Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non
lượt xem 6
download
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non hoàn toàn có thể thực hiện được, bởi lẽ giai đoạn từ 3-6 tuổi là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người. Chính trong giai đoạn này diễn ra sự phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và thể chất, hình thành dồn dập các năng lực khác nhau, đặt nền móng cho những nét cá tính và các phẩm chất đạo đức của nhân cách. Đây là thời kỳ quan trọng để hình thành cơ sở của thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh (với thiên nhiên, đồ vật và con người). Chuyên đề này sẽ trình bày một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non
- A . ĐẶT VẤN ĐỀ I LỜI MỞ ĐẦU: Môi trường (MT) là tài sản chung, tài sản vô giá của cả cộng đồng. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Hiện nay, MT trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề, bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ở Việt Nam rừng tiếp tục bị tàn phá và thu hẹp; Tài nguyên đất, nước ngọt, đa dạng sinh học đang bị suy thoái; MT ô nhiễm do công nghiệp và đô thị hoá; Hệ thống giao thông cấp thoát nước kém; Khói bụi, tiếng ồn, rác thải quá tải... Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy hiểu biết về MT và giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) trở thành vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc, cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ. Bảo vệ môi trường (BVMT) là những hoạt động giữ cho MT trong lành, sạch đẹp, cải thiện MT, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho MT, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. GDBVMT là quá trình giáo dục có mục đích, thông qua các hoạt động giáo dục nhằm làm cho con người trong cộng đồng quan tâm đến các vấn đề của MT, có sự hiểu biết về MT, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc BVMT. Xác định được tầm quan trọng của việc BVMT và GDBVMT, Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã có nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết về vấn đề BVMT. Bộ GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn về việc “Tăng cường 1
- công tác GDBVMT trong trường mầm non”, một trong những giải pháp trọng tâm đó là chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng GDBVMT cho trẻ ở trường mầm non”. GDBVMT ở trường mầm non (MN) là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cơ thể, về MT sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết giữ gìn sức khoẻ bản thân, có hành vi ứng xử phù hợp để BVMT, sống thân thiện với MT, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. GDBVMT cho trẻ ở trường MN hoàn toàn có thể thực hiện được, bởi lẽ giai đoạn từ 36 tuổi là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người. Chính trong giai đoạn này diễn ra sự phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và thể chất, hình thành dồn dập các năng lực khác nhau, đặt nền móng cho những nét cá tính và các phẩm chất đạo đức của nhân cách. Đây là thời kỳ quan trọng để hình thành cơ sở của thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh (với thiên nhiên, đồ vật và con người). Nội dung của GDBVMT cho trẻ MN bao gồm 2 phương diện: Cung cấp những kiến thức về MT và chuyển tải chúng thành thái độ, cách ứng xử. GDBVMT được lồng ghép, tích hợp vào các giờ học, các hoạt động như: Hoạt động có chủ đích, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, giờ đón trả trẻ...thì GDBVMT mang lại hiệu quả cao. Tuy GDBVMT đã được thực hiện trong trường MN từ nhiều năm nay song do điều kiện thực hiện (MT trong ngoài lớp còn nghèo nàn, diện tích khuôn viên nhà trường còn chật hẹp, CSVC trang thiết bị còn thiếu nhiều...) hoặc do năng lực của giáo viên nên chất lượng GDBVMT cho trẻ vẫn còn nhiều hạn chế. Thấy được tính bức thiết, tầm quan trọng của vấn đề, xuất phát từ thực tiễn ở nhà trường tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng MT 2
- hoạt động và GDBVMT ở trường MN Đông Tiến, huyện Đông Sơn” để nghiên cứu mong muốn tìm ra các biện pháp hữu hiệu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Trường MN Đông Tiến là trường ở khu vực nông thôn, có 24 cán bộ giáo viên (CBGV), tiếp nhận gần 300 trẻ đến trường, nhà trường thực hiện nội dung GDBVMT trong điều kiện sau: 1 Thuận lợi: Bản thân và 100% CBGV trong trường đã được tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề do Phòng GD&ĐT tổ chức, đặc biệt là chuyên đề GDBVMT. 100% CBGV,NV đạt trình độ chuẩn, trong đó có 50% trên chuẩn, đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình và có nhiều tâm huyết, giàu kinh nghiệm trong nghề nghiệp. Đây là năm thứ 5 thực hiện chuyên đề nên cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi ở các lớp và ở nhà trường đã được cải thiện nhiều. Trường MN Đông Tiến là trường chuẩn QG, các phòng học rộng rãi thoáng mát, đảm bảo đúng quy định. Khuôn viên nhà trường trong năm học này đã được đầu tư cải tạo có nhiều cây xanh, có vườn thiên nhiên cho bé, mua sắm trang bị bổ sung thêm nhiều đồ chơi ngoài trời và đồ dùng đồ chơi ở các nhóm lớp … Tuy là một trường ở khu vực nông thôn nhưng tỷ lệ trẻ bán trú cao, đạt trên 96% trên tổng số học sinh toàn trường. Phụ huynh quan tâm đến các phong trào hoạt động của nhà trường. 2 Khó khăn : Là địa phương thuần tuý nông nghiệp nên đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, do đó việc tuyên truyền, vận động phụ huynh hỗ trợ mua sắm 3
- trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường xanh, đẹp trong trường MN còn hạn chế; mức học phí thấp nên đời sống giáo viên còn quá khó khăn. Nhà trường chưa có nhiều kinh phí để thực hiện xây dựng môi trường thân thiện xanhsạchđẹp mang tính lâu dài. Số trẻ đến trường ngày càng đông nên diện tích so với số trẻ vẫn còn thiếu, đồ dùng, đồ chơi tuy đã được cải thiện nhưng so với yêu cầu còn chưa đủ đáp ứng các hoạt động của trẻ. Một số giáo viên còn đối phó trong việc thực hiện nội dung chuyên đề như: trang trí, tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho trẻ, phụ huynh, tự làm đồ dùng đồ chơi... Để xây dựng MT giáo dục và giáo dục bảo vệ MT trong trường MN có hiệu quả tôi đã tiến hành khảo sát đầu năm học 20102011, kết quả như sau: T Nội dung Tổng Kết quả T số Đạt Chưa đạt Số % Số % lượn lượn g g I Điều kiện thực hiện 1 Số lớp có công trình vệ sinh đảm bảo yêu cầu và có đầy 9 lớp 5 55,5 4 44,5 đủ đồ dùng tối thiểu phục vụ chăm sóc vệ sinh cho trẻ. 2 Số lớp có MT trong lớp sinh động, phong phú theo 9 lớp 4 44,5 5 55,5 hướng mở, linh hoạt....vị trí phù hợp với tính chất hoạt động của từng góc. Sắp xếp khoa học, thuận tiện với trẻ khi sử dụng. 3 Số lớp có nhiều loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh.... do 9lớp 4 44.4 5 55,5 cô và trẻ sưu tầm, tự làm bằng phế liệu và các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương 4 MT ngoài lớp học (sân chơi rộng, đảm bảo an toàn, đủ 5 9lớp 6 67.0 3 33.0 loại đồ chơi ngoài trời, có đa dạng các loại cây, có vườn thiên nhiên cho trẻ, có hệ thống cống rãnh, xử lý rác đúng quy định, có nguồn nước sạch.....) II Chất lượng đội ngũ 1 Số CBGV có trình độ chuẩn trở lên. Nắm vững nội dung 24 cô 13 54.0 11 46.0 chuyên đề. XD được kế hoạch chuyên đề phù hợp thực tiễn 4
- 2 Nắm vững phương pháp, kích thích được tính tích cực 24cô 13 54.0 11 46.0 hoạt động và sự say mê, sáng tạo của trẻ trong khi tham gia hoạt động, linh hoạt khi tổ chức. 3 Chú trọng việc xây dựng MT hoạt động, tích cực tận 9 lớp 4 44,4 5 55,5 dụng phế liệu làm đồ dùng đồ chơi, thường xuyên thay đổi cách trang trí, sắp xếp trong lớp để tạo hứng thú cho trẻ. 4 Sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt 24cô 16 67.0 08 33.0 động GDBVMT III Chất lượng trên trẻ 1 Về kiến thức: Trẻ nắm được một số kiến thức sơ đẳng 260 163 62,7 97 37,3 về MT sống, BVMT và vệ sinh cá nhân.(MTTN, MTXH, cháu/ 9 lớp mối quan hệ giữa con người với MT, sự ô nhiễm MT và bảo bệ MT)... 2 Về kỹ nănghành vi: Có thói quen sống gọn gàng ngăn 260 137 53.0 123 47.0 nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh MT sạch sẽ. Tích cực tham cháu/ 9 lớp gia các hoạt động gần gũi, vừa sức để giữ gìn, BVMT trường, lớp, gia đình, nơi ở. Có phản ứng với hành vi của con người làm bẩn MT và phá hoại MT... 4 Tự giác thực hiện một số thao tác vệ sinh cá nhân. 260 152 58,5 108 41,5 cháu 3 Về thái độtình cảm: Yêu quí, gần gũi với thiên nhiên. 260 145 56.0 115 44.0 Quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật nuôi. Quan tâm cháu đến những vấn đề của MT trường, lớp, gia đình... Kết quả khảo sát trên cho thấy: Về điều kiện thực hiện: Các lớp đã tương đối đầy đủ đồ dùng, đồ chơi theo quy định. Giáo viên đã biết bố trí sắp xếp các góc chơi, biết phân chia các góc phù hợp, có sáng tạo trong việc trang trí, sắp xếp, tự làm và sưu tầm đồ dùng đồ chơi nhưng chưa đẹp mắt, chưa thuận tiện cho việc sử dụng, chưa đa dạng phong phú về chủng loại và chưa thực hiện thường xuyên. Sân chơi rộng, an toàn, đồ chơi ngoài trời có 35 loại nhưng chưa hiện đại. Trong trường có nhiều các loại cây, có vườn thiên nhiên của bé được trồng nhiều loại rau, củ, quả khác nhau và thay đổi theo mùa nhưng khai thác sử dụng chưa thường xuyên, bố trí chưa hợp lí; Hệ thống cống rãnh chưa có nắp cống, 5
- nơi xử lý rác thải chưa kịp thời, và nguồn nước còn sử dụng nước giếng khoan..... Chất lượng đội ngũ: 100% có trình độ chuẩn về chuyên môn, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, nắm vững nội dung chuyên đề, tuy nhiên do đời sống còn khó khăn nên nhiều giáo viên chưa toàn tâm toàn ý với nghề. Chất lượng trên trẻ: tỷ lệ trẻ đến trường chưa cao, đặc biệt là độ tuổi nhà trẻ và 3 tuổi, trẻ giao tiếp kém, rụt dè, chưa mạnh dạn năng động trong các hoạt động . Đa số trẻ có những hiểu biết ban đầu về MT sống, biết hợp tác chia sẻ với mọi người xung quanh, yêu quý và gần gủi thiên nhiên, biết yêu quý và bảo vệ con vật nuôi cây trồng gần gủi trẻ nhưng kỹ năng thao tác còn vụng về như cách chăm sóc cây, con vật gần gủi, thao tác vệ sinh cá nhân còn hạn chế. Từ kết quả khảo sát và thực trạng trường, là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi rất trăn trở, không ngừng tìm tòi học hỏi để tìm ra một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên. 6
- B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Biện pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của CBGV, nhân viên trong trường về nội dung GDBVMT cho trẻ trong trường MN: Ngoài việc tổ chức cho CBGV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức, tôi còn thường xuyên tổ chức giao ban, sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, hàng tháng với CBGV các tổ và toàn trường, yêu cầu CBGV thường xuyên tích lũy học hỏi nâng cao hiểu biết về nội dung GDBVMT và tạo MT hoạt động theo hướng mở phù hợp với từng độ tuổi và địa hình không gian từng lớp. Nội dung chuyên đề được lồng ghép, đan xen trong các chủ điểm và xuyên suốt trong cả chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ với 4 nội dung cơ bản là: Con người với MT xung quanh trẻ; Con người với động vật và thực vật; Con người với thiên nhiên; Con người với tài nguyên. Cụ thể: +Trong lĩnh vực Con người với MT: Giúp trẻ hiểu được thế nào là MT bẩn và MT sạch và giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh nơi công cộng, không vẽ bậy lên tường, không vứt rác bừa bãi. +Đối với lĩnh vực Con người với thế giới động vật: Thông qua các câu chuyện “Hạt đỗ sót”, “Nỗi đau của lá” giúp trẻ hiểu thêm về đặc điểm của con vật, cây cối, cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản ban đầu về mối quan hệ động thực vật con người và MT từ đó trẻ sẽ biết ích lợi của động vật, thực vật đối với con người và ngày càng yêu quý thiên nhiên, không bẻ cành, hái hoa.... Tổ chức chủ đề Tết và mùa xuân giúp trẻ có kiến thức đơn giản về một số nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương nơi trẻ sinh sống. Thông qua các chủ đề như Trường MN của bé, Bản thân, Thế giới thực vật, Phương tiện giao thông... hình thành cho trẻ một số kỹ năng như biết vệ sinh cá nhân, vệ 7
- sinh lớp học, nhà ở gọn gàng ngăn nắp, tham gia trồng cây, tưới cây, bỏ rác vào thùng, thu gom rác bẩn... Hàng tháng, hàng tuần tổ chức sinh hoạt chuyên môn toàn trường và theo tổ đều đặn, đổi mới nội dung sinh hoạt, chú trọng triển khai các nội dung về tạo môi trường hoạt động và giáo dục BVMT, rút kinh nghiệm vệc lồng ghép tích hợp theo các chủ đề, các hoạt động thường xuyên, phù hợp, hiệu quả Ví dụ: Đối với chủ đề: “Trường MN thân yêu của bé”, ngoài việc lồng ghép các chuyên đề trọng tâm trong năm, chú trọng chỉ đạo giáo viên lồng ghép chuyên đề GDBVMT vào các hoạt động một cách phù hợp như: trẻ biết yêu trường lớp, cô giáo và các bạn, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp, biết lau chùi đồ dùng đồ chơi, cất và lấy đồ chơi đúng nơi quy định, khi ra ngoài trời biết yêu quý bảo vệ các loại cây, hoa, đồ dùng đồ chơi ngoài trời, biết nhặt lá rụng giúp cô cho vào thùng rác đúng nơi quy định... Đối với các tổ tôi chia ra 2 tổ: Tổ mẫu giáo và tổ Nhà trẻ, đầu tuần cho các tổ trưởng giao ban những công việc trọng điểm trong tuần và nội dung GDBVMT ở từng độ tuổi, sau đó tổ trưởng triển khai về các tổ của mình đúng trọng tâm trong tuần. Thường xuyên dự giờ thăm lớp, luôn có kế hoạch cụ thể cho các nhóm lớp, xây dựng các giờ dạy mẫu để rút kinh nghiệm. Tăng cường tổ chức cho giáo viên đi tham quan, học tập cách xây dựng MT hoạt động và GDBVMT tại các trường MN trong huyện như: Thị trấn Rừng Thông, Thị trấn Nhồi, Đông Hưng, Đông Anh… tham quan học tập một số trường MN trong tỉnh như: Tân Sơn, Họa Mi, Tân Phú khang, Trường Thi B, Quảng Thành... Thường xuyên tổ chức cho giáo viên làm đồ chơi tự tạo theo khối lớp: Hàng tuần vào 2 buổi chiều (thứ 3 và thứ 5) tôi bố trí mỗi lớp một giáo viên tập trung tại văn phòng để làm đồ dùng, đồ chơi theo từng chủ đề, mỗi một chủ đề 8
- sẽ có 23 loại đồ chơi có hiệu quả trưng bày ở văn phòng nhà trường, cho các tổ tự đánh giá, xếp loại và đem về các lớp để sử dụng. Mỗi tuần bố trí mỗi giáo viên có 12 buổi tự học tin học tại trường, khuyến khích học hỏi thông qua mạng internet… Sưu tầm tài liệu về nội dung GDBVMT, truy cập các tranh ảnh trên mạng, lựa chọn băng đĩa về nội dung GDBVMT phổ biến cho giáo viên học hỏi lẫn nhau Phát động các phong trào thi đua trong nhà trường thông qua các hoạt động như: Tự làm đồ dùng đồ chơi, Giáo viên dạy giỏi chuyên đề, Hội thi “Bé với ATGT và GDBVMT” tại trường.... Với nhiều hình thức bồi dưỡng, chúng tôi đã trang bị cho giáo viên nắm vững kiến thức, kỹ năng phương pháp về GDBVMT và sáng tạo trong tổ chức các hoạt động GDBVMT cho trẻ từng lứa tuổi. Biện pháp 2 : Cải tạo và đổi mới MT ngoài lớp học đảm bảo đúng, đủ phục vụ cho các hoạt động của chuyên đề. BGH nhà trường đã tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo, khai thác nhiều nguồn lực để có kinh phí, nhân lực đảm bảo cho việc cải tạo đổi mới MT ngoài lớp học phục vụ cho chuyên đề. Khi có tương đối đủ nguồn lực để thực hiện, chúng tôi đã tổ chức thực hiện cải tạo MT ngoài lớp học như sau: *Trồng hợp lý, đa dạng các loại cây trong sân trường: Phân chia hợp lý các khu vực để trồng các loại cây bóng mát trong sân trường, trồng thêm các loại cây ăn quả, các loại hoa, cây cảnh... vừa làm đẹp, tạo bóng mát, vừa có tác dụng GD trẻ. Hàng ngày, khi trẻ được ra chơi ngoài trời sẽ giúp trẻ giảm bớt sự căng thẳng, được hít thở không khí trong lành, được vui chơi, vận động, phát triển thể lực. + Để có được MT xanh, sạch đẹp và phong phú nhà trường đã kết hợp với các bậc phụ huynh, các đoàn thể trong nhà trường, sưu tầm những cây bóng 9
- mát, cây hoa, cây cảnh...., tạo hình bồn cây thành các con vật ngộ nghĩnh như thỏ, bướm, bông hoa, cá... ốp gạch đẹp, sạch sẽ để làm ghế ngồi cho trẻ chơi dưới gốc cây. Ví dụ: + Cây bóng mát : lựa chọn các loại cây như phượng vĩ, bàng, hoa sữa, bằng lăng, sấu, đa si, …trồng trong sân trường, xen kẽ đặt các loại đồ chơi ngoài trời. + Trồng cây ăn quả: Thường trồng ở phía sau hoặc xung quanh trường: Chuối, xoài, khế, bưởi, hồng xiêm, đu đủ, dừa, vú sữa, nhãn.. +Cây hoa, cây cảnh: Thường trồng xen kẽ ở xung quanh các bồn cây bóng mát, lưu ý lựa chọn đa dạng các loại cây nhỏ, cao thấp, có kiểu dáng, màu sắc đa dạng (lá, hoa, thân….) như: Hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa địa lan, hoa mười giờ, trắc bách diệp, huyết dụ (đỏ, vàng hoặc xanh). Tuỳ theo loại đất ở từng khu vực để lựa chọn cây dễ sống hay cây quý hiếm. Ở Vườn thiên nhiên nhiên của bé chúng tôi thiết kế trồng nhiều loại rau củ khác nhau theo từng khu vực, trồng thay đổi theo mùa, giúp trẻ biết thêm về các loại rau và biết lợi ích tác dụng của chúng, thường xuyên cho trẻ quan sát, giáo dục có ý thức chăm sóc, bảo vệ các loại cây, rau, củ, quả… Ví dụ: +Trồng rau, củ quả theo mùa, theo thời tiết. Mùa HèThu: Rau muống, rau dền, rau đay, mùng tơi, bí, mướp, rau ngót.. Mùa Đông Xuân: Bắp cải, su hào, cà rốt, đỗ Vân Nam, đỗ côve.. + Cây thuốc nam, rau thơm: Tía tô, hương nhu, ngải cứu, sài đất, kinh giới, bạc hà, mùi tàu, húng, mùi. + Cây dây leo theo giàn: Hoa thiên lý, mướp, gấc, su su…. * Bố trí phân chia các khu vực trong sân trường phù hợp: Đối với các góc chơi của trẻ như: 10
- + Góc thiên nhiên: chỉ đạo giáo viên sưu tầm nhiều loại cây cảnh, các con vật như chim, cá… + Góc chơi với cát, nước: Cho trẻ chơi với cát, nước trong bể, chậu to. Con đường đến trường: Phối hợp với hội phụ huynh, chi đoàn thanh niên đảm nhận công trình con đường an toàn xanh sạch đẹp dẫn tới cổng trường. Đồ chơi ngoài trời ( đa dạng các loại như cầu trượt, thang leo, bập bênh, đu quay, ..) cần bố trí sắp xếp hợp lý trên nền đất mịn hoặc trên thảm cỏ, dưới tán cây bóng mát, tạo không gian rộng rãi, an toàn cho trẻ vui chơi và hoạt động. Khoảng tường xung quanh sân, vườn tận dụng vẽ tranh tường, dưới các gốc cây treo tranh in phun theo chủ đề, chủ điểm, biển báo giao thông… Hệ thống thoát nước, gianh giới phân chia các khu vực trong sân nơi trẻ hay qua lại không xây bờ cạnh cao hơn mặt sân, vườn, mà làm vạch phân chia chìm bằng gạch màu để trẻ không bị vấp ngã, nếu thiết kế hệ thống điện, nước trong sân trường cũng thiết kế đường chìm đúng kỹ thuật tạo MT an toàn. * Tổ chức cho trẻ được tham gia vào quá trình cải tạo và BVMT . Ví dụ: Mẫu giáo bé: Ban đầu cho trẻ quan sát việc làm của cô như tưới cây, chăm cây, cho cá, cho chim ăn… Dần dần cô hướng dẫn, giúp đỡ trẻ biết cách tưới cây, cho cá ăn hoặc nhặt lá rụng, vỏ bim bim, vỏ hộp sữa.. cho vào thùng rác, không nhặt đất, đá, cát ném nhau, rửa tay sạch trước khi vào lớp. Mẫu giáo nhỡ: Tăng cường thêm nội dung cho trẻ tự tưới cây, lau lá, cho cá, chim, gà… ăn. Mẫu giáo lớn: Thêm nội dung tổ chức cho trẻ lao động, thực hành gieo hạt, trồng rau, tưới cây, lau lá…. Biện pháp 3. Chỉ đạo giáo viên các lớp thường xuyên đổi mới MT hoạt động trong lớp theo hướng mở và phù hợp theo từng chủ đề giáo dục trong năm học 11
- 3.1. Chỉ đạo các nhóm lớp trang trí cây xanh trong lớp học Để có MT trong lớp học xanh sạch đẹp, lôi cuốn trẻ trước tiên chỉ đạo GV trồng một số cây xanh trang trí ở các góc lớp. Các cây xanh trang trí trong lớp học đảm bảo xanh, tươi, màu sắc đẹp, không có gai, không độc, không có sâu bệnh. Có thể trồng cây vào chậu sành, sứ, chậu xi măng, gáo dừa, ống tre …để treo trên cửa sổ, đặt trên các giá đồ chơi, hiên chơi sao cho đẹp mắt. Ví dụ: Vạn niên thanh, phong lan( treo); Địa lan, cây hoa đá, cây rồng nhả ngọc, cây trúc nhật, cây cau himalaya, hoa giấy.. ( trồng trong chậu để sát chân lan can của hiên nhà hoặc đặt trên các giá nhiều tầng) Đảm bảo khai thác hợp lý mặt sàn, mảng tường, trần nhà, cửa sổ, hiên chơi… để bố trí sắp đặt đồ dùng, đồ chơi, cây xanh… theo từng chủ đề, tránh ôm đồm, rườn rà, gây cảm giác bức bối, chật hẹp. 3.2. Tích lũy và sưu tầm đồ dùng, đồ chơi Vận động phụ huynh quyên góp các loại phế liệu: sách, báo, tranh, ảnh, lịch, tem, thiệp cũ, chai lọ, đồng hồ hỏng, hộp có hình dáng lạ, vỏ sò, vỏ hến, bọt biển, hộp xốp, vỏ xốp đựng bảo vệ trái cây; lá cây, vỏ cây; mẩu gỗ vụn, đá, sỏi, lá khô, cành cây, thân cây khô, mẫu để chơi cát, đồ sành, sứ, nắp chai...Thông báo với phụ huynh về các bộ sưu tập theo chủ đề của lớp và khuyến khích họ tham gia. Cần lưu ý để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, không được sắc nhọn, không gây hại cho sức khoẻ của trẻ. Ví dụ: Từ các loại vỏ hộp bánh hình tròn bằng sắt trang trí, lắp ráp một bộ trống mô phỏng tại góc ghệ thuật. Hoặc vỏ thùng nước khoáng loại 20 lít đã hỏng được cắt, gọt dán, làm giá đỡ.. thành bình sấy tóc ở góc phân vai … Tạo cho giáo viên luôn có ý thức tìm kiếm, sưu tầm nguồn nguyên vật liệu phong phú làm đồ chơi cho trẻ: + Tìm đến các quầy sách, báo giảm giá, hàng thanh lý. 12
- + Khi đi chợ, đi du lịch nên để ý mua một số đồ dùng: mũ tai bèo, nón lá, ô xoè của người Mèo, nồi đất, bộ ấm chén bằng đất nung, bị cói, rổ, rá, dần, sàng tre, quần áo người dân tộc…để trang trí góc chơi dân gian, góc nghệ thuật.. +Khi đi may quần áo, xin thợ may vải vụn có màu sắc, hình dáng sặc sỡ để làm con rối, cờ đuôi nheo, bộ cài cúc.. + Khi đi mua hàng tạp hoá sưu tầm các loại hộp các tông, các giá giới thiệu sản phẩm đã hết thời gian trưng bày… có thể trang trí thành sân khấu, làm bàn, hoặc làm thành đường hầm… cho trẻ chơi, làm giá để đồ dùng… Tham khảo trên các trang web, các chương trình truyền hình (VTV2) để học tập thêm nhiều cách làm đồ dùng đồ chơi phong phú. Với cách làm trên đã tạo cho CBGV, phụ huynh và trẻ luôn có ý thức phối kết hợp làm thêm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, giáo dục ý thức tiết kiệm, tái sử dụng phế liệu, hạn chế rác thải, góp phần bảo vệ môi trường sống. 3.3. Bố trí, sắp xếp các góc chơi Trong phòng học được chia thành các góc cho phù hợp với nhu cầu hoạt động của trẻ, đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhằm giúp trẻ hoạt động tích cực hơn, lựa chọn và thực hiện hoạt động một cách độc lập, ít phụ thuộc vào giáo viên.Vật liệu trong mỗi góc chơi phải phù hợp với mục đích của từng góc, các góc có thể liên kết với nhau xoay quanh chủ đề; ranh giới giữa các góc phải được xác định rõ ràng, có khoảng trống để trẻ di chuyển. Việc xây dựng MT góc cần được chú trọng về việc bổ sung các nguyên vật liệu, các đồ chơi dạng mở giúp trẻ tích cực hoạt động, phù hợp với số lượng trẻ tham gia chơi. Ví dụ: + Góc sách nên có nhiều sách do cô và trẻ tự làm phù hợp với chủ đề, cần có bàn, ghế nhỏ, đủ ánh sáng cho trẻ ngồi “đọc ”; 13
- + Góc chơi phân vai cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu cho trẻ chơi: gạo, bánh, kẹo, rau, miến, bánh đa, mì tôm, tương ớt, sữa chua, sữa tươi, ‘’tiền đi chợ’, khi tổ chức hoạt động Bé tập làm nội trợ thì cần có một số thực phẩm, đồ dùng, hoa tươi thật: bánh, kẹo, dưa hấu, lê, táo bưởi, cam, bột làm bánh trung thu, pha sữa.. ; + Góc học tập chuẩn bị muối, đường, phễu, ca cốc, lọ, nước.. + Tạo góc thiên nhiên trong lớp …( giá,cây, chậu cảnh, bể cá vàng…) + Góc nghệ thuật tạo hình: góc cho trẻ bày sản phẩm tạo hình và góc dành cho phụ huynh phối hợp với giáo viên về nội dung giáo dục lễ giáo cũng như các hoạt động tuyên truyền khác. Đối với các góc ở trong lớp không nhất thiết phải có tất cả các hoạt động, các vật liệu, các góc vào cùng một thời điểm. Có quá nhiều thứ trong phòng cùng một lúc làm cho trẻ khó khăn trong việc lựa chọn. Những góc chơi thường xuyên (góc chơi phân vai, góc xây dựng..) cho thể được thay đổi xoay quanh chủ đề. Khi trẻ không còn thích thú, không còn quan tâm nữa thì có thể thay đổi nội dung, hoặc có thể bỏ hẳn góc chơi đó đi trong một thời gian. Cần lưu ý giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ đồ chơi, biết lấy và cất đúng nơi quy định. Ngoài ra cần hướng cho trẻ biết lau chùi đồ dùng, đồ chơi trong lớp để trẻ luôn có ý thức bảo vệ giữ gìn đồ chơi…. * Làm tốt công tác tuyên truyền về BVMT với các bậc phụ huynh, tăng cường giáo dục truyền thống: Cần thường xuyên tuyên truyền tới trẻ và phụ huynh ý thức xây dựng MT xanh sạch đẹp và phong trào tiết kiệm điện, nước, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng bệnh các mùa, BVMT... Tổ chức cho giáo viên, học sinh đi thăm di tích lịch sử văn hóa ở địa phương như: đình làng Hàm Hạ, đình làng Thiều Thốn tại làng Nhuận Thạch… 14
- Phát động giáo viên tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo: quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ vì người nghèo, chất độc da cam, quỹ vì trẻ thơ, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ nhật bản,mái ấm công đoàn, xây dựng nhà công vụ cho giáo viên... Biện pháp 4: Tổ chức nhiều hoạt động, khơi dậy tính thi đua trong CBGV và học sinh, thu hút sự quan tâm tham gia của phụ huynh và các lực lượng khác ở địa phương.. 4.1. Tổ chức thi trang trí sắp đặt phòng nhóm lớp và tự làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, đưa vào làm một tiêu chí xếp loại thi đua trong tháng, có khen thưởng đúng mức: Ngay từ đầu năm học, BGH đã có kế hoạch cho năm học, đưa kế hoạch tổ chức các hội thi, các hoạt động lớn vào từng tháng để giáo viên theo dõi, chủ động tham gia. Hàng tháng tuỳ theo chủ đề yêu cầu mỗi giáo viên có ít nhất 2 đồ dùng, đồ chơi có chất lượng, hầu hết toàn bộ giáo viên trong trường đã nghiêm túc thực hiện và các loại đồ dùng, đồ chơi đạt hiệu quả tương đối tốt. Mỗi học kỳ tổ chức thi làm đồ dùng đồ chơi một lần, tổ chức cho mỗi lớp (2 giáo viên/lớp) bắt thăm 1 trong các chủ đề của độ tuổi mình đang phụ trách, mỗi chủ đề làm 3 loại đồ dùng phục vụ 3 hoạt động học khác nhau, 01 góc chơi mở linh hoạt, một bộ đồ chơi cho hoạt động chơi ở góc thiên nhiên, cát nước…. Tất cả các đồ dùng đồ chơi đều sử dụng nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền, khuyến khích tái sử dụng phế liệu và nguyên liệu từ thiên nhiên. Cho phép sử dụng các đồ dùng đồ chơi đã được làm ở các chủ đề trước đó (nếu phù hợp với chủ đề bắt thăm) Thời gian chuẩn bị: 01 tuần 15
- Sau đó cho các lớp trung bày, phân loại tại văn phòng nhà trường và tổ chức chấm, xếp loại, có giải thưởng phù hợp. Mời lãnh đạo địa phương, phụ huynh tham dự, tặng thêm các giải thưởng phụ cho những đồ chơi đẹp, sáng tạo. Với cách làm trên chúng tôi đã tạo được ý thức thường xuyên tự làm đồ dùng cho giáo viên, tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao trong tổ chức hoạt động cho trẻ và đặc biệt là cơ hội tuyên truyền nội dung GDBVMT sâu rộng trong cộng đồng. Từ những đồ dùng tự làm hàng tháng và đồ dùng đạt giải cao trong hội thi cấp trường chúng tôi lựa chọn đồ dùng dự thi hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” cấp huyện và đã đạt giải Nhì trong năm học này. 4.2. Tổ chức tốt hội thi giáo viên giỏi cấp trường kết hợp với thi giáo viên dạy giỏi chuyên đề: Hàng năm chúng tôi tổ chức 01 lần thi thi giáo viên giỏi kết hợp với thi giáo viên dạy giỏi chuyên đề. Hàng tháng luôn sát xao từng chuyên đề trọng điểm của năm học sau đó có kế hoạch cụ thể cho từng giáo viên, xây dựng một số giờ mẫu cho giáo viên dự giờ đánh giá rút kinh nghiệm, sau khi tất cả các giáo viên đã được dự giờ tôi triển khai hội thi giáo viên dạy giỏi chuyên đề phối hợp với thi giáo viên giỏi. Ví dụ: Năm học 2010 2011 trọng tâm của chuyên đề trong năm “ Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong trường MN, GDBVMT, GDLLATGT, GDVSATTP… Chúng tôi cho giáo viên bắt thăm bắt thăm 1 trong các chuyên đề trên theo 01 chủ đề trong chương trình, yêu cầu giáo viên xây dựng 01 hoạt động học, 01 hoạt động chơi theo chủ đề có tích hợp nội dung chuyên đề đã bắt thăm được. Thành lập ban giám khảo dự giờ, chấm thi và có thể công nhận luôn danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường trong năm học. 16
- 4.3. Tổ chức tốt hội thi “Bé với ATGT và GVMT” cấp trường và tham dự hội thi các cấp có chất lượng. Mốn tổ chức tốt hội thi, ngoài việc tích hợp lồng ghép giáo dục nội dung chuyên đề theo chương trình học của trẻ để trẻ nắm vững nội dung chuyên đề, cần làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh để tập luyện cho trẻ đạt hiệu quả cao. Chúng tôi đã phát động 100% các lớp mẫu giáo dự thi, chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kỹ mục đích yêu cầu của hội thi, lựa chọn nội dung tập luyện phù hợp với độ tuổi trẻ, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để luyện tập cho trẻ. Nhà trường chuẩn bị tốt chương trình nội dung, điều kiện tổ chức và gửi gấy mời đến toàn thể phụ huynh, thu hút số đông phụ huynh và cộng đồng quan tâm theo dõi và cổ vũ cho hội thi, góp phần tuyên truyền sâu rộng nội dung chuyên đề trong cộng đồng. Nhờ tổ chức tốt hội thi ở các lớp, ở cấp trường nên các cháu dự thi “ Bé với ATGT và BVMT” cấp huyện đã đạt giải Nhì đồng đội. Biện pháp 5: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung chuyên đề của CBGV trong nhà trường, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp: Việc xây dựng, cải tạo cảnh quan MT và khai thác chúng như một phương tiện giáo dục hữu hiệu đến nay vẫn còn là một hạn chế, để có cơ sở đưa ra kế hoạch chỉ đạo xây dựng MT và giáo dục bảo vệ MT phù hợp với thực tế hiện có, chúng tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng MT giáo dục của nhà trường trên các mặt sau : Ví dụ: Đánh giá tổng thể cảnh quan chung của nhà trường (thiết kế mặt bằng chung, bố trí phòng làm việc, phòng học, bếp ăn, sân chơi, phương tiện đi 17
- lại, khu vệ sinh, nước sạch, cây bóng mát, hoa, các chủng loại cây, con vật, cho trẻ học tập….) Đánh giá, xếp loại việc sắp xếp, trang trí, việc khai thác sử dụng cụ thể của từng khu vực, từng lớp. Đánh giá MT văn hoá xã hội của nhà trường (mối quan hệ giữa cán bộ giáo viên nhân viên với nhau, giữa họ với trẻ, giữa phụ huynh với học sinh, dân cư xung quanh trường và thái độ hành vi của họ đối với việc BVMT ) Việc đánh giá về cơ sở vật chất chúng tôi dựa theo tiêu chuẩn mô hình trường MN đạt chuẩn QG, về MT văn hoá xã hội dựa trên hướng dẫn của chuyên đề lễ giáo với trẻ MN và các văn bản hướng dẫn đánh giá của Vụ giáo dục MN và Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa về GDBVMT trong nhà trường. Kết quả đánh giá này sẽ cho BGH và giáo viên thấy được những điểm được và chưa được của việc tổ chức MT hoạt động, từ đó đưa ra kế hoạch cụ thể xây dựng, bổ sung hoàn thiện nhà trường một cách hợp lý, đáp ứng được yêu cầu giáo dục trẻ trong nhà trường, làm sao cho cảnh quan nhà trường không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn là phương tiện nuôi dạy trẻ có hiệu quả cao. Khi đã xây dựng được kế hoạch chuyên đề cho nhà trường, cho từng khối lớp, chúng tôi bám vào mục tiêu yêu cầu hàng tháng, kì, năm học để thường xuyên kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên theo tháng, kì, năm kết hợp với kết quả các hoạt động phong trào và hội thi để phân loại, biểu dương, khen thưởng hoặc phê bình, khiển trách, uốn nắn điều chỉnh kịp thời cho các lớp, các giáo viên về thực hiện chuyên đề, tạo phong trào thi đua lành mạnh, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chung trong năm học. II KẾT QUẢ Sau một năm áp dụng một số biện pháp chỉ đạo xây dựng MT và giáo dục bảo vệ MT như trên, chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau: 18
- T Nội dung Tổng Kết quả T số Đạt Chưa đạt Số % Số % lượn lượn g g I Điều kiện thực hiện 1 Số lớp có công trình vệ sinh đảm bảo yêu cầu và có đầy 9 lớp 8 89,0 1 11 đủ đồ dùng tối thiểu phục vụ chăm sóc vệ sinh cho trẻ. 2 Số lớp có MT trong lớp sinh động, phong phú theo 9 lớp 9 100 0 0 hướng mở, linh hoạt....vị trí phù hợp với tính chất hoạt động của từng góc. Sắp xếp khoa học, thuận tiện với trẻ khi sử dụng. 3 Số lớp có nhiều loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh.... do 9lớp 9 100 0 0 cô và trẻ sưu tầm, tự làm bằng phế liệu và các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương 4 MT ngoài lớp học (sân chơi rộng, đảm bảo an toàn, đủ 5 9lớp 9 100 0 0 loại đồ chơi ngoài trời, có đa dạng các loại cây, có vườn thiên nhiên cho trẻ, có hệ thống cống rãnh, xử lý rác đúng quy định, có nguồn nước sạch.....) II Chất lượng đội ngũ 1 Số CBGV có trình độ chuẩn trở lên. Nắm vững nội dung 24 cô 24 100 0 0 chuyên đề. XD được kế hoạch chuyên đề phù hợp thực tiễn 2 Nắm vững phương pháp, kích thích được tính tích cực 24cô 20 83,3 4 16,7 hoạt động và sự say mê, sáng tạo của trẻ trong khi tham gia hoạt động, linh hoạt khi tổ chức. 3 Chú trọng việc xây dựng MT hoạt động, tích cực tận 9 lớp 18 75 6 25 dụng phế liệu làm đồ dùng đồ chơi, thường xuyên thay đổi cách trang trí, sắp xếp trong lớp để tạo hứng thú cho trẻ. 4 Sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt 24cô 20 83,3 4 16,7 động GDBVMT III Chất lượng trên trẻ 1 Về kiến thức: Trẻ nắm được một số kiến thức sơ đẳng 260 213 82,0 47 18,0 về MT sống, BVMT và vệ sinh cá nhân.(MTTN, MTXH, cháu/ 9 lớp mối quan hệ giữa con người với MT, sự ô nhiễm MT và bảo bệ MT)... 2 Về kỹ nănghành vi: Có thói quen sống gọn gàng ngăn 260 235 90,0 25 10,0 nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh MT sạch sẽ. Tích cực tham cháu/ 9 lớp gia các hoạt động gần gũi, vừa sức để giữ gìn, BVMT trường, lớp, gia đình, nơi ở. Có phản ứng với hành vi của con người làm bẩn MT và phá hoại MT... 19
- 4 Tự giác thực hiện một số thao tác vệ sinh cá nhân. 260 227 87,3 33 12,7 cháu 3 Về thái độtình cảm: Yêu quí, gần gũi với thiên nhiên. 260 245 94,2 15 5,8 Quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật nuôi. Quan tâm cháu đến những vấn đề của MT trường, lớp, gia đình... 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 1
13 p | 4049 | 1176
-
Sáng kiến kinh nghiệm: "Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4" - GV Trần Thị Huyền Thanh
20 p | 1269 | 314
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng bộ môn Thể dục
7 p | 815 | 272
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng tổ chuyên môn
14 p | 1247 | 165
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3
20 p | 644 | 153
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh
18 p | 2992 | 105
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả phong trào "Kế hoạch nhỏ" trường tiểu học
17 p | 334 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm
13 p | 740 | 44
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Thể dục nhịp điệu
10 p | 281 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp của cán bộ quản lý Trường THCS Văn Nho
20 p | 268 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1
14 p | 309 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao công tác quản lý phổ cập giáo dục tại địa phương
10 p | 176 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân
8 p | 45 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Dân tộc Nội trú
16 p | 163 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực hợp tác quốc tế của trung tâm khảo thí VN033 tại sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai
9 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động ở trường mầm non
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả giờ dạy trực tuyến trong dạy học môn Toán và Khoa học tự nhiên cấp THCS
37 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân
50 p | 18 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn