Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm trong Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
lượt xem 2
download
Sáng kiến chỉ ra các biện pháp cụ thể nhằm giúp học sinh Học sinh lớp Một bước đầu biết giải toán có lời văn và trình bày được bài giải. Với mong muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Trường Tiểu học, cụ thể hoá định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Nhà trường tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm trong Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
- 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n ước và sự th ách thức trước nguy cơ tụt hậu trong c ạnh tranh trí tuệ đang đ òi hỏi phải đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới cơ bản về p hương pháp dạy học. Những phương pháp dạy học kích thích sự t ìm tòi, đòi hỏi sự tư duy của học sinh được đặc biệt chú ý. Mục tiêu giáo dục của Đảng đó chỉ r õ: “... Đào tạo có chất lượng tốt những ng ười lao động mới có ý thức và đạo đức x ã hội chủ nghĩa, có trình độ văn hoá phổ thông và hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng lao động cần thiết, có óc thẩm mỹ, có sức khoẻ tốt. ..”. Muốn đạt được mục tiêu này thì dạy và học Toán trong trường Tiểu học là một khâu quan tr ọng c ủa qu á trình dạy học. Cố th ủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nói về vị trí vai tr ò của bộ m ôn Toán: “ Trong các môn khoa học và kỹ thuật, toán học giữ một vị trí nổi bật. Nó có tác dụng lớn đố i với kỹ thuật, với sản xuất và chiến đấu. Nó là một môn thể thao của trí tuệ, giúp chúng ta nhiều trong vi ệc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, p hương pháp giải quyết các vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo. Nó còn giúp chúng ta rèn luyện nhi ều đức tính quý báu khác nhau: Cần cù và nhẫn nại, t ự lực c ánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng ch ân lý.” Để đáp ứng những yêu cầu mà xã hội đặt ra, Giáo dục và đào tạo phải có những cải tiến, điều chỉnh, phải thay đổi về nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Đối với học sinh lớp 1 mạch kiến thức giải toán có lời văn được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức cơ bản khác của môn toán. Qua đó đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học linh hoạt, phải đổi mới cách dạy, cách truyền đạt kiến thức tới học sinh giúp học sinh tự phát hiện giải,
- quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích tổng hợp để tìm ra cách giải bài toán. Nhờ có giải toán, học sinh sẽ có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, phương pháp suy luận kỹ năng trình bày và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới . Trong thực tiễn giảng dạy, việc dạy dạng toán này đạt hiệu quả chưa cao vì: Giáo viên đã hướng dẫn học sinh giải toán nhưng chưa xác định được chuẩn kiến thức kỹ năng và mục tiêu của sách giáo khoa. Giáo viên chưa chủ động, linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy. Khi dạy chưa phân hóa đối tượng học sinh. Giáo viên chưa chú trọng hướng dẫn học sinh đọc kỹ bài toán, hiểu nội dung bài toán và tóm tắt bài toán để tìm cách giải bài toán theo các bước. Do đó việc rèn luyện tư duy học sinh còn hạn chế. Học sinh đọc bài toán chưa thông thạo, chưa hiểu nội dung bài toán, chưa xác định được yêu cầu của bài toán: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Một số học sinh chưa biết cách trình bày bài giải Từ những lý do trên bản thân tôi cũng như một số giáo viên đang trực tiếp giảng dạy còn nhiều băn khoăn và suy nghĩ. Cần dạy như thế nào để học sinh nắm tốt bài.Với mong muốn đượ c học hỏi trao đổ i kinh nghiệm lẫn nhau, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : Một số kinh nghi ệm trong” Gi ải toán có lời văn” cho học sinh l ớp 1. 1.2. Điểm mới của sáng kiến Sáng kiến chỉ ra các biện pháp cụ thể nhằm giúp học sinh Học sinh lớp Một bước đầu biết giải toán có lời văn và trình bày được bài giải. Với mong muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Trường Tiểu học, cụ thể hoá định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Nhà trường tiểu học. Đồng thời qua đó để đúc rút những kinh nghiệm thiết thực cho bản thân trong công tác giảng dạy sau này.
- 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng vấn đề giải toán có lời văn của học sinh lớp 1. Nguyên nhân của thực trạng 2.1.1. Thực trạng * Về học sinh Trong các tuyến kiến th ức toán ở c hương trình toán Tiểu học thì tuyến kiến thức “Gi ải toán có lời văn” là tuyến kiến th ức khó khăn nhất đố i với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh l ớp Một. B ởi vì đối với lớp Một: Vốn t ừ, vốn hi ểu bi ết, kh ả năng đọ c hiểu, khả năng t ư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là nói chung học sinh chưa biết cách tự học, c hưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi v ới một bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể tr ả l ời ho ặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế hiện nay cho th ấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em c hưa biết tóm tắt bài toán, c hưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải, c hưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, kỹ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa h ọc, c hưa có biện pháp, p hương pháp học toán, học toán và giải toán một cách máy móc nặng về rập khuôn, bắt chước. Nhiều em còn có hoàn cảnh khó khăn, một số em có bố mẹ đi làm ăn xa nên việc học t ập c ủa các em chưa thực sự đượ c quan tâm.
- * Tình hình d ạy học toán ở lớp : Qua nghiên cứu cho th ấy khi d ạy giáo viên và học sinh còn có một số tồn tại sau: Vẫn còn một số giáo viên chưa biết cách dạy loại Toán có lời văn. Một số giáo viên ngại sử dụng đồ dùng minh hoạ, ngại tóm tắt bằng sơ đồ hình vẽ hoặc đoạn thẳng, sử dụng ph ươ ng pháp phân tích, tổng hợp trong việc giúp học sinh tìm đườ ng lối giải và giải toán còn khó hiểu. Về mặt nhận thức giáo viên còn coi việc dạy cho học sinh “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp 1 là đơn giản, dễ dàng nên c hưa tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp giảng dạy có hiệu quả. Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều p hương pháp để dạy tuyến kiến thức: “Giải toán có lời văn” ở lớp 1 còn thiếu linh hoạt. Giáo viên còn lúng túng khi tạo các tình huống sư phạm để nêu vấn đề. Chưa khuyến khích động viên và giúp đỡ một cách hợp lý các nhóm cũng như các đối tượng học sinh trong quá trình học. Giáo viên chưa yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán, xem bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? Học sinh còn lúng túng trong ph ần gi ải toán: chưa biết điền phần bài toán cho biết vào phần tóm tắt của bài toán. Đặc biệt nhiều em chưa bi ết viết câu lời giải khi gi ải bài toán. *Về đồ dùng dạy học : Tư duy của học sinh lớp Một là tư duy cụ thể, để họ c sinh học tốt “Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy r ất c ần đồ dùng thiết bị dạy học để minh hoạ. Trong nh ững năm qua, nhà trườ ng đã đượ c cung cấp khá nhiều trang thiết bị và đồ dùng dạy học đồ ng bộ để dạ y cho cả cấp học và nhữ ng bộ vali để dạy theo lớp nh ưng thống kê theo danh mục thì số lượ ng vẫn chưa đáp ứng đượ c đầy đủ yêu cầu dạy “Giải toán có lờ i văn”.
- 2.1.2. Qua tìm hiểu tôi rút ra một số nguyên nhân sau: * Về phía học sinh. a/ Ưu điểm Phần lớn học sinh biết làm bài toán có lời văn. Kết quả của bài toán đúng. Học sinh ham học, có hứng thú học tập môn Toán nói chung và “Giải bài toán có lời văn” nói riêng. Học sinh bước đầu biết vận dụng bài toán có lời văn vào thực tế. b/Hạn chế Trình bày bài làm còn chưa sạch đẹp. Một số học sinh chưa biết cách đặt câu lời giải phù hợp. Một số ít học sinh không hiểu nội dung bài toán có lời văn dẫn đến không làm được bài. * Về đồ dùng dạy học : Tư duy của học sinh lớp Một là tư duy cụ thể, để học sinh học tốt “Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy rất cần đồ dùng thiết bị dạy học để minh hoạ. Trong những năm qua, các trường tiểu học đã được cung cấp khá nhiều trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho từng khối lớp nhưng thống kê theo danh mục thì số lượng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu dạy “Giải toán có lời văn”. * Về giáo viên Vẫn còn một số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng dạy còn lúng túng, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tư duy vào lề lối dạy học hàng ngày. Một số giáo viên dạy theo cách thông báo kiến thức sẵn có, dạy theo phương pháp thuyết trình có kết hợp với đàm thoại, thực chất vẫn là "thầy truyền thụ, trò tiếp nhận ghi nhớ". Một số giáo viên còn ngại đầu tư làm thêm đồ dùng dạy
- học để phục vụ cho tiết dạy, ngại tóm tắt bằng sơ đồ hình vẽ hoặc đoạn thẳng, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc giúp học sinh tìm đường lối giải và giải toán còn khó hiểu. Vì vậy từ lí do trên tôi quyết định tìm những biện pháp, giải pháp tối ưu nhất để giải tốt bài toán có lời văn ở lớp Một, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau: 2.2. Một số giải pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1: 2.2.1. Nắm bắt nội dung chương trình. Để dạy tốt môn Toán lớp Một nói chung, "Giải bài toán có lời văn" nói riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật ch ắc n ội dung chươ ng trình, sách giáo khoa.Trong ch ương trình toán lớp Một, giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa thể dạy ngay "Bài toán có lời văn". Mặc dù đến tận tuần 23, học sinh m ới đượ c chính thức học cách giải "Bài toán có lời văn" song chúng ta đã có ý ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm này ngay t ừ bài "Phép cộng trong ph ạm vi 3 (Luy ện t ập) " ở tu ần 7. Bắt đầu từ tuần 7 cho đến các tuần 35 trong h ầu h ết các tiết dạy về phép cộng, tr ừ trong ph ạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng "Nhìn tranh nêu phép tính" ở đây học sinh đượ c làm quen với vi ệc: Xem tranh v ẽ. Nêu bài toán bằng lời. Nêu câu trả lời. Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh). Ví dụ: Sau khi xem tranh v ẽ ở trang 46 (SGK), h ọc sinh t ập nêu bằng lời: "Có 1 quả bóng trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?" rồi t ập nêu miệng câu trả lời: "có tất cả 3 quả bóng", sau đó viết vào dãy năm ô trống để có phép tính:
- 1 + 2 = 3 * Dạy "Gi ải bài toán có lời văn" ở lớp Một. Quy trình "Giải bài toán có lời văn" thông thườ ng qua 4 b ướ c: Đọc và tìm hiểu đề bài. Tìm đườ ng lối giải bài toán. Trình bày bài giải Kiểm tra lại bài giải. 2.2.2. Đọc và tìm hiểu đề toán Muốn học sinh hi ểu và có thể giải đượ c bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là phải giúp các em đọc và hiểu đượ c nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ mộ t số từ khoá quan trọng như "thêm, và, tất cả, ... " ho ặc "b ớt, bay đi, ăn mất, còn lại ..." (có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để hỗ trợ). Để học sinh dễ hi ểu đề bài, giáo viên cần gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài. Một số giáo viên còn gạch chân quá nhiều các từ ngữ, hoặc g ạch chân các từ chưa sát vớ i nội dung cần tóm tắt. Khi g ạch chân nên dùng phấn màu khác cho dễ nhìn. Trong giai đoạn đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đàm thoại "Bài toán cho gì? Hỏi gì?" và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh d ựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách rất tốt để giúp học sinh ng ầm phân tích đề toán. Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các em nhìn tranh và trả lời câu hỏi. Ví dụ : Bài 3 trang 118, giáo viên có thể hỏi: Em thấy d ưới ao có mấy con vịt? (D ướ i ao có 5 con vịt) Trên bờ có mấy con v ịt? (Trên bờ có 4 con vịt) Đàn vịt có tất cả mấy con? (Có tất cả 9 con)
- Trong tr ườ ng h ợp không có tranh ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể gắn mẫu vật (gà, vịt, ...) lên bảng từ để thay cho tranh; ho ặc dùng tóm tắ t bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ học sinh đọ c đề toán. Thông thườ ng có 3 cách tóm tắt đề toán: Tóm tắt bằng lời: Ví dụ 1: Lan : 3 quyển Vy : 2 quyển C ả hai b ạn có: ... quy ển? Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: Ví dụ 2: Bài 2 trang 123 A 5 cm B 3 cm C ? cm Tóm tắt bằng sơ đồ mẫu vật: Ví dụ 3: Có : Thêm : Có tất cả :.....con th ỏ? Với các cách tóm tắt trên sẽ làm cho học sinh d ễ hi ểu và dễ sử dụng. Với cách viết thẳng theo c ột nh ư: 14 quyển và 26 qu ả 12 quy ển 33 qu ả
- ... quy ển? ... qu ả? Kiểu tóm tắt như thế này khá gần gũi với cách đặ t tính dọc nên có tác dụng gợi ý cho học sinh lựa ch ọn phép tính giải. Giai đoạn đầu nói chung bài toán nào cũng nên tóm tắt rồi cho học sinh dựa vào tóm tắt nêu đề toán. Cần lưu ý dạy giải toán là mộ t quá trình không nên vội vàng yêu cầu các em phải đọc thông thạo đề toán, viết đượ c các câu lời giải, phép tính và đáp số để có một bài chuẩn mực ngay từ tuần 23, 24. Chúng ta cần bình tĩnh rèn cho học sinh từng b ước, mi ễn sao đến cuối năm (tuần 33, 34, 35) các em đọc và giải đượ c bài toán là đạ t yêu cầu. 2.2.3. Tìm đườ ng lối giải bài toán. Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm. Chẳng hạn: Nhà An có 5 con gà,mẹ mua thêm 4 con gà.Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? Bài toán cho gì? (Nhà An có 5 con gà) Còn cho gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà) Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?) Giáo viên nêu tiếp: "Muốn bi ết nhà An có tất cả mấy con gà em làm tính gì? (tính cộng) Mấy cộng mấy? (5 + 4) ; 5 + 4 b ằng m ấy? (5 + 4 = 9); hoặc: "Muốn bi ết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5 + 4 = 9); hoặc: "Nhà An có tất cả mấy con gà ?" (9) Em tính thế nào để đượ c 9 ? (5 + 4 = 9). Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp "9 này là 9 con gà", nên ta viết "con gà" vào trong d ấu ngo ặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà). Sau khi học sinh đã xác định đượ c phép tính, nhiều khi vi ệc h ướ ng dẫn học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn việc chọn phép tính và tính ra
- đáp số. Với học sinh l ớp M ột, l ần đầu tiên đượ c làm quen với cách giải loại toán này nên các em rất lúng túng.Có thể dùng một trong các cách sau: Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầ u (Hỏi) và cuối (mấy con gà ?)để có câu lời giải:"Nhà An có tất cả:" hoặc thêm từ "là" để có câu lời giải:Nhà An có tất cả là: Cách 2: Đưa từ "con gà" ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ "H ỏi" và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có: "Số con gà nhà An có tất cả là:" Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là "từ khoá" của câu lời giải r ồi thêm thắt chút ít. Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: "Có tất cả: ... con gà ? ". Học sinh viết câu lời giải: "Nhà An có tất cả:" Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: "Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?" để học sinh tr ả l ời mi ệng: "Nhà An có tất cả 9 con gà" rồi chèn phép tính vào để có cả bướ c giải (gồm câu lời giải và phép tính): Nhà An có tất cả: 5 + 4 = 9 (con gà) Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 5 + 4 = 9 (con gà), giáo viên chỉ vào 9 và hỏi: "9 con gà ở đây là số gà của nhà ai?" (là số gà nhà An có tất cả). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: "Số gà nhà An có tất cả là" v.v... Ở đây giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều câu lời giải khác nhau, sau đó bàn bạc để chọn câu thích hợp nhất. Không nên bắt buộc học sinh nh ất nh ất ph ải vi ết theo m ột ki ểu. 2.2.4. Trình bày bài giải Có thể coi vi ệc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm của tư duy. Thực tế hi ện nay các em học sinh l ớp 1 trình bày bài giải còn rất hạn
- chế, kể cả học sinh khá giỏi. Cần rèn cho học sinh n ề n ếp và thói quen trình bày bài giải một cách chính xác, khoa học, sạch đẹp dù trong giấy nháp, bảng lớp, bảng con hay v ở, gi ấy ki ểm tra. C ần trình bày bài giải một bài toán có lời văn như sau: Bài giải Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 ( con gà ) Đáp số : 9 con gà Nếu lời giải ghi: "S ố gà nhà An là:" thì phép tính có thể ghi: “5 + 4 = 9 (con)”. (L ời gi ải đã có sẵn danh t ừ "gà"). Giáo viên cần hiểu rõ lý do tại sao t ừ "con gà" lại đượ c đặt trong dấu ngoặc đơn? Đúng ra thì 5 + 4 chỉ bằng 9 thôi (5 + 4 = 9) ch ứ 5 + 4 không thể bằng 9 con gà đượ c. Do đó, nếu viết:"5 + 4 = 9 con gà"là sai.Nói cách khác,nếu vẫn muốn đượ c kết quả là 9 con gà thì ta phải viết như sau mới đúng: "5 con gà + 4 con gà = 9 con gà". Song cách viết phép tính với các đơn vị đầy đủ như vậy khá phiền phức và dài dòng, gây khó khăn và tố n nhiều thời gian đối với học sinh lớp 1.Ngoài ra học sinh cũng hay viết thiếu và sai như sau: 5 con gà + 4 = 9 con gà 5 + 4 con gà = 9 con gà 5 con gà + 4 con gà = 9 Về mặt toán học thì ta phải dừng lại ở 9, nghĩa là chỉ đượ c viết 5 + 4 = 9 thôi. Song vì các đơn vị cũng đóng vai trò rất quan tr ọng trong các phép tính giải nên vẫn phải tìm cách để đưa chúng vào phép tính. Do đó, ta mới ghi thêm đơn vị "con gà" ở trong dấu ngo ặc đơ n để chú thích cho số 9 đó. Có thể hiểu rằng ch ữ "con gà” viết trong dấu ngoặc đơ n ở đây chỉ có mộ t sự ràng buộc về mặt ng ữ nghĩa với số 9, chứ không có sự ràng buộc chặt
- chẽ về toán học với số 9. Như vậy cách viết 5 + 4 = 9 (con gà) là một cách viết phù hợp. 2.2.5. Ki ểm tra l ại bài giải Học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp Một thườ ng có thói quen khi làm bài xong không hay xem, ki ểm tra l ại bài đã làm. Giáo viên cần giúp học sinh xây dựng thói quen học tập này. Cần kiểm tra v ề lời gi ải, về phép tính, về đáp số hoặc tìm cách giải hoặc câu trả lời khác. 2.3. Biện pháp khắc sâu loại “Bài toán có lời văn" Ngoài việc dạy cho học sinh hi ểu và giải tốt "Bài toán có lờ i văn" giáo viên cần giúp các em hiểu ch ắc, hi ểu sâu loại toán này. Ở mỗi bài, mỗi tiết về "Giải toán có lời văn" giáo viên cần phát huy tư duy, trí tuệ, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh b ằng vi ệc h ướng cho h ọc sinh tự tóm tắt đề toán, tự đặt đề toán theo dữ kiện đã cho, tự đặ t đề toán theo tóm tắt cho tr ướ c, gi ải toán từ tóm tắt, nhìn tranh vẽ, sơ đồ viết tiếp nội dung đề toán vào chỗ chấm (...), đặt câu hỏi cho bài toán. Ví dụ 1: Nhìn tranh v ẽ, vi ết ti ếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán đó: Bài toán: Dướ i ao có ... con v ịt, có thêm ... con v ịt nữa ch ạy xu ống. Hỏi ..........................................................................? Ví dụ 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Có : 7 hình tròn Tô màu : 3 hình tròn Không tô màu : .......... hình tròn? 2.4. Một số phươ ng pháp thườ ng sử dụng trong d ạy: "Gi ải bài toán có lời văn" ở lớp Một. 2.4.1. Ph ươ ng pháp trực quan:
- Khi dạy “Gi ải bài toán có lời văn” cho học sinh lớp M ột th ường s ử dụng phươ ng pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua vi ệc s ử d ụng tranh ảnh, v ật m ẫu, s ơ đồ … giúp học sinh dễ hiểu đề bài hơn. Từ đó tìm ra đườ ng lối giải một cách thuận lợi. Đặ c biệt trong sách giáo khoa Toán Một có hai loại tranh v ẽ giúp học sinh “Giải toán có lời văn” đó là: Một loại gợi ra phép cộng, một loại gợi ra phép trừ. Như vậy ch ỉ c ần nhìn vào tranh vẽ học sinh đã đị nh ra đượ c cách giải bài toán. Trong những tr ường h ợp này bắt buộc giáo viên phải sử dụng tranh v ẽ và phươ ng pháp trực quan. 2.4.2. Ph ươ ng pháp hỏi đáp (đàm thoại): Sử dụng khi hướ ng d ẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm đườ ng lối giải, ch ữa bài làm của học sinh ... 2.4.3. Ph ươ ng pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề . Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức về “Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học này. Ở mỗi dạng toán “thêm, bớt” giáo viên có thể biến tấu để có những bài toán có vấn đề. Chẳng hạn bài toán “bớt” trở thành bài toán tìm số hạng, bài toán “thêm” trở thành bài toán tìm số trừ. Giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, học sinh t ự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính học sinh đặ t câu lời giải. Cho hình vẽ học sinh đặt lời bài toán và giải. Với những tình huống khó có thể phối hợp với các phươ ng pháp khác để giúp học sinh thu ận lợi cho vi ệc làm bài như: Phươ ng pháp thảo luận nhóm là phươ ng pháp phổ biến nh ất ở các trườ ng Tiểu học hiện nay. 2.5. Kết quả đạt được:
- Sau thời gian đầu tư nghiên cứu và áp dụng những biện pháp dạy học như trên, học sinh lớp tôi đã có chuyển biến đi lên về chất lượng giải bài toán có lời văn nói riêng và chất lượng môn Toán nói chung. Kết quả đạt được: Tổng số HS Số HS giải tốt Số HS giải được Số HS còn hạn chế 21 9 11 0 Chất lượng giải bài Toán có lời văn của học sinh ngày càng tốt hơn. Học sinh hứng thú hơn với giờ học Toán. 2.6. Bài học kinh nghiệm: Mỗi giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, cấu trúc sách giáo khoa về “Giải toán có lời văn” ở lớp Một để xác định được trong mỗi tiết học phải dạy cho học sinh cái gì, dạy như thế nào? Đối với học sinh tiểu học và đặc biệt là học sinh lớp Một, cần coi trọng sử dụng trực quan trong giảng dạy nói chung và trong dạy “Giải toán có lời văn” nói riêng, tuy nhiên cũng không vì thế mà lạm dụng trực quan hoặc trực quan một cách hình thức. Dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp Một không thể nóng vội mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỷ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho các em một phơng pháp tư duy học tập đó là tư duy khoa học, tư duy sáng tạo, tư duy lô gic. Rèn cho các em đức tính chịu khó cẩn thận trong “Giải toán có lời văn”. Vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. 3. phÇn kÕt luËn 3.1.Ý nghĩa của đề tài. Qua thời gian nghiên cứu tuy không dài nhưng tôi thấy đã tạo không khí chan hòa và yêu thích học giải toán có lời văn ở lớp Một. Mỗi giáo viên phải
- nắm vững nội dung chương trình, cấu trúc sách giáo khoa về “Nâng cao giải toán có lời văn ở lớp 1”. Để xác định được trong mỗi tiết học phải dạy cho học sinh cái gì, dạy như thế nào? . Tôi thấy việc dạy giải toán cho học sinh có vai trò rất quan trọng. Dạy giải toán nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức cho các mạch kiến thức khác. Đó là kiến thức về số học, đại lượng, các yếu tố hình học…đồng thời sự tác động trở lại giữa các phần kiến thức đối với giải toán nhằm đặt hiệu quả cao, góp phần hoàn thiện chương trình môn toán. Mặt khác giải toán làm cho học sinh tư duy tích cực linh hoạt, trí tuệ phát triển. Giáo viên cần dẫn dắt học sinh tự tìm tòi cách giải phát huy tích cực trong học toán của học sinh. Mặc dù vậy việc giải toán còn gặp không ít khó khăn. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy giải toán có lời văn là vô cùng cần thiết để đạt hiệu quả cao trong việc dạy giải toán, đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay. Chính vì thế người giáo viên cần học hỏi trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa… Bên cạnh đó giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người thầy với nghề nghiệp sẽ mang lại kết quả cao trong giảng dạy, là chiếc chìa khoá vàng tri thức để mở ra cho các em cánh cửa khoa học vì một ngày mai tươi sáng. Đó là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên. Đối với học sinh lớp Một, làm tốt việc dạy “Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1” sẽ góp phần vô cùng quan trọng để phát triển trí tuệ cho các em một cách tổng hợp. Từ đó các em sẽ có một nền tảng vững chắc để học các môn học khác và tiếp tục học lên các lớp trên . Song bên cạnh đó, sáng kiến này còn một số hạn chế nhất định : Các biện pháp trên mới chỉ áp dụng cho học sinh lớp 1 mà tôi đang chủ nhiệm. 3. 2. Kiến nghị, đề xuất:
- Đối với giáo viên thực sự coi trọng đầu tư quan tâm hơn nữa vào việc giảng dạy đổi mới phương pháp dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng tham khảo tài liệu sách báo tập san.. Đối với trường Tổ chức xây dựng tiết dạy điển hình, thao giảng chuyên đề về Giải toán có lời văn để đồng nghiệp có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm hay về giải toán và PP dạy. Những kết quả đạt được của sáng kiến mới chỉ là bước đầu. Bản thân tôi hi vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu để khắc phục những hạn chế và mở rộng phạm vi ứng dụng của sáng kiến. Rất mong được sự trao đổi, góp ý của chuyên môn, đồng nghiệp và bạn bè để giúp tôi hoàn thiện sáng kiến này. Xin chân thành cảm ơn ! Lệ Thủy, ngày 11 tháng 5 năm 2017
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 433 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 132 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn