Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng lên lớp và cách kiểm tra đánh giá chất lượng giờ học giáo dục thể chất của học sinh tiểu học
lượt xem 11
download
Để tiết dạy thể dục đạt hiệu quả, ta phải tuân theo những nguyên tắc và phương pháp hợp lý và phải có cách kiểm tra đánh giá giờ học đó như thế nào, xem có đạt hiệu quả không. Xuất phát từ thực tế đó mà "Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng lên lớp và cách kiểm tra đánh giá chất lượng giờ học giáo dục thể chất của học sinh tiểu học" đã được thực hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng lên lớp và cách kiểm tra đánh giá chất lượng giờ học giáo dục thể chất của học sinh tiểu học
- Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC A/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1 B/ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................................. 3 I. Cơ sở lí luận ........................................................... Error! Bookmark not defined. II. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................3 C/ NỘI DUNG...................................................................................................... 3 I. Phương pháp lên lớp giờ dạy giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học ....................3 II/ Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng giờ học giáo dục thể chất của học sinh tiểu học .......................................................................................................................16 D/ KẾT LUẬN ................................................................................................... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 23 Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải
- Sáng kiến kinh nghiệm MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều được vận động và biến đổi không ngừng, con người ngày càng hoàn thiện hơn về trí tuệ, tài năng và thể chất để vươn tới đỉnh cao của xã hội. Vì vậy muốn đạt được mọi điều mong ước trong cuộc sống thì trước hết ta phải có sức khỏe, có sự rèn luyện của bản thân. Là một giáo viên thể dục, được học tập trong môi trường sư phạm và làm việc trong trường tiểu học, được tiếp xúc với học sinh, qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy giáo dục thể chất có một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là những người kế tục truyền thống và xây dựng đất nước ngày một to đẹp hơn. Vì thế, trẻ em phải được giáo dục toàn diện về mọi mặt: Đức - Trí - Thể - Mĩ như Bác Hồ đã từng nói: “Các cháu là mầm non, là tương lai của đất nước và của ngành thể dục thể thao, nên các cháu phải khỏe mạnh và có thể lực tốt”, và Người khuyên bảo thiếu nhi - học sinh hãy “siêng tập thể thao cho mình mẩy được nở nang”. Vì vậy, ngay từ những năm đầu thành lập nước, Đảng và Nhà nước ta đã coi trọng và phát triển nâng cao thể lực cho nhân dân ta. Chính vì lẽ đó, môn học thể dục trong các nhà trường chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao thể trạng và tầm vóc giống nòi Việt Nam để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn, to đẹp hơn. Trong những năm học vừa qua, tuy còn non nớt về kinh nghiệm, song thực tế giảng dạy đã cho tôi thấy được niềm vui, sự yêu thích công việc, và hiện tại, để làm tốt công việc của mình, không những tôi phải có tinh thần trách nhiệm cao mà còn phải có ý thức học hỏi, trau dồi kinh nghiệm nâng cao trình độ của mình. Viết sáng kiến kinh nghiệm đối với tôi có vai trò quan trọng, giúp tôi có thêm kinh nghiệm củng cố phương pháp lên lớp sao cho giờ học đạt hiệu quả cao. Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 1
- Sáng kiến kinh nghiệm Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng lên lớp và cách kiểm tra đánh giá chất lượng giờ học giáo dục thể chất của học sinh tiểu học”, để đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 2
- Sáng kiến kinh nghiệm NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Trong thư gửi cán bộ thể dục thể thao miền Bắc ngày 31 tháng 3 năm 1960, Bác viết: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì phải cần có sức khỏe. Nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào thể dục thể thao rộng khắp. Cán bộ thể dục thể thao phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công tác vì đó cũng là một công tác chuyên môn khác, nhằm phục vụ sức khỏe của nhân dân”. Giáo dục thể chất là một trong những mặt giáo dục có vai trò quan trọng trong nền giáo dục chung của đất nước. Mục đích của giáo dục thể chất nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, môi trường, hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản của thể dục thể thao … tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ, hình thành đức tính tốt như sự dũng cảm, nhanh nhẹn,… Tập luyện thể thao thường xuyên góp phần xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. Để tiết dạy thể dục đạt hiệu quả, ta phải tuân theo những nguyên tắc và phương pháp hợp lý và phải có cách kiểm tra đánh giá giờ học đó như thế nào, xem có đạt hiệu quả không. Chính vì lẽ đó, tôi viết đề tài trên để kiểm tra lại phương pháp lên lớp và cách đánh giá giờ dạy sao cho hiệu quả tốt nhất. II. THỰC TRẠNG: Giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ, không những phát triển tri thức, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, mà còn phát triển mọi mặt thẩm mỹ, đạo đức và sức khỏe. Vì vậy, qua quá trình giảng dạy thực tế đã cho tôi nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong việc giáo dục thể chất của học sinh ở các cấp học, đặc biệt là cấp tiểu học. Qua những năm giảng dạy tại trường Tiểu học Trần Nhật Duật, được sự giúp đỡ, chỉ đạo và tạo điều kiện rất nhiều của ban giám hiệu và thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng, trình độ tiếp thu của học sinh là rất khác nhau. Vì vậy, Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 3
- Sáng kiến kinh nghiệm để thu hẹp khoảng cách trình độ tiếp thu của học sinh trong một lớp học thì tôi phải xây dựng được phương pháp lên lớp sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả thu được trong những năm học vừa qua là rất khả quan. Trình độ tiếp thu của học sinh được thu hẹp, các em giỏi hăng hái giúp đỡ các em yếu kém, trong học tập các em đoàn kết, hăng say tập luyện, từ đó mang lại kết quả khả quan. Tỉ lệ sức khỏe và kĩ năng vận động được nâng cao. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP: Lên lớp là hình thức cơ bản nhất của công tác giảng dạy giáo dục thể chất trong nhà trường. Thông qua lên lớp để thực hiện mục đích, nhiệm vụ giáo dục thể chất cho học sinh. Giáo viên muốn giờ lên lớp đạt hiệu quả cao trước tiên phải soạn bài đầy đủ, phải biết cách tổ chức giảng dạy và biết cách vận dụng khéo léo các nguyên tắc và phương pháp giảng dạy sao cho hợp lý. Trong giờ thể dục giới thiệu những bài tập, động tác mới, tổ chức cho học sinh tập luyện nhiều lần để củng cố những kiến thức kĩ năng và hình thành cảm giác đúng đắn về kĩ thuật động tác. 1. Các thể loại bài dạy: Dựa vào nội dung thể loại các giờ lên lớp giáo dục thể chất ta có các thể loại bài dạy: a. Bài học mới: Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 4
- Sáng kiến kinh nghiệm Là loại bài lấy việc truyền thụ kĩ thuật động tác mới làm nội dung chủ yếu. Khi tiến hành giảng dạy giáo viên cần chú ý: Giúp học sinh hình thành được khái niệm chính xác đối với những kiến thức, kĩ thuật của động tác mới. Giáo viên cần sử dụng sáng tạo nghệ thuật các phương pháp giảng dạy để truyền thụ kĩ thuật về những động tác mới. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, tính chất, nội dung bài học, sân bãi, dụng cụ thực có…để sắp xếp thứ tự nội dung giảng dạy sao cho hợp lý. Để cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, điểm cơ bản nhất của bài tập, động tác tập, giáo viên cần sửa chữa những sai lầm thiếu sót học sinh hay mắc phải. b. Bài ôn tập: Bài ôn tập nhằm góp phần tích cực để củng cố những kiến thức, bài tập, động tác tập đã học. Loại bài này thường sử dụng trước khi kiểm tra, sau khi đã học xong môn học, cuối kì học. Bài ôn tập không nên ôn lặp lại các động tác đã học một cách đơn điệu, cần nâng cao yêu cầu các bài tập, động tác tập dần lên từng bước. Để bài ôn tập đạt hiệu quả cao, giáo viên cần chú ý: Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 5
- Sáng kiến kinh nghiệm - Căn cứ vào khả năng tiếp thu của học sinh trong những giờ học trước để đề ra yêu cầu cụ thể, có trọng tâm, tạo cho không khí giờ học thêm hứng thú phấn khởi. - Những sai sót của học sinh được giáo viên phát hiện cần kết hợp sửa chữa những sai sót cá biệt và sai sót toàn lớp. - Đối với học sinh yếu kém, cần tìm ra những phương pháp hiệu quả để giúp sửa chữa những sai lầm, động viên và giúp đỡ học sinh tin tưởng vào khả năng của mình có thể hoàn thành được bài tập, kĩ thuật động tác tập luyện. - Đối với học sinh có khả năng vận động, tiếp thu kĩ thuật tốt, giáo viên nên dựa vào tình hình cụ thể mà có kế hoạch nâng cao yêu cầu một cách phù hợp, giúp học sinh hoàn thành các bài tập kĩ thuật động tác một cách tốt nhất. - Giờ ôn tập cần sử dụng có hiệu quả thời gian, tăng số lần tập nhằm mục đích nâng cao chất lượng bài tập, động tác tập đã học. c. Bài tổng hợp: Là loại bài vừa ôn kiến thức kĩ thuật, động tác đã học, vừa học kiến thức mới (làm quen với nội dung học mới, củng cố nội dung học cũ). Là loại bài tổng hợp, thích hợp với việc giảng dạy thể dục ở các lớp tiểu học, nhưng đòi hỏi giáo viên phải có khả năng tổ chức hợp lý. Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 6
- Sáng kiến kinh nghiệm d. Bài kiểm tra: Là một hình thức đánh giá kết quả học tập về kiến thức kĩ năng động tác, chất lượng giảng dạy. Khi tiến hành kiểm tra, giáo viên cần chú ý: - Phải nói rõ yêu cầu, mục đích, nội dung kiểm tra để các em học sinh có thái độ đúng đắn, chuẩn bị trước, cố gắng phấn đấu đạt kết quả cao. - Xác minh đánh giá chất lượng học tập phải chính xác, đúng các chuẩn về kiến thức, kĩ năng học tập của học sinh. - Khi kiểm tra, tinh thần học tập của học sinh thường lo lắng và căng thẳng, cần nhắc nhở học sinh khởi động kĩ, ôn lại các động tác bài tập kiểm tra, tăng cường công tác bảo vệ an toàn, tránh xảy ra chấn thương làm ảnh hưởng đến thành tích và sức khỏe của học sinh. - Cần tổng kết đánh giá được chất lượng của bài kiểm tra, nêu rõ những ưu điểm về kiến thức, kĩ năng, kĩ thuật và những tồn tại để học sinh tập luyện, sửa chữa nâng cao thành tích. Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 7
- Sáng kiến kinh nghiệm e. Thi đấu: Thi đấu thể dục thể thao là hình thức có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Hình thức, nội dung thi đấu thể dục thể thao ở các lớp tiểu học rất phong phú và đa dạng, có thể dưới dạng trò chơi vận động theo nhóm, tổ và giữa các lớp. Bài thi đấu là hình thức kiểm tra và xác định xem cách sử dụng các phương pháp giảng dạy đã hợp lý chưa. Qua bài thi đấu sẽ tạo cho học sinh cách làm quen dần với các trạng thái tập luyện, thi đấu khác nhau, góp phần giáo dục, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, tính tự tin, khiêm tốn, dũng cảm, có nghị lực, có trách nhiệm,... trong tập luyện và vui chơi. Những kĩ năng, kĩ xảo vận động thực hiện có hiệu quả phục vụ thi đấu, dù ở bất kì phạm vi bài học nào, có nội dung thi đấu khác nhau đều có ý nghĩa giáo dục trong học tập, lao động của học sinh. Thi đấu không nên mang nặng tính ganh đua, cần thể hiện tinh thần đấu tranh, quyết tâm dành thắng lợi. Các phẩm chất đạo đức tốt đều dần dần hình thành trong tập luyện, kiểm tra, thi đấu sẽ là cơ sở để tiếp thu nâng cao từng bước theo yêu cầu của nội dung chương trình giảng dạy, kế hoạch đào tạo của các cấp học tiếp theo. Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 8
- Sáng kiến kinh nghiệm 2/ Cấu tạo nội dung giờ dạy giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học: Nội dung giờ dạy giáo dục thể chất phải phù hợp với các nguyên tắc và phương pháp sư phạm, phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ, nội dung giảng dạy và đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học. Cấu tạo giờ học giáo dục thể chất được chia làm 3 phần: a. Phần mở đầu: Thời gian từ 6 phút đến 8 phút. - Nhiệm vụ: + Phổ biến nội dung yêu cầu của bài học. + Gây hứng thú học tập cho học sinh. + Chuẩn bị hệ thống cơ quan cơ thể chuyển vào trạng thái vận động. + Phát triển thể lực và các hệ thống cơ quan một cách toàn diện. - Nội dung: + Tập hợp tổ chức lớp, học sinh trực nhật (lớp trưởng hoặc cán sự thể dục) báo cáo tình hình lớp (số học sinh kiến tập, vắng mặt, việc chuẩn bị sân bãi dụng cụ tập luyện,…). + Giáo viên nêu nhiệm vụ, yêu cầu và nội dung của bài học, tiếp theo tổ chức lớp tập luyện. + Tập các bài tập thể dục tay không hoặc có dụng cụ (bóng, gậy, dây, …), trò chơi vận động, tập các động tác bổ trợ cho phần cơ bản. Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 9
- Sáng kiến kinh nghiệm + Hình thức tập: Tập tại chỗ cả lớp, có thể tập động tác di động theo các đội hình. - Yêu cầu: + Giáo viên cần tiến hành kiểm tra sân bãi dụng cụ cần thiết trước giờ lên lớp. + Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung bài học một cách rõ ràng cụ thể để học sinh hiểu rõ mục đích, tác dụng của bài học. Tập trung sức chú ý, động viên học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tự tin phấn khởi trong tập luyện. + Cần nghiêm túc khi tập luyện. + Làm đúng động tác, tập trung tư tưởng khi thực hiện động tác. + Khởi động vừa đủ, tránh quá sức gây mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến phần sau. - Khởi động: Gồm 2 phần: + Khởi động chung: Thực hiện bài tập phát triển toàn diện cơ thể. Chú ý làm cho các khớp xương, dây chằng, các cơ bắp, hệ thống thần kinh trung ương, các cơ quan nội tạng,... chuẩn bị cho hoạt động thể dục thể thao. + Khởi động chuyên môn: Có tác dụng chuẩn bị cho cơ thể có khả năng, có sức chịu đựng về sinh lý, tâm lý căng thẳng, kết hợp một số giải quyết nội dung kĩ thuật động tác của phần cơ bản. Hai phần khởi động trên cần được sử dụng sáng tạo, hợp lý để đạt được mục đích khởi động. VD: Trước khi tập các môn chạy cự ly ngắn và các môn ném đẩy, … học sinh được khởi động bằng các động tác bổ trợ, để phục vụ thực hiện động tác chính trong phần cơ bản của bài học. b. Phần cơ bản: Là phần chính của bài học - thời gian từ 22 phút đến 24 phút. - Nhiệm vụ: + Tập những động tác mới hoặc ôn lại những động tác cũ. + Nắm vững kĩ thuật, kĩ năng động tác chuyên môn và bồi dưỡng khả năng vận dụng các kĩ năng kĩ thuật. + Nâng cao trình độ tập luyện của học sinh. + Rèn luyện phát triển toàn diện các tố chất cơ thể nhanh, mạnh, bền, khéo,… + Rèn luyện và giáo dục ý chí phẩm chất đạo đức cho học sinh. - Nội dung (gồm phần rèn luyện bổ trợ và tập luyện cơ bản). Cụ thể là: + Thực hiện nhiệm vụ yêu cầu, nội dung của bài dạy (nội dung đã được quy định trong chương trình học). Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 10
- Sáng kiến kinh nghiệm - Tập các động tác bổ trợ cho phần cơ bản: + Nội dung của bài tập bao gồm: Các bài tập phát triển thân thể toàn diện như các bài tập của môn thể dục, điền kinh, các môn thể thao, trò chơi vận động (đi, chạy, nhảy, ném, tung bắt, các bài tập phát triển tư thế và trò chơi vận động,…). - Yêu cầu: Sắp xếp và bố trí nội dung động tác của phần cơ bản phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ, yêu cầu của từng đối tượng học sinh và sử dụng các phương pháp giảng dạy,… Khi thực hiện phần cơ bản cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Học sinh cần tập trung chú ý, tập đúng động tác kĩ thuật, tránh tập luyện qua loa. + Có đủ dụng cụ tập luyện. + Cần căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để sắp xếp nội dung tập luyện cho thích hợp. Những nội dung tập luyện mới, phức tạp, tập luyện sức nhanh, khéo léo nên tập ở phần đầu, những nội dung tập luyện có yếu tố phát triển sức mạnh, sức bền nên sắp xếp ở cuối phần cơ bản. + Khối lượng vận động cần tuân theo tuần tự hợp lý (từ đơn giản đến phức tạp), các bộ phận cơ thể đều được luân phiên nhau giữa hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý, các hoạt động tư duy và hoạt động thể lực cần được phối hợp chặt chẽ với nhau. + Cần có nhiều hình thức tập luyện và luôn thay đổi để duy trì không khí hào hứng tập luyện của học sinh. + Khi thay đổi các môn tập ở phần cơ bản, cần cho học sinh khởi động chuyên môn, sau đó mới tập các động tác chính. + Để khắc phục tình trạng sân bãi dụng cụ thiếu, không đảm bảo, nên chia các lớp ra thành nhiều nhóm tập luyện để góp phần nâng cao chất lượng học tập. c. Phần kết thúc (hồi tĩnh): Thời gian khoảng từ 4 đến 5 phút. - Nhiệm vụ: + Giảm dần cường độ vận động. + Làm cơ thể học sinh từ trạng thái hoạt động trở lại bình thường. + Tổng kết buổi học (ưu khuyết điểm, kĩ thuật, tổ chức và giao bài tập về nhà). Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 11
- Sáng kiến kinh nghiệm - Nội dung: + Tập các động tác nhẹ nhàng, nhằm mục đích thả lỏng, giảm dần căng thẳng cơ bắp khi tham gia tập luyện. + Hít thở sâu, xoa bóp, đi lại nhẹ nhàng hoặc chơi các trò chơi vui (trò chơi hồi tĩnh). + Nhận xét ưu khuyết điểm của giờ học (kết quả của giờ học, tồn tại, tinh thần thái độ, tác phong của học sinh trong học tập. Biểu dương học sinh có tiến bộ, hoàn thành nhiệm vụ bài học, phê phán thói quen học tập sai trái, thiếu ý thức trong học tập,…). + Giao bài tập về nhà và công việc chuẩn bị cho giờ học tiếp theo. - Yêu cầu: + Tránh gây căng thẳng tâm lý, vui vẻ, tạo không khí phấn khởi sau tập luyện. + Tổng kết nhận xét, nhắc nhở ngắn gọn, đầy đủ, nêu được những yêu cầu chính. + Biểu dương góp ý cần đúng, chính xác, cụ thể, có tác dụng động viên và sửa chữa được những sai sót của học sinh. 3/ Chia tổ tập luyện: Để giờ dạy đạt hiệu quả và phối hợp với đặc điểm chuyên biệt của môn học giáo dục thể chất, khi lên lớp cần phân chia lớp thành các tổ (nhóm) tập luyện, và dưới hình thức sau: a. Tổ tập luyện cố định: Chia lớp thành nhiều tổ tập luyện. Sau khi giáo viên phổ biến nhiệm vụ bài học, làm mẫu động tác, cán sự lớp hướng dẫn tổ viên tập luyện. Với hình thức này, giáo viên có điều kiện theo dõi học sinh tập luyện được bao quát hơn, đồng thời có điều kiện giúp đỡ học sinh sửa sai, và học sinh được thực hiện động tác nhiều lần. b. Tổ tập luyện luân phiên: Chia lớp thành nhiều tổ tập luyện. Học sinh tập luyện theo nội dung kĩ thuật, yêu cầu được giáo viên hướng dẫn. Sau một đợt tập luyện, giáo viên nhận xét ưu khuyết điểm (các sai sót cần sửa chữa). Hình thức này để nhằm khắc phục tình trạng thiếu dụng cụ, tránh được tình trạng đơn điệu khi tập luyện, có tác dụng đối với việc nâng cao hiệu quả và hưng phấn trong tập luyện của học sinh. Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 12
- Sáng kiến kinh nghiệm Sau đây là một bài soạn thể dục lớp 4 cụ thể: GIÁO ÁN THỂ DỤC Tên bài: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY TRÒ CHƠI: “NHANH LÊN BẠN ƠI” Người thực hiện : Nguyễn Thanh Hải Lớp : 4B Thời gian : Tuần 8 Tuần: 8 Tiết: 2 Ngày: 01/01/2013 I/ MỤC TIÊU: - Học hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. + Yêu cầu: Thực hiện cơ bản đúng động tác. - Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”. + Yêu cầu: Học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động nhiệt tình. II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: 1. Địa điểm: - Trên sân trường, vệ sinh nơi tập đảm bảo an toàn tập luyện. 2. Phương tiện: - Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi, tranh thể hiện 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung, 3 khăn. Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 13
- Sáng kiến kinh nghiệm III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Định Nội dung Phương pháp tổ chức lượng I/ MỞ ĐẦU 8’ 1. Nhận lớp: 2’ * * * * * * * * * * * * - Giáo viên nhận lớp, kiểm tra sĩ * * * * * * số. GV - Giáo viên phổ biến nội dung yêu * * * cầu của giờ học. * * * * 2. Khởi động: 6’ ˅ * * - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc * CS * và đi thường thành vòng tròn hít GV * * * * * thở sâu. - Xoay khớp cổ tay vai chân gối - GV điều khiển hông. - Ép dọc - ngang. - Trò chơi: “Đèn đỏ - đèn xanh”. II/CƠ BẢN 22’ 1. Bài tập thể dục phát triển 14’ chung: 4(2L8N) - L1: GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu a. Động tác: Vươn thở. vừa phân tích giảng giải từng nhịp để - Nội dung động tác: SGK Thể dục HS bắt chước. 4 Trang 9. + GV hướng dẫn cách hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng. - L2: GV hô nhịp chậm và tập theo HS. - L3: GV cho HS quan sát tranh và giải thích lại động tác theo tranh và hô nhịp cho HS tập. - L4: CS điều khiển lớp - GV quan sát sửa sai cho HS. Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 14
- Sáng kiến kinh nghiệm Định Nội dung Phương pháp tổ chức lượng b. Động tác: Tay. 4(L28N) - L1: GV nêu tên động tác vừa phân - Nội dung động tác: SGK Thể dục tích, giảng giải từng nhịp để HS bắt 4 Trang 10. chước. - L2: GV cho HS quan sát tranh sau đó GV hô nhịp chậm và tập theo HS. - L3: GV điều khiển lớp tập và sửa sai cho HS. - L4: CS điều khiển lớp - GV quan sát và sửa sai. - Tập phối hợp 2 động tác: Vươn - GV điều khiển, quan sát sửa sai cho HS. 2L8N thở và tay. - GV cho từng nhóm (tổ) về vị trí tập c. Chia nhóm tập luyện: luyện - CS tổ điều khiển. + GV quan sát nhắc nhở HS tập luyện 5’ và sửa sai cho HS. * Thi đua giữa các tổ (nhóm) tập - Mỗi tổ cử 1 HS lên thực hiện 2 ĐT: luyện: “vươn thở” và “tay”. 2L8N + GV quan sát và gọi HS nhận xét. + GV nhận xét. 2. Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi” 8’ - Nội dung trò chơi: SGK 3 lần - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. - GV cho HS chơi thử. - Tổ chức thi đấu giữa các tổ. 5’ * * * * * III/ KẾT THÚC: * * 1. Thả lỏng: * GV * - Múa hát bài: “Bàn tay xinh” * * * * 2. GV cùng HS hệ thống lại bài. * * * 3. GV nhận xét giờ học. 4. BTVN: Ôn 2 ĐT vươn thở và tay. Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 15
- Sáng kiến kinh nghiệm II/ Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng giờ học giáo dục thể chất của học sinh tiểu học: Trong quá trình giáo dục thể chất, giáo viên cần có kiểm tra hệ thống bài dạy giáo dục thể chất, điều đó sẽ đem lại những tác dụng giáo dục trực tiếp tới tính tự giác và tích cực học tập của học sinh. Mặt khác, qua kiểm tra đánh giá xác định được những tồn tại, những vấn đề của chất lượng giáo dục cần được khắc phục trong thời gian tới. Việc sử dụng đúng các phương pháp kiểm tra, đánh giá các quá trình dạy học sẽ góp phần nâng cao năng lực vận động, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức phát triển nhân cách cho học sinh. Thực hiện hệ thống các phương pháp kiểm tra trong quá trình dạy học, giáo viên phải chú ý đến một số vấn đề liên quan sau: 1/ Việc kiểm tra tình hình thực hiện nội dung chương trình dạy học: Mỗi nội dung bài dạy thể dục thể thao là một phần nội dung trong chương trình giáo dục thể chất. Kiểm tra đánh giá từng bài dạy thể dục thể thao nhằm góp phần xem xét, việc thực hiện chương trình, chất lượng dạy học của giáo viên. Qua đó, sớm phát hiện các vấn đề còn tồn tại cần bổ sung. Phương pháp dạy học cần sát hợp với trình độ của học sinh và thực tế của nhà trường. Sau mỗi giờ học, giáo viên cần kịp thời phân tích ưu nhược điểm về nội dung hình thức, phương pháp, … Ghi rõ các ý kiến, kết quả vào nhật kí giảng dạy, các vấn đề quan tâm tình hình giờ học, mức độ tiếp thu kiến thức kĩ năng, kĩ thuật, tinh thần giờ học của học sinh, mức độ thực hiện chương trình kế hoạch dạy học ,… 2. Giáo viên cần tổ chức kiểm tra khả năng, mức độ hoàn thành kĩ thuật động tác bài tập, phát triển toàn diện vốn vận động, năng lực hoạt động: Sức nhanh, sức bền, sức mạnh, khéo léo, sự phối hợp hoạt động của từng bài lên lớp, tình trạng sức khỏe của học sinh và các biểu hiện tâm lý, sinh lý do ảnh hưởng của nội dung và hình thức hoạt động gây nên. Đặc biệt, đối với học sinh cấp tiểu học, cần kiểm tra đánh giá tình hình sức khỏe một cách toàn diện. Cần có sự phối hợp giữa cơ quan y tế, nhà trường và gia đình. Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 16
- Sáng kiến kinh nghiệm Về kết quả đánh giá va thống kê tình trạng sức khỏe của học sinh với mức độ phát triển thể chất học sinh qua các giai đoạn học tập và tập luyện thể dục thể thao. 3/ Giáo viên cần lựa chọn hình thức kiểm tra kết quả học tập của học sinh: Khi tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh qua bài dạy thể dục thể thao cần căn cứ vào tiêu chuẩn đã được quy định trong chương trình giảng dạy. Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần kết hợp với y tế nhà trường kiểm tra sức khỏe cho học sinh. Kết quả học tập của học sinh được chia ra làm hai hình thức: a/ Hình thức kiểm tra hàng ngày trên lớp: Việc kiểm tra thường xuyên trên lớp là yếu tố nhằm xây dựng nề nếp ôn tập, sẵn sàng chuẩn bị tri thức kĩ thuật tiếp thu bài tập mới. Nội dung kiểm tra trên lớp giáo viên cần tổ chức đa dạng, dưới các hình thức phù hợp với tâm lý học sinh, tránh căng thẳng vào đầu giờ, làm cản trở tình trạng hưng phấn, gây khó khăn cho việc thực hiện nội dung giáo án đã được chuẩn bị. Nội dung kiểm tra cần dựa trên hệ thống kiến thức, kĩ năng động tác, bài tập đã được hướng dẫn, giảng dạy ở các bài học trước. Sau mỗi lần kiểm tra, giáo viên cần ghi rõ kết quả có nhận xét ưu khuyết điểm, có ý kiến động viên kịp thời tinh thần học tập tích cực của học sinh, đồng thời phê bình những học sinh chưa có ý thức tập luyện trong giờ. Các chuẩn kiến thức, yêu cầu kĩ thuật, được xác định bằng các mức điểm khác nhau, cụ thể là: - Học sinh nắm được kiến thức cơ bản, làm đúng, làm đẹp các động tác quy định - Điểm A+: Hoàn thành tốt. - Học sinh nắm được kiến thức cơ bản, thực hiện động tác đúng về cơ bản, song còn một số thiếu sót - Điểm A: Hoàn thành. - Học sinh nắm được những điểm chủ yếu của kiến thức, thực hiện kĩ thuật động tác còn thiếu sót, chưa thành thạo. - Học sinh không nắm được đầy đủ và vững kiến thức, thực hiện động tác có nhiều thiếu sót – Chưa hoàn thành. b/ Kiểm tra định kì: Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 17
- Sáng kiến kinh nghiệm Là loại hình kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định của chương trình và kế hoạch dạy học, Hình thức kiểm tra định kì chỉ sử dụng khi đã kết thúc từng phần nội dung chương trình giảng dạy, học sinh được giáo viên hướng ôn tập và chuẩn bị kiểm tra. Học sinh được kiểm tra lại khi chưa đạt yêu cầu. Đối với học sinh vì tình trạng sức khỏe yếu, sau khi nghỉ ngơi chữa bệnh, giáo viên cần lựa chọn các nội dung kiểm tra cho phù hợp, nhằm động viên tinh thần tập luyện, nâng cao dần sức khỏe của học sinh. 4/ Cách đánh giá chất lượng giờ học giáo dục thể chất của học sinh tiểu học: Việc xác định cách đánh giá chất lượng giờ học giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học, cần phải dựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu của phương pháp giảng dạy, tổ chức sư phạm,… và nội dung của từng giáo án. Nhiệm vụ yêu cầu của giờ dạy thể dục được thể hiện trên nhiều nội dung khác nhau, song việc xác định cách đánh giá chất lượng cần được thể hiện ở các điểm sau: a. Có tác dụng giáo dục, giáo dưỡng, nâng cao sức khỏe, phát triển vốn vận động: Đi, chạy, nhảy, ném,… và khả năng vận động toàn diện của các tố chất: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo và dẻo dai,… và phối hợp hoạt động. b. Xác định mức độ, vốn kiến thức truyền thu: Chất lượng, mức độ hoàn thành kĩ thuật, động tác mới học, khối lượng vận động đạt được, tính phù hợp, đạt hiệu quả tới sức khỏe của học sinh. c. Những kết quả nội dung giờ học có tác động đến quá trình hình thành thói quen, nề nếp kỉ luật, ý thức tổ chức, chấp hành sự hướng dẫn các yêu cầu của giáo viên trong các quá trình thực hiện giáo án. d. Kết quả việc sử dụng hợp lý các phương tiện, thiết bị bổ trợ bảo hiểm,… bảo đảm an toàn tuyệt đối, tránh xảy ra chấn thương trong học tập, tập luyện và thi đấu. Để bài lên lớp đạt chất lượng, giáo viên cần tiến hành chuẩn bị một số vấn đề sau: - Biên soạn giáo án giảng dạy. - Tự ôn luyện các động tác kĩ thuật cần truyền thụ hướng dẫn và bồi dưỡng cán sự bộ môn, bồi dưỡng học sinh làm mẫu, thực nghiệm các mô hình giảng dạy động tác kĩ thuật. - Chuẩn bị kiểm tra cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện trước khi lên lớp. Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 18
- Sáng kiến kinh nghiệm Việc bố trí các dụng cụ tập luyện theo yêu cầu của nội dung giáo án. Lựa chọn dụng cụ tập luyện phù hợp với trình độ thể lực, đặc điểm phát triển cơ thể và khả năng vận động cơ bản của học sinh, đặc biệt chú ý lựa chọn các trò chơi vận động cần tính các điều kiện đảm bảo và cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. - Nơi tổ chức trò chơi cần đảm bảo an toàn, thoáng mát, cố gắng không ảnh hưởng tới các lớp. - Chất lượng giờ học thể dục thể thao có liên quan trực tiếp với việc đảm bảo các quy trình sư phạm, các phương pháp truyền thụ của giáo viên. Vì vậy khi đánh giá quy trình lên lớp, giáo viên cần chú ý đến các vấn đề sau: + Giáo viên đảm bảo đúng tác phong sư phạm: Cử chỉ, lời nói, trang phục tư thế,… Quan hệ giữa giáo vien và học sinh đúng mực, gần gũi, nhiệt tình, vui vẻ, mẫu mực,… Đặc biệt với học sinh tiểu học cần có thái độ đúng mực, nhiệt tình,… + Trong quá trình truyền thụ kiến thức giảng giải làm mẫu cần thực hiện đúng, chính xác và đẹp. Sử dụng lời nói dễ hiểu, hấp dẫn đối với học sinh, khẩu lệnh rõ ràng, có sức truyền lệnh, truyền cảm. Khi giảng dạy cần sử dụng thuật ngữ chuyên môn thể dục thể thao đúng, chính xác, gần với hoạt động tự nhiên của học sinh. Khi sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, đồ dùng học tập khác để truyền thụ kiến thức, cần chọn đúng thời điểm đề trình bày, dễ hiểu, gây được sự ham thích học tập, tập luyện cho học sinh. + Đánh giá hiệu quả phương pháp tổ chức lớp: Giáo viên có khả năng tổ chức lớp, quán xuyến, bao quát lớp, bố trí sử dụng hợp lý các phương pháp giảng dạy phù hợp, nâng cao được lượng vận động vừa sức cho học sinh. + Thực hiện đúng và sáng tạo các bước, từng phần giáo án lên lớp. Giáo viên tự phân phối và điều chỉnh đúng mực các nội dung, thời gian học tập, tránh tình trạng có nội dung đơn điệu do các bài tập lặp đi lặp lại nhiều lần. Các bước lên lớp được thực hiện đảm bảo các nội dung giáo án đã biên soạn. + Đảm bảo đúng các nguyên tắc trong giáo dục, giáo viên sắp xếp nội dung giờ học phù hợp với nguyên tắc vừa sức, phát triển toàn diện, hệ thống: Từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp,… Các nguyên tắc vận động cho từng giờ học cần đảm bảo có tính giáo dục, phù hợp với nội dung chương trình. Bên cạnh đó, cần giữ vững nguyên tắc an toàn, sửa chữa sai lầm, thường xuyên nâng cao kiến thức và vốn vận động cơ bản của học sinh. Giáo viên: Nguyễn Thanh Hải 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong môn Thể dục thông qua trò chơi - GV. Trần Hoàng Diệu
16 p | 928 | 250
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non
28 p | 1809 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5
7 p | 365 | 68
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường tiểu học Cát Linh
28 p | 303 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kỹ năng dựng hình động bằng phần mềm Geogebra trong dạy Toán THPT
35 p | 344 | 64
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý để đảm bảo duy trì, giữ vững sĩ số học sinh Trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh
18 p | 252 | 59
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý 10
10 p | 477 | 58
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý văn thư, lưu trữ tại Trường Mầm non
17 p | 356 | 57
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn thành tốt công tác phụ trách Chi đội ở Liên đội Trường THCS Ea Bá, huyện Sông Hinh
13 p | 260 | 50
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về các trò chơi ngôn ngữ giúp kiểm tra, củng cố từ vựng, ngữ pháp
12 p | 187 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí 10
10 p | 291 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn học sinh yếu Toán lớp 5
21 p | 167 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học
15 p | 243 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc
13 p | 222 | 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bước cơ bản giúp học sinh giải bài toán trên máy tính
16 p | 162 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh trong dạy học buổi 2 ở trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên
20 p | 177 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Ngữ văn trung học phổ thông
23 p | 185 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở trường tiểu học Lý Tự Trọng - Thị xã Đông Hà - tỉnh Quảng Trị
34 p | 112 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn