phá khoa học. Nhận thức của trẻ không đồng đều, có trẻ mạnh dạn, có trẻ nhút nhát khi thực hành thí nghiệm, một số trẻ chưa nêu được ý kiến của mình khi tham gia hoạt động. Điều kiện kinh tế của phụ huynh cũng như nhận thức về giáo dục Mầm Non còn hạn chế chưa thực sự quan tâm đến học tập của trẻ. Chưa quan tâm chăm sóc con em của mình một số phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục hiện nay. 2.2.3. Kết quả khảo sát Trước khi thực hiện biện pháp này tôi tiến hành khảo sát kết quả hoạt động thực hành thí nghiệm của trẻ. Kết quả khảo sát thu được như sau: Tổng Kết quả khảo sát số trẻ Đạt Chưa đạt STT Nội dung khảo sát khảo Số Số % % sát trẻ trẻ Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 1 31 22 71 9 29 thực hành, thí nghiệm Trẻ có kỹ năng quan sát,chú ý tìm 2 ra đặc điểm, trả lời được tên gọi 31 18 58 13 42 đặc điểm của đối tượng khám phá.
  9. 5 Trẻ có khả năng so sánh, phân 3 31 16 51,6 15 48,4 loại các đối tượng được khám phá Qua khảo sát tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao tôi trăn trở, băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để tổ chức hoạt động thực hành, thí nghiệm cho trẻ hứng thú, tự tin đạt hiệu quả. Qua quá trình thực hiện với biện pháp đã sử dụng bản thân tôi thấy có tính khả thi cao nên tôi mạnh dạn chia sẻ cùng đồng nghiệp. 2.3. Các biện pháp thực hiện 2.3.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch hoạt động khám phá khoa học - Dựa trên các chủ đề của cả năm học tôi lên kế hoạch và phân bố các tiết học Tìm hiểu khám phá sao cho phù hợp. - Ngay từ đầu năm tôi đã quan sát và tìm hiểu khả năng của trẻ trong lớp để làm căn cứ xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho lớp mình. Đồng thời, cần cân nhắc các yếu tố thuận lợi về thời tiết, nguồn học liệu, phương tiện,…sử dụng trong các hoạt động đó. Việc lập kế hoạch hoạt động cần xây dựng theo mục tiêu, nội dung chương trình GDMN. - Các hoạt động được lựa chọn cần đảm bảo cho tất cả trẻ được tham gia và kết hợp cả 3 hình thức: Cả lớp, theo nhóm và cá nhân. Bên cạnh kế hoạch hoạt động chung, tôi dự kiến những trẻ nào sẽ được hỏi trước, trẻ nào được hỏi sau và xác định mục đích hỏi trẻ. Đánh dấu những trẻ cần được đưa những câu hỏi, bài tập đơn giản hơn và những trẻ sẽ trả lời những câu hỏi khó hơn hoặc thực hiện những bài tập phức tạp hơn, những trẻ nào cần được luyện tập, bổ sung kiến thức,…dự kiến được những khó khăn, tình huống sư phạm có thể xảy ra trên hoạt động. 2.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động có tính mở, kích thích trẻ tìm tòi khám phá - Trong lớp học, cần có các loại nguyên vật liệu đa dạng, phù hợp về kích thước, mầu sắc, chất liệu, chủng loại. Trong lớp học của tôi, tôi luôn sưu tầm rất nhiều các loại nguyên vật liệu từ nhiều nguồn khác nhau để trẻ có thể hoạt động, khám phá một cách đa dạng, phong phú và sáng tạo, ví dụ như: Vải, giấy, bìa, chai nhựa, nilon, cát, đường, muối, nam châm, kẹp ghim, kim loại, nước, gỗ, thủy tinh, …Sự đa dạng phong phú về các vật liệu cũng kích thích trẻ ham học hỏi, ham tìm hiểu khám phá hơn. + Khuyến khích trẻ cùng tham gia tổ chức môi trường, bằng cách trò chuyện, gợi mở những ý tưởng để kích thích sự tò mò của trẻ. Ví dụ: Nên để cái cân ở đâu? Chai đựng nước và phễu rót nước để ở chỗ nào? Cái gì nên để vào hộp nhựa trong, hộp giấy, cái gì đựng vào chai màu trắng? ... + Sắp xếp, bố trí các đồ dùng, phương tiện khoa học có tính mở kích thích trẻ khám phá. Các đồ dùng, đồ chơi, phương tiện cần được bổ sung, thay thế và để ở vị trí giúp trẻ dễ lấy, dễ cất. Những đồ dùng nặng cần đặt trên mặt sàn, những đồ dùng bao gồm nhiều bộ phận cần được để theo bộ với nhau. Lựa chọn cái để ở khu vực trong lớp, cái để ở ngoài trời chỗ chơi cát, nước,…
  10. 6 + Việc bố trí tranh, ảnh, sản phẩm của trẻ sau các hoạt động khám phá cần đảm bảo tính thẩm mỹ và mang tính mở, tạo sự mới mẻ, hấp dẫn, kích thích trẻ hoạt động. + Khuyến khích trẻ tự mình giải quyết các nhiệm vụ đặt ra bằng cách cho trẻ tư quan sát, so sánh, phân loại, sắp xếp các đối tượng. + Cần cho trẻ thời gian để trẻ khám phá môi trường một cách đầy đủ nhất, sau đó yêu cầu trẻ tự dọn dẹp những thứ mình đã dùng vào đúng chỗ quy định. - Tổ chức các hoạt động KPKH: Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung, đồ dùng chuẩn bị để tổ chức hoạt động KPKH theo nhóm, cá nhân hoặc cả lớp. Các hoạt động nên được tiến hành như các trò chơi để gây hứng thú hoặc qua đó để trẻ khám phá “học qua chơi”. Hiệu lệnh của trò chơi cần rõ ràng, dứt khoát, ngắn gọn. Đặc biệt, cần tôn trọng ý kiến, phát hiện của trẻ. 2.3.3. Biện pháp 3: Nghiên cứu, lựa chọn nội dung, địa điểm, thời gian thực hành, thí nghiệm để tổ chức cho trẻ một cách phù hợp và đạt hiệu quả cao Từ xa xưa con người đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và vai trò của trải nghiệm với việc học tập của mỗi cá nhân. Khổng Tử cho rằng: “Những gì tôi nghe tôi sẽ quên; những gì tôi thấy tôi sẽ nhớ; những gì tôi làm tôi sẽ hiểu”. Tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng tự học tập, trải nghiệm. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, những gì trẻ tiếp thu được phải tham gia tương tác với đối tượng thông qua đó sẽ giúp trẻ hứng thú, hiểu biết và ghi nhớ kiến thức tiếp thu được. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm là biện pháp tôi thấy rất hiệu quả khi tiến hành cho trẻ hoạt động khám phá khoa học. Khi đó, trẻ sẽ có những hiểu biết về môi trường xung quanh, biết khám phá một cách khoa học để có thể phát triển toàn diện nhất. Để tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm cho trẻ có hiệu quả thì môi trường tổ chức cho trẻ thực hành, thí nghiệm là yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình thực hiện. Để những buổi thí nghiệm, thực hành của trẻ thành công tôi đã chuẩn bị môi trường hoạt động sinh động, hấp dẫn, đầy đủ đối tượng cho trẻ thực hành, thí nghiệm và quan trọng nhất là phải đảm bảo an toàn cho trẻ để trẻ có thế chủ động, tích cực tương tác với môi trường. Để giúp cho trẻ thực hành, thí nghiệm đạt kết quả cao thì việc lựa chọn nội dung khám phá cũng như những thí nghiệm, địa điểm, thời gian, không gian... phù hợp với trẻ là rất cần thiết và quan trọng. Nội dung phải đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, gần gũi nhưng dễ thực hiện đối với trẻ. Địa điểm tổ chức phải thuận lợi, rộng rãi, phù hợp với nội dung tổ chức thực hành thí nghiệm. Nắm rõ được điều đó nên tôi thường xuyên, nghiên cứu tài liệu, tìm tòi lựa chọn những nội dung thực hành, thí nghiệm phù hợp đưa vào các hoạt động khám phá khoa học một cách linh hoạt ở các hoạt động học có chủ định, mọi lúc mọi nơi, hoạt động ngoài trời... và các thời điểm trong ngày ở trường mầm non để tôi lựa chọn các thí nghiệm phù hợp với từng đề tài, từng chủ đề trong năm để tổ chức cho trẻ thực hành thí nghiệm. Tôi thường tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm để dễ bao quát và quản lý. Điều này không chỉ phát triển nhận thức một cách trực tiếp cho trẻ mà trẻ được thực hành, thao tác,
  11. 7 sờ, nắn, ngửi,... đem đến cho trẻ nhận thức chính xác nhất về sự vật, hiện tượng. Trong quá trình thực hành trẻ có thể trao đổi để tìm ra điểm yếu và tự khắc phục bản thân trẻ. Những thí nghiệm, thực hành tuy nhỏ, đơn giản, dễ tiến hành nhưng lại hiệu quả và đem đến cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh, từng bước trẻ sẽ có điều kiện để suy nghĩ, khám phá những bí ẩn của cuộc sống. 2.3.4. Biện pháp 4: Trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã có ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi, trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả ở từ ngữ. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp dạy trẻ tôi luôn thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả trong việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Với mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm, xem trẻ là chủ thể của quá trình nhận thức, dưa trên sự hiểu biết, hứng thú nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra nội dung bài dạy, kiến thức sao cho phù hợp với trẻ. Hình thức tổ chức hoạt động học đa dạng, phong phú tuỳ vào sự sáng tạo của giáo viên để hoạt động học trở lên nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt trẻ theo đúng tính chất: “Học bằng chơi, chơi mà học” của trẻ mầm non. Khi tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá khoa học cô tạo tình huống để kích thích trẻ giải quyết thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực. Trên cơ sở hướng dẫn lấy trẻ làm trung tâm, khi tổ chức cho trẻ hoạt động với khám phá khoa học tôi khai thác được ở trẻ khả năng phát triển nhận thức, thẩm mĩ, ngôn ngữ. Tạo điều kiện cho trẻ học qua chơi, qua trải nghiệm tìm tòi bằng tư duy trực quan hình tượng. Phát triển sự hình thành tính tự tin, tự chủ, hoàn thành nhiệm vụ một cách tích cực. Hình ảnh: Trẻ hoạt động KPKH theo nhóm 2.3.5. Biện pháp 5 : Tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày.
  12. 8 Làm thí nghiệm ở trường mầm non được chúng tôi hướng dẫn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Bởi nếu như khám phá sự vật , hiện tượng chỉ được dạy ở một hoạt động trong một tuần thì quá ít ỏi. Nó không thể nào kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Nắm bắt được điều đó tôi thấy mình càng phải đưa những thí nghiệm đó lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày như: hoạt động góc, hoạt động ngoài trở, hoạt động học ….. để trẻ được trải nghiệm, thí nghiệm nhiều nhất * Trong giờ hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời có ý nghĩa rất lớn đối với sự khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ra ngoài trời trẻ được tiếp xúc với các hiện tượng tự nhiên: không khí, ánh nắng mặt trời, nước… những yếu tố này con người không thể tạo ra. Bên cạnh đó, ngoài trời có khoảng không gian rộng thích hợp với việc tất cả trẻ được tham gia. Biết được tầm quan trọng tự nhiên đó , tôi đã thực hiện một số thí nghiệm “Dạy về không khí” ở ngoài trời như sau: + Thí nghiệm 1: Trò chơi : “Bịt mũi” - Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? (không thở được) - Vậy làm thế nào để thở được? (Thả tay ra thở được) - Cho vào chỗ cô quy định, hỏi cháu: Thở được không? (thở được) - Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: Thở được không? (thở được) - Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: Thở được không? (thở được)
  13. 9 Hình ảnh: Thí nghiệm trò chơi Bịt Mũi? Lúc này cô mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy không khí có ở đâu? (Không khí có ở quanh chúng ta) Tôi kết luận: Như vậy không khí có ở xung quanh chúng ta + Thí nghiệm 2: Trò chơi : “Bắt không khí” Tôi tiếp tục đặt tình huống: Thế không khí có bắt được không? (Có cháu nói được, có cháu nói không) Tôi hỏi tiếp: Làm cách nào để bắt được không khí? ( Lúc này các cháu đưa ra rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy lon, lấy chai, lấy hộp…. để bắt được không khí) Tôi phát cho mỗi cháu một chiếc túi linon và yêu cầu: “Hãy lấy và bắt không khí vào túi” Mỗi cháu thực hiện một cách khác nhau: nắm lấy không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi….Nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi Tôi tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách để túi phồng to lên đi” - cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay buộc túi lại
  14. 10 Hình ảnh:Trẻ làm thí nghiệm trong giờ hoạt động ngoài trời Sau đó tôi giải thích: Không khí đang ở trong túi của các con đấy Tiếp theo tôi cho các cháu chơi với túi không khí….. Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy que nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát (Đó là không khí) Tiết học sôi nổi và vui hẳn lên, các cháu biết thêm là: Không khí luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới thở được….. - Tôi thấy thí nghiệm này thực hiện ngoài trời rất hợp lý, bởi không gian thoáng rộng, không khí thì ở xung quanh chúng ta nên việc thực hiện thí nghiệm rất đơn giản mà lại mang lại hiệu quả cao. 100% trẻ được tham gia thực hiện và cảm nhận, trẻ hứng thú và tự giải thích được các hiện tượng của sự việc. + Thí nghiệm 3 : Sự phát triển của cây từ hạt - Mục đích: + Trẻ biết được một số giai đoạn trong quá trình phát triển của cây + Tạo hứng thú cho trẻ trong việc gieo trồng, theo dõi, chăm sóc cây. - Chuẩn bị: hạt đậu xanh, 4 vỏ chai trà xanh cắt làm cốc đựng đất gieo hạt, nước tưới. - Tiến hành Bước 1: chọn những hạt đậu xanh tốt: hạt to, đồng đều, ngâm trong nước ấm 3-4 giờ, ủ ẩm cho ra rể.
  15. 11 Bước 2: Cô và trẻ cắt vỏ chai trà xanh thành 4 cốc, chọn đất tơi xốp có phân hữu cơ cho vào 4 cốc. Gieo hạt đậu xanh đã nẩy mầm vào 4 cốc, đặt nơi có ánh sáng. Hàng ngày cô dẫn trẻ quan sát, tưới nước, đo chiều cao cây đậu. Hướng dẫn trẻ ghi nhật kí thí nghiệm quá trình phát triển của cây. Hình ảnh: Trẻ quan sát thí nghiệm “Sự phát triển của cây từ hạt” Qua thời gian tổ chức cho trẻ lớp 5-6 tuổi A Trường Mầm non Xuân Phúc trải nghiệm khám phá khoa học thông qua một số thí nghiệm thu được những kết quả tích cực như sau: + Trẻ rất hứng thú, sáng tạo, tỉ mỉ thực hiện các thí nghiệm, Trẻ ngày càng có kỹ năng hoạt động theo nhóm, biết phân công việc làm, đoàn kết cùng nhau hoàn thành thí nghiệm từ đó biết quý trọng sức lao động, biết bảo vệ môi trường. + Trẻ biết cách trồng, chăm sóc, gọi tên và đặc điểm của một số loại cây, rau, biết công dụng của rau đối với cơ thể con người. Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các loại cây, rau trong vườn trường, yêu quý thiên. Qua đó, giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, rèn luyện và hoàn thiện các giác quan, hình thành và phát triển năng lực cho trẻ. * Trong giờ hoạt động góc: + Ví dụ: Tổ chức thực hành thí nghiệm “Vật nổi, vật chìm” ở góc khám phá khoa học + Chuẩn bị đồ dùng: cô chuẩn bị 2 cốc nhựa, 2 quả trứng, nước, muối. + Tiến hành: Cho trẻ đánh dấu 2 cốc nước, sau đó đổ muối vào cốc nước thứ 1 (khoảng 10 thìa coffe), khuấy đều. Đổ nước vào cốc thứ 2, khuấy đều. Sau đó thả 2 quả trứng vào 2 cốc nước và cho trẻ quan sát. + Kết quả: Ta thấy trứng nổi trong nước muối và chìm trong nước tinh khiết. + Giải thích hiện tượng: Nước muối đặc hơn nước tinh khiết, trứng dễ dàng nổi trong nước muối do nước muối nặng hơn trứng, nhưng quả trứng chìm trong nước vì trứng nặng hơn nước.
  16. 12 Hình ảnh: Trẻ thực hiện thí nghiệm vật nổi vật chìm * Hoạt động học: Với tiết học khám phá đòi hỏi trẻ có sự tập trung cao, nên thời gian dành cho tiết học kéo dài hơn tiết học khác khoảng 4-5 phút. Bởi tiết học phám phá mang đến nhiều điều bất ngờ mà chính cô và trẻ đều hứng thú. Tiết học khám phá không giống như các tiết học khác: tiết tạo hình đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay,hay phải tính toán như hoạt động làm quen với toán,hay phải có năng khiếu ca hát như hoạt động âm nhạc, mà khám phá là hướng cho tất cả các bé cùng đến với những trải nghiệm thực tế, những thí nghiệm không quá khó hay nguy hiểm. Vì vậy tất cả trẻ đều được là chính mình khi tham gia tiết học này. Trẻ thoải mái đưa ra ý kiến của mình và kết luận một cách có khoa học. Qua các thí nghiệm sau tôi tin rằng trẻ có thể phát triển tối đa các khả năng của mình. Ví dụ 1: Với đề tài “Khám phá một số hiện tượng thiên nhiên” trong Chủ đề “ Nước và hiện tượng thiên nhiên” tôi đã lựa chọn thí nghiệm: Mưa và lốc xoáy. + Chuẩn bị đồ dùng: 1 hộp nhựa có chứa nước, màu thực phẩm, kim tuyến, nước rửa bát + Tiến hành: Lần lượt cho vào lọ: Màu thực phẩm rồi đến cho kim tuyến vào và cuối cùng là nước rửa bát, sau đó chúng ta sẽ đậy nắp lại và xoay tròn. + Kết quả: Khi cho nước rửa bát vào những hạt kim tuyến sẽ rơi xuống giống như những hạt mưa, sau đó chúng ta đậy nắp lại và xoay lọ tạo thành lốc xoáy. + Giải thích hiện tượng: Nước rửa bát nặng hơn nước vì vậy nên nó sẽ bị chìm và kéo theo kim tuyến rơi xuống theo giống như những hạt mưa. Khi chúng ta xoay lọ thì phần chất lỏng bên ngoài xoay trước phần chất lỏng bên trong, khi chúng ta dừng lại phần chất lỏng bên ngoài dừng lại và phần chất lỏng bên trong vẫn tiếp tục xoay do đó lốc xoáy xuất hiện.
  17. 13 Hình ảnh: Trẻ thực hiện thí nghiệm mưa lốc xoáy Tôi còn sưu tầm lựa chọn đưa vào hoạt động chung nhiều thí nghiệm khác rất hay và bổ ích như: Vi khuẩn chạy trốn để giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể hằng ngày (chủ đề bản thân) hoặc chủ đề thế giới thực vật tôi cho trẻ thí nghiệm hoa đổi màu, Đại dương thu nhỏ (Thế giới động vật)…Mỗi khi cho trẻ thực hành và thí nghiệm xong tôi thường chụp ảnh hoặc quay video sau đó cho trẻ ngồi gần lại với nhau vừa xem, vừa chia sẻ lại kinh nghiệm với các bạn. Tôi luôn tạo không khí vui vẻ để nhiều trẻ muốn chia sẻ. Ngoài tổ chức thực hành thí nghiệm trong các buổi hoạt động chung, tôi còn tổ chức cho trẻ thực hành, trải nghiệm trong hoạt động góc với nhiều trò chơi khác nhau tạo sự thích thú cho trẻ. Ví dụ 2 : Tổ chức thực hành thí nghiệm “Những hạt gạo nhảy múa” + Chuẩn bị đồ dùng: Cô chuẩn bị 1 lon nước ngọt có ga, 1 cốc nhựa, 5-7 hạt gạo. + Tiến hành: Cô đổ lon nước ngọt vào cốc nhựa, bỏ vào ly vài hạt gạo và cho trẻ quan sát. + Kết quả: Ta thấy những hạt gạo lên xuống không ngừng. + Giải thích hiện tượng: Bong bóng khí ở nước ngọt có ga sẽ đẩy các hạt gạo lên xuống trong cốc nhìn rất ngộ nghĩnh và hấp dẫn trẻ.
  18. 14 Hình ảnh: Thí nghiệm những hạt gạo nhảy múa Với trẻ mẫu giáo việc tổ chức những thí nghiệm, thực hành không cầu kỳ phức tạp. Các tình huống thí nghiệm được tổ chức gần gũi, khác với các quan sát thông thường, làm cho trẻ nhìn thấy rõ hơn những tính chất, đặc điểm riêng biệt của thực vật, động vật…Qua thực nghiệm có thể thấy rõ hơn sự liên hệ của chúng với môi trường sống. Các thử nghiệm kích thích trẻ so sánh, lập luận, do đó giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, tri giác và tư duy. Và qua đó trẻ không những hiểu về vật đó mà còn có cách ứng xử, hành động đúng với sự vật hiện tượng. Ngoài những trò chơi tôi vừa nêu tôi còn tăng cường tổ chức cho trẻ thực hành, thí nghiệm ở mọi lúc mọi nơi: trong hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều với các trò chơi khác nhau như: Gieo hạt và quan sát sự phát triển của cây, sự cần thiết của nước đối với cây, sự sần sùi và cứng của đá, sự thay đổi của thời tiết…. và trong các ngày hội ngày lễ tôi cũng sưu tầm các trò chơi khác nhau tạo không khí vui vẻ cho trẻ đến trường Để trẻ có nhiều cơ hội được thực hành, trải nghiệm tôi trao đổi với phụ huynh cách cho trẻ được thực hành, trải nghiệm từ những vật dụng đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày tại gia đình như chất tan không tan (đường, muối, mì chính.....) quan sát vật chìm, nổi (sỏi, bóng.....) Như vậy, với “Biện pháp tăng cường tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A trường mầm non Xuân Phúc”. Trẻ được trực tiếp làm hay trực tiếp quan sát sẽ tạo ghi nhớ lâu ở trẻ. Qua những thí nghiệm đó trẻ biết đưa ra được những kết luận từ thực tế. Ví dụ 3: Thí nghiệm có gì trong chai không? - Trẻ biết không khí không màu, không mùi nên mắt thường không nhìn thấy được. - Chuẩn bị một chai thủy tinh không đựng gì, một thau nước. - Tiến hành cho trẻ quan sát chai có chứa gì không? Sau đó cho chai vào trong chậu nước thấy nó có hiện tượng bong bóng nổi lên trên miệng chai và cho trẻ nêu nhận xét, kết quả giải thích hiện tượng. + Con thấy chai như thế nào? Có gì không? + Khi thả vào trong chậu nước có hiện tượng gì xảy ra?
  19. 15 + Vì sao lại có hiện tượng bong bóng nổi ở miệng chai…. Nhiều câu hỏi mở để kích thích tính tò mò ở trẻ. - Cho trẻ làm thử nghiệm nhiều lần để trẻ cảm nhận. Hình ảnh: Thí nghiệm “Trong chai có gì không?” - Cô giải thích và kết luận: Có hiện tượng này là do trong chai có chứa rất nhiều không khí, do không khí không màu, không mùi nên bằng mắt thường ta không nhìn thấy được. Khi cho chai vào trong chậu nước, nước tràn vào trong chai chiếm hết vị trí của không khí nên đẩy không khí ra ngoài và tạo thành bọt, gây ra hiện tượng nổi bong bóng. Qua thời gian tổ chức cho trải nghiệm khám phá khoa học thông qua một số thí nghiệm thu được những kết quả tích cực như sau: + Trẻ rất hứng thú, sáng tạo, tỉ mỉ thực hiện các thí nghiệm, Trẻ ngày càng có kỹ năng hoạt động theo nhóm, biết phân công việc làm, đoàn kết cùng nhau hoàn thành thí nghiệm khám phá khoa học. 2.3.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp cô giáo với phụ phuynh để có biện pháp tương tác giữa cô và trẻ để tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ. Hiện nay ở các trường Mầm non nói chung và trường Mầm non Xuân Phúc nói riêng, kinh phí để thường xuyên tổ chức các hoạt động thí nghiệm khám phá khoa học còn hạn chế . vì vậy việc cho trẻ thực hiện các thí nghiệm phải sử dụng các nguyên liệu khác nhau như: Dầu ăn, trứng, đường, muối, xiro…Vì vậy khi thực hiện đề tài này tôi đã phối hợp với nhà bếp, ban phụ huynh của lớp để đóng góp các nguyên vật liệu giúp trẻ thực hành với nội dung phong phú hơn.
  20. 16 Ví dụ với các nguyên liệu như nến, xiro, dầu ăn…tôi đã trao đổi kế hoạch về nội dung, hình thức, cách làm và thời gian cho trẻ thực hiện thí nghiệm để ban phụ huynh hiểu được mục đích yêu cầu và hiệu quả của thí nghiệm, từ đó có sự hỗ trợ cho các hoạt động khám phá tại lớp. Thông qua các góc dành cho phụ huynh của lớp. Hằng ngày phụ huynh thường đưa con tới lớp, điều đầu tiên phụ huynh nhìn thấy là bảng tuyên truyền treo ngay ở cửa ra vào. Trong đó có thông tin về tình hình sức khỏe, tình hình học tập của trẻ và một số kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Ngoài ra, tôi đã lồng ghép tên các hoạt động trong ngày, trong tuần vào một bông hoa, đặc biệt là hoạt động làm quen môi trường xung quanh và viết cụ thể những điều trẻ được học ở phía dưới. Hình ảnh: Góc tuyên truyền dành cho phụ huynh của lớp Tôi sắp xếp bố trí các mảng nội dung trong bảng tuyên truyền một cách khoa học để phụ huynh biết được ở lớp con em mình thường xuyên được trải nghiệm các thí nghiệm khoa học. Từ đó tạo thêm lòng tin ở phụ huynh và khi về nhà họ có thể kết hợp với giáo viên củng cố thêm cho trẻ bằng nhiều hình thức. Điều này góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 5 tuổi làm quen với môi trường xung quanh. Tuyên truyền thông qua việc giới thiệu góc khám phá và mời phụ huynh cùng tham gia. Tôi tận dụng việc đón trả trẻ để giới thiệu cho phụ huynh biết góc khám phá của lớp và vận động phụ huynh đóng góp những vật liệu cần thiết cho trẻ hoạt động. Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy khám phá khoa học để tương tác cha mẹ hướng dẫn con một số kỹ năng khi ở nhà. Qua việc sử dụng powerpoint tôi thấy trẻ thích thú say sưa khám phá giúp học đạt kết tốt Trong thời đại công nghệ thông tin nay, phát triển hệ thống mạng với tiện ích, ứng dụng phong phú tạo nên cách mạng người, ngành đặc biệt giáo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2