SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH SÓC TRĂNG<br />
TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY<br />
<br />
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
NÂNG CAO KỸ NĂNG VIẾT<br />
CHO HỌC SINH THÔNG QUA<br />
CÁC HOẠT ĐỘNG PRE - WRITING<br />
<br />
Người thực hiện:<br />
Nguyễn Hà Thanh Vân<br />
<br />
Tháng 05/ 2015<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU...................... ..............................................................1<br />
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1<br />
1.1. Lý do về mặt lý luận....... .............................................................1<br />
1.2. Lý do về mặt thực tiễn.................................................................1<br />
1.3. Lý do về tính cấp thiết.................................................................1<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...... .........................................................2<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...........................................................2<br />
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................2<br />
5. Tính mới của đề tài...................................................................................3<br />
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG..............................................................................4<br />
1. Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu... ................................4<br />
2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. ....................................................4<br />
2.1. Đặc điểm tình hình .....................................................................4<br />
2.2. Nguyên nhân ...............................................................................5<br />
3. Các giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề................................................5<br />
3.1. Giới thiệu một số cấu trúc và từ nối cho học sinh thông qua bài<br />
mẫu; cung cấp và sắp xếp ý tưởng thông qua câu hỏi gợi ý.......5<br />
3.2. Giới thiệu bài mẫu và cấu trúc cho học sinh ...............................8<br />
3.3. Giới thiệu bài mẫu và gạch dưới những thông tin mà học sinh<br />
cần thay thế ..................................................................................9<br />
3.4. Giới thiệu từ vựng cho học sinh thông qua trò chơi.............. ...10<br />
3.5. Cung cấp ý tưởng cho học sinh thông qua trò chơi, giới thiệu từ<br />
nối và cấu trúc..........................................................................11<br />
4. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm................... .................................13<br />
4.1. Quá trình thực nghiệm...............................................................13<br />
4.2. Kết quả thực nghiệm .................................................................13<br />
PHẦN III: KẾT LUẬN.......................................................................................16<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................18<br />
<br />
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT<br />
THPT<br />
HS<br />
TB<br />
<br />
Trung học phổ thông<br />
Học sinh<br />
Trung bình<br />
<br />
PHẦN I : PHẦN<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
1.1. Lý do về mặt lý luận:<br />
Kỹ năng viết được xem là một kỹ năng không thể thiếu trong việc học<br />
ngoại ngữ (Stephen, 1990). Tiến trình viết gồm nhiều gi ai đoạn, trong đó prewriting được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong tiến trình viết bởi lẽ nó giúp<br />
cho học sinh hướng đến chủ đề mà các em sắp sửa viết và đây cũng là giai đoạn<br />
giúp các em có một kế hoạch cụ thể để viết. Trong giai đoạn này, người viết thu<br />
thập tất cả các ý tưởng và sắp xếp các ý tưởng lại cho hợp lý.<br />
Vì vậy, những hoạt động pre-writing phù hợp giữ vai trò thiết yếu trong<br />
việc nâng cao kỹ năng viết của học sinh bởi lẽ nó là cơ sở để quyết định chất<br />
lượng bài viết của học sinh. Sự chuẩn bị cho phần pre -writing tốt sẽ góp phần tạo<br />
nên một bài viết có chất lượng cao (Lamb, 2006).<br />
1.2. Lý do về mặt thực tiễn:<br />
Mặc dù pre-writing là một giai đoạn rất quan trọng trong tiến trình viết ,<br />
nhưng trong sách giáo khoa của chương trình trung học phổ thông không cung<br />
cấp nhiều hoạt động cho giai đoạn này. Có bài chỉ giới thiệu dàn ý nhưng không<br />
cung cấp từ vựn g và cấu trúc, có bài cung cấp cấu trúc thì lại không giới thiệu bài<br />
mẫu v.v. Bên cạnh đó, trên thị trường có rất ít tài liệu tham khảo cho phần này.<br />
Hơn thế nữa, hầu hết học sinh trường THPT Trần Văn Bảy có trình độ ngoại ngữ<br />
yếu, nhất là kỹ năng viết. Chỉ trong 45 phút ngắn ngủi, c ác em không thể hoàn<br />
thành tốt một bài viết nếu không có sự chuẩn bị và chỉ dẫn chu đáo của giáo viên.<br />
Vì thế, để giảng dạy kỹ năng viết một cách hiệu quả, việc giáo viên tự thiết kế ra<br />
những hoạt động cho phần pre-writing sao cho phù hợp với trình độ của học sinh<br />
mình là một điều rất cần thiết.<br />
1.3. Lý do về tính cấp thiế t:<br />
Kể từ năm học 2013 - 2014 đến nay thì c ấu trúc đề thi tốt nghiệp đã có sự<br />
thay đổi. Ngoài hình thức trắc nghiệm khách quan (8 ,0 điểm) , học sinh phải làm<br />
thêm phần tự luận ở kỹ năng viết (2,0 điểm). Trong đề thi minh họa của Bộ Giáo<br />
Dục và Đào Tạo cho kỳ thi THPT Quốc Gia năm nay, phần tự luận sẽ bao gồm 2<br />
<br />
phần nhỏ. Phần thứ nhất chiếm 0,5 điểm, hình thức có thể sẽ là chuyển đổi câu,<br />
đặt câu theo từ gợi ý, sắp xếp từ cho sẵn để tạo thành câu có nghĩa v.v. Phần thứ<br />
hai chiếm 1, 5 điểm, hình thức có thể là viết 1 đoạn văn, 1 lá thư hoặc 1 bài luận.<br />
Chính vì lẽ đó, việc rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh hiện nay là một vấn đề<br />
vô cùng cấp bách, vì kỹ năng này không chỉ hữu ích cho học sinh trong cuộc<br />
sống và công việc sau này mà còn đóng vai trò quyết định các em có đủ điều kiện<br />
đỗ tốt nghiệp và đại học hay không.<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
Đề tài này được thực hiện với mục đích nhằm nâng cao kỹ năng viết cho<br />
học sinh khối 12, từ đó góp phần giúp các em có thêm tự tin và đạt được điểm<br />
cao trong kỳ thi THPT quốc gia.<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu là áp dụng một số hoạt động pre -writing và khảo sát<br />
xem những hoạt động này có giúp học sinh phát triển kỹ năng viết hay không.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 12A1 trường THPT Trần<br />
Văn Bảy.<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những hoạt động pre-writing được áp<br />
dụng trong những giờ dạy kỹ năng viết của môn Tiếng Anh khối 12.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sưu tầm, tổng hợp và nghiên cứu các<br />
tài liệu có liên quan đến kỹ năng viết, đặc biệt là phần pre -writing để làm cơ sở<br />
để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu.<br />
Phương pháp quan sát: trong từng tiết dạy, khi thực hiện các giải pháp,<br />
giáo viên quan sát thái độ học tập của học sinh để từ đó điều chỉnh nội dung và<br />
phương pháp cho hợp lý.<br />
Phương pháp kiểm tra, đánh gi á: sau khi đã áp dụng các giải pháp, người<br />
thực hiện đề tài thu thập số liệu thông qua việc so sánh, đối chiếu điểm số của kỹ<br />
năng viết trong các lần kiểm tra định kỳ cũng như điểm trung bình môn của học<br />
sinh vào cuối học kỳ để xác định xem các giải pháp t rên có hiệu quả hay không .<br />
5. Tính mới của đề tài:<br />
<br />