intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng nguyên vật liệu hoa, lá để tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hải Khê

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Sử dụng nguyên vật liệu hoa, lá để tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hải Khê" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu hoa-lá; Lựa chọn, sưu tầm, phân loại hoa-lá; Cho trẻ khám phá nguyên vật liệu tự nhiên hoa-lá và các tác phẩm nghệ thuật tạo hình ở mọi lúc mọi nơi;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng nguyên vật liệu hoa, lá để tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hải Khê

  1. 1 PHÒNG GD & ĐT HẢI LĂNG TRƯỜNG MẦM NON HẢI KHÊ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Sử dụng nguyên vật liệu hoa, lá để tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hải Khê Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Lúa Chức vụ: Giáo viên Năm học: 2023-2024
  2. 2 MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................................................ 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN............................ 3 1.Tính mới và sáng tạo của sáng kiến ..................................................................... 4 1.1 Các giải pháp cụ thể .......................................................................................... 4 1.1.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu hoa-lá..............................................................................................................4 1.1.2. Biện pháp 2: Lựa chọn, sưu tầm, phân loại hoa- lá......................................5 1.1.3. Biện pháp 3: Cho trẻ khám phá nguyên vật liệu tự nhiên hoa- lá và các tác phẩm nghệ thuật tạo hình ở mọi lúc mọi nơi……………………………………6 1.1.4. Biện pháp 4: Khuyến khích trẻ sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên hoa - lá để sáng tạo trong hoạt động tạo hình.......................................................................................7 1.2 Điểm mới cơ bản của sáng kiến......................................................................10 1.3 Tính thực tiễn của sáng kiến............................................................................10 2. Hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến............................................10 2.1 Hiệu quả áp dụng………………………………………………………………..10 2.2 Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến…………………………………………...11 III. KẾT LUẬN…………………………………………………………………12 .
  3. 3 PHÒNG GD &ĐT HẢI LĂNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN HẢI KHÊ Độc lập- Tự do –Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Họ và tên: Nguyễn Thị Lúa giới tính: Nữ - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ĐHSP mầm non. - Chức vụ: Tổ trưởng tổ mẫu giáo - Đơn vị công tác: Trường mầm non Hải Khê - Tên sáng kiến: “Sử dụng nguyên vật liệu hoa, lá để tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hải Khê”. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 20 tháng 9 năm 2023 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động có nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nói chung và đối với lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ nói riêng. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được phát triển khả năng tri giác đồ vật, các thao tác tư duy, óc sáng tạo; hình thành xúc cảm và thị hiếu thẩm mỹ, giúp trẻ biết yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Để hoạt động tạo hình của trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng hợp lí nguyên vật liệu tự nhiên có vai trò rất quan trọng. Bởi nó giúp cho trẻ được hoạt động, được khám phá và tạo ra những sản phẩm mà mình mong muốn, từ đó giúp cho trẻ thích thú, say mê hơn đối với hoạt động này. Trong các nguyên vật liệu tự nhiên quanh ta thì nguyên vật liệu hoa- lá là nguồn nguyên vật liệu vừa phong phú, vừa có sẵn xung quanh ta với đa dạng về màu sắc, hình dáng... Chúng chứa đựng những điều kỳ diệu, gợi cho trẻ những ý tưởng mới lạ và kích thích mong muốn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật. Đây cũng chính là nguồn nguyên vật liệu vô cùng phong phú để giáo viên có thể tổ chức nhiều hoạt động khám phá, trải nghiệm, sáng tạo cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong chương trình giáo dục mầm non, đa số giáo viên thường lựa chọn, sử dụng các nguyên vật liệu mua sẵn như: giấy (giấy màu, giấy để vẽ), vở tạo hình, sáp màu, hồ dán, đất nặn,... để thực hiện các bài tạo hình mà chưa chú trọng đến việc sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên. Vì thế trẻ thường thụ động, tạo hình theo mẫu của cô, chưa có nhiều sáng tạo, chưa có ý tưởng riêng của mình, nên chưa phát triển được năng khiếu tạo hình của trẻ, trẻ còn nhàm chán, chưa tích cực, một số chưa hứng thú tham gia hoạt động. Để giải quyết các vấn đề trên, tôi đã suy nghĩ và đầu tư thời gian để tìm hiểu về các nguyên vật liệu từ hoa, lá để đưa vào hoạt động tạo hình của trẻ, sau quá
  4. 4 trình thực hiện tôi thấy trẻ lớp tôi hứng thú, tích cực, sáng tạo hơn trong hoạt động này, nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn biện pháp: “Sử dụng nguyên vật liệu hoa, lá để tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hải Khê”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 1.Tính mới và sáng tạo của sáng kiến Khi thực hiện áp dụng các giải pháp, tôi thường cho trẻ được tham quan, quan sát và trò chuyện rất nhiều về đặc điểm các loại hoa, loại lá khác nhau trong sân trường cũng như bên ngoài, trên tất cả các phương tiện như: tivi, báo, tranh ảnh thông qua các hoạt động như Ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động học....Tạo các góc chơi ở lớp, góc sáng tạo bên ngoài sân, góc để trưng bày sản phẩm.... Đồng thời ôn luyện những kỹ năng: cắt, dán, xé, lắp ghép..., để giúp trẻ thực hiện hoạt động tạo hình từ hoa, lá được diễn ra thuận lợi. Để thực hiện sáng kiến này, bản thân tôi đã đổi mới phương pháp giáo dục, coi trọng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: xây dựng các hoạt động dựa vào sở thích, khả năng, hứng thú của trẻ, giáo viên chỉ gợi ý, động viên, khuyến khích, quan sát, ghi chép, đánh giá sự sáng tạo của từng trẻ trong suốt quá trình trẻ thực hiện. Qua đó giúp trẻ thoải mái thể hiện sự sáng tạo, tính kiên nhẫn, góp phần giúp trẻ phát triển thị hiếu thẩm mỹ, biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tự nhiên.. *Vào đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát trẻ của lớp tôi với kết quả như sau: Kết quả khảo sát TT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ % 1 -Trẻ tích cực, hứng thú trong hoạt 20/31 68.2% động tạo hình 2 -Trẻ có các kỹ năng tốt trong tạo 19/31 61.2% hình như: cắt, xé, vẽ, xếp, bố cục tranh hợp lý 3 -Trẻ biết tự mình nói lên ý tưởng 19/31 61.2% và sáng tạo ra những sản phẩm tạo hình mà trẻ yêu thích 4 -Trẻ biết yêu thích cái đẹp và biết 25/31 80.6% thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên 1.1. Các giải pháp cụ thể 1.1.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu hoa-lá Để trẻ được tham gia hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu hoa- lá, ngay từ đầu năm học, khi xây dựng chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ 5-6 tuổi của lớp do bản thân phụ trách, tôi đã mạnh dạn lựa chọn những đề tài tạo hình phù hợp với từng chủ đề và phù hợp với nhận thức, kỹ năng tạo hình của trẻ có sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên hoa- lá đưa vào chương trình, nhằm thu hút trẻ vào hoạt động. Ví dụ:
  5. 5 Ở chủ đề “Bản thân”, tôi lựa chọn đề tài tạo hình “Trang phục tuổi thần tiên” ( Trẻ sẽ sử dụng nguyên vật liệu hoa -lá để sáng tạo ra các trang phục của bé) Ở chủ đề “Gia đình”, tôi lựa chọn đề tài tạo hình “Câu chuyện của bé” ( Trẻ sử dụng nguyên vật liệu hoa- lá để sáng tạo ra các nhân vật trong các câu chuyện mà trẻ yêu thích như Thỏ con không vâng lời, Cô bé quàng khăn đỏ... ) Ở chủ đề “Động vật”, tôi lựa chọn đề tài tạo hình “Tạo hình các con vật từ lá cây” ( Bằng các kỹ năng đã học trẻ sẽ sử dụng nguyên vật liệu hoa- lá để tạo ra các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu theo ý thích của trẻ) Ở chủ đề “Thực vật”, tôi lựa chọn đề tài tạo hình “Những chiếc lá xinh” ( Từ những chiếc lá sưu tầm được, trẻ sẽ tạo ra những bức tranh mà trẻ yêu thích theo sự sáng tạo của trẻ) Ở chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên”, tôi lựa chọn đề tài “ In hình hoa-lá từ màu nước” ( Trẻ sử dụng các loại hoa- lá sưu tầm được để in hình từ màu nước tạo thành những bức tranh mà trẻ yêu thích) Việc xây dựng kế hoạch hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu hoa-lá sẽ giúp tôi chủ động hơn trong công tác chuẩn bị mọi phương tiện để tổ chức hoạt động tạo hình với nguyên liệu hoa- lá một cách có hiệu quả. 1.1.2. Biện pháp 2: Lựa chọn, sưu tầm, phân loại hoa- lá Sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu hoa- lá, tôi dựa vào kế hoạch và hướng dẫn trẻ cùng lựa chọn, sưu tầm, phân loại hoa- lá để tiến hành cho trẻ thực hiện các đề tài tạo hình theo kế hoạch. Trong thực tế, tôi nhận thấy các loại hoa- lá có rất nhiều ở vườn trường với đa dạng màu sắc như xanh, đỏ, cam, vàng, trắng...; kích thước rất phong phú như tròn, dài, to, nhỏ.... Bản thân mỗi một chiếc lá, bông hoa là những tác phẩm tạo hình mà thiên nhiên ban tặng, nên nếu được đưa vào sử dụng trong hoạt động tạo hình sẽ tạo nên những bức tranh sống động mà trẻ yêu thích. Vì vậy trong các hoạt động khám phá, trải nghiệm, các hoạt động lao động vệ sinh, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi của trẻ tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ sưu tầm các loại cây, các loại hoa-lá... ( Hình ảnh trẻ sưu tầm nguyên vật liệu tự nhiên hoa-lá)
  6. 6 Trong quá trình sưu tầm, tôi lựa chọn các loại hoa- lá sao cho phù hợp với nội dung đề tài và khả năng của trẻ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đẹp mắt, hấp dẫn, an toàn với trẻ (không độc, không có cạnh sắc, không nhọn), dễ cầm (kích cỡ phù hợp với tay trẻ), dễ bảo quản và cất giữ. Sau đó, tôi cùng trẻ phân loại, sắp xếp vào các góc chơi. Các nguyên liệu được để vào trong hộp, trong rổ và được gắn tên, có kí hiệu riêng, luôn để trong trạng thái mở để trẻ dễ lấy, dễ cất khi chơi với các nguyên vật liệu cũng như khi sưu tầm được. ( Hình ảnh góc sưu tầm nguyên vật liệu) 1.1.3. Biện pháp 3: Cho trẻ khám phá nguyên vật liệu tự nhiên hoa- lá và các tác phẩm nghệ thuật tạo hình ở mọi lúc mọi nơi Sau khi đã sưu tầm được các nguyên vật liệu hoa- lá cần thiết và phân loại chúng, tôi cho trẻ làm quen và khám phá với các loại hoa, lá này thông qua các hoạt động như: khám phá khoa học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc…bằng cách cho trẻ nhìn, gọi tên, sờ, cảm nhận,... để giúp trẻ tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, hình dáng, màu sắc của chúng Ví dụ: Trong giờ khám phá khoa học, giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ tìm hiểu các loại hoa, lá khác nhau: Tôi cho trẻ được cầm, quan sát các loại hoa, lá và cho trẻ nói lên tên gọi, đặc điểm, cấu tạo của chúng: đó là hoa (lá) gì, màu sắc như thế nào, hình dáng ra sao, đồng thời, cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình từ những loại hoa, lá này có thể tạo ra các sản phẩm khác nhau. Sau đó tôi cho trẻ nhìn ngắm những sản phẩm mà tôi sưu tầm và tạo ra như: bức tranh tạo hình các con vật từ lá cây, vòng đeo tay được làm từ các loại hoa….Khi cho trẻ quan sát, tôi và trẻ cùng trò chuyện về nội dung và bố cục của các bức tranh.
  7. 7 ( Hình ảnh trẻ khám phá nguyên vật liệu tự nhiên hoa-lá) Hay trong các giờ hoạt động góc, ở góc gia đình tôi thường xuyên cho trẻ thao tác, chế biến các loại rau khác nhau, từ đó trẻ được nhìn, sờ các loại lá, biết đặc đặc điểm, hình dáng, màu sắc của các loại lá này. Hay trong các buổi sinh hoạt chiều, buổi dạo chơi tham quan tôi cho trẻ chơi với các loại hoa lá khác nhau. Tôi cũng giúp trẻ được khám phá, trải nghiệm và nói lên ý tưởng của mình khi chơi với các loại hoa, lá này và cho trẻ quan sát các sản phẩm do tôi sưu tầm và tạo ra như làm con trâu từ lá mít, làm đồng hồ từ lá chuối Khi được khám phá, trải nghiệm với các loại hoa- lá tự nhiên và các tác phẩm nghệ thuật do cô cung cấp sẽ kích thích ở trẻ ý tưởng sáng tạo và mong muốn làm ra được nhiều sản phẩm khác nhau từ nguyên vật liệu hoa lá này. 1.1.4. Biện pháp 4: Khuyến khích trẻ sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên hoa- lá để sáng tạo trong hoạt động tạo hình Từ các nguyên liệu mà trẻ lớp tôi đã sưu tầm, tôi đã phân loại để đưa vào các hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ tích cực, sáng tạo khi tham gia hoạt động. Để hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu hoa- lá có thể tổ chức đạt hiệu quả, đảm bảo theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm thì tôi đã gợi ý trẻ lựa chọn những vật liệu hoa lá phù hợp với mục đích của đề tài, khuyên khích trẻ sử dụng những kỹ năng đơn giản mà trẻ đã học như: kỹ năng cắt, xếp, vẽ, dán, sắp xếp bố cục tranh hợp lý... để tạo ra các sản phẩm tạo hình. Khi tổ chức hoạt động tạo hình, tôi chú trọng gợi mở, khuyến khích, lôi cuốn trẻ vào hoạt động một cách tích cực, sáng tạo để phát triển kỹ năng tạo hình cho trẻ. Ví dụ 1: Ở chủ đề “ Bản thân” với đề tài tạo hình “Trang phục tuổi thần tiên”, tôi đã gợi ý trẻ sử dụng các lá cây bàng, cánh hoa giấy, lá ổi, lá mưng để làm trang phục của bé. Tôi nói với trẻ: Với các nguyên liệu này, các con sẽ làm gì? Cách làm như thế nào?... để tạo thành những bức tranh đẹp về trang phục mà con yêu thích. Vậy là trẻ đã tự mình suy nghĩ, nêu ý tưởng, sử dụng các nguyên liệu từ lá cây bàng, lá mưng, lá ổi để tạo ra các sản phẩm đẹp về trang phục mà trẻ yêu thích, để tham dự triển lãm.
  8. 8 ( Hình ảnh trẻ làm trang phục tuổi thần tiên) Ví dụ 2: Ở chủ đề “Gia đình” với đề tài tạo hình “Câu chuyện của bé”, tôi khơi gợi giúp trẻ nhớ lại các câu chuyện trong chủ đề, hỏi trẻ yêu thích nhân vật nào trong câu chuyện, từ đó tôi hướng dẫn, khuyến khích trẻ sử dụng nguyên vật liêu hoa lá với các kỹ năng tạo hình đã học giúp trẻ sáng tạo nên các nhân vật trong câu chuyện mà trẻ yêu thích ( Hình ảnh trẻ làm các nhân vật trong câu chuyện) Ví dụ 3: Ở chủ đề "Động vật", với đề tài “ Tạo hình các con vật từ hoa-lá”, tôi đã gợi ý trẻ lựa chọn lá to để làm mình, lá nhỏ làm đầu, cắt dán thêm các chi tiết phụ như miệng, mắt, tai để làm những con vật mà trẻ thích như chú chim, cá, thỏ, bướm, sư tử... ( Hình ảnh trẻ làm các con vật)
  9. 9 Ví dụ 4: Ở chủ đề "Thực vật", với đề tài "Những chiếc lá xinh xinh", từ những chiếc lá khô trẻ đã sáng tạo ra nhiều bức tranh khác nhau, mỗi bức tranh mang một nét đẹp riêng, ( Hình ảnh trẻ làm đa dạng bức tranh về lá) Ví dụ 5: Ở chủ đề “Ngành nghề”, với đề tài "Làm hoa tặng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11", trẻ đã sáng tạo ra đa dạng ra các loại hoa với nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau, từ hoa, lá, cây cỏ, lá mưng, lá cây cỏ trai, cánh hoa giấy.... ( Hình ảnh trẻ làm hoa từ lá cây- hoa) Trên đây là một số ví dụ minh họa về sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên hoa- lá để sáng tạo trong hoạt động tạo hình, với sự sáng tạo của cô và trẻ, với lợi thế ở các trường mầm non có rất nhiều cây cảnh như: cây hoa giấy, cây hoa mưng, cây bàng, cây tùng, cây cao su, ......đây là nguồn nguyên liệu phong phú
  10. 10 cho trẻ sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới trong hoạt động tạo hình. Các nguyên liệu này rất dễ kiếm và do chính tay trẻ sưu tầm nên trẻ rất hứng thú hoạt động. Cái quan trọng ở đây là trẻ được hoạt động với nhiều nguyên liệu khác nhau, theo ý thích của mình, tự do sáng tạo, tất cả những sản phẩm này được xuất phát từ nhu cầu, hứng thú, ý thích của trẻ, cô giáo chỉ ở vai trò gợi mở, nên trẻ cảm thấy được tôn trọng và càng phát huy tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động tạo hình. Tôi luôn động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo ra các sản phẩm đẹp, bằng cách sử dụng các câu hỏi gợi mở: Con định làm gì? Con dùng nguyên liệu gì? Cách làm như thế nào? Đặc biệt, tôi luôn tôn trọng sự sáng tạo của trẻ, có thể sản phẩm của trẻ chưa thật đẹp, hoặc chưa thật đúng với yêu cầu cô nêu ra, nhưng tôi luôn tôn trọng những sản phẩm này, vì đó chính là sự sáng tạo của trẻ để tạo ra sản phẩm theo ý thích của riêng mình. Hoạt động này trẻ lớp tôi rất hứng thú vì chính bàn tay của trẻ đã tạo ra được những sản phẩm thật đẹp, trẻ được chơi với sản phẩm, trẻ được ngắm, tặng cho nhau, được trưng bày ở góc. Trẻ rất tự hào với những sản phẩm của mình. 1.2 Điểm mới cơ bản của sáng kiến. Trước khi lựa chọn nội dung sáng kiến, bản thân tôi đã tiến hành khảo sát thực tế trên nhóm trẻ lớp mình, trao đổi với đồng nghiệp. Sau đó tìm hiểu và đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mình, với độ tuổi trẻ mình đang phụ trách. Trong quá trình sử dụng các giải pháp, tôi đã sử dụng các phương pháp: quan sát, trò chuyện, thống kê....rồi đánh giá so sánh so với những giải pháp trước đó. - Khi thực hiện áp dụng các giải pháp, chúng ta tận dụng được một nguồn nguyên vật sẵn có, phong phú, đa dạng cả về màu sắc lẫn hình dạng trong thiên nhiên. Điều này giúp giáo viên cũng như nhà trường giảm được kinh phí mua các loại nguyên vật liệu như giấy màu...giảm rác thải ra môi trường. 1.3 Tính thực tiễn của sáng kiến Với những giải pháp đã sử dụng đã nêu trên đều có thể áp dụng cho tất cả các cơ sở giáo dục mầm non ở các lĩnh vực khác nhau như: Các sản phẩm tạo hình này không chỉ được sử dụng ở góc trưng bày sản phẩm mà còn được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động khác như hoạt động kể chuyện (chuyện cô bé quàng khăn đỏ; sự tích mùa xuân....; làm quen với toán: sử dụng trong dạy đếm, .. ;khám phá khoa học: khám phá các loại cây, con vật,,... giúp trẻ tích cực hứng thú hơn với các hoạt động. Các giải pháp này cũng có thể áp dụng ở bộ môn mỹ thuật ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. 2. Hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 2.1 Hiệu quả áp dụng *Bảng khảo sát trước và sau khi áp dụng biện pháp Kết quả khảo Kết quả khảo sát TT Nội dung khảo sát sát tháng tháng 3/2024 9/2023 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
  11. 11 lượng % lượng % 1 -Trẻ tích cực, hứng thú trong hoạt 20/31 68,2 31/31 100 động tạo hình 2 -Trẻ có các kỹ năng tốt trong tạo 19/31 61,2 30/31 97 hình như: cắt, xé, vẽ, xếp, bố cục tranh hợp lý 3 -Trẻ biết tự mình nói lên ý tưởng và 19/31 61,2 29/31 93,5 sáng tạo ra những sản phẩm tạo hình mà trẻ yêu thích 4 -Trẻ biết yêu thích cái đẹp và biết 25/31 80,6 31/31 100 thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên Sau quá trình thực hiện biện pháp cho thấy: - 100 % trẻ tích cực, hứng thú trong hoạt động tạo hình. - 93,7% trẻ có các kỹ năng tốt trong tạo hình như: cắt, xé, vẽ, xếp, dán, bố cục tranh hợp lý. - 90,6% trẻ biết tự mình nói lên ý tưởng và sáng tạo ra những sản phẩm mà trẻ yêu thích. - 96,8% trẻ biết yêu thích cái đẹp và biết thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên. - Ngoài ra thông qua hoạt động này còn giúp trẻ phát triển các vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay, góp phần phát triển thể lực cho trẻ; trong quá trình trẻ tạo ra sản phẩm tạo hình thì trẻ phải tưởng tượng, sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển về trí tuệ; trẻ biết bảo vệ môi trường, biết yêu cảnh vật thiên nhiên xung quanh mình, qua đó giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách con người mới. Như vậy thông qua hoạt động này đã góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. 2.2 Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. - Sau khi sử dụng những giải pháp nêu trên, trẻ như được thoải mái thể hiện sự sáng tạo của mình ở mọi lúc mọi nơi như khi ở nhà, khi đi chơi cùng ba mẹ, nhanh chóng tưởng tượng ra hình ảnh quen thuộc của một vài sự vật nào đó khi nhìn thấy chiếc lá, cánh hoa bất kỳ trong tự nhiên. Trẻ biết yêu thiên nhiên hơn. - Đối với giáo viên, bản thân tôi đã đúc rút cho mình những kinh nghiệm quý báu, bổ sung thêm nhiều kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động tạo hình nói riêng và kỹ năng tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nói chung. Đặc biệt là việc vận dung linh hoạt, sáng tạo các nguyên vật liệu từ thiên nhiên vào thực tế các hoạt động học tập, vui chơi, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ. Các nguyên liệu này dễ tìm, sẵn có, nên không tốn kém kinh phí và thời gian chuẩn bị. - Phụ huynh rất vui mừng khi con thích đi học, thích làm, và làm được những sản phẩm tạo hình xinh xắn. Nên phụ huynh cũng rất ủng hộ, động viên trẻ, phối hợp với cô trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
  12. 12 III. KẾT LUẬN Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình một các tích cực bên cạnh việc giáo viên nắm vững được phương pháp, tổ chức các hoạt động linh hoạt, thì việc sử dụng đa dạng, phong phú nguyên vật liệu tự nhiên như hoa lá sẽ lôi cuốn, kích thích trẻ tích cực, hứng thú và sáng tạo hơn khi tham gia hoạt động. Việc sử dụng nguyên vật liệu hoa, lá để sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi vừa tiết kiệm được kinh phí, vừa tiết kiệm được thời gian vì đây là nguồn vật liệu thiên nhiên sẵn có, rất đa dạng, phong phú về màu sắc, hình dáng, kích thước, vừa dễ tìm, dễ kiếm, có sẵn ở xung quanh chúng ta. Sau khi sử dụng biện pháp, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tích cực, hứng thú hơn trong hoạt động tạo hình. Trẻ tự tin, chủ động, hào hứng tạo ra các sản phẩm tạo hình theo trí tưởng tượng phong phú của trẻ. Các kỹ năng tạo hình của trẻ như cắt, xé, vẽ, xếp, dán, bố cục tranh hợp lý ngày càng tiến bộ hơn. Trẻ biết tự mình nói lên ý tưởng và sáng tạo ra những sản phẩm mà trẻ yêu thích. Từ đó khơi gợi ở trẻ tính yêu thích cái đẹp, biết bảo vệ cái đẹp và đặc biệt là thích sáng tạo ra cái đẹp 2.Kiến nghị, đề xuất Quá trình áp dụng biện pháp trên, tôi đã bám sát yêu cầu quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để tổ chức các hoạt động cho trẻ, vì vậy mà sau khi áp dụng biện pháp vào thực tiễn ở lớp tôi thì đã mang lại kết quả rất tốt, trẻ tích cực, phụ huynh an tâm. Được chuyên môn nhà trường đánh giá cao. Tôi mong rằng biện pháp này có thể triển khai rộng rãi trong toàn trường cũng như ở các trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay./. Hải Khê, ngày 04 tháng 3 năm 2024 XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT Trương Thị Thuý Nguyễn Thị Lúa
  13. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2