Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm lựa chọn, tập hợp, thống kê các dạng chò chơi có thể dùng chung cho một số dạng bài cụ thể; tạo một nhóm phương tiện đồ dùng có thể dùng cho nhiều bài dậy; đổi mới để học sinh hứng thú, không gò bó khuôn mẫu hướng tới những tiết học vui vẻ mà hiệu quả đúng với nội dung chương trình sách giáo khoa mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA SÁNG KIẾN 1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Bậc tiểu học được coi là bậc học nền tảng của cả hệ thống giáo dục, trong đó lớp Một chính là phần móng của cái nền tảng ấy. Nền móng chắc thì mới đảm bảo cho phần kiến trúc bên trên được bền vững. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp Một nói riêng luôn là vấn đề cấp thiết, nó được các cấp giáo dục từ Trung ương đến cơ sở hết sức quan tâm và đặt lên nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, để nâng cao được chất lượng dạy và học thì ngoài việc áp dụng những quan điểm lý luận, những hướng dẫn mang tính định hướng về nội dung và phương pháp dạy - học của các nhà khoa học giáo dục, còn đòi hỏi người giáo viên trực tiếp đứng lớp luôn phải tự tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo để không ngừng cải tiến phương pháp dạy – học sao cho vừa phải phù hợp với đối tượng học sinh ở từng vùng miền, từng lớp, từng thời điểm…, vừa phải đạt được những yêu cầu chung được đặt ra về mặt kiến thức. Việc cải tiến phương pháp dạy - học càng đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà bậc tiểu học vừa hoàn thành xong việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới và đang cần rất nhiều những đóng góp mang tính thực tiễn từ phía giáo viên trực tiếp đứng lớp để nội dung và phương pháp dạy – học theo chương trình mới được hoàn thiện ở mức cao nhất. Trước hết, chúng ta cùng xác định một cách tổng quát về mục tiêu dạy – học môn Toán ở lớp Một. Theo nghiên cứu của tôi về chương trình, sách giáo khoa mới thì tôi nhận thấy việc dạy – học Toán ở lớp Một nhằm giúp học sinh: - Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm các số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng , phép trừ không nhớ trong phạm vi 100; về đo độ dài trong phạm vi 20cm; về tuần lễ, các ngày trong tuần lễ; về đọc đúng giờ trên mặt đồng hồ; về một số hình học ( hình vuông, hình tam giác, hình tròn); nêu tình huống, nêu phép tính, nêu câu trả lời. - Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành: đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; cộng và trừ không nhớ các số trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng ( với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20cm); nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác; vẽ đoạn thẳng có độ dài 10cm; nêu tình huống liên quan đến phép cộng, trừ; bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng ký hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành; tập so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh. 1/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 - Học sinh chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tập. 1.2.CƠ SỞ THỰC TIỄN: - Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về đếm, đọc, viết các số tự nhiên đến 100. - So sánh và sắp xếp các số theo thứ tự xác định. - Sử dụng bảng cộng trừ trong phạm vi 10 để thực hiện các phép cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100. - Đo và ước lượng độ dài chủ yếu là trong phạm vi 10cm. - Tên gọi các ngày trong tuần, xem giờ đúng trên đồng hồ. - Nhận dạng hình vuông, hình tròn và hình tam giác, điểm, đoạn thẳng. Vẽ được đoạn thẳng có độ dài trong phạm vi 10 cm. - Phát hiện giải quyết vấn đề: + Bằng cách nói và viết phép tính thích hợp + Bằng cách giải bài toán đơn về thêm - bớt. + Bằng các bài tập mở. - Cách học toán và phát triển tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá…) Để giúp học sinh lớp 1 đạt được những yêu cầu kiến thức như trên, những năm gần đây bậc tiểu học đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, sinh động mà hiệu quả lại cao. 1.3.TÍNH CẤP THIẾT: Một trong những hình thức tổ chức dạy học theo xu hướng đổi mới là tổ chức các trò chơi học tập. Đây là hình thức hấp dẫn đối với trẻ đã và đang được các thầy, cô giáo áp dụng đã thu được những thành công đáng kể. Nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một thực trạng sau: Qua khảo sát và điều tra tôi thấy các học sinh và các bậc phụ huynh đề nhận thấy sự đổi mới của chương trình và sách giáo khoa. Các bậc phụ huynh đều có ý kiến: Thật sự lo ngại về chương trình mới thì họ sẽ dạy con như thế nào? Và họ đều trăm sự nhờ cô. Điều đó thật khó khăn với các thầy cô song cũng là điều dễ hiểu vì trình độ của họ còn hạn chế. + Học sinh biết đếm thành thạo chỉ có 25% + Học sinh biết đếm đúng (chưa nhanh) 36% + Chưa biết đếm, chưa nhận rõ chữ số 39%. 2/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 Phía giáo viên: Các trò chơi học tập yêu cầu thực hiện ở các tiết học toán song cũng rất khó khăn khi tổ chức vì phương tiện, đồ dùng không đầy đủ, có thể có những đồ dùng (giáo viên tự làm) chỉ dùng có một lần vì vậy rất lãng phí. Qua khảo sát trên đây, tôi thực sự lo ngại về khả năng tiếp thu toán của học sinh lớp 1. Tôi đã trăn trở và suy nghĩ để tìm ra cách giúp trẻ tiếp thu bài tốt nhất. Như ta đã biết, trẻ vào lớp 1 mới 6 tuổi, các em lĩnh hội kiến thức là một nhiệm vụ mới. Trẻ vẫn còn muốn chơi vì thế tại sao ta không lợi dụng cái chơi đó để học. Từ trò chơi học tập giúp trẻ nhớ lâu, nhớ chắc, Giúp các mạnh dàn và tự tin hơn. Bởi vì cái gì làm thì các em nhớ, cái gì nghe thì các em quên. Muốn đạt được điều đó, trong các giờ học toán, các trò chơi phải gần gũi, đồ dùng phương tiện dễ kiếm và phải sử dụng được nhiều lần, có như vậy mới có thể tổ chức được thường xuyên được. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “ Sử dụng trò chơi trong dạy mônToán lớp1”để các đồng chí tham khảo và vận dụng nếu thấy phù hợp. Tôi cũng mong được sự góp ý chân thành của các đồng chí khi vận dụng. 2. MỤC TIÊU CỦA SÁNG KIẾN: - Lựa chọn, tập hợp, thống kê các dạng chò chơi có thể dùng chung cho một số dạng bài cụ thể. - Tạo một nhóm phương tiện đồ dùng có thể dùng cho nhiều bài dậy. - Đổi mới để học sinh hứng thú, không gò bó khuôn mẫu hướng tới những tiết học vui vẻ mà hiệu quả đúng với nội dung chương trình sách giáo khoa mới 3. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Thời gian: Năm học 2023 - 2024. * Phạm vi: Nghiên cứu phương pháp dạy Toán , sử dụng trò chơi trong dạy Toán * Đối tượng : Một số biện pháp, hình thức tổ chức và thiết kế trò chơi trong phân môn Toán lớp 1. - Học sinh lớp 1B trường tiểu học Cam Thượng – Ba Vì- Hà Nội. - Năm học 2023 -2024. - Sĩ số: 32 Độ tuổi: 6 tuổi * phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu lí luận ( Đọc tài liệu) - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp đàm thoại. 3/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. II . NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA SÁNG KIẾN 1.1.Trò chơi học tập trong dạy học môn Toán là gì ? Trò chơi học tập trong dạy học môn toán được hiểu là hình thức học tập môn toán theo hứng thú vui chơi dựa trên những tình huống thực hiện về toán mà việc giả quyết vấn đề trong tình huống đạt ra nhằm để học sinh lĩnh hội, củng cố, vận dụng kiến thức kỹ năng phương pháp toán đã học, những kinh nghiệm sống đã được tích luỹ vào các tình huống mới một cách tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo. Một trò chơi học tập trong giờ học toán cần có những đặc trưng sau: - Trò chơi phải là một tình huống mang vấn đề toán học hướng đích vào việc dạy học, giáo dục và phát triển học sinh tiểu học. - Trò chơi toán học ở mức độ nhất định là cầu nối giữa các kiến thức toán học và thực tiễn cuộc sống, bước đầu hình thành năng lực toán học . 1.2. Vai trò của trò chơi học tập trong dạy Toán - Các hoạt động lĩnh hội trò chơi như nắm luật chơi, tìm hiểu chiến lược chơi để giành phần thắng chính là các hoạt động toán học lĩnh hội các tri thức toán học tiểm ẩn trong trò chơi. - Trò chơi toán học là phương tiện hấp dẫn tạo khả năng cuốn hút học sinh hình thành, phát triển các năng lực, phẩm chất trí tuệ vì trong quá trình tham gia trò chơi học sinh cần huy động các thao tác tư duy: Phân tích tổng hợp, khái quát hoá. Thông qua trò chơi rèn cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề tự giác, hình thành ý thức vượt khó, phát triển các phẩm chất tư duy linh hoạt, sáng tạo và phát triển trí tưởng tượng không gian. - Các trò chơi toán học có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục học sinh. Vì vậy trong quá trình thực hiện trò chơi, giáo viên cần phải thường xuyên quan tâm và chỉ dẫn học sinh quan tâm lẫn nhau, phối hợp ăn ý với nhau, phải tuân thủ nghiêm ngặt luật chơi không quá vì thi đua mà không tuân thủ yêu cầu, vai trò nói trên. - Các trò chơi toán học kích thích hứng thú của học sinh Để làm nổi bật vai trò này: + Giáo viên cần thực sự sống trong những niềm hứng thú của học sinh 4/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 + Giáo viên cần thể hiện niềm say mê sống động đối với các trò chơi toán học và cuốn hút các em vào các trò chơi. Khi đó trò chơi mới trở nên cảm xúc đối với học sinh. +Qua từng tiết học giáo viên cần quan tâm, khai thác tìm tòi các trò chơi sinh động tạo các tình huống bất ngờ nhằm thu hút học sinh sôi nổi tìm tòi, khắc sâu các kiến thức kĩ năng toán chứa đựng trong các trò chơi. Từ việc phân tích đặc điểm vai trò của trò chơi học tập trong dạy học toán có thể khái quát tiến trình các bước tổ chức trò chơi như sau: 2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 2.1. CÁC BƯỚC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI: - Bước lựa chọn trò chơi - Chuẩn bị các phương tiện, vật liệu, dụng cụ chơi. - Giới thiệu nội dung, hướng dẫn trò chơi. - Tổ chức và điểu khiển hoạt động chơi cho học sinh - Đánh giá kết quả chơi Cụ thể các bước như sau: a) Biện pháp 1: Lựa chọn trò chơi: Ở bước này các giáo viên cần dự tính các vấn đề cơ bản sau đây. - Trò chơi được lựa chọn phải phù hợp với nội dung chương trình lớp 1, phù hợp với các loại hình giờ học của học sinh tiểu học. Ví dụ: giờ học hình thành khái niệm có những trò chơi khác với giờ luyện tập thực hành. - Trò chơi học tập phải tạo những tình huống có vấn đề để việc thực hiện trò chơi dẫn đến kiến thức. - Việc chọn trò chơi phải dự tính phát triển các loại hình hoạt động trí tuệ nào? đồng thời dự tính đến đặc điểm tâm lý nhận thức của học sinh. Ví dụ: Sau khi học sinh biết khái niệm tổng thể vẽ tam giác, hình vuông cho học sinh chơi ghép hình cho trước 5 que diêm. Hãy xếp 2 hình tam giác hoặc hãy xếp có thể được nhiều nhất là bao nhiêu tam giác. Điều đó cho ta thấy lựa chọn trò chơi cần cân nhắc nhiều khía cạnh của việc giáo dục toán cho học sinh. Vì vậy giáo viên cần lưu ý điều này. b) Biện pháp 2: Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ chơi cần thiết cho mỗi trò chơi: 5/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 Để đảm bảo trò chơi thêm hấp dẫn, các phương tiện phù hợp với mỗi trò chơi phải đảm bảo một số điều kiện sau: - Phải đẹp, dễ sử dụng, đơn giản, dễ kiếm, gần gũi với học sinh. Ví dụ: Phiếu học tập, các hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, lập Phương số Ví dụ: Trò chơi để khắc sâu việc nhận dạng hình, có thể làm 1 tấm gỗ tròn được sơn trắng đường kính từ 30 – 35 cm được chia thành 5 hình quạt (như hình vẽ): được chia thành 5 hình quạt (như hình vẽ). Tâm hình tròn được gắn mũi tên có thể xoay xung quanh hình tròn. Tại mỗi quạt tròn có vẽ các hình. Nội dung chơi: Một học sinh lên quay, hình tròn dừng ở phần quạt tròn có hình gì thì học sinh nêu thật nhanh (chơi cả lớp học sinh nào giơ tay nhanh được nêu tên hình). - Các phương tiện phải đảm báo tính sư phạm, tính giáo dục, sử dụng được nhiều lần cho nhiều loại bài. c) Biện pháp 3: Giới thiệu nội dung, hướng dẫn chơi: - Nêu tên trò chơi và thời gian thực hiện, chia nhóm, ấn định số thành viên - Việc hướng dẫn, giới thiệu nội dung chơi đóng vai trò quan trọng. Bởi vì thông qua giới thiệu, hướng dẫn học sinh nắm được quy tăc, luật chơi. - Giáo viên lưu ý ta làm tốt phần này có tác dụng lôi cuốn học sinh. Giáo viên cần làm mẫu hoặc cho học sinh làm mẫu, nếu trò chơi khó giáo viên có thể cùng chơi với học sinh. Ví dụ: Nội dung trò chơi: Điền số vào ô sao cho tổng các số trên các hàng, các cột, đuờng chéo đều bằng 9. 2 4 - Giáo viên hướng dẫn: Để hàng ngang thứ nhất bằng 9, 3 tức 2 + 4 + …. = 9. Vậy ta phải điền số mấy? Có 2 ô ta dễ dàng tìm ô thứ ba d) Biện pháp 4:Tổ chức và điều khiển hoạt động chơi: 6/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 Điều quan trọng khi tổ chức trò chơi giáo viên chú trọng để học sinh hoạt động trí tuệ, hoạt động toán học, học sinh cần được thảo luận. Vì vậy giáo viên cần phối hợp nhẹ nhàng giữa cách chơi từng cặp, nhóm tập thể lớp. Mỗi trò chơi có thể tổ chức theo các hình thức khác nhau, sau đó theo từng nhóm nhỏ, có thể theo các nhóm lớn - nửa lớp. Khi học sinh gặp khó khăn, hoạt động điều khiển của giáo viên có thể có những pha gợi động cơ, hướng đích trung gian. Hoạt động điều khiển của giáo viên còn nhằm vào việc định hướng cho học sinh xây dựng các trò chơi tương tự, học sinh biết tìm ra cái “nhân” của trò chơi. Ở phần này: Hô hiệu lệnh phải dứt khoát Trọng tài chú ý quan sát, công bằng, vô tư. e) Biện pháp 5: Đánh giá kết quả: - Trọng tài kiểm tra kết quả để đánh giá .Nêu rõ kết quả thắng – thua, khen ngợi, khen thưởng. - Có thể nêu câu hỏi phụ để rút ra kết luận nào đó từ trò chơi đã thực hiện hoặc giáo dục tư tưởng cho học sinh. Ở phần này, giáo viên cần quan tâm chi tiết từng bước hoạt động của nhận thức trò chơi để đánh giá kết quả, đánh giá việc vận dụng sáng tạo các kiến thức toán học vào thực tiễn. Thông qua đánh giá đúng, việc khen ngợi của giáo viên trước học sinh sẽ mang lại niềm vui, niềm tin tưởng hứng thú trước các trò chơi. Việc đánh giá không công bằng sẽ làm cho học sinh mất hứng thú. 2.2. THIẾT KẾ TRÒ CHƠI: Chương trình toán 1 chia thành các phần: - Số - Phép tính - Đại lượng và đo đại lượng - Hình học Do vậy tôi đã lựa chọn và đưa vào thực hiện các trò chơi học tập mang tính chất điển hình để thiết kế, tổ chức khác nhau. Mỗi trò chơi có thể thực hiện cho nhiều tiết học, nhiều bài tập khác nhau, song khi thực hiện giáo viên có thể thay đổi cho phù hợp với các bài tập tương tự và trình độ học sinh. Do khuôn khổ đề tài có hạn, tôi đưa ra một số trò chơi sau : Phần: Số Trò chơi 1: Thi vượt dốc 7/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 Bước 1: Lựa chọn trò chơi. Trò chơi này củng cố về so sánh và sắp thứ tự các số trong phạm vi 10. Bước 2: Chuẩn bị: Giáo viên kẻ sẵn trên bảng hình vẽ - Chuẩn bị 19 miếng bìa nhỏ, trong đó có 7 miếng ghi dấu lớn, 7 miếng ghi dấu bé hơn và 5 miếng ghi dấu =, đằng sau miếng có gắn nam châm. Bước 3: Hướng dẫn chơi: Trò chơi diễn ra trong 1 phút. Hai bạn đại diện cho 2 đội (tổ) cùng chơi. Các bạn còn lại cổ vũ và cổ vũ. Khi có lệnh chơi, mỗi người chơi phải chọn những miếng bìa có dấu thích hợp gắn vào các ô trống trên mỗi bậc thang của hình vẽ để lên được đỉnh dốc. Ai lên được đỉnh dốc trước thắng. Ai xuất phát trước coi như phạm luật Hết cặp này, giáo viên gọi cặp khác, khoảng 4 cặp chơi. Sau mỗi cặp chơi giáo viên có thể thay các số để gây hứng thú cho học sinh. Bước 4: Tổ chức, điều khiển chơi: - Gọi cặp thứ nhất lên chơi - Giáo viên cùng cả lớp là trọng tài, học sinh cổ vũ cho các bạn. - Sau đó các cặp tiếp theo chơi. Bước 5: Đánh giá kết quả: - Trọng tài công bố kết quả thắng – thua - Khen thưởng những bạn thắng cuộc - Giáo viên nêu câu hỏi: Sau khi chơi xong con phải làm gì? (cất đồ chơi) 1-2 học sinh lên cất đồ dùng vào túi. Trò chơi này có thể sử dụng với các số có 2 chữ số. Trò chơi thứ 2: Ai đúng nhất 8/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 Bước 1: Lựa chọn đồ chơi, khi học các số phạm vi 10, ta chọn trò chơi này nhằm củng cố về so sánh thứ tự các số. Bước 2: Chuẩn bị: -Mỗi học sinh đều chuẩn bị đồ dùng học toán - Giáo viên chuẩn bị thẻ số trong bộ đồ dùng toán Bước 3: Hướng dẫn cách chơi: Trò chơi trong thời gian 3 phút - Chơi theo cá nhân. Giáo viên nêu: Cho các số ví dụ: 3, 5, 0, 7, 4 thì học sinh phải rút các thẻ số từ bộ đồ dùng toán để ta mặt bàn. Khi có lệnh của giáo viên: “Hãy sắp xếp theo thứ tự từ bé lớn hoặc từ lớn đến bé…. bắt đầu” Học sinh lập tức nhanh chóng sắp xếp theo yêu cầu. Ai làm xong trước, đúng và hô: “Đã xong” thắng cuộc. Có thể thay số để học sinh chơi tiếp lần 2. Bước 4: Tổ chức, điều khiển chơi. - Giáo viên cho 1 học sinh lên chơi mẫu (với dãy số trên) - Giáo viên cho dãy số khác: 9, 2, 5, 1, 7 - Học sinh chơi - Giáo viên là trọng tài: Khi em nào hô đã xong, giáo viên kiểm tra kết quả đúng mới công nhận thắng. Bước 5: Đánh giá kết quả: -Trọng tài công bố thắng – thua -Khen, tuyên dương. Lưu ý: Dạng trò chơi này, giáo viên có thể áp dụng với số có 2 chữ số. Nhưng khi áp dụng với số có 2 chữ số, giáo viên cần làm thẻ số có gắn nam châm. Trò chơi thứ 3: Xếp cánh hoa Bước 1: Lựa chọn trò chơi: Trò chơi này nhằm giúp học sinh nắm chắc cách đọc và viết các số có 2 chữ số. Bước 2: Chuẩn bị 2 bông hoa: Một bông hoa 4 cánh nhuỵ vàng cánh đỏ, 1 bông hoa 4 cánh vàng nhuỵ đỏ, cánh rời khỏi nhuỵ như sau và thêm 2 cánh rời. Tất cả có gắn nam châm phía sau: 9/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 - Chọn 2 nhóm mỗi nhóm 4 em, chọn cách đọc số với số tương ứng - Khi có lệnh chơi, em số 1 chạy lên gắn cánh hoa “chín mươi” vào số 90, sau đó chạy nhanh về đập vào tay bạn thứ hai, em thứ hai chạy lên tìm cánh hoa “năm mươi” gắn vào số 50, cứ như vậy cho đến khi các nhóm gắn xong thành bông hoa. Nhóm nào gắn xếp cánh hoa đúng được 10 điểm. - Trường hợp phạm luật: Khi xuất phát trước, khi em số 1 chưa về mà em thứ hai lên gắn cánh hoa. Bước 4: Tổ chức, điều khiển chơi: - Giáo viên làm mẫu hoặc 1 học sinh làm mẫu. - Giáo viên làm trọng tài hô “3 – 2 – 1…bắt đầu” , cả lớp cổ vũ. Bước 5: Đánh giá kết quả: - Cả lớp cùng kiểm tra kết quả, trọng tài công bố thắng - thua - Tuyên dương, khen ngợi. Muốn thực hiện được trò chơi này nhanh đòi hỏi chúng ta phải nắm chắc cách đọc và viết số. Lưu ý: Với trò chơi này, các giáo viên có thể áp dụng với các số có 2 chữ số có hàng đơn vị không phải là số 0. Mỗi lần áp dụng giáo viên có thể dán lượt giấy màu khác lên trên. Phần 2: Phép tính Trò chơi thứ 4: Thỏ đi trú mưa Bước 1: Lựa chọn trò chơi: - Trò chơi này rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 100. - Luôn thay đổi hình thức chơi để hấp dẫn học sinh. Bước 2 : Chuẩn bị - 4 cái nhà có ghi 4 số: 46, 63, 79, 40 - Cắt 8 con thỏ bằng tấm nhựa trắng dùng bút phoóc viết được. Tất cả được gắn nam châm phía sau: 10/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 Bước 3 : Hướng dẫn cách chơi: Thời gian 3 phút - Hai đội, mỗi đội 4 bạn - Chơi tiếp sức, khi có lệnh chơi: Em số 1 cả 2 đội chạy lên nhấc chú thỏ mang phép tính (77+2) vào trú mưa của ngôi nhà có ghi 79 sau đó chạy về đập tay vào bạn thứ hai, bạn thứ hai cũng làm như vậy cho đến bạn cuối cùng. Đội nào đúng và nhanh hơn thắng cuộc. - Nếu chạy trước hiệu lệnh, bạn chưa về đã chạy tiếp lên coi như phạm luật. Bước 4 : Tổ chức chơi: - Hướng dẫn mẫu - Lớp trưởng làm trọng tài, giáo viên cùng cả lớp cũng làm trọng tài, cả lớp cổ vũ. Bước 5: Đánh giá kết quả: - Trọng tài công bố kết quả - Tuyên dương. Trò chơi thứ 5: Ai nhanh, ai khéo Bước 1: Lựa chọn trò chơi: - Trò chơi này củng cố kĩ năng làm tính cộng. - Rèn luyện khả năng quan sát và tô màu khéo léo của học sinh. Bước 2 : Chuẩn bị Giáo viên chuẩn bị sẵn 2 bông hoa màu vàng và màu đỏ vào giấy khổ lớn (viền đỏ, vàng) Hai hộp bút màu nước. 11/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 Bước 3: Hướng dẫn cách chơi - 2 đội: Đội vàng 4 bạn Đội đỏ 4 bạn - Chơi tiếp sức: Yêu cầu tô các cánh hoa sao cho có tổng bằng 48( 2 cánh hoa cùng màu) sau khi em lên trước tô xong về chỗ thì em thứ hai mới được lên. Đội nào tô đúng, tô đẹp và xong trước đội đó thắng. Bước 4 : Tổ chức chơi: - Giáo viên hướng dẫn kỹ (không cần làm mẫu) - Hiệu lệnh dứt khoát. - Giáo viên làm trọng tài, cả lớp làm trọng tài, cổ vũ. Bước 5: Đánh giá kết quả: - Trọng tài công bố kết quả - Tuyên dương. Trò chơi này có thể áp dụng các phép tính, phép cộng phạm vi 10. Phần 3: Đại lượng – đo đại lượng Trò chơi thứ 6: Kim đồng hồ ơi hiện ra Bước 1: Lựa chọn trò chơi: Trò chơi nhằm rèn kĩ năng xem giờ đúng và sự khéo tay, nhanh mắt Bước 2 : Chuẩn bị - Giáo viên chuẩn bị 10 đồng hồ trong bộ đồ dùng toán gắn lên bảng. Bước 3 : Hướng dẫn chơi: Trò chơi trong 4 phút - Chọn 2 đội, mỗi đội 5 em - Khi có lệnh chơi em số 1 lên bảng xoay kim chỉ 5 giờ, chạy về đập tay vào bạn thứ hai, bạn thứ 2 chạy tiếp sức lên bảng xoay kim chỉ 12 giờ, tiếp đến bạn thứ 3 cho đến ban cuối cùng. Hết 4 phút cả 2 đội dừng ngay. Đội nào đúng và nhanh thì thắng. - Phân 1 lớp trưởng làm trọng tài (mỗi đồng hồ đúng được 10 điểm) Bước 4: Tổ chức chơi 12/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 - Giáo viên làm mẫu với đồng hổ chỉ 10h - Học sinh thực hành chơi - Hiệu lệnh: 3 – 2 – 1 …bắt đầu. - Trọng tài quan sát, cả lớp cổ vũ “kim đồng hồ mau hiện ra” Bước 5: Đánh giá kết quả: - Trọng tài báo cáo kết quả thắng - thua - Tuyên dương. Lưu ý: có thể thay các số chỉ giờ để áp dụng vào nhiều tiết học về đồng hồ. Phần 4: Hình học Trò chơi thứ 7: Ai tô đúng, ai tô đẹp Bước 1: Lựa chọn trò chơi: - Trò chơi này giúp học sinh nhận dạng tam giác, hình vuông, hình tròn. Rèn luyện sự khéo tay, óc thẩm mỹ. Bước 2 : Giáo viên chuẩn bị sẵn vào giấy khổ lớn 2 nhóm hình như sau - Chuẩn bị 6 bút: 2 xanh, 2 đỏ, 2 vàng. Bước 3 : Hướng dẫn chơi: Thời gian trong 3 phút - 2 đội, mỗi đội cử 3 em đại diện lên chơi. - Giáo viên phát cho 2 đội mỗi đội 3 bút: xanh, đỏ, vàng. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ các hình - Giáo viên hô: “Tô màu đỏ vào hình tam giác, tô màu xanh vào hình vuông, tô màu vàng vào hình tròn” - Trong 3 phút đội nào tô đúng, đẹp, không chờm màu ra ngoài hình, không tô thiếu hình, không tô màu nọ chồng màu kia (do nhầm) thì đội đó thắng cuộc. 13/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 Bước 4: Tổ chức chơi - Hô hiệu lệnh dứt khoát - Cả lớp cổ vũ và quan sát các bạn - Cử 2 bạn còn lại trong lớp làm trọng tài. Bước 5: Đánh giá kết quả: - Trọng tài kiểm tra kết quả, công bố kết quả thắng – thua - Giáo viên giám sát - Tuyên dương. Trò chơi này giúp con điều gì? Giúp con nhớ về hình tam giác, hình vuông và hình tròn. Trò chơi thứ 8: Ai đo chính xác Bước 1: Lựa chọn trò chơi: - Trò chơi này rèn kĩ năng thực hành đo độ dài - Nắm chắc điểm và đoạn thẳng Bước 2 : Chuẩn bị - Giáo viên chuẩn bị độ dài các đoạn thẳng như sau vào giấy A4 (2 tờ). - Học sinh chuẩn bị thước có chia vạch cm. 2 cm 9cm 5 cm 3cm 10cm Bước 3 : Hướng dẫn chơi: Trò chơi trong 3 phút - 2 đội, mỗi đội 4 em tham gia chơi trực tiếp, cả lớp cổ vũ - Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì các bạn của mỗi đội lập tức cầm thước lên để đo và ghi độ dài các đoạn thẳng. Đội nào hô xong thì đội kia lập tức phải dừng lại. Khi đó giáo viên cử 2 bạn ở 2 đội (các bạn còn lại trong lớp) kiểm tra chéo. Đội xong trước, đúng toàn bộ thì thắng cuộc, nếu xong trước nhưng các kết quả chủ đúng như đội kia thì 2 đội hoà. Kết quả ít hơn thì thua. Bước 4: Tổ chức chơi 14/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 - Giáo viên cử 1 học sinh nêu muốn đo 1 đoạn thẳng ta đặt thước như thế nào? - Hiệu lệnh: 3 – 2 – 1 …bắt đầu. - 2 bạn học sinh làm trọng tài, cả lớp cổ vũ. Bước 5: Đánh giá kết quả: - Trọng tài công bố kết quả thắng - thua - Tuyên dương. Trò chơi thứ 9: Em chọn hình nào Bước 1: Lựa chọn trò chơi: - Trò chơi này củng cố kĩ nhận dạng hình và phát triển trí tưởng tượng không gian. Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích, so sánh. Bước 2 : Chuẩn bị - Giáo viên phô tô hình ảnh sau vào giấy khổ lớn (2 tờ) - Bút nối: 6 chiếc (3 màu: 2 đỏ, 2 vàng, 2 xanh) Bước 3 : Hướng dẫn chơi: - Nêu tên 2 đội, mỗi đội 3 em, chơi tiếp sức. - Giáo viên yêu cầu: “Hãy trọn hình vẽ thích hợp đẻ điền vào ô có dấu hỏi”, “con thấy hàng trên có 3 bé mặc ba váy khác nhau , , nửa tròn. Vậy ở hàng thứ 2 con thấy còn thiếu bé mặc váy nào thì con nối với bé (hình) thích hợp ở dưới. Phía dưới có 6 bé xếp hàng con phải nhìn và quan sát kỹ để chọn và nối chính xác bé mặc váy , hay , hay nửa hình tròn. - Giáo viên hô hiệu lệnh “bắt đầu”. Em số 1 lên nối 1 dấu hỏi với 1 hình ở dưới thích hợp chạy về tiếp đến em số 2. Trong thời gian 3 phút đội nào nối 15/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 đúng và nhanh hơn thì đội đó thắng. Mỗi hình đúng được 10 điểm. Trường hợp phạm luật: Chạy trước hiệu lệnh, bạn trước chưa về, bạn sau đã chạy lên nối hình. Bước 4: Tổ chức chơi - Cử trọng tài: Lớp trưởng - Giáo viên giám sát, cả lớp cổ vũ. Bước 5: Đánh giá kết quả: - Trọng tài công bố kết quả thắng - thua - Tuyên dương. 3. KẾT QUẢ Việc thực hiện trò chơi không chỉ thực hiện ở phần củng cố của tiết học mà còn thực hiện hầu hết ở các bài tập trong tiết học nhờ vậy gây hứng thú học cho học sinh. Sau khi tổ chức thiết kế trò chơi, tôi đã tiến hành trong suốt thời gian một học kỳ. Để cụ thể hơn tôi nêu ra sau đây một bài cụ thể đã áp dụng trò chơi học tập và cũng bài này ở lớp đối chứng không tổ chức trò chơi học tập trong tiết học Sau khi giáo viên tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức về số tròn chục. Học sinh nắm chắc về số tròn chục (đọc, viết số), thứ tự số tròn chục. Giáo viên tổ chức trò chơi ngay trong phần bài tập. Bài tập 1: - Học sinh quan sát và nêu yêu cầu của bài tập - Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh nhất - Giáo viên nêu cách chơi: Bài này yêu cầu các con điền thật nhanh các số theo yêu cầu vào chỗ chấm. Trong thời gian 4 phút, ai điền đúng, nhanh nhất sẽ thắng cuộc. - Hiệu lệnh: 3 – 2 – 1 …. bắt đầu Học sinh thực hiện trò chơi chính là làm bài tập 1. - Đánh giá: + Công bố kết quả + Tuyên dương Bài 1 như sau: Dạng phiếu: a. Viết số Đọc số Đọc số Viết số 20 Hai mươi Sáu mươi 60 10 Tám mươi 90 Năm mươi 70 Ba mươi b. 16/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 Ba chục: 30 20: Hai chục Tám chục:….. 70:………… Một chục:….. 90:………… Bài 2: Số tròn chục? 10 50 80 90 60 10 Bước 1: Giáo viên chuẩn bị 2 bộ số như bài tập 2, 1 bộ xanh, 1 bộ đỏ. - Giáo viên vẽ hình như trên lên bảng (mỗi bên 2 dãy số như trên) Bước 2: - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Giáo viên nêu các con lựa chọn các số tròn chục để điền vào hình tròn và hình chữ nhật. - Học sinh cả lớp chuẩn bị trong 1 phút (cả lớp điền vào phiếu) - Chữa bài bằng hình thức trò chơi. Bước 3: + 2 đội, mỗi đội 3 em, chơi tiếp sức. + Em số 1 chạy lên gắn số 30, chạy về đập tay vào bạn số 2, bạn số 2 chạy lên gắn số 40. Cứ như vậy trong thời gian 2 phút đội nào điền đúng và nhanh thắng cuộc. Đội nào xong đội kia phải dừng lại. Bước 4: - Tổ chức chơi: - Hiệu lệnh “3 – 2 – 1 …bắt đầu” - Cả lớp cổ vũ Bước 5: - Công bố kết quả - Tuyên dương Con có nhận xét gì về thứ tự của các số trên? Bài 3: > < = 20…10 40…80 90…60 30…40 80…40 60…90 50….70 40….40 90….90 - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Giáo viên: Các con so sánh 2 số rồi điền dấu >,
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 + 3 em: Thi đua trong thời gian 1 phút, ai là người điền đúng và nhanh nhất thắng cuộc. + Hiệu lệnh: “Bắt đầu” - Trọng tài công bố kết quả. Sau dó cho học sinh chơi thêm trò chơi số 4. Xếp cánh hoa. Sau khi dạy xong bài này, tôi tiến hành chấm. * Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài Chất lượng kiểm tra cuối kỳ môn Toán ở lớp do tôi phụ trách trong hai năm học 2022 - 2023 và 2023 - 2024 như sau: TỔNG TỈ LỆ ĐIỂM KTĐK MÔN TOÁN NĂM HỌC SỐ 9 - 10 7-8 5-6 3-4 2022 – 2023 32 16 50% 9 28,% 7 21,9% 0 0 Kì 2 2023 – 2024 18,8 25,2 6,2 32 16 50% 6 8 2 Kì 1 % % % Lớp 1B không khí học sôi nổi, hào hứng, vui tươi. Khi có thi đua nên mọi thành viên đều cố gắng làm sao để mình là người thắng cuộc do đó học sinh tập trung cao độ vào bài tập vì vậy hiệu quả thật cao. Cuối năm học, sau khi kiểm tra định kỳ học kỳ II, tôi đã thống kê kết quả chất lượng môn Toán ở lớp do mình phụ trách. Cụ thể như sau: TỈ LỆ ĐIỂM KTĐK MÔN TOÁN TỔNG NĂM HỌC SỐ 9 - 10 7-8 5-6 3-4 2022 – 2023 32 16 50% 9 28,% 7 21,9% 0 0 Kỳ II 2023 – 2024 32 25 78,3% 4 12,4% 3 9,3% 0 0 Kỳ II Như vậy ta thấy rằng tổ chức trò chơi học tập trong tiết học toán đã có hiệu quả. Nếu tổ chức thường xuyên, đều đặn thì hiệu quả sẽ rất tốt. 18/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 4.1 Hiệu quảvề khoa học : - Các tiết học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả . Học sinh tích cực, sáng tạo, thầy cô đổi mới không tạo áp lực cho trò. - Áp dụng với tất cả các lớp, trong nhiều năm và với bất kì giáo viên nào. 4.2 Hiệu quả về kinh tế: - Không tốn kém, không mất nhiều thời gian để có được kết quả. 4.3 .Hiệu quả về xã hội: - Phụ huynh phấn khởi, tin tưởng vào sự đổi mới của giáo dục. Xây dựng được một thế hệ năng động, sáng tạo, tự tin và đoàn kết. - Toàn xã hội cùng tham gia vào giáo dục. 5. Tính khả thi: - 100% học sinh hiểu bài bài làm tốt các bài tập 6. Thời gian thực hiện đề tài: - Thời gian: Từ tháng 9 / 2023 đến tháng 4 / 2024 Kết quả: GV:Năm học 2022 – 2023: Tôi dự thi giáo viên dạy giỏi môn Toán lớp 1 và đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp Huyện. Học sinh: Năm 2023 – 2024, tôi luyện đội tuyển khối 1 dự thi Toán vioedu cấp Huyện. Có em Nguyễn Bảo Quốc lớp 1B, đạt giải Ba cấp Huyện. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Qua nghiên cứu thực hiện đề tài, việc giáo viên tổ chức trò chơi học tập là một hình thức đổi mới phương pháp dạy học để giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, sinh động mà hiệu quả lại cao. Trò chơi học tập phần lớn được xem như là một thủ thuật, biện pháp củng cố kiến thức mà học sinh vừa được học trong tiết học. Sự “khô khan” của tiết học toán nhờ đó mà giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra tự nhiên và hấp dẫn hơn. Ở đây phải khẳng định vai trò của người thầy là rất quan trọng. Người giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để tổ chức các hoạt động cho học sinh giúp học sinh vừa lĩnh hội kiến thức vừa hoàn thiện nhân cách. Đó là vinh dự và trách nhiệm của người thầy nói chung và người giáo viên dạy toán một nói riêng. Duyên với người, với nghề và nợ với mênh mông biển học. Cũng giống như lương y cả đời chữa bệnh, không ai tin chắc ràng mình hiểu hết các vị thuốc. Người thầy giáo từ khi chuẩn bị cho tiết dạy 19/20
- Sử dụng trò chơi trong dạy môn Toán lớp 1 đầu tiên đến khi gác mái, buông chèo, không lúc nào dứt được nỗi niềm trăn trở về những điều mình dạy. Cả cuộc đời vẫn phải học, học nữa, học mãi. Các thầy cô phải nhớ rằng trẻ bước vào lớp 1 nhu cầu chơi vẫn cần thiết lắm “học mà chơi, chơi mà học”. Học sinh hào hứng muốn chơi mà chơi trong giờ học toán lại chính là học. Cái gì các em làm thì các em nhớ, được nhìn, nghe thì các em quên mau. Vì vậy, giáo viên chúng ta cần lưu ý điều này. Trên đây là một số trò chơi tôi đã lựa chọn vì nó rất phù hợp với học sinh mà lại dùng được nhiều dạng bài, phương tiện đồ dùng dễ kiếm, dễ làm mà chi phí thấp, tiết kiệm. Trò chơi kích thích học sinh học tập: sôi nổi, hào hứng… giúp học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn, bước đầu giúp học sinh tự biết tổ chức trò chơi trong nhóm của mình.Trên đây là một vài suy nghĩ và biện pháp thực hiện khi dạy môn Toán theo phương pháp mới tôi đã nghiên cứu áp dụng với học sinh lớp tôi trong năm học 2023 -2024 không sao chép của ai, bước đầu thực hiện có hiệu quả tốt. Tôi mạnh dạn được trình bày với các bạn đồng nghiệp. Song ý kiến của tôi còn mang tính chất chủ quan và không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để giúp tôi giảng dạy ngày càng tốt hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp! Cam Thượng, ngày 20 tháng 4 năm 2024 Tác giả Nguyễn Thị Huệ 20/20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2237 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn