intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 1

Chia sẻ: Nguyễn Mạnh Thuỳ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

1.265
lượt xem
198
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoa học ngày các phát triển đòi hỏi phải có những con người phát triển toàn diện mới đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Cấp bậc Tiểu học - bậc học đầu tiên của giáo dục phổ thôngcũng góp phần vô cùng quan trọng hình thành tư duy nâng dần từ trực quan đến trừu tượng. Một trong những môn học quan trọng trong đó là môn Toán

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 1

  1. MỤC LỤC Trang 2 Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Giới hạn của đề tài 4 5. Nhiệm vụ đề tài 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Thời gian nghiên cứu 4 Phần thứ hai: NỘI DUNG 6 I. Cơ sở lí luận 6 II. Cơ sở thực tiễn 7 1. Về học sinh 7 2. Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học 12 3. Về giáo viên 8 4. Những hạn chế và khó khăn thường gặp của GV và HS khi dạy và học mạch kiến thức"Giải toán có lời văn" ở lớp 1 III. Một số biện pháp thực hiện 9 1. Nắm bắt nội dung chương trình 9 2. Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học 12 3. Dạy "Giải toán có lời văn" ở lớp 1 13 Phần thứ ba: KẾT LUẬN 22 1
  2. 1. Ý nghĩa 22 2. Bài học kinh nghiệm và giải pháp thực hiện 23 3. Kết luận 24 4. Kiến nghị, đề xuất 24 Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 – Lí do chọn đề tài Khoa học ngày các phát triển đòi hỏi phải có những con người phát triển toàn diện mới đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Cấp bậc Tiểu học - bậc học đầu tiên của giáo dục phổ thôngcũng góp phần vô cùng quan trọng hình thành tư duy nâng dần từ trực quan đến trừu tượng. Một trong những môn học quan trọng trong đó là môn Toán Môn toán là môn học "công cụ, cung cấp kiến thức, kĩ năng, ph ương pháp, góp phần xây dựng nền tảng văn hoá phổ thông của con người lao đ ộng mới. Toán học là công cụ của khoa học kĩ thuật có nguồn gốc trong th ực ti ễn. Những kiến thức toán học phổ thông cơ bản sẽ giúp cho học sinh có cơ sở để học các môn khoa học, kĩ thuật. Cùng với kiến thức, môn toán trong nhà trường còn cung cấp cho học sinh những kĩ năng như: Kĩ năng tính (tính viết, tính nhẩm, tính bằng bàn tính...) ; Kĩ năng sư dụng các dụng cụ toán học (thước kẻ, compa), kĩ năng đọc, vẽ hình; Kĩ năng đo đạc (bằng dụng cụ), ước lượng (bằng mắt, bằng tay, bằng gang tay, bước chân...) Đồng thời với việc trau dồi kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản cho học sinh, môn toán còn giúp cho học sinh phương pháp suy luận, phương pháp lao đ ộng t ốt, phương pháp tự học, phương pháp giải quyết các vấn đề, từ dó học sinh có 2
  3. phương pháp tự học và phát triển trí thông minh sáng t ạo. Qua ho ạt đ ộng h ọc toán, học sinh được rèn luyện tính cẩn thận, phân biệt rõ ràng, đúng sai. Môn toán còn có tác dụng trau dồi cho học sinh óc thẩm mĩ: giúp các em thích h ọc toán, th ể hiện trong lợi ích của môn toán, trong hình thức trình bày. Nội dung môn toán ở tiểu học bao gồm nhiều chủ đề, kiến thức lớn như: Số học. - Đo đại lượng thông dụng. - Một số yếu tố ban đầu về đại số. - Một số yếu tố hình học. - Giải toán có lời văn. - Trong đó việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy h ọc gi ải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn ph ương pháp suy luận và những phẩm chất của người lao động mới. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu học nh ất là ở khối lớp 1- khối đầu cấp nên tôi chọn đề tài: " Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1" để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học mạch kiến thức giải toán có lời văn để HS có kĩ năng giải toán tốt hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu 3
  4. HS líp 1A trêng TiÓu häc Nam Cêng thµnh phè Yªn B¸i n¨m häc 2008 - 2009 , n¨m häc 2009 - 2010 , n¨m häc 2010 - 2011 4. Giới hạn của đề tài HS líp 1A Trêng TiÓu häc Nam Cêng N¨m häc TSHS Nam N÷ 2008 - 2009 27 14 13 2009 - 2010 29 15 14 2010 - 2011 26 13 13 5. Nhiệm vụ của đề tài §èi víi ®Ò tµi nµy nhiÖm vô nghiªn cøu cña b¶n th©n t«i lµ: - Kh¶o s¸t thùc tÕ, thùc tr¹ng gi¶i to¸n cã lêi v¨n cña häc sinh líp 1 qua c¸c n¨m häc. - T×m hiÓu nguyªn nh©n ¶nh hëng tíi viÖc gi¶i to¸n cßn sai. - Nªu ra c¸c bíc tiÕn hµnh ®Ó híng dÉn HS gi¶i to¸n ®óng, tr×nh bµy bµi gi¶i ®Ñp. §a ra nh÷ng biÖn ph¸p gi¶i quyÕt, kh¾c phôc nh÷ng v íng m¾c mµ häc sinh cßn m¾c ph¶i. 6. Phương pháp nghiên cứu: §Ó thùc hiÖn ®Ò tµi nµy b¶n th©n t«i ®· ¸p dông mét sè ph ¬ng ph¸p nghiªn cøu sau: - Nghiªn cøu t liÖu. - Quan s¸t, so s¸nh ph©n tÝch tæng hîp c¸c bµi gi¶i to¸n cã lêi v¨n cña HS. - LuyÖn tËp, thùc hµnh. - T×m hiÓu häc sinh vÒ c¸c mÆt: Hoµn c¶nh gia ®×nh, ®iÒu kiÖn häc tËp, tÝnh c¸ch cña tõng em. 7. Thời gian nghiên cứu: 4
  5. §Ó nghiªn cøu ®Ò tµi nµy, t«i ®· thùc hiÖn trong thêi gian lµ ba n¨m häc: - Năm học 2008 – 2009 tôi được phân công dạy lớp 1. Trong suốt năm học tôi tìm hiểu, ghi chép tập hợp những ưu điểm, thiếu sót của học sinh trong lớp về ” Giải toán có lời văn”. Tôi đã mạnh dạn trao đổi cùng Ban giám hiệu, bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài trường về những ưu điểm và thiếu sót của học sinh lớp 1 nói chung trong việc ” Giải toán có lời văn”, đồng thời trao đổi, bàn bạc và đề xuất một số ý kiến để phát huy ưu điểm và khắc phục thiếu sót của học sinh và giáo viên. - Năm học 2009 – 2010 tôi tiếp tục dạy lớp 1. Tôi mạnh dạn áp dụng một số kinh nghiệm, đồng thời tiếp tục tìm hiểu thêm những vướng mắc của học sinh cũng như của giáo viên về ” Giải toán có lời văn”, bổ xung thêm cách tháo gỡ, tích luỹ thêm kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế. - Năm học 2010 – 2011 tôi tiếp tục dạy lớp 1. áp dụng kinh nghiệm và đánh giá kết quả học tập của học sinh về “Giải toán có lời văn”. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, qua thực tế giảng dạy tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giảng dạy tuyến kiến thức “Giải toán có lời văn” ở lớp 1 §äc tµi liÖu, rót kinh nghiÖm thùc tÕ giê d¹y trªn líp. TËp hîp t liÖu, xö lÝ - viÕt, söa ®Ò tµi. Hoµn thiÖn cuèi häc k× I n¨m häc 2011 - 2012 5
  6. Phần thứ hai: VỀ NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: Theo ®iÒu lÖ Trêng TiÓu häc: BËc tiÓu häc lµ bËc häc nÒn t¶ng trong hÖ thèng gi¸o dôc quèc d©n, ta coi líp 1 lµ c¸i mãng cña toµ nhµ ®å sé ®îc x©y dùng lªn. Muèn v÷ng ch¾c bÒn l©u th× kÜ thuËt x©y dùng mãng lµ hÕt søc quan träng. §ßi hái ng êi thî x©y mãng ph¶i giái, võa cã kÜ thuËt cao võa cã sù s¸ng t¹o. - VÒ kiÕn thøc: Đối với HS lớp 1, việc giải toán gồm: + Giới thiệu bài toán đơn. + Giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ, ch ủ y ếu là các bài toán thêm, bớt một số đơn vị. - VÒ kü n¨ng: 6
  7. Đối với mạch kiến thức : “Giải toán có lời văn”, là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác. Tuy nhiên vì mới quen với môn toán, với các phép tính cộng, trừ, lại tiếp xúc với việc giải toán có lời văn không khỏi có những bỡ ngỡ với học sinh. Giải toán là một hoạt động gồm những thao tác: + Xác lập được mối liên hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái ph ải tìm trong điều kiện của bài toán. + Chọn phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài toán. Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong đi ều ki ện bài toán mà thi ết l ập các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Để tiến hành được điều đó, việc dạy toán diễn ra theo 3 mức độ. - Mức độ thứ nhất: Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán. - Mức độ thứ hai: Hoạt động làm quen với việc giải toán. - Mức độ ba: Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán. II. Cơ sở thực tiễn 1. Về học sinh 7
  8. Trong các tuyến kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu học thì mạch kiến thức “Giải toán có lời văn” là tuyến kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp 1. Bởi vì đối với lớp 1: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là nói chung học sinh chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, kỹ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, phương pháp học toán, học toán và giải toán một cách máy móc nặng về dập khuôn, bắt chước. Qua thực tế khảo sát cùng một đề toán cho HS lớp 1 của ba năm học khác nhau cho thấy việc giẩi toán có ưu điểm và hạn chế như sau: 1.2 Ưu điểm - Phần lớn học sinh biết làm bài toán có lời văn. Kết quả của bài toán đúng. - Học sinh ham học, có hứng thú học tập môn Toán nói chung và “Giải bài toán có lời văn” nói riêng. - Học sinh bước đầu biết vận dụng bài toán có lời văn vào thực tế. 1.2. Hạn chế - Trình bày bài làm còn chưa sạch đẹp. - Một số học sinh chưa biết cách viết câu lời giải phù hợp. - Một số ít học sinh không hiểu nội dung bài toán có lời văn dẫn đến không làm được bài. 8
  9. 2. Về đồ dùng dạy học Tư duy của học sinh lớp Một là tư duy cụ thể, để học sinh học tốt “Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy rất cần đồ dùng thiết bị dạy học để minh hoạ. Trong những năm qua, các trờng tiểu học đã được cung cấp khá nhiều trang thiết bị và đồ dùng dạy học đồng bộ để dạy cho cả cấp học và những bộ va-li để dạy theo lớp nhưng thống kê theo danh mục thì số lượng vẫn cha đáp ứng được đầy đủ yêu cầu dạy “Giải toán có lời văn”. 3. Về giáo viên Vẫn còn một số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng dạy còn lúng túng, chưa phát huy được tích cực chủ động của học sinh, phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tư duy vào lề lối dạy học hàng ngày. Một số giáo viên dạy theo cách thông báo kiến thức sẵn có, dạy theo phương pháp thuyết trình có kết hợp với đàm thoại, thực chất vẫn là “thầy truyền thụ, trò tiếp nhận ghi nhớ”. Một số giáo viên chưa biết cách dạy " Giải toán có lời văn", nếu không muốn nói là làm cho bài toán trở nên phức tạp, khó hiểu hơn. Một số giáo viên ngại sử dụng đồ dùng minh hoạ, ngại tóm tắt bằng sơ đồ hình vẽ hoặc đoạn thẳng, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc giúp học sinh tìm đường lối giải và giải toán còn khó hiểu. 4. Những hạn chế và khó khăn thường gặp của giáo viên và học sinh khi dạy và học mạch kiến thức : “Giải toán có lời văn” ở lớp 1. Về mặt nhận thức giáo viên còn coi việc dạy cho học sinh “Giải toán có lời văn”cho học sinh lớp 1 là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp giảng dạy có hiệu quả.Vốn từ, vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tế của học sinh lớp 1 còn rất hạn chế nên khi giảng dạy cho học sinh lớp 1 giáo viên đã diễn đạt như với các lớp trên làm học sinh lớp 1 khó hiểu và không thể tiếp 9
  10. thu được kiến thức và không đạt kết quả tốt trong việc giải các bài toán có lời văn. Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy tuyến kiến thức: “Giải toán có lời văn” ở lớp 1 còn thiếu linh hoạt. Giáo viên còn lúng túng khi tạo các tình huống sư phạm để nêu vấn đề. Chưa khuyến khích động viên và giúp đỡ một cách hợp lý các nhóm cũng như các đối tượng học sinh trong quá trình học. Khả năng kiên trì của học sinh lớp 1 trong quá trình học nói chung cũng như học “Giải toán có lời văn” nói riêng còn chưa cao. III - Một số biện pháp thực hiện 1. Nắm bắt nội dung chương trình Để dạy tốt môn Toán lớp 1 nói chung, “Giải toán có lời văn” nói riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa. Nhiều người nghĩ rằng Toán tiểu học, và đặc biệt là toán lớp 1 thì ai mà cũng dạy được. Đôi khi chính giáo viên đang trực tiếp dạy cũng rất chủ quan và cũng có những suy nghĩ tương tự như vậy. Qua dự giờ một số đồng chí giáo viên tôi nhận thấy giáo viên dạy bài nào chỉ cốt khai thác kiến thức của bài ấy, còn các kiến t hứ c cũ có liên quan giáo viên nắm không thật chắc. Người ta thường nói ” Biết 10 dạy 1″ chứ không thể ” Biết 1 dạy 1″ vì kết quả thu được sẽ không còn là 1 nữa. a. Trong chương trình toán lớp Một giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa thể đưa ngay “Bài toán có lời văn”. Mặc dù đến tận tuần 23, học sinh mới được chính thức học cách giải “Bài toán có lời văn” song chúng ta đã có ý ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm này ngay từ bài “Phép cộng trong phạm vi 3 (Luyện tập) ” ở tuần 7. * Bắt đầu từ tuần 7 cho đến các tuần 16 trong hầu hết các tiết dạy về phép cộng trừ trong phạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng “Nhìn tranh nêu phép tính” ở đây học sinh được làm quen với việc: 10
  11. - Xem tranh vẽ. - Nêu bài toán bằng lời. - Nêu câu trả lời. - Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh). Ví dụ: Sau khi xem tranh vẽ ở trang 46 (SGK), học sinh tập nêu bằng lời : “Có 1 quả bóng trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?” rồi tập nêu miệng câu trả lời : “có tất cả 3 quả bóng”, sau đó viết vào dãy năm ô trống để có phép tính :1 + 2 = 3 * Tiếp theo đó, kể từ tuần 17, học sinh được làm quen với việc đọc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời, sau đó nêu cách giải và tự điền số và phép tính thích hợp vào dãy năm ô trống. ở đây không còn tranh vẽ nữa (xem bài 3b – trang 87, bài 5 – trang 89). * Việc ngầm chuẩn bị cho học sinh các tiền đề để giải toán có lời văn là chuẩn bị cho học sinh cả về viết câu lời giải và viết phép tính. Chính vì vậy ngay sau các bài tập “nhìn tranh điền phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống” chúng ta chịu khó đặt thêm cho các em những câu hỏi để các em trả lời miệng. Ví dụ: Từ bức tranh “3 con chim trên cành, 1 con chim bay tới” ở trang 47 – SGK, sau khi học sinh điền phép tính vào dãy ô trống: 3 + 1 = 4 Giáo viên nên hỏi tiếp: “Vậy có tất cả mấy con chim?” để học sinh trả lời miệng: “Có tất cả 4 con chim” ; hoặc “Số chim có tất cả là bao nhiêu? (Số chim có tất cả là 4) … Cứ làm như vậy nhiều lần, học sinh sẽ quen dần với cách nêu lời giải bằng miệng. Do đó các em sẽ dễ dàng viết được các câu lời giải sau này. * Tiếp theo, trước khi chính thức học “Giải các bài toán có lời văn” học sinh được học bài nói về cấu tạo của một bài toán có lời văn (gồm hai thành phần chính là những cái đã cho (đã biết) và những cái phải tìm (cha biết). Vì khó có thể giải 11
  12. thích cho học sinh “Bài toán là gì?” nên mục tiêu của tiết này là chỉ giới thiệu cho các em hai bộ phận của một bài toán: + Những cái đã cho (dữ kiện) + Và cái phải tìm (câu hỏi). Để làm việc này sách Toán 1 đã vẽ bốn bức tranh, kèm theo là bốn đề toán: 2 đề còn thiếu dữ kiện, 1 đề còn thiếu câu hỏi, 1 đề thiếu cả dữ kiện lẫn câu hỏi (biểu thị bằng dấu …) Học sinh quan sát tranh rồi nêu miệng đề toán, sau đó điền số vào chỗ các dữ kiện rồi điền từ vào chỗ câu hỏi (còn để trống). Từ đó giáo viên giới thiệu cho các em ” Bài toán thường có hai phần “: + Những số đã cho. + Số phải tìm (câu hỏi). Bài này giúp các em hiểu sâu hơn về cấu tạo của “Bài toán có lời văn”. b. * Các loại toán có lời văn trong chương trình chủ yếu là hai loại toán “Thêm – Bớt” thỉnh thoảng có biến tấu một chút: - Bài toán “Thêm” thành bài toán gộp, chẳng hạn: “An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?”, dạng này khá phổ biến. - Bài toán “Bớt” thành bài toán tìm số hạng, chẳng hạn : ” Lớp 1A có 35 bạn, trong đó có 20 bạn nữ. Hỏi lớp 1A có bao nhiêu bạn nam?”, dạng này ít gặp vì dạng này hơi khó (CTTH cũ dạy ở lớp 2) * Về hình thức trình bày bài giải, học sinh phải trình bày bài giải đầy đủ theo quy định thống nhất từ lớp 1 đến lớp 5: - Câu lời giải. - Phép tính giải. - Đáp số. Ví dụ: Xét bài toán “Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?” * Học sinh lớp 1 theo CTTH cũ chỉ cần giải bài toán trên như sau: 12
  13. Bài giải 5 + 4 = 9 ( con gà ) Học sinh lớp 1 theo CTTH hiện nay phải giải như sau: Bài giải: Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 ( con gà ) Đáp số : 9 con gà * Về số lượng bài toán trong một tiết học được rút bớt để dành thời gian cho trẻ viết câu lời giải. Chẳng hạn trước đây trong 1 tiết ” Bài toán nhiều hơn” học sinh phải giải 8 bài toán (4 bài mẫu, 4 bài luyện tập), thì bây giờ trong tiết ” Giải toán có lời văn (thêm) ” học sinh phải giải 4 bài (1 bài mẫu, 3 bài luyện tập) … * Để lường trước về vốn từ và khả năng đọc hiểu của học sinh khi “Giải bài toán có lời văn” chương trình toán 1 mới đã có những giải pháp: - Hạn chế dùng các vần khó và tiếng khó trong đề toán như: thuyền, quyển, Quỳnh, … tăng cường dùng các vần và tiếng dễ đọc, dễ viết như : cam, gà, Lan, … trong các đề toán. - Lựa chọn câu hỏi trong đề toán sao cho học sinh chỉ cần chỉnh sửa một chút Là được ngay câu lời giải. - Cài sẵn “cốt câu” lời giải vào tóm tắt để học sinh có thể dựa vào tóm tắt mà viết câu lời giải. - Cho phép (thậm chí khuyến khích) học sinh tự nghĩ ra nhiều cách đặt lời giải khác nhau. Chẳng hạn, với bài toán : “An có 4 quả bóng. Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?”; Học sinh có thể đặt lời giải theo rất nhiều cách như: 13
  14. + Cả hai bạn có: …….. + Hai bạn có: ………. + An và Bình có: ………. + Tất cả có: ………. + Số bóng có tất cả là: ……….. 2. Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học Như chúng ta đã biết, con đường nhận thức của học sinh tiểu học là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở lại thực tiễn”. Đồ dùng thiết bị dạy học là phương tiện vật chất, phương tiện hữu hình cực kỳ cần thiết khi dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp Một. Cũng trong cùng một bài toán có lời văn, nếu chỉ dùng lời để dẫn dắt, dùng lời để hướng dẫn học sinh làm bài thì vừa vất vả tốn công, vừa không hiệu quả và sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với dùng đồ dùng thiết bị, tranh ảnh, vật thực để minh hoạ. Chính vì vậy rất cần thiết phải sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học để dạy học sinh “Giải bài toán có lời văn”. Hiện nay bộ đồ dùng trang bị đến từng lớp đã có khá nhiều các đồ dùng mẫu vật cho việc sử dụng dạy “Giải toán có lời văn” song vẫn là thiếu nếu giáo viên thực sự có trách nhiệm. Mỗi nhà trường cần có kế hoạch mua bổ xung, từng tổ khối, cá nhân giáo viên cần sưu tầm, làm thêm các thiết bị như: vật thực, tranh ảnh… làm đồ dùng, dùng chung và riêng cho từng lớp. Một điều hết sức quan trọng là một số giáo viên còn ngại, hoặc lúng túng sử dụng đồ dùng dạy học khi giảng dạy nói chung và khi dạy “Giải toán có lời văn” nói riêng. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần có ý thức chuẩn bị sử dụng đồ 14
  15. dùng dạy học trước khi lên lớp. Cần cải tiến nội dung sinh hoạt chuyên môn để đa việc thống nhất sử dụng đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học. 3. Dạy ”Giải toán có lời văn” ở lớp 1. 3.1. Một số phương pháp thường sử dụng trong dạy: ”Giải toán có lời văn” ở lớp 1 a. Phương pháp trực quan Khi dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp 1 thường sử dụng phương pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ … giúp học sinh dễ hiểu đề bài hơn từ đó tìm ra đường lố i giải một cách thuận lợi. Đặc biệt trong sách giáo khoa Toán 1 có hai loại tranh vẽ giúp học sinh “Giải toán có lời văn” đó là: một loại gợi ra phép cộng, một loại gợi ra phép trừ. Như vậy chỉ cần nhìn vào tranh vẽ học sinh đã định ra được cách giải bài toán. Trong những trường hợp này bắt buộc giáo viên phải sử dụng tranh vẽ và phương pháp trực quan. b. Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại) Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm đường lối giải, chữa bài làm của học sinh … c. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức về “Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học này. ở mỗi dạng toán “thêm, bớt” giáo viên có thể biến tấu để có những bài toán có vấn đề. Chẳng hạn bài toán “bớt” trở thành bài toán tìm số hạng, bài toán “thêm” trở 15
  16. thành bài toán tìm số trừ. Giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, học sinh tự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính học sinh đặt câu lời giải. Cho hình vẽ học sinh đặt lời bài toán và giải. Với những tình huống khó có thể phối hợp với các phương pháp khác để giúp học sinh thuận lợi cho việc làm bài như : Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp kiến tạo … d. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin GV thiết kế các slide trong giáo án điện tử trong đó có thiết kế các hiệu ứng di chuyển ra hoặc vào, thêm hoặc bớt... để hướng dẫn HS phân tích đề toán. Bằng các hình ảnh động, cụ thể HS dễ dàng nắm được nội dung bài toán và tìm ra được cách giải. 3.2. Quy trình ” Giải toán có lời văn ” 3.2.1. Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán: Trước mỗi giờ toán tôi thường nghiên cứu kĩ bài toán tìm xem đồ dùng nào phù hợp với bài như các nhóm đồ vật, các mẫu hình, tranh vẽ. Mỗi học sinh có 1 hộp hình học toán. theo yêu c ầu của giáo viên h ọc sinh được rèn luyện các thao tác trên tập hợp các nhóm đồ vật, các mẫu hình. Phần lớn các bài toán đều có chủ đề liên quan tới các đ ại l ượng và m ối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Vì thế, việc rèn kĩ năng thao tác qua vi ệc học về phép đo đại lượng là rất cần thiết cho việc giải toán. 3.2.2. Hoạt động làm quen với giải toán:  - Đọc và tìm hiểu đề bài. - Tìm đường lối giải bài toán. - Trình bày bài giải - Kiểm tra lại bài giải. 16
  17. a. Đọc và tìm hiểu đề toán Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như ” thêm , và , tất cả, … ” hoặc “bớt, bay đi, ăn mất, còn lại , …” (có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để hỗ trợ). Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên cần gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài. Một số giáo viên còn gạch chân quá nhiều các từ ngữ, hoặc gạch chân các từ cha sát với nội dung cần tóm tắt. Khi gạch chân nên dùng phấn màu khác cho dễ nhìn. Trong thời kỳ đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đàm thoại ” Bài toán cho gì? Hỏi gì?” và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách rất tốt để giúp trẻ ngầm phân tích đề toán. Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các em nhìn tranh và trả lời câu hỏi. Ví dụ: Bài 3 trang 118, giáo viên có thể hỏi: - Em thấy dưới ao có mấy con vịt? (… có 5 con vịt) - Trên bờ có mấy con vịt? ( … có 4 con vịt) - Em có bài toán thế nào? (…) Sau đó giáo viên cho học sinh đọc (hoặc nêu) đề toán ở sách giáo khoa. Trong trường hợp không có tranh ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể gắn mẫu vật (gà, vịt, …) lên bảng từ (bảng cài, bảng nỉ, …) để thay cho tranh; hoặc dùng tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ học sinh đọc đề toán. * Thông thường có 3 cách tóm tắt đề toán: C1: Tóm tắt bằng lời: Ví dụ 1: Tóm tắt: Ví dụ 2: Tóm tắt: : 3 quyển Vịnh có: 43 que tính Nga 17
  18. Hằng : 2 quyển Hà có : 52 que tính Cả hai bạn có : … quyển? (A) Cả hai bạn có : … que tính? C2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thắng(it dung thường chỉ dùng cho giải toán có liên quan tới độ ) C3: Tóm tắt bằng sơ đồ mẫu vật: Ví dụ: Hàng trên: ? ngôi sao Hàng dưới: Với các cách tóm tắt trên sẽ làm cho học sinh dễ hiểu và dễ sử dụng. Với cách viết thẳng theo cột như: 43 que tính và 52 que tính; 3 quyển và 2 quyển Kiểu tóm tắt như vậy khá gần gũi với cách đặt tính dọc nên có tác dụng gợi ý cho học sinh lựa chọn phép tính giải. Có thể lồng “cốt câu” lời giải vào trong tóm tắt, để dựa vào đó học sinh dễ viết câu lời giải hơn. Chẳng hạn, dựa vào dòng cuối của tóm tắt (A) học sinh có thể viết ngay câu lời giải là : “Cả hai bạn có:” hoặc “Số vở cả hai bạn có:” hoặc: “Cả hai bạn có số vở là:”. Cần lưu ý trước đây người ta thường đặt dấu ? lên trước các từ như quyển, quả, … Song làm như vậy thì hơi thiếu chuẩn mực về mặt Tiếng Việt vì tất cả học sinh đều biết là dấu ? phải đặt cuối câu hỏi. Nếu tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc sơ đồ mẫu vật thì đặt dấu ? ở đằng trước các từ như quyển, quả ,… cũng được vì các tóm tắt ấy không phải là những câu. Tuy nhiên học sinh thường có thói quen cứ thấy dấu … là điền số (dấu) vào đó nên giáo viên cần lưu ý các em là: “Riêng trong trường hợp này (trong tóm tắt ) thì dấu … thay cho từ “mấy” hoặc “bao nhiêu” ; các em sẽ phải tìm cho ra số đó để ghi vào đáp số của bài giải chứ không phải để ghi vào chỗ … trong tóm tắt. Nếu không thể giải thích cho học sinh 18
  19. hiểu được ý trên thì chúng ta cứ quay lại lối cũ, tức là đặt dấu hỏi (?) ra đằng trước theo kiểu “Còn ? quả” cũng được, không nên quá cứng nhắc. Giai đoạn đầu nói chung bài toán nào cũng nên tóm tắt rồi cho học sinh dựa vào tóm tắt nêu đề toán. Cần lưu ý dạy giải toán là một quá trình. Không nên vội vàng yêu cầu các em phải đọc thông thạo đề toán, viết được các câu lời giải, phép tính và đáp số để có một bài chuẩn mực ngay từ tuần 23, 24. Chúng ta cần bình tĩnh rèn cho học sinh từng bước, miễn sao đến cuối năm (tuần 33, 34, 35) trẻ đọc và giải được bài toán là đạt yêu cầu. b. Tìm đường lối giải bài toán. * Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm, chẳng hạn: - Bài toán cho biết gì? (Nhà An có 5 con gà) - Còn cho biết gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà) - Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?) Giáo viên nêu tiếp: . “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm phép tính gì? (Lấy số gà đã có cộng với số gà mua thêm) . Mấy cộng mấy? (5 + 4) ; . 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9); hoặc: “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm thế nào? (5 + 4 = 9); hoặc: “Nhà An có tất cả mấy con gà ?” (9) Em tính thế nào để được 9 ? (5 + 4 = 9). Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp “9 này là 9 con gà”, nên ta viết “con gà” vào trong dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà). Tuy nhiên cũng có những học sinh nhìn tranh ở sách giáo khoa để đếm ra kết quả mà không phải là do tính toán. Trong trường hợp này giáo viên vẫn xác nhận kết quả là đúng, song cần hỏi thêm: “Em tính thế nào?” (5 + 4 = 9). Sau đó nhấn 19
  20. mạnh: “Khi giải toán em phải nêu được phép tính để tìm ra đáp số (ở đây là 9). Nếu chỉ nêu đáp số thì chưa phải là giải toán. * Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, nhiều khi việc hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn (thậm chí khó hơn nhiều) việc chọn phép tính và tính ra đáp số. Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên được làm quen với cách giải loại toán này nên các em rất lúng túng. Thế nào là câu lời giải, vì sao phải viết câu lời giải? Không thể giải thích cho học sinh lớp 1 hiểu một cách thấu đáo nên có thể giúp học sinh bước đầu hiểu và nắm được cách làm. Có thể dùng một trong các cách sau: Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy con gà ?) để có câu lời giải : “Nhà An có tất cả:” hoặc thêm từ “là” để có câu lời giải : “Nhà An có tất cả là:" Cách 2: Đưa từ “con gà” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ "số" (ở đầu câu), từ "là" ở cuối câu để có: “Số con gà nhà An có tất cả là:” Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là “từ khoá” của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: “Có tất cả: … con gà ?”. Học sinh viết câu lời giải: “Nhà An có tất cả số con gà là:” Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?” để học sinh trả lời miệng: “Nhà An có tất cả 9 con gà” rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính): Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 (con gà) Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 5 + 4 = 9 (con gà), giáo viên chỉ vào 9 và hỏi: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2