intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng các góc chơi trong lớp tạo hứng thú cho trẻ tại lớp 5 tuổi A Trường mầm non xã

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Xây dựng các góc chơi trong lớp tạo hứng thú cho trẻ tại lớp 5 tuổi A Trường mầm non xã" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp trẻ lớp 5 tuổi mạnh dạn, tự tin hơn trong hoạt động góc và các hoạt động hàng ngày ở lớp; Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động ở lớp. Có ý thức và trách nhiệm hơn trong mọi hành vi, hành động của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng các góc chơi trong lớp tạo hứng thú cho trẻ tại lớp 5 tuổi A Trường mầm non xã

  1. PHÒNG GD&ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNGMẦM NON XÃ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 1. Tên biện pháp: Xây dựng các góc chơi trong lớp tạo hứng thú cho trẻ tại lớp 5 tuổi A Trường mầm non xã ……… 2. Lí do lựa chọn biện pháp Môi trường giáo dục trong trường mầm non là hết sức cần thiết để thỏa mãn nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ. Đối với trường và lớp mầm non, việc xây dựng các góc chơi, đồ chơi được sắp xếp, trang trí nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của trẻ cùng với không khí lớp học vui tươi, chan hòa, gần gũi, thân thiện; thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Năm học 2020- 2021 Trường mầm non xã Hoàng Việt thực hiện chủ đề: Môi trường giáo dục thân thiện – cô dịu hiền – bé chăm ngoan. Trong quá trình trang trí lớp tôi nhận thấy các giáo viên trường tôi đã biết tạo môi trường trang trí các góc trong lớp học, tuy nhiên các góc đó chỉ mang tính chất đầy đủ, chưa thực sự thu hút lôi cuốn trẻ hoạt động. Các giáo viên trang trí góc lớp bằng nhiều hình ảnh, nhiều đồ chơi đẹp nhưng trẻ lại không thực sự được tự mình hoạt động với những đồ dùng, đồ chơi đó. Đồ dùng đồ chơi sắp xếp còn chưa khoa học,việc khai thác tối đa hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi còn hạn chế. Để tạo được môi trường giáo dục thực sự lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ tìm tòi khám phá, phát triển toàn diện về nhận thức, thẩm mỹ, kỹ năng thực hành, phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử phù hợp với môi trường sống. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học tôi đã tiến hành “Xây dựng các góc trong lớp tạo hứng thú cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A trường mầm non xã Hoàng Việt ” a. Thuận Lợi: - Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm quản lý, làm việc có khoa học Đội ngũ giáo viên trong trường đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề - Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên đề cấp trường cấp cụm - Lớp được BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, đồ chơi - Trẻ trong lớp có sự phát triển ngôn ngũ khá tốt và thích hoạt động - Nhiều phụ huynh trong lớp quan tâm ủng hộ học liệu và nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi - Là giáo viên nhiều năm dạy mẫu giáo lớn
  2. 2 - Giáo viên trong lớp đều có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ. Các cô đều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức nhiều hình thức trò chơi phong phú, tổ chức cho trẻ chơi hàng ngày - Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn có kỹ năng thành thạo chủ động, thể hiện nhiều sáng tạo trong mọi hoạt động. b. Khó khăn * Về phía giáo viên - Lớp hầu như phải thay đổi trang trí các góc khi đổi chủ đề mới - Đồ dùng đồ chơi tự làm còn hạn chế, phương tiện thực hiện cho tiết học còn thiếu thốn - Việc chuẩn bị môi trường góc chơi không rõ ràng hoặc hình ảnh cho góc chơi chưa tạo ra sự cuốn hút. - Có quá nhiều đồ dùng đồ chơi trong góc hoạt động của trẻ, sắp xếp lộn xộn hoặc quá sơ sài. Các hộp đồ dùng được bày hết trong góc nhưng trẻ không được mang ra chơi. - Đồ dùng đồ chơi trong góc đa số là do nhà trường cung cấp, thiếu sự sáng tạo và đa dạng. Các góc chơi sơ sài, đơn giản, ít đồ dùng, số học sinh trên một lớp đông * Về phía trẻ: - Trẻ còn hiếu động chưa tập trung chú ý. Nhiều trẻ nhút nhát chưa tích cực tham gia vào hoạt động góc, trẻ còn chưa tự tin nói lên hiểu biết, nhận xét của mình. Thời tiết không thuận lợi nên trẻ nghỉ học nhiều * Khảo sát đầu năm Với thực trạng trên, trước khi áp dụng biện pháp tôi tiến hành khảo sát mức độ hứng thú, tích cực của trẻ tham gia vào các hoạt động ( tuần 2 tháng 9 năm 2020) tại lớp 5 tuổi A các mức độ sau: ( Minh chứng – Phiếu khảo sát mức độ hứng thú và tích cực của trẻ khi tham gia vào các hoạt động đầu năm học) Tổng Hứng Khôn số HS thú và g Bình tích hứng thườn Ghi chú cực thú và g hoạt tích động cực SL % SL % SL %
  3. 3 Thực 6/29 20,6 13/29 44,8 10/29 34,4 29 trạng Từ kết quả khảo sát, ta thấy tỷ lệ trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động còn thấp 20,6%; Trong khi tỷ lệ trẻ không tích cực lại cao 34,4%, các trẻ ở mức trung bình chiếm đa số với hơn 44,8%. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học tôi đã áp dụng biện pháp xây dựng các góc trong lớp tạo hứng thú cho trẻ bằng việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu phế thải, sẵn có ở địa phương, bày trí ở các góc chơi cho trẻ hoạt động hằng ngày. Bố trí, sắp xếp các góc hoạt động trong lớp linh hoạt sáng tạo, phù hợp với như cầu hoạt động của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm, thỏa mãn nhu cầu vui chơi, tò mò, ham hiểu biết của trẻ. 3. Thời gian, đối tượng áp dụng: -Tiến hành lựa chọn đề tài từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021 - Đối tượng nghiên cứu: trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn 5 tuổi A trường mầm non xã Hoàng Việt. 3. Mục đích của biện pháp đó - Giúp trẻ lớp 5 tuổi mạnh dạn, tự tin hơn trong hoạt động góc và các hoạt động hàng ngày ở lớp - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động ở lớp. Có ý thức và trách nhiệm hơn trong mọi hành vi, hành động của mình. - Trẻ biết phối hợp, đoàn kết và giúp đỡ người khác. 4. Nội dung Biện pháp 1. Làm đồ dùng đồ chơi cho các góc hoạt động Để xây dựng được môi trường giáo dục tạo hứng thú cho trẻ hoạt động tôi thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho các góc chơi trong lớp Trước khi làm đồ dùng, đồ chơi, tôi tiến hành rà soát các đồ dùng, đồ chơi của lớp phục vụ cho hoạt động vui chơi, hoạt động góc. Lên kế hoạch sưu tầm nguyên vật liệu cần thiết, yêu cầu các nguyên vật liệu phải đảm bảo an toàn, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, rẻ tiền, dễ huy động từ phụ huynh và đặc biệt phải có màu sắc tươi sáng, kích thước vừa với tầm tay của trẻ. Tiến hành tái chế, phân loại, vệ sinh làm sạch các nguyên vật liệu. Đồ dùng, đồ chơi tự tạo phải đảm bảo bền, đẹp, an toàn và phù hợp đối với trẻ. Để làm phong phú thêm môi trường chữ viết tôi gắn chữ cái và chữ số vào các đồ dùng, đồ chơi để trẻ học mà chơi, chơi mà học (Hình ảnh: Ảnh đồ dùng, đồ chơi tự tạo đã làm đầu năm học) Biện pháp 2. Xây dựng, bố trí các góc chơi
  4. 4 Bố trí các góc chơi phù hợp với nhu cầu hoạt động của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình tạo điều kiện cho trẻ hoạt động được nhiều hình thức phong phú, đa dạng hơn. Vì thế đối với lớp tôi, tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc ồn ào( Hình ảnh : Góc xây dựng gần góc phân vai). Dựa vào chủ đề trẻ học, trang trí các góc chơi thật sinh động để gây sự thu hút của trẻ. Đặt tên các góc đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với trẻ và phải thay đổi nội dung phù hợp với từng chủ đề. Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, sử dụng các tủ góc, bảng thấp để làm hàng rào phân góc vừa không che khuất tầm nhìn, vừa để cô giáo bao quát trẻ tốt hơn trong quá trình chơi, giữa các góc chơi đảm bảo các lối đi để trẻ hoạt động trao đổi, liên kết với nhau, diện tích trong mỗi góc hoạt động tùy thuộc vào số lượng trẻ chơi và số lượng đồ dùng, đồ chơi trong góc (Hình ảnh : góc xây dựng và phân vai được ngăn bằng tủ đồ chơi) Các góc chơi bày biện hấp dẫn. Có đủ đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc. Góc chơi phải đảm bảo cho trẻ được học, chứ không phải để trang trí. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, đồ dùng đồ chơi nhẹ bố trí ở trên, đồ dùng đồ chơi nặng bố trí ở dưới, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ (Hình ảnh: Tủ giá đựng đồ chơi sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng) Mảng chủ đề lớn là góc thể hiện nổi bật chủ đề chính đang thực hiện, tùy theo từng chủ đề tôi đặt tên cho gần gũi với trẻ. Cô đánh tên chủ đề theo đúng các chữ cái trẻ được học, để trẻ có thể vừa làm quen và ôn lại các chữ cái mà trẻ đã được học (Hình ảnh: Hình ảnh mảng chủ đề lớn) Góc bé đến lớp tôi bố trí ngay cửa ra vào,ở góc này tôi làm những bông hoa, để gắn hình của trẻ, hàng ngày bé đến lớp được cắm những bông hoa vào đúng ảnh của mình tạo cho trẻ cảm giác vui thích được đi học mỗi ngày (Hình ảnh: Hình ảnh bé gắn ảnh mỗi sáng đến lớp)
  5. 5 Góc hoa bé ngoan tôi sắp xếp ở góc phải của mảng tường chính, bên dưới mảng chủ đề tôi đã làm những cây nấm xinh xắn bằng vải dạ, phía trên gắn ảnh của trẻ vào các ống cờ, cuối ngày hoạt động nhận xét, tuyên dương sẽ cho trẻ lên cắm cờ, là căn cứ để đánh giá nhận xét bé ngoan cuối tuần, động lực cho trẻ ngoan hơn mỗi ngày (Hình ảnh: Hình ảnh bé cắm cờ cuối ngày) Góc chơi xây dựng là nơi tiêu biểu thể hiện khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ từ những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy...với những hình dạng và kích thước khác nhau. Góc xây dựng tôi bố trí với khoảng không gian khá rộng, tôi chuẩn bị một số bộ đồ lắp ghép nhà, mô hình, cổng, hàng rào, cây xanh, các loại rau, cỏ...chuẩn bị thêm một số trang phục công nhân để tăng thêm sự hứng thú và hấp dẫn trẻ (Hình ảnh: Hình ảnh góc xây dựng) Góc chơi phân vai được bố trí sát cạnh góc xây dựng để thuận tiện cho việc liên kết giữa các góc chơi. Với các vai chơi ở góc chơi gia đình, nấu ăn, góc chơi bác sỹ, bán hàng trẻ sẽ tái hiện lại cuộc sống thực hàng ngày của người lớn thông qua đó trẻ được rèn luyện các kỹ năng và hành vi ứng xử phù hợp với cuộc sống (Hình ảnh: Hình ảnh trẻ đang chơi góc phân vai) Sự sáng tạo của trẻ được thể hiện qua góc nghệ thuật ( tạo hình và âm nhạc).Tại đây trẻ sẽ được thể hiện các bài hát, bài thơ phù hợp với chủ đề mà trẻ đang học, trẻ tự tin thể hiện năng khiếu của mình, tôi đã tạo ra nhiều dụng cụ âm nhạc như đàn, trống, phách tre, mũ múa…bằng các nguyên vật liệu khác nhau bày trí ở các góc, trẻ sẽ tự do lựa chọn các dụng cụ âm nhạc mà mình thích để biểu diễn trong các giờ chơi, giờ học… và thỏa sức tạo ra các sản phẩm tạo hình với những nguyên vật liệu như bông, vải vụn hạt na, ngô, lạc, đỗ, giấy báo, giấy màu, thùng bìa cát tông, qua đó giúp trẻ phát triển thẫm mỹ, rèn luyện các kỹ năng tạo hình…các sản phẩm trẻ tạo ra được trưng bày tại góc sản phẩm của bé để tăng thêm hứng thú sáng tạo cho trẻ (Hình ảnh: Hình ảnh trang trí góc nghệ thuật) Góc học tập, góc sách tôi bố trí với khoảng không gian khá rộng, yên tĩnh, có nhiều ánh sáng,để trẻ đọc sách, được tự do khám phá và trải nghiệm. Tại góc chơi trên các mảng tường tôi đã trang trí các hình nghộ nghĩnh trẻ vừa học vừa chơi; trẻ được học về toán đếm và gắn số tương ứng, tách- gộp, đo đường đến trường...Sưu tầm các chữ số, chữ cái từ họa báo,tìm các chữ cái đã học trong
  6. 6 từ.... Trẻ được tìm hiểu môi trường xung quanh thông qua các trò chơi, câu chuyện. (Hình ảnh: Hình ảnh góc học tập) Góc văn học tôi sắp xếp, bố trí bên cạnh góc sách, ở góc văn học tôi đã làm các con rối tay, rối que để cho trẻ đươc thao tác qua các hoạt động kể chuyện, với những chiếc mẹt tre tôi dùng màu vẽ nền, dùng vải dạ nhiều màu để làm các nhân vật, trong khi chơi trẻ sử dụng các nhân vật rối, sắp xếp và kể lại câu chuyện theo trí tương tượng sáng tạo của trẻ. (Hình ảnh: Góc văn học) Góc vận động do lớp học khá rộng nên tôi bố trí ở trong lớp, với các đồ dùng vận động như gậy, bông thể dục, vòng thể dục, túi cát, bóng… để trẻ được hoạt động qua các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, qua đó để phát triển vận động tinh cho trẻ qua các hoạt động hàng ngày( Hình ảnh: Hình ảnh góc vận động) Góc thiên nhiên tôi bố trí ở ngoài hành lang lớp học, tôi đã sưu tầm 1 số cây hoa dễ trồng như hoa mười giờ, hoa cúc, đồng tiền, nha đam, cây lưỡi hổ, hành, tỏi… trồng xuống các can nhựa, chai nhựa bé…Hằng ngày qua các giờ chơi trẻ được lau lá, tưới cây, nhổ cỏ cho cây tạo cho trẻ cảm giác thích thú hòa mình vào với thiên nhiên, qua đó hình thành ở trẻ tinh thần bảo vệ các loại cây xanh trong môi trường sống. ( Hình ảnh: Hình ảnh góc thiên nhiên) Ngoài việc bố trí, sắp xếp các góc chơi tôi thường xuyên kiểm tra loại bỏ nguy cơ mất an toàn như ổ điện, quạt trần, cánh cửa, tủ, giá để đồ chơi cần chắc chắn, đồ chơi vỡ hỏng cần loại bỏ ngay. Những tủ đồ dùng, giá đựng đồ chơi không quá nhọn, vuông góc. Nếu có nên dùng mút, vải bọc lại để đảm bảo an toàn cho trẻ. Thay đổi vị trí các góc chơi sau mỗi chủ đề, để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. Biện pháp 3. Xây dựng môi trường tinh thần. Bên cạnh môi trường vật chất thì môi trường tinh thần cũng đóng góp 1 phần rất lớn vào kết quả chăm sóc giáo dục trẻ. Đảm bảo luôn bao quát trẻ thường xuyên không để trẻ bị tai nạn thương tích trong quá trình trẻ ở trên lớp;
  7. 7 Quan tâm đến trẻ tôi đã trang trí góc sinh nhật và tổ chức sinh nhật cho các bé theo từng tháng, các bé rất vui vẻ và thích thú ( Hình ảnh : Hình ảnh góc sinh nhật bé) Đối với các phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm, giữa năm…những giờ đón, trả trẻ tôi trò chuyện, trao đổi về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để hiểu trẻ hơn (Hình ảnh: Trò chuyện với phụ huynh) Trong giờ học, giờ chơi tôi luôn tạo không khí vui vẻ, ân cần, niềm nở tạo cho trẻ cảm giác thân thuộc giống ở nhà; Mọi lời nói, cử chỉ việc làm của cô đều phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo; luôn tôn trọng và đối xử công bằng với tất cả các trẻ; quan tâm chia sẻ động viên khuyến khích trẻ nhút nhát để trẻ mạnh dạn tự tin hơn; Tạo cho trẻ cảm nhận được “Đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, làm cho trẻ thêm yêu trường,yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung. Khi áp dụng biện pháp này tại lớp. Tôi căn cứ vào kết quả đánh giá trẻ hàng ngày, phiếu đánh giá cuối chủ đề, kết quả hội thi trang trí nhóm lớp, sản phẩm của trẻ, xây dựng đánh giá so với trước khi áp dụng biện pháp để đánh giá mức độ phù hợp của biện pháp Qua việc phân tích số liệu từ các phiếu đánh giá và quan sát trẻ qua việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Đánh giá sự hứng thú tích cực của trẻ khi tham gia vào hoạt động góc, các hoạt động trong ngày khi áp dụng biện pháp ( Hình ảnh : Phiếu đánh giá sự hứng thú và tích cực của trẻ khi tham gia vào các hoạt động thời điểm hiện tại) Sau khi thực hiện biện pháp xây dựng các góc chơi trong lớp cho trẻ hoạt động tích cực tại lớp 5 Tuổi A, từ đầu năm đến thời điểm hiện tại tôi nhận thấy: Trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo, phong phú, nhiều chủng loại theo chủ đề của lớp. Sự giao lưu giữa trẻ với trẻ tạo nên tình cảm gần gũi, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lần nhau, cùng nhau tổ chức và thực hiện các hoạt động tốt hơn. Kết quả cụ thể như sau: Hứng Không thú và Bình hứng tích thườn thú và Ghi chú Tổng cực g tích số HS hoạt cực động SL SL % SL % % Trước khi thực 29 6 20,6 13 44,8 10 34,4
  8. 8 hiện giải pháp Sau khi thực 29 20 68,9 7 24,1 2 6,9 hiện giải pháp Tăng/giảm + 14 48,3 -6 -20,7 -8 -27,5 Từ kết quả đánh giá sau khi áp dụng giải pháp, ta nhận thấy rõ tỷ lệ trẻ không hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động còn 6,9% (- 27,5%); Tỷ lệ trẻ trung bình còn 24,1% (- 20,7%); Đặc biệt là tỷ lệ trẻ trong lớp hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động đạt 68,9 (+ 48,3%) so với thời điểm đầu năm học. Từ kết quả trên, tôi nhận thấy: Sự hứng thú và tích cực của trẻ được nâng lên so với đầu năm học chứng tỏ việc áp dụng phương pháp này tại lớp 5 tuổi A đạt hiệu quả thiết thực. 5.Kết luận Xây dựng các góc chơi trong lớp tạo cho trẻ hoạt động phong phú, đa dạng hơn, các góc chơi trong lớp sắp xếp linh hoạt sáng tạo, phù hợp với nhu cầu hoạt động của trẻ, đồ dùng đồ chơi nhiều chủng loại và phù hợp với trẻ. Trẻ ngoan, hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động hơn và tạo ra nhiều các sản phẩm sáng tạo. Bản thân tôi thêm yêu nghề, mến trẻ tận tâm với công việc của mình, có thêm nhiều kinh nghiệm trong xây dựng môi trường giáo dục trong lớp, trong quá trình áp dụng biện pháp không ngừng nghiên cứu các phương pháp xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động phù hợp và đạt kết quả cao. Trên đây là biện pháp xây dựng các góc chơi trong lớp tạo hứng thú cho trẻ bản thân tôi áp dụng tại lớp 5TA trường mầm non xã Hoàng Việt năm học 2020- 2021. Đồng thời biện pháp này có khả năng ứng dụng rộng rãi trong tổ chuyên môn, trong nhà trường và các đơn vị trong địa bàn huyện. 6. Các đề xuất kiến nghị - Đối với giáo viên: Không ngừng nâng cao học tập bồi dương chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt chương trình giảng dạy đổi mới giáo dụcnói chung và việc trang trí các góc lớp nói riêng trong quá trình giảng dạy. - Đối với cha mẹ trẻ: Cần phối hợp tốt, trao đổi, ủng hộ các nguyên vật liệu cần thiết sẵn có tại địa phương để phục vụ trong việc trang trí các góc lớp được phong phú hơn. - Đối với nhà trường: Trang bị thêm tài liệu cho giáo viên để tham khảo, tổ chức các buổi tham quan học hỏi kinh nghiệm giảng dạy cũng như môi trường trang trí các góc lớp tại các trường bạn.
  9. 9 XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG ngày 22 tháng 2 năm 2021 TÁC GIẢ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2