
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
lượt xem 9
download

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là đưa ra một số giải pháp mới góp phần tích cực vào việc giúp học sinh lớp 1 giải toán có lời văn. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LỆ THỦY TRƯỜNG TH SƠN THỦY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giải toáncó lời văn cho học sinh lớp 1 GV: Vương Thị Hồng Duyên 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giải toán có lời văn
- cho học sinh lớp 1 I. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn sáng kiến: Những đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo nhằm thực hiện chiến lược đổi mới sâu sắc toàn diện về kinh tế, xã hội thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vững bước tiến vào thế kỷ mới. Trong việc đổi mới đó, con người có tính quyết định. Chính vì vậy Đảng và nhà nước đã có đường lối quan điểm chỉ đạo, chính sách đúng đắn nhằm đổi mới việc đào tạo, giáo dục con người ở mọi ngành học, bậc học, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong các môn học, môn toán là một trong những môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Một trong những nội dung toán đáp ứng được mục đích trên đó là đơn vị đo lường. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đã đòi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước. Những năm gần đây ngành giáo dục luôn được đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Ở bậc tiểu học thì lớp Một là lớp được đổi mới nâng cao rõ và sớm nhất là môn Toán, trong chương trình trước đây các em chỉ học cộng trừ các số trong phạm vi 10, hiện nay các em được học cộng trừ trong phạm vi 100, đặc biệt là các em còn được làm quen và học dạng giải bài toán có lời văn. Khả năng giải toán có lời văn chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học vận dụng vào giải toán kết hợp với kíên thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong toán học. Thông qua giải toán có lời văn các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kĩ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Giải toán có lời
- văn góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh tiểu học. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác. Trong chương trình toán tiểu học thì “Giải toán có lời văn” là kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Bởi vì đối với học sinh lớp một vốn từ, vốn hiểu biết, kh ả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lô gic của các em còn rất hạn chế. Đối với trẻ là học sinh lớp 1, môn toán tuy có dễ nhưng để học sinh đọc hiểu bài toán có lời văn quả không dễ dàng, vả lại việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài toán cũng là vấn đề không đơn giản. Nhiều khi với một bài toán có lời văn các em có thể làm đúng phép tính nhưng không thể trả lời hoặc lý giải tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế tôi thấy một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra lối giải, chưa biết cách trình bày bài giải, diễn đạt vụng về thiếu lôgic. Vậy làm thế nào để giúp học sinh lớp 1 giải tốt toán có lời văn ? Đó cũng là lí do mà tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm : “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nâng cao chất lượng giải toán có lời văn.” 2. Điểm mới trong sáng kiến: Ngoài các giải pháp mà lâu nay đã sử dụng dạy toán có lời văn, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mới góp phần tích cực vào việc giúp học sinh lớp 1 giải toán có lời văn mà nhiều sáng kiến khác chưa chỉ ra được và nhiều giáo viên chưa nhận thấy khi giảng dạy trên lớp: + Tổ chức cho học sinh học nhóm cộng tác: có thể cho học sinh làm việc trong nhóm đôi hoặc nhóm bốn học sinh nhằm giúp học sinh xây dựng mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với bài học,... từ đó tìm ra cách giải bài toán có lời văn. + Đổi mới việc đánh giá học sinh: Giáo viên thường xuyên kiểm tra việc giải toán có lời văn của học sinh qua từng bài toán, từng hoạt động học tập, đánh giá nhận xét tỉ mỉ ngay trên bài làm của các em để các em tiến bộ hơn. + Giáo viên có thể mời cha mẹ học sinh đến cùng dự giờ xem con học bài, cùng giáo viên giúp đỡ học sinh trong thời gian đầu mới học giải toán có lời văn. II. Phần nội dung:
- 1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: Qua thực tế giảng dạy lớp 1 nhiều năm tôi thấy: Phần lớn học sinh biết làm bài toán có lời văn. Học sinh ham học, có hứng thú học tập môn toán nói chung và “Giải bài toán có lời văn” nói riêng. Học sinh bước đầu biết vận dụng bài toán có lời văn vào thực tế. Song bên cạnh đó, qua quá trình giảng dạy tôi thấy còn không ít học sinh còn lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Đó là: + Đọc được đề bài nhưng chưa hiểu đề bài, chưa biết thế nào là tìm hiểu bài toán có lời văn như: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? + Không hiểu các thuật ngữ toán học như: thêm, bớt, cho đi, mua về, bay đi, chạy đến,. . . và câu hỏi: Có tất cả bao nhiêu? Còn lại bao nhiêu? . . . . + Không biết tóm tắt bài toán, lúng túng khi nêu câu lời giải, có khi học sinh nêu lại hỏi của bài toán. Không hiểu thuật ngữ toán học nên không biết nên cộng hay trừ dẫn đến nói sai, viết sai phép tính, sai đơn vị, viết sai đáp số. Ví dụ: Khi dạy bài tập 2 trang 118 “Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?” Một số học sinh chỉ biết làm đúng phép tính và đáp số nhưng chưa biết viết câu lời giải : Có học sinh chỉ biết viết câu lời giải, làm đúng phép tính và đáp số nhưng chưa viết đúng tên đơn vị (danh số): Khi làm bài học sinh chỉ ghi câu lời giải và phép tính còn không ghi đáp số: Có bài thì nhìn qua tưởng đúng hết nhưng phần viết kết quả của phép tính có ghi tên đơn vị trong dấu ngoặc, còn ở đáp số thì ghi kết quả với tên đơn vị cũng có trong dấu ngoặc. + Một số ít học sinh không hiểu nội dung bài toán có lời văn dẫn đến không làm được bài. + Trình bày bài làm còn chưa sạch đẹp.
- + Một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. + Khi về nhà học sinh lại chưa được bố mẹ quan tâm đến bài vở của con do đi làm vất vả hoặc muốn quan tâm nhưng không biết dạy con sao cho đúng phương pháp dẫn đến giáo viên rất vất vả khi dạy đến dạng bài toán có lời văn. Kết quả điều tra tại lớp 1A năm học 2015 2016: Bài tập số 2 (Trang 118) Tiết 1 của bài: Giải toán có lời văn Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn? Tổng Bài đạt Bài đạt Bài đạt Bài đạt Điểm số HS điểm điểm điểm
- + Về phía học sinh: Do học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán này nên tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác ở giai đoạn này các em chưa đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán. Vì vậy học sinh không làm đúng dạng toán có lời văn cũng là điều dễ hiểu . + Về phía giáo viên: Giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước. Những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như học sinh đều làm được nên giáo viên tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của học sinh mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này. Đối với giáo viên dạy lớp 1 khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, cần cho học sinh quan sát tranh tập nêu bài toán và thường xuyên rèn cho học sinh thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán. Có thể tập cho những em học sinh giỏi tập nêu câu trả lời cứ như vậy trong một khoảng thời gian chuẩn bị như thế thì đến lúc học đến phần bài toán có lời văn học sinh sẽ không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng. + Về phía phụ huynh học sinh: Một nguyên nhân không nhỏ có ảnh hưởng đến việc giải toán có lời văn của học sinh là do phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học của con em mình ở nhà. Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng chất lượng môn toán nói chung và giải toán có lời văn nói riêng ở lớp 1. Trước thực trạng như vậy tôi suy nghĩ : “Phải làm gì để thay đổi thực trạng này? Và hướng dẫn các em giải toán có lời văn bằng cách nào?” Qua nhiều năm dạy lớp 1, tôi đã tìm hiểu, suy nghĩ kết hợp với sự tiếp thu những đóng góp của tổ chuyên môn, của đồng nghiệp, tôi xin đưa ra: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nâng cao chất lượng giải toán có lời văn.” mà tôi đã thực hiện và thấy có hiệu quả đối với lớp tôi và với khối 1 của trường.
- 2. Các giải pháp: 2.1. Nắm chắc nội dung chương trình giải toán có lời văn: Để dạy tốt môn Toán lớp 1 nói chung, “Giải toán có lời văn ” nói riêng, điều đầu tiên là mỗi giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa. a)Trong chương trình toán lớp 1 giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa thể đưa ngay “Bài toán có lời văn”. Mặc dù đến tuần 23, học sinh mới được chính thức học cách giải “Bài toán có lới văn” song chúng ta đã ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm bài này ngay từ bài: “Phép cộng trong phạm vi 3” (Luyện tập) ở tuần 7. *Bắt đầu từ tuần 7 cho đến tuần 16 trong hầu hết các tiết dạy về phép cộng trong phạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng “Nhìn tranh nêu phép tính” ở đây học sinh được làm quen với việc: Xem tranh vẽ. Nêu bài toán bằng lời. Nêu câu trả lời. Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh). * Tiếp theo đó, kể từ tuần 17, học sinh được làm quen với việc đọc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời, sau đó nêu cách giải và tự điền số và phép tính thích hợp vào dãy năm ô trống. Ở đây không còn tranh vẽ nữa. * Việc ngầm chuẩn bị cho học sinh các tiền đề để giải toán có lời văn là chuẩn bị cho học sinh cả về viết câu lời giải và phép tính. Chính vì vậy ngay sau các bài tập “Nhìn tranh điền phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống” chúng ta chịu khó đặt thêm cho các em những câu hỏi để các em trả lời miệng. * Tiếp theo, trước khi chính thức học “Giải toán có lời văn” học sinh được học bài nói về cấu tạo của một bài toán có lời văn (gồm hai thành phần chính là những cái đã cho (đã biết) và những cái phải tìm (chưa biết). Vì vậy có thể giải thích cho học sinh “Bài toán là gì?” nêu mục tiêu của tiết này là chỉ giới thiệu cho các em hai bộ phận của một bài toán: + Những cái đã cho (dữ kiện)
- + Và cái phải tìm (câu hỏi) Bài này giúp các em hiểu sâu hơn về cấu tạo của “Bài toán có lời văn”. b) Các loại toán có lời văn trong chương trình chủ yếu là hai loại toán “Thêm Bớt” thỉnh thoảng có biến tấu một chút: Bài toán “Thêm” thành bài toán gộp, chẳng hạn: “An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng? dạng này khá phổ biến. Bài toán “Bớt” thành bài toán tìm số hạng, chẳng hạn: “Lớp 1A có 35 bạn, trong đó có 20 bạn nữ. Hỏi lớp 1A có bao nhiêu bạn nam?”, dạng này ít gặp vì hơi khó (trước đây dạy ở lớp 2). 2.2. Dạy “Giải toán có lời văn” ở lớp 1: 2.2.1. Một số dạng toán có lời văn ở lớp 1: a) Điền phép tính thích hợp: Học sinh chỉ việc nhìn tranh và trả lời câu hỏi rồi điền phép tính.Ở các tiết từ Luyện tập phép cộng trong phạm vi 3 ( Trang 45 SGK ) trở đi đều có bài nhìn tranh viết phép tính thích hợp Ví dụ như tranh minh họa bài tập 4/b (sách giáo khoa trang 69)….. b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán: Bài toán: Có … bạn, có thêm … bạn đang đi tới. Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn? Với bài này, học sinh chỉ việc nhìn tranh trả lời câu hỏi của giáo viên rồi điền vào số vào đề bài thành bài toán có lời văn c) Yêu cầu học sinh điền số vào tóm tắt và tìm lời giải, phép tính rồi điền vào đáp số. Ví dụ: Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn? Tóm tắt Bài giải Có :…… bạn ………………………………… Thêm :…… bạn ……………………………….. Có tất cả :…… bạn? Đáp số:…. bạn. d) Điền số vào tóm tắt rồi tự tìm lời giải và giải:
- Ví dụ (bài 1 trang 121/ Toán 1): Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây chuối ? Tóm tắt Có :…… cây Thêm :…… cây Có tất cả :…… cây ? e) Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và tìm cách giải: Ví dụ như bài số 4 (trang 135): Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh. Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh? Nhìn chung những dạng toán trên cũng phù hợp với học sinh những cũng có phần gây khó khăn cho một số học sinh trung bình, học sinh còn hạn chế. Đây cũng là yêu cầu đối với giáo viên làm sao cho học sinh hiểu được bài toán và giải được thông qua bước phân tích đề bài sau đây. 2.2.2. Nhận biết cấu tạo bài toán có lời văn: Tiết 84: Bài toán có lời văn. Học sinh được học với đề toán chưa hoàn thiện. Tiếp tục sử dụng kĩ năng quan sát tranh, học sinh đã rất thành thạo ở giai đoạn 2 vậy nên hoàn thiện nốt đề bài toán là điều không khó đối với học sinh lớp tôi. Tiếp tục tôi giảng để học sinh nắm chắc một bài toán có lời văn ở lớp 1 gồm 2 phần: phần cho biết, phần hỏi. Gồm 4 bài toán có yêu cầu khác nhau: * Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán: Bài toán 1: Có …bạn, có thêm… bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ? Bài toán 2: Có … con, có thêm … con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ ? * Bài toán còn thiếu câu hỏi (cái cần tìm):
- Bài toán 3: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán. Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. Hỏi ………………………………………………….? * Bài toán còn thiếu cả số cả câu hỏi (cái đã cho và cái cần tìm) Bài toán 4: Có … con chim đậu trên cành, có thêm….con chim bay đến. Hỏi ………………………………………………….? Dạy dạng toán này tôi phải xác định làm thế nào giúp các em điền đủ được các dữ kiện (cái đã cho và cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu các em hiểu được bài toán có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và đâu là cái cần tìm. Bước 1: GV đặt câu hỏi HS trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để có bài toán. Giáo viên kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán mẫu trên bảng lớp. Bước 2: Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm. (dữ kiện và yêu cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả) của bài toán. Sau khi hoàn thành 4 bài toán giáo viên nên cho các em đọc lại và xác định bài 1 và bài 2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã cho và cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiều được đây là dạng toán có lời văn phải có đủ dữ kiện. 2.2.3. Quy trình giải toán có lời văn: Gồm các bước: Tìm hiểu bài toán. Tóm tắt bài toán. Tìm đường lối (cách) giải bài toán Trình bày bài giải (gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính, đáp số). Kiểm tra lại bài giải
- Ví dụ 1: Dạy bài: Giải bài toán có lời văn Bài 1 trang 117: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng ? Bước 1: Tìm hiểu bài Tôi yêu cầu học sinh: Quan sát tranh minh hoạ trong SGK Đọc bài toán. Đặt câu hỏi tìm hiểu bài: + Bài toán cho biết gì? (An có 4 quả bóng) + Bài toán còn cho biết gì nữa? (Bình có 3 quả bóng) + Bài toán yêu cầu tìm gì? (Cả hai bạn có mấy quả bóng?) Tôi gạch chân dữ kiện, yêu cầu của bài toán. Bước 2: Tóm tắt bài toán. Tôi hướng dẫn để học sinh hoàn thiện tóm tắt của bài toán. Lúc này học sinh chỉ cần dựa vào bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì là đã hoàn thiện tóm tắt. An có : 4 quả bóng. Bình có : 3 quả bóng. Cả hai bạn có: . . . quả bóng ? Yêu cầu học sinh đọc lại tóm tắt. Bước 3: Tìm đường lối (cách) giải bài toán a) Hướng dẫn học sinh viết lời giải: Tôi hỏi học sinh: Dựa vào đâu ta viết được lời giải của bài toán ? Học sinh: Dựa vào câu hỏi của bài toán Tôi nhấn mạnh cho học sinh: Bài toán hỏi cái gì thì trả lời ngay các đó. Tôi có thể hướng dẫn các em viết câu lời giải theo một số cách sau: Cách 1: Hướng dẫn cho HS chọn cách viết câu lời giải gần với câu hỏi nhất đó là:
- Đọc kĩ câu hỏi. Bỏ chữ Hỏi đầu câu hỏi. Thay chữ mấy bằng chữ số. Thêm vào cuối câu chữ là và dấu hai chấm Để có câu lời giải: “Cả hai bạn có số quả bóng là:” Cách 2: Đưa từ “quả bóng” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có “Số quả bóng hai bạn có tất cả là” Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của câu tóm tắt coi đó là “từ khoá” của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt “ Cả hai bạn có : ….quả bóng ?”. Học sinh viết câu lời giải: “Cả hai bạn có là:” Cách 4: Sau khi học sinh tính xong: 4 + 3 = 7 (quả bóng). Giáo viên chỉ vào 7 rồi hỏi: “ 7 quả bóng này là của ai? ” (số bóng của hai bạn có tất cả). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số bóng của hai bạn có tất cả là”… Vậy là có rất nhiều câu lời giải khác nhau, yêu cầu học sinh chọn câu lời giải thích hợp nhất, không nên bắt học sinh nhất nhất phải viết theo lời giải theo một kiểu. b) Hướng dẫn học sinh viết phép tính: Tôi nêu tiếp: “Muốn biết cả hai bạn có mấy quả bóng ta làm phép tính gì? (tính cộng); Mấy cộng với mấy? (4 + 3 = 7) hoặc 4 cộng 3 bằng mấy? (4 + 3 = 7); Tiếp tục tôi gợi ý để học sinh nêu tiếp “ 7 này là 7 quả bóng” nên ta viết “quả bóng” vào dấu ngoặc đơn: 4 + 3 = 7 (quả bóng). Lưu ý bài toán hỏi cái gì thì ghi tên đơn vị cái đó (Ví dụ: hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng ? Tên đơn vị (quả bóng) hoặc hỏi có tất cả bao nhiêu con vịt ? Tên đơn vị (con vịt)…. c) Hướng dẫn học sinh viết đáp số: Tôi cho học sinh biết: đáp số viết kết quả của phép tính, danh số không cần viết trong ngoặc đơn Bước 4: Trình bày bài giải:
- Bài giải Cả hai bạn có số quả bóng là: 4 + 3 = 7 (quả bóng) Đáp số: 7 quả bóng Bước 5: Kiểm tra lại bài giải Sau khi học sinh làm bài xong yêu cầu các em kiểm tra lại bài xem đã đúng chưa (có thể quan sát tranh lại để kiểm tra) Ví dụ 2: Bài tập 2 (trang 169 Toán 1) Bài toán : Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt đi 2 cm. Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăngti mét? * Thực hiện theo 4 bước hướng dẫn giải bài toán có lời văn trên như sau: Bước 1: Tìm hiểu đề bài Cho học sinh đọc đề nhiều lần để xác định dạng bài tập. * Đối với học sinh khá, giỏi có thể hỏi: Bài toán cho biết gì? (Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt 2 cm). Bài toán hỏi gì? Hay bài toán yêu cầu gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng timét ?) * Đối với học sinh yếu có thể hỏi: + Thanh gỗ dài bao nhiêu xăngtimét? (97cm) + Bố em cưa bớt bao nhiêu xăngtimét? (2cm) + Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng ti mét?) Bước 2: Tóm tắt bài toán (Có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng lời, bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc bằng hình vẽ) Tóm tắt Thanh gỗ : 97 cm Cưa bớt : 2 cm
- Còn lại : … cm? Bước 3: Hướng dẫn cách giải và tìm lời giải: Đối với học sinh nắm chắc kiến thức : + Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng ti mét?) + Muốn biết thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu ta làm thế nào? (lấy: 97 2 = 95 (cm) Đối với học sinh còn hạn chế cần hỏi : + Bài toán cho ta biết những gì? (Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt 2 cm) + Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng ti mét?) + Muốn biết thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu ta làm phép tính gì ? (phép tính trừ) + Vì sao? (vì có từ “còn lại”) + Gọi học sinh nêu phép tính trừ? (97 2 = 95 (cm) Tìm lời giải cho bài toán là dựa vào câu hỏi: Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng ti mét? Chúng sẽ bỏ đi tiếng “hỏi” và “bao nhiêu xăng –ti mét” thêm từ “là” thì ta được lời giải như sau: “Thanh gỗ còn lại dài là:” Bước 4: Trình bày bài giải Bài giải Thanh gỗ còn lại dài là: 97 2 = 95 (cm) Đáp số: 95 cm. Bước 5: Kiểm tra lại bài giải *Đối với giải bài toán theo tóm tắt: Tôi cho học sinh đọc tóm tắt đề toán, nhìn tóm tắt nêu đề toán, phân tích đề và giải bài toán như trên. 2.3. Sử dụng tốt các phương pháp dạy học trong dạy giải toán có lời văn:
- a. Phương pháp trực quan: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể để dựa vào đó nắm bắt được kiến thức, kĩ năng của môn Toán. b. Phương pháp thực hành luyện tập: là phương pháp dạy học liên quan đến hoạt động thực hành luyện tập các kiến thức, kĩ năng của môn học, chiếm 50% tổng thời gian dạy học Toán. Vì vậy phương pháp này được thường xuyên sử dụng trong dạy học Toán nói chung và dạy giải toán có lời văn nói riêng. Cụ thể cho học sinh luyện tập ở: + Làm trên bảng lớp + Làm trên bảng con của học sinh. + Luyện tập Toán trong vở . + Làm trong phiếu học tập. c. Phương pháp gợi mở vấn đáp: là phương pháp sử dụng một hệ thống các câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước dần đến cách trình bày bài toán có lời văn. d. Phương pháp giảng giải minh hoạ: Phương pháp này dùng lời nói để giải thích, kết hợp với các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích. đ. phương pháp tổ chức trò chơi học tập: Đối với học sinh lớp 1 các em vừa chuyển sang một môi trường mới được học tất cả các môn học, trong khi đó ở Mầm non các em chủ yếu là được vui chơi. Cho nên khi tiếp thu kiến thức mới các em chưa hứng thú, say mê, dễ nhàm chán. Vì vậy tổ chức trò chơi học tập trong các môn học nói chung và môn Toán nói riêng là rất cần thiết, bỡi vì sau khi học sinh đã nỗ lực tự giác giải quyết các nhiệm vụ của bài học, nếu giáo viên chuyển sang một hình thức tổ chức học tập mới (trò chơi học tập) thì các em được chuyển từ trạng thái “căng thẳng” sang một trạng thái ‘hưng phấn” sẽ phù hợp với độ tuổi các em hơn. Để tổ chức trò chơi học tập mang lại kết quả thì giáo viên cần biết tổ chức trò chơi vào lúc nào trong mỗi tiết dạy, thiết kế trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu gì, cách tổ chức trò chơi ra sao, chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị phục vụ cho trò chơi để đạt được hiệu quả và đem lại sự hứng thú say mê học tập cho học sinh. e. Tổ chức cho học sinh học nhóm cộng tác:
- Trước khi giải một bài toán có lời văn giáo viên có thể cho học sinh tự suy nghĩ tìm ra cách giải bài toán sau đó có thể thảo luận trong nhóm xem cách giải đã chính xác chưa, có cần sự giúp đỡ của bạn không, rồi mới trình bày bài giải. 2.4. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồ dùng dạy học, đặc biệt là đồ dùng trực quan: Dạy giải toán có lời văn giáo viên cho học sinh quan sát đồ dùng trực quan đem lại hứng thú cho học sinh. Lớp học thoải mái, vui vẻ, giờ học đạt hiệu quả cao. Học sinh ham thích học toán. Học sinh được học tập qua ứng dụng công nghệ thông tin bằng hình ảnh được trình chiếu một cách sinh động tạo sự hứng thú cho các em tập trung hơn. Tuy nhiên giáo viên không nên lạm dụng quá vào việc dạy học. 2.5. Tích cực, kiên trì và chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học. Chuẩn bị bài trước khi lên lớp rất quan trọng nên việc xây dựng mục tiêu bài học cũng như sắp xếp, tổ chức các hoạt động dạy học cần được coi trọng. Ngoài ra giáo viên cần mạnh dạn trao đổi những vấn đề khó, những vấn đề mới với ban giám hiệu, đồng nghiệp để được tư vấn. Trong giảng dạy có nhiều học sinh nhận thức chậm. Giáo viên phải kiên trì, không nên khắt khe mà nên tạo điều kiện cho các em được tham gia vào các hoạt động học tập, được chia sẻ để tự tin hơn… Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh thường xuyên trao đổi với giáo viên trong tổ, tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn mới, chia sẻ, giải quyết kịp thời các khó khăn. Tăng cường khảo sát chất lượng học sinh ngay tại các giờ học, buổi học, tuần học. Chấm bài thường xuyên, có thể nhận xét trực tiếp khi các em làm bài ở vở , động viên học sinh kịp thời.
- 2.6. Cách đánh giá học sinh: Cách đánh giá trong dạy học Toán cần phải đánh giá toàn bộ kiến thức kĩ năng cơ bản của học sinh. Giáo viên cần đổi mới cách đánh giá nhằm thúc đẩy quá trình dạy học cá nhân. Đồng thời động viên, khuyến khích động viên học sinh chăm học, tự tin hứng thú trong học tập, khi đánh giá giáo viên cần lưu ý đánh giá cần đảm bảo tính khách quan công bằng, đánh giá học sinh theo quy định, theo hướng động viên có sự chú ý tới sự phát triển của mỗi học sinh, phối hợp các hình thức kiểm tra đánh giá để đánh giá đúng việc nắm kiến thức và kĩ năng trình bày, diễn đạt của học sinh. Ngoài việc giáo viên đánh giá, giáo viên cần tổ chức cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn. Ví dụ: khi dạy bài tập 2 (trang 169 Toán 1) Bài toán: Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt đi 2 cm. Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăngti mét? Sau khi học sinh làm xong bài tập 2 ở sách giáo khoa, giáo viên cho học sinh đổi vở để các em đánh giá nhận xét lẫn nhau. Bằng cách khác giáo viên cho học sinh tự đánh giá bài của mình thông qua việc huy động kết quả và chữa bài của giáo viên trước lớp. 2.7. Dự giờ thăm lớp: Khi dạy giải toán có lời văn tôi hay đi dự giờ và khảo sát học sinh, sau đó tôi cùng đồng nghiệp nghiên cứu bài làm trên giấy của học sinh, phân tích tiết dạy tìm ra và cùng nhau phân tích nguyên nhân học sinh mắc sai lầm hoặc không nắm được bài để rút ra kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho học sinh. 2.8. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh: Thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin đa chiều giữa gia đình với nhà trường để quan tâm, giúp đỡ và có biện pháp kịp thời giúp học sinh học không bị sa sút. Phối hợp với gia đình và người đỡ đầu của học sinh, có những thông tin trao đổi kịp thời để giáo dục học sinh về những kiến thức môn toán mà các em chưa đạt được, tư vấn phương pháp dạy và kiểm soát học sinh. Khi giao bài về nhà dạng giải toán có lời văn tôi thấy các em còn lúng túng, tôi đã mời cha mẹ học sinh đến cùng dự giờ xem con học bài, cùng giáo viên giúp đỡ học sinh trong thời gian đầu mới học giải toán có lời văn. Muốn học sinh
- thực hiện tốt các yêu cầu trước hết mỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ. 3. Kết quả đạt được: So với thời gian đầu lớp tôi có nhiều em còn làm sai, chưa biết trình bày câu lời giải, chưa làm đúng phép tính, đáp số thì sau khi áp dụng “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nâng cao chất lượng giải toán có lời văn” vào việc dạy toán có lời văn tôi thấy đa số các em đã nắm được trình tự các bước để giải bài toán có lời văn. Đến cuối năm học 2016 2017, tôi ra đề cho học sinh làm bài như sau: Minh có 10 cái kẹo, bố cho Minh thêm 10 cái kẹo nữa. Hỏi Minh có tất cả bao nhiêu cái kẹo ? Lớp tôi đạt kết quả như sau: Tổng Bài đạt Bài đạt Bài đạt Bài đạt Điểm số HS điểm điểm điểm
- (Trang121) Bài KS 27 100 25 92,6 27 100 25 92,6 cuối năm III. Phần kết luận: 1.Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến: Việc hình thành kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 là một việc hết sức quan trọng. Nó tạo nền móng để học sinh giải toán ở các lớp trên với bài toán có nhiều lời giải, nhiều phép tính. Đó là con đường tốt nhất để trẻ chiếm lĩnh những thao tác trí tuệ nhằm phát triển chính bản thân mình . Qua việc nghiên cứu và áp dụng một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1nâng cao chất lượng giải toán có lời văn, tôi thấy học sinh học tập tích cực, sôi nổi hơn. Học sinh nắm bài một cách chủ động và bền vững hơn. Tôi thấy học sinh biết giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép cộng hoặc một phép trừ thành thạo và đạt kết quả khá cao. Sáng kiến này được áp dụng tại trường Tiểu học. Đối tượng áp dụng là các lớp khối 1, đặc biệt là học sinh lớp 1A. Nếu biết vận dụng linh hoạt thì “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1nâng cao chất lượng giải toán có lời văn” có thể áp dụng tất các lớp ở khối 1 trong các trường tiểu học và có thể áp dụng một phần đối với học sinh lớp trên của bậc tiểu học. 2. Kiến nghị, đề xuất: Để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1, tôi có một số kiến nghị sau: Cần có thêm tài liệu tham khảo, nâng cao cho giáo viên và học sinh để bổ sung phương pháp dạy, đáp ứng nhu cầu dạy– học. Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp. Các cấp lãnh đạo thường xuyên, quan tâm hơn nữa tới giáo viên và học
- sinh, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để các em có thể thực hiện tốt quyền được học hành. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc rút được qua quá trình giảng dạy. Tuy nhiên do thời gian và năng lực có hạn chắc hẳn sẽ có những thiếu sót. Rất mong sự góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, ban giám hiệu nhà trường và của các cấp quản lý để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và có hiệu quả thiết thực hơn trong công tác giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn!

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p |
445 |
67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p |
224 |
30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p |
174 |
24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p |
202 |
21
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p |
165 |
17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p |
151 |
16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p |
177 |
16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p |
127 |
15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p |
170 |
14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p |
126 |
11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p |
165 |
10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p |
108 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p |
134 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p |
134 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p |
151 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p |
193 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p |
96 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p |
16 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
