Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3 trong giờ Tập đọc
lượt xem 6
download
Học phân môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc hay được tốt. Ngược lại việc đọc hay giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc. Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc hay, hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng mới đó là “Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3 trong giờ Tập đọc
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU: Giáo dục bậc tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu và học tốt các môn học khác. Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc Học thuộc lòng, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viết,… Mỗi phân môn đều có một chức năng. Tiếng Việt là môn học không thể thiếu được đối với học sinh tiểu học, là môn công cụ, là chìa khóa, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức của loài người. Nó là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học, môn Tiếng Việt còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn…) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Phân môn Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc học thuộc lòng, học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em hứng thú say mê và để lại một vốn văn học đáng kể cho các em. Mặt khác, nó còn có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm, giúp các em hiểu được cái đúng, cái đẹp, cái tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Học đọc, các em đồng thời học cách nói, cách viết một cách chính xác, trong sáng, có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện cách suy nghĩ, diễn đạt cho cả lớp người chủ tương lai của xã hội. Dạy tập đọc không những rèn kỹ năng đọc mà còn phát triển ở các em vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú. Từ đó các em học tất cả các môn học khác bởi: Đọc đúng mới viết đúng, mới hiểu đúng và làm đúng… 1
- Và phân môn Tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn chọn lọc, học sinh cảm thụ cái hay, cái đẹp, biết được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng sinh động, học tập được cách viết các thể loại văn bản. Ở bậc tiểu học nói chung, lớp 3 nói riêng, phân môn Tập đọc có hai yêu cầu chính đó là: Rèn kỹ năng đọc. Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn. Học phân môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc hay được tốt. Ngược lại việc đọc hay giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc. Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc hay, hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng mới đó là “Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập”. Trong quá trình dạy Tập đọc lớp 3, tôi thấy chất lượng đọc của học sinh còn yếu. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi tri thức con người ngày càng cao. Trong đó, ngôn ngữ nói và viết là rất cần thiết cho mỗi người. Mỗi thành công không phải tự nhiên có được, mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu. Để góp phần nâng cao chất lượng đọc cho học sinh, tôi đi sâu nghiên cứu: “Một vài biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3 trong giờ Tập đọc”, hy vọng phần nào có thể đáp ứng được yêu cầu trên. II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3: 1 Thực trạng: 2
- Qua thực tế việc dạy tập đọc cho học sinh nói chung và học sinh khối lớp 3 nói riêng, trong những năm vừa qua, tôi nhận thấy khi đọc bài tập đọc các em còn có nhiều vướng mắc trong khâu đọc, chất lượng tương đối nhưng chưa đồng đều. Nhìn chung các em đều ham học hỏi, có động cơ và ý thức học tốt nhưng mới dừng lại ở những học sinh khá giỏi, còn những học sinh trung bình và đặc biệt đối với học sinh yếu, các em chưa có ý thức luyện đọc, do vậy kỹ năng đọc hay của học sinh còn yếu. Vấn đề dạy học phân môn Tập đọc hiện nay rất được chú trọng. Do đó, có nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng đọc của các em nâng lên. Song có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đã làm ảnh hưởng nhiều đến việc dạy đọc như: + Về giáo viên: Giáo viên đã chú trọng phương pháp dạy học mới: “Thầy thiết kế, trò thi công”, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy phân môn Tập đọc nhưng chất lượng chưa cao. Bởi vì giáo viên chỉ coi trọng một vấn đề đọc to, rõ hoặc có hướng dẫn đọc hay nhưng chỉ lướt qua, ít sử dụng đồ dùng dạy học để giới thiệu bài tạo hứng thú cho học sinh. Một số giáo viên còn lúng túng khi dạy tập đọc: Cần đọc bài Tập đọc này với giọng như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, đọc hay hơn. + Về học sinh: Liên tục trong hai năm (năm học: 2009 2010 ; 2010 2011), tôi được phân công chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy lớp 3 Trường tiểu học Hưng Lộc I. Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng của phân môn Tập đọc lớp 3, bản thân tôi nhận thấy: Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ, đã để ý và đọc tương đối đúng các phụ âm khó. Nhưng đọc hiểu nắm nội dung bài còn gặp nhiều khó khăn, do vậy nên khó 3
- khăn trong việc nêu được ý chính của bài, chưa có kỹ năng đọc hay toàn bài văn. Khi đọc, gặp các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng nghỉ như nhau, chưa đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm. Chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Về khả năng ngôn ngữ của học sinh còn yếu, tư duy của các em chưa cao. Các em phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lẫn các phụ âm đầu, vần, thanh, cụ thể là: + Các lỗi phụ âm đầu: ch /tr, l/n,… Ví dụ: “ Trong trẻo” thì đọc là “ chong chẻo “long lanh” thì đọc là “nong nanh” + Các lỗi về vần: Ví dụ: “ cuốn sổ” thì đọc là: “cuống sổ” + Các lỗi về thanh: các em còn đọc nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh hỏi. Ví dụ: “ nghĩ ngợi” thì đọc là “ nghỉ ngợi” 2 Kết quả thực trạng: Ngay từ đầu năm học (năm học: 2010 – 2011), sau quá trình tìm hiểu thực tế tôi tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh lớp 3A do tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy: Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc đọc to nhưng mức độ đọc lưu loát còn một số em vẫn chưa đạt yêu cầu, các em còn đọc lát gừng, đọc lặp từ, thêm từ, bớt từ… Mức độ đọc hay chỉ có rất ít em đạt được. Các em chưa thể hiện rõ giọng đọc của từng thể loại như thơ, văn… Đặc biệt vẫn còn một số học sinh không biết thế nào là đọc hay. Tôi đã thống kê chất lượng đọc của học sinh lớp 3A tôi chủ nhiệm như sau: Lớ Sĩ số Chất lượng, mức độ đọc Số lượng Tỷ lệ p Trôi chảy, rõ ràng, ngắt 26/34 76,4% 4
- 3A 34 nghỉ đúng: Đọc hiểu: 24/34 70,6% Đọc hay: 6/34 17,6% Như vậy chất lượng đọc thực tế cho thấy còn rất thấp. Đặc biệt là kỹ năng đọc hay. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng đọc đúng, đọc hay cho học sinh khối lớp 3 trong tiết Tập đọc. Là giáo viên tiểu học được trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 3, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Để tổ chức thực hiện tốt việc đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3, tôi đã bám vào các giải pháp chủ yếu sau: 1. Giải pháp 1. Nhận thức rõ nhiệm vụ phân môn Tập đọc. Nắm vững nhiệm vụ, vị trí, đặc điểm môn học. Như chúng ta đã biết: “Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong đó giáo viên giữ vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, tổ chức và điều hành hoạt động của học sinh. Còn học sinh tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm chiếm lĩnh kiến thức”. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình SGK và các tài liệu dạy học có liên quan để từ đó xác định được phương pháp, cách thức tổ chức dạy học từng bài tập đọc cụ thể. 2. Giải pháp 2: Giáo viên phải rèn luyện giọng đọc mẫu thật tốt. 5
- Trong giờ Tập đọc, giáo viên phải tuân thủ theo các bước có tính đặc trưng của phân môn Tập đọc. Phải kết hợp giữa hai hình thức: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Hai hình thức này gắn bó chặt chẽ với nhau, cộng tác cùng thực hiện để đạt một mục đích cuối cùng của đọc là thông hiểu nội dung văn bản. 3. Giải pháp 3: Giúp học sinh có ý thức rèn đọc. Việc rèn đọc cho học sinh không phải chỉ ngày một ngày hai là đạt kết quả. Vì vậy giáo viên phải kiên trì và tạo cho học sinh có ý thức rèn đọc để đạt 4 phẩm chất: đọc đúng; đọc lưu loát, rõ ràng; đọc có ý thức (thông hiểu nội dung văn bản) và đọc hay. 4.Giải pháp 4: Tăng cường tổ chức trò chơi học tập, phát huy khả năng đọc hay, thay đổi các hình thức rèn đọc cho học sinh để tạo cho các em niềm vui, niềm say mê học tập. II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Từ các giải pháp nêu trên, tôi đã tìm ra một số biện pháp để giúp giáo viên dạy lớp 3 rèn đọc cho học sinh, cụ thể như sau: 1. Biện pháp 1: Nhận thức rõ nhiệm vụ phân môn Tập đọc và việc dạy tập đọc cho học sinh. Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy nhiệm vụ dạy học ở tất cả các môn học, đặc biệt là môn Tập đọc có vai trò vô cùng quan trọng, giáo viên cần phải hiểu rằng ngay tên gọi của phân môn là “Tập đọc” cũng nói rõ được mục đích dạy học của người giáo viên và nội dung học tập của học sinh trong giờ học này. Học sinh phải được “tập” để “đọc” sao cho đúng, cho hay, các em biết đọc đúng, 6
- đọc hay chính là cơ sở để các em cảm thụ nội dung bài đọc một cách dễ dàng. Từ đó học sinh sẽ không thấy nhàm chán khi học tập đọc. Ngay ở cách đánh giá bài đọc của học sinh người giáo viên cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo yêu cầu tối thiểu của học sinh lớp 3 đối với kĩ năng đọc để đánh giá sát thực, tránh quan niệm “ào ào” hoặc lấy điểm đọc để “vớt” điểm viết trong môn Tiếng Việt cho học sinh. Ở các buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên cần thẳng thắn trao đổi với nhau về quan điểm cũng như cách dạy Tập đọc trên cơ sở cùng nhau học hỏi. Tăng cường thao giảng dự giờ phân môn Tập đọc. Từ đó góp ý, thảo luận xây dựng một phương pháp dạy phù hợp và hiệu quả nhất đối với đối tượng học sinh của mình. Hạn chế tối đa sự nể nang trong đánh giá lẫn nhau mà cần chỉ rõ cho nhau thấy cái tốt và cái chưa tốt của đồng nghiệp. Tuyệt đối không nên “ào ào” trong đánh giá cả giáo viên và học sinh. Đối với mỗi bản thân giáo viên mặc dù không ai thích nghe nhiều về hạn chế hay tồn tại của mình nhưng cần quan niệm rằng đó chính là cách tốt nhất để mình có thể vượt qua chính mình. 2. Biện pháp 2: Rèn luyện giọng đọc mẫu của giáo viên. Trong giờ Tập đọc giáo viên đọc mẫu tốt cũng góp phần đáng kể trong việc rèn đọc cho học sinh rất nhiều. Bởi vì, các em luôn luôn lấy giọng đọc của thầy cô giáo làm mẫu. Bởi vậy, trước giờ Tập đọc, giáo viên phải nghiên cứu nội dung, cách đọc và tập đọc nhiều lần. Có thể đọc mẫu trong các trường hợp: Đọc mẫu toàn bài để gây hứng thú cho học sinh. Đọc mẫu âm, vần, tiếng khó. Đọc câu, đoạn giúp học sinh nhận xét, giải thích tìm ra cách đọc. Tùy theo từng bài mà giáo viên đọc mẫu cả bài hoặc một đoạn, nhưng trước hết người giáo viên phải đọc đúng, ngoài ra còn phải đọc diễn cảm 7
- tốt bài văn, bài thơ. Muốn vậy giáo viên phải rèn luyện kỹ năng đọc cho mình một cách nghiêm túc. Luyện đọc diễn cảm sao cho mỗi bài đọc của giáo viên xứng đáng là bài đọc mẫu cho học sinh. Ví dụ: Đọc bài “Ai có lỗi” ( TV3 T1) Biết phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật (nhân vật “tôi” Enricô, Côrétti, bố của Enricô). Giọng nhân vật “tôi” Enricô ở đoạn 1 đọc chậm rãi, nhấn giọng các từ: nắn nót, nguệch ra, nổi giận, kiêu căng. Đọc nhanh, căng thẳng hơn (ở đoạn 2 hai bạn cãi nhau), nhấn giọng các từ: trả thù, đẩy, hỏng hết, giận đỏ mặt. Lời Côrétti bực tức. Trở lại chậm rãi, nhẹ nhàng (ở đoạn 3) khi Enricô hối hận, thương bạn, muốn xin lỗi bạn, nhấn mạnh các từ: lắng xuống, hối hận,... Ở đoạn 4 và 5, nhấn giọng các từ: ngạc nhiên, ngây ra, ôm chầm,… Lời Côrétti dịu dàng. Lời bố Enricô nghiêm khắc. Hoặc bài “Cuộc họp của chữ viết” (TV3 T1), đọc thể hiện đúng các kiểu câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm). Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (bác Chữ A, đám đông, Dấu Chấm). Giọng người dẫn chuyện: hóm hỉnh. Giọng bác Chữ A: to, dõng dạc. Giọng Dấu Chấm: rõ ràng, rành mạch. Giọng đám đông: khi ngạc nhiên (Thế nghĩa là gì nhỉ ?), khi phàn nàn (ẩu thế nhỉ !). Hay là bài: Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” (TV3 T2). Đây là nội dung báo cáo hoạt động của tổ lớp. Giáo viên đọc mẫu giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát. 8
- Qua việc đọc mẫu tốt của giáo viên sẽ giúp học sinh hứng thú học tập và tự tin hơn khi đọc. 3. Biện pháp 3: Rèn cho học sinh đọc đúng. Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần và tiếng. Đọc đúng bao gồm: Phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. *Cách thực hiện: Tôi đã hướng dẫn học sinh cách thực hiện như sau: Trước khi lên lớp, giáo viên dự kiến các lỗi của học sinh trong lớp dễ mắc, những từ, những câu khó trong bài để luyện đọc. Luyện đọc đúng các tiếng có âm đầu dễ lẫn là l/n, tr/ch: long lanh, lênh láng, lúc lâu, nở hoa, nóng nảy, trong trẻo, triều đình, buổi trưa, chiêng trống,… Đọc đúng các tiếng có chứa vần khó đọc: cuộn tròn, khuôn cửa sổ, tựu trường, nảy lộc,… Đọc đúng các tiếng có thanh ngã và thanh hỏi: quyến rũ, nghĩ ngợi, nghỉ ngơi,… Phần luyện đọc này phải kết hợp luôn trong phần đọc cá nhân. Ví dụ : Khi dạy bài: “Chiếc áo len” (TV3T1). Học sinh A đọc đoạn 3, học sinh B nhận xét: Phát hiện bạn đọc sai “núc nâu, nạnh nắm”. Giáo viên cho học sinh A đọc lại cho đúng: “lúc lâu, lạnh lắm”. Sau đó gọi 2 đến 3 em hay mắc lỗi phát âm sai phụ âm đầu l/n như trên đọc lại. Tương tự đối với đoạn 4 giáo viên cho học sinh luyện đọc đúng các tiếng có vần, thanh dễ lẫn như: cuộn tròn, xin lỗi. Ngoài việc luyện cho học sinh biết cách phát âm đúng, giáo viên còn phải chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở chấm phẩy, dấu hai 9
- chấm. Đặc biệt giáo viên phải hướng dẫn học sinh ngắt hơi ở các cụm từ ngữ để tách ý. Ví dụ1: Khi đọc đoạn 4 bài: “Chiếc áo len”, giáo viên gọi học sinh đọc, học sinh ngắt hơi như sau: “Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông / ấm áp, / Lan ân hận quá. // Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ / và anh, / nhưng lại xấu hổ vì mình / đã vờ ngủ. Áp mặt xuống gối, / em mong trời mau sáng để nói với mẹ: // “con không thích chiếc áo ấy nữa. / Mẹ hãy để tiền mua áo ấm/ cho cả hai anh em”. // Lúc này giúp học sinh sửa lại bằng cách: Treo bảng phụ chép sẵn đoạn văn đã ngắt sẵn như sau: “Nằm cuộn tròn / trong chiếc chăn bông ấm áp, / Lan ân hận quá. // Em muốn ngồi dậy / xin lỗi mẹ và anh, / nhưng lại xấu hổ / vì mình đã vờ ngủ. // Áp mặt xuống gối, / em mong trời mau sáng / để nói với mẹ: // “Con không thích chiếc áo ấy nữa. // Mẹ hãy để tiền / mua áo ấm cho cả hai anh em. //” Sau đó yêu cầu học sinh đọc lại để so sánh hai cách đọc, cách nào đúng rồi yêu cầu học sinh đọc với giọng nhẹ nhàng, ngắt đúng, nhấn giọng ở từ gạch dưới. Đặc biệt câu nói của Lan khi đọc học sinh thể hiện sự ân hận, có như vậy mới biểu đạt được trạng thái cảm xúc của tác giả. Ví dụ 2: Trong bài “Cửa Tùng”, ( TV 3 – T1) Học sinh đọc như sau: “Đôi bờ thôn xóm / mướt màu xanh lũy tre làng / và những rặng phi lao rì rào / gió thổi. //” Giáo viên đọc lại câu văn và yêu cầu học sinh lắng nghe, phát hiện chỗ cô giáo ngắt giọng: “Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng / và những rặng phi lao rì rào gió thổi. //” 10
- Sau đó yêu cầu 3 4 em đọc lại câu văn trên. Từ đó giúp học sinh phát hiện và ngắt nghỉ đúng. Ví dụ 3: Đối với câu: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” (Nhớ lại buổi đầu đi học – TV3T1) Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn câu văn yêu cầu một học sinh giỏi lên bảng đánh dấu chỗ ngắt nghỉ và đọc để các bạn trong lớp nhận xét, thống nhất cách đọc đúng như sau: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi / như mấy cánh hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. //” * Đối với những bài đọc là thơ giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ cần đúng với nhịp thơ. Trong chương trình Tiếng Việt 3 phần lớn các bài thơ thường được viết theo thể thơ 4 chữ mang một âm điệu vui tươi, nhẹ nhàng, tình cảm giúp cho học sinh dễ thuộc, dễ nhớ. Tuy vậy, khi đọc thể thơ này nhiều học sinh chưa biết ngắt nghỉ đúng với nhịp thơ. Bởi vậy cần hướng dẫn học sinh phải dựa vào các dòng cụ thể để ngắt nhịp cho đúng. Chỉ có ngắt nhịp đúng câu thơ thì ý nghĩa đoạn thơ mới được bộc lộ cho người nghe thấy được cái hay, cái đẹp của bài thơ. Ví dụ: Dạy bài “Quạt cho bà ngủ” (TV3 Tập 1), cần hướng dẫn học sinh đọc với giọng dịu dàng, tình cảm. Cần ngắt nhịp đúng trong các khổ thơ: Ơi / chích choè ơi! Hoa, / cam hoa khế / Chim đừng hót nữa, / Chín lặng trong vườn, / Bà em ốm rồi, / Bà mơ tay cháu / Lặng / cho bà ngủ. // Quạt / đầy hương thơm. // 11
- Như vậy, từ cách thực hiện trên tôi đã giúp cho học sinh dần dần có ý thức tìm hiểu giọng đọc, cách đọc đúng và tự tin hơn khi đọc. 4. Biện pháp 4: Hướng dẫn tốc độ đọc cho học sinh. Như chúng ta đã biết, đối với học sinh Tiểu học đọc lưu loát là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, đọc không ê a, ngắc ngứ. Tốc độ đọc nhanh chỉ thực hiện khi đã đọc đúng, khi đọc phải chú ý xác định tốc độ để cho người nghe hiểu kịp được. Nhưng đọc nhanh ở đây không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ đọc thành tiếng của lớp 3 yêu cầu tối thiểu là 70 tiếng / phút. * Cách thực hiện: Tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện như sau: Hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ bằng cách giáo viên đọc mẫu hoặc chọn học sinh đã đọc tốc độ chuẩn đọc mẫu để tất cả học sinh đọc thầm theo. Ngoài ra, dùng biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Ví dụ: Khi học sinh đọc cá nhân toàn bài hoặc một khổ thơ, một đoạn văn giáo viên đều nhắc cả lớp đọc thầm theo. Giáo viên còn gây hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi như: Thi đọc tiếp sức, đọc thơ truyền điện, thả thơ,… Kết thúc chơi bao giờ giáo viên cũng cho học sinh chọn và tuyên dương nhóm đọc đúng nhất, nhanh nhất, giỏi nhất và gợi ý rút kinh nghiệm về cách đọc. Mặt khác muốn học sinh đọc lưu loát, đúng tốc độ cần có sự chuẩn bị bài ở nhà tốt, học sinh phải được đọc trước nhiều lần. Em nào đọc còn chậm giáo viên giúp học sinh luyện thêm sau giờ học và luyện đọc ở buổi 2. 5. Biện pháp 5: Rèn cho học sinh đọc có ý thức (đọc hiểu). Để giúp học sinh đọc cảm nhận văn bản, hiểu văn bản thì trong giờ tập đọc phải chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu cho học sinh. Đó là vấn đề 12
- cần thiết, quan trọng đối với học sinh lớp 3. Có hiểu nội dung bài văn, bài thơ thì mới có cách đọc đúng, đọc hay được. Việc luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong bước đọc thầm. Sự thực đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ nhanh hơn đọc thành tiếng từ 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì người ta không phải chú ý đến việc phát âm, chỉ tập trung để hiểu nội dung điều mình đọc. Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài tức là toàn bộ những gì mà các em đọc được. * Cách thực hiện: Tôi đã hướng dẫn học sinh cách thực hiện như sau: Kết hợp chặt chẽ việc tìm hiểu bài với việc luyện đọc. Giáo viên cho học sinh đọc đến đâu tìm hiểu bài đến đó. Không tách rời hai khâu tìm hiểu bài và rèn đọc. Ví dụ: Khi dạy bài: “Giọng quê hương” tác giả Thanh Tịnh (TV3 – T1). Sau khi cho học sinh đọc thầm đoạn 1, đoạn 2, đoạn 3 của bài để trả lời cho câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong phần tìm hiểu nội dung bài. Tiếp đó giáo viên yêu cầu 3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn của bài, sau đó cả lớp trao đổi nhóm, phát biểu ý kiến: Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương? ( HS có thể giải thích khác nhau. GV giúp các em hiểu ý khái quát. VD: Giọng quê hương gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc với quê hương, với người thân… + Rõ ràng, từ việc đọc đúng, đọc hay các em mới hiểu được nội dung của văn bản và ngược lại có hiểu được nội dung của văn bản thì các em mới đọc đúng, đọc hay được. 13
- Trong mỗi giờ tập đọc giáo viên cho học sinh đọc thành tiếng kết hợp với đọc thầm nhiều lần. Đồng thời giao nhiệm vụ cho học sinh trong khi đọc thầm để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu. + Đọc thầm lần 1: Kết hợp khi đọc nối tiếp từng đoạn. + Đọc thầm lần 2: Kết hợp khi 1 bạn đọc cả bài. + Đọc thầm lần 3: Khi giáo viên đọc diễn cảm. + Lần 4 đọc thầm kết hợp với thành tiếng khi tìm hiểu bài. + Lần 5 đọc thầm kết hợp với khi đọc hay. Như vậy, việc đọc thầm kết hợp với việc đọc cá nhân thành tiếng được luyện nhiều lần, kết hợp nhuần nhuyễn trong một tiết học Tập đọc đã giúp học sinh nắm được nội dung văn bản và từ đó có cách đọc đúng. Ngoài ra để giúp học sinh đọc hiểu tốt, giáo viên còn phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi bổ sung thêm nội dung câu hỏi ở trong sách giáo khoa phù hợp với từng bài học để học sinh nêu được nội dung, nghệ thuật, cách đọc, giọng đọc từng bài. Ví dụ: Khi tìm hiểu bài “Cửa Tùng” (TV3T1). Giáo viên có thể đặt các câu hỏi sau: Em hãy đọc trước toàn bài, tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với Cửa Tùng? (Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi… Diệu kỳ thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.) Em hiểu nghĩa của từ “mướt màu xanh” như thế nào ? (màu xanh mướt đều, trải dài). + Giáo viên cho học sinh quan sát trên máy chiếu để học sinh thấy được hình ảnh đẹp: “Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.” Đặt câu với từ “mướt màu xanh”? 14
- Từ đó giúp học sinh thấy vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, hướng dẫn các em phát hiện những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Hoặc khi học bài: “ Bài hát trồng cây” ( TV3 – T2): Ai trồng cây Người đó có tiếng hát Trên vòm cây Chim hót lời mê say. Ai trồng cây Người đó có ngọn gió Rung cành cây Hoa lá đùa lay lay. ……………. Ai trồng cây… Em trồng cây… Em trồng cây… Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và phát hiện ra các từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ (Ai trồng cây / Người đó có… và Em trồng cây / Em trồng cây). Việc lặp lại các từ ngữ đó như một điệp khúc trong bài nhấn mạnh ý mọi người hãy hăng hái trồng cây. Đó là giá trị của biện pháp nghệ thuật. Như vậy, tất cả những cách thực hiện trên nhằm giúp học sinh hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản để có cách đọc đúng và vươn tới mức độ cao hơn đó là đọc hay. 6. Biện pháp 6: Rèn cho học sinh có ý thức đọc hay. 15
- (Mặc dù đối với học sinh học lớp 3, yêu cầu đặt ra chưa cao, nhưng giáo viên vẫn phải quan tâm đúng mực). Đọc hay là một yêu cầu đặt ra khi đọc những câu văn hoặc các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng, nghỉ, cường độ,… để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc. Đồng thời thể hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc hay thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. * Cách thực hiện: Tôi đã hướng dẫn học sinh cách thực hiện như sau: Bước 1: Nội dung của bài đọc đã quy định ngữ điệu của nó nên giáo viên không bao giờ áp đặt sẵn giọng đọc của mỗi bài mà nên khuyến khích học sinh tự tìm hiểu và nêu cách đọc và đọc trên cơ sở hiểu từ, hiểu nghĩa. Giáo viên chỉ là người lắng nghe, sửa cách đọc cho từng học sinh, luôn khuyến khích, động viên học sinh cố gắng đọc hay dưới nhiều hình thức khác nhau để tạo sự hứng thú cho các em. + Ví dụ: Dạy bài “Chú ở bên Bác Hồ” ( TV3 Tập 2). Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp và tự phát hiện ra giọng đọc phù hợp với mỗi đoạn. Cần đọc với giọng trầm lắng pha chút trang nghiêm. Kết hợp với cách ngắt nhịp, nhấn giọng kéo dài ở một số từ và cao giọng ở cuối câu hỏi. Để tạo nên âm hưởng biểu lộ sự xúc động, niềm thương nhớ của Nga và bố mẹ trước sự hy sinh của người chú: …Chú ở đâu, / ở đâu? // Trường Sơn dài dằng dặc? // Trường Sa đảo nổi, / chìm? // Hay Kon Tum, / Đắc Lắc? // 16
- Vì vậy khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp một không khí thoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, bài thơ. Có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt trước thầy. Cứ cuối mỗi giờ tập đọc, giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn (hoặc khổ thơ) mà em thích và nói lên lí do vì sao mình lại thích đoạn văn, khổ thơ đó. Hoặc tổ chức thi đọc hay, đọc phân vai, đóng kịch (Đối với các tác phẩm có nhiều lời hội thoại như bài “Người mẹ” (TV3 – T1),… Bước 2: Đọc hay chỉ có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc hay, yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm,… phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc hay, người đọc phải làm chủ được chỗ ngắt giọng, làm chủ được tốc độ đọc, làm chủ được cường độ và ngữ điệu. Vì vậy, ở mỗi bài tập đọc giáo viên quan tâm hướng dẫn học sinh phát hiện những chỗ ngắt giọng, nhấn giọng có ý đồ nghệ thuật bằng cách tự các em tìm tòi, khám phá và tranh luận. Ví dụ: Dạy bài “Anh Đom Đóm” ( TV3 – Tập 1) Mặt trời gác núi / Bóng tối / lan dần, / Anh Đóm chuyên cần / Lê đèn/ đi gác. // Theo làn gió mát / Đóm / đi rất êm, / Đi suốt một đêm / Lo cho người ngủ… // 17
- Từng bước, / từng bước / Vung ngọn đèn lồng / Anh Đóm / quay vòng / Như sao bừng nở… // Bài thơ “Anh Đom Đóm” thuộc thể thơ 4 chữ mang âm hưởng của một bài đồng dao vui nhộn, tươi mát hồn nhiên, khi đọc, học sinh cần thể hiện âm điệu của một bài ca tuổi thơ nhí nhảnh, tình cảm đối với cuộc sống của loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động. Việc đọc hay thường gắn liền với ngữ điệu nên thường dùng cử chỉ, nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn thân mật, vui vẻ, ngạc nhiên, căm giận… Nếu đoạn thơ có nhiều ý hóm hỉnh, vui vẻ cần đọc nhấn giọng một số từ ngữ kèm theo cử chỉ, nét mặt để thể hiện sắc thái đó. Thể tự do, học sinh phát hiện ra nhịp đọc là rất khó. Bởi vậy giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh. Ví dụ: Bài “Cùng vui chơi” (TV3 T2). Giáo viên hướng dẫn các em ngắt nhịp và nhấn giọng như sau: “Ngày đẹp lắm / bạn ơi! / Nắng vàng trải khắp nơi / Chim ca trong bóng lá / Ra sân / ta cùng chơi. // Quả cầu xanh xanh / Qua chân tôi, chân anh // Bay lên rồi lộn xuống Đi từng vòng quanh quanh. // Qua cách đọc ngắt nhịp và nhấn giọng như thế giúp các em cảm nhận được thể thơ 5 chữ, với nhịp thơ khẩn trương, nhanh nhanh mô tả được 18
- hoạt động vui chơi. Bài thơ dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc, gây cho người đọc sự sảng khoái, hào hứng. Đây là bài thơ nói về chơi và học, học và chơi. Cổ vũ cho các em nhỏ chơi thật vui, thật hết mình để rồi học càng vui, cảng khỏe, càng tốt. Ở những kiểu câu chia theo mục đích nói, giáo viên luôn luôn nhắc nhở học sinh. Mỗi kiểu câu chia theo mục đích nói đều có ngữ điệu riêng, hạ giọng cuối câu kể, lên giọng ở câu hỏi, nhấn giọng ở những từ chỉ cảm xúc trong câu cảm. Ví dụ: Chiếc thuyền xinh quá ! (Bàn tay cô giáo TV3, T2) Khi đọc gặp câu cảm, các em đọc giọng bất ngờ, nhấn giọng ở từ “xinh quá !” thể hiện sự thán phục. Mặt khác, thể hiện giọng đọc phù hợp với nhân vật cũng là bước thành công lớn trong quá trình đọc hay. Các loại hình văn bản trong các bài tập đọc lớp 3 là: Thơ, văn xã hội khoa học, văn bản khoa học tự nhiên, truyện kể, kịch. Trong đó, truyện kể và kịch thường xuất hiện nhiều nhân vật. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3, điều không thể xem nhẹ là luyện đọc cho học sinh có giọng đọc phù hợp với nhân vật. Sau khi hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài khi mà các em đã nắm được nội dung bài, hiểu tính cách từng nhân vật, giáo viên cho học sinh phát hiện cách đọc, thể hiện giọng đọc của từng nhân vật. Ví dụ: Khi đọc bài: “Người lính dũng cảm” (TV 3 – T 1) + Giọng viên tướng: Mạnh, gọn, rõ: Vượt rào, / bắt sống lấy nó! (to, mạnh kéo dài ở từ nó) Chỉ những thằng hèn mới chui. // ( giọng bực tức) 19
- + Giọng chú lính nhỏ: rụt rè, bối rối ở phần đầu truyện, giọng quả quyết ở cuối truyện: Chui vào à ?// (ngập ngừng, rụt rè) Nhưng / như vậy là hèn. // (giọng quả quyết) + Giọng thầy giáo nghiêm khắc, lúc dịu dàng, lúc buồn bã, bực tức. Hôm qua / em nào phá đổ hàng rào, / làm giập hoa trong vườn trường? // ( giọng nghiêm khắc) Thầy mong em nào phạm lỗi / sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa. // (giọng buồn bã) Như vậy để hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng giọng nhân vật, giáo viên phải giúp các em tìm hiểu bài tốt để nắm được đặc điểm, tính cách nhân vật. Từ đó luyện cho các em có giọng đọc cụ thể, phù hợp với từng nhân vật, thay đổi và đan xen cách đọc để tạo không khí sinh động hào hứng cho giờ học. Qua mét thêi gian ng¾n, t«i nhËn thÊy nh÷ng biÖn ph¸p mµ t«i ®a ra ®· thu ®îc kÕt qu¶ thËt kh¶ quan. C. KẾT LUẬN 1.Kết quả thực hiện: Trong một khoảng thời gian không dài, với cách dạy theo các biện pháp nêu trên, tôi thấy hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài. Số em đọc chưa đạt yêu cầu không còn nữa. Số em đọc đúng, đọc hay được nâng lên rõ rệt so với đầu năm. Qua việc đánh giá từ những tiết tập đọc trên lớp kết quả tập đọc của lớp 3A do tôi giảng dạy đã đạt được như sau: Lớp Sĩ số Chất lượng, mức độ đọc Số lượng Tỷ lệ Trôi chảy, rõ ràng, ngắt nghỉ 34/34 100% 3A 34 đúng: Đọc hiểu: 33/34 97% 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kĩ năng trong công tác chủ nhiệm lớp 7
14 p | 445 | 81
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuật bậc tiểu học
16 p | 462 | 63
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS
18 p | 639 | 58
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1
18 p | 292 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp nhằm duy trì sĩ số học sinh
22 p | 173 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
15 p | 108 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý của phó hiệu trưởng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường PTDTNT tỉnh Đồng Nai
35 p | 148 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài biện pháp quản lý chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng dạy học và quản lý nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
30 p | 53 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh Đọc hiểu văn bản Văn học hiệu quả (Bậc Trung học phổ thông )
30 p | 113 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài hướng tiếp cận Đọc - hiểu văn bản thơ ở trường trung học phổ thông
38 p | 132 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự”
20 p | 141 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài giải pháp thu hút bạn đọc đến thư viện
13 p | 37 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 4
22 p | 19 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài giải pháp chỉ đạo hoạt động tuyên truyền công tác an toàn giao thông - Xây dựng cổng trường an toàn ở trường Tiểu học Ngọc Lâm
13 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài biện pháp quyết định sự thành công trong giờ dạy học Âm nhạc khối 3
19 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật khi áp dụng quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện cho học sinh lớp 4
28 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
16 p | 80 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp giờ dạy tác phẩm phương Đông bậc THPT đạt hiệu quả cao
42 p | 97 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn