intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Thiết kế một số hoạt động thực hành, trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:33

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Thiết kế một số hoạt động thực hành, trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động thực hành, trải nghiệm cho trẻ; Tổ chức cho trẻ thực hành, trải nghiệm thông qua các hoạt động trong ngày; Phối kết hợp với phụ huynh tổ chức hoạt động thực hành, trải nghiệm cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Thiết kế một số hoạt động thực hành, trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON TRUNG MẦU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tác giả : Tạ Thị Thu Đơn vị công tác : Trường MN Trung Mầu Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC 2023 - 2024
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 1. Lí do chọn đề tài 2. Thời gian nghiên 2 cứu 3. Đối tượng và phạm 2 vi nghiên cứu PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 3 3 1. Nội dung lí luận 3 2. Thực trạng vấn đề: 3. Các biện pháp đã 5 tiến hành: 3.1. Biện pháp 1: Lập 5 kế hoạch tổ chức thực hành, trải nghiệm cho trẻ. 3.2. Biện pháp 2: Tổ 6 chức cho trẻ thực hành, trải nghiệm thông các hoạt động 3.3. Biện pháp 3: Phối 12 kết hợp với phụ huynh 12 4. Hiệu quả sáng kiến PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 14 PHỤ LỤC:
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  4. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là bậc học trong hệ thống quốc dân. Nó đặt nền móng, cơ sở đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non. Giáo dục học mầm non có nhiệm vụ nghiên cứu, xác định mục tiêu, quy định nội dung, chỉ dẫn phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục trẻ em một cách khoa học để đạt được hiệu quả giáo dục tối ưu. Thông qua việc giáo dục, trẻ mầm non sẽ được dạy dỗ phát triển về cả thể chất và tinh thần, phát triển Đức- Trí -Thể - Mỹ. Như chúng ta đã biết, con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng, để lĩnh hội được tri thức của loài người cần huy động tối đa các giác quan như: mắt, mũi, tai, xúc giác, vị giác… Nếu như kiến thức được thu nhận bằng mắt, bằng tai là một con số thì qua việc thực hành, trải nghiệm lượng kiến thức đó có thể gấp lên 3 - 4 lần. Nói như vậy để thấy rằng, học qua thực hành trải nghiệm có ý nghĩa quan trọng và mang lại hiệu quả cao. Hoạt động thực hành, trải nghiệm là một cách học mà thông qua đó sẽ tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Ở lứa tuổi mẫu giáo, khi tham gia vào các hoạt động trẻ đã bắt đầu thể hiện tính tự lực, tự do và chủ động, thích được thể hiện cái tôi cá nhân của mình để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Các giác quan cũng phát triển ở độ tinh nhạy, trẻ biết sử dụng tổng hợp linh hoạt các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi, thảo luận, chia sẻ…) để có thể tăng khả năng tích lũy những kiến thức và kinh nghiệm sống cho bản thân. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động thực tế trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc thử - sai, lặp đi lặp lại hành vi qua các tình huống một cách tự nhiên và hứng thú, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào cuộc sống. Đặc biệt với trẻ 5-6 tuổi đây là giai đoạn trẻ ham thích học hỏi, muốn tự mình được làm mọi việc nên việc để trẻ được trực tiếp thực hành trải nghiệm, học hỏi trực tiếp bằng thị giác và tri giác sẽ giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn, khơi gợi sự tò mò, sự ham hiểu biết,phát triển được tính sáng tạo cho trẻ. Qua trải nghiệm trẻ được trực tiếp, chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tiến để trẻ tự mình tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân và phát triển cá nhân theo năng lực. Thực tế ở trường Mầm non giáo viên còn ngại tổ chức cho trẻ hoạt động thực hành, trải nghiệm. Mặt khác, trẻ còn thụ động, nhút nhát, chưa có kĩ năng thực hành, trải nghiệm, không dám động, không dám làm, sợ sai, sợ đổ vỡ… Điều đó làm hạn chế khả năng học của trẻ, khiến cho trẻ lúc nào cũng có tâm lí
  5. thiếu tự tin, vốn kiến thức không sâu và kinh nghiệm của trẻ không nhiều. Là một giáo viên trẻ tôi luôn trăn trở làm sao để trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Thiết kế một số hoạt động thực hành, trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non” để nghiên cứu cho năm học này. 2. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2023 đến hết tháng 4 năm 2024. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài“Thiết kế một số hoạt động thực hành, trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non” được tôi tiến hành nghiên cứu trên 43 trẻ lớp mẫu giáo bé A2 trường mầm non Trung Mầu, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
  6. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Nội dung lý luận: Thực hành trải nghiệm là những gì trẻ được trực tiếp tham gia và được trải nghiệm trên lý thuyết và đạt một kết quả nào đó. Nó bao gồm tri thức, kĩ năng và quan sát sự vật, sự kiện đạt được thông qua việc tiếp xúc đến sự vật, sự kiện đó. Ở trong trường mầm non trẻ không những được quan tâm, chăm sóc mà trẻ còn được tham gia vào các hoạt động khác nhau như: hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời... Thông qua các hoạt động đó trẻ thường xuyên được thực hành, trải nghiệm với môi trường tạo cơ hội cho trẻ tích cực tìm tòi, khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ, nhằm làm trẻ phát triển một cách toàn diện theo 5 lĩnh vực: Phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ, giúp trẻ tự tin hơn, tư duy và trí tưởng tượng của trẻ phát triển càng phong phú, đồng thời góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ. Vậy nên thực hành trải nghiệm có một tầm rất quan trọng trong phát triển toàn diện cho trẻ. Mặt khác, việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non hiện nay ngày càng giúp phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi của trẻ mầm non, từ đó đã đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên mầm non trong quá trình lựa chọn và tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm của trẻ. Nếu trong chương trình giáo dục mầm non cải cách, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp dùng lời, trực quan, mô hình... để dạy thì chương trình giáo dục mầm non mới lại đòi hỏi giáo viên phải tăng cường sử dụng các phương pháp thực hành nhằm giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động trong ngày, bên cạnh đó giúp giáo viên biết sáng tạo các trò chơi, hình thức “Thiết kế các hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm” một cách phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ bằng hình thức “Học bằng chơi, chơi mà học”. Đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong việc vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động thực hành, trải nghiệm, đặc biệt là việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn. 2. Thực trạng vấn đề: Năm học 2023- 2024 này, tôi được phân công dạy lớp 5-6 tuổi với tổng số 43 trẻ. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi: Trường có cảnh quan khuôn viên đẹp, được trang cấp các thiết bị: Có đồ chơi ngoài
  7. trời, có vườn hoa, cây xanh, vườn rau, vườn cổ tích, thảm cỏ nhân tạo..., lớp học rộng rãi, thoáng mát tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học tập, vui chơi. Ban giám hiệu luôn quan tâm, có định hướng kịp thời động viên và góp ý cho giáo viên một cách tận tình, chu đáo, luôn tạo điều kiện cho giáo viên đi học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn, và tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện chuyên đề. Bản thân giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm cho trẻ. Trẻ đồng đều cùng 1 độ tuổi Phụ huynh ủng hộ các chương trình, hoạt động cho trẻ trải nghiệm tại lớp, tại trường. 2.2. Khó khăn: Đồ dùng phục vụ cho hoạt động thực hành trải nghiệm chưa đầy đủ và phong phú. Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới các hình thức và tổ chức hoạt động thực hành, trải nghiệm cho trẻ. Một số trẻ tăng động, tự kỉ chưa hứng thú, chưa tập trung, chưa mạnh dạn tham gia cùng cô trong các hoạt động. Một số phụ huynh chưa tích cực ủng hộ, đóng góp cho các hoạt động thực hành, trải nghiệm. 2.3. Khảo sát một số kĩ năng thực hành, trải nghiệm của trẻ: BẢNG KHẢO SÁT TRẺ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI (Tháng 9/2023) Mức độ Nội dung Tổng số STT trẻ khảo sát Tỉ lệ Tỉ lệ Đ CĐ (%) (%) Trẻ hứng thú tham gia thực hành, 1 43 19 44 24 66 trải nghiệm Trẻ có kỹ năng thực hành, trải 2 43 20 45.6 23 53.5 nghiệm Trẻ có tư duy, sáng tạo khi thực 3 43 19 44 24 66 hành, trải nghiệm Trẻ có kĩ năng sử dụng các loại đồ 4 43 20 46.5 23 53.5 dùng, đồ chơi.
  8. Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thiết kế các hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non” cụ thể như sau: 3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH: 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động thực hành, trải nghiệm cho trẻ. Muốn thực hiện các hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm một cách khoa học và có hiệu quả thì trước hết phải lập kế hoạch. Bám sát vào dự kiến các chủ đề, sự kiện trong năm học tôi đã xây dựng kế hoạch, thiết kế các hoạt động thực hành trải nghiệm phù hợp với địa phương, với điều kiện cơ sở vật chất, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để thực hiện các hoạt động của từng tháng trong năm học: Dự kiến hoạt động Tháng Chủ đề, sự kiện Hình thức tổ chức thực hành trải nghiệm Làm mặt nạ. Hoạt động học Tết Trung thu Làm bánh trung thu Hoạt động nhóm Trang trí đèn lồng Hoạt động góc Tháng Ngày khai giảng. 9/2022 Trường mầm non Chăm sóc góc thiên nhiên Hoạt động ngoài trời Hoạt động trải Tiệc butffe nghiệm Tháng Bản thân Hoạt động trải 10/202 Vắt nước cam nghiệm 2 Ngày phụ nữ Việt Làm hoa tặng mẹ Hoạt động học Nam 20/10 Trang trí khung ảnh gia Hoạt động học Gia đình bé đình Tháng Chăm sóc vườn rau Hoạt động ngoài trời 11/2022 Nghề nghiệp Trang trí, làm thiếp bưu Hoạt động học (Ngày nhà giáo thiếp tặng cô Việt Nam 20/11) Thăm quan đồng lúa Hoạt động ngoài trời Làm con cá từ que kem Hoạt động góc Các con vật nuôi Tạo hình các con vật từ lá Tháng Hoạt động học trong gia đình cây 12/202 Làm con vật từ thiên nhiên Hoạt động nhóm 2 Ngày thành lập Bé tập làm chú bộ đội Hoạt động ngoài trời QĐNDVN(22/12)
  9. Tháng Gói bánh chưng Hoạt động ngoài trời 01/202 Tết Cắt dán hoa đào, hoa mai Hoạt động học 1 Tháng Ngày phụ nữ VN Cắm hoa tặng mẹ Hoạt động nhóm 02/202 8/3 1 Hoa quả dầm sữa chua Hoạt động nhóm Rau- củ - quả Chăm sóc vườn rau Hoạt động ngoài trời Làm ô tô từ vỏ hộp sữa Hoạt động học Tháng Giao thông Không gian sáng tạo Hoạt động nhóm 3/2023 Đội mũ bảo hiểm Hoạt động học Sự kì diệu của muối và Hoạt động học nước. Nước và hiện Đan nong mốt tượng tự nhiên Tháng Bé chơi với đất, cát, Hoạt động chiều 4/2023 nước.... Ngày Tết hàn thực 3/3 (Âm Nặn bánh trôi Hoạt động học lịch) Tháng Quê hương – Bác Thăm đình làng Hoạt động ngoài trời 5/2023 Hồ Đi siêu thị Hoạt động ngoài trời * Kết quả: Việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ theo chủ đề, sự kiện đã giúp tôi hình dung rõ ràng, cụ thể từng hoạt động của đề tài, chủ động tiến hành các phương pháp dạy trẻ, đồng thời dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, đánh giá mức độ thực hành kĩ năng của trẻ trong từng hoạt động trải nghiệm cô tổ chức. 3.2. Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ thực hành, trải nghiệm thông qua các hoạt động trong ngày. Các hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ lứa tuổi mầm non vô cùng phong phú và đa dạng. Ở biện pháp này giáo viên sẽ lần lượt cho trẻ thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm. Một hoạt động thực hành trải nghiệm giáo viên có thể tích hợp giáo dục một hoặc nhiều kỹ năng cho trẻ. Các hoạt động thực hành trải nghiệm đã bám sát vào những chủ đề sự kiện trong từng tháng và giáo viên tổ chức lồng ghép vào trong các hoạt động tạo hình, khám phá, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, hoạt động tham quan dã ngoại, lễ hội… để giáo dục và rèn luyện kỹ năng thực hành cho trẻ một cách tốt nhất. Sau đây là cách tổ chức một số hoạt động thực hành trải nghiệm mà tôi đã thiết kế:
  10. 3.2.1. Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm trong giờ học: * Hoạt động tạo hình: Hoạt động 1: Làm mặt nạ Trung Thu. Mục đích: Trẻ biết về mặt nạ Trung Thu. Trẻ có kỹ năng: Cầm bút vẽ thiết kế mặt nạ, tô màu mặt nạ không chờm ra ngoài. cắt... Chuẩn bị: Giấy, mầu nước, mầu sáp, kéo, hồ, băng dính, khăn lau..... Phương pháp và hình thức tổ chức: Cho trẻ xem ảo thuật trong chiếc hộp thần kỳ có những gì? ( Có đồ chơi trung thu: mặt nạ, đèn ông sao, đèn lồng…) Giới thiệu bài: Làm mặt nạ Trung Thu Trẻ quan sát, nhận xét, cô gợi ý, hướng dẫn cách vẽ thiết kế mặt nạ, cách làm mặt nạ, cách trang trí, tô mầu mặt nạ khéo không chờm ra ngoài. Trẻ thiết kế mặt nạ ,tô màu mặt lạ theo ý thích. Cô quan sát, động viên giúp trẻ yếu , để trẻ tự tô màu được mặt nạ Giáo dục trẻ: Biết giữ gìn sản phẩm của mình. Kết thúc: Cho trẻ đeo mặt nạ và hát bài hát “Đêm trung thu” (Minh họa hình ảnh 1 - Phụ lục) Hoạt động 2: Làm ô tô từ vỏ hộp sữa. Mục đích: Trẻ biết cấu tạo của ô tô ( phần đầu, phần thân, bánh xe). Trẻ biết dùng các nguyên liệu: vỏ hộp sữa, nắp chai nhựa, băng dính để tạo thành ô tô. Chuẩn bị: Vỏ hộp sữa, nắp chai nhựa, băng dính xốp. Phương pháp và hình thức tổ chức: Cho trẻ chơi: “ Ô tô đỏ, ô tô xanh” Giới thiệu bài: Làm ô tô từ vỏ hộp sữa. Cô giới thiệu các nguyên vật liệu: Vỏ hộp sữa, nắp chai nhựa, băng dính, kéo, ống hút.... Hỏi trẻ về nguyên vật liệu, về cách cách làm. Trẻ thực hiện, cô quan sát, động viên, giúp đỡ trẻ yếu, để trẻ tự làm ra sản phẩm của mình. Cô gợi ý cách làm cho những trẻ lúng túng.... Giáo dục trẻ: biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết giữ gìn sản phẩm. Trải nghiệm: Cho trẻ xếp ngã tư đường phố với nhiều ô tô. (Minh họa hình ảnh 2 - Phụ lục) * Hoạt động khám phá: Hoạt động 3: Cắm hoa tặng mẹ - Tổ chức lồng ghép trong giờ học “Khám phá ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10”
  11. Mục đích: Trẻ biết ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Biết cắm hoa, biết nói những lời chúc, những lời yêu thương dành cho mẹ. Chuẩn bị: 2 -3 lẵng hoa cắm sẵn. Hoa các loại, lẵng nhỏ cắm hoa, xốp cắm hoa, bình xịt, kéo... Phương pháp và hình thức tổ chức: Cho trẻ đọc thơ: “ yêu mẹ”. Hỏi trẻ tên bài thơ? Trò chuyện ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 Hoạt động trải nghiệm: Bé cắm hoa tặng mẹ. Cho trẻ về nhóm, cắm lẵng hoa của nhóm mình. Dạy trẻ nói những lời chúc khi tặng hoa. Cho trẻ tập luyện cách tặng và nói lời chúc đơn giản, ý nghĩa dành tặng người thân. (Minh họa hình ảnh 3 - Phụ lục) Hoạt động 4: Bé làm hoa quả dầm sữa chua: Tổ chức trong giờ khám phá “Một số loại quả”: Mục đích: Trẻ biết các loại quả: quả xoài, dưa hấu, thanh long, mí, mũ, áo tạp rề…. Biết sữa chua, sữa ông thọ có thể ăn kết hợp với hoa quả làm tăng vị ngon cho một số loại quả. Có kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng hoạt động nhóm.... Có kỹ năng xúc trộn các loại quả với sữa chua để dầm và thưởng thức. Có hành vi ăn uống văn minh, lịch sự, biết mời cô và các bạn trước khi ăn, xúc ăn gọn gàng, từ tốn, không làm đổ vãi. Chuẩn bị: Rổ, đĩa, khay đựng, cốc thìa, khăn lau tay, đá... Các loại quả: thanh long, dưa hấu, xoài, táo...; sữa chua, sữa ông thọ... Phương pháp và hình thức tổ chức: Giới thiệu cho trẻ kế hoạch làm hoa quả dầm, trao đổi bàn bạc với trẻ những nguyên liệu, đồ dùng cần thiết để làm món hoa quả dầm. Cô hướng dẫn trẻ thực hành làm hoa quả dầm sữa chua. Chia trẻ thành 4 nhóm để trẻ thực hiện. Cho trẻ cắt hoa quả nhỏ thành hạt lựu để vào đĩa. Trẻ lẫy mỗi loại quả 1 thìa và trộn sữa chua đều.( Có thể cho thêm đá vào ăn cùng nếu trẻ thích) Mời cô, mờ các bạn ăn, nhắc trẻ xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, ăn từ tốn lịch sự.( Cho trẻ chia sẻ cùng các bạn ) Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ dùng sạch sẽ gọn gàng. (Minh họa hình ảnh 4 - Phụ lục) * Hoạt động làm quen văn học:
  12. Hoạt động 5: Văn hóa trong bữa ăn – Tổ chức lồng ghép trong giờ học: Dạy trẻ bài thơ: “ Lấy tăm cho bà”. Mục đích: Trẻ thuộc bài thơ. Biết giúp đỡ người thân trong gia đình. Có kĩ năng tự phục vụ Chuẩn bị: bài giảng PP Phương pháp, hình thức tổ chức: Cho trẻ chơi trò chơi” Gia đình ngón tay” Cô đọc thơ trẻ nghe. Đàm thoại: Cô giáo dậy bé điều gì? Trước khi ăn cơm và sau khi ăn cơm thì như thế nào? Nhưng bà đã rụng hết răng thì bé đã làm gì?..... * Giáo dục trẻ: Biết quan tâm giúp đỡ mọi người trong gia đình. Hoạt động trải nghiệm: Dạy trẻ cách đưa tăm cho ông bà, bố mẹ.... bằng hai tay và nói lời lễ phép. 3.2.2. Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm ngoài giờ học: * Hoạt động ngoài trời: Để giúp cho hoạt động ngoài trời thêm phong phú nội dung, không bị trùng lặp, góp phần củng cố thêm biểu tượng cho trẻ về các chủ đề, sự kiện trong tháng, đồng thời giúp trẻ được trải nghiệm nhiều hơn, tích lũy thêm kinh nghiệm, tôi tổ chức một số hoạt động sau: Hoạt động 1: Chăm sóc vườn rau. Mục đích: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm một số loại rau; rau dền, rau khoai lang, củ su hào, bắp cải... Biết bảo vệ cây, rau... Có kỹ năng chăm sóc cây; Tưới cây, bắt sâu, nhổ cỏ… Chuẩn bị: Vườn rau với nhiều loại rau, bình tưới nước, ủng, … Phương pháp và hình thức tổ chức: Đưa trẻ ra vườn rau, trẻ kể tên các loại rau trong vườn, trẻ tham quan. Trẻ nói tên, đặc điểm loại rau trong vườn mà trẻ biết. Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc vườn rau; tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu… Chia trẻ thành nhóm để trẻ chăm sóc cây Trong quá trình trẻ thực hiện cô quan sát và hướng dẫn trẻ. (Minh họa hình ảnh 5 - Phụ lục) Hoạt động 2: Gói bánh chưng: Mục đích: Trẻ biết bánh chưng là món ăn cổ truyền của dân tộc trong ngày Tết Nguyên Đán. Trẻ biết những nguyên vật liệu làm bánh chưng. Biết cùng nhau thỏa luận cùng gói bánh chưng. Chuẩn bị: Các nguyên liệu làm bánh chưng: Lá dong, nạt, gạo, đỗ xanh,
  13. thịt lợn. Đồ dùng: Khay, khuôn gói bánh, kéo, khăn lau.... Phương pháp và hình thức tổ chức: Cô giới thiệu cho trẻ các nguyên liệu làm bánh. Hướng dẫn trẻ cách gói bánh theo từng bước. Trẻ được trải nghiệm gói bánh chưng ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Sau khi xong cho trẻ thu dọn, vệ sinh sạch sẽ cùng cô. (Minh họa hình ảnh 6- Phụ lục) Hoạt động 3: Bé tập làm chú bộ đội Mục đích: Trẻ biết được trang phục, dụng cụ, công việc hàng ngày của các chú bộ đội. Chuẩn bị: Trang phục, dụng cụ của chú bộ đội. Phương pháp và hình thức tổ chức: Cho trẻ quan sát chú bộ đội. Hỏi trẻ: Trang phục của chú bộ đôi có gì?( quần áo chú bộ đội màu xanh, mũ, giày, ba lô). Chú bộ đội có dụng cụ gì? ( súng). Công việc của chú bộ đội như thế nào?(diễu hành, tập luyện, lao động…) Hoạt động trải nghiệm: Cho thực hành một số động tác chào cờ, diễu hành, vác súng… Giáo dục trẻ: yêu quý, kính trọng chú bộ đội. (Minh họa hình ảnh 7 - Phụ lục) * Hoạt động góc: Tôi tổ chức lồng ghép các hoạt động trải nghiệm sau: Hoạt động 4: Vắt nước cam Mục đích: Trẻ biết bổ cam và vắt nước cam, thích uống nước cam vì có lợi có sức khỏe. Chuẩn bị: Quả cam, đường, nước, thìa, dụng cụ vắt cam. Bàn, tạp dề, giấy ăn.... Phương pháp và hình thức tiến hành. Cho trẻ chơi trò chơi: Vắt nước cam. Quan sát cô vắt nước cam, pha nước cam Bước 1: Cho trẻ lấy dao bổ cam. Bước 2: Đổ khoảng 2/3 cốc nước đun sôi để nguội. Bước 3: Cho 2 thìa đường vào khuấy cho tan. Bước 4; dùng dụng cụ vắt cam, vắt lấy nước. Bước 5: Đổ nước cam vừa vắt vào cốc nước đường. * Trải nghiệm: Bé vắt nước cam Cho trẻ mặc tạp dề, rửa tay về bàn để thực hiện vắt nước cam.
  14. Trẻ làm cô bao quát, hướng dẫn các thao tác pha, vắt nước cam. Cho trẻ thưởng thức cốc nước cam mà mình tự pha, vắt xem như thế nào? (Minh họa hình ảnh 8 - Phụ lục) Hoạt động 5: Bé tập làm nhà khoa học Trải nghiệm Sư kì diệu của muối: Mục đích: Trẻ nhận biết một số tính chất cơ bản của muối với nước. Trẻ có kỹ năng thao tác với đồ dùng để làm thí nghiệm. Trẻ có kĩ năng bưng, bê, tự phục vụ... Trẻ có kĩ năng rót nước, xúc muối bằng thìa, kĩ năng đo, đong, đếm..... Có hành vi chơi đoàn kết và giữ gìn quần áo sạch sẽ. Có kĩ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề. Chuẩn bị: Cốc, muối, thìa, trứng chim cút, trừng gà, khăn lau tay, chai nước, khay đựng... Tiến hành: Cô tạo tình huống về một loài chim có tập tính đẻ trứng ở bờ gần mặt nước. Một ngày bị nước dâng lên trứng rơi xuống nước. Trẻ trao đổi, bàn bạc tìm cách vớt trứng lên. Giới thiệu bài học đong đo. Hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác. Chia trẻ thành 5 nhóm: Cho trẻ về các nhóm đểphân công công việc cho từng thành viên trong nhóm, thực hành và thảo luận kết quả. Cho trẻ làm thí nghiệm nước máy với trứng, nước muối với trứng. Thực hành và thảo luận kết quả. Cô cùng trẻ thảo luận đưa ra kết quả chung sau quá trình sử dụng các đồ dùng để thí nghiệm. Nhận xét, khen và động viên trẻ. (Minh họa hình ảnh 9 - Phụ lục) Ngoài các hoạt động đã nêu trên, tôi còn tổ chức một số hoạt động thực hành, trải nghiệm khác. (Phụ lục) * Kết quả: Sau quá trình trẻ được trải nghiệm vào các hoạt động tôi nhận thấy trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, kỹ năng thực hành tốt hơn rất nhiều. 3.3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh tổ chức hoạt động thực hành, trải nghiệm cho trẻ. Để việc tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm đạt hiệu quả cao thì sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình là điều vô cùng quan trọng. Khi ở lớp thì trẻ học cô học bạn, còn về nhà thì trẻ học hỏi những người thân trong gia đình. Đây là 2 môi trường sinh hoạt chủ yếu của trẻ. Chính vì vậy cô giáo rất cần sự quan tâm, ủng hộ của các bậc phụ huynh cho các phong trào, hoạt động của trẻ ở lớp. Hơn nữa giáo viên cũng cần tuyên truyền cho các bậc phụ huynh
  15. biết trẻ được học những gì đề rèn luyện thêm khi ở nhà. Ngay từ đầu năm học khi họp phụ huynh, tôi đã tuyên truyền tới 100% phụ huynh dự kiến nội dung thực hành trải nghiệm theo chủ đề sự kiện. Tôi đã phối kết hợp tốt với “Ban đại diện cha mẹ học sinh” của lớp kêu gọi sự ủng hộ của các bậc phụ huynh để các con có đầy đủ đồ dùng tham gia các hoạt động trải nghiệm mà cô thiết kế. Trước khi thực hiện mỗi hoạt động, tôi đều trao đổi trước với phụ huynh để họ nắm được và nhắc nhở động viên tinh thần cho trẻ, tạo cho trẻ một tâm thế tốt nhất. Bên cạnh đó tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh để những phụ huynh nào có thời gian rảnh rỗi thì có thể trực tiếp tham gia cùng các con, hoặc ủng hộ về cơ sở vật chất cũng như động viên tinh thần cho cô và trẻ trong từng hoạt động. Đặc biệt, tôi còn sưu tầm các bài báo, giới thiệu cho phụ huynh những trang web hay về cách nuôi dạy con khoa học, hoạt động thực hành trải nghiệm cùng bố mẹ… để phụ huynh tham khảo và chơi với con ở nhà. (Minh họa hình ảnh 10- Phụ lục) * Kết quả: Sau công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh, lớp tôi đã có quỹ riêng cho việc tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm cho trẻ, đồng thời bước đầu mua sắm một số dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động như: tạp dề, bộ thớt, dao nhựa, bộ cốc, thìa… Một số buổi trải nghiệm đều có phụ huynh tham gia cùng với các cô. Đồng thời qua trao đổi với phụ huynh, nhiều phụ huynh cũng nhận ra rằng: Có rất nhiều điều trẻ đã có thể tự làm được, chứ không phải để người lớn làm hộ như trước kia. 4. Hiệu quả sáng kiến Sau khi thực hiện các biện pháp đổi mới nói trên, tôi đã đạt được những kết quả sau: Nhìn vào bảng kết quả khảo sát ta có thể nhận thấy: 4.1. Đối với trẻ: Qua một thời gian áp dụng dạy theo phương pháp thực hành trải nghệm tôi thấy: Trẻ nhanh nhẹn hơn, mạnh dạn, hứng thú tham gia các hoạt động thực hành, trải nghiệm. Trẻ tích cực và say mê trong việc thử. Trẻ có kĩ năng hoạt động nhóm tốt hơn, Kỹ năng thuyết trình tốt hơn. Trẻ yêu thích hoạt động.Thích được đi học hơn, Trẻ yêu cô, yêu bạn hơn. Đoàn kết, tự tin hơn. Kỹ năng về sử dụng đồ dùng, kỹ năng thao tác với đồ dùng, dụng cụ… của trẻ cũng được tốt hơn.
  16. Khả năng ghi nhớ và nhận thức của trẻ về các sự vật hiện tượng xung quanh rất tốt. Có khả năng tư duy sáng tạo trong tất cả các hoạt động. BẢNG KHẢO SÁT TRẺ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Tháng 04/2024 Trướ Sau c khi khi áp áp Tăng Nội STT dụng dụng dung đề tài đề tài Trẻ Chưa Trẻ Tỷ Chưa Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ đạt đạt đạt lệ đạt 1 Trẻ hứng thú 21/43 49% 22/43% 51% 41/43 95.3% 2/43 4.7% 46.3% hoạt động 2 Trẻ có kĩ năng thực 19/43 44.% 24/43 56% 39/43 91% 4/43 9% 47% hành 3 Trẻ có tư duy 20/43 46.5% 23/43 53.5% 40/43 93% 3/43 7% 46.5% sáng tạo 4 Trẻ có kĩ năng sử dụng 19/43 44.% 24/43 56% 39/43 91% 4/43 9% 47% đồ dùng 4.2. Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên cần sáng tạo hơn, thường xuyên tổ chức các hoạt động để phát huy tối đa tính tích cực ở trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá, tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau. Người lớn cần tôn trọng, lắng nghe ý kiến của trẻ, không gò bó áp đặt trẻ, tích cực động viên trẻ; luôn tạo cho trẻ cơ hội để trẻ được thể hiện mình được bộc lộ bản thân mình trước mọi người. Bản thân giáo viên cũng tự tin hơn, vốn kinh nghiệm để tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực hành cũng tăng lên theo. 4.3. Đối với phụ huynh: Sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường được bền chặt, lòng tin của phụ huynh với nhà trường được củng cố. Nhận thức của phụ huynh được tăng lên rõ rệt, họ hiểu hơn, quan tâm hơn, nhiệt tình trong việc phối hợp với phụ huynh một số nguyên vật liệu, kinh phí để tổ chức các hoạt động trải nghiệm. PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm theo chủ đề, sự kiện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là rất cần thiết và thường xuyên ở trường mầm non. Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn
  17. cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, hình thành những kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ hiểu thêm về ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra được một sản phẩm. Để đạt được điều đó người giáo viên phải tâm huyết với nghề, yêu thương, gần gũi trẻ. Kiên trì hướng dẫn trẻ các hoạt động trải nghiệm từ dễ đến khó và thường xuyên thực hiện nghiêm túc những biện pháp đã đề ra. Trong quá trình thực hiện các biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm quý giá cho bản thân đó là: Cần đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần.Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm - môi trường là cuộc sống thực của trẻ. Giáo viên mầm non phải có chương trình, nội dung phát triển trẻ hướng đến các mục tiêu phát triển cụ thể: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp, tình cảm xã hội… phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ. Khi thực hiện, giáo viên phải tăng cường quan sát từng trẻ để đặt ra các mục tiêu khác biệt cho từng trẻ trong hoạt động trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm có sự tương tác xã hội với giáo viên và các bạn cùng độ tuổi, trang lứa để có thể học hỏi, trợ giúp lẫn nhau. Các đồ chơi, công cụ, vật liệu… trong hoạt động trải nghiệm phải chú ý tới kích cỡ vừa độ tuổi của trẻ, thật an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ. Phối hợp, tuyên truyền với phụ huynh để phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu để hoạt động trải nghiệm. 2. Kiến nghị, đề xuất Để thực hiện tốt việc tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm theo chủ đề, sự kiện trong chương trình giáo dục mầm non tôi kính mong: Đối với phòng giáo dục: Ngành giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho việc tổ chức trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo. Cần tổ chức chuyên đề: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo” ở cấp trường hoặc cấp huyện để tất cả các giáo viên mạnh dạn áp dụng. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm vào những dịp lễ như: “Ngày hội đến trường”, “ Tết trung thu” “ Ngày hiến chương các nhà giáo”, các hội thi của bé trong năm học… giữa các lớp, các cụm trường với nhau. Đối với trường:
  18. Tổ chức nhiều hơn các hội thi để đưa nội dung trải nghiệm vào các dịp ngày lễ lớn 26/3, 20/11, 8/3.... Tạo điều kiện về kinh phí mua sắm những dụng cụ cho trẻ trải nghiệm. Bổ sung các tài liệu, tổ chức các buổi tọa đàm, kiến tập mẫu về nội dung thực hành trải nghiệm cho giáo viên học tập. Cuối cùng tôi xin cảm ơn BGH nhà trường và chị em đồng nghiệp trong trường đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi hoàn thành bản sáng kiến kinh nghiệm này. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi khi thiết kế, tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Rất mong nhận được sự đánh giá, đóng góp của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
  19. PHỤ LỤC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ Hoạt động: Bé làm bánh Trung Thu - Tổ chức lồng ghép trong giờ khám phá xã hội “Khám phá ngày Tết Trung Thu” Mục đích: Trẻ biết bánh Trung Thu được làm từ nguyên liệu gì và bằng cách nào.Trẻ có kỹ năng làm bánh, sử dụng khuôn để tạo ra bánh. Chuẩn bị: Khuôn các hình, khay để đựng bột và làm bánh… Bột khô và nước đường. Phương pháp và hình thức tôt chức: Cô nhào bột cho dẻo, rồi phát về các khay trên mỗi bàn. Trẻ lấy bột vừa đủ cho vào mỗi khuôn, ấn cho khéo, sao cho bột không thừa ra ngoài mà bánh lại không bị méo. Sau đó, úp ngược khuôn và lấy bánh ra. (Minh họa ảnh 10 – Phụ lục). Hoạt động: Làm con vật từ nguyên vật liệu thiên nhiên - Tổ chức trong giờ hoạt động tạo hình chủ đề “Một số con vật nuôi trong gia đình” Mục đích: Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải để tạo thành các con vật theo ý thích. Chuẩn bị: Đĩa CD, vỏ sữa chua...Lá cây, cành khô...Băng dính, hồ dán, … Phương pháp và hình thức tổ chức: Trẻ quan sát, trò chuyện về một số con vật tự tạo của cô, nhận xét về cách gắn, dán các bộ phận để tạo thành con vật. Cô nhắc lại một vài cách để chọn nguyên liệu và sắp xếp để tạo thành con vật. Cho trẻ nói lên ý tưởng, cách làm của mình. Trẻ lựa chọn về nhóm nguyên liệu mình thích, thực hiện các kĩ năng gắn, dán, ghép...để tạo thành các con vật trẻ yêu thích. Cô bao quát, giúp đỡ trẻ yếu, nhắc trẻ tạo thêm các chi tiết (vẽ mắt, mũi,..) để con vật thêm đẹp. Cho trẻ đem con vật mình đã làm được lên trưng bày, giới thiệu cho cô và các bạn sản phẩm của mình. (Minh họa ảnh 11 – Phụ lục) Hoạt động: Trang trí khung ảnh gia đình. Mục đích: Trẻ biết ý nghĩa của khung ảnh. Trẻ biết dùng các nguyên liệu khác nhau như hoa giấy, xốp, hột hạt, lá khô... để trang trí thành khung ảnh.. Chuẩn bị: 3 khung ảnh đã trang trí. Khung ảnh nhỏ cho trẻ trang trí, các nguyên liệu: hoa, lá, hạt xốp, nhũ, kim
  20. tuyến..., hồ dán, khăn lau tay... Ảnh của gia đình trẻ. Phương pháp và hình thức tổ chức: Cô và trẻ hát vận động bài “Cả nhà thương nhau”. Để lưu giữ các hình đẹp của các thành viên trong gia đình thì mọi người phải làm gì? Cô giới thiệu cho trẻ ý nghĩa của khung ảnh. giới thiệu khung ảnh đã trang trí có ảnh lồng ở trong cho trẻ xem. Cho trẻ quan sát, nhận xét khung ảnh cô đã chuẩn bị. Câu hỏi gợi ý: Đây là khung ảnh hình gì? Được trang trí như thế nào? Cô sử dụng những họa tiết gì? Ngoài ra cô còn sử dụng những nguyên liệu gì để trang trí?... Cô hướng dẫn trẻ trang trí khung ảnh Hỏi ý tưởng của trẻ. Cho trẻ thực hiện. Cô nhận xét. (Minh họa ảnh 12 – Phụ lục) Hoạt động: Bé thăm siêu thị Vinmart Mục đích: Trẻ có kỹ năng chọn mua và thanh toán tiền. Có kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép với nhân viên siêu thị, biết xếp hàng chờ đến lượt. Chuẩn bị: Hướng dẫn, dạy trẻ cách mua hàng trong siêu thị, những nội quy, quy định khi mua hàng trong siêu thị qua hình ảnh hoặc video. Phương pháp và hình thức tổ chức: Đưa trẻ đến siêu thị, giới thiệu tên siêu thị, đưa trẻ tham quan và giới thiệu các khu trưng bày các mặt hàng.Hướng dẫn trẻ cách chọn hàng và thanh toán. Chia trẻ thành nhóm 2-3 bạn và tự đi mua hàng theo yêu cầu của bố mẹ đã dặn từ ở nhà (Có người hỗ trợ nhóm trẻ) Trong quá trình trẻ chọn mua hàng, cô phối hợp với nhân viên siêu thị hướng dẫn, giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn, cô kiểm tra, khen và động viên trẻ. (Minh họa ảnh 13 – Phụ lục) Hoạt động: Nặn bánh trôi Mục đích: Trẻ biết bánh trôi làm từ bột gạo nếp và đường. Trẻ có kỹ năng nặn bánh, ấn dẹt, xoay tròn.... Chuẩn bị: Bột gạo nếp, đường,vừng. Bàn, ghế, bát, thìa, xông, bếp, đĩa, khay… Phương pháp và hình thức tổ chức: Cho trẻ xem video nặn bánh trôi Hướng dẫn trẻ làm: Cô đã nhào bột cho mềm, chia thành những phần nhỏ, dàn mỏng bột ra cho viên đường vào giữa, gắn bột cho kín đường, xoay tròn tạo thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2