intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Tích họp nội dung học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:23

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Tích họp nội dung học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi" được hoàn thành với các biện pháp như: Yêu cầu khi lựa chọn và thực hiện nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ mẫu giáo; Tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua các chủ đề;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Tích họp nội dung học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

  1. ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ thiên tài vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời và sự nghiệp của người là tấm gương sáng ngời cho toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo. Sinh thời, Bác Hồ là người hết lòng thương yêu con trẻ. Tình cảm của Bác là tình cảm Cách mạng, tình cảm của thế hệ đi trước dìu dắt thế hệ đi sau để họ kế tục sự nghiệp cha anh xây dựng Tổ quốc sau này. Và bao trùm lên cả là tình cảm đối với nhân loại, tình cảm của lòng nhân ái, của người lớn, người tốt, người mạnh đối với trẻ thơ, vì các cháu còn rất bé bỏng, khờ dại, vô tội, non nớt, chưa biết gì, đang cần sự che chở, bảo vệ, chăm sóc thương yêu. Trong cuộc đời làm cách mạng, Bác Hồ kính yêu đã hết lòng chăm sóc và dạy dỗ lớp mầm non cho Tổ quốc. Những lời dạy của Bác với các cô giáo hay với các cháu nhỏ cũng đều ngắn gọn, dễ nhớ, giản dị, gần gũi nhưng hết sức sâu sắc. Bác nói: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo...”...“Đối với trẻ em phải dạy thế nào cho các cháu biết đoàn kết ham học, ham làm nhưng phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất trẻ con. Phải làm sao cho các cháu có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải khúm núm, đặt đâu ngồi đấy.” Bác ví các cháu như “Búp trên cành”, đang tuổi ăn tuổi ngủ nên bác căn dặn: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
  2. Bác khẳng định: “ Nhờ sự chăm sóc như thế, trẻ lớn lên tươi đẹp như hoa hồng mùa xuân”. Lòng yêu trẻ sâu sắc và tha thiết mong muốn trẻ được sống hạnh phúc là một nét đặc trưng mang tính nhân văn sâu sắc, tạo nên nhân cách vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tấm lòng yêu trẻ thơ, chăm lo cho trẻ thơ, chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta có thể tìm thấy ở Người một tấm gương sáng ngời về tình yêu con trẻ. Đi đến đâu, Bác cũng luôn có kẹo hoặc bánh để chia cho các cháu, chúng ta có thể đọc được biết bao lời âu yếm của Bác viết cho các cháu bé thơ, Bác viết: “Các cháu vui cười hớn hở, Bác cũng vui cười hớn hở với các cháu vì Bác rất yêu mến các cháu.” “Bác chỉ muốn các cháu được học hành, vui chơi, lớn lên xây dựng và bảo vệ đất nước.”... Trong mỗi bức thư gửi cho các cháu, bác đều gửi cho các cháu nhiều cái hôn. Bác cũng đã viết: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh Tính các cháu ngoan ngoãn Mặt các cháu xinh xinh Mong các cháu cố gắng Thi đua học và hành Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tuỳ theo sức của mình Các cháu hãy xứng đáng Cháu Bác Hồ Chí Minh. Trong di chúc, Bác đặc biệt quan tâm đến ngành giáo dục, từ những lời dạy của Bác về giáo dục đạo đức, hiện nay trong công cuộc đổi mới giáo dục, chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề “ Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi Mầm non, bởi trẻ em như một cây non, cần được uốn nắn ngay từ đầu”. Mỗi giáo viên mầm non không chỉ học tập mà còn giáo dục cho thế hệ học sinh của mình “ làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần giúp trẻ thể hiện lòng yêu nước, lòng
  3. kính trọng yêu quý đối với Bác. Việc làm này đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên trong các nhà trường và trong mỗi người Việt Nam. Tôi luôn trăn trở về lời dạy của Bác: “ Các thầy cô giáo phải tìm cách dạy, dạy cái gì, dạy như thế nào để trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Thầy dạy tốt, trò học tốt để thiết thực góp phần đào tạo những hiền tài cho quốc gia”. Vấn đề này luôn làm tôi quyết tâm suy nghĩ tìm tòI và cuối cùng tìm được hướng đi cho mình qua nội dung đề tài sau “Tích họp nội dung học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm, quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân con người với tập thể, với cộng đồng xã hội. Từ bản chất con người luôn hướng đến chân, thiện, mỹ, vươn tới sự hoàn thiện chính mình. Vì thế đạo đức là một yếu tố cơ bản của nhân cách, là nền tảng của bản chất con người. Để vươn tới sự hoàn thiện trước hết con người phải vươn lên về mặt đạo đức. Trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, với quá trình đổi mới kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế, thì hiện tượng suy thoái đạo đức xã hội thực sự là việc đáng lo ngại và nếu không được khắc phục kịp thời thì xã hội phải trả giá đắt cho việc phản phát triển. Vấn đề đặt ra là phải phát huy những nhân tố tích cực về đạo đức, những tấm gương sống về đạo đức. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là sự phản ánh, phát triển những phẩm chất tốt đẹp từ xưa đến nay phù hợp với qui luật phát triển của xã hội.Tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người làm nên những giá trị mới về tư tưởng, đạo đức và văn hóa cho Việt Nam và thế giới. Để thực hiện tốt nội dung: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là một phương hướng giải pháp chiến lược để xây dựng đạo đức con người, xã hội. Trong đó việc lồng ghép giáo dục cho trẻ mẫu giáo học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Bởi vì ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu tiếp xúc với mọi thứ xung quanh, trẻ dễ bắt chước, dễ học những cái xấu mà trẻ không ý thức được. Trẻ lứa tuổi mầm non là giai đoạn hình thành và phát triển toàn diện nhân cách. Nhân cách trẻ được hình thành tốt hay xấu phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường sống và môi trường giáo dục cho trẻ.
  4. 2. Thực trạng của vấn đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Một trong những tài sản quý báu của Bác đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta là tư tưởng, đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Bác là gương sáng cho tất cả mọi người học tập và noi theo, Người như một thần tượng trong lòng tôi, từ bé biết Bác trong câu hát: “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ…Bác mỉm cười Bác khen em ngoan…” và lớn lên được học tập và tìm hiểu về Bác nhiều hơn. Bản thân tôi càng nhận thức được tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như một ngọn đuốc soi sáng cho chính bản thân mình và thế hệ trẻ, để tôi luôn cố gắng vượt qua mọi thách thức khó khăn, nâng cao tinh thần học hỏi, rèn luyện, sáng tạo, học tập những đức tính cần kiệm, liêm chính chí công vô tư của Người để trở thành người công dân tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng vững mạnh và giàu đẹp hơn. Là một giáo viên mầm non, qua các buổi tập huấn, qua nhiều đợt học tập về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, qua thời gian phấn đấu và tự rèn luyện bản thân tôi đã có nhiều tiến bộ trong việc làm cũng như cách suy nghĩ. Bởi vậy tôi nghĩ rằng không chỉ người lớn học tập về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người mà còn áp dụng cho thế hệ trẻ đặc biệt là trẻ mầm non bởi vì đây là lứa tuổi đang hình thành mầm móng nhân cách đầu tiên. Vậy việc giáo dục cho trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành trong quá trình hình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Bởi vì một môi trường giáo dục tốt về đạo đức, tri thức sẽ hình thành các cháu có ý thức, hành vi, thái độ cư xử đúng đắn về lời nói việc làm của mình ở mọi lúc mọi nơi để tô điểm vào tâm hồn các cháu những cái hay, cái đẹp, rèn cho các cháu kĩ năng sống để trẻ sau này trở thành những bông hoa thơm ngát, là con ngoan trò giỏi, có hành vi văn minh đúng đắn và lịch sự. Như Bác Hồ đã nói: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên Một con người tài đức vẹn toàn phần lớn là do giáo dục. Vậy ở lứa tuổi mầm non nói chung và mẫu giáo nói riêng các cháu như một trang giấy trắng,
  5. nếu chúng ta vẽ nên một bức tranh đẹp, trang giấy ấy sẽ đẹp, nếu chúng ta vô tình dây bẩn thì trang giấy ấy sẽ mờ và xấu đi. Mặc khác ở lứa tuổi này về mặt tâm sinh lí đang hình thành và phát triển chưa ổn định, kiến thức ban đầu về hành vi đạo đức còn mơ hồ, nên chúng ta không thể giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng một hoạt động độc lập sẽ gây cho các cháu nhàm chán và các cháu thực hiện qua loa. Vì thế việc tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ thông qua các chủ đề, qua các hoạt động hằng ngày, hoạt động mọi lúc mọi nơi, qua các ngày hội, ngày lễ, qua việc phối hợp với phụ huynh… là việc làm cần thiết. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào các hoạt động dạy cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”. a. Thuận lợi: Là một giáo viên gắn bó với nghề 6 năm, tôi luôn cố gắng phấn đấu, học hỏi trau dồi kiến thức cho bản thân. Đối với trẻ tôi luôn yêu thương và quan tâm đến trẻ. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi và tạo các hoạt động giúp trẻ hứng thú và vui vẻ đến lớp. - Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cấp lãnh đạo địa phương, Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đầu tư về cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại. - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua nhiều phong trào, hoạt động như: “Thi đua dạy tốt, học tốt”, Phổ biến các câu nói hay của Bác cho giáo viên học tập. Động viên cho giáo viên sưu tầm thêm các bài hát, câu chuyện về Bác để dạy cho trẻ. - Nhà trường tạo góc sách tư liệu về Bác cho giáo viên, trẻ, và phụ huynh cùng xem. - Bản thân nhiệt tình, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm, luôn chủ động, sáng tạo trong công việc, thực hiện tốt các cuộc vận động mà ngành phát động trong có có cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” . - Được sự tín nhiệm, ủng hộ của các bậc phụ huynh. - Phần lớn phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non nên ngày càng quan tâm đến con em mình hơn. - Qua nhiều năm trực tiếp đứng lớp thực hiện công tác chủ nhiệm và chăm sóc giáo dục trẻ, tôi nhận thấy trẻ ở lớp mẫu giáo 5 -6 tuổi do tôi chủ nhiệm rất thích được nghe cô kể chuyện và tham gia hát múa về Bác Hồ, các trẻ luôn dành những ánh mắt yêu thương, thái độ kính trọng khi được nghe cô nói về Bác, và tôi nghĩ mình có thể dựa vào điều kiện thuận lợi này để giáo dục cho trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
  6. b. Khó khăn: - Phần lớn học sinh trong lớp là con em trong gia đình làm nông nghiệp nên bố mẹ các cháu ít có thời gian chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ nói chung và giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng. - Số trẻ trong lớp đông nên giáo viên phải dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhóm lớp cho trẻ. - Do đặc thù của công việc nên giáo viên có rất ít thời gian để sưu tầm các tư liệu để dạy cho trẻ học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Biện pháp 1: Yêu cầu khi lựa chọn và thực hiện nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ mẫu giáo Cần phải đảm bảo yêu cầu về nội dung trong chương trình giáo dục mầm non, dựa vào mục tiêu, nội dung theo từng độ tuổi, những hiểu biết kinh nghiệm của trẻ, điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương. Áp dụng linh hoạt theo hướng tích hợp chủ đề hoặc theo tình huống sự kiện đang diễn ra trong thực tế. Thực hiện thường xuyên qua các hoạt động hàng ngày của trẻ như: hoạt động học, hoạt động chơi, ngoài trời, ăn ngủ, vệ sinh, hoạt động mọi lúc mọi nơi… và được tích hợp lồng ghép ở tất cả các lĩnh vực giáo dục như: giáo dục phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, triển thẩm mỹ và đặt biệt là trong lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội. Biện pháp 2: Nguyên tắc tích hợp Tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không làm thay đổi môn học, không biến các hoạt động thành một hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức độc lập mà được khai thác nội dung giáo dục, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có chọn lọc mang tính điển hình. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giúp cho trẻ nhận biết về hành vi, kĩ năng, thái độ của mình. Thông qua các hoạt động vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày để giáo dục các cháu ngày càng ngoan hơn, tiến bộ hơn. Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục “Một số biện pháp tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào các hoạt động dạy cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”. không phải giáo dục cho các cháu những gì lớn lao to tác mà giáo dục những gì gần gũi, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày như giáo dục trẻ lễ phép, kính trọng người lớn, giáo dục trẻ về
  7. kỹ năng sống như kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng vệ sinh, giáo dục trẻ lòng thật thà, dũng cảm, tiết kiệm, biết giữ gìn vệ sinh, biết đoàn kết chia sẻ, giúp đỡ mọi người, biết yêu quý, tôn trọng những người xung quanh chăm học, chăm làm, yêu quê hương đất nước… Biện pháp 3: Tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua các chủ đề *Đối với chủ đề: “Trường mầm non” - Dạy trẻ biết kính trọng, lễ phép với cô giáo, các cô chú trong trường, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, thực hiện một số qui định nề nếp ở lớp và gia đình, nơi công cộng, có ý thức trong việc sử dụng, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ bạn, biết chờ đến lượt biết chia sẻ, biết phối hợp với bạn trong các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, biết giữ trường lớp sạch sẽ, gọn gàng. - Dạy trẻ thực hiện tốt các qui tắc đạo đức như đi học chào ông bà, bố mẹ đến lớp chào cô giáo, khi nói phải biết giơ tay, thưa dạ, cảm ơn, xin lỗi đúng lúc. *Đối với chủ đề: “ Bản thân” - Dạy trẻ biết yêu quí và giữ gìn các bộ phận trên cơ thể, giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao theo lời gọi của Bác Hồ để mỗi ngày có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển khỏe mạnh, cân đối, hài hòa. Biết cách ăn mặt gọn gàng sạch sẽ phù hợp với hoàn cảnh. Đó cũng là cách học tập phong cách giản dị của Bác dù ở nhà hay đi đâu. - Dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và lúc tay bị bẩn. *Đối với chủ đề: “Gia đình” - Dạy trẻ biết lễ phép, kính trọng, yêu thương ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, biết thưa gửi, chào hỏi lễ phép, dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, chào hỏi chuẩn mực với văn hóa trong gia đình. - Dạy trẻ biết làm những công việc vừa sức, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ ông bà, cha mẹ và những người xung quanh. Để từ đó dần hình thành cho trẻ những thói quen tốt và những hành vi văn minh. *Đối với chủ đề : “Lớn lên bé làm nghề gì?” - Dạy trẻ có những hiểu biết về các nghề, yêu quí tất cả các nghề trong xã hội, có thái độ quí trọng tất cả các nghề, không phân biệt đối xử với nghề nào cả
  8. bởi nghề nào cũng mang lại lợi ích cho chúng ta và đều đáng trân trọng, trẻ biết nâng niu giữ gìn sản phẩm của các nghề, biết giúp đỡ những người xung quanh bằng những việc làm vừa sức như quét lớp, nhặt rác bỏ đúng nơi qui định. Từ đó trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường luôn sạch đẹp. Hình ảnh trẻ trẻ quét lớp
  9. Hình ảnh trẻ nhặt rác *Đối với chủ đề: “ mùa xuân - tết nguyên đán” - Dạy trẻ biết ý nghĩa của ngày tết cổ truyền của dân tộc, biết được phong tục tập quán của ngày tết, hình thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp, chào hỏi phù hợp với ngày tết. *Đối với chủ đề: “Động vật” - Dạy trẻ biết yêu quí, chăm sóc, bảo vệ các con vì chúng là những con vật gần gũi và có ích lợi đối với đời sống con người. *Đối với chủ đề: “Phương tiện giao thông” - Dạy trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông và giáo dục trẻ khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ và chấp hành đúng luật giao thông như đi bộ phải đi sát lề đường bên phải, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm… *Đối với chủ đề : “Nước và hiện tượng tự nhiên” - Dạy trẻ biết ích lợi và sự cần thiết của nước đối với con người, tầm quan trọng của việc sử dụng nước, sử dụng năng lượng tiết kiệm. - Dạy trẻ biết tiết kiệm nước, tắt điện, vòi nước khi không sử dụng. *Đối với chủ đề: “Quê hương, đất nước, Bác Hồ” - Cô dạy trẻ biết thể hiện tình cảm, lòng biết ơn với các anh hùng dân tộc, chăm ngoan học giỏi để tỏ lòng kính yêu đối với Bác, tìm hiểu về những danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử ở địa phương nơi trẻ sống.
  10. - Cô cho trẻ xem tranh ảnh, đọc thơ, nghe các bài hát, bài thơ,câu chuyện và về cảnh đẹp như: Hồ Gươm, Chùa một cột, cảnh đẹp về quê hương…và các hình ảnh, phim tài liệu về Bác Hồ. Qua việc cho trẻ xem những tư liệu đó sẽ giúp cho trẻ thêm tự hào và yêu quí Bác Hồ kính yêu, thêm yêu quê hương, đất nước. Hình ảnh minh họa *Đối với chủ đề: “Trường tiểu học” Bước đầu dạy và giải thích đơn giản cho trẻ hiểu 5 điều Bác Hồ dạy Yêu tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Cần giáo dục cho trẻ một tấm lòng yêu nước thương dân. Nhưng đối với trẻ mẫu giáo cần giáo dục cho các cháu biết yêu thương anh chị em, cha mẹ, ông bà, bạn bè, gia đình, yêu những người xung quanh, yêu quê hương đất nước, yêu loài vật,… Giáo dục trẻ có ý thức tự giác trong các hoạt động, biết yêu lao động, biết giúp đỡ bố mẹ, cô giáo làm những công việc vừa sức, biết lao động phục vụ bản thân.
  11. Giáo dục trẻ phải biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình, bạn bè, xã hội, thực hiện tốt các nội quy của nhà trường, nội quy của lớp học, thực hiện tốt an toàn giao thông. Như Bác Hồ đã nói “Mỗi một người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe”. Vì vậy sức khỏe là vốn quý của con người nên cần giáo dục cho trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống,…Cần giáo dục trẻ tính khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, vì đây là đức tính cần có ở mỗi con người. Biện pháp 4: Tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động hằng ngày a. Giáo dục trẻ thông qua giờ đón –trả trẻ Với trẻ mầm non thời gian học ở trường chiếm rất nhiều thời gian học trong ngày. Ở đó trẻ sẽ học hỏi lẫn nhau học những cái tốt và cái chưa tốt. Vì thế, tôi thấy việc giáo dục trẻ lễ phép, mạnh dạn, tự tin, biết chào hỏi bố mẹ ông bà, cô giáo, chào khách đến lớp, đến nhà là rất cần thiết và phù hợp taị trường mầm non. Tôi thường xuyên gần gũi, âu yếm vỗ về trẻ và trò chuyện với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và cởi mở về những gì mong muốn ở trẻ. Bên cạnh đó đặt ra những giới hạn và hướng trẻ tin rằng việc tuân theo các giới hạn đó là tốt cho bản thân trẻ. Tuy nhiên tôi không làm điều đó một cách áp đặt. Tôi để trẻ nghĩ rằng : “Cô giáo là người bạn lớn đáng tin cậy của trẻ”. Lớp tôi có những trẻ khi đến lớp chưa mạnh dạn chào cô và chào bố mẹ, phải thường xuyên nhắc nhở nhưng trẻ vẫn chưa thực sự mạnh dạn và chưa có thói quen nề nếp và kĩ năng trong việc chào hỏi. Do vậy trong giờ đón trả trẻ tôi là người tạo tình huống để trẻ nói lên suy nghĩ của mình. Tôi hỏi trẻ: Cháu thích gì? Cháu không thích điều gì? Hôm nay cô dạy con học gì? Trong lớp các bạn chơi với nhau như thế nào?... Từ đó trẻ sẽ dần tự tin hơn trong giáo tiếp, mạnh dạn hơn khi trò chuyện với mọi người. Ngoài ra tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ thông báo với bố mẹ về tình hình của trẻ trong ngày, lắng nghe bố mẹ trẻ trao đổi một số đặc điểm của trẻ. Từ đó để uốn nắn dần dần giúp trẻ lễ phép hơn, mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người.
  12. Hình ảnh trẻ chào cô khi đến lớp b. Giáo dục trẻ thông qua hoạt động học Thông qua các tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo, sưu tầm những câu nói hay, những bài hát, những câu chuyện, bài thơ hay để lồng ghép giáo dục, tùy thuộc vào từng chủ đề mà chúng ta kết hợp lồng ghép một cách phù hợp. Ví dụ: Chủ đề gia đình khi kể cho cháu nghe câu chuyện: “Ai đáng khen nhiều hơn” tôi gợi hỏi tạo cơ hội quan tâm đến từng cá nhân, đặt ra nhiều câu hỏi, tạo nhiều tình huống cho trẻ tự tin giao tiếp cùng cô. Sau đó tôi nhấn mạnh, liên hệ giáo dục: Các con à? Bố mẹ của các con phải làm việc vất vả để nuôi các con khôn lớn. Vì vậy các con phải biết vâng lời bố mẹ, thương yêu và nhường nhị em bé, không những thế mà phải biết quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh mình nữa đấy. Sau khi được cô giáo dạy xong, trẻ đưa tay xin kể cho cô nghe những việc làm mình đã giúp đỡ bố mẹ như cho gà, chó, mèo ăn, quét nhà, tự mặt quần áo, chải tóc, tự cất đồ chơi sau khi chơi xong,…Qua cách làm như vậy giờ học đã sinh động lôi cuốn sự chú ý của trẻ hẳn lên rõ rệt.
  13. Hình ảnh trẻ nghe cô kể chuyện c. Giáo dục trẻ thông qua chơi ngoài trời Trẻ mầm non rất thích vui chơi, thích siêu tầm tranh ảnh, hình vẽ, thích chơi những trò chơi dân gian, vận động mang tính chất tập thể. Các cháu rất thích làm những công việc có người lớn hướng dẫn qua đó các cháu thể hiện được mình với bạn bè, với mọi người xung quanh. Thông qua các buổi lao động, chơi ngoài trời góp phần tạo ra các tình huống phát triển kĩ năng giao tiếp tạo cho các cháu tích lũy thêm vốn hiểu biết với nhau trong bạn bè. Vì thế tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích thân thiện cho các cháu là điều cần thiết nhằm hướng tới mục tiêu: “Cô trò cùng học cùng vui” dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các cháu lại được vui chơi thỏa thích. Tôi thường xuyên tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian như: ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, kéo co, ném bóng vào rổ, lăn bóng theo đường dích dắc, thi tìm ca dao, tục ngữ, hò vè…Qua mỗi trò chơi có thưởng, phạt để kích thích sự hăng say và tích cực của các cháu.
  14. Trẻ chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột” Dạy trẻ có thái độ tích cực nhiệt tình, hăng say trong lao động, biết giữ gìn vệ sinh môi trường, biết chăm sóc tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu cho cây, hoa, rau để cho trường, lớp thêm tươi đẹp. Hình ảnh trẻ nhổ cỏ, tưới nước cho hoa d. Giáo dục trẻ thông qua chơi ở các góc Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi luôn đóng vai trò chủ đạo, trẻ được “Học mà chơi, chơi mà học”, trong quá trình chơi trẻ thể hiện được tình cảm, thái độ của mình, qua đó giúp trẻ có những kỹ năng và ý tưởng sáng tạo trong quá trình chơi. Khi được chơi trẻ sẽ chơi hết mình hứng thú, tích cực tham gia chơi. Bởi vậy giáo dục trẻ thông qua chơi sẽ giúp trẻ tiếp nhận thông điệp được dễ dàng hơn, nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Như trong hoạt động góc tôi dạy trẻ cách tổ chức các hoạt động trong nhóm nhỏ, biết phân công, phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm, linh hoạt, sáng tạo trong khi chơi, biết chia sẽ đoàn kết khi chơi, nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau, giáo dục trẻ không giành đồ chơi để chơi một mình mà phải chia sẻ để cho các bạn cùng chơi, chơi xong cất dọn gọn gàng, đúng nơi qui định. Ngoài ra tôi còn dạy trẻ nói năng lễ phép, lịch sự.
  15. đ. Giáo dục trẻ thông qua hoạt động vệ sinh Thông qua hoạt động vệ sinh giáo dục trẻ phải biết tiết kiệm nước và xà phòng, sử dụng xà phòng vừa phải, không vặn vòi nước quá to, khi dùng xong phải khóa vòi ngay, không để nước chảy tự do. Giáo dục trẻ phải biết tiết kiệm nước và xà phòng, có ý thức khi thực hiện, sử dụng xà phòng vừa phải. Hình ảnh trẻ thực hiện vệ sinh e. Giáo dục trẻ trong giờ ăn Ngoài ra tôi còn giáo dục trẻ trong giờ ăn, nhắc nhở trẻ ăn uống gọn gàng không rơi vãi cơm xuống nền, xuống bàn, không nói chuyện khi ăn, biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, biết mời cô mời bạn trước khi ăn ăn hết suất, biết giữ quần áo đầu tóc gọn gàng, phải biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn trong khi ăn, biết làm một số việc tự phục vụ bản thân như ăn xong phải biết súc miệng, cất dọn bàn ghế gọn gàng…
  16. Biện pháp 5: Tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ vào một số hoạt động khác. a. Phát huy công tác nêu gương những việc làm tốt nên làm Trẻ mầm non rất thích được khen thưởng, thích được tuyên dương. Vì những việc làm tốt, hành vi tốt của các cháu khi được cô giáo tuyên dương trước bạn bè thì các cháu rất vui sướng và tự hào. Chính vì vậy tuyên dương là hình thức khen thưởng mang tính khích lệ động viên để các cháu có thể làm được những việc tốt hơn. Đồng thời mang đến cho trẻ niềm vui, niềm phấn khởi thích được đến trường. Mặt khác tuyên dương trẻ có những việc làm tốt, hành vi tốt sẽ giúp cho các cháu khác học tập và nêu gương tốt của bạn từ đó làm cho lớp có thể có nhiều trẻ tốt về học tập và đạo đức tốt của mình ở nhà cũng như ở ngoài xã hội và gia đình. Vì vậy nêu gương là hoạt động rất cần thiết đối với các bật học, nhất là bật học mầm non vì ở bật học này các cháu thích được mọi người khen từ đó các cháu thể hiện được mình với những người xung quanh. Ví dụ: Lớp tôi hàng tuần đều phát động phong tào thi đua giữa các tổ, nhóm với nhau, tất cả các cháu của các tổ, nhóm đều có tinh thần tự chủ phát hiện những việc làm chưa tốt, ghi nhận những điều làm tốt của các bạn cuối tuần các tổ nhóm đưa ra trước lớp tên những bông hoa tỏa sáng của lớp là giáo viên tôi kịp thời tuyên dương và tặng cho trẻ hoa bé ngoan. Đặc điểm của trẻ mầm non là dễ nhớ, mau quên nên không chỉ đổi mới hoạt động nêu gương mà còn phải tổ chức hoạt động này thường xuyên và có hiệu quả nhằm giúp trẻ có động lực phấn đấu trở thành tấm gương cho bạn noi theo. Khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục và có ý nghĩa thiết thực trong việc điều chỉnh nhận thức thái độ và các biểu hiện hành vi của trẻ. Thông qua việc nhận xét sẽ cung cấp thêm kinh nghiệm sống và biết điều chỉnh hành vi, từ đó có thái độ đúng đắn và cách ứng xử của mình cho phù hợp. Mặt khác tôi còn tuyên dương, khen thưởng các cháu có nhiều tiến bộ trong học tập và trong sinh hoạt, chỉ cần một việc làm nhỏ như lượm của rơi của các bạn trả lại cho bạn, hay mạnh dạn phát biểu xây dựng bài, biết nói lời chân thật…
  17. Ví dụ: Bạn khánh Đăng nhặt được của rơi và trả lại cho người đánh mất là bạn Tường Lam. Như vậy thông qua những giờ học có liên quan đến giáo dục tôi thường hỏi: -Theo con thì con có nhận xét gì về việc làm của bạn Khánh Đăng? vì sao? - Việc làm như vậy đem lại điều gì cho người khác? - Gọi một vài cháu nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét bổ sung. Tất cả những việc làm của các cháu tưởng chừng như đơn giản, là việc nhỏ, xong đối với học sinh yếu kém là một quá trình phấn đấu và rèn luyện của các cháu mà giáo viên biết khen thưởng kịp thời chính là phát huy sự nổ lực của mỗi trẻ. Các cháu sẽ cố gắng thật nhiều với lời khen ấy của cô giáo và từ đó lớp tôi ngoan hiền gia tăng, các cháu nghịch ngợm giảm dần và các cháu trở nên thân thiện gần gũi hơn, có nhiều ý thức hơn trong các hoạt động. Với cách làm như vậy, từ đó lớp tôi tiến bộ dần về mặt đạo đức, hình thành tính trung thực, thật thà, biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ mọi người, biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác. b. Giáo dục lòng thật thà, dũng cảm cho trẻ Thật thà, dũng cảm là một trong những đức tính quan trọng cần sớm quan tâm để giáo dục trẻ. Tính thật thà dũng cảm nhiều khi có sẵn trong một số trẻ, nhưng lại cũng chưa có trong một số trẻ. Do vậy việc giáo dục cho trẻ tính thật thà, dũng cảm càng sớm càng tốt. Muốn giúp trẻ có được tính này cần có nhiều hình thức giáo dục nhằm gây hứng thú cho trẻ và đạt hiệu quả hơn. Ví dụ: Thông qua các buổi trò chuyện tôi sử dụng một số câu chuyện để giáo dục trẻ như câu chuyện: “Món quà cô giáo”, “Thỏ nâu biết nhận lỗi”. Qua những mẫu chuyện này giáo dục trẻ có lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi, biết được hành vi đúng sai trong cuộc sống. Có như thế mới là người dũng cảm, trung thực, mau tiến bộ và được mọi người quý mến. Điều quan trọng là cô giáo cần giáo dục cho trẻ lòng thật thà, dũng cảm thông qua nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, dạy trẻ qua những tình huống thực tế, dạy trẻ nói cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, qua những bài thơ, mẫu chuyện cô giáo dục. c. Cô giáo luôn là tấm gương cho trẻ noi theo
  18. Trẻ mầm non là lứa tuổi còn quá nhỏ, chưa ý thức được nhiều, nhân cách chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ hay bắt chước người lớn từ lời nói đến hành động. Bởi vậy muốn trẻ phát triển nhân cách tốt, có thói quen tốt thì người lớn nói chung và cô giáo nói riêng phải luôn là tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Bất cứ lời nói hay hành động nào cũng cần phải đẹp, dù không muốn nhưng cũng phải làm cho trẻ xem để trẻ học theo và bắt chước. Ngoài việc tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ thông qua các chủ đề, qua các hoạt động học, hoạt động chơi. Qua đó sẽ giúp cho trẻ thêm tự hào và kính yêu những người đã có công với đất nước và càng thêm yêu quê hương đất nước. Biện pháp 6: Kết hợp với đồng nghiệp sưu tầm tranh ảnh, xây dựng góc sách về Bác Hồ. Để có được số lượng tranh ảnh có nội dung về Bác, tôi phải mất nhiều thời gian, công sức và nhiều hình thức khác nhau: Sưu tầm tranh ảnh, sách báo về Bác dán thành tập nhằm giúp trẻ hiểu thêm về người vĩ đại Hồ Chí Minh. Vận động mỗi phụ huynh đóng góp một số tài liệu, sách báo có liên quan đến Bác Hồ. Sưu tầm một số mẫu chuyện về Bác đóng thành tập để hàng ngày đọc cho trẻ nghe. Hình ảnh Bác Hồ và các cháu
  19. Biện pháp 7: Tích hợp nội dung: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua việc phối hợp với phụ huynh. Sự phối hợp giữa gia đình và giáo viên là một trong các biện pháp hữu hiệu để trẻ phát triển một cách hoàn thiện về mọi mặt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức cho trẻ. Giáo viên cần gặp gỡ trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu và nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có biện pháp giáo dục kịp thời phù hợp với trẻ. Đối với trẻ có hoàn cảnh đặt biệt tôi gặp riêng phụ huynh để trao đổi, tìm hiểu và đưa ra mục tiêu giáo dục đúng đắn hơn để cùng gia đình giải quyết phần nào những vướng mắt về nhận thức trong quá trình dạy trẻ. Qua đó nhiều phụ huynh tỏ ra quan tâm và ngày càng tin tưởng vào sự giáo dục của giáo viên, phụ huynh tích cực sưu tầm truyện, thơ, tranh ảnh về Bác Hồ để cùng con tìm hiểu tại gia đình. Ngoài ra tôi còn lồng ghép, giáo dục tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào các cuộc họp phụ huynh, tôi sưu tầm tranh ảnh, báo chí, mẫu chuyện có liên quan đến giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nhằm giúp cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng đạo đức của con người. Từ đó phụ huynh sẽ hành động thiết thực thay đổi thói quen, lối sống đồng thời tạo dựng cho con em mình một môi trường sống lành mạnh, trong sáng về đạo đức, vui vẻ về tinh thần, tốt về thể chất và rèn luyện cho trẻ có một kĩ năng sống tốt để xứng đáng là con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc lồng ghép tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở các môn học, bài học có liên quan đến giáo dục đạo đức mà còn giáo dục các cháu vào các hoạt động như hoạt động đón trả trẻ, hoạt động học, vui chơi, ngoài trời, vệ sinh, hoạt động mọi lúc mọi nơi… Tùy thuộc vào nội dung kiến thức của từng hoạt động, bài học mà giáo viên lồng ghép tích hợp sao cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình phụ trách. Việc dạy trẻ cần phải được tiến hành đồng bộ và thường xuyên không ngắt quãng vì trẻ ở độ tuổi này mau nhớ nhưng cũng mau quên. Khi lồng ghép cô nên tích hợp nội dung này vào các hoạt động của trẻ một cách nhẹ nhàng để trẻ hứng thú, say mê, chủ động, linh hoạt tự nhiên lĩnh hội kiến thức điều quan trọng khi giáo dục trẻ giáo viên phải luôn lấy trẻ làm trung tâm. Qua thời gian áp dụng các biện pháp tôi nhận thấy cô và trẻ ở lớp đạt được một số kết quả như sau:
  20. * Kết quả đạt được của trẻ sau khi áp dụng. TT Nội Đầu Cuối năm dung năm khảo SL Kết Tỷ lệ SL Kết Tỷ lệ sát quả % quả % 1 Trẻ có thái độ lễ phép, kính 18 5 27,8 18 16 88,9% trọng, yêu biết quan tâm, giúp đỡ % mọi người 2 Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá 18 6 33% 18 16 88,9% nhân, vệ sinh môi trường 3 Trẻ mạnh dạn tự tin, thật thà, 18 4 22% 18 15 83,3% dũng cảm, đoàn kết 4 Trẻ biết tiết kiệm nước năng 18 5 27,8 18 14 77,8% lượng và thực hiện các kĩ năng tự % phục vụ 4. Hiệu quả của SKKN Qua quá trình giảng dạy và áp dụng tại lớp lá 1 tôi nhận thấy công tác phối hợp với phụ huynh đã được thực hiện tương đối tốt và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhờ đó mà chất lượng giáo dục trẻ cũng đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Mà cụ thể là: * Về phía bản thân tôi: Giáo viên tích cực hơn trong việc lồng ghép giáo dục, tư tưởng, đạo đức, vận dụng phương pháp dạy học linh hoạt tích cực hơn dần thay thế các phương pháp dạy học nặng về thuyết trình, giảng giải. Đồng thời giáo viên luôn làm gương cho trẻ noi theo . - Được các bậc phụ huynh tin tưởng, ủng hộ và cùng phối hợp để công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao. * Đối với trẻ: Hầu hết các cháu đều ngoan, hứng thú trong các hoạt động, tiếp thu tốt các kiến thức và kĩ năng cô truyền đạt. Trẻ mạnh dạn tự tin, tích cực hơn, sáng tạo hơn trong việc lĩnh vực kiến thức mới rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống, biết lao động tự phục vụ không đợi cô phải nhắc, biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng, vui vẻ đoàn kết với bạn, có ý thức trong hoạt động vệ sinh. Có ý thức tự giác, tự lập trong các hoạt động, chấp hành tốt nội qui trường lớp. Các cháu có thái độ, kĩ năng sống như biết yêu thương, kính trọng quan tâm chia sẻ giúp đỡ mọi người, nói năng lễ phép nhẹ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2