Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 12
lượt xem 6
download
Mục tiêu của môn học không chỉ cung cấp những kiến thức về thế giới quan, phương pháp luận; vấn đề đạo đức; kinh tế - chính trị - xã hội và pháp luật mà còn hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống, có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội và pháp luật của nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 12
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT LÊ XOAY =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TRONG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12” Tác giả sáng kiến: Hà Thị Nam Mã sáng kiến: 21.53 MỤC LỤC Vĩnh Phúc, năm 2019 0
- MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu .............................................................................................................. 3 2. Tên sáng kiến: ............................................................................................................ 5 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: .................................................................................... 5 5. Mô tả bản chất sáng kiến .......................................................................................... 5 5.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến ............................................................ 5 5.1.1. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ........................................... 5 5.1.2. Dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH trong môn GDCD lớp 12.......................................................................................... 8 5.2. Vận dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 12. ........................................... 11 5.2.1. Xây dựng nội dung trong chương trình GDCD lớp 12 áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình. ....................... 11 5.2.2. Minh họa giáo án thực nghiệm một số nội dung sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy GDCD lớp 12 .......................................................................................................... 20 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:.................................................................... 41 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không .......................................................... 41 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:...................................................... 41 8. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:................................ 42 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: ............................................................................... 48 10. Danh sách các nhân áp dụng thử sáng kiến kinh nghiệm lần đầu: .................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 49 1
- MỘT SỐ TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT - ĐC: Đối chứng. - GDCD: Giáo dục công dân. - GV: Giáo viên. - HS: Học sinh. - NCTHĐH: Nghiên cứu trường hợp điển hình. - PPDH: phương pháp dạy học. - SL: Số lượng. - TL: Tỉ lệ. - TN: Thực nghiệm. - THCVĐ: Tình huống có vấn đề. - THPT: Trung học phổ thông. - THPTQG: Trung học phổ thông quốc gia. 2
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong nhà trường trung học phổ thông (THPT), môn Giáo dục công dân (GDCD) là một trong những môn học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Mục tiêu của môn học không chỉ cung cấp những kiến thức về thế giới quan, phương pháp luận; vấn đề đạo đức; kinh tế - chính trị - xã hội và pháp luật mà còn hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống, có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội và pháp luật của nhà nước. Từ đó xây dựng thái độ ủng hộ cái đẹp, cái tiến bộ đồng thời lên án cái xấu, cái lạc hậu; tin tưởng vào chủ trương đường lối của Đảng, tôn trọng pháp luật của nhà nước… Môn GDCD lớp 12 là một phần trong chương trình đó với nội dung chủ yếu là giáo dục, phổ biến kiến thức về pháp luật. Có thể nói, đây là vấn đề hết sức quan trọng và rất thiết thực cần được giáo dục cho học sinh đặc biệt trong bối cảnh xã hội đang phát triển về mọi mặt, trong xu thế toàn cầu hóa và thời đại cách mạng 4.0. Bởi trong bối cảnh hiện nay, thiếu hiểu biết về pháp luật sẽ là trở ngại lớn trong công việc cũng như trong cuộc sống của mỗi người đặc biệt là học sinh - thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Nhận thức rõ điều này, từ nhiều năm nay trong công tác giáo dục luôn đề cao vai trò của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua dạy học tích hợp liên môn, qua các buổi ngoại khóa về pháp luật do đó việc tìm hiểu về pháp luật còn có nhiều hạn chế. Qua các hoạt động này học sinh chỉ nắm được vấn đề một cách chung chung, thiếu hiểu biết rõ ràng dẫn đến hành vi ứng xử đôi khi thiếu phù hợp, có hành vi phạm pháp luật và thậm chí trở thành tội phạm. Hạn chế này sẽ được khắc phục phần nào khi các em được tiếp cận với chương trình GDCD lớp 12 với toàn bộ nội dung chương trình là các vấn đề pháp luật. Những kiến thức pháp luật ở lớp 12, sẽ giúp các em có những hiểu biết cụ thể và sâu sắc hơn về một số vấn đề pháp luật cũng như một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong một số lĩnh vực; vai trò của pháp luật trong quản lí xã hội và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân và đất nước… Tuy nhiên, khi học tập về pháp luật học sinh thường có cảm thấy khô khan, cứng nhắc, giáo điều; nhiều bài học trong chương trình với nội dung luật cụ thể tương đối khó, phức tạp và khá dài. Đồng thời, đa số học sinh vẫn luôn quan niệm môn GDCD là “môn phụ” do không thi đại học, tốt nghiệp (đối với tất cả học sinh trước năm 2017 và đối với học sinh thi ban Khoa học tự nhiên sau năm 2017) nên có phần thờ ơ, thiếu quan tâm đến bài học dù những kiến thức bài học cung cấp rất thiết thực và bổ ích cho các em. Tất cả những điều này khiến học sinh không hứng thú với bài học dẫn đến chất lượng và hiệu quả học tập bộ môn còn chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu môn học đề ra.Với tư cách là một người giảng dạy bộ môn, bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra giải pháp khắc phục những mặt hạn chế trên nhằm đem đến thái độ tích cực cũng như nâng cao chất 3
- lượng, hiệu quả học tập bộ môn. Năm 2017, môn GDCD được quy định là môn thi xét tốt nghiệp trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) đối với các học sinh thi Tổ hợp khoa học xã hội do đó việc xây dựng hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức và nâng cao kết quả học tập cũng như kết quả thi THPTQG cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy, việc tìm tòi một giải pháp dạy học đáp ứng yêu cầu trên luôn làm tôi quan tâm, trăn trở trong suốt quá trình dạy học, giáo dục học sinh nói chung và khi giảng dạy GDCD lớp 12 cho học sinh nói riêng bởi nội dung pháp luật chiếm tỉ lệ lớn trong đề thi Trung học phổ thông quốc gia. Thực tế nhiều năm qua, tôi đã tiến hành dạy học với nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, tôi nhận thấy khi kết hợp phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu các trường hợp điển hình luôn gây được hứng thú học tập đối với học sinh đặc biệt khi giảng dạy về phần pháp luật ở lớp 12. Sở dĩ vậy là bởi đặc trưng của phương pháp nêu và giải quyết vấn đề đó là khơi dậy sự tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề từ những tình huống có vấn đề trong khi các tình huống đó lại là các trường hợp điển hình (những tình huống có thật trong thực tế hoặc mô phỏng từ thực tế) thì sức hấp dẫn của vấn đề với học sinh sẽ rất cao. Các em sẽ cảm thấy bài học không còn quá khô khan, cứng nhắc mà trái lại rất gần gũi, sinh động và có ý nghĩa thiết thực cho bản thân. Trong quá trình dạy học và tìm tòi các phương pháp dạy học bộ môn có khá nhiều đề tài khoa học, luận văn, sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học có chung quan điểm dạy học dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình, tiêu biểu như: Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12” của tác giả Phạm Thị Dinh trường Trung học phổ thông Sông Ray, tỉnh Đồng Nai; Luận văn thạc sĩ “ Vận dụng PP nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn GDCD ở các trường THPT huyện Lương Tài, Bắc Ninh ” của Nguyễn Thị Mai; Luận văn thạc sĩ “Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang” của Hoàng Thị Thanh… Nhìn chung, các đề tài này đều có nội dung khẳng định vai trò tích cực của việc dạy học nghiên cứu trường hợp điển hình (NCTHĐH) trong môn GDCD đặc biệt với chương trình GDCD lớp 12. Các đề tài cũng chỉ rõ những ưu điểm nội trội của cách dạy học này thông qua các kết quả từ các nghiên cứu, thực nghiệm khi thực hiện đề tài. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các đề tài trên cũng có phần hạn chế như: hầu hết các đề tài chỉ đề cập đến dạy học NCTHĐH một cách đơn thuần hoặc gắn với PPDH vấn đáp hay những tình huống thông thường mà chưa có sự kết hợp hiệu quả với PPDH tích cực cụ thể. Mặt khác, các đề tài này cũng chưa xây dựng được khung chương trình với các chủ đề hay các nội dung cụ thể trong bộ môn có thể áp dụng. Với mong muốn nâng cao hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức và hiệu quả học tập đồng thời góp phần mở rộng, khắc phục phần nào những tồn tại của các đề tài đã có tôi quyết định lựa chọn đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học nêu và 4
- giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 12”. 2. Tên sáng kiến: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 12. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy nâng cao hứng thú, hiệu quả học môn GDCD lớp 12 cho học sinh. 4. Ngày sáng kiến được áp dụng thử: Tháng 9 năm 2018. 5. Mô tả bản chất sáng kiến 5.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến 5.1.1. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề 5.1.1.1. Khái niệm, đặc trưng và các mức độ của PPDH nêu và giải quyết vấn đề * Khái niệm: Phương pháp dạy học (PPDH) nêu và giải quyết vấn đề, là một trong những PPDH được nhiều nhà giáo dục, nhà nghiên cứu quan tâm trong hoạt động dạy học vì vậy có khá nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học về PPDH này. Theo V.O.Kôn: “Dạy học nêu vấn đề là toàn bộ các hoạt động như tính chất, tình huống có vấn đề, biểu đạt các vấn đề, chú ý giúp đỡ sinh viên những điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết và cuối cùng là quá trình hệ thống hóa, củng cố các kiến thức tiếp thu”[3]. Nhà giáo dục I.Ia.Lecce thì cho rằng: “Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đó sinh viên tham gia một cách có hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề và các bài toán có vấn đề được xây dựng theo nội dung tài liệu trong chương trình”[5]. Theo quan điểm của Nhà giáo Phùng Văn Bộ, ông cho rằng: “Phương pháp nêu vấn đề là phương pháp dạy học dựa trên sự điều khiển quá trình học tập, phát huy tính độc lập tư duy nhận thức của đối tượng người học.”[3] Từ những cách hiểu trên, ta có thể hiểu phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập. Mục đích của PPDH nêu và giải quyết vấn đề hướng đến là người học tự tiếp cận và giải quyết các tình huống có vấn đề, rèn luyện cho học sinh kỹ năng biết tranh luận để hình thành tư duy linh hoạt và năng lực tự giải quyết vấn đề. * Đặc trưng của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề: - Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề là "tình huống có vấn đề " được giáo viên sử dụng trong hoạt động dạy học thông qua đó học sinh có thể thực hiện được các nhiệm vụ học tập của bản thân một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Tình huống có vấn đề (THCVĐ) là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không thể giải đáp ngay bằng một bước hay một cách thức nào đó mà phải trải 5
- qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có. Tình huống có vấn đề là có vai trò đặc biệt quan trọng, là cốt lõi, trọng tâm trong phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, vai trò này được thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, tình huống có vấn đề có thể là một sự kiện, một tình huống trong bài học hay một hiện tượng đã và đang diễn ra trong thực tiễn cuộc sống chứa đựng mâu thuẫn cần lý giải. THCVĐ là tình huống giáo viên đặt ra cho người học những vấn đề nhận thức chứa đựng mâu thuẫn giữa tri thức đã biết với tri thức phải tìm. Đây là động lực, nhân tố kích thích xuất hiện ở người học nhu cầu tìm kiếm thông tin và sử dụng các thao tác của tư duy để tìm câu trả lời giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn này chính là hạt nhân của các vấn đề nhận thức, khi mâu thuẫn được giải quyết người học sẽ lĩnh hội được nội dung tri thức một cách tự giác, tích cực và khơi nguồn cho sự nhận thức sáng tạo do đó THCVĐ đề là yếu tố là hạt nhân và trọng tâm của PPDH nêu và giải quyết vấn đề. Thứ hai, khi tiếp cận với THCVĐ người học tự tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt, định hướng của người thầy. Nhiệm vụ giải quyết các THCVĐ không phải của người dạy mà là của người học. Quá trình người học tự giải quyết THCVĐ được biểu hiện bằng các thao tác tìm kiếm mối quan hệ giữa vấn đề được nêu ra với vốn tri thức đang sở hữu của bản thân. Do đó, các THCVĐ cần xây dựng đảm bảo tính vừa sức với học sinh tránh những THCVĐ đang đặt ra quá khó hoặc quá dễ dàng. Khi THCVĐ đưa ra khó quá sẽ vượt quá khả năng nhận thức của học sinh khiến các em rất khó khăn để giải quyết vấn đề. Ngược lại, với THCVĐ quá dễ hoặc ngay từ đầu giáo viên đã đưa ra những gợi mở hoặc can thiệp quá sâu vào THCVĐ sẽ không tạo nên mâu thuẫn đòi hỏi học sinh phải nỗ lực, tích cực và sáng tạo để giải quyết vấn đề làm triệt tiêu ý nghĩa và tính chất của tình huống đặt ra. * Các mức độ của PPDH nêu và giải quyết vấn đề: Dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề có bốn mức độ khác nhau, tùy vào từng nội dung, mục đích cũng như điều kiện thức tế giáo viên có những lựa chọn mức độ phù hợp nhằm đem lại hiệu quả tối ưu khi áp dụng. Các mức độ của dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề được thể hiện qua bốn mức độ: - Mức độ 1: Giáo viên là người đặt vấn đề, đưa ra cách giải quyết; học sinh thực hiện giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên; giáo viên đánh giá, kết luận. - Mức độ 2: Giáo viên là người nêu vấn đề, gợi ý cách giải quyết; học sinh thực hiện giải quyết vấn đề giáo viên giúp đỡ khi cần; giáo viên và học sinh cùng đánh giá, kết luận. - Mức độ 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống; học sinh phát hiện, nhận dạng, phát biểu vấn đề nảy sinh cần giải quyết; học sinh tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn các giải pháp; học sinh thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề; giáo viên và học sinh cùng đánh giá, kết luận. 6
- - Mức độ 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng đồng; Học sinh lựa chọn vấn đề giải quyết; học sinh tự đề xuất ra giả thuyết, xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề; học sinh thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề; học sinh tự đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết vấn đề. Trong thực tế giảng dạy học, giáo viên thường sử dụng PPDH nêu vấn đề ở mức độ 1 và 2 còn mức độ 3, 4 ít sử dụng bởi các mức độ này yêu cầu cao đối với học sinh ngay từ khâu đầu tiên. Tuy nhiên, trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh nên khuyến khích giáo viên dạy học ở các mức độ 3 và 4 nhằm phát huy được các năng lực, phẩm chất và kỹ năng cho học sinh một cách tốt nhất. 5.1.1.2. Ưu điểm và quy trình dạy học theo phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề: * Ưu điểm nổi bật của PPDH nêu và giải quyết vấn đề là: - Góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh. Phát huy được khả năng vận dụng kiến thức đã biết của học sinh trong việc giải quyết các vấn đề nhận thức. Từ việc sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có học sinh sẽ xem xét, đánh giá, phát hiện và giải quyết vấn đề. - Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất. - Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức. Lúc này "giải quyết vấn đề" không còn chỉ thuộc phạm trù phương pháp mà đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóa thành một mục tiêu là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí hàng đầu của con người để thích ứng với sự phát triển của xã hội. Với những ưu điểm nổi trội trên, PPDH nêu và giải quyết vấn đề trong nhiều năm nay luôn được đánh giá là một phương pháp dạy học tích cực, được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động dạy học. Đặc biệt, trong quá trình đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học việc sử dụng phương pháp này là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, tính tích cực, sáng tạo và chủ động của học sinh. * Quy trình của PPDH nêu và giải quyết vấn đề: Gồm các bước sau: - Bước 1: Xây dựng tình huống có vấn đề + Đây là bước quan trọng quyết định toàn bộ quá trình tổ chức hoạt động dạy học. Nhiệm vụ của giai đoạn này là kích thích não bộ người học hoạt động có mục đích, tạo cho người học trạng thái tâm lý hưng phấn, xuất hiện nhu cầu nhận thức và thái độ sẵn sàng khám phá tri thức mới. Khi tạo ra được mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết, người thầy cần đưa mâu thuẫn này vào quá trình nhận thức của học sinh để họ thấy được sự tồn tại hiển nhiên của mâu thuẫn trong vấn đề nhận thức. 7
- - Bước 2: Nêu vấn đề (còn gọi là phát hiện vấn đề) + Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề. + Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó. - Bước 3: Tìm giải pháp + Học sinh căn cứ vào vấn đề được phát hiện từ tình huống với các dữ kiện có trong tình huống cũng như kiến thức, kinh nghiệm đã có để tìm tòi, lựa chọn giải pháp hợp lí nhất nhằm giải quyết vấn đề đã đặt ra. - Bước 4: Trình bày và nghiên cứu sâu giải pháp + Học sinh trình bày lại toàn bộ từ việc phát biểu vấn đề cho tới giải pháp và hiện thực hóa việc giải quyết vấn đề bằng giải pháp mình đã đưa ra. Tuy nhiên, nếu vấn đề là một đề bài cho sẵn thì có thể không cần phải phát biểu lại vấn đề. + Sau khi học sinh trình bày và hiện thực hóa giải pháp giáo viên tiến hành hệ thống hóa và tổng hợp tri thức - đây là giai đoạn cuối của quy trình sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề. Mục đích của giai đoạn này là củng cố, khắc sâu những tri thức khoa học mà người học đã chiếm lĩnh được. Đồng thời, hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đó vào thực tế cuộc sống, lý giải được các vấn đề xẩy ra trong thực tiễn; có thể, tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả và đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hoá, lật ngược vấn đề… 5.1.2. Dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH trong môn GDCD lớp 12 5.1.2.1. Đặc trưng và ưu điểm và quy trình của dạy học dựa trên NCTHĐH * Đặc trưng của dạy học NCTHĐH: Theo các nhà giáo dục học có thể hiểu dạy học NCTHĐH là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề nào đó. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết. Những tình huống đó chứa đựng vấn đề cần giải quyết và để giải quyết các vấn đề đó đòi hỏi có những quyết định dựa trên cơ sở lập luận. Các trường hợp cần được xử lý về mặt lý luận dạy học. Bên cạnh việc mô tả trường hợp (mô tả sự kiện) cần có sự lý giải, phân tích về mặt lý luận dạy học, dưới dạng những định hướng, trợ giúp cho việc dạy và học phù hợp với mục đích đặt ra. Dạy học nghiên cứu trường hợp điển hình là cách làm xuất hiện khá sớm trong lịch sử giáo dục. Dạy học nghiên cứu trường hợp điển hình (còn gọi là điển cứu) được sử dụng sớm nhất tại châu Âu, đặc biệt là tại Pháp. Tại Mỹ, phương pháp này gắn với Bộ môn Xã hội học của Trường Đại học Chicago từ đầu thế kỷ 20 đến khoảng năm 1935. Dạy học theo cách này được sử dụng rất phổ biến trong các ngành giáo dục học, xã hội học, quản trị học, luật học, và y học. Xét về góc độ cách thức, có thể coi dạy học NCTHĐH là một phương pháp dạy học trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tự lực nghiên cứu một tình huốngthực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra, hình 8
- thức làm việc chủ yếu là làm việc nhóm. Dạy học NCTHĐH có những đặc trưng sau: - Trường hợp được sử dụng thường được rút ra từ thực tiễn dạy học hoặc phản ánh một tình huống thực tiễn dạy học. - Mục đích của dạy học NCTHĐH không chỉ là việc truyền thụ tri thức lý thuyết mà còn đề cao việc vận dụng tri thức vào việc giải quyết vấn đề trong những tình huống cụ thể. - Học sinh được đặt trước những tình huống cần quyết định, họ cần xây dựng các phương án giải quyết vấn đề cũng như đánh giá các phương án từ đó quyết định một phương án giải quyết vấn đề. - Học sinh cần xác định những phương hướng hành động có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra quyết định. * Ưu điểm của dạy học NCTHĐH: - Một trong những ưu điểm nổi bật của dạy học NCTHĐH là tạo điều kiện phát triển các năng lực then chốt chung như năng lực quyết định, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy hệ thống, tính sáng tạo, khả năng giao tiếp và cộng tác làm việc. Cần phân biệt việc sử dụng các trường hợp làm ví dụ minh hoạ cho giờ học thuyết trình không phải là phương pháp NCTHĐH, mà chỉ là ví dụ minh hoạ. Dạy học NCTHĐH cần bao gồm việc tự lực giải quyết vấn đề và góp phần phát triển tư duy tích cực - sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, cách dạy học này cũng không loại trừ những mặt hạn chế nhất định như: đòi hỏi nhiều thời gian, thích hợp cho việc vận dụng không thích hợp với việc truyền thụ tri thức mới một cách hệ thống. Đòi hỏi cao đối với giáo viên, lúc này nhiệm vụ truyền thụ tri thức của giáo viên là thứ yếu mà nhiệm vụ chính của họ là điều phối và tổ chức quá trình học tập. Đồng thời đòi hỏi cao đối người học cần biết vận dụng tri thức một cách tự lực trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra. * Quy trình dạy học NCTHĐH: Thông thường dạy học NCTHĐH dược tiến hành theo các bước sau: - Nhận biết trường hợp (tiếp cận vấn đề): Học sinh có thể nghe, đọc, xem về trường hợp điển hình sau đó xác định vấn đề đặt ra của trường hợp (có sự dẫn dắt của giáo viên). - Thu thập thông tin: Học sinh thu thập thông tin về các trường hợp từ các tài liệu có sẵn và tự tìm. Học cách tự lực tìm kiếm thông tin, hệ thống hóa và đánh giá thông tin. - Nghiên cứu, tìm tòi và quyết định giải pháp: + Tìm các phương án giải quyết và thảo luận (tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát, điều tra). Đối chiếu và đánh giá các phương án giải quyết trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá đã được lập luận từ đó quyết định phương án. - Trình bày giải pháp (bảo vệ) và mở rộng vấn đề (so sánh các giải pháp): + Các nhóm trình bày giải pháp của mình với những luận cứ rõ ràng dựa trên những tài liệu đã được thu thập và phân tích kĩ lưỡng. Đồng thời so sánh các giải pháp của nhóm với các quyết định trong thực tế những mặt tích cực và hạn chế 9
- của giải pháp. Cân nhắc mối quan hệ theo các phương án giải quyết khác nhau; các giải pháp luôn liên quan đến các tình huống, điều kiện, thời gian cụ thể. Có thể thấy, dạy học NCTHĐH sẽ giúp học sinh gặt hái cả về kiến thức bài học và những năng lực cần thiết cho bản thân như: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ… phát huy được tính tích cực, chủ động trong quá trình chiếm lĩnh và vận dụng tri thức. Đây chính là mục tiêu của giáo dục phát triển năng lực người học hướng tới và cũng là một phần trong mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới Bộ Giáo dục và đào tạo đang xây dựng và tiến tới triển khai thực hiện. 5.1.2.2. Khả năng sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu THĐH trong giảng dạy GDCD lớp 12 Chương trình GDCD lớp 12 với toàn bộ nội dung là kiến thức về pháp luật, có thể khẳng định đây là một nội dung rất thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp kiến thức pháp luật và xây dựng ý thức, thói quen thực hiện và tôn trọng pháp luật cho học sinh. Nội dung này được phát triển và mở rộng từ chương trình giáo dục công dân cấp trung học cơ sở do đó không phải quá mới lạ với học sinh. Tuy nhiên, chương trình GDCD lớp 12 đề cập đến những nội dung pháp luật cụ thể, chi tiết với nhiều lĩnh vực khác nhau, đa số các nội dung trong chương trình đều có chung một khuôn mẫu là các quy định của pháp luật thiên về mặt lý thuyết vì vậy khi tiếp cận học sinh luôn cảm thấy khô khan, cứng nhắc, dài dòng thậm chí có những nội dung còn khó hiểu, khó ghi nhớ. Vì vậy, để giúp học sinh tiếp cận bài học, chiếm lĩnh được tri thức cũng như hình thành các năng lực và kĩ năng nhất định thì việc dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH là một cách làm khả thi đặc biệt hiệu quả trong dạy các nội dung pháp luật. Bởi khi gắn các quy định pháp luật với các tình huống cụ thể (các trường hợp điển hình) bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống nội dung bài học sẽ trở nên sống động và gần gũi, học sinh sẽ hứng thú đi đến dễ dàng tiếp cận bài học, hiệu quả học tập được nâng cao. Đồng thời, dựa trên những nghiên cứu về PPDH nêu và giải quyết vấn đề và dạy học NCTHĐH cho thấy giữa chúng có những điểm tương đồng khá rõ nét về bản chất, mục đích, quy trình thực hiện nhưng NCTHĐH ở phạm vi hẹp hơn so với PPDH nêu và giải quyết vấn đề.Về mục đích, có thể thấy dạy học dựa trên NCTHĐH là phương pháp điển hình của dạy học nêu và dạy học giải quyết vấn đề. Bản chất của hai cách thức dạy học này đều nhằm phát huy tích tích cực, sáng tạo và hình thành các năng lực cho học sinh khi giải quyết các tình huống đặt ra. Quy trình dạy học nghiên cứu trường hợp điển hình cũng có những bước làm tương tự như PPDH nêu và giải quyết vấn đề. Vì vậy, nếu biết cách tận dụng những điểm tương đồng đó để tạo nên cách làm mới là đặt những trường hợp điển hình vào PPDH nêu và giải quyết vấn đề coi nó là một “tình huống có vấn đề” thì hiệu quả của quá trình dạy học sẽ được phát huy tối ưu. Bởi, thực tế cho thấy khi một tình huống có vấn đề được xây dựng là một “trường hợp điển hình” có thực (hoặc xuất phát từ thực tiễn), gần gũi trong đời sống không chỉ 10
- đem lại sự hứng thú với học sinh mà còn giúp học sinh dễ dàng tiếp cận vấn đề, tìm hướng giải quyết cũng như thấy rõ ý nghĩa của bài học. Đồng thời, giúp học sinh hình thành những năng lực cụ thể khi giải quyết vấn đề thực tế như: tự tìm tòi phát hiện, tự giải quyết vấn đề, đánh giá vấn đề và kĩ năng hợp tác khi làm việc nhóm…Như vậy, dạy học sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH trong giảng dạy GDCD lớp 12 về bản chất là sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề nhưng có điểm khác biệt so với sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề thông thường đó là các tình huống được sử dụng trong cách dạy học này chính là “các trường hợp điển hình”. Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện, trong nhiều năm nay các nhà trường đã và đang tiến hành đổi mới về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và bước đầu thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, việc sử dụng, phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các PPDH tích cực vẫn còn những hạn chế nhất định nên chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo và những năng lực cơ bản của học sinh. Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn chưa được chú trọng; dạy học thí nghiệm, thực hành, dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn ít được thực hiện dẫn đến học sinh thiếu hụt kĩ năng giải quyết các vấn đề; khi vận dụng kiến thức vào thực tế gặp lúng túng, khó khăn…Từ những hạn chế đó, trong quá trình giảng dạy môn GDCD lớp 12 tôi đã mạnh dạn sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên những trường hợp điển hình nhằm mục đích gắn những kiến thức sách vở vào thực tiễn đời sống trước hết để học sinh hứng thú với môn học sau là dễ dàng tìm hiểu kiến thức bài học đồng thời hình thành cho các em các năng lực giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo; thái độ tích cực, chủ động trong học tập. Áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH trong giảng dạy GDCD lớp 12 sẽ phát huy được tối đa những ưu điểm của cả PPDH nêu và giải quyết vấn đề và NCTHĐH, những mục đích dạy học như khơi gợi sự sáng tạo, phát huy tính tích cực của học sinh, hình thành các năng lực nhận biết và tự giải quyết vấn đề của học sinh đều đạt được kết quả như mong đợi, chất lượng dạy học được cải thiện rõ rệt. 5.2. Vận dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 12. 5.2.1. Xây dựng nội dung trong chương trình GDCD lớp 12 áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình. 5.2.1.1. Mục đích xây dựng: Trong quá trình giảng dạy thực tế và triển khai thực hiện đề tài tôi đã xây dựng những nội dung cụ thể chương trình GDCD lớp 12 có thể áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH cho từng bài nhằm mục đích: - Đảm bảo tính khoa học và lô gic của các nội dung bài học trong chương trình, tránh tình trạng chồng chéo hay bỏ sót nội dung nào đó trong mỗi bài học. - Đảm bảo tính hiệu quả cao bởi không phải tất cả các nội dung trong chương trình đều phù hợp và mang lại hiệu quả khi áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn 11
- đề dựa trên NCTHĐH do đó việc lựa chọn, xác định từng nội dung cụ thể để áp dụng hợp lí là rất cần thiết. - Đem đến cái nhìn tổng quan về những nội dung được áp dụng trong chương trình làm cơ sở cho việc áp dụng của giáo viên được chủ động, dễ dàng và thuận lợi nhằm đem đến kết quả tối ưu. 5.2.1.2. Những nội dung trong chương trình GDCD lớp 12 có thể áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình. Từ thực tiễn giảng dạy, tôi lựa chọn những nội dung áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH theo từng bài học trong chương trình GDCD lớp 12 như sau: Gợi ý những trường hợp điển hình Nội dung áp dụng hay các tình huống có thật từ thực tế Bài trong chương trình (có tính thời sự trong thời gian GDCD lớp 12 nghiên cứu đề tài) 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống a. Pháp luật là phương tiện để nhà - Phát hiện cơ sở sản xuất thuốc nước quản lí xã hội. chữa ung thư từ than tre ở Hải Phòng theo baomoi.me. - Doanh nghiệp và cá nhân trốn thuế gia tăng tại Thành phố Hồ Chí Minh - Theo https://expertis.vn - Tử hình “hoa hậu” ma túy Trần Pháp luật và Kim Yến – theo dantri.com.vn. đời sống b. Pháp luật là phương tiện để công - Ông Ngô Văn Nâu thuộc huyện dân thực hiện và bảo Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) được bồi vệ quyền, lợi ích hợp thường gần 5,3 tỷ đồng khi khiếu nại pháp của mình theo trang http://thanhtra.gov.vn - Tòa án Nhân dân tỉnh Kiên Giang đã xử vụ kiện cho ông H là khách hàng bị mất xe máy Exciter khi đến uống cà phê tại quán bà S. Kết quả Ông H được chủ quán bồi thường 31 triệu đồng khi bị mất xe máy (do chủ quán không treo biển khách hàng tự trông xe) – theo thongtinphapluatdansu.edu.vn. Thực hiện pháp 1. Khái niệm, các 12
- luật hình thức và giai đoạn thực hiện pháp luật. b. Các hình thức thực hiện pháp luật * Sử dụng pháp luật: - Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường - Công dân được kinh doanh. - Đám cưới Nhã Phương – Trường Giang tổ chức hoành tráng. - Diễn viên, người dẫn chương trình Quyền Linh, Cát Tường bán hàng online- theo báo điện tử https://2sao.vn. * Thi hành pháp luật: Những hình ảnh, sự việc có trong đời thường về: - Người tham gia giao thông dừng xe khi đèn đỏ. - Các doanh nghiệp nộp thuế cho nhà nước theo báo tienphong.vn - Nam thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự * Tuân thủ pháp luật: - Học sinh xem video sau: Dùng chất cấm ngâm giá đỗ, chủ cơ sở sản xuất bị phạt 30 triệu đồng- theo https://www.youtube.com * Áp dụng pháp luật: - Tòa tuyên án Nguyễn Hải Dương. - Hà Nội: Phường Ngọc Lâm tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho công dân 13
- 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí c. Các loại vi phạm pháp luật * Vi phạm hình sự: Video hoặc hình ảnh, câu chuyện về: - Vụ thảm sát do Nguyễn Hải Dương chủ mưu tạihuyện Chơn Thành, Bình Phước. - Xét xử vụ án ma túy lớn nhất tỉnh Lạng Sơn – Vì Văn Thế. * Vi phạm hành - Formosa xả độc tố ra biển gây cá chính: chết ở miền Trung. - Ngân hàng ACB bị phạt và truy thu hơn 11 tỷ đồng tiền thuế trong 2 năm 2016- 2017. - Tái diễn tình trạng học sinh vi phạm Luật An toàn giao thông ở Thủ đô Hà Nội – theo báo điện tử tập chí tài chính. * Vi phạm dân sự: - Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga và Cao Toàn Mỹ. - Vi deo vụ kiệnVinasun và Grab. * Vi phạm kỉ luật: - Vụ AVG: Ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn vi phạm kỷ luật rất nghiêm trọng – Theo báo điện tử hội nhà báo Việt Nam. 2. Công dân bình - Video xét xử vụ án Dương Chí Công dân bình đẳng về trách nhiệm Dũng đẳng trước pháp pháp lí - Xét xử vụ án Đinh La Thăng - luật Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Bộ trưởng Bộ GTVT. Quyền bình đẳng 1. Quyền bình 14
- của công dân đẳng trong hôn nhân trong một số lĩnh gia đình vực của đời sống b. Nội dung quyền xã hội bình đẳng trong hôn nhân và gia đình - Nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng + Bình đẳng trong quan hệ nhân thân + Bình đẳng trong quan hệ tài sản - Vi deo Vụ ly hôn của vợ chồng “vua cà phê” bà Lê Hoàng Diệp Thảo và Đặng Lê Nguyên Vũ. 2. Quyền bình đẳng trong lao động b. Nội dung quyền bình đẳng trong lao động - Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. - Tòa án nhân dân (TAND) TP.Biên Hòa: bà Lê Thị Bình kiện Công ty cổ phần Hòa Việt (phường Long Bình, TP.Biên Hòa) hình thức sa thải người lao động, buộc công ty phải bồi thường các khoản liên quan với tổng số tiền hơn 182 triệu đồng – theo www.baodongnai.com. 1. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc: b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các Quyền bình dân tộc đẳng giữa các + Về chính trị dân tộc, tôn giáo - Nông Đức Mạnh – Người dân tộc Tày (Bắc Cạn), Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X. - Bà Tòng Thị Phóng – Người dân tộc: Thái (Sơn La),Ủy viên Bộ Chính 15
- trị, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XII. Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII. 1. Các quyền tự do cơ bản của công dân. a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân * Nội dung quyền - Hà Nội: Bắt giữ người trái phép ở bất khả xâm phạm về Đồng Tâm – Mỹ Đức – Hà Nội thân thể của công (4/2017). dân. - Vụ án Cao Thị Mỹ Duyên – nữ sinh giao gà do Vì Văn Công chủ mưu ở Điện Biên. b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân * Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức Công dân với khỏe, danh dự và - Truy tố 2 đối tượng là anh em ruột các quyền tự do nhân phẩm của công ruột chủ mưu Nguyễn Minh Dũng (37 cơ bản dân tuổi), Nguyễn Thị Ngọc Huyền (28 tuổi, là em gái của Dũng, cùng ngụ huyện Bình Chánh – Thành phố Hồ Chí Minh) đã "giam lỏng", đánh đập cô gái mang thai gần 3 tuần dẫn tới thai nhi tử vong do – theo baovinhlong.vn. - Bà Quàng Thị Dung (39 tuổi) bị Công an tỉnh Điện Biên cho biết vừa ra quyết định xử phạt 7,5 triệu đồng thiếu phụ bị vì nói xấu người khác trên Facebook theo báo điện tử vnexpress.net. c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân * Nội dung quyền bất khả xâm phạm về 16
- chỗ ở của công dân - Khởi tố vụ án “Xâm phạm chỗ ở người khác” tại quận 1, TP Hồ Chí Minh khi 40 đối tượng xông vào căn nhà đang tranh chấp ở số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1, TP Hồ Chí Minh, tiến hành "cưỡng chế" những người đang ở trong nhà. - Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ông Nguyễn Ngọc Vảng (SN 1955, ở Phú Xuyên, Hà Nội) và con trai là Nguyễn Văn Chung (SN 1980) ra xét xử phúc thẩm tội "Xâm phạm chỗ ở của công dân" theo Điều 124, BLHS (Theo báo điện tử Vieettnamnet.vn) d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín * Nội dung quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện - Vợ nghe lén điện thoại của chồng: tín Bị phạt đến 20 triệu – Theo https://plo.vn. - Một người phụ nữ ở một tiểu vương quốc nằm ở phía bắc UAE vừa bị phạt tù 3 tháng vì xem điện thoại của chồng mà không xin phép (sự việc diễn ra năm 2018) – Theo báo điện tử pháp luật và đời sống. e. Quyền tự do ngôn luận - Vụ “sán lợn” ở Bắc Ninh: Tạm giam hình sự đối tượng Nguyễn Bá Mạnh (trú tại Thuận Thành – Bắc Ninh). Đưa tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận trên trang (https://giaoducthoidai.vn) Công dân với 3. Quyền khiếu các quyền dân nại, tố cáo chủ b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo. 17
- - Tố cáo bạo hành trẻ em ở trường Mầm Xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh - Vụ kiện của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Phương, đơn vị sở hữu nhãn hiệu Asano đã khởi kiện Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam ra tòa vì vi phạm nhãn hiệu Asano Asanzo phải bồi thường 100 triệu đồng – theo báo điện tử vietnamnet.vn. 1. Quyền học tập, quyền sáng tạo và phát triển của công dân Pháp luật với b. Quyền sáng tạo - Vi phạm quyền sở hữu : sự phát triển của của công dân + Nhạc sĩ Bảo Chấn đạo nhạc công dân + Vi phạm nhãn hiệu - Vụ kiện của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Phương, đơn vị sở hữu nhãn hiệu Asano đã khởi kiện Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam ra tòa vì vi phạm nhãn hiệu Asano Asanzo phải bồi thường 100 triệu đồng – theo báo điện tử vietnamnet.vn. 2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước a. Một số nội dung cơ bản của pháp luật Pháp luật với về phát triển kinh tế sự pháp triển bền * Nghĩa vụ của vững của đất công dân khi tham - Vụ án Nguyễn Đức Kiên (bầu nước gia kinh doanh Kiên), là cổ đông của Ngân Hàng ACB, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, bị truy tố 4 tội danh: "kinh doanh trái phép"; "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; 18
- "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "trốn thuế". Riêng tội trốn thuế Bị cáo Kiên phải nộp phạt 75 tỉ đồng. - Công ty Fomosa không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường… 5.2.1.3. Quy trình áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy GDCD lớp 12. Dạy học môn GDCD lớp 12 theo PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH là sự vận dụng linh hoạt trong kết hợp các phương pháp dạy học nhằm đem lại hiệu quả tối ưu trong dạy học. Đối với dạy học theo PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH cũng có quy trình nhất định. Quy trình này được thực hiện theo các giai đoạn và các bước sau: * Giai đoạn 1: Chuẩn bị của giáo viên – trong giai đoạn này giáo viên cần thực hiện các bước sau: - Bước 1: Xác định nội dung bài học có thể áp dụng (nếu có thể xây dựng thành khung chương trình cho cả năm học càng tốt). - Bước 2: Lựa chọn trường hợp điển hình phù hợp với nội dung bài học. Trong một số trường hợp nội dung bài học dễ tiếp cận giáo viên có thể giao cho học sinh chuẩn bị trước các trường hợp điển hình mà học sinh biết để nghiên cứu phục vụ bài học. - Bước 3: Xây dựng tình huống có vấn đề từ việc khai thác, nghiên cứu các trường hợp điển hình đã lựa chọn hoặc có thể sử dụng chính trường hợp điển hình như một tình huống có vấn đề nếu trường hợp đó phù hợp với bài học. * Giai đoạn 2: Thiết kế giáo án dạy học và tổ chức lên lớp – là giai đoạn giáo viên tiến hành giảng dạy bài học có nội dung được áp dụng theo PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH để giúp học sinh chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh nội dung bài học và hoàn thành các mục tiêu học tập theo giáo án đã được thiết kế. Quá trình tổ chức dạy học này gồm có các bước cơ bản sau: Bước 1: Phát hiện vấn đề (nêu vấn đề) - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề được xây dựng dựa trên NCTHĐH hoặc đó chính là trường hợp điển hình. + Giáo viên có thể đặt vấn đề hoặc nêu vấn đề hoặc cung cấp thông tin tình huống (trường hợp điển hình) để học sinh tiếp cận và phát hiện vấn đề cần giải quyết. Giáo viên có thể đưa ra những định hướng cho học sinh như: + Đặt các câu hỏi gợi mở nêu cách giải quyết những vấn đề do tình huống điển hình đặt ra. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1799 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng các trò chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá về môi trường xã hội ở trường Mầm non
27 p | 1165 | 104
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ ở trường Mầm non
24 p | 515 | 76
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 74 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp Mầm 3 trường Mầm non Cư Pang theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
29 p | 87 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 30 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn