Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh trường thông qua các hoạt động tạo môi trường tiếng Anh tại trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành
lượt xem 5
download
Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu vấn đề thực hành giao tiếp tiếng Anh của học sinh, từ đó đề ra một số hoạt động giao tiếp tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh khối trung học cơ sở trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành. Các hoạt động giao tiếp tiếng Anh kết hợp đa dạng các loại hình giao tiếp tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào các hoạt động chung của tập thể, theo nhóm, theo cặp, từng cá nhân học sinh tại môi trường lớp học và ngoài lớp học nhằm mục đích giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực sử dụng tiếng Anh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh trường thông qua các hoạt động tạo môi trường tiếng Anh tại trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÒA BÌNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO MÔI TRƯỜNG TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH CHẤT LƯỢNG CAO NGUYỄN TẤT THÀNH Tác giả: Quách Thị Thúy Thiện Năm học: 20192020
- MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1 1. Lý do chọn viết sáng kiến kinh nghiệm 1 2. Cơ sở lý luận 2 3. Phương pháp tiếp cận 4 CHƯƠNG 2. MÔ TẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 6 1. Vấn đề của sáng kiến kinh nghiệm 6 2. Giải pháp thực hiện 7 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến kinh nghiệm 18 CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 PHỤ LỤC 23 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1. Lý do chọn viết sáng kiến kinh nghiệm Tiếng Anh một trong những bộ môn mũi nhọn tại các trường phổ thông, tiếng Anh không chỉ là bộ môn giúp học sinh hình thành và phát triển công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng mà còn góp phần hình thành các năng
- lực và phẩm chất của thế hệ trẻ năng động, linh hoạt với những chuyển biến của xã hội. Hiện nay, mục tiêu chương trình bộ môn tiếng Anh tại các trường phổ thông chú trọng đến năng lực giao tiếp của học sinh. Năng lực giao tiếp chính là năng lực đặc thù của môn học này và được coi là mục tiêu của quá trình dạy và học tiếng Anh. Chương trình nhấn mạnh một số quan điểm sau: Xây dựng dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại; năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết; xây dựng theo hướng mở; không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ qui định những yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp nghe, nói, đọc và viết cho mỗi lớp và gợi ý một số chủ đề, chủ điểm chính gắn với chuẩn đầu ra từng cấp học; đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học; đảm bảo tinh liên thông ́ và tiếp nối của việc dạy học Tiếng Anh giữa các cấp; đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và tính mở nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện dạy học tiếng Anh đa dạng ở các địa phương. Để hình thành được năng lực giao tiếp tiếng Anh học sinh cần có môi trường học tiếng Anh. Môi trường tiếng Anh trong các trường phổ thông chính là cơ sở để học sinh phát triển ngôn ngữ đang học trong các tiết học là công cụ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức và thực hành thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ thông qua ba loại hình mội trường chính là môi trường tĩnh, môi trường động và môi trường kết hợp tĩnhđộng. Môi trường giao tiếp được thực hiện sẽ tạo ra một môi trường học tiếng Anh hữu ích cho học sinh, giúp các em có hứng thú với môn học, luôn đổi mới cập nhật ngôn ngữ, ôn luyện kiến thức thường xuyên, liên tục và sử dụng những kiến thức ngôn ngữ đã học vào trong các tình huống thực tiễn của cuộc sống. Từ đó, học sinh trải nghiệm kiến thức bằng sự tự tin khi sử dụng tiếng Anh khi giao ti ếp với người nước ngoài. Ngoài ra, việc rèn luyện tiếng Anh thông qua môi trường
- giao tiếp tiếng Anh giúp học sinh hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ, ghi nhớ kiến thức một cách chủ động, " không học cũng nhớ và khống biết cũng dần quen". Với học sinh lứa tuổi trung học cơ sở, các hoạt động môi trường tiếng Anh sẽ thật sự hữu ích cho việc học của các em; các em sẽ chủ động tiếp nhận kiến thức mà không cảm thấy nhàm chán. Tuy nhiên, năng lực giao tiếp của học sinh trong trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành còn khá hạn chế, học sinh còn rụt rè khi giao tiếp trong và ngoài lớp học và những kiến thức ngôn ngữ mà học sinh đã học chưa được phát huy một cách trọn vẹn. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hạnh chế đó chính là vì môi trường giao tiếp tiếng Anh trong trường học chưa được chú trọng xây dựng hoặc các hoạt động không được thể hiện rõ ràng, chưa thu hút được hứng thú và niềm đam mê của học sinh với môn học. Do đó, vai trò quan trọng và tính cần thiết để xây dựng một môi trường tiếng Anh trong trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành cần được chú trọng phát triển nhằm tạo ra một không gian học tập tích cực, hiệu quả cho học sinh trong nhà trường. Xuất phát từ những lí do trên đây, tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm " Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh trường thông qua các hoạt động tạo môi trường tiếng Anh tại trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành" trong năm học 2019 2020. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Khái niệm về năng lực và năng lực sử dụng tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ có thể được học sinh tiếp cận từ lứa tuổi mẫu giáo, bắt đầu từ những câu giao tiếp đơn giản. Nhưng năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh chưa cao do học sinh chưa có phương pháp học tiếng Anh. Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng, về mặt thực hiện, kỹ năng phản ánh năng lực làm, tri thức phản ánh năng lực nghĩ và thái độ phản ánh năng lực
- cảm nhận. Năng lực là “tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạt động”. Wikipedia đưa ra hai loại năng lực là năng lực chung và năng lực chuyên môn trong đó cấu trúc năng lực gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ. Điều này chỉ nghĩa rằng năng lực sử dụng tiếng Anh chính là năng lực chuyên môn thuộc năng lực ngôn ngữ, nhưng năng lực này sẽ được tạo thành từ kiến thức ngôn ngữ và sự yêu thích đam mê ngôn ngữ tiếng Anh. Theo Chung Lợi và Chung Thị Thanh Hằng (tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ2014 cho rằng có bốn yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tiếng Anh của người học là yếu tố tự học, cơ hội tiếp xúc và sử dụng ngôn ngữ, động cơ và thái độ học tập và phương pháp kiểm tra đánh giá. 1.2. Khái niệm về giao tiếp, môi trường giao tiếp tiếng Anh và hoạt động tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh. Giao tiếp là hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin giữa hai hay nhiều đối tượng. Giao tiếp có thể được thể hiện bằng giao tiếp lời nói và giao tiếp phi lời nói như bằng hình ảnh, âm thanh, cử chỉ, ngữ điệu. Tác giả Đình Anh Vũ cho rằng trong quá trình giao tiếp lời nói gồm 3 yếu tố chính là ngôn ngữ, cường độ giọng nói và phi ngôn ngữ. Trong đó, ngôn ngữ góp phần nhỏ nhất với 7,01% tác động đến người nghe, 37,98% là cường điệu giọng nói và phi ngôn ngữ trở nên quan trọng nhất với 55,01%. Chức năng của giao tiếp phi ngôn ngữ là giúp cho thông điệp được truyền tải nhanh chóng, dễ dàng, giúp người tham gia giao tiếp hiểu rõ hơn về cảm xúc của người đối diện nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của
- con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Môi trường của một điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng. Một vài nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về môi trường học lý tưởng là nơi mà học sinh được giao tiếp, tương tác với bạn, với thầy, được chơi, vận động, hát, nhảy múa, kể chuyện, hay làm thủ công… việc học trong những môi trường như vậy giúp người học nhớ hơn 80% những gì đã học trong một năm sau đó. Một môi trường tối ưu đối với học tập là môi trường tối ưu về cả thể chất lẫn tinh thần cho người học. Các yếu tố tạo nên môi trường tối ưu là Các trang thiết bị, cách xắp xếp, ánh sáng, giáo cụ trực quan đáp ứng đúng nhu cầu của người học. Tác giả Hoàng Giang (2015) trong sáng kiến kinh nghiệm Tạo môi trường thực hành tiếng anh qua các hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trưởng Trung học phổ thông cho rằng học tập trong môi trường thực hành tiếng tích cực sẽ giúp cho học sinh tự tin trong giao tiếp và duy trì thái độ tập trung. Tạo môi trường thực hành tiếng Anh tích cực sẽ giúp cho học sinh tự tin, năng động trong rèn luyện và sử dụng ngoại ngữ thành thạo. Môi trường thực hành tiếng lý tưởng sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện các kỹ năng. Môi trường tiếng Anh là môi trường học tập ngôn ngữ tiếng Anh với mục đích phát triển ngôn ngữ hữu hiệu giúp bạn ghi nhớ các kiến thức, thực hành từng kỹ năng một cách thành thạo. Vì vậy, hoạt động tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh tại trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành chính là hoạt động dạy học của giáo viên trên lớp học, giáo viên tạo ra các tình huống học tập thực tế để học sinh tham gia xây dựng bà học một cách hứng thú, tiếp cận bài học chủ động và tích cực hơn. Hoạt động tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh ngoài lớp học là hoạt động tạo sự giao tiếp bằng các giác quan như học sinh có thể nghe và nhảy theo các bài hát trong
- các tiết mục tập thể toàn trường. Học sinh tiếp xúc qua các poster, tranh ảnh minh họa các nội dung kiến thức đã học một cách cập nhật, thường xuyên, liên tục. Học sinh được thỏa sức thể hiện sự đam mê với môn học của mình với sự hứng khởi, sự tò mà và sự thôi thúc tìm hiểu thông tin và thu thập kiến thức về những miền đất, con người, nền văn hóa và văn minh trên thế giới. 3. Phương pháp tiếp cận 3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu lý thuyết về giao tiếp, giao tiếp tiếng Anh , năng lực tiếng Anh và môi trường giao tiếp và hoạt động tạo ra môi trường giao tiếp tiếng Anh. Từ đó phân tích các yêu tố liên quan đến năng lực tiếng Anh của học sinh. 3.2. Phương pháp quan sát Quan sát và tri giác sự hứng thú của học sinh đối với các hoạt động tạo ra môi trường giao tiếp tiếng Anh và ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với sự tiến bộ về năng lực giao tiếp tiếng Anh của học sinh. 3.3. Phương pháp thực nghiệm Triển khai các hoạt động tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh trong và ngoài lớp học và đánh giá hiệu quả của việc chú trọng xây dựng và nhiệm vụ thực hiện các hoạt động đó. Đánh giá tính khả thi và sự hứng thứ của học sinh với các hoạt động đó. 4. Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu vấn đề thực hành giao tiếp tiếng Anh của học sinh, từ đó đề ra một số hoạt động giao tiếp tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh khối trung học cơ sở trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành. Các hoạt
- động giao tiếp tiếng Anh kết hợp đa dạng các loại hình giao tiếp tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào các hoạt động chung của tập thể, theo nhóm, theo cặp, từng cá nhân học sinh tại môi trường lớp học và ngoài lớp học nhằm mục đích giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực sử dụng tiếng Anh.Thông qua đó, học sinh học tập thói quen không chỉ sử dụng tiếng Anh trong các giờ học mà còn thường xuyên sử dụng ngoại ngữ bất cứ nơi nào có thể, học sinh được khuyến khích nâng cao tính tự giác, mạnh dạn giao tiếp với, giáo viên nước ngoài, tận dụng mọi cơ hội để giao tiếp với người bản ngữ nhằm hoàn thiện các kỹ năng thực hành tiếng Anh của bản thân. CHƯƠNG 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Vấn đề của sáng kiến kinh nghiệm Theo quan sáng của giáo viên bộ môn tiếng Anh cho thấy đa số học sinh có năng lực sử dụng tiếng Anh và tự tin giao tiếp tốt với giáo viên bản ngữ. Tuy nhiên, một số học sinh khác còn rụt rè ngại giao tiếp tiếng Anh do kiến thức ngôn ngữ còn hạn chế. Mặc dù, học sinh lứa tuổi trung học cơ sở rất thích học môn học này, các em luôn hứng thú trong các tiết học tiếng Anh sôi động, vui vẻ và sáng tạo. Trong các giờ học tiếng Anh, học sinh chưa sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Các em còn trao đổi với nhau bằng tiếng Việt hoặc có thể hiểu bài nhưng không thể sử dụng ngôn ngữ mình đang học để thảo luận và trình bày hay nêu quan điểm của mình. Ngoài ra, môi trường tiếng Anh trong lớp học cũng chưa được xây dựng, do đó không tạo ra một thói quen tri giác và tronư duy bằng tiếng Anh một cách thường xuyên chủ động cho học sinh. Hơn nữa, do môi trường học tập chủ yếu của học sinh là giáo viên không phải nguời bản ngữ và ít có cơ hội tiếp xúc giao tiếp với nguời bản ngữ, khi có cơ hội giao tiếp
- thì học sinh còn sợ sai, lo ngại và không hiểu được nội dung của cuộc giao tiếp dẫn tới hiệu quả giao tiếp chưa cao. Không gian ngoài lớp học cũng hạn chế khả năng giao tiếp của học sinh trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành. Ở một vài khu vực, học sinh được tiếp xúc với các khẩu hiệu tiếng Anh, nhưng các khẩu hiệu đó ít và chưa tạo được sự chú ý và gây sự tò mò, kích thích sự học sinh khám phá, tìm hiểu. Một trong những lí do dẫn tới hạn chế về môi trường tiếng Anh ngoài lớp học là do nhà trường vừa mới thành lập, cơ sở vật chất trang bị và phục vụ cho việc học tập các bộ môn đang trong quá trình hoàn thiện. Sự kết hợp giữa giáo viên tiếng Anh với hoạt động Đoàn Đội còn chưa nổi trội và chưa phát huy được hết thế mạnh về bộ môn. Vì vậy, một môi trường tiếng Anh được xây dựng trong các lớp học và ngoài lớp học thực sự rất quan trọng và cần thiết đối với chất lượng dạy học bộ môn tiếng Anh và để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành. 2. Giải pháp thực hiện 2.1. Tạo tình huống giao tiếp tiếng Anh trong các tiết học. Môi trường giao tiếp tiếng Anh trong các tiết học chính là việc học sinh đực tham gia trải nghiệm kiến thức ngôn ngữ thông qua tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc , viết và thực hành kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm và ngữ pháp. Mục tiêu của các tiết học thay đổi từ việc ghi nhớ máy móc từ vựng, cấu trúc ngữ pháp thay bằng việc tăng cường và phát huy khả năng và năng lực giao tiếp ngôn ngữ đích. Do đó, các hoạt động học tập và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên cũng cần chú trọng thay đổi như sau: + Tăng thời gian học sinh được nghe và nói nhiều hơn so với thời gian học ngữ pháp hay làm bài tập ngữ pháp. Bởi vì nghe và nói là mục tiêu chính của việc học ngôn ngữ vì vậy, học sinh cần nghe được thông tin từ những người
- tham giao giao tiếp và sử dụng được kiến thức ngôn ngữ đã học để giao tiếp và trao đổi thông tin một cách lịch sự, tế nhị và phù hợp. + Tăng cường các hoạt động làm việc theo cặp, nhóm tạo cơ hội cho học sinh có thể thực hành nói cùng một lúc thay vì hoạt động của giáo viên chữa bài của một giáo viên và một vài học sinh; + Giảm thời gian thuyết trình, giảng giải của giáo viên và tạo ra cơ hội cho học sinh được trình bày hiểu biết, rèn luyện khả năng thuyết trình, hệ thống và khái quát hóa kiến thức của học sinh; + Tạo nhiều tình huống giao tiếp cho học sinh các tiết dạy giáo viên nên trình bày ngôn ngữ theo ngữ cảnh bằng cách sử dụng một tình huống hoặc một kịch bản, ngôn ngữ mới trở nên dễ nhớ bài học dễ hiểu hơn. Đặc biệt, trong sách giáo khoa tiếng Anh mới, học sinh được tiếp cận với rất nhiều cụm từ được dùng để thể hiện bày tỏ quan điểm, tình cảm, sự đồng tình, khích lệ, ngạc nhiên… Việc giáo viên bổ sung các tình huống sẽ tạo cơ hội cho học sinh sử dụng được các cụm từ đó trong giao tiếp một cách tự nhiên, phong phú hơn trong lỗi giao tiếp và mở rộng được vốn từ của các em. Trong Unit 7 – Lesson 1: Getting started (SGk ti ếng Anh 7 t ập 2) có sử dụng các cụm từ như hey, great idea, can’t wait.(Hoạt động 58 phút) Step 1(2 mis): Elicit how to use this expressions from the conversation so that student will know how and when to use these expressions. Step 2 (2 mis): Give some situations and student have to decide when to use these expressions. Hey: to have someone’s attention Great idea: When you strongly support or agree with something Can’t wait: very excited and keen to do something
- Situation 1:Peter and Jane doesn’t know where to go tonight and then Peter say: Peter: What about going to the cinema tonight, Jane? Jane: ………………………… Situation 2: Mai is making a phone call to Nam Mai: Can you go to the zoo with us? Nam: Ok, I ……………..! what time shall we go? Situation 3: Nick: ………………….. Phong. How about cycling to school with me tomorrow? Phong: …………………. Can you come to my house at 6:30? Nick: Ok Phong. I ……………………. See you then. Step 3 ( 3mis): Students make their own situation and their friend will give respond. Teacher will give complements and correct their mistake while speaking and their pronunciation. + Ứng dựng công nghệ thông tin cho học sinh nghe băng đài tiếng Anh thường xuyên, các tiết học như Getting started, Pronunciation và Listening đảm bảo 100% giáo viên sử dụng băng đài để học sinh nghe và luyện. Ngoài ra giáo viên cần sử dụng các clip dạy phát âm bằng tiếng Anh, sử dụng hợp lý những nội dung dạy học và hướng dẫn học trên Sachmem.com thay vì viết bảng quá nhiều. + Giáo viên nghiên cứu bài dạy lấy mục tiêu học sinh là trung tâm của tiết học, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động tham gia vào các tiết học một cách có hiệu quả hơn
- Dưới đây là ví dụ về việc tổ chức hoạt động học tập khi học sinh phần ngữ pháp về can/can’t (SGK, tiếng Anh 6, unit 11Lesson 1: Getting started) Hoạt động (1012 phút) Step 1 (2 mis): Elicite how to use and when to use can/can’t from the conversation among Dr Alex, Nick and Phong. (Teacher points out: We use can/can’t to talk about ability in the present) Step 2 (3 mis):: Ask some students to stand in front of the class and do some actions about what they can/can’t do. The rest have to say She/He(or Trang) can…………… She/He (or Trang) can’t…………….. Step 3 (4’): Make a class survey: Ask student to go around the class and ask the given questions and they can add more. Survey Friend Friend Friend … question … …. s Yes No Yes No Yes No 1. Can you pkay table tennis? 2. Can you do karate? 3. Can you play chess? 4. Can you do judo? 5. Can you sing an English song? 6. Can you climb a moutain? 7. 8. …. * Step 4 (23 mis): Ask student to report How many friend can you make survey in 4 minutes What can they all do? What can’t they all do?
- Xây dựng môi trường giao tiếp tích cực trong các tiết học không chỉ khuyến khích học sinh tham gia hoạt động học tập hiệu quả mà học sinh có thể phát huy được năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh một cách tự nhiên. Qua đó cá nhân học sinh đoàn kết, hợp tác trong các hoạt động theo nhóm, theo cặp thông qua việc được trao đổi, được góp ý và xây dựng ý kiến cho tổ nhóm của mình. Từ đó củng cố được sức mạnh của tập thể, sự hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu học tập chung. Ngoài ra, giáo viên cũng sẽ chủ động hơn trong các bài dạy của mình, tiết kiệm thời gian và công sức chuẩn bị cho tiết học mà còn gây được hứng thú cho học sinh. Giáo viên không còn vất vả vì việc ghi bảng hay thuyết trình vấn đề mà học sinh sẽ chủ động tiếp thu và rút ra kiến thức cho bản thân. Một tiết học có tính giao tiếp và chú trọng giao tiếp sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn và thực tế hơn, năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh được cải thiện, nâng cao. 2.2. Tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh tĩnhđộng trong không gian lớp học và ngoài lớp học. Giao tiếp không chỉ là dùng ngôn ngữ để trao đổi thông tin. Ngoài ra việc giao tiếp còn thể hiện thông qua môi trường tĩnh động đó là các bảng biểu, logo, poster, sơ đồ tư duy…. Tại trường phổ thông thực hành CLC Nguyễn Tất Thành mỗi lớp đều có góc tiếng Anh riêng (English corner) ở đó giáo viên dạy tiếng Anh sẽ trưng bày các sản phẩm môn học theo nội dung đã được cung cấp trên lớp.
- Lớp 6: Khi học sinh học kiến thức there is (isn’t)/there are (aren’t) Giáo viên sẽ trưng bày sản phẩm sơ đồ tư duy như sau: Chủ đề: There is/There are Chủ đề : Our Greener World Học sinh giao tiếp gián tiếp qua thị giác để tiếp nhận thông tin và hiểu thông tin và thông điệp từ những hình ảnh tại các góc học tập. Nếu trong tiết học các em chưa kịp ghi chép nội dung có thể xem và ghi chép lại bất kỳ lúc nào. Những thông tin đã được hệ thống giúp cho việc tóm tắt kiến thức và qua trình ôn tập cho các bài kiểm tra trở nên dễ dàng hơn.Hơn nữa, học sinh cũng có khả năng tự tổng hợp kiến thức không chỉ môn học tiếng Anh mà còn
- các môn học khác bằng việc học hỏi, bắt trước và làm theo cách học của bộ môn tiếng Anh. Khi kiến thức ngôn ngữ luôn được lặp đi lặp lại không không gian thị giác của học sinh có thể tăng cường khả năng ghi nhớ thị giác. Học sinh không phải ghi nhớ máy móc hay học thuộc mà gián tiếp học thuộc và tạo dựng được kiến thức linh hoạt và dần hình thành được cơ bản kiến thức mà không bị gò ép và không tốn thời gian. Ngoài ra, việc trưng bày các sản phẩm kiến thức tổng hợp của môn học đa dạng và thân thiện sẽ giúp làm không gian lớp học lành mạnh, khuyến khích học sinh yêu trường lớp hứng thú với việc học tập và rèn luyện kiến thức. Không chỉ việc tự ý thức cá nhân, ý thức tập thể trong học tập và rèn luyện sẽ được nâng cao mà học sinh còn ý thức được trách nhiệm với gia đình, nhà trường và thế giới từ những thông điệp mà môi trường giao tiếp tĩnhđộng mang lại. 2.3. Tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh tĩnhđộng ngoài không gian lớp học. Môi trường lớp học, không gian lớp học mang lại cho học sinh khuôn khổ và sự tập trung nhất định. Các bài học trong không gian lớp học cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Tuy nhiên, môi trường đó sẽ hạn chế cho các hoạt động chung với sự tham gia của số lượng lớn học sinh, hạn chế sự vận động của học sinh và hạn chế về thời gian của tiết học vì thế mà giáo viên chỉ có thể tổ chức các hoạt động theo sách giáo khoa. Với mục đích để học sinh có môi trường học rộng mở, có cơ hội giao lưu kiến thức với các bạn cũng khối và học sinh khác trong nhà trường. Nhóm giáo viên bộ môn tiếng Anh tạo cơ hội cho học sinh được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường như về chủ đề Festival, Christmas và Halloween Festival. Năm học 20192020, hoạt động ngoại khóa chủ đề Halloween Festival đã mang lại sân chơi bổ ích không chỉ là cơ hội để học sinh tìm hiểu về một lễ hội truyền thống của các quốc gia nói tiếng Anh, am hiểu thêm về phong tục tập quán và
- phát huy được năng lực sử dụng tiếng Anh thông qua các hoạt động trong buổi ngoại khóa đó. Nội dung chương trình ngày hội Halloween 2019 của trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành được thực hiện ngày 31 tháng 10 năm 2019 với của đề Halloween Festival có bản kế hoạch chi tiết kèm theo.(Phụ lục) Ngoài ra, môi trường giao tiếp ngoài không gian lớp học còn được giáo viên bộ môn thực hiện tại bảng tin của nhà trường. Hàng tuần, học sinh khối tiểu học và trung học cở sở của trường Phổ thông thực hành CLC Nguyễn Tất Thành sẽ được trải nghiệm kiến thức và hiểu biết về trường học, bạn bè, thầy cô và nền văn hóa của các nước sử dụng tiếng Anh đặc biệt là trải nghiệm kiến thức liên môn qua kênh ngôn ngữ tiếng Anh. Học sinh sẽ ghi lại đáp án của mình rồi chuyển cho giáo viên phụ trách. Đáp án đúng và nhanh nhất sẽ được tổng hợp và trao giải vào các buổi sáng thứ hai hàng tuần. Một lần nữa, trong 10 phút dành cho bộ môn tiếng Anh nhắc lại kiến thức cho toàn trường cùng biết và thôi thúc các em nỗ lực giành giải và qua đó chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân và khẳng định được mình.
- 2.4. Tạo câu lạc bộ tiếng Anh. Qua 3 năm dạy học tiếng Anh tại trường Trung học cơ sở tôi thất rằng phần lớn học sinh không thể vận dụng tiếng Anh trong các tình huống nhất định, các em có thể hiểu được nhưng không thể dùng ngôn ngữ học để tham gia giao tiếp. Do đó Câu lạc bộ của nhà trường cần được xây dựng và đưa vào hoạt động để góp phần hoàn thiện năng lực giao tiếp của học sinh, giúp ngôn ngữ các em đang học được sử dụng và sử dụng có hiệu quả. Từ những ngày đầu thành lập, Ban Giám Hiệu nhà trường luôn chú trọng xây dựng Câu lạc bộ tiếng Anh và coi hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh là một trogn những đặc trung của trường Phổ thông thực hành CLC Nguyễn Tất Thành. Câu lạc bộ hoạt động vào thứ 5 hàng tuần do giáo viên nước ngoài phụ trách hoạt động. Chủ đề hoạt động của câu lạc bộ là chủ đề về văn hóa, về cuộc sống xung quanh thông qua game, quiz, các hoạt động nhóm các dự án về Môi trường, Từ thiện và Kỹ năng sống. Câu lạc bộ tiếng Anh đã giúp các em thấy tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh, tạo ra m ột kho ảng th ời gian th ư giãn, thoải mái cho các em đắm chìm trong môi trường thực hành tiếng với
- các hình thức đa dạng phong phú để từ đó hoạt động giao tiếp ngôn ngữ trở nên thiết thực hơn, hiệu quả hơn. Để có một câu lạc bộ hoạt động hiệu quả thì cần có sự chỉ đạo và thống nhất hoạt động trong tổ bộ môn tiếng Anh về phân công nhiệm vụ và chương trình hoạt động. Các thành viên tham dự câu lạc bộ cần tuân thủ theo quy chế hoạt động. Sự hoạt động tích của của các giáo viên trợ giảng nước ngoài và giáo viên bộ môn tiếng Anh câu lạc bộ đã thu hút đông đảo sự tham gia đăng kí của các em học sinh các khối, thúc đẩy được phong trào học tiếng Anh với các nội dung tạo sự phần khích, vui nhộn trẻ trung đã khuyến khích các ý tưởng mới lạ từ các thành viên của câu lạc bộ. Việc thực hiện câu lạc bộ hiệu quả cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến các tổ bộ môn khác và khuyến khích sự ra đời của các câu lạc bộ khác trong nhà trường. 2.5. Khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi tiếng Anh trên mạng Internet. Trong năm học vừa qua và các năm học trước nhà trường luôn khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi tiếng Anh, các cuộc thi giao lưu tiếng Anh trên mạng Internet. Giáo viên bộ môn tích cực hướng dẫn và hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình rèn luyện và thi đấu qua các vòng thi. Việc khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi tiếng Anh trên mạng không chỉ giúp các em tham gia thi kiến thức và khẳng định mình mà còn là cơ hội cho học sinh
- giao lưu, học hỏi, để biết mình còn thiếu sót năng lực ngôn ngữ ở đâu và cần khắc phục điểm yếu của mình như thế nào thông qua bạn bè cùng thi trong nhà trường và của các bạn từ các trường khác trong thành phố và khắp nơi trên đất nước ta. Qua các cuộc thi các em sẽ được củng cố kiến thức đã học và tìm hiểu sâu hơn về đất nước và con người của các quốc gia nói tiếng Anh trên thế giới bằng việc trải nghiệm kiến thức ngôn ngữ. Học sinh sẽ có quá trình luyện tập sử dụng đúng ngữ pháp và ngữ nghĩa một cách tích cực, chủ động và trải nghiệm vui vẻ qua các phần thi mà không hề bị căng thẳng hay quá áp lực. 2.6. Các hoạt động khác Mỗi học sinh đề có năng lực học riêng, do đó giáo viên cần nắm bắt thế mạnh của học sinh và hướng dẫn học sinh phát huy năng lực giao tiếp của mình bằng cách: Luyện nghe qua các kênh CNN, BBC, StarMovies hay HBO, AXN, Warner TV hoặc kênh cho trẻ em như CN, Disney sẽ là sự lựa chọn tốt cho học sinh. Xem các chương trình nước ngoài trên ti vi ít nhất 30 phút mỗi ngày là cách hiệu quả lại không tốn nhiều công sức để luyện nghe tiếng Anh. Ngoài ra, học sinh có thể tham gia các hoạt động xem phim với phụ đề tiếng Anh và sau đó giáo viên tổng hợp thu hoạch. Trong học kỳ I, học sinh toàn trường đã được xem bộ phim “ Sur le Chemin de L’école – On the way to
- school” đã được học sinh trường Phổ thông thực hành CLC Nguyễn Tất Thành đón nhận với đầy tình cảm yêu thương, qua bộ phim các em vừa được học tiếng Anh vừa biết đồng cảm, sẻ chia hiểu được giá trị của việc được đến trường học tập để từ đó phát triển bản thân và tiến bộ hơn. Qua buổi xem phim, các em đã chia sẻ tình cảm của mình qua nhiều hình thức. Những chia sẻ của cá em học sinh đã được Thạc sĩ Lê Thị Thu Hương giảng viên bộ môn tiếng Anh tổng hợp và biên soạn. Điều đó cho thấy xem phim, hay xem các kênh giải trí tiếng Anh, không chỉ mục đích giải trí mà mục đích giao tiếp vẫn được chú trọng phát huy nếu người học được định hướng đúng đắn. Luyện đọc: Ở trường học, ở nhà và ở mọi nơi hãy người học hãy chú ý đọc thông tin nhất là các biển hiệu bằng tiếng Anh. Hoặc khi mua sản phẩm bất kỳ, hãy đọc hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh. Hãy đọc báo bằng tiếng Anh và nếu không hiểu hãy tìm các tra cứu bằng tiếng Việt. dần dần lượng từ vựng và khả năng phán đoán từ sẽ được cải thiện mà thông tin kiến thức sẽ được bổ sung phong phú hơn. Tại sân trường hay mọi góc của nhà trường học sinh sẽ dễ dàng nhìn thấy các tiêu đề, khẩu ngữ bằng tiếng Anh. Các em chú ý tìm hiểu sẽ thu thêm một phần kiến thức về ngôn ngữ cho bản thân mình. Luyện nói: Học sinh sẽ gặp khó khăn khi thiếu môi trường thực hành. Nếu không có thời gian đến các lớp học ngoại ngữ, học sinh nên tập hợp nhóm bạn cùng luyện tập. Mỗi tuần hãy gặp nhau khoảng 12 lần, chọn chủ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 1
13 p | 4051 | 1176
-
Sáng kiến kinh nghiệm: "Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4" - GV Trần Thị Huyền Thanh
20 p | 1269 | 314
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn tập đọc lớp 3
21 p | 1395 | 302
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng dạy học môn chính tả lớp 3
39 p | 1348 | 297
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng bộ môn Thể dục
7 p | 815 | 272
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng tổ chuyên môn
14 p | 1247 | 165
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3
20 p | 644 | 153
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 8 - 9 thông qua sử dụng phương pháp tương tự trong giải Toán
21 p | 413 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Di truyền - Biến dị Sinh học 9
75 p | 277 | 49
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả phong trào "Kế hoạch nhỏ" trường tiểu học
17 p | 334 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm
13 p | 741 | 44
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Thể dục nhịp điệu
10 p | 281 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp của cán bộ quản lý Trường THCS Văn Nho
20 p | 269 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả dạy và học bài "Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng" Hình học 11 THPT bằng phương pháp dạy học phân hoá
29 p | 269 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao kinh nghiệm, kĩ năng giảng dạy của giáo viên qua hình thức sinh hoạt chuyên môn “nghiên cứu bài học”
19 p | 140 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1
14 p | 309 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao công tác quản lý phổ cập giáo dục tại địa phương
10 p | 176 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Dân tộc Nội trú
16 p | 163 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn