intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển kỹ năng hợp tác nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động ngoài trời

Chia sẻ: Lê Thị Quỳnh Nga | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:36

317
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở độ tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) đây là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của bé. Ở giai đoạn này, trẻ đã hình thành nhận thức, phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển về mặt tư duy, trí tuệ, thể chất và nhiều kĩ năng khác. Nếu không được tham gia các hoạt động ngoài trời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao tiếp của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó hòa đồng. Để nắm vững nội dung kiến thức tài liệu mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển kỹ năng hợp tác nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động ngoài trời

  1. MỤC LỤC
  2. 1. Đặt vấn đề Hiện nay thế giới đang diễn ra sự chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực  của đời sống xã hội, kinh tế, văn hoá, khoa học,... trong đó sự  giao thoa giữa các   nền văn hoá giữa các nước trong khu vực và trên thế  giới là một tất yếu. Đại hội  Đảng VIII khẳng định "Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là  động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội,. ...phải nhằm xây dựng và phát triển   nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con ng ười Việt Nam về tư  tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành  mạnh cho sự phát triển xã hội". Điều này được cụ thể hoá trong xác định mục tiêu   chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn hiện nay,  Đảng và nhà nước khẳng định “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng  cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân d ân, tạo nền tảng để đến  năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Giáo dục trang bị  cho thế  hệ  trẻ  một hệ  thống giá trị, năng lực và khả  năng  phù hợp với sự  phát triển của một xã hội hiện đại đồng thời đảm bảo phát huy   những giá trị truyền thống của người Việt Nam, điều này đã được khẳng định trong  chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế xã hội đồng thời là nhiệm vụ, nội dung  công tác giáo dục thế  hệ  trẻ  trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề  giáo dục năng lực,  phẩm chất đạo đức của con người mới, đặc biệt là nét văn hoá mang bản sắc dân   tộc cho thế hệ trẻ trong xu thế phát triển toàn cầu hiện nay là vô cùng quan trọng,   cần thiết đồng thời là sứ mạng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà được  khẳng định trong  mục tiêu giáo dục "đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo   đức, trí tuệ, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề  nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập   dân tộc và yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về việc   giữ  gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, ... tôn vinh bản sắc văn hoá dân   tộc..." ngày 17/11/2008 Thủ  tướng chính phủ  đã ra quyết định về  ngày văn hoá các  dân tộc Việt Nam là ngày 19/ 04 hàng năm. + Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có  vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự  hình thành và phát triển nhân   cách con người.Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo, tổ chức thực hiện việc  nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ  em từ  ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương   trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.. Vấn đề   mà giáo dục mầm non đang hướng tới là giúp trẻ  phát triển về  các   mặt như: Thể  chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố  đầu tiên   của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở  trẻ  em  
  3. những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những k ỹ  năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tố  đa những khả  năng tiềm  ẩn, đặt nền tảng cho việc học  ở các cấp học tiếp theo và cho việc học   tập suốt đời. Giáo dục Mầm non là bước đệm đầu tiên cho các cấp học, giúp trẻ  có điều  kiện hình thành và phát tiển nhân cách cũng như trí tuệ. Chính vì thế cấp học này có  vai trò rất quan trọng buộc giáo dục phải quan tâm. ­ Kỹ năng hợp tác có vai trò hết sức quan trọng đối với sự  phát triển của con  người nói chung và trẻ  em nói riêng. Bởi sự phát triển của mỗi cá nhân phụ  thuộc  rất nhiều vào khả năng hòa nhập cuộc sống, xã hội hóa của cá nhân đó. Đối với trẻ  em, kỹ  năng hợp tác là điều kiện quan trọng để  hình thành và phát triển toàn diện   nhân cách,  trí tuệ, tình cảm, ý chí, ngôn ngữ. Đặc biệt khi tham gia vào các hoạt  động chung thì các hành vi xã hội của trẻ  cũng được cải thiện và thử  thách. Mục  tiêu chiến lược về  phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020 được xác định:  “Hướng tới việc đặt nền móng, tiền đề  nhân cách con người mới phát triển toàn   diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm đạo đức­ xã hội và thẩm mĩ, chuẩn bị cho trẻ  vào lớp một. Giáo dục mầm non tạo ra sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện cho  trẻ, đặt nền tảng cho việc học tập  ở  các bậc học tiếp theo và việc học tập suốt   đời”.  Để  đáp  ứng xu hướng phát triển của thời đại, mục tiêu giáo dục mầm non   nhấn mạnh vào việc hình thành những giá trị, kĩ năng sống cần thiết cho bản thân,   gia đình và cộng đồng như: tự  tin, mạnh dạn, tự  lực, linh hoạt, sáng tạo, chia sẻ,   hợp tác, nhân ái, hội nhập. Như vậy, việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ là một   trong những nhiệm vụ  ngành giáo dục mầm non hiện nay đang hướng đến. Có rất  nhiều phương tiện để giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ và trò chơi dân gian là một   trong những phương tiện đó. Bởi thông qua trò chơi dân gian trẻ được tiếp xúc với   cuộc sống và xã hội của con người Việt Nam, giúp trẻ  lĩnh hội được những kinh  nghiệm lịch sử  xã hội của nền văn hóa người. Mặt khác, trò chơi dân gian mang  tính cộng đồng rõ nét, trong khi chơi trẻ phải biết hợp tác cùng nhau để  thực hiện  nhiệm vụ  chơi chung. Đây chính là môi trường để  rèn luyện kỹ  năng hợp tác, tập  cho trẻ biết ứng xử và tham gia vào hoạt động cộng đồng với tư cách là con người   xã hội. ­  Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể  thiếu trong chế  độ  sinh   hoạt hàng ngày của trẻ. Bởi thông qua đó, tạo cơ hội cho tất cả các trẻ  được tiếp   xúc, gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, được thực hành, trải  
  4. nghiệm . Đồng thời trẻ được khám phá, thoả mãn trí tò mò của trẻ khi  tham gia vào   các trò chơi dân gian. Ở độ tuổi mẫu giáo lớn (5 ­ 6 tuổi) đây là giai đoạn phát triển quan trọng trong   cuộc đời của bé. Ở  giai đoạn này, trẻ  đã hình thành nhận thức, phát triển các kỹ  năng giao tiếp xã hội, phát triển về  mặt tư  duy, trí tuệ, thể  chất và nhiều kĩ năng  khác. Nếu không được tham gia các hoạt động ngoài trời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ  đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao tiếp của trẻ, có thể  khiến trẻ  mất tự  tin, thiếu   sự linh hoạt, khó hòa đồng… Hoạt động ngoài trời được tổ  chức hằng ngày từ  10h   – 10h35 phút. ­ Thực tiễn giáo dục Mầm con cho thấy, việc sử dụng trò chơi dân gian như  một phương tiện giáo dục kỹ  năng hợp tác cho trẻ  hợp tác cho trẻ  5­ 6 tuổi chưa   được một số trường quan tâm, quan tâm một cách sơ  sài mang tính hình thức hoặc   chỉ quan tâm khi có đoàn thanh tra về khảo sát. Phần lớn các trường Mầm non đều  có xu hướng thiên về sử dung các trò chơi có sẵn trong chương trình khiến trẻ phải   chơi đi chơi lại một trò chơi dẫn đến nhàm chán, không hứng thú tham gia chơi.  Điều này hạn chế  sức hấp dẫn và tính giáo dục của trò chơi dân gian đối với trẻ  em. Vì vậy, việc sưu tầm và tìm ra các biện pháp để tổ chức trò chơi dân gian nhằm  giáo dục kỹ năng hơp tác nhóm cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 5­6 tuổi  nói riêng là một vấn đề cần được  quan tâm. Xuất phát từ  những lý do trên, tôi quyết định chọn đề  tài “Sử  dụng trò chơi   dân gian nhằm phát triển kỹ năng hợp tác nhóm cho trẻ mẫu giáo 5­6 tuổi qua hoạt   động ngoài trời” để nghiên cứu. 2. Lý luận chung 2.1. Một số vấn đề trò chơi dân gian của trẻ mầm non 5 ­ 6 tuổi 2.1.1. Khái niệm trò chơi dân gian ­ Trò chơi dân gian là một hoạt động đặc thù chỉ trong xã hội loài người, được   nhân dân sáng tạo ra từ thực tiễn cuộc sống của họ, được lưu truyền tự  nhiên qua   nhiều thế  hệ  và luôn được cải biên, bổ  sung cho phù hợp với từng nơi, từng lúc,  nhằm thỏa mãn về nhu cầu vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa và phát triển các mặt  thể chất, tinh thần của con người. 2.1.2. Đặc điểm của trò chơi dân gian Trò chơi dân gian xưa  được xem là hình thức giáo dục đơn giản giúp hình   thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ, nó thường được thể hiện  là hành vi bắt chước của trẻ nhỏ từ các hoạt động của người lớn hay là sự  truyền  
  5. dạy của người lớn cho trẻ nhỏ. Cứ như thế các trò chơi dân gian thường được lưu  truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một di sản văn hóa dân tộc. Do không lệ  thuộc vào hình thức lễ  hội như  trò chơi của người lớn nên trò   chơi dân gian trẻ em có những nét đặc trung cơ bản như: Trò chơi dân gian thường  đơn giản, dễ  chơi,  phổ  biến rộng rãi, không chịu sự  ràng buộc một cách nghiêm  ngặt về  số  lượng, không gian và thời gian. Dù bất cứ  nơi đâu, trong gia đình, tại   trường học hay trên đường làng đều có thể tổ chức được các trò chơi dân gian phù   hợp. Nếu sân nhà nho nhỏ thì các em chơi ô ăn quan, chơi cờ, đánh chuyền, chặt cây  dừa chừa cây mận, bắt ve… Nếu diện tích rộng hơn thì có thể  chơi rồng rắn lên   mây, đá cầu, trốn tìm, bịt mắt bắt dê… Ở  những bãi cỏ  lớn thì có thể  tổ  chức các  trò  cướp  cờ,  đánh  đu,  đá  gà,  chồng bông sen,  cờ  chém…Người chơi  thường  là  những trẻ em ,túm tụm ngoài bãi cỏ, ngoai sân,… ngoài vi ̀ ệc vui đùa, rèn luyện thân  thể, còn thể hiện nỗi khát khao chiến thắng tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ. 2.1.3. Phân loại trò chơi dân gian Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam có nhiều trò chơi dân gian cổ  truyền dành cho trẻ em. Trò chơi dân gian trẻ em phong phú, không chỉ nhiều về số  lượng mà còn đa dạng về thể loại. Trò chơi dân gian được phân loại như sau:        ­ Trò chơi vận động Gồm các trò chơi trẻ  em vận động chân tay, chạy, nhảy, gây không khí vui  nhộn và sinh động như: "Bịt mắt bắt dê", "Rồng rắn lên mây",... Những trò chơi này   thường được chơi  ở  ngoài trời để  tiếp xúc với thiên nhiên, nhằm tăng cường sức  khỏe và các tố chất về thể lực cho trẻ.  ­ Trò chơi trí tuệ Đó là những trò chơi nhằm phát triển trí tuệ  cho trẻ, dạy cho các cháu biết  quan sát, tính toán. Có khi chỉ là một bài đồng dao, trẻ ngồi bên nhau cùng hát, cùng   đối thoai để giới thiệu các sự vật, hiện tượng xung quanh. Cách chơi này giúp cho  trẻ hiểu về con người và hiện tượng thiên nhiên xung quanh mình, tiếp thu tri thức   về  cuộc sống. Có khi là những trò chơi bày cách tính toán như: "Ô ăn quan" giúp  phát triển trí tuệ cho trẻ. ­ Trò chơi sáng tạo Có những đồ chơi trong đó trẻ em tự tay làm nên những đồ vật bằng vật liệu   tự  nhiên (xếp lá dừa thành cái chong chóng, xé lá chuối làm con cào cào, xếp cọng   rơm thành hình người). Những trò chơi này giúp cho đôi bàn tay trẻ  khéo léo hơn,   phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo, khơi dậy khiếu thẩm mỹ cần thiết cho cuộc   sống và lao động sau này.
  6. ­ Trò chơi mô phỏng Là những trò chơi mà trẻ  mô phỏng, bắt chước các hoạt động sinh hoạt hàng  ngày của người lớn như  cày ruộng, nấu ăn... Những trò chơi này có tác dụng phát   huy mạnh trí tưởng tượng của trẻ em. Đối với trò chơi của trẻ thì một mẫu lá cũng  được coi là món ăn ngon, một chiếc vỏ hến cũng được coi là chiếc nồi, chiếc bát...  Trong trò chơi này, trẻ hóa thân ,nhập vai thành những người lớn mà trẻ thích. Nhờ  đó trẻ  nhập vai vào các mối quan hệ  xã hội, học cách  ứng xử  giữa con người với   nhau. 2.1.4. Cách tổ chức, tiến hành  trò chơi dân gian * Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức trò chơi dân gian           Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn, chúng tôi thực hiện  theo các tiêu chí sau: ­ Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ. + Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp. + Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm. + Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ. + Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ. +  Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp. Từ những tiêu chí trên, chúng tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp MGL:  “Thả đỉa ba ba”, “Ô ăn quan”, “Chuyền thẻ”, “Hát chuyền sỏi”, “Trốn tìm”, “Đếm  sao”, “Kéo co”,  “Rồng rắn lên mây”, “Chồng đống chồng đe”,  “Trồng nụ  trồng  hoa”, “Ném còn”, “Cướp cờ”… ­ Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian: Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú,  mang tính đặc trưng và được thiết kế  dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò  chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà   thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Ví dụ như trò: “Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có  dạng khối cầu như  quả bóng, quả  bưởi non…Trò chơi  “Ném còn” không thể diễn  ra nếu thiếu quả còn – đồ chơi truyền thống của trò chơi đó. Hay đơn giản như trò  chơi “Bịt mắt bắt dê” cũng không thể được tổ chức nếu không có dải vải hoặc dải   khăn bịt mắt… Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo   viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có 
  7. đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ  đó có thể chuẩn bị  đầy đủ  các yếu tố  cần thiết cho trò chơi. ­   Dạy   trẻ   đọc   thuộc   lời   ca  (Đối   với   những   trò   chơi   có   lời   đồng   dao)   Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao giờ chỉ  hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát  hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui   vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài  nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. Ví dụ như: Trò chơi “Chi chi chành  chành”, trẻ hát “Chi chi chành chành – Cái đanh thổi lửa – Con ngựa chết trương –  Tam vương ngũ đế…”. Câu hát dường như  chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng  thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành. Hay như chơi  “Rải ranh” trẻ hát “Rải ranh  – Bẻ cành – Hái ngọn – Chọn đôi”. Cùng với lời hát trong trẻo là bàn tay rải những   viên sỏi một cách khéo léo, tung viên cái lên, nhặt một hoặc hai viên con dưới đất,   rồi lại giơ tay đỡ viên cái vừa rơi xuống. Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy,  tôi thường cho trẻ  làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi  hướng dẫn trẻ  chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ  như: hoạt động chiều,  hoạt động ngoài trời…Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò  chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham   gia chơi. * Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi: Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò   chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi   lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như  “Kéo co”, “Rồng rắn lên  mây”, “Thả đỉa ba ba”, “Trồng nụ trồng hoa”… Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ  hay chơi theo các nhóm nhỏ  như:  “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Chuyền thẻ”, “Ô ăn quan”… Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò   chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. ­   Tổ   chức   các   trò   chơi   phù   hợp   với   tính   chất   của   hoạt   động   ngoài   trời. Mỗi hoạt động của trẻ  đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt  động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như  hoạt động chung được tổ  chức   nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần   gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự  nhiên và phát triển thể  chất; hay   như  ở hoạt động góc trẻ  lại được mở  rộng thêm về  kinh nghiệm sống và kỹ  năng 
  8. chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ  chức các trò chơi   dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động. Với hoạt động ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên nên  tổ chức cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài trời vận động nhằm rèn luyện và phát triển  thể lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”,  “Nhảy dây”, “Nhảy lò  cò”, “Thả đỉa ba ba”… ­ Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi . Một ưu thế của trò chơi dân  gian chính là kở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ  trò chơi dân gian quy định số  người chơi nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích,  động viên tất cả  các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Nếu chơi ” Bịt mắt bắt   dê”, mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ  trò chơi không  thay đổi. Còn trò chơi ” Rồng rắn lên mây” thì thêm một người, “Cái đuôi” sẽ dài ra  một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau. *  Cách tiến hành. Bước 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu tên trò chơi, tác dụng của trò chơi. Sử dụng các thủ thuật nhằm kích thích sự chú ý của trẻ vào trò chơi. Bước 2: Phổ biến nội dung, cách chơi, luật chơi. Hướng dẫn cho trẻ cách chơi, luật chơi. Bước 3: Tổ chức cho trẻ chơi. Giáo viên quan sát, bao quát trẻ chơi, giải quyết khi xảy ra mâu thuẫn. Bước 4: Nhận xét quá trình chơi, kết quả chơi (Khen thưởng đội thắng, phạt  và khích lệ đội thua). 2.1.5. Vai trò của trò chơi dân gian đối với sự  phát triển khả  năng hợp tác nhóm   của trẻ 5­6 tuổi Kỹ năng hợp tác nhóm có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của  con người nói chung và trẻ  em nói riêng. Bởi sự  phát triển của mỗi cá nhân phụ  thuộc rất nhiều vào khả năng hòa nhập cuộc sống, xã hội hóa của cá nhân đó. Đối  với trẻ  em, kỹ  năng hợp tác  nhóm  là điều kiện quan trọng để  hình thành và phát  triển toàn diện nhân cách, trí tuệ, tình cảm, ý chí, ngôn ngữ. Đặc biệt khi tham gia   vào các hoạt động chung thì các hành vi xã hội của trẻ cũng được cải thiện và thử  thách. Mục tiêu chiến lược về  phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020 được   xác định: “Hướng tới việc đặt nền móng, tiền đề  nhân cách con người mới phát  triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm đạo đức­ xã hội và thẩm mĩ, chuẩn  bị cho trẻ vào lớp một. Giáo dục mầm non tạo ra sự khởi đầu cho sự phát triển toàn   diện cho trẻ, đặt nền tảng cho việc học tập ở các bậc học tiếp theo và việc học tập 
  9. suốt đời”. Để  đáp  ứng xu hướng phát triển của thời đại, mục tiêu giáo dục mầm  non nhấn mạnh vào việc hình thành những giá trị, kĩ năng sống cần thiết cho bản   thân, gia đình và cộng đồng như: tự tin, mạnh dạn, tự lực, linh hoạt, sáng tạo, chia   sẻ, hợp tác, nhân ái, hội nhập. Như  vậy, việc giáo dục kỹ  năng hợp tác nhóm cho  trẻ  là một trong những nhiệm vụ  ngành giáo dục mầm non hiện nay đang hướng   đến. Có rất nhiều phương tiện để  giáo dục kỹ  năng hợp tác  nhóm  cho trẻ  và trò  chơi dân gian là một trong những phương tiện đó. Bởi thông qua trò chơi dân gian  trẻ  được tiếp xúc với cuộc sống và xã hội của con người Việt Nam, giúp trẻ  lĩnh   hội được những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nền văn hóa người. Mặt khác, trò   chơi dân gian mang tính cộng đồng rõ nét, trong khi chơi trẻ phải biết hợp tác cùng  nhau để thực hiện nhiệm vụ chơi chung. Đây chính là môi trường để  rèn luyện kỹ  năng hợp tác nhóm, tập cho trẻ  biết  ứng xử và tham gia vào hoạt động cộng đồng   với tư cách là con người xã hội. 2.2.  Một số vấn đề về kĩ năng hợp tác nhóm 2.2.1. Khái niệm “hợp tác nhóm” * Khái niệm kỹ năng Kỹ  năng là vấn đề  được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học   quan tâm. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về kỹ  năng. Tuy nhiên, qua quá trình  nghiên cứu nhiều tài liệu khác nhau chúng tôi quy về hai quan điểm chính sau: + Quan điểm thứ nhất Quan điểm thứ nhất xem xét kỹ năng từ gốc độ kỹ thuật của hành động, của  thao tác mà ít quan tâm đến kết quả của hành động.  ­ V.A. Kruchetxki cho rằng: “Kỹ năng là thực hiện một hành động hay một   hoạt động nào đó nhờ sử dụng những kỹ thuật, những phương thức đúng đắn”.  ­ A.G.Covaliop: Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động thích hợp với  mục đích và điều kiện hành động. Ở đây ông không đề cập đến kết quả của hành   động. Theo ông kết quả hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng  hơn cả  là năng lực của con người chứ  không đơn giản là cứ  nắm vững cách thức   hành động thì đem lại kết quả tương ứng. ­ PGS Trần Trọng Thủy cho rằng: Kỹ năng là mặt kỹ  thuật của hành động,  con người nắm được hành động tức là kỹ thuật hành động có kỹ năng. ­ PGS.TS Hà Nhật Thăng cho rằng: “Kỹ năng là kỹ thuật của hành động thể  hiện các thao tác của hành động. Như  vậy, theo quan điểm này kỹ  năng là phương tiện thực hiện hành động  phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã nắm vững. Theo 
  10. các tác giả trên, người có kỹ năng hoạt động nào đó là người nắm được các tri thức   về  hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không cần  tính đến kết quả của hành động. + Quan điểm thứ 2: Quan điểm xem xét kỹ năng từ gốc độ  không đơn thuần chỉ là mặt kỹ thuật   của hành động mà còn là biểu hiện của năng lực của chủ  thể  hành động và nhấn  mạnh đến kết quả của hành động. ­ Các tác giả  K.K. Platonop và G.G.Golubev cho rằng:  kỹ  năng là năng lực  của con người thực hiện công việc có kết quả  là một chất lượng cần thiết trong  những điều kiện mới và trong những khoảng thời gian tương ứng.  ­ X.I. Kiêgóp cho rằng: “Kỹ  năng là khả  năng thực hiện có hiệu quả  hệ  thống các hành động phù hợp với các mục đích và điều kiện của hệ thống này”. ­ Theo P.A. Ruđích: “Kỹ  năng là tác động mà cơ  sở  của nó là sự  vận dụng   thực tế  của kiến thức đã tiếp thu được để  đạt được kết quả  trong một hình thức   hoạt động cụ thể”.  ­ H.D.Levitov thì cho rằng, kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một tác động   nào đó hay một hành động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng đúng đắn   các hình thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. ­ Theo TS. Vũ Dũng: “Kỹ  năng là năng lực vận dụng có kết quả  những tri   thức về  phương thức hành động đã được chủ  thể  lĩnh hội để  thực hiện những   nhiệm vụ tương ứng.  ­  Các   nhà   Tâm   lý   học   Việt   Nam   như   PGS.TS   Ngô   Công   Hoàn,   PGS.TS   Nguyễn Thị  Ánh Tuyết, GS Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành cho rằng kỹ  năng là một mặt năng lực của con người thực hiện một công việc có hiệu quả. Như  vậy, hai quan  điểm này tuy về  hình thức diễn đạt có vẻ  khác nhau  nhưng thực chất chúng không hoàn toàn mâu thuẫn hay loại trừ  lẫn nhau. Dù theo   quan điểm nào thì khi nói đến kỹ  năng chúng ta đều phải quán triệt một số  điểm  sau: ­  Mọi kỹ năng đều dựa trên cơ  sơ tri thức, muốn hành động, muốn thao tác   trước hết phải có kiến thức về nó dù cho tri thức có thể ẩn chứa ở nhiều dạng khác  nhau. ­ Nói kỹ năng của con người là nói tới hành động có mục đích, tức khi hành  động, thao tác con người luôn hình dung kết quả đạt tới. ­ Để  có kỹ  năng con người cũng phải biết cách thực hiện hành động trong   những điều kiện cụ thể và hành động theo quy trình với sự tập luyện nhất định.
  11. ­ Kỹ năng liên quan mật thiết đến năng lực của con người. Nó là biểu hiện   cụ thể của năng lực. Từ phân tích trên kỹ năng có thể hiểu như sau: Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động, công việc nào đó trên   cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có   phù hợp với những điều kiện nhất định. Như vậy, kỹ năng không chỉ đơn thuần là mặt  kỹ thuật hành động mà nó còn là biểu hiện của năng lực cá nhân. * Khái niệm hợp tác Nhân cách là tổng hòa các phẩm chất tâm lý của cá nhân được hình thành và  phát triển trong mối quan hệ  xã hội. Nhân cách được hình thành bằng hoạt động,   nhờ  hoạt động hệ  thống xã hội. Con người không thể  sống ngoài xã hội mà phải  dựa vào nhau, phải phối hợp với nhau để cùng tồn tại và phát triển thành con người  xã hội. Theo C.Mác “Sự phát triển của cá thể phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều  cá thể  khác mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp”. Thông qua giao tiếp với  người khác mà con người trưởng thành, xem xét mình qua thái độ để đánh giá họ và   để  điều chỉnh hành vi tương  ứng. Mặt khác, con nguời không chỉ  phụ  thuộc chịu  ảnh hưởng trong mối quan hệ xã hội mà còn tác động trở  lại đến mối quan hệ  xã   hội, giúp nó trở nên sinh động và phong phú hơn. C.Mác cũng chỉ cho chúng ta thấy:  “Sự  hợp tác của con người trong mối quan hệ xã hội không phải dấu cộng về  số  lượng mà nhờ  sự  hợp tác tạo nên một sức lao động chiến đấu có hiệu quả. Sức   mạnh của con người cũng chính là xã hội mà ở đó hợp tác với nhau trong cuộc sống  để tồn tại và phát triển. Như vậy, bất kỳ mỗi một cá nhân nào cũng có một nhóm xã hội là do xã hội  quy định và có vị trí nhất định trong nhóm. Trong nhóm xã hội, mỗi cá nhân đều có   mối liên hệ  lẫn nhau và có vai trò của cá nhân trong đó nhóm xã hội là do xã hội   quyết định một cách khác quan. Các cá nhân phải thực hiện vai trò đó theo chức  năng của mình trong sự hợp tác với người khác. Vì thế, vai trò của xã hội tạo thành  vai trò của cá nhân cụ thể. Trong các mối quan hệ xã hội, mỗi cá nhân đều có sự lệ thuộc lẫn nhau. Mỗi   người đều cần người khác để thực hiện mục đích của mình. Sự tham gia như là sự  tìm kiếm mối liên hệ với người khác mà trong đó sự hợp tác là cơ chế chính của sự  tham gia giai đoạn này. Theo quan niệm chung hợp tác là chung sức giúp đỡ  nhau  trong một công việc, một lĩnh vực nào đó nhằm đặt mục đích chung.  Theo C.Mác định nghĩa: Hình thức lao động của nhiều người làm việc bên  nhau, với nhau trong cùng một quá trình sản xuất hay trong các quá trình sản xuất 
  12. khác nhau, nhưng liền với nhau theo kế hoạch gọi là hợp tác.. Theo nghiên cứu của  nhiều nhà khoa học, việc tiếp thu khái niệm “Hợp tác” của kinh tế học đã dẫn đến  “tương tác xã hội” trong tâm lý học, nghĩa là “Sự  tác động qua lại ít nhất là hai cá   nhân trong một hoạt động bất kỳ nào đó thuộc một hoạt động trong cuộc sống diễn   ra trong hệ qua chiều không gian, thời gian chung”. Dựa trên kết quả phân tích trên chúng tôi thấy rằng hợp tác có thể hiểu như sau:  Hợp tác là quá trình tương tác xã hội, trong đó con người chung sức hỗ trợ,   giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích chung. * Khái niệm kỹ năng hợp tác Dựa trên sự  phân tích khái niệm “Kỹ năng” và “Hợp tác” chúng tôi xác định  kỹ năng hợp tác như sau: Kỹ năng hợp tác là khả năng tương tác cùng thực hiện có hiệu quả một hành   động, một công việc nào đó của con người dựa trên những tri thức và vốn kinh   nghiệm đã có trong điều kiện nhất định. Từ khái niệm “Kỹ năng hợp tác”, chúng tôi đưa ra khái niệm về kỹ năng hợp   tác của trẻ mầm non như sau: Kỹ  năng hợp tác của trẻ  mầm non là khả  năng tương tác cùng thực hiện   hiệu quả một hành động, một công việc nào của trẻ dựa trên những tri thức và vốn   kinh nghiệm đã có trong điều kiện nhất định. Qua sự phân tích trên, một cách trực quan chúng tôi có thể quy kỹ  năng hợp  tác về những hành động, hành vi quan sát được. Những kỹ năng hợp tác được biểu  hiện thành hành vi quan sát/kiếm soát được cần hình thành cho trẻ  em chúng tôi sẽ  đưa ra ở chương sau. * Khái niệm nhóm Nhóm là một tập thể từ hai người trở lên với những khả năng, năng lực, kinh   nghiệm và nền tảng giáo dục khác nhau cùng đến với nhau v ì mục đích chung. Bên  cạnh sự khác biệt của mỗi cá nhân, mục tiêu chung ấy mang lại sợi chỉ xuyên suốt   khẳng định họ là một nhóm. * Hợp tác nhóm Hợp tác nhóm chính là một tập thể từ  hai người trở lên với những khả  năng,   năng lực, kinh nghiệm khác nhau cùng kết hợp lại, phân chia công việc, giúp đỡ lẫn  nhau, phối hợp với nhau tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần, thể chất để cùng vượt   qua khó khăn, đem lại kết quả cao hơn trong công việc chung.
  13. 2.2.2. Đặc điểm về kỹ năng hợp tác nhóm của trẻ 5­6 tuổi Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, các kỹ năng hợp tác nhóm được thể hiện rất rõ trong  tất cả các hoạt động của trẻ. Trẻ đã biết quan tâm đến hành động của bạn, bắt đầu  biết điều chỉnh các hành động của mình phù hợp với yêu cầu chung của nhóm, khi  có mâu thuẫn xảy ra trẻ  cũng đã biết tìm cách giải quyết để  tiếp tục thực hiện   nhiệm vụ  nhận thức.  Ở  tuổi này, ý thức về  bản thân của trẻ  đã được phát triển,   bước đầu có khả  năng tự  khẳng định mình trong tập thể. Ý thức tập thể  của trẻ  cũng đang được hình thành, trẻ  đã biết cùng hành động với nhau, đặc biệt trẻ  đã  biết đưa ra các nhận xét, ý kiến về  hành động cùng như  kết quả  hoạt động của   chính mình và các bạn trong lớp. Với những nội dung và nhiệm vụ nhận thức, cách thức tổ  chức, cách đánh  giá mới, là cơ hội để giúp trẻ duy trì hoạt động và thúc đẩy trẻ  hợp tác với nhau   bền vững và hiệu quả  hơn.  Ở  lứa tuổi này sự  trao đổi, thoả  thuận và thiết lập  các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm hoạt động đã trở nên thành thục,   sự phối hợp hành động cùng trở nên nhịp nhàng hơn. Trẻ đã biết cùng nhau phân  chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.  Như  vậy, sự hợp tác của trẻ  mẫu giáo được phát triển không chỉ phụ  thuộc  vào lứa tuổi mà còn phụ  thuộc rất nhiều vào cách thức tổ  chức, hướng dẫn của   người lớn. Nếu như người lớn chúng ta không quan tâm, không tạo điều kiện, cơ  hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động chung của tập thể với những nội dung, cách  thức, phương pháp hấp dẫn thì sự hình thành và phát triển các kỹ năng hợp tác của   trẻ sẽ bị hạn chế.  Hợp tác nhóm là một trong những kỹ năng rất cần thiết cho con người mới,   đó là một trong những tiêu chí để  đánh giá sự  phát triển toàn diện nhân cách của  một con người. Vì vậy, ngay từ lứa tuổi mầm non, chúng ta cần phải quan tâm đến  việc kích thích nhu cầu và hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ. 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành hợp tác nhóm của trẻ mẫu giáo 5­6   tuổi * Sự trưởng thành của bản thân trẻ  Sự  lớn lên và phát triển của trẻ  là một quá trình diễn ra liên tục theo một  trình tự và quy luật định sẵn. Những thay đổi trong quá trình trưởng thành của trẻ ở  lứa tuổi MGL cho phép trẻ  giải quyết những tình huống phức tạp hơn. Thông qua   các hoạt động hàng ngày trẻ  tiếp tục được phát triển những kỹ năng cần thiết: kỹ  năng vận động, kỹ  năng tự  phục vụ, kỹ  năng hợp tác cùng chung sống...Những  
  14. bước tiến trong sự phát triển của cơ thể giúp cho trẻ trở nên độc lập, mạnh dạn và  dễ dàng hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng hơn. Trẻ  càng lớn thì môi trường hoạt  động của trẻ  càng được mở  rộng, trẻ  không chỉ  tiếp xúc với những người thân trong gia đình mà còn được tham gia vào   các hoạt động xã hội khác nhau, có nhiều cơ hội để tiếp xúc với những nguời xung  quanh, đặc biệt là được chơi, hoạt động với bạn. Trong quá trình tham gia vào các  hoạt động xã hội khác nhau thì vốn kinh nghiệm của trẻ cũng được tăng lên, đồng   thời trẻ cũng trở nên mạnh dạn, tự tin hơn.  Các nhà tâm lý học cho rằng, sự  tự  ý thức về  bản thân đóng vai trò điều  chỉnh, điều kiện quan trọng trong hành vi của con nguời. Nó quyết định đến thái độ  của cá nhân đối với bản thân và những người xung quanh. Khi trẻ biết tự ý thức về  bản thân thì trẻ  không chỉ  có khả  năng tự  đánh giá bản thân mà còn biết đánh giá   người khác để nhận thức được cái đúng cái sai, cái hay cái dở. Từ đó, trẻ  biết điều  chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những quy tắc và yêu cầu chung. Như vậy,  trẻ  càng có nhiều cơ hội được trải nghiệm xã hội thì càng có nhiều khả  năng hợp   tác. * Hứng thú đối với công việc chung Hứng thú là một thái độ  đặc thù của cá nhân đối với đối tượng, công việc   nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn tình cảm của chính nó.  Hứng thú có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hoạt động của con người.   Con người cảm thấy sống đầy đủ  và hạnh phúc khi họ  có hứng thú. Hứng thú sẽ  tác động làm con người trở  nên tích cực hơn, gần gũi, thân thiện với nhau hơn.   Công việc nào phù hợp với hứng thú thì được hình thành và phát triển một cách rõ   ràng và có hiệu quả.  ­ Hứng thú với công việc chung có ảnh hưởng rất lớn đến sự hợp tác của trẻ,   bởi khi có hứng thú thì trẻ sẽ hợp tác với nhau dễ dàng hơn. Hứng thú với công việc  chung càng cao thì trẻ càng hợp tác với nhau. Trong hoạt đ ộng chung nếu thiếu hứng  thú thì mối quan hệ hợp tác của trẻ sẽ lỏng lẻo, không bền vững và việc hình thành kỹ  năng hợp tác cho trẻ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. ­ Hứng thú với công việc chung như  là một sự  thúc đẩy bên trong làm bi ến  đổi một cách đáng kể mối quan hệ giữa các trẻ với nhau, trẻ trở nên thân thiện, dễ  đồng cảm và dễ  chia sẻ  với nhau hơn. Đồng thời, hứng thú sẽ  làm giảm sự  cằng   thẳng, mệt nhọc và nó mở  ra con đường dẫn tới sự  hợp tác, nó giúp cho trẻ  tham   gia vào hoạt động hợp tác một cách thoải mái, say mê và hiệu quả hơn. Thậm chí,  hứng thú với công việc chung có thể làm thay đổi cả kết quả hoạt động của trẻ. 
  15. ­ Quá trình hoạt động khám phá giáo viên có thể hình thành, duy trì, điều khiển  được hứng thú với công việc chung mọi lúc bằng việc xây dựng mục tiêu, nội dung,   phương pháp, biện pháp, phương tiện dạy học phù hợp cho từng hoạt động. ­ Hứng thú thường biểu hiện một cách chủ quan của các trạng thái xúc cảm  của cá thể  trong quá trình tổ  chức trò chơi dân gian, khi hứng thú với công việc   chung đạt đến cao độ sẽ tạo thành niềm đam mê, biểu hiện như một nhu cầu hoạt  động do chính hứng thú tạo nên. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn  đến sự hợp tác của trẻ trong tất cả các hoạt động chung. * Môi trường giáo dục Môi trường giáo dục là những điều kiện cần thiết như: nhà giáo dục, gia  đình, cơ sở vật chất…để tác động đến trẻ nhằm đặt được mục đích giáo dục. Môi  trường giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành và phát  triển toàn diện nhân cách cho trẻ nói chung và kỹ năng hợp tác cho trẻ nói riêng.  Sự  hợp tác xuất phát từ gia đình, trong đó bố mẹ  có ảnh hưởng rất lớn đến   trẻ. Theo thống kê của nhiều nhà giáo dục: Nếu trong gia đình, người lớn biết quan   tâm tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào các hoạt động xã hội và luôn xem trẻ  như  một thành viên thực thụ  của gia đình, đối xử  với trẻ  một cách bình đẳng, cho  phép trẻ  được nói lên ý kiến của mình về  các vấn đề  có liên quan đến trẻ, luôn   lắng nghe và tôn trọng trẻ thì sẽ tạo cho trẻ có cảm giác mình được tin tưởng, mình   có giá trị với tư cách là một thành viên của gia đình. Từ đó trẻ rất tự tin, mạnh dạn   và dễ dàng hoà nhập vào các mối quan hệ xã hội. Trẻ nhỏ học cách hợp tác qua việc quan sát người lớn xung quanh chúng như  cho trẻ thấy sự hợp tác bằng cách làm mẫu. Vì vậy, bố mẹ hãy tập trung việc của  mình thay vì tạo ra sự cạnh tranh bằng sự hợp tác. Sự tác động của bố mẹ sẽ phát  huy cao độ  và triệt để  những điều kiện bên trong, giúp trẻ  dễ  dàng hoà nhập vào  cuộc sống xã hội sau này. Trường mầm non là gia đình thứ hai của trẻ, ở đó trẻ có cô giáo, có rất nhiều  bạn và có không gian, thời gian để hoạt động khám phá thế  giới bí ẩn xung quanh.   Tất cả  những hành động của cô giáo, các bạn đều có tác động rất lớn đều phát   triển toàn diện nhân cách của trẻ nói chung và quá trình hình thành kỹ năng hợp tác  của trẻ  nó riêng. Vì vậy, để  thúc đẩy trẻ  hợp tác với nhau, cô giáo cần làm mẫu  hợp tác cho trẻ  học theo và tạo cho trẻ  cảm giác  ấm áp, an toàn, được tôn trọng,   được đối xử  bình đẳng như  đang  ở  gia đình mình. Đồng thời, cho phép trẻ  được  cùng bạn giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình và phải tôn trọng ý kiến của  trẻ, dù đó là ý kiến chưa đúng. 
  16. Không gian lớp học cũng có  ảnh hướng rất lớn đến sự  hợp tác của trẻ. Vì  vậy, nơi hoạt động của trẻ  cần được chia thành các diện tích nhỏ  có độ  cách biệt   tương đối để  trẻ  có thể  hoạt động tập trung mà không bị   ảnh hưởng phân tán sự  chú ý, suy nghĩ bởi các nhóm khác. Các giá đựng đồ  dùng phục vụ  cho hoạt động  của trẻ cần để vừa và ở trạng thái mở để có thể khuyến khích trẻ sử dụng phù hợp   với ý tưởng và cách làm của nhóm mình. Như  vậy, môi trường giáo dục có hưởng rất lớn đến sự  hình thành kỹ  năng   hợp tác của trẻ nhỏ, người lớn có thể giúp trẻ học cách không bạo lực để làm được  điều mình muốn qua việc thực hiện nghệ  thuật “đàm phán, thoả  hiệp ngay chính  trong môi trường sống của trẻ. Chính sự đàm phán, thoả hiệp đã giúp trẻ có sự mặc  cả với nhau và cùng hợp tác.  * Quy mô nhóm Hợp tác là một kỹ năng là một trong những kỹ năng sống quan trọng, nó giúp  cho trẻ giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hợp lý. Qua quá trình nghiên  cứu, nhiều nhà khoa học đã chứng minh trẻ  chỉ  hợp tác khi được hoạt động trong   nhóm và quy mô nhóm lại có ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ.   Quy mô nhóm đã tạo cho trẻ  các tuyến quan hệ giao tiếp và công việc giữa các cá  nhân. Quy mô nhóm cũng tạo ra môi trường và tình huống xã hội hoá trong học tập.   Đồng thời, quy mô nhóm đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy trẻ  hợp tác trong các  mối quan hệ giữa các học sinh như: thi đua, cạnh tranh, chia sẻ, đoàn kết, đấu tranh,   phê bình và tự phê bình, đánh giá và tự đánh giá. TS. Trần Lan Hương cho rằng, hoạt động hợp tác là những hành động cần có   ít nhất một người bạn. Nếu nhóm quá nhỏ  (2 thành viên) thì trẻ  sẽ  có được ít cơ  hội trẻ trao đổi ý kiến và tham khảo ý tưởng của nhiều người. Nếu quy mô nhóm   quá lớn sẽ  làm cho các mối quan hệ  của trẻ  trong nhóm trở  nên quá phức tạp đối   với trẻ. Và như vậy các mối quan hệ cũng trở nên lộn xộn và phức tạp hơn, trẻ sẽ  gặp rất nhiều khó khăn khi thảo luận, đàm phán, xây dựng kế  hoạch, phân công  nhiệm vụ và thống nhất trong công việc.  Theo nghiên cứu của TS. Đặng Thành Hưng sự hợp tác của trẻ  có hiệu quả  nhất khi trẻ được hoạt động trong nhóm nhỏ từ 3 đến 6 trẻ. Dựa trên quan điểm của TS. Đặng Thành Hưng, để hình thành kỹ năng  hợp  tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua trò chơi dân gian, chúng tôi sẽ tổ chức hoạt động   hợp tác cho trẻ theo nhóm nhỏ từ 3 đến 6 trẻ. * Yếu tố thi đua
  17. Việc thành kỹ  năng hợp tác cho trẻ  chỉ  mang lại hiệu quả  khi trẻ   được  khuyến khích cùng nhau trao đổi, đàm phán, thoả  thuận, chia sẻ  kinh nghiệm để  cùng bạn trải nghiệm khi tham gia vào trò chơi dân gian. Không khí lớp học là rất quan trọng đối với tâm trạng của trẻ trong mối quan  hệ  đối với việc học. Sự  tự  tin phát triển tốt khi tất cả  sự  khác biệt của cá nhân   được tôn trọng và chấp nhận. Các em phải hiểu được rõ cô giáo muốn gì ở cả lớp,   ở các hành vi và ở các mối quan hệ của trẻ. Đồng thời, cô giáo phải thừa nhận sự  nỗ lực, sự đóng góp tích cực của trẻ vào trong các hoạt động của lớp. Việc thi đua với bạn khác để hoàn thành một sản phẩm giống nhau sẽ gây ra  sự  chán nản, thất vọng nhiều  ở trẻ. Trong trò chơi dân gian, trẻ  có thể  thi đua để  làm ra những sản phẩm khác nhau hoặc các sản phẩm thay thế phù hợp bằng nhiều   cách khác nhau mà không có sự thất vọng chán nản vì những tình huống xảy ra cho  phép nhiều sản phẩm  ở  mức độ  khác nhau. Giáo viên có thể  cung cấp cho trẻ  cơ  hội để  trẻ  có thể  vừa tạo ra sản phẩm như  hướng dẫn của cô giáo vừa làm theo   cách sáng tạo riêng của mình. Trong lớp học, khi trẻ được kích thích tự đánh giá về  thành quả  của mình đã đạt được, chúng sẽ  phát triển được cảm giác thi đua lành  mạnh với chính thành quả của mình.  Việc tổ  chức thi đua không phải là để  xem ai nhanh hơn, mạnh hơn, ai làm  được nhiều sản phẩm hơn, ai thắng ai thua mà thi đua ở  đây là để  tìm ra ai tạo ra   nhiều sản phẩm sáng tạo bằng nhiều cách thức khác nhau. Trò chơi dân gian nếu   giáo viên biết tổ  chức cho trẻ  thi đua lành mạnh, công bằng, dân chủ  với các bạn   trong nhóm/ lớp thì sẽ  kích thích  ở  trẻ  hứng thú học tập và giúp trẻ    hợp tác với  nhau chặt chẽ và bền vững hơn. 2.3. Một số vấn đề về hoạt động ngoài trời 2.3.1. Khái niệm hoạt động ngoài trời Hoạt động ngoài trời là hoạt động được tổ  chức cho trẻ  vui chơi, tham quan   ngoài trời, nhằm tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc thường xuyên với môi trường  tự  nhiên, qua đó giúp trẻ  thỏa mãn nhu cầu vận động, nhu cầu được tìm tòi, khám   phá. Hoạt động ngoài trời  rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập vui chơi của  trẻ  là nhu cầu không thể  thiếu được đối với trẻ  mẫu giáo trong trường mầm non.  Nó mang lại cho trẻ không khí trong lành, trẻ được tắm nắng ban mai, thỏa mãn nhu   cầu vận động, tiếp cận thông tin, khám phá sự  vật hiện tượng thiên nhiên, xã hội  dưới sự hướng dẩn của cô giáo.
  18. 2.3.2. Đặc điểm hoạt động ngoài trời ­ Khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ được thay đổi môi trường hoạt động, trẻ  được tiếp xúc với thiên nhiên, được trực tiếp quan sát những hoạt động  của xã hội, khám phá những điều mới lạ  qua các hoạt động như:  Quan sát hiện  tượng thiên nhiên, môi trường sống của các sự vật,  tiếp xúc với nước, cát, sỏi, nhặt  lá cây cùng cô làm những đồ  chơi đơn giản, chăm sóc vật nuôi,  cây trồng của lớp  của trường … ­ Điều này được thể  hiện qua nhận thức của trẻ, trẻ  tò mò ham hiểu biết,  mạnh dạn nêu lên những gì trẻ đã được trải nghiệm, trẻ thường nêu lên những câu   hỏi phức tạp, số lượng câu hỏi nhiều hơn về các sự vật, hiện tượng theo từng chủ  đề mà trẻ cần khám phá. ­ Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động toàn thân, phát triễn  kỹ năng vận động thô như: đi, chạy, nhảy, leo trèo, giữ thăng bằng, sự kết hợp các  giác quan và tiếp nhận cảm giác…,  trẻ  thể  hiện được tính tự  do tự  nguyện, tính  cộng đồng, biết thành lập theo nhóm làm đồ  chơi, chơi các trò chơi vận động, dân   gian, chơi tự do, cùng nhau làm những thí nghiệm đơn giản…đặc điểm tâm sinh lý   của trẻ phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Để tổ chức tốt buổi  hoạt động ngoài trời giáo viên phải có sự hiểu biết vững   vàng về đặc điểm tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ theo từng độ  tuổi về những  kiến thức liên quan đến chủ đề cần cho trẻ khám phá và phải có khả năng đánh giá  trẻ đó, khả năng lập kế hoạch giáo dục giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. 2.3.3. Cách tổ chức hoạt động ngoài trời * Việc tổ chức hoạt động ngoài trời được tiến hành các bước như sau: Bước 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài. ­  Giáo viên phải xác định chủ  đề  cần cho trẻ  khám phá, từ  chủ  đề  lớn đến   chủ đề nhỏ, giới thiệu chủ đề, hướng dẫn trẻ tìm hiểu khám phá chủ đề. Bước 2:  Tổ chức hoạt động chủ đích ­ Tổ chức cho trẻ đi dạo, quan sát các sự vật, hiện tượng thiên nhiên liên quan  tới chủ đề. ­ Tổ chức ôn luyện, làm quen kiến thức sắp học. + Để thực hiện tốt buổi đi dạo giáo viên có thể áp dụng các biện pháp sau: ­ Tạo tình huống lôi cuốn trẻ vào hoạt động  , sử dụng hệ thống câu hỏi gợi ý  dẫn dắt trẻ tìm tòi khám phá, bày tỏ suy nghĩ của mình. Bước 3: Tổ chức trò chơi vận động
  19. Giáo viên chuẩn bị  đồ  dùng đồ  chơi đầy đủ, bổ  sung đồ  dùng đồ  chơi đúng   lúc, động viên khuyến khích, hổ trợ trẻ kịp thời. Bước 4: Chơi tự do Giáo viên chuẩn bị nhiều trò chơi để trẻ tự chọn (Ví dụ: Trò chơi “Câu cá”, “Chơi xích đu, cầu trượt”….) * Từ việc phân tích cách tổ chức trò chơi dân gian, chúng tôi nhận thấy việc tổ  chức trò chơi dân gian sẽ hiệu quả hơn khi đưa vào nội dung của bước 3.  Tôi sẽ tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ bằng cách lồng ghép trò chơi dân gian  vào phần trò chơi vận động trong tiết hoạt động động ngoài trời (Ví dụ: Trò chơi  “Rồng rắn lên mây”, “Kéo co”, Mèo đuổi Chuột”….) để trẻ được tiếp xúc với thiên  nhiên, nhằm tăng cường sức khỏe và các tố  chất về  thể lực cho trẻ, tạo hứng thú  hơn khi trẻ tham gia vào hoạt động. 2.4. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 5­6 tuổi 2.4.1. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ * Sự phát triển chú ý và ghi nhớ: ­ Cả hai dạng chú ý có chủ định và không có chủ định đều phát triển mạnh ở  trẻ 5 ­ 6 tuổi, nhiều phẩm chất chú ý có chủ  định phát triển nhanh do sự phát triển  của ngôn ngữ và tư duy. Sức tập trung sự chú ý của trẻ cao, trẻ có thể vẽ, nặn một   thời gian dài. Với các hoạt động tạo hình làm tăng khối lượng chú ý của trẻ. Mặc  dù chú ý có chủ định phát triển mạnh, nhưng nhìn toàn bộ lứa tuổi thì tính ổn định   chưa cao. * Sự phát triển ngôn ngữ: ­ Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống, nghĩa là ngôn ngữ  của trẻ  gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra trước   mắt trẻ. Ở cuối tuổi mẫu giáo, cơ quan phát âm đã trưởng thành trẻ có thể phát âm  chuẩn các từ  khó, sử  dụng ngữ  điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp hay   nội dung của câu chuyện mà trẻ kể. ­  Vốn từ  của trẻ tăng lên không chỉ  số  lượng từ  mà điều quan trọng là lĩnh   hội được các cấu trúc ngữ  pháp đơn giản. Trẻ  tích luỹ  được khá phong phú không   những chỉ  về  danh từ  mà cả  về  động từ, tính từ, liên từ… trẻ  nắm được vốn từ  trong tiếng me đẻ đủ  để diễn đạt các mặt trong đời sống hằng ngày. Trong khi sử  dụng ngôn ngữ trẻ đã bắt đầu hiểu nghĩa của từ và nguồn gốc của nó. ­  Ngôn ngữ  phát triển mạch lạc: Trước đây trẻ  giao tiếp chủ  yếu dựa vào   ngôn ngữ  tình huống, lớn hơn  ở độ  tuổi 5 ­ 6 tuổi ngôn ngữ  của trẻ  phát triển cao  hơn, rõ ràng khúc chiết hơn đó là ngôn ngữ  ngữ  cảnh, ngôn ngữ  giải thích… càng 
  20. lớn trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp mach lạc hơn. Kiểu ngôn ngữ mạch lạc có ý   nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành những mối quan hệ  qua lại với   những người xung quanh. Mặt khác chính ngôn ngữ  mạch lạc là phương tiên làm  cho tư duy của trẻ phát triển đến một chất lượng mới, đó là việc nảy sinh các yếu  tố  của tư  duy lôgic, nhờ  đó mà toàn bộ  sự  phát triển của trẻ  được nâng lên một   trình độ mới, cao hơn. * Sự phát triển tri giác: ­ Do tiếp xúc với nhiều đồ  vật, hiện tượng con người… độ  nhạy cảm phân  biệt các dấu hiệu thuộc tính bên ngoài của chúng ngày càng chính xác và đầy đủ. ­ Một số  quan hệ  không gian và thời gian được trẻ  tri giác hơn trong tầm   nhìn, nghe của trẻ. ­ Khả năng quan sát của trẻ được phát triển không chỉ số lượng đồ vật mà cả  các chi tiết, dấu hiệu thuộc tính, màu sắc. ­ Bắt đầu xuất hiện khả  năng kiểm tra độ  chính xác của tri giác bằng cách   hành động thao tác lắp ráp, vặn mở… phù hợp với nhiệm vụ  yêu cầu. Các loại tri   giác nhìn, nghe, sờ mó… phát triển ở độ tin nhạy. * Sự phát triển trí nhớ: ­ Trẻ đã biết sử dụng cơ chế liên tưởng trong trí nhớ để nhận lại và nhớ  lại  các sự vật và hiện tượng. ­ Trí nhớ có ý nghĩa đã thể hiện rõ nét khi gọi tên đồ vật, hoa quả, thức ăn. ­ Trí nhớ không chủ định của trẻ ở các dạng hoạt động phát triển khác nhau   và tốc độ phát triển rất nhanh. * Sự phát triển tư duy: ­ Các loại tư duy đều được phát triển nhưng mức độ khác nhau. ­ Tư duy trực quan hình tượng, tư duy trực quan sơ đồ phát triển mạnh mẽ và   chiếm ưu thế. ­ Trẻ ở lứa tuổi này đã xuất hiện loại tư duy trừu tượng. * Sự phát triển tưởng tượng: ­ Nhờ có sự phát triển các hoạt động tạo hình mà khả năng tưởng tượng của  trẻ được nâng lên. ­ Tranh vẽ của trẻ vừa gần với hiện thực vừa mang tính chủ quan cảm xúc rõ  nét. ­ Độ phong phú của các hình ảnh tưởng tượng cao nhờ có sự nhận thức được  màu sắc trong thiên nhiên và qua các tiết nghệ thuật tạo hình. * Sự phát triển đời sống tình cảm:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2